BÀI TẬP CÁ NHÂN
Bộ môn: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Câu hỏi: Phân tích đường lối, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
với tư cách là hậu phương lớn trong giai đoạn 1954-1975.
Bài làm:
Dàn ý bài làm:
A. Nêu vấn đề.
B. Phân tích vấn đề.
I. Đường lối, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc giai đoạn 1954-
1964.
1. Quá trình hình thành, cơ sở của đường lối.
2. Nội dung của đường lối.
3. Ý nghĩa của đường lối trong giai đoạn 1954-1964.
II. Đường lối, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc giai đoạn 1965-
1975.
1. Quá trình hình thành, cơ sở của đường lối.
2. Nội dung của đường lối.
3. Ý nghĩa của đường lối trong giai đoạn 1965-1975.
C. Kết luận vấn đề.
1
A. Nêu vấn đề.
Sau Hội nghị Giơnevơ, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền tạm thời: Miền
Nam và Miền Bắc, lấy ranh giới là sông Bến Hải – vĩ tuyến 17. Miền Bắc (từ
Quảng Bình trở lên) hoàn toàn được giải phóng, làm căn cứ địa vững chắc cho cả
nước tiếp tục công cuộc chiến đấu bảo vệ và thống nhất đất nước. Đảng Cộng Sản
Việt Nam đã lãnh đạo miền Bắc trong công cuộc xây dựng, đổi mới tiến lên chủ
nghĩa xã hội và là hậu phương vững chắc chi viện cho chiến trường miền Nam
trong cuộc kháng chiến bảo vệ và thống nhất đất nước giai đoạn 1954-1975.
B. Phân tích vấn đề.
I. Đường lối, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc giai đoạn 1954-
1975.
1. Quá trình hình thành, cơ sở của đường lối.
Sau Hội nghị Giơnevơ, miền Bắc đứng trước nhiều thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi:
+ Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng.
+ Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh về mọi mặt ở Liên
Xô, Trung Quốc.
+ Thế và lực của Cách mạng đã lớn mạnh hơn sau 9 năm kháng chiến.
+ Các phong trào hòa bình và giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển mạnh
mẽ trên thế giới đã tạo nên động lực mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh giải
phóng đất nước ở Việt Nam.
- Khó khăn:
+ Kinh tế miền Bắc còn nghèo nàn lạc hậu.
2
+ Đế quốc Mỹ và các nước tư bản đế quốc khác không ngừng tìm mọi cách
chống phá, âm mưu lật đổ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Đảng Cộng Sản Việt Nam đứng trước tình hình lãnh đạo hai cuộc Cách
mạng khác nhau, ở hai miền đất nước có chế độ chính trị khác nhau. Đó cũng
chính là cơ sở, tiền đề để Đảng hoạch định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc. Yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng sau tháng 7-1954 là phải đề ra được
đường lối đúng đắn, vừa phù hợp với tình hình mỗi miền, tình hình cả nước, vừa
phù hợp với xu thế chung của thời đại.
2. Nội dung của đường lối.
Tại Hội nghị lần thứ 7 (tháng 3-1955) và lần thứ 8 (tháng 8-1955). Trung
ương Đảng nhận định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình,
thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức
củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân
miền Nam.
Tháng 12-1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, Đảng đã xác định
đường lối cách mạng chiến lược của miền Bắc là: “ Mục tiêu và nhiệm vụ cách
mạng của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là: Củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc
tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Với đường lối trên, miền Bắc có vai trò, nhiệm vụ
chiến lược trung tâm cho cách mạng cả nước. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực về kinh tế, quân sự, khoa học… và bảo vệ căn
cứ địa của cách mạng cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho
cả nước đi lên chủ nghĩa XH về sau. Do vậy, cuộc cách mạng ở miền Bắc giữ vai
trò quyết định đối với sự phát triển của toàn bộ CM Việt Nam.
3
Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam tuy
thuộc hai chiến lược khác nhau, nhưng giữa hai cuộc Cách mạnh đó có mỗi quan
hệ mật thiết với nhau, có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau.
Đường lối quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc:
a. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế:
Căn cứ vào hoàn cảnh thực tế ở miền Bắc và yêu cầu về quyền lợi kinh tế,
chính trị của nông dân, củng cố khối liên minh công nông, mở rộng mặt trận dân
tộc thống nhất, Đảng quyết định “Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải
cách ruộng đất”. Thực hiện chủ trương của trung ương, trong hơn 2 năm 1954-
1956, miền Bắc tiến hành tiếp đợt 6 giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất ở 3314 xã
thuộc 22 tỉnh đồng bằng và trung du. Khẩu hiệu “người cày có ruộng” đã trở
thành hiện thực.
Kì họp thứ 4 Quốc hội khóa I 1955 đã quyết định: “Ra sức củng cố miền
Bắc bằng cách đẩy mạnh và hoàn thành cải cách ruộng đất đúng theo kế hoạch, ra
sức khôi phục và phát triển kinh tế-văn hóa”.
b. Cải tạo quan hệ sản xuất.
Trong 3 năm 1958-1960, miền Bắc lấy cải tạo xã hội chủ nghĩa làm trọng
tâm: Cải tạo đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công
thương nghiệp tư bản doanh, khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.
c. Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).
Tại Đại hội họp từ 5 – 9/1960 ở thủ đô Hà Nội, Đại hội đã khẳng định đưa
miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã
thong qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất –
kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ
4
nghĩa. Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm là: Ra sức phát triển công nghiệp và
nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần
kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân lao động, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội.
Miền Bắc có nghĩa vụ chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong 5 năm
1961 -1965, một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men được chuyển vào
chiến trường. Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm đã
làm thay đổi cả bộ mặt xã hội ở miền Bắc.
3. Ý nghĩa của đường lối.
Đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc do Đại hội lần thứ III của
Đảng đề ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất to lớn:
- Đường lối đã chỉ ra con đường phù hợp nhất với tình hình cách mạng Việt
Nam trong giai đoạn này. Chúng ta đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ
nghĩa XH, vừa phù hợp với miền Bắc, vừa phù hợp với tình hình quốc tế. Do vậy
chúng ta đã huy động được hết sức mạnh của hậu phương và tiền tuyến, sức mạnh
của cà nước và sức mạnh của cách mạng thế giới. Chúng ta đã tranh thủ được sự
giúp đỡ, ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc.
- Đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc của Đảng đã thể hiện
được tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo trong việc giải quyết những vấn đề
không có tiền lệ trong lịch sử.
- Đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là cơ sở để Đảng lãnh
đạo nhân dân ta phấn đấu giành được những thành tựu to lớn trong quá trình xây
dựng ở miền Bắc và đấu tranh giành thắng lợi ở miền Nam.
5