I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thơ Đường luật được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đạt được nhiều thành
tựu rực rỡ. Trong nhà trường, loại văn bản này được đem vào giảng dạy ở Trung học cơ
sở, trung học phổ thông và tiếp tục ở những bậc học cao hơn. Các văn bản đó gồm những
sáng tác của các tác giả Trung Quốc cổ - trung đại và một số tác giả Việt Nam trung đại -
hiện đại. Đây là những tác phẩm tiêu biểu của những tác giả xuất sắc đại diện cho thơ
Đường luật của hai dân tộc. Thơ Đường luật là loại văn bản khó dạy học vì rất nhiều lí
do thuộc bản thân đối tượng và thuộc người dạy, người học. Thể loại thơ này có nhiều giá
trị đặc thù. Để dạy và học tốt loại văn bản này cần kết hợp sự hiểu biết về thể loại và áp
dụng các thành tựu của khoa học giáo dục.
Thơ Đường là một thành tựu nổi bật của thơ ca thời Đường (Trung Quốc), tiếp
thu ảnh hưởng của nó mà các nhà thơ Việt Nam đã có những sáng tác hết sức tiêu biểu
khẳng định sức sáng tạo và tài năng trong văn chương nghệ thuật. Thơ Đường luật trong
chương trình Ngữ văn THPT chiếm một dung lượng tác phẩm và thời lượng giảng dạy
khá lớn, tập trung vào chương trình lớp 10 và 11. Những tác phẩm mà các nhà biên soạn
chương trình sách giáo khoa đưa vào giảng dạy đều rất đặc sắc và tiêu biểu cho đặc trưng
thể loại.
Đứng trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, nhiều tác giả đã có
những công trình nghiên cứu và đề xuất các phương pháp dạy học phù hợp theo đặc trưng
thể loại. Thơ Đường luật cũng là một trong những thể loại tiêu biểu của văn học Việt
Nam được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn THPT. Mỗi một công trình
nghiên cứu đều có những đóng góp riêng, nhưng tất cả cũng nhằm mục đích đem lại hiệu
quả cao trong giảng dạy Ngữ văn nói chung và dạy học thơ trữ tình, thơ Đường luật nói
riêng. Việc dạy học thơ Đường luật ở trung học phổ thông hiện nay có nhiều vấn đề cần
điều chỉnh, cần đi sâu thêm trên cơ sở nhận thức có hệ thống cả về phương pháp, cả về
kiến thức cụ thể.
Bản thân là một giáo viên giảng dạy lâu năm tại trường THPT, tôi thấy có nhiều
bất cập trong việc khai thác đặc sắc nội dung, nghệ thuật cũng như những giá trị giáo dục,
giá trị nhân văn sâu sắc của thơ Đường luật và việc vận dụng các phương pháp, hình thức
1
dạy học tích cực. Từ những bất cập ấy, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm trong giảng
dạy thơ Đường luật nên muốn chia sẻ với đồng nghiệp của mình để góp phần vào dạy học
Ngữ văn có hiệu quả qua một tác phẩm cụ thể với đề tài nghiên cứu khoa học: “Khai
thác “khoảng trống” trong dạy - học Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du”.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
II.1. Thơ Đường luật
II.1.1. Khái niệm
Thơ Đường luật là khái niệm dùng để chỉ tất cả các bài thơ làm theo luật thơ
được hoàn thiện ở đời Đường (Trung Quốc), bất kể được sáng tác vào lúc nào, ở Trung
Quốc hay ở Việt Nam. Thơ Đường luật còn được gọi là cận thể thi hay kim thể thi (thể
thơ mới ra đời). Đây là tên gọi mà người Trung Quốc từ sau đời Đường sử dụng để phân
biệt với thơ cổ thể (còn gọi là cổ thi hoặc cổ phong).
Theo tác giả Nguyễn Thị Bích Hải trong Thi pháp thơ Đường, Nxb Thuận Hóa,
Huế, 1995 thì ở đời Đường Trung Quốc, các nhà thơ sử dụng hai thể thơ chính là cổ thể
(cổ phong) và kim thể (luật thi). Thơ cổ phong không có luật lệ quy định, không hạn định
số câu trong bài và số chữ trong câu cũng tương đối tự do. Cách gieo vần cũng linh hoạt.
Có thể dùng độc vận, liên vận, có thể không hiệp vận ở từng bộ phận, có thể dùng vận
chính, vận thông hay vận chuyển. Thể này cũng không quy định niêm luật và cũng không
cần đối ngẫu.
Ngược lại với thể cổ phong, luật thi (thể Đường luật) buộc phải theo những quy
tắc nhất định của âm thanh, bố cục, tình ý. Một bài thơ phải đảm bảo sáu yêu cầu về
niêm, luật, vận, đối, tiết tấu, bố cục.
II.1.2. Những đặc điểm cơ bản
II.1.2.1. Hình thức thể loại
Về bố cục: bài thất ngôn bát cú được chia thành bốn phần : đề, thực, luận, kết. Trong
đề câu thứ nhất là phá đề, câu thứ hai là thừa đề. Phá đề mở ý của bài thơ, thừa đề tiếp ý
của phá đề để chuyển vào thân bài. Thực gồm câu thứ ba và thứ tư, còn gọi là thích thực
hay cập trạng, giải thích rõ ý của đề tài. Luận gồm câu thứ năm và thứ sáu, phát triển
rộng ý của đề bài. Kết gồm hai câu cuối, kết thúc ý toàn bài.
2
Về luật bằng trắc: Thơ Đường luật buộc phải theo sự quy định về thanh bằng, thanh
trắc trong từng câu và trong cả bài. Hệ thống thanh bằng, thanh trắc được tính từ chữ thứ
hai của câu thứ nhất. Nếu chữ này thanh bằng thì bài thơ thuộc loại luật bằng (và ngược
lại). Sự sắp xếp thành bằng trắc trong thơ Đường chẳng qua chỉ làm cho điệu thơ không
đơn điệu. Trong hai cặp câu kề nhau, nhịp đi của “liên” trên phải khác nhịp đi của “liên”
dưới. Muốn vậy, chữ thứ hai của câu chẵn thuộc “liên” trên phải cùng thanh với chữ thứ
hai của câu lẻ thuộc “liên” dưới. Sự giống nhau gọi là “niêm” vì đã làm cho hai câu thơ
thuộc hai liên “dính” vào nhau.
Về cách đối: Đối ở phần thực và phần luận. Tuy nhiên cũng có bài chỉ đối ở một
phần. Ngược lại cũng có bài đối ở cả ba liên hoặc bốn liên. Về nguyên tắc, các từ đối
nhau phải cùng từ loại.
Về cách gieo vần: Thơ Đường luật chỉ gieo một vần và chỉ gieo vần bằng (vần nằm
ở các câu 1, 2, 4, 6, 8). Riêng chữ cuối của câu thứ nhất, đặc biệt ở câu ngũ ngôn, có thể
gieo vần hoặc không.
II.1.2.2. Thuộc tính thể loại
Thuộc tính rất được đề cao ở thơ Đường luật là sự hàm súc, kín đáo. Hàm súc là
nhiều ý nghĩa, nhiều loại ý nghĩa trong một lượng ngôn từ tối thiểu. Người xưa đề cao
những bài thơ “ngôn tuyệt ý bất tuyệt” để mỗi lần cảm thụ lại có thêm những ý nghĩa và
cảm xúc mới. Để bài thơ hàm súc phải có tài năng đích thực cùng với khổ công lao động
nghệ thuật. Có người gọi mỗi chữ trong bài thơ luật là một ông hiền, không thay thế
được. Việc làm thơ xưa kia gọi là việc “thôi, xao” xuất phát từ việc nhà thơ Giả Đảo đời
Đường tập trung tâm trí để cân nhắc chọn một trong hai chữ đến mức va phải quan trên.
Có không ít thi nhân tài năng nói về việc “nhất cú liên niên” (một câu thơ nghĩ năm này
sang năm khác).
Hàm súc và kín đáo có quan hệ mật thiết. Phải có cơ chế nghệ thuật mới tạo nên
được các giá trị đó.
Những bài thơ Đường luật xuất sắc đều giải quyết tốt mối quan hệ giữa tả và gợi.
Thơ Đường luật có lượng ngôn từ nhỏ, bởi vậy nếu đặt trọng tâm vào việc tả, tức là trực
tiếp biểu thị đối tượng, sẽ bất cập. Người xưa coi trọng các thủ pháp “họa vân hiển
3
nguyệt” (vẽ mây làm hiện trăng, vẽ mây nẩy trăng), “tá khách trình chủ” (mượn khách để
trình bày chủ) vì giải quyết mối quan hệ giữa tả và gợi.
Sự hàm súc, kín đáo còn được tạo nên bởi các câu thơ đối nhau. Từng cấu trúc
ngôn ngữ tạo nên ý nghĩa nội tại, khi đặt chúng với sự đăng đối, còn có những ý nghĩa
được tạo ra do quan hệ. Xét về ý nghĩa, người xưa chia thành “chính đối” (nghĩa của hai
câu tương hợp) và “phản đối” (nghĩa của hai câu tương phản).
Nhiều bài thơ Đường luật sử dụng điển cố. Điển cố là những câu thơ văn cổ liên
quan đến một câu chuyện. Sử dụng điển cố sẽ tăng thêm giá trị chân lý và đạo lý của thơ
vì đó là những điều đã được thời gian dài kiểm nghiệm và chứng tỏ hậu thế biết noi theo
cổ nhân. Sử dụng điển cố còn là biện pháp tối ưu để dùng lượng ngôn từ tối thiểu tạo ra ý
nghĩa tối đa: chỉ một câu, thậm chí chỉ mấy chữ mà gợi đến một câu chuyện và làm cho
nó tham gia vào tác phẩm. Điển cố được sử dụng một cách nghệ thuật cũng tạo nên sự
kín đáo tế nhị do biểu thị gián tiếp. Câu thơ của Nguyễn Khuyến: “Nghĩ ra lại thẹn với
ông Đào” là một mẫu mực về phương diện này. Nhà thơ nhắc đến Đào Tiềm (Đào Uyên
Minh) đời Tấn để ngợi ca một cách xử thế đẹp đẽ. Nguyễn Khuyến thẹn vì không được
như người xưa sống theo mình thích. Vậy là thái độ Nguyễn Khuyến trong cảnh ngộ
đương thời đã rõ, mặc dù không có từ ngữ biểu thị trực tiếp.
Sự hàm súc kín đáo cũng được tạo nên khi tác giả khéo khai thác các phạm trù đối
lập như: hữu/ vô, quá khứ/ hiện tại… hay các phạm trù hữu quan như: không gian/ thời
gian, vật chất/ tinh thần….Ví dụ trong Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng
Lăng, Lý Bạch viết:
“Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”.
Tác giả đã dùng hữu (sông Trường Giang chảy tới chân trời) để biểu thị vô (hình
bóng bạn không thấy nữa).
Thơ Đường luật coi trọng sự nhất quán nhất khí. Có người cho rằng với bài thơ
hay, “ngôn như hợp bích, ý nhược quán châu” (lời như cái hộp đựng ngọc, ý như sợi dây
xâu chuỗi những hạt ngọc). Theo cổ nhân, bài thơ có thể miêu tả nhiều nhân vật và sự
việc, biểu thị nhiều loại cảm xúc, nhưng bao giờ cũng phải nhất quán. Không đạt được
4
điều này sẽ bị xem là “đầu Ngô mình Sở”. Nhất quán nhất khí cũng trở thành một nguyên
tắc khi khai thác bài thơ Đường luật.
II.2. Khoảng trống trong thơ Đường luật
II.2.1 Cách hiểu về “khoảng trống”
Khoảng trống được hiểu là những phần người ta để ngõ, không lấp đầy. Trong văn
bản văn học được gọi là khoảng trống về ý nghĩa. Nhà văn là người chỉ dùng một vài,
hình tượng, từ ngữ, hình ảnh nào đó rất sơ lược, hữu hạn, thiếu cụ thể và tính xác định,…
để người đọc tự cụ thể hóa, lấp đầy, bổ sung để thể nghiệm đầy đủ ý nghĩa của hình
tượng. Trong thơ (nhất là thơ Đường luật) thì những khoảng trống là biểu hiện của tính
hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”, là “nhãn tự” trong thơ. Còn đối với văn xuôi thì Hê-minh-uê
sáng tạo ra “Nguyên lí tảng băng trôi”.
Tính không xác định, những chỗ trống trong văn bản thể hiện ở những chỗ tỉnh lược
các mối liên hệ lôgic, chỗ để khái quát, chỗ hé lộ những tiềm năng của hình tượng, chỗ
dự báo những thay đổi,… Những chỗ đó bắt người đọc chú ý chờ đợi, tìm cách kết nối
các mối liên hệ để hiểu. W.Izer đã viết: “Xem một tác phẩm không nên xem nó nói ra
những gì, mà phải xem nó không nói ra những gì. Chính trong chỗ im lặng có ý nghĩa
thâm trầm, trong chỗ để trống về nghĩa đã ẩn giấu cái hiệu năng; hiệu quả của tác phẩm.
Nếu một tác phẩm mà tính chưa xác định, tính để trống quá ít hoặc là không có, thì không
thể coi là tác phẩm nghệ thuật”.
Như vậy, tính chưa xác định, khoảng trống về nghĩa là thuộc tính thuộc bản chất của
văn bản văn học, hình thức văn học. Cái ý ngoài lời, cái ý ngoài vị, cái ý ngoài chữ đó là
cái chỗ trống lớn nhất trong thơ, vượt qua chỗ trống ấy, người đọc đến được với thế giới
hay có thể gọi hồn được tác phẩm. Nói cách khác, văn bản chỉ là một cái biểu đạt, cái
được biểu đạt để trống cho người đọc suy đoán.
II.2.2 Phân loại “khoảng trống” trong thơ Đường luật
Khoảng trống trong bố cục của văn bản: Thơ Đường luật khác với các thể thơ khác
ở bố cục có các phần: Khai, thừa, chuyển, hợp (tiền giải, hậu giải) ở thơ Tứ tuyệt hay đề,
thực, luận, kết ở thơ Thất ngôn với niêm, luật chặt chẽ.
5
Khoảng trống ở cấu trúc ý nghĩa: Một thuộc tính rất được đề cao ở thơ Đường luật
đó là sự hàm súc kín đáo. Hàm súc là nhiều ý nghĩa, nhiều loại ý nghĩa trong một lượng
ngôn từ tối thiểu. Xưa nay nhắc đến thơ Đường luật người ta vẫn nói đến những cụm từ
như: ý tại ngôn ngoại, họa vân xuất nguyệt, ngôn tuyệt ý bất tuyệt… Chính những yêu
cầu khắt khe của niêm luật cũng như những đòi hỏi cao về sự hàm súc kín đáo đã dẫn đến
việc thơ Đường luật có cấu trúc ý nghĩa rất đặc biệt. Cấu trúc ý nghĩa này chính là điểm
hấp dẫn, lôi cuốn nhiều độc giả bởi cứ mỗi lần tiếp nhận lại có được những ý nghĩa mới.
Khoảng trống ở các yếu tố ngoài văn bản: còn gọi là lịch sử - phát sinh tác phẩm.
Nó bao gồm các yếu tố: tác giả, hoàn cảnh xã hội đã sản sinh ra tác phẩm. Tác phẩm văn
học là con đẻ tinh thần của một thời đại lịch sử nhất định. Vì vậy, không thể hiểu rõ, hiểu
đúng cơ cấu nội tại của tác phẩm văn chương nếu không bắt đầu tìm hiểu cội nguồn tác
phẩm, tình huống sáng tạo tác phẩm. Tìm hiểu tác giả tức là tìm hiểu lịch sử tác giả bao
gồm cuộc đời, sự nghiệp, đặc điểm tính cách, cá tính sáng tạo và quá trình sáng tác bởi
trong quá trình sáng tác của mỗi tác giả thường không đơn điệu mà thường chuyển biến
qua nhiều giai đoạn khác nhau với những quan điểm, quan niệm nghệ thuật khác nhau.
II.3. Hướng khai thác “khoảng trống” trong dạy học “Đọc Tiểu Thanh kí” của
Nguyễn Du
II.3.1 Dựa vào bố cục và cấu trúc ý nghĩa của văn bản
Chúng ta đều biết rằng, khi dạy Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du thì trước đó
học sinh đã được làm quen với nhiều văn bản thơ Đường luật, các em đã biết khá rõ về
đặc trưng của thơ Đường luật, và nhất là hiểu được các khoảng trống trong thơ. Chính vì
thế đến bài học này, giáo viên chỉ yêu cầu học sinh tìm và khai thác các khoảng trống.
Như vậy, các em sẽ lấp đầy dần khoảng trống và đồng nghĩa với việc hiểu sâu sắc hơn ý
nghĩa của văn bản. Trong dạy học Đọc Tiểu Thanh kí, chúng tôi đi vào một số định
hướng khai thác “khoảng trống” trong và ngoài văn bản.
II.3.1.1. Khai thác “khoảng trống” dựa vào bố cục của văn bản
Thơ Đường luật khác với các thể thơ khác ở bố cục có các phần: Khai, thừa,
chuyển, hợp (tiền giải, hậu giải) ở thơ Tứ tuyệt hay đề, thực, luận, kết ở thơ Thất ngôn
với niêm, luật chặt chẽ. Phân tích theo bố cục là một hướng đi hợp lí trong dạy học các
6
văn bản thuộc thể thơ này. Theo bố cục đề, thực, luận, kết ấy, học sinh có thể dần dần
khám phá giá trị tác phẩm theo dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tuy nhiên, ở trung học phổ
thông hiện nay, nhiều giáo viên vẫn còn băn khoăn, thắc mắc trong việc lựa chọn cho
mình một hướng đi thích hợp, đó là phân tích theo kết cấu, hay theo mạch cảm xúc. Trên
thực tế thì mỗi hướng giải quyết đều có lợi thế và hạn chế riêng.
Trình tự bố cục là sự hướng đạo sáng tác của nghệ sĩ nhiều thế hệ. Tuy nhiên nếu
xem đó là một tất yếu để vận dụng phân tích bất cứ bài thơ Đường luật nào thì sẽ có lúc
rơi vào khiên cưỡng. Những tác phẩm thơ Đường luật được đưa vào trong chương trình
là những bài luật thi xuất sắc, do đó đều là những công trình sáng tạo, không bao giờ chịu
gò mình vào trong khuôn khổ.
Khai thác các “khoảng trống” dựa vào bố cục của văn bản rất phù hợp với thơ
Đường luật, loại thơ chú trọng tạo lập các mối quan hệ và là cả một nghệ thuật đòi hỏi sự
cố gắng, nỗ lực rất lớn của giáo viên và học sinh. Để có thể “lấp đầy” những khoảng
trống ấy thì trước hết, người học phải có được những kiến thức khái quát nhất về thể loại
thơ Đường luật. Có rất nhiều cách để khai thác thơ Đường luật, nhưng tiếp cận theo kết
cấu “đề, thực, luận, kết” là cách được rất nhiều người lựa chọn. Dựa vào chức năng của
mỗi phần trong kết cấu ấy, người học có thể bước đầu có sự định hướng về tác phẩm,
cũng như cấu trúc ý nghĩa trước khi đi sâu vào một tác phẩm cụ thể nào đó.
Khi dạy học Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, kết cấu đề, thực, luận, kết là
cách làm tối ưu nhất.
Hai câu “đề” (câu 1 và 2): Tiếng thở dài của tác giả trước lẽ biến thiên “dâu bể”
của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn: vạn vật đổi thay, Tiểu
Thanh đã bị vùi lấp trong quên lãng nhưng nhà thơ đã nhớ và viếng nàng qua một tập
sách.
Hai câu “thực” (câu 3 và 4): Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh; gợi nhớ lại
cuộc đời, số phận bi thương của Tiểu Thanh: tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị,
phải làm lẽ và bị đày ải đến chết vẫn không được buông tha.
Hai câu “luận” (câu 5 và 6): Niềm cảm thông với những kiếp hồng nhan, những
người tài sắc bạc mệnh. Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du khái quát về quy luật
7
nghiệt ngã “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc phận” và tự nhận thấy mình cũng là kẻ
cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lùng, bộc lộ mối
đồng cảm sâu xa.
Hai câu “kết” (câu 7 và 8): Tiếng lòng khao khát tri âm. Khóc Tiểu Thanh,
Nguyễn Du “trông người lại nghĩ đến ta”, khóc cho người và hướng về mai hậu để tỏ bày
nỗi khát khao tri âm của mọi kiếp người tài hoa mà phải chịu đau khổ trên đời.
Ở đây, chúng ta cũng cần chú ý cách ngắt nhịp ở các câu thơ. Sáu câu thơ đầu ngắt
nhịp 4/3 hai câu cuối nhịp 2/5 (thể hiện sự chuyển ý bất ngờ, niêm luật không chú trọng
nhưng vẫn không lạc dòng cảm xúc. Từ thương người chuyển mạch đến thương mình).
Trình tự bố cục ấy sẽ tạo ra một “khoảng trống” trong tâm trí người học. Và theo
sự hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ được “lấp đầy” những khoảng trống trong bài thơ
để hiểu rõ hơn nội dung ý nghĩa của bài thơ về thân phận, cuộc đời oan nghiệt của Tiểu
Thanh cũng như tấm lòng nhân đạo lớn lao cũng như tâm trạng, khát khao được thấu
hiểu, tìm tri âm của Nguyễn Du.
II.3.1.2. Khai thác “khoảng trống” dựa vào cấu trúc ý nghĩa của tác phẩm
Chính những yêu cầu khắt khe của niêm luật cũng như những đòi hỏi cao về sự
hàm súc kín đáo đã dẫn đến việc thơ Đường luật có cấu trúc ý nghĩa rất đặc biệt. Cấu trúc
ý nghĩa này chính là điểm hấp dẫn, lôi cuốn nhiều độc giả bởi cứ mỗi lần tiếp nhận lại có
được những ý nghĩa mới.
Trong việc dạy học thơ Đường luật ở trung học phổ thông, công việc hướng dẫn,
cố vấn của người giáo viên là rất quan trọng. Bởi lẽ đây là thể loại mà không phải bao giờ
ý nghĩa của tác phẩm cũng hiện rõ trên bề mặt ngôn từ. Hơn nữa, thơ Đường luật nói
riêng, thơ văn trung đại nói chung ra đời trong thời đại cách xa với thời nay nên tâm lí
tiếp nhận, vốn sống, và vốn hiểu biết của học sinh trung học phổ thông cũng có những sự
khúc xạ nên khó khăn trong tiếp nhận những giá trị đặc thù. Do tầm hiểu biết còn có hạn
nên các em không hiểu được hệ thống ngôn ngữ bác học mà các nhà thơ vận dụng trong
các bài thơ nên một số em dung tục hóa các từ ngữ, hình ảnh. Khi dạy Đọc Tiểu Thanh kí
chúng ta cần định hướng cho học sinh khai thác ý nghĩa hàm ẩn của tác phẩm.
8
Muốn khai thác chuẩn ý nghĩa hàm ẩn của văn bản, trước hết giáo viên cho học
sinh phát hiện những điểm chưa sát khi dịch so với bản nguyên tác và học sinh cũng cần
chú ý vào phần chú thích để hiểu hết ý nghĩa. Chẳng hạn ở câu 2 “một tập sách” dịch
thành “mảnh giấy tàn” thì tính biểu cảm của nó quá lộ, còn “không có số mệnh mà cũng
bị đốt dở” mà dịch thành “đốt còn vương” thì ý chưa thật rõ, chưa lột tả được cái thần của
câu thơ. Tuy nhiên, đây là một bài thơ có nhiều câu thơ rất khó dịch sát. Ở câu 6 chữ
“ngã” nghĩa là “tôi”, “ta” mà dịch là “khách” chưa thật sự lột tả hết ý nghĩa nhưng chúng
ta cần lí giải cho học sinh rõ về đặc trưng của thơ trung đại phương Đông, chủ thể trữ tình
có cách biểu hiện đặc thù. Chủ thể trong câu thơ thường không xưng “tôi”, mà ẩn đi, làm
cho câu thơ vang lên tự trong lòng như một điều cảm nhận, một thể nghiệm. Chủ thể đắm
vào một thế giới tưởng tượng của thơ, có thể là điểm nhìn cá thể “tôi”, đồng thời lại có
thể vượt lên cái “tôi” bé nhỏ, cố định của mình để nhìn thế giới và bản thân mình ở tầm
cao, tầm xa, từ điểm nhìn “siêu cá thể”. Dịch giả dịch là “khách” để hình dung nhà thơ có
thể cảm nhận mình từ nhiều chiều và làm cho câu thơ dễ dàng lây lan tình cảm vì nó đã
mờ nhòa ranh giới giữa tác giả và người đọc.
Bên cạnh đó, việc khai thác “khoảng trống” này cần chú ý đến các từ ngữ đa
nghĩa, giàu giá trị tạo hình biểu cảm. Giáo viên có thể hỏi và yêu cầu học sinh lí giải các
từ ngữ, hình ảnh mang tính biểu tượng cao để từ đó định hướng, giúp các em nắm vững ý
nghĩa của toàn bộ văn bản. Chẳng hạn “chi phấn” và “văn chương” vốn là hai vật vô tri
vô giác nhưng lại chỉ sắc đẹp và tài năng, đồng thời nó còn được nhân cách háo để có
thần, có mệnh, làm nên cái thần, cái mệnh của Tiểu Thanh. Tài, sắc có thể bị vùi lấp, đốt
dở nhưng cuộc đời Tiểu Thanh vẫn luôn hiển hiện để mà tiếp tục kêu than, đau đớn thay
cho những kiếp như mình. Từ đây học sinh hiểu được hai câu thơ viết bằng cảm hứng xót
xa và ca ngợi cái đẹp, cái tài…
Khai thác “khoảng trống’’ dựa vào cấu trúc ý nghĩa của văn bản thơ Nôm
Đường luật đã khó, việc tìm hiểu ý nghĩa của những văn bản thơ Đường luật bằng chữ
Hán còn phức tạp hơn nhiều. Bởi lẽ đặc điểm của cảm thụ văn chương là mang tính chủ
quan sâu sắc, mà tác phẩm văn chương có giá trị thường mang tính đa nghĩa và có tính
“mở”. Tuy nhiên không phải người đọc có quyền tự do vô hạn trong tiếp nhận mà phải
9
bám sát nguyên bản để tránh sự suy diễn tùy tiện. Có những tác phẩm, qua thời gian, vẫn
sống trong lòng độc giả bao thế hệ nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được những ý
nghĩa sâu xa của nó.
II.3.2. Dựa vào các yếu tố ngoài văn bản
Vận dụng các yếu tố ngoài văn bản còn gọi là hướng tiếp cận lịch sử - phát sinh.
Nó bao gồm các yếu tố: tác giả, hoàn cảnh xã hội đã sản sinh ra tác phẩm. Tác phẩm văn
học là con đẻ tinh thần của một thời đại lịch sử nhất định. Vì vậy, không thể hiểu rõ, hiểu
đúng cơ cấu nội tại của tác phẩm văn chương nếu không bắt đầu tìm hiểu cội nguồn tác
phẩm, tình huống sáng tạo tác phẩm. Tìm hiểu tác giả tức là tìm hiểu lịch sử tác giả bao
gồm cuộc đời, sự nghiệp, đặc điểm tính cách, cá tính sáng tạo và quá trình sáng tác bởi
trong quá trình sáng tác của mỗi tác giả thường không đơn điệu mà thường chuyển biến
qua nhiều giai đoạn khác nhau với những quan điểm, quan niệm nghệ thuật khác nhau.
Văn học trung đại Việt Nam tồn tại trong một lịch sử có nhiều biến động, những
cuộc biến thiên “thay đổi sơn hà” đã là hoàn cảnh tác động trực tiếp đến cảm hứng sáng
tác của các nhà thơ. Giai đoạn này phải kể đến những tác giả như: Phạm Ngũ Lão,
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần
Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu,…Mỗi tác giả đều có hoàn cảnh, cuộc đời khác nhau.
“Đọc Tiểu Thanh kí’ nằm ở cuối Thanh Hiên thi tập (bản dịch, in năm 1965), gồm
những bài thơ được viết vào khoảng 1786 - 1804, không nằm trong Bắc hành tạp lục (tập
thơ gồm những bài được viết khi Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc 1813 -1814). Nhưng cũng
có ý kiến cho rằng bài thơ này được Nguyễn Du viết khi đi sứ Trung Quốc, tuy nhà thơ
không ghé vào Hàng Châu (nơi có núi Cô Sơn mà Tiểu Thanh từng sống và chết ở đây).
Dù bài thơ viết giai đoạn nào nhưng chúng ta cần cho học sinh thấy rõ, từ đâu mà
Nguyễn Du sáng tác bài thơ này. Muốn sáng tạo ra thơ phải bắt nguồn từ cảm hứng, cảm
xúc trước hiện thực cuộc sống. Trải qua những thăng trầm của cuộc đời, thiếu hiểu hết
những thân phận, cuộc đời bất hạnh mà Nguyễn Du đã thể hiện trên những trang viết của
mình. “Văn tế thập loại chúng sinh” là một minh chứng để hiểu được về con người và
phong cách sáng tác cũng như tư tưởng, quan niệm của ông “Trải qua một cuộc bể dâu/
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Nguyễn Du đọc “Tiểu Thanh kí”, hình dung ra
10
cuộc đời, số phận Tiểu Thanh mà xúc động sâu sắc để viết nên bài thơ này. Đây là sự gặp
gỡ của hai tâm hồn thơ: cảm thông, đồng điệu, tri âm và ngưỡng mộ. Như vậy, xuất phát
từ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, học sinh có thể hiểu rõ hơn về cuộc đời, số phận nàng
Tiểu Thanh đồng thời thấu hiểu được tình cảm của Nguyễn Du đối với số phận con người
tài sắc bạc mệnh mà ông cũng nhận là cùng một hội với con người phong vận mắc nỗi
oan lạ lùng.
Khi dạy “Đọc Tiểu Thanh kí”, giáo viên cũng có thể hỏi: ? Yếu tố cuộc đời đã chi
phối như thế nào đến quá trình sáng tác của Nguyễn Du? Nguyễn Du sinh ra và lớn lên
với thời niên thiếu sung túc, êm ấm nhưng lại phải trải qua những năm tháng gió bụi
phong trần với cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn, cực khổ. Chính yếu tố cuộc đời
này, cùng với gia đình, quê hương, thời đại nên đã giúp cho Nguyễn Du có được những
hiểu biết sâu sắc với cuộc sống cực khổ của nhân dân lao động. Từ đó giúp ông suy ngẫm
về xã hội, về thân phận của con người trong sự biến động dữ dội của lịch sử. Bên cạnh
đó, thời gian làm quan bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn, rồi đi sứ Trung Quốc mà ông hiểu rõ
hơn cuộc sống của nhân dân để từ đó nâng cao tầm khái quát của tư tưởng xã hội và thân
phận con người trong sáng tác văn học của mình. Từ hiểu biết về đặc điểm phong cách
sáng tác của Nguyễn Du, học sinh sẽ dễ cảm nhận hơn vẻ đẹp về tình cảm của Nguyễn
Du đối với người tài sắc bạc mệnh Tiểu Thanh.
Qua bài thơ, học sinh phần nào cảm nhận được tâm hồn và tính cách của nhà thơ - một
trái tim nghệ sĩ bẩm sinh và thiên tài, “con mắt thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn
đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân) cùng một trí tuệ uyên bác. Đó là những tố chất hun
đúc nên một nghệ sĩ thiên tài. Như vậy, không tìm hiểu hoàn cảnh mà bài thơ ấy ra đời,
không biết về cảnh ngộ mà chính tác giả đang trải qua thì thật khó khăn để hiểu một cách
thấu đáo ý nghĩa sâu sắc của toàn bài thơ.
II.3.3 Các phương pháp, hình thức dạy học
Kết hợp phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp thuyết trình, phương
pháp giảng bình, so sánh đối chiếu, phương pháp đàm thoại - vấn đáp, phương pháp gợi
mở hay phương pháp nêu vấn đề. Vì đòi hỏi sự sáng tạo nên giáo viên biết cách lựa chọn
phù hợp theo đối tượng để dạy - học đạt kết quả. Chẳng hạn khi dạy “Đọc Tiểu Thanh kí”
11
việc vận dụng phương pháp đọc diễn cảm, giáo viên phải định hướng yêu cầu đọc cho
học sinh rồi gọi một vài học sinh đọc diễn cảm văn bản sau đó cho học sinh nhận xét
chung, cuối cùng giáo viên tổng hợp (giáo viên có thể đọc mẫu cho học sinh). Nếu đọc
diễn cảm được vận dụng hợp lí, nó sẽ giúp cho học sinh nắm được khá nhiều nội dung tư
tưởng và tình cảm của tác giả trong tác phẩm. Còn phương pháp giảng bình giáo viên tổ
chức cho học sinh bình những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ đặc sắc của tác phẩm: Nguyễn
Du viếng nàng Tiểu Thanh qua tập sách bình và so sánh với tình huống Kiều gặp mộ
Đạm Tiên trong “Truyện Kiều” (; Phương pháp nêu vấn đề đòi hỏi giáo viên phải biết
cách dẫn dắt, nêu được các vấn đề có tính tình huống, đòi hỏi người học phải biết cách
vận dụng tư duy để khám phá giải quyết các tình huống đó để giúp học sinh cảm thụ một
cách sâu sắc hơn ý nghĩa của văn bản. Giáo viên chú ý một số cách nêu vấn đề: tạo dựng
vấn đề từ những khó khăn trong hoạt động tiếp nhận văn bản đọc - hiểu của học sinh; nêu
vấn đề từ những cách hiểu, cách bình giá, cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau hay nêu vấn
đề từ những trạng thái mất cân bằng trong tiếp nhận kiến thức của học sinh. … Chẳng
hạn khi dạy “Đọc Tiểu Thanh kí” giáo viên cung cấp cho học sinh về chữ “ngã” và cách
gọi “Tố Như” và nêu vấn đề: Tại sao dịch giả gọi “khách tự mang” mà không phải “tôi tự
mang”? Cách dùng xưng hô này có gì mâu thuẫn với cách xưng “Tố Như” ở kết thúc văn
bản không? Từ việc giải quyết vấn đề này, học sinh sẽ hiểu được đặc trưng của thơ trung
đại phương Đông mà chủ thể trữ tình không xưng “tôi”; phương pháp đàm thoại, vấn đáp
là nâng cao chất lượng giờ học bằng cách tăng cường hình thức hỏi - đáp, đàm thoại giữa
giáo viên và học sinh, rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trước
tập thể. Để thực hiện được mục đích trên, giáo viên phải biết cách xây dựng được hệ thống
câu hỏi phù hợp với yêu cầu bài học, phải hấp dẫn, sát đối tượng, xác định được vai trò
chức năng của từng câu hỏi, mục đích hỏi, các yếu tố kết nối các câu hỏi theo trình tự hợp
lí. Bên cạnh đó, giáo viên biết dự kiến các tình huống, các phương án học sinh trả lời để
chủ động thay đổi hình thức, mức độ, cách thức hỏi và gợi mở, dẫn dắt bằng những câu hỏi
phụ, gợi dẫn cho học sinh nắm được vấn đề mà không cảm thấy nặng nề, đơn điệu, nhàm
chán. Phương phương pháp đàm thoại, vấn đáp có ba mức độ khác nhau: tái hiện, giải thích
- minh họa và tìm tòi. Mỗi mức độ thể hiện cấp độ tăng tiến trong nhận thức, tư duy của
12
học sinh. Việc dạy học đọc - hiểu để củng cố tri thức tiếng Việt rất cần thiết đến việc sử
dụng phương pháp đàm thoại, vấn đáp.
Muốn đạt hiệu quả cao giáo viên cũng cần biết vận dụng các hình thức dạy học
như: sử dụng SGK (vì có 2 bộ nâng cao và cơ bản); sử dụng bảng phụ, đồ dùng trực quan
sinh động; hình thức thảo luận nhóm; thực hành luyện tập.
Vận dụng phương pháp hay hình thức dạy học, giáo viên cần biết vận dụng một
cách linh hoạt, tránh máy móc để giúp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Từ đó
khơi gợi và giáo dục những giá trị nhân văn cao đẹp cho học sinh và nhất là giúp các em
lấp đầy các “khoảng trống” mà tác giả đang bỏ ngõ.
II.4. Vai trò hiệu quả của việc khai thác “khoảng trống” trong dạy - học “Đọc Tiểu
Thanh kí”
Mỗi một tác phẩm văn học khi đưa vào trong chương trình SGK Ngữ văn đều
mang những giá trị nhất định. Khi khai thác “khoảng trống” trong dạy - học “Đọc Tiểu
Thanh kí” nó cũng mang nhiều vai trò ý nghĩa riêng.
Trước hết, việc khai thác “khoảng trống” trong dạy - học “Đọc Tiểu Thanh kí” sẽ giúp
giáo viên tổ chức dạy học đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng. Nghĩa là giáo viên cung cấp
cho học sinh những kiến thức cơ bản (tiếng khóc cho số phận người tài sắc bạc mệnh đồng
thời là tiếng nói khao khát tri âm tri kỉ của nhà thơ), về đặc trưng thể loại về đặc điểm sáng
tác cũng như những thành tựu nghệ thuật (những hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu
sắc) của Nguyễn Du. Bên cạnh đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu, khám phá đặc
trưng thơ Đường luật, kĩ năng nhận diện và cảm thụ về tiếng lòng và tâm trạng của nhân
vật trữ tình từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thương con người, nhất là những kiếp
người tài sắc bạc mệnh.
Tiếp đên, khai thác “khoảng trống” trong dạy - học “Đọc Tiểu Thanh kí” sẽ giúp giáo
viên tổ chức tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. Vận dụng tốt các phương pháp và hình
thức dạy học tích cực, tạo được nhiều hiệu quả cao trong quá trình dạy học, nhất là đối với
việc phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh.
Bên cạnh đó, việc khai thác “khoảng trống” trong dạy - học “Đọc Tiểu Thanh kí” sẽ
giúp giáo viên làm tốt việc đổi mới hình thức kiểm tra. Kết hợp dạy học văn bản và làm
13
văn để ra đề kiểm tra cho HS. Chẳng hạn, sau khi dạy xong văn bản giáo viên ra đề văn
cho học sinh như sau: Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về cuộc đời, số phận của Tiểu Thanh
qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du. Đề 2: Tiếng nói tri âm, tiếng lòng của
Nguyễn Du qua Đọc Tiểu Thanh Kí. Đề 3: Giá trị nhân đạo trong Đọc Tiểu Thanh kí của
Nguyễn Du, Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn
- Đoàn Thị Điểm);…
Cuối cùng, việc khai thác “khoảng trống” trong dạy - học “Đọc Tiểu Thanh kí” sẽ giúp
cho học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp người phụ nữ, của tình người, tình đời và đặc
biệt là giúp học sinh có cái nhìn toàn diện, đa chiều, xâu chuỗi nhiều văn bản viết về đề tài
người phụ nữ trong văn học trung đại. Có như thế các em sẽ trân trọng hơn, giành tình cảm
đặc biệt hơn cho người phụ nữ. Đây chính là cách giúp hình thành và phát triển nhân cách
cho học sinh và bồi dưỡng thêm về tình yêu thương con người, mở rộng ra là tình yêu
thương đồng loại, vạn vật trong cuộc sống.
II.5. Giáo án thể nghiệm
TIẾT 40:
Đọc văn: ĐỌC TIỂU THANH KÍ (Độc Tiểu Thanh kí)
Nguyễn Du
NGÀY SOẠN: 22/03/2014.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức: Tiếng khóc cho số phận người phụ nữ tài sắc bạc mệnh đồng thời là tiếng nói
khao khát tri âm của nhà thơ. Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc.
- Kĩ năng: Đọc - hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại, cảm nhận tiếng lòng của
Nguyễn Du. Kĩ năng sống: tư duy phê phán, thể hiện sự cảm thông, lắng nghe tích cực,…
- Thái độ: Trân trọng, yêu quý cái tài, cái đẹp, bồi dưỡng về tình yêu thương con người, nhất
là người phụ nữ.
B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- SGK, SGV, Giáo án của giáo viên, bài soạn của học sinh, thơ văn Nguyễn Du, tài liệu tham
khảo,….
- Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo
14
luận, trả lời các câu hỏi và kết hợp các phương pháp thuyết trình, đọc diễn cảm, nêu vấn đề,
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: * ỔN ĐỊNH LỚP:
* BÀI CŨ: ?Đọc thuộc bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Nêu bản chất của quan niệm sống “nhàn” và vẻ đẹp nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm?
* BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt Động 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn
? Dựa vào tiểu dẫn hãy cho biết những
nét cơ bản về Nguyễn Du? Yếu tố cuộc
đời có ảnh hường gì đến sự nghiệp
sáng tác của ông?
? Dựa vào tiểu dẫn hãy cho biết những
nét chính về Tiểu Thanh.
GV: Trước khi chết nàng lấy hai tờ
giấy gói mấy vật trang sức gửi tặng
một cô gái. Hai tờ giấy gói đó chính là
bản thảo thơ (9 bài tuyệt cú, 1 bài cổ
thi và 1 bài từ). Người bên nhà chồng
tìm thêm một bài nữa đem khắc in và
đặt tên là “phần dư”.
? Vậy theo em chất xúc tác để Nguyễn
Du viết “đọc Tiểu Thanh kí” là gì?
Hoạt Động 2:
Hướng dẫn HS đoc-hiểu văn bản
HS đọc, GV nhận xét và đọc lại.
I. TIỂU DẪN:
1. Tác giả
- Là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
- Cuộc đời có nhiều thăng trầm cùng với quê hương,
gia đình và thời đại mà ảnh hưởng sâu sắc đến con
người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
- Là nhà thơ nhân đạo vĩ đại có khuynh hướng hiện
thực sâu sắc.
2. Tác phẩm
- Tiểu Thanh: Là người con gái có tài, có sắc nhưng
bất hạnh. Nàng làm lẽ năm 16 tuổi. Bị hành hạ, giày
vò vì ghen nên đến 18 tuổi thì chết. Toàn bộ sáng tác
của nàng cũng bị đốt dở.
- Nguyễn Du đọc “Tiểu Thanh kí”, hình dung ra cuộc
đời Tiểu Thanh, xúc động sâu sắc nên viết bài thơ. Đó
là sự gặp gỡ của hai tâm hồn thơ: cảm thông, đồng
điệu, tri âm và ngưỡng mộ.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc cảm nhận
* Đọc: Thể hiện đúng cảm xúc tâm trạng của tác giả
(đọc diễn cảm).
15
? Hãy cho biết cảm nhận của em về bài
thơ?
? Theo em bài thơ nên chia làm mấy
phần?
? Câu thơ mở đầu Nguyễn Du sử dụng
thủ pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
GV: Nguyễn Du đến với Tiểu Thanh
trong một hoàn cảnh có phần giống
Kiều đến với Đạm Tiên. Nó gợi lên
trong Kiều bao nỗi thương cảm, cái gò
hoang nơi chôn Tiểu Thanh gợi lên ở
Nguyễn Du biết bao thổn thức.
? Khi đứng trước cảnh đó, Nguyễn Du
có tâm trạng như thế nào?
GV: Cảm xúc trước sự thay đổi của
cuộc đời là cảm xúc mang tính nhân
văn khá phổ biến trong VHTĐ.
Nguyễn Trãi thăm Dục Thuý sơn mà
cảm khái trước cảnh rêu phủ nét chữ
người xưa. Bà huyện Thanh Quan
ngậm ngùi trước “dấu xưa xe ngựa”
giờ còn “hồn thu thảo”.
GV: Trong “Truyện Kiều, Kiều và
Đạm Tiên gặp nhau qua lời kể của
Vương Quan thì ở đây, Nguyễn Du và
Tiểu Thanh tri âm nhau qua “nhất chỉ
thư”.
* Cảm nhận: Bài thơ thể hiện nỗi lòng thổn thức của
Nguyễn Du trước số phận bất hạnh của Tiểu Thanh.
Đồng thời thể hiện sự xót thương, day dứt của nhà thơ
đối với người tài hoa mà bạc mệnh và với chính mình.
* Bố cục: bốn phần: đề, thực, luận và kết.
2. Đọc - hiểu chi tiết:
a. Hai câu đề
- Biện pháp đối lập:
Tây Hồ >< Gò hoang
Quá khứ Hiện tại
Vẻ đẹp huy hoàng Hoang vu, cô quạnh
→ Nguyễn Du khai đề bằng một câu thơ đầy xót xa
thương cảm. Niềm xót xa thương cảm được nhân lên
gấp bội vì sự thay đổi khốc liệt, vì cái nghịch cảnh éo
le.
- Tâm trạng: hụt hẫng, mất mát. Trong “Truyện Kiều,
Nguyễn Du viết “Người buồn cảnh có vui đâu bao
giờ?”. Cảnh khơi gợi tình và tình càng sâu sắc hơn bởi
cảnh. Tây Hồ - một vùng đất của thi ca nhạc họa (trên
có thiên đàng dưới có Tô Hàng) đã thành gò hoang rồi.
“Gò hoang” là biểu tượng của sự biến đổi, hoang tàn,
lãng quên. Người đẹp đã mang theo cái đẹp vào trong
hư vô sâu thẳm.
- Câu hai: Câu thơ dịch lược ý.
+ Nhất: chỉ số lượng.
+ Độc: chỉ tâm thế nhà thơ.
16
? Nhận xét của em về bản dịch ở câu
hai?
GV: Nỗi cô đơn của tác giả hoà với
nỗi cô đơn của Tiểu Thanh. Người đời
càng lãng quên Tiểu Thanh thì Nguyễn
Du càng xót xa. Hai tâm hồn cô đơn
gặp nhau tạo thành nỗi sầu nhân thế.
? Khái quát tâm sự của Nguyễn Du gửi
gắm qua hai câu đề?
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo
luận.
? Từ “son phấn” và “văn chương” ở
hai câu thực có ý nghĩa như thế nào?
Giáo viên nêu vấn đề: Có ý kiến cho
rằng: Hai câu thực là tiếng khóc thầm
của Nguyễn Du cho Tiểu Thanh. Ý
kiến của anh/chị như thế nào? Thế
Nguyễn Du khóc vì điều gì?
Từ cái đẹp bị tàn phá, Nguyễn Du đi đến một nhân
chứng điển hình. Gạt đi mọi thứ tro bụi, mọi thứ
phong trần, từ cái đổ nát trên đây, nhà thơ đang cầm
trên tay một mảnh vụn cuộc đời.
→ Người xưa đã khuất, cảnh vật đã hoang tàn, dấu
tích của người đẹp để lại chỉ còn một mảnh giấy. Càng
nghĩ càng thấy xót xa, thương cảm. Tiếng thở dài của
tác giả trước lẽ biến thiên “dâu bể” của cuộc đời và
niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn: vạn
vật đổi thay, Tiểu Thanh đã bị vùi lấp trong quên lãng
nhưng nhà thơ đã nhớ và viếng nàng qua một tập sách.
b. Hai câu thực:
- Son phấn: nhan sắc - cái đẹp, chỉ người phụ nữ. Đã
có cái đẹp tất sẽ có ngày phôi pha. Nhưng với Tiểu
Thanh, cái đẹp đã bị lãng quên ngay khi nó còn tồn tại,
đang rực rỡ hương sắc. Nên Nguyễn Du khóc.
- Văn chương: tài năng - cái đẹp. Không chỉ người bạc
mệnh mà văn chương cũng bạc mệnh. Số phận văn
chương gắn với số phận con người.
Nguyễn Du khóc cho người mà cũng là khóc cho cái
đẹp vậy. Câu thơ đầy ý vị ngậm ngùi, xót thương như
một tiếng khóc thầm.
→ Khóc cho một kiếp người, xót xa cho cái đẹp bị
giày vò, lãng quên. Qua đó bộc lộ niềm cảm thương
sâu sắc. Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh; gợi
nhớ lại cuộc đời, số phận bi thương của Tiểu Thanh:
tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ
và bị đày ải đến chết vẫn không được buông tha.
17
? “Cổ kim hận sự” là “hận” gì? Vì sao
lại “hận”?
? So sánh nỗi hận và nỗi hờn trong câu
luận?
Giáo viên: nỗi hận ấy không hỏi được
người, được trời cũng giống như sau
này Huy Cận than thở: “Một câu hỏi
lớn không lời đáp/ Mà đến bây giờ mặt
vẫn chau”.
? Từ nỗi hận của giai nhân, Nguyễn
Du nói về nỗi hận của của ai? Đó là
nỗi hận gì? Vì sao? Nhận xét về cách
dịch chữ “ngã” thành “khách”?
Giáo viên lí giải cho học sinh rõ về đặc
trưng của thơ trung đại phương Đông,
chủ thể trữ tình có cách biểu hiện đặc
thù không xưng “tôi”, mà ẩn đi, làm
cho câu thơ vang lên tự trong lòng như
một điều cảm nhận, một thể nghiệm.
Dịch giả dịch là “khách” để hình dung
nhà thơ có thể cảm nhận mình từ nhiều
chiều và làm cho câu thơ dễ dàng lây
lan tình cảm vì nó đã mờ nhòa ranh
giới giữa tác giả và người đọc.
? Hai câu cuối có biện pháp nghệ thuật
gì đặc biệt? Tại sao lại dùng biện pháp
nghệ thuật ấy? Em có phát hiện gì mới
c. Hai câu luận:
- Hận: nỗi hận của cái đẹp bị vùi dập, lãng quên. Hận
vì cuộc đời quá vô lí, bất công.
+ Nỗi hờn nhẹ hơn hận. Nếu hờn là nỗi lòng thông
thường của con người thì hận lại là của cả một kiếp
người. Cuộc đời Tiểu Thạnh đau xót quá, uất ức quá,
oan trái quá.
+ Nỗi hận lên tận trời, nhưng trời cũng không có câu
trả lời. Chỉ biết cam chịu trong bế tắc.
+ Chữ “ngã” nghĩa là “tôi”, “ta” mà dịch là “khách”
chưa thật sự lột tả hết ý nghĩa
+ Nỗi hận thi nhân: phong vận kì oan = người có tài,
tình đều chịu cảnh oan trái. Nguyễn Du tìn đến với
Tiểu Thanh không phải chỉ để cảm thông với nỗi oan
khổ của nàng mà chính ông cũng đang cảm thấy mình
oan. Tài năng, cái đẹp là cầu nối giữa hai tâm hồn.
=> Niềm cảm thông với những kiếp hồng nhan, những
người tài sắc bạc mệnh. Từ số phận của Tiểu Thanh,
Nguyễn Du khái quát về quy luật nghiệt ngã “tài mệnh
tương đố”, “hồng nhan bạc phận” và tự nhận thấy
mình cũng là kẻ cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh,
là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lùng, bộc lộ mối đồng
cảm sâu xa.
d. Hai câu cuối:
- Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ. Vì nó cho thấy
Nguyễn Du vừa băn khoăn vừa mong đợi người đời
sau thương cảm mình.
18
trong cách xưng hô của Nguyễn Du?
? Vậy, tâm sự của Nguyễn Du được
gửi gắm qua hai câu thơ cuối là gì?
Giáo viên: Chính từ tiếng khóc này, ta
có thể nghe thấy cả bài thơ là tiếng
khóc dài của Nguyễn Du. Tiếng khóc
xót thương vì một số phận oan nghiệt,
tiếng khóc tiếc thương cho một tài sắc
bị vùi dập, tiếng khóc oán trách, giận
hờn vì chế độ xã hội và quy luật tạo
hoá luôn đố kị với cái đẹp. Nhưng
niềm băn khoăn của Nguyễn Du đã có
biết bao nhiêu văn nhân nghệ sĩ đã
khóc thương cho ông: Tố Hữu, Chế
Lan Viên,…
Hoạt Động 3:
Hướng dẫn HS tổng kết
? Lòng nhân đạo của Nguyễn Du có gì
tiến bộ hơn so với các nhà thơ cùng
thời?
? Những đặc sắc nghệ thuật chủ yếu
của văn bản?
- Tác giả sử dụng xưng hô “Tố Như” một biểu hiện
của cái tôi cá nhân. Nếu hai câu luận là khách thì giờ
Nguyễn Du lấy tên chữ để nói lên khát vọng, cái băn
khoăn của bản thân mình.
- Hằn sâu một câu hỏi da diết, câu hỏi không có lời
đáp. Người cùng thời không ai hiểu và cảm thông với
Nguyễn Du. Ông đành tìm về quá khứ và hướng đến
tương lai. Tìm Tiểu Thanh thì nàng khuất bóng mấy
trăm năm, hướng đến tương lai thì mịt mờ vô định.
=> Tiếng lòng khao khát tri âm: Khóc Tiểu Thanh,
Nguyễn Du “Trông người mà nghĩ đến ta” và hướng
về hậu thế tỏ bày nỗi khao khát tri âm của mọi kiếp
người tài hoa chịu đau khổ trên đời.
III. TỔNG KẾT:
- Chỉ đến Nguyễn Du, số phận những người phụ nữ tài
sắc mới được quan tâm đúng mực. Từ đó đặt ra một
vấn đề mới mẻ là phải biết đề cao, trân trọng những
người có khả năng sáng tạo ra cái đẹp tinh thần cho xã
hội. Đây là biểu hiện cho vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân
đạo Nguyễn Du.
- Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất
những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ; ngôn ngữ
trữ tình đậm chất triết lí.
D/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Về nhà chuẩn bị bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Giáo viên rút kinh nghiệm bài dạy
19
Trên đây là bài dạy “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du khi khai thác “khoảng
trống”, thể hiện sự đổi mới về phương pháp dạy - học. Tuy nhiên trong quá trình dạy - học
chúng tôi vẫn phối hợp với nhiều phương pháp, phương tiện dạy - học khác như: giảng bình,
gợi mở, thuyết trình hoặc nêu vấn đề thảo luận nhóm, liên hệ đối sánh theo hướng tích
hợp, Qua thực tiễn khai thác “khoảng trống” trong dạy học Đọc Tiểu Thanh kí ở một số lớp
khối 10, chúng tôi đã trực tiếp khảo sánh thực nghiệm và thu được nhiều kết quả mang tính
tích cực. Từ đó, chúng tôi nhận thấy đề tài này cũng có nhiều tính khả thi trong việc vận dụng
vào quá trình dạy học cho những văn bản thơ Đường luật khác trong chương trình Ngữ văn 11.
Chúng tôi đã thực hiện việc khảo sát dạy học trên hai vấn đề: khai thác “khoảng trống” trong
dạy học Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (lớp thực nghiệm - TN) và không đi theo hướng
khai thác “khoảng trống” (lớp đối chứng - ĐC) và tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh qua
kiểm tra tự luận một tiết (Tiếng khóc và tiếng nói tri âm của Nguyễn Du qua Đọc Tiểu Thanh
kí). Từ bảng thống kê, chúng ta sẽ thấy được những ưu điểm cũng như giá trị, ý nghĩa của việc
khai thác các “khoảng trống” trong dạy học thơ Đường luật nói riêng và trong dạy học văn bản
nghệ thuật nói chung.
BẢNG THỐNG KÊ THỰC NGHIỆM KHOA HỌC
Bảng 1: Mức độ thực nghiệm của HS ở lớp thực nghiệm(TN) và đối chứng(ĐC) khối 10
Lớp Số HS HS hứng thú,
tích cực
HS chưa hứng thú,
chưa sáng tạo
Ghi chú
TN 10B6 40 25 chiếm 62,5% 15 chiếm 37,5%
TN 10B7 40 27 chiếm 76,5% 13 chiếm 23,5% Lớp ban C
ĐC 10B1 40 14 chiếm 35% 26 chiếm 65%
ĐC 10B8 45 12 chiếm 27% 33 chiếm 73%
Bảng 2. Kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm(TN) và lớp đối chứng(ĐC) khối 10
Lớp
Số
HS
Điểm số x
10 9 8 7 6 5 4 3
TN 10B6 40 0 3 7 10 12 8 0 0
20
100% 0% 7,5% 17,5% 25% 30 % 20% 0% 0%
TN 10B7
40
100%
0
0%
4
10%
9
22,5%
12
30%
10
25 %
5
12,5%
0
0%
0
0%
Ban C
ĐC 10B1
40
100%
0
0%
1
2,5%
3
7,5%
6
15%
14
35%
12
30%
4
10%
0
0%
ĐC 10B8
45
100%
0
0%
0
0%
1
2,2%
10
22,2%
12
26,5 %
12
26,5%
7
15,6%
3
7%
III. KẾT LUẬN:
Trong dạy học văn, người giáo viên được ví như người nghệ sĩ với ý nghĩa là giáo
viên am hiểu kiến thức nhiều lĩnh vực, biết vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học
một cách linh hoạt, khoa học. Dạy học văn bản thơ Đường luật là một việc làm cũng gặp
không ít khó khăn cho cả giáo viên lẫn học sinh, vì vậy đề tài sáng kiến này mong góp một số
những gợi dẫn, định hướng để giáo viên dạy học đạt hiệu quả hơn. Trong thực tiễn dạy - học,
bản thân tôi thấy cần có một cái nhìn toàn diện về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học để từ
đó mỗi giáo viên đứng trên bục giảng tự tìm cho mình phương pháp, cách khai thác phù hợp
với đối tượng, môi trường để có một giờ dạy thành công. Chính tiết học này tôi cũng đã vận
dụng cho nhiều loại đối tượng học sinh thấy khá phù hợp nên muốn trình bày cho đội ngũ giáo
viên có thể lấy làm tham khảo cho những tiết dạy tương tự, thậm chí các văn bản khác cùng
thể loại thơ Đường luật. Theo tôi nên vận dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy - học để bài
giảng sinh động, hấp dẫn thu hút được sự hứng thú, tính tích cực chủ động của học sinh. Như
thế nó đồng nghĩa với việc học sinh tiếp thu được kiến thức tối ưu. Hơn nữa không có phương
pháp dạy - học nào là vạn năng, điều quan trọng là giáo viên biết vận dụng nó như thế nào mà
thôi. Vậy nên, cần làm cho giáo viên ý thức được rằng việc đổi mới phương pháp dạy học nó
phải từ chính bản thân mỗi giáo viên và sự hợp tác từ phía học sinh.
Từ trước đến nay chưa có một tài liệu hay công trình nghiên cứu cụ thể nào đối với
việc định hướng khai thác “khoảng trống” trong dạy học Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du.
Với đề tài này, chúng tôi tin rằng nó sẽ cung cấp không ít những thông tin quan trọng về đặc
21
điểm thơ Đường luật nói chung và cách khai thác “khoảng trống” trong thơ Đường luật nói
riêng. Đóng góp của đề tài chính là giới thiệu thêm cho giáo viên trong quá trình dạy học văn
thơ Đường luật ở nhà trường phổ thông.
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT:
- Để khai thác tốt “khoảng trống” trong dạy học Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du cần phải
cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà thật tốt.
- Nhà trường cần đầu tư, hỗ trợ tài chính cho giáo viên in ấn, phô tô câu hỏi thậm chí có thiết
bị dạy học như hệ thống bảng phụ, tranh ảnh, tư liệu, Đặc biệt nhà trường và phụ huynh cần
tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan khu lăng mộ Nguyễn Du (Tiên
Điền – Nghi Xuân) như thế học sinh hiểu và yêu mến hơn về con người cũng như thơ văn Tố
Như.
- Sở giáo dục nên tổ chức các hội nghị chuyên đề về vận dụng các phương pháp dạy học phù
hợp với đối tượng học sinh để giáo viên có thể học hỏi lẫn nhau, nâng cao trình độ chuyên
môn và chất lượng giáo dục.
- Từ đề tài này định hướng cho nhiều người nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn về việc đổi mới
phương pháp dạy học góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá. Đồng thời định hướng cho quá
trình dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng.
Hết
22