Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nguyên nhân của các sự cố khi thi côn phần ngầm trong công trình xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 13 trang )

VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC “SỰ CỐ” KHI THI CÔNG
PHẦN NGẦM TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
THE PROBLEMS OF ACCIDENT IN BASEMENT FOUNDATION

NGUYỄN VĂN CÔNG
Tổng Giám đốc
Công ty CP TV Công nghệ, Thiết bò
và Kiểm đònh xây dựng-CONINCO

TÓM TẮT:
Trong thời gian gần đây tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, trong
quá trình xây dựng phần ngầm của các công trình đã liên tiếp xảy ra các sự cố. Có
thể chủ quan cho rằng chúng ta vẫn đang xây dựng các công trình dựa trên kinh
nghiệm mà chưa có được sự tổng kết lại một cách có hệ thống trên cơ sở các phân
tích có tính khoa học và thực tiễn, để từ đó đưa ra được các quy trình, quy phạm
chung. Bài viết này đưa ra các vấn đề để cùng phân tích, trao đổi, và đề xuất các
biện pháp tích cực nhằm hạn chế được các sự cố. Mong muốn của chúng tôi là
chúng ta sẽ cùng bàn bạc và thống nhất được với nhau trong các nội dung để từ đó
xây dựng được bộ quy phạm nhằm áp dụng thống nhất chung cho các công trình xây
dựng tại Việt Nam.

ABSTRACT:
There are many accident occurred in basement foundation construction process in
Hanoi and Ho Chi Minh city. The reason maybe is that we have been working base
on our expericence but not on the right process and norm. This document present the
problems to analysis, discuss and propose the positive solutions in order to reduce
the accident. The aim of this study is discussing and accepting in issue together to
complete the standard and norm for application on construction project.

I. MỞ ĐẦU
Theo Luật Xây dựng (2003): Sự cố công trình


xây dựng là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn
cho phép, làm cho công trình xây dựng có nguy cơ sập
đổ; đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc
công trình không sử dụng được theo thiết kế.
Bài viết này đề cập đến các vấn đề liên quan đến
phần ngầm của các công trình xây dựng, có sự cố (Theo
Luật Xây dựng) và ‚không có‛ sự cố. Các hình ảnh trong
bài được chụp từ các công trình có sự tham gia của
CONINCO, ảnh chỉ có ý nghóa giới thiệu và minh họa.

TVGS: Trung tâm Hội nghò
Quốc gia (NCC)





Đơn giản?
Phức tạp?
Đơn giản?
Điều kiện thi cơng
Sự cố xảy ra trong thi công phần ngầm của các công trình xây dựng trong thời gian
gần đây có nhiều nguyên nhân, từ việc không tuân thủ các quy đònh của Nhà nước, năng lực
hành nghề không đáp ứng được với yêu cầu, tới việc không tuân thủ các quy đònh kỹ thuật
như: khảo sát không đầy đủ, đánh giá thiếu chính xác về điều kiện đòa chất, chỉ tính toán kết
cấu móng mà ‚quên‛ tính đối với kết cấu nền đất; hay việc phần lớn các công trình đều bò ép
tiến độ nên dẫn đến các bên phải vi phạm các quy trình kỹ thuật, và ép về kinh tế để các bên
phải sử dụng những số liệu tính toán, chủng loại vật liệu, trang thiết bò không như mong muốn
dẫn đến làm tăng và tích tụ các rủi ro xấu, chỉ chờ thời điểm thích hợp sẽ bùng phát.
Tất cả các nguyên nhân nêu trên đã được xác đònh là thủ phạm gây ra sự cố song

chúng ta cần nhìn nhận đằng sau các sự cố, nguyên nhân đó là gì, là đều do con người tạo ra,
tất nhiên không thể không kể đến yếu tố tự nhiên mà con người không thể lường hết được.
Mỗi cá nhân, doanh nghiệp đều xác đònh rõ ràng để ngăn ngừa và hạn chế được rủi ro xấu thì
phải phòng ngừa là chính, bài viết này xin nêu một số tồn tại, ý kiến đề xuất và coi đây chính
là các giải pháp phòng ngừa và để thực thi.
















TVGS: VINCOM Khu B (Tp.HCM)
với 6 tầng hầm


6 tầng hầm-Cọc barrette


Chứng nhận chất lượng:
TT.Điều hành và thông tin viễn

thông điện lực Việt Nam (EVN)


TVGS phần ngầm:
Keangnam (70 tầng)

II. VỀ GIẢI PHÁP, QUY TRÌNH THIẾT KẾ, THI CÔNG PHẦN NGẦM
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN.
Theo Nghò đònh số 41/2007/NĐ-CP ngày 22/3/2007 của Chính phủ về Xây dựng ngầm đô
thò: "Phần ngầm của các công trình xây dựng" bao gồm tầng hầm (nếu có) và các bộ phận
của công trình xây dựng nằm dưới mặt đất.

Hiện nay phần lớn các công trình có từ 2 tầng
hầm trở lên đều được thiết kế và thi công theo giải
pháp: Tường vây, có/không có kết cấu neo trong đất,
cọc khoan nhồi, cọc barrette, có/không có xử lý gia
cường mũi cọc và thân cọc, cọc BTCT đúc sẵn và thi
công theo công nghệ top-down, bán top-down, và để thi
công được thì cũng phải có thêm hệ cừ larsen, hệ cừ
này có thể phải chống làm 2, 3 lớp với các chiều sâu cừ
khác nhau, có trường hợp sử dụng cọc xi măng đất; có
không nhiều các công trình được thi công theo phương
pháp đào mở kết hợp hệ chống.
Trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công, để
đảm bảo tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế, nhà thầu
thiết kế đã đưa ra được giải pháp chính cho thi công,
tuy nhiên thường chỉ có tính đònh hướng sơ bộ, nhà thầu
thi công phải lập biện pháp thi công (điều này cũng
theo đúng với quy đònh của Nhà nước) để đấu thầu hay
chỉ đònh thầu. Nhưng việc lập này thường mang tính ‘đối phó’

nhiều hơn, và dự báo về giá trò kinh tế nhiều hơn là tính kỹ
thuật. Trong thiết kế thì hầu hết đều bỏ ngỏ các chi tiết cấu
tạo quan trọng của hệ tường vây, các chi tiết này sẽ do nhà
thầu thi công lập trong biện pháp thi công.
Chỉ sau khi được chọn, nhà thầu thi công mới thực sự
lập biện pháp thi công, lúc này thì phần lớn nhà thầu thi công
đều thuê một đơn vò tư vấn để lập, hoặc nhà thầu thi công lập
và tự thuê đơn vò tư vấn để thẩm tra lại. Lúc này bắt đầu ‘phát
sinh’: Thay đổi giải pháp thi công, thay đổi giải pháp thiết kế
công trình, có những công trình nhà thầu thi công phải thuê 2,
3 đơn vò tư vấn để thiết kế biện pháp thi công, rồi thuê tư vấn
thẩm tra hay phản biện, chưa kể cần thêm các chuyên gia.
Liên quan đến thiết kế và thẩm tra bản vẽ thi công hay biện pháp thi công thì hiện nay chúng
ta chưa có đơn giá này, mọi việc do các bên tự thỏa thuận là chính. Nguyên nhân dẫn đến
tình trạng trên là do các bên liên quan (nhà quản lý, tư vấn, thi công,…) đã không đánh giá
đúng tầm quan trọng của cả bản vẽ thi công lẫn biện pháp thi công, còn chưa chú trọng đến
khảo sát các điều kiện cụ thể tại vò trí xây dựng công trình, thời gian cho lập hồ sơ dự thầu
TVGS: Cáp treo VinpearlLand
(Hình ảnh thi công cọc)


TV QLDA: Trung tâm đào tạo-
Trường ĐH Kinh tế quốc dân


TV QLDA: Trung tâm đào tạo-
Trường ĐH Kinh tế quốc dân





không đủ để nhà thầu thi công có thể thực hiện hoàn chỉnh thiết kế biện pháp thi công. Và
đến đây cũng chỉ là khả thi trên hồ sơ mà thôi.
Với tiến độ của các công trình thì mọi việc
làm ở trên phải diễn ra trong thời gian rất ngắn,
thêm rủi ro do điều kiện thực tế (dưới đất?) thì đều
dẫn đến tình thế vừa làm vừa sửa hồ sơ và sửa trực
tiếp biện pháp thi công. Các việc điều chỉnh, thay
đổi… nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và công
trình liền kề cũng thường là cấp bách, không thể
chờ theo đúng quy trình thực hiện thông thường
được, chưa kể việc chúng ta vẫn quan niệm phòng
ngừa là chính nên đôi khi xảy ra việc các bên nghi
ngờ nhau (phòng ngừa quá đáng, trên mức cần thiết nhằm trục lợi?), đó phải chăng là những
nguyên nhân chính gây ra các sự cố đáng tiếc trong thời gian gần đây.

Một thực tế nữa là nhân sự và thiết bò của nhà thầu thi công nhiều khi không đúng,
không khớp với hồ sơ dự thầu cũng như biện pháp thi công đã duyệt, nếu như vậy cộng thêm
với tiến độ gấp thì các bên đều phải nhắm mắt mà
làm. Vậy là vấn đề pháp lý của hồ sơ đã không được
coi trọng. Làm đúng quy trình được duyệt vẫn có thể
gặp sự cố, nên việc làm không đúng quy trình còn
gây tác hại nhiều hơn. Trong quá trình thi công phần
ngầm, các nhà thầu có kinh nghiệm, các bên liên
quan đều tuân thủ đúng quy đònh, quy trình, nhưng
vẫn khó tránh khỏi các sự cố làm ảnh hưởng đến
công trình và công trình liền kề. Vì vậy rất cần thiết
phải có những quy đònh kỹ thuật, quy trình, chỉ dẫn
mang tính pháp quy. Trước kia, chúng ta chọn nhà
thầu theo giá, bây giờ đã phải chuyển sang kỹ thuật,

vậy đối với phần ngầm các công trình thì chúng ta cũng phải đặt yếu tố kỹ thuật trên yếu tố
giá tiền.

Cũng cần phải nói đến mô hình doanh nghiệp,
các bên tham gia dự án có khi thuộc cùng một tập
đoàn, tổng công ty hay có cổ phần lẫn nhau cũng là
một vấn đề phải xem xét, thực tế là rất khó để làm
việc.

Về yếu tố tiêu chuẩn kỹ thuật: Hiện nay, Việt
Nam có tiêu chuẩn về thi công, nghiệm thu cọc khoan
nhồi, trong đó cọc barrette cũng được đònh nghóa thuộc
cọc khoan nhồi, nên chăng cần xem xét để có quy
TVGS: Thủy điện Ngòi Phát


TVGS: Trụ sở VINACONEX


đònh, tiêu chuẩn riêng cho cọc barrette. Đối với kết cấu tường vây thì chúng ta chưa có quy
đònh cụ thể nên trong thực tế các nhà thầu tư vấn và thi công có khi hiểu về tường vây với ý
nghóa, chức năng khác nhau, dẫn đến việc quản lý chất lượng, nghiệm thu tường vây với các
tiêu chí khác nhau, ví dụ về mức độ làm sạch của cọc khác với tường vây, thường tường vây
sẽ không sạch bằng cọc, cũng như không có các biện pháp bắt buộc để kiểm tra chất lượng
tường vây như đối với cọc như kiểm tra về siêu âm,… và dẫn đến chất lượng tường vây sụt
giảm, gây sự cố ‚không ngờ‛.

Trong thi công phần ngầm, yếu tố có ảnh
hưởng quan trọng nhất là nước ngầm và nước mặt
(mọi việc đều do ‘mất nước’ mà ra). Nước mặt thì coi

như không được tính đến. Khi thiết kế thì đều có tính
đến việc phải hạ mực nước ngầm nhưng không một ai
quả quyết tính khả thi của biện pháp vì không đủ cơ
sở số liệu, nên hầu hết các công trình đều không thực
hiện hạ mực nước ngầm dù đã có tính toán, hoặc tự
xử lý bơm hút khi thấy có nước. Tường vây cũng cần
hạ xuống ở độ sâu đủ để chặn nước ngầm nhưng như
thế cũng rất tốn kém nên không áp dụng.

Yếu tố ảnh hưởng chất lượng phần ngầm công trình còn là thiết bò và công nghệ thi
công, nhưng đây đang là điểm yếu của hầu hết các nhà thầu trong nước, thường là tự chế, tận
dụng lại, đã sử dụng lâu năm và đặc biệt là không đồng bộ, một hạng mục thi công có khi
phải thuê, mượn nhiều loại thiết bò khác nhau do nhà thầu không có, và việc phải tạm dừng
trong khi thi công cũng là bình thường. Cũng ảnh hưởng không kém là kinh nghiệm cán bộ
của nhà thầu, người này có thể có nhiều kinh nghiệm nhưng nếu gặp điều kiện đòa chất khác
với những lần đã thi công trước đó thì sẽ gặp trở ngại.
Một vấn đề cũng cần đặt ra là ý thức của công nhân,
cán bộ trong các nhà thầu thi công đối với thương
hiệu là không có. Trong một số trường hợp thì kết
cấu phần ngầm thường là chòu lực chính và không thể
thay thế nhưng nhà thầu thi công không ý thức được
vấn đề này, dẫn đến rủi ro ‚đáng tiếc‛.
Để ngăn chặn và hạn chế thấp nhất các rủi ro
xấu trong thiết kế và thi công phần ngầm các công
trình thì rất cần Nhà nước, cơ quan ban hành các quy
chuẩn, tiêu chuẩn, chính sách bổ sung quy đònh về
bắt buộc phải kiểm đònh chất lượng công trình ngay
khi thi công xong cấu kiện, ví dụ: khi làm xong mỗi tường vây hay cọc thì thực hiện kiểm
đònh ngay trước khi làm tiếp, tránh việc hoàn thành xong toàn bộ tường vây hay cọc mới bắt
đầu làm kiểm đònh. Việc này sẽ tránh được sai sót hàng loạt, rút kinh nghiệm kòp thời để điều

Khảo sát “sự cố”


Khảo sát “sự cố”





Nhà chính
Nhà chính
Gara ngầm
TVGS: Trung tâm Hội nghò quốc gia (NCC)
chỉnh thiết kế và công nghệ thi công. Nếu làm tốt việc này sẽ là một trong những giải pháp
hữu hiệu trong giảm thiểu các sự cố công trình.

Trên đây mới đề cập đến các vấn đề kỹ thuật, còn vấn đề rất quan trọng và gây bức
xúc là quan hệ dân sự, đó là khi xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến các lợi ích xung quanh công
trình. Theo quy đònh và cũng để tránh rắc rối, thông thường nhà thầu thực hiện khảo sát các
công trình liền kề với đại diện chính quyền, người dân; các bên cũng chủ động thuê các nhà
thầu để kiểm đònh, quan trắc, thiết kế gia cố… Dù nhiều nơi chủ đầu tư, nhà thầu thi công hay
gọi chung là bên thuê đã thuê những đơn vò có tiếng để khảo sát và cả kiểm đònh trước khi thi
công xây dựng nhưng thực sự thì hiệu quả của việc làm này là không nhiều, các bên liên
quan vẫn phải họp nhiều lần, giải thích cho dân nhiều lần mà vẫn không thỏa mãn. Một số
chủ đầu tư hay nhà thầu thi công đã thực hiện giải pháp:
Trước khi thi công, nhà thầu thi công đã mua hay ký hợp
đồng thuê nhà đối với một số hay toàn bộ các công trình
liền kề, khi có vấn đề thì nhà thầu thi công sẽ chủ động
tự sửa chữa hay xây mới, hoàn trả lại đảm bảo sử dụng,
khi công trình làm xong thì cũng là lúc hết hạn hợp đồng

thuê nhà , giải pháp này nghe hay nhưng chắc không
phải ai và ở đâu cũng áp dụng được. Có chủ đầu tư, nhà
thầu thực hiện giải pháp mua bảo hiểm và những tưởng
sẽ giảm thiểu được rủi ro xấu nhưng có khi lại thành mấât
tiền cho công ty bảo hiểm.

Vì vậy, chúng ta cũng nên xem xét để thay đổi lại các điều luật liên quan đến quan hệ
dân sự để làm lành mạnh quan hệ ứng xử giữa một bên là
công trình, bên kia là các đối tượng ở xung quanh công
trình. Công trình có thành công thì tất cả các bên, mọi
người dân đều được hưởng lợi.

III. TÓM TẮT VỀ MỘT SỐ “SỰ CỐ”:
Gia cường bằng bơm vữa
xi măng (Keangnam-70 tầng)


Nứt mặt đường và…


1. Thiết kế modul tường vây, các chi tiết cấu tạo không thông dụng, không hợp lý, khi thi
công phải thiết kế lại modul và các cấu tạo.
2. Thiết kế biện pháp thi công không chi tiết, khi thi công phát sinh nhiều, ví dụ: Không thể
đào dật cấp như đã lập nên phải sử dụng cọc xi măng đất và cọc khoan nhồi để giữ ổn đònh,
phải xử lý lỗ kỹ thuật ở vách cho thanh chống đi qua.
3. Tư vấn thiết kế không lường hết được mức độ phức tạp, cộng thêm sự thay đổi chính sách
nên sau khi đã được phê duyệt thì vẫn phải thiết kế lại phần ngầm cho phù hợp với biện pháp
thi công mới.
4. Dù đã thuê tư vấn thiết kế biện pháp thi công, nhưng khi nghiên cứu các điều kiện thực tế
đã phải thuê đơn vò tư vấn khác thiết kế và đề xuất phương án mới.

5. Khi thi công tầng hầm do phải liên tục hút nước, nước ngầm lại quá nhiều, làm lún nứt
công trình lân cận.
6. Khi ép tường cừ gặp phải các lớp cát kẹp, dò vật, phải
rút cừ, đào để xử lý rồi ép lại.
7. Khi đào đất cừ bò nghiêng, đổ, phải chống thêm cừ,
chống vào cọc khoan nhồi.
8. ‚Tranh chấp‛ giữa các bên về kiểm tra chất lượng
tường vây, coi tường vây nhưng cọc khoan nhồi hay khác
với cọc khoai nhồi trong việc kiểm tra chất lượng,
nghiệm thu.
9. Để tránh ảnh hưởng đến công trình liền kề, phải thiết
kế hệ chống và đào kiểu thủ công, moi đất từng cm, tiến
độ rất chậm nhưng ‚an toàn tuyệt đối‛.
10. Đối với công trình có trên 3 tầng hầm hoặc 2 tầng hầm nhưng chiều cao tầng lớn, thi công
top-down thì khi thiết kế thường đặt thép ở các vò trí có mức độ an toàn như nhau, sau khi
thẩm tra thấy cần phải điều chỉnh cho phù hợp với quy
trình thi công.
11. Hiện nay, phần lớn các công trình được thiết kế, thẩm
tra, thi công phần ngầm trước nên dù đã có độ an toàn cao
hơn bình thường nhưng có khi vẫn gây ‚sự cố‛ bởi phần
thân công trình chưa được thiết kế xong, dẫn đến có công
trình phải ‚thiết kế gia cường‛ ở phần ngầm; hoặc thay đổi
giải pháp phần thân nên phải kiểm tra lại toàn bộ phần
ngầm.
12. Một số cột được thiết kế nằm trên cọc barrette được
kết hợp là tường vây, việc tính toán và cấu tạo không thỏa
mãn như mong muốn nên phải bổ sung thêm cọc khoan nhồi và đài cọc cùng kết hợp với cọc
barrette là tường vây để chòu lực.
13. Khảo sát hiện trạng công trình liền kề không được thực hiện khi lập hồ sơ thiết kế, chỉ khi
thi công mới khảo sát và phát hiện thấy quá mất an toàn, dẫn đến phải thiết kế lại, thuê nhà

thầu khảo sát, kiểm đònh, thiết kế gia cố, mua bảo hiểm,… tất cả làm phát sinh khối lượng và
chậm tiến độ.
TVGS: Hanoi Plaza Hotel

TVGS: Hanoi Plaza Hotel


TVGS: Khu nhà của Huyndai RNC

14. Với 3 tầng hầm: Thi công đào đất xuống ngay tầng hầm 2 thì tường vây bò chuyển vò quá
lớn, phải thay đổi biện pháp thi công, thi công sàn hầm 2, 1 làm hệ văng chống trước khi thi
công đào đất tầng hầm 3. Công trình thi công tuần tự hầm 1, 2, 3 sẽ mất nhiều thời gian hơn.
15. Tường vây bò sạt lở, phải làm coppha cho tường, khi thi công đổ bê tông phải lấp đất đồng
thời tại vò trí sạt lở để ổn đònh tấm tường. Có trường hợp bò sạt lở lớn sau khi đã hạ lồng cốt
thép.
16. Neo trong đất: Việc thi công và kiểm tra sức chòu tải
của neo cần nghiên cứu thử nghiệm trong điều kiện Việt
Nam.
17. Tình trạng vừa thi công vừa gia cố đối với hệ thanh
chống giữ ổn đònh thành hố đào hay giữ ổn đònh tường
vây… là rất phổ biến. Hay nhà thầu thi công phải đổi máy
thi công do việc thuê máy của các đơn vò khác.
18. Có trường hợp một nhà thầu làm tất cả: Thi công cọc;
kiểm tra siêu âm; khoan, làm sạch và thực hiện gia
cường mũi và thân cọc.
19. Kết cấu cọc theo TCVN thường mác bê tông (cũ) cần 300 là đủ, nhưng với thiết kế nước
ngoài hay nhà thầu, chủ đầu tư nước ngoài thì có thể mác bê tông cọc phải là 400, 500.
20. Khi đổ bê tông bò tắc ống đổ, phải dùng hệ thống ống thổi rửa với áp lực cao để đưa toàn
bộ bê tông đã đổ ra ngoài, sau đó đổ bê tông lại.
21. Khi đổ bê tông bò tắc ống đổ, nhà thầu rút ống đổ ra, sau đó đổ bê tông tiếp. Sau khi thi

công xong sẽ khoan vào thân cọc đến vò trí sự cố, làm sạch bằng nước áp lực cao rồi tiến
hành bơm vữa xi măng.
22. Khi khoan cọc bò đứt ống khoan, mũi khoan và ống khoan nằm trong lỗ, hoặc phải làm
mới cọc khác hoặc dùng thiết bò chuyên dùng để lấy lên.
v.v…

IV. MỘT SỐ Ý KIẾN:
1. Nhà thầu khảo sát:

Các vấn đề đặt ra:
 Giai đoạn khảo sát: Ít được các bên quan tâm.
 Làm theo nhiệm vụ do chủ đầu tư hay tư vấn
thiết kế lập mà ít có tư vấn thêm.
 Chỉ có thể khảo sát ‚cục bộ‛ vò trí xây dựng
công trình, trong khi ảnh hưởng là các vùng xung
quanh.
 Thời điểm khảo sát công trình lân cận: Lúc
nào là hợp lý.
 Không thể khảo sát (ví dụ: móng) của các
công trình lân cận.
 Trang thiết bò chưa đáp ứng được với đòi
hỏi.
TV QLDA: TT.Thể thao Ba Đình

TVGS: VINCOM 1-Hà Nội

 Vai trò của kỹ sư tư vấn giám sát khảo sát: Chưa có nhiều tác dụng.





Đề xuất để xem xét:
 Quy đònh cụ thể hay có hướng dẫn vì chỉ quy đònh chung chung là ‚khảo sát phải làm
rõ các bất thường về điều kiện đòa chất…‛ (NĐ 41/2007/NĐ-CP) thì khó áp dụng.
 Quy đònh thời điểm khảo sát công trình lân cận: Trong giai đoạn lập hồ sơ thiết kế
hay ở giai đoạn thi công hay giai đoạn nào…
 Cơ quan quản lý hồ sơ hoàn công các công trình cần cung cấp cho chủ đầu tư các
thông tin về công trình lân cận.
 Nhà thầu khảo sát phải có các thiết bò dò với độ sâu nhất đònh.

2. Nhà thầu tư vấn thiết kế:

Các vấn đề đặt ra:
 Cần ‚đề xuất nhiệm vụ của công tác quan trắc đòa kỹ thuật‛ (NĐ 41/2007/NĐ-CP),
vậy cần duyệt bao nhiêu là đủ?
 Chưa thống nhất về nội dung của hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và biện pháp thi
công.
 Nhà thầu và cá nhân người thiết kế còn ít kinh
nghiệm.
 Kỹ sư thiết kế kết cấu phần ngầm: Không và
chưa chuyên, thường là ‘kỹ sư kết cấu’ mà không phải
‘kỹ sư nền’, ‘kỹ sư móng’, thiếu kỹ sư tính toán về nền
đất (hạ mực nước ngầm, lún bề mặt)…
 Chế độ giám sát tác giả: Thi công thường vào
buổi tối nên khó xử lý và xin ý kiến tư vấn thiết kế khi
cần.
 Nhà thầu nước ngoài: Nếu chọn đúng thì nhà thầu có nhiều kinh nghiệm, dù chưa là
kinh nghiệm tại Việt Nam nhưng cũng đủ để phòng tránh rủi ro xấu.



Đề xuất để xem xét:
 Quan trắc đòa kỹ thuật cần có khối lượng cụ thể
và bắt buộc.
 Cần quy đònh chi tiết về nội dung của thiết kế:
Bản vẽ thi công, Biện pháp thi công. (Tiêu chuẩn có đề
cập nhưng đôi chỗ không còn phù hợp, các quy đònh thì
chung chung)
 Kiểm tra chứng chỉ thiết kế về phần ngầm.
 Nhà thầu nước ngoài có được thiết kế phần
ngầm không? Giám sát tác giả thế nào?

TVGS: VINCOM 2-Hà Nội


TVGS: TT.TM
Q.Tế Hàng hải

TVGS: TT.TM Q.Tế Hàng hải


3. Nhà thầu tư vấn thẩm tra thiết kế, Nhà thầu tư vấn thẩm tra biện pháp thi công:

Các vấn đề đặt ra:
 Thẩm tra thiết kế: Chỉ thực hiện thẩm tra bản vẽ thi công (trong đó có thể đã có cả
biện pháp thi công) mà không phải thẩm tra biện pháp thi công (hiện nay vẫn nhiều bên
không hiểu đúng vấn đề này).
 Thẩm tra biện pháp thi công: Cũng chỉ thẩm tra kết cấu chính, ít và không tính các
ảnh hưởng đến xung quanh, thường chỉ nhận xét chung
chung (do thiết kế biện pháp thi công cũng không đề cập
và thiếu thông tin)

 Đơn giá cho thẩm tra không rõ ràng, không có.


Đề xuất để xem xét:
 Quy đònh các nội dung thẩm tra.
 Bên thẩm tra biện pháp thi công có cần phải
khảo sát hiện trạng không?
 Cần có đơn giá rõ ràng cho thẩm tra Bản vẽ thi
công, Biện pháp thi công.

4. Nhà thầu thi công:

Các vấn đề đặt ra:
 Được lựa chọn qua đấu thầu hoặc chỉ đònh thầu nhưng tất cả mới chỉ là trên hồ sơ, vì
vậy mà nhiều khi rất thiếu tính thực tế.
 Một số vẫn chưa đủ về năng lực và kinh nghiệm trong lập biện pháp thi công,
thường phải thuê đơn vò tư vấn lập.
 Có khi chủ động chấp nhận giải pháp đền bù.
 Thiết bò: Chưa đáp ứng được.
 Nhân lực: Còn thiếu những ‚chuyên gia‛.
 Ý thức của cán bộ, đặc biệt là công nhân đối với thương
hiệu là không có hoặc rất thấp.
 Nhà thầu nước ngoài: Coi trọng và nhận thức được vấn
đề. Có đủ năng lực, kinh nghiệm. Có chuyên gia nhưng ít, không
đủ cho một công trường lớn, phức tạp.


Đề xuất để xem xét:
 Rất cần kết hợp
chặt chẽ thi công với thiết

kế để lập biện pháp thi
công khả thi.
 Quy đònh chặt chẽ hơn các điều kiện về nhân
sự, thiết bò.
 Quy đònh về quy trình lập, tính pháp lý của
biện pháp thi công.
 Cần đầu tư thiết bò đồng bộ.
Kiểm tra chất lượng cọc:
Cầu Thanh Trì, Vónh Tuy


TV thẩm tra, kiểm đònh:
Sân bay Cần Thơ


 Coi trọng giáo dục về việc bảo vệ thương hiệu.
 Quy trình của nhà thầu thi công: Phải thực hiện tự mình kiểm tra là chính.

5. Nhà thầu tư vấn giám sát:

Các vấn đề đặt ra:
 Vẫn còn ít kinh nghiệm chuyên môn và thực tế, chưa chuyên nghiệp.
 Chế độ giám sát thường xuyên, liên tục, căng thẳng vào buổi tối nhưng chế độ thu
nhập không tương xứng.
 Khó áp đặt đối với nhà thầu thi công trong việc đảm bảo và tuân thủ quy đònh, biện
pháp thi công đã duyệt.
 Nhà thầu nước ngoài: Có chuyên gia nhưng ít, không đủ cho một công trường lớn,
phức tạp.




Đề xuất để xem xét:
 Cần có vai trò hơn nữa trong việc cấm hay dừng thi công khi các điều kiện thi công
không đảm bảo.
 Thu nhập cho giám sát phần ngầm: Cần tăng
hơn nữa, có đơn giá riêng.
 Người giám sát: Cấm được làm liên tục
trong một khoảng thời gian nào đó.
 Giảm từ 5 năm xuống còn 3-4 năm là được
cấp chứng chỉ hành nghề.

6. Nhà thầu tư vấn quản lý dự án:

Các vấn đề đặt ra:
 Chỉ làm quản lý (tổ chức thực hiện) nhưng
giữ vai trò quan trọng về pháp lý nhưng thực quyền thì rất ít, hiện nay đang là ‘trung gian’
giữa Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát, nên đôi khi chỉ là bên khép kín hồ sơ hay chỉ là ‘tư vấn’
đơn thuần.


Đề xuất để xem xét:
 Cần có quyền hơn (vì là nhà thầu có kinh
nghiệm trong xây dựng)

7. Chủ đầu tư:

Các vấn đề đặt ra:
 Chủ đầu tư không có hay có ít năng lực:
Gây ra các sự cố đáng tiếc.
 Chủ đầu tư biết nghề: Giảm thiểu rõ ràng

các rủi ro xấu.


Đề xuất để xem xét:
TVGS: Nhà máy thủy điện
Đăk R’tih



TVGS: Cụm N05 (Hà Nội)

 Do tính chất của phần ngầm nên cần có quỹ dự phòng cho việc phải khắc phục sự cố
vượt ngoài tầm kiểm soát của con người.
 Quy đònh năng lực đối với Chủ đầu tư hay người trực tiếp điều hành dự án.

8. Về các Nghò đònh, Thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật:

Các vấn đề đặt ra:
 Quy đònh nội dung, trách nhiệm rõ ràng nhưng
tiền lại thiếu tương xứng.
 Tiêu chuẩn: Quy đònh chưa chặt chẽ, thiếu
quyết liệt (ví dụ: nên, tùy, do thiết kế quyết đònh, tối
thiểu…). Những quy đònh như vậy nhiều khi làm khó
cho tất cả các bên.
 Thường kiểm tra chất lượng cấu kiện sau khi
đã hoàn thành toàn bộ, ví dụ: thí nghiệm kiểm tra chất
lượng cọc khoan nhồi, xong cọc nào thì thực hiện kiểm
tra ngay để rút kinh nghiệm kòp thời cho các cọc khác.



Đề xuất để xem xét:
 Cần đánh giá và bổ sung các quy đònh nhằm đảm bảo thu nhập.
 Cần quy đònh rõ ràng và bắt buộc, đôi khi phải chấp nhận là ‚phòng ngừa‛.
 Cần quy đònh kiểm đònh chất lượng ngay khi làm xong một cấu kiện.

9. Cơ quan soạn thảo, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật:

Các vấn đề đặt ra:
 Thiếu chủ động, khi có vấn đề mới ban hành, hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra.
 Ban hành thiếu kòp thời và thiếu đồng bộ các văn bản pháp quy, quy chuẩn, tiêu
chuẩn.
 Các văn bản, quy chuẩn, tiêu chuẩn còn không theo kòp với công nghệ, dẫn đến phải
áp dụng của nước ngoài mà thiếu việc cần phải xác
đònh tính phù hợp trong điều kiện đòa phương.


Đề xuất để xem xét:
 Để phòng ngừa tốt thì cần quy đònh công tác
kiểm đònh chất lượng phải là bắt buộc.
 Ban hành quy chuẩn và tiêu chuẩn, hướng
dẫn về công trình ngầm.
 Đưa các quy chuẩn, tiêu chuẩn vào được với
các cơ sở đào tạo.




10. Cơ quan quản lý Nhà nước tại đòa phương:
TVGS: SVĐ Quốc gia Mỹ Đình




Các vấn đề đặt ra:
 Năng lực chuyên môn bò hạn chế, không theo kòp với đơn vò tư vấn, nhà thầu thi
công nhưng vẫn làm theo cách cũ là can thiệp vào chuyên môn của đơn vò tư vấn hay nhà
thầu thi công (việc can thiệp này thường không thể
hiện bằng văn bản).
 Ban hành thêm các quy đònh của riêng đòa
phương.


Đề xuất để xem xét:
 Thực hiện ‘kiểm soát’ thay cho ‘kiểm tra’.
 Thực hiện nghiêm việc áp dụng các hình
thức phạt đối với nhà thầu hay chủ đầu tư vi phạm,
trong đó áp chế mạnh với chủ đầu tư.

V. KẾT LUẬN:
Trên cơ sở các kinh nghiệm từ việc tham gia tư vấn giám sát, kiểm đònh, giám đònh,
quản lý dự án, thiết kế và thẩm tra, tư vấn đấu thầu, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng
cho các công trình xây dựng trong nước và nước ngoài, CONINCO xin chia sẻ và đóng góp
một số ý kiến nêu trên cho Hội thảo ‚Sự cố công trình xây dựng có phần ngầm-Bài học và
kinh nghiệm‛ tổ chức ngày 02/8/2008 tại Tp.Hồ Chí Minh, xin chúc Hội thảo thành công./.

Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2008

×