Phát triển và ứng dụng công
ngh
ệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ
sản đến năm 2020
Phát biểu tại Hội
nghị “Giới thiệu Đề
án phát triển và ứng
dụng công nghệ sinh
học trong lĩnh vực
thuỷ sản đến năm
2020” được tổ chức tại Hà Nội,
ngày 21/04/2008, Thứ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Nguy
ễn Việt Thắng cho biết,
trước mắt, Việt Nam cần tập
trung vào xây dựng những sản
phẩm công nghệ đã có để hình
thành ngành công nghệ sinh học;
đồng thời, khuyến khích các
doanh nghiệp trong và ngoài
nước tham gia vào lĩnh vực công
nghệ sinh học; tiếp đến là nhập
công nghệ sinh học cần thiết và
áp dụng ngay những sản phẩm
công nghệ mà thế giới công
nhận…
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập
trung thảo luận các nội dung như:
hiện trạng và phương hướng phát
triển và ứng dụng công nghệ sinh
học trong công tác thuỷ sản ở Việt
Nam; hoạt động nghiên cứu ứng
dụng công nghệ sinh học lĩnh vực
chế biến thuỷ sản và phương hư
ớng
th
ời gian tới; các hoạt động hợp tác
quốc tế phục vụ đề án phát triển và
ứng dụng công nghệ sinh học…
Ông Phạm Anh Tuấn, Viện nghiên
cứu nuôi trồng thuỷ sản I cho biết,
thời gian qua, ngành thủy sản đã
tiến hành nghiên cứu ứng dụng
công nghệ sinh học, đặc biệt là
công ngh
ệ sinh học truyền thống có
kết quả vào sản xuất thủy sản. Đó
là công nghệ sản xuất giống và
nâng cao chất lượng giống thuỷ
sản, bảo tồn quỹ gen, quản lý môi
trường, phòng trị bệnh và chế biến
thủy sản. Tuy nhiên, so với yêu
cầu, công nghệ sinh học thuỷ sản
đang đứng trước nhiều khó khăn v
à
thách thức.
Để các nghiên cứu về ứng dụng
công nghệ sinh học có hiệu quả,
ngành dự kiến tổng nguồn vốn
ngân sách nhà nước để triển khai
th
ực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của
Đề án là 779,5 tỷ đồng. Nguồn vốn
này chi cho th
ực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu, ứng dụng, phát triển v
à
nhập công nghệ, sản xuất thử; hỗ
trợ các dự án sản xuất sản phẩm
thu
ỷ sản quy mô công nghiệp có áp
d
ụng công nghệ sinh học; xây dựng
phòng thí nghiệm và tăng cường
trang thiết bị; đào tạo nguồn nhân
lực; hợp tác quốc tế…
Mục tiêu của đề án đến năm 2020,
ngành thuỷ sản phấn đấu xây dựng
và phát tri
ển công nghệ sinh học trở
thành động lực quan trọng góp
phần tạo ra đột phá mới, phát triển
nuôi trồng và công nghệ sau thu
hoạch thuỷ sản bền vững, hiệu quả
theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.