Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Những vấn đề địa kỹ thuật khi thiết kế và thi công đào hố móng sâu tại khu vực TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.9 KB, 12 trang )


NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỊA KỸ THUẬT
KHI THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG ĐÀO HỐ MÓNG SÂU
TẠI KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH

PGS. TS. ĐẶNG HỮU DIỆP
Giám đốc Liên hiệp Đòa chất Công trình
xây dựng và môi trường

Trong điều kiện ở thành phố, mặt bằng công trình chật hẹp, khi xây dựng các công
trình cao tầng, đường xe ngầm, bãi đậu xe ngầm… thường phải bắt buộc thi công đào hố
móng sâu, các kỹ sư phải đối mặt với nhiều bài toán phức tạp, nếu không thận trọng sẽ có
những sự cố xảy ra, nhiều khi gây ra hậu quả nghiêm trọng. Những sự cố công trình đã
xảy ra trong thời gian gần đây ở TP. Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ điều đó.

I. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỊA KỸ THUẬT TRONG THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG ĐÀO HỐ
MÓNG SÂU.
I-1. Thiết kế thi công đào hố móng sâu:
Khi thi công đào hố móng sâu, trạng thái ứng suất trong nền đất sẽ thay đổi, từ đó
đất nền sẽ biến dạng dẫn tới khả năng mất ổn đònh. Thêm vào đó nước ngầm trong nền
đất cũng là một yếu tố tạo nên trạng thái mất ổn đònh. Chính vì vậy mà khi tiến hành đào
hố móng sâu bắt buộc phải thiết kế các kết cấu chống đỡ vách hố móng và đáy hố móng.
Tác dụng qua lại giữa áp lực đất và nước ngầm với hệ thống tường chắn và kết cấu khung
chống đỡ vách sẽ có thể dẫn đến những trạng thái giới hạn khác nhau. Yêu cầu hàng đầu
đối với thiết kế tường chắn và khung chống đỡ vách hố móng là không để xảy ra phá hoại
trạng thái cân bằng giới hạn, từ đó gây mất ổn đònh bản thân vách và đáy hố móng, đồng
thời còn có thể làm mất ổn đònh các công trình kề cận. Biểu hiện chủ yếu của trạng thái
cân bằng giới hạn bò phá hoại là mất cân bằng tónh lực, kết cấu chống đỡ bò phá vỡ, kể cả
việc không khống chế được tác dụng của nước ngầm. Hình vẽ dưới đây cho thấy những
trường hợp trạng thái cân bằng giới hạn bò phá hoại.


Hình 1. Các trạng thái cân bằng giới hạn có thể dẫn đến mất ổn đònh ở hố móng
Khi thiết kế tường chắn và kết cấu chống đỡ vách hố móng sâu bắt buộc phải xác
đònh áp lực đất và sự phân bố của chúng theo phương thẳng đứng. Mặc dù có thể dựa vào

các công thức để tính ra áp lực đất tónh lớn hơn áp lực chủ động và áp lực bò động, nhưng
trong thực tế phức tạp hơn nhiều, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
1- Áp lực đất tác dụng lên kết cấu chống đỡ vừa phụ thuộc tính chất cơ – lý của
đất, trò  và c, vừa phụ thuộc vào tính chất của kết cấu chống đỡ, nhất là độ
cứng của kết cấu. Trên thực tế trò lớn nhỏ của áp lực đất và trạng thái phân bố
của chúng là kết quả tác dụng tương hỗ giữa khối đất tạo vách hố móng và kết
cấu chống đỡ vách hố móng. Trong thiết kế cần phải xét đến yếu tố này.
2- Khác với thiết kế các loại tường chắn thông thường, đối với kết cấu chống đỡ
vách hố móng sâu phải hạn chế nghiêm ngặt sự biến dạng chuyển vò của kết
cấu chống đỡ, đặc biệt là khi bên cạnh vách hố móng đang chòu tác dụng ảnh
hưởng của những công trình hiện hữu. Sự biến dạng chuyển vò này không được
lớn hơn một giá trò có thể gây ra áp lực đất chủ động và bò động. Việc xác đònh
giá trò chuyển vò cho phép này phải dựa vào tính toán và kinh nghiệm thực tế
để phán đoán. Vì vậy mặc dù trong các tài liệu qui phạm khảo sát thiết kế kết
cấu chống đỡ vách hố móng sâu có đưa ra các số liệu kinh nghiệm, nhưng trong
thực tế cần tăng cường công tác thực nghiệm, đặc biệt là cần tích lũy những
kinh nghiệm của từng đòa phương nhằm đạt được mục tiêu vừa kinh tế vừa hiệu
quả.
Đối với đồ thò phân bố của áp lực đất, thông thường là phân bố theo hình tam giác
nếu chuyển vò ở đầu trên lớn hơn ở đầu dưới, đồng thời dựa theo công thức thông thường
mà tính toán. Tuy nhiên gặp một vài trường hợp tường chắn cắm vào đất không đủ sâu
hoặc đất ở đáy hố quá mềm, bấy giờ chuyển vò ở đầu dưới sẽ vượt quá chuyển vò ở đầu
trên, và áp lực đất sẽ phân bố theo hình parabol. Trong thiết kế kết cấu chống đỡ hố móng
sâu nên chú ý những trường hợp như vậy.
Đối với kết cấu mềm, do bản thân nó biến dạng khá phức tạp nên áp lực đất phân
bố cũng phức tạp.


 a


(a) (b)
Hình vẽ 2. Sự phân bố ứng suất ở vách hố móng
a) Trường hợp kết cấu chống đỡ cứng
b) Trường hợp kết cấu chống đỡ mềm


Tóm lại sơ đồ phân bố áp lực đất theo chiều sâu chòu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
như tính chất cơ – lý của đất, độ cứng của hệ kết cấu chống đỡ, chất lượng thi công công
trình… Vì vậy không nên máy móc áp dụng công thức sách vở để tính toán thiết kế như
nhau trong mọi trường hợp, mà phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Đặc biệt là đối với
những trường hợp thiết kế thi công đào hố móng sâu trong nội thò, chẳng những chòu tác
dụng tải trọng của các công trình cận kề, mà còn chòu tác dụng của xe cộ vật tư tập kết
trên thành hố móng để thi công công trình.
Cho đến hiện nay người ta chưa tìm được một phương pháp tin cậy để tính đúng
mức độ chuyển vò của vách hố móng và kết cấu chống đỡ. Chỉ biết rằng những chuyển vò
này thường chòu ảnh hưởng của các yếu tố như tính chất cơ – lý của đất tạo vách và đáy
hố móng, chiều sâu của vách hố móng, loại hình kết cấu chống đỡ và chất lượng thi công
lắp đặt các kết cấu chống đỡ. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy có thể khống chế mức
độ chuyển vò của các kết cấu chống đỡ ở mức thấp nhất bằng các biện pháp như sau:
1. Thi công lắp đặt các kết cấu chống đỡ thật kòp thời và nhanh chóng.
2. Nâng cao chất lượng thi công lắp đặt kết cấu chống đỡ.
3. Cố gắng áp dụng hệ kết cấu dự ứng lực.
Ngoài vấn đề chuyển vò mất ổn đònh ở vách hố móng sâu, người ta còn chú ý đến
ổn đònh ở đáy hố móng. Đối với vấn đề này có 2 trường hợp khác nhau: trường hợp hố
móng sâu trong đất sét và trường hợp trong đất cát.
Khi đào hố móng sâu trong đất sét sẽ làm cho trạng thái ứng suất trong nền đất

biến đổi, đẫn đến hiện tượng bục đáy do mất khả năng chòu tải âm (Negative bearing
capacity failure).

qs
H+qs
0
N



M



Hình vẽ 3. Sơ đồ kiểm toán ổn đònh đáy hố móng trong đất sét

Trong trường hợp này Terzaghi đã đưa ra công thức để tính hệ số an toàn chống
bục đáy như sau:
(1)


H
s
CB
s
qH
B
c
N
b

C
Fsb


)7,0)((
)7,0)((


Tức

(2)

Trong đó C
s
và C
b
là trò trung bình lực dính kết của đất nằm trên và nằm dưới mặt
đáy hố móng.
Thực chất công thức trên là để kiểm tra ổn đònh trượt dưới tác dụng gây ra bởi
trọng lượng H của khối đất MNOP cộng với tải trọng phụ gia q
s
tác dụng trên bề mặt MN
(hình vẽ 3).
Trong trường hợp đất cát thì mất ổn đònh của đáy hố móng là do không khống chế
được tác dụng của nước ngầm. Việc khống chế tác dụng của nước ngầm có 2 trường hợp.
Trường hợp thứ nhất khi độ dốc thủy lực của dòng thấm nước ngầm ở đáy hố móng lớn
hơn độ dốc thủy lực giới hạn, từ đó gây ra hiện tượng xói ngầm bục đáy (hình vẽ 4a) ở
trường hợp này hệ số an toàn được tính theo công thức dưới đây và giá trò của nó là 2.5.



Hình 4a. Trường hợp đáy hố móng nằm lọt trong tầng chưá nước


(3)
Trong đó 
b
và
w
là dung trọng của đất ở đáy hố móng và tỉ trọng của nước, I là độ
dốc thủy lực của dòng thấm ở đáy hố móng.
Trường hợp thứ hai (hình vẽ 4b) do áp lực thủy tónh ở dưới đáy hố móng quá lớn
làm cho lớp đất sét cách nước bên trên bò bục vỡ gây mất ổn đònh.
s
C
B
H
s
qH
c
N
b
C
Fsb
4,1)( 


w
I
b
F



.


H
h

Hình 4b. Trường hợp đáy hố móng có lớp sét cách ly tầng chưá nước

Trong trường hợp này sự mất ổn đònh đáy hố móng dẫn đến bục dáy được kiểm tra
bằng phương trình cân bằng giữa bề dày lớp đất cách nước ở đáy hố móng với chiều cao
cột nước có áp, tức

b
H = 
w
h
hoặc

từ đó ta có thấy (4)
nếu

đáy hố móng sẽ ổn đònh (5)

nếu

đáy hố móng mất ổn đònh, xảy ra bục đáy (6)

Trong các công thức trên H là bề dày lớp đất sét cách nước ở đáy hố móng; h là

chiều cao cột nước có áp so với mặt đỉnh của tầng chứa nước (tầng cát).
Biện pháp phòng tránh trong trường hợp thứ nhất là thực hiện các giải pháp kỹ
thuật để hạn chế nước ngầm chảy vào hố móng. Đặc biệt chú ý trong trường hợp này nhất
thiết không nên áp dụng giải pháp kỹ thuật bơm hút nước tháo khô đáy hố móng có thể
gây mất ổn đònh chẳng những cho đáy hố móng, mà còn có thể gây biến dạng nền đất
xung quanh và mất ổn đònh cho các công trình hiện hữu cận kề xung quanh. Trong trường
hợp thứ hai trước hết phải kiểm toán khả năng bục đáy mất ổn đònh, nếu có khả năng bục
đáy thì giải pháp kỹ thuật hữu hiệu là tạo các giếng bơm bên ngoài vách hố móng để hạ
h
w
H
b
.



h
w
H
b
.



h
w
H
b
.





thấp chiều cao cột nước có áp xuống thấp hơn mặt đáy hố móng, sau đó mới tiến hành thi
công đào hố móng.
Trong thiết kế thi công hố móng sâu cần phải chú ý đến sự ổn đònh an toàn của
những công trình cận kề. Để khẳng đònh sự cần thiết hay không phải có những giải pháp
kỹ thuật cụ thể để chống đỡ nền móng của các công trình cận kề cần phải đánh giá mức
độ quan trọng của chúng, vò trí tương đối của chúng so với vò trí hố móng sâu, dồng thời
phải căn cứ vào mặt cắt đòa chất và tính chất cơ lý của đất nền. Trường hợp không có kinh
phí thí nghiệm thì có thể dựa vào sơ đồ như sau (hình vẽ 5) để đi đến quyết đònh.
1
1
1
2
A
B
C
Tường chắn đỡ kiên cố
Đáy hố móng
0.6m


Một khi cần thiết phải chống đỡ nền móng của công trình cận kề lọt vào phạm vi
của khu A và B thì thiết kế phải xét đến tác dụng của tải trọng của nền móng cận kề đối
với kết cấu tường chắn chống đỡ vách hố móng sâu.
Yêu cầu cần thiết phải xử lý gia cố trước đối với các công trình nằm trong các
vùng chòu ảnh hưởng của thi công hố móng sâu

Cấp mức độ quan trọng

của công trình
Khu A
Khu B
Khu C
Cấp 1………
Cần biện pháp
chống đỡ
Cần xem xét kỹ để
quyết đònh
Thông thường không
cần chống đỡ
Cấp 2………
Cần biện pháp
chống đỡ
Cần xem xét kỹ để
quyết đònh
Không cần chống đỡ

Cấp 3………
Cần xem xét kỹ
để quyết đònh
Thông thường
không cần chống
đỡ
Không cần chống đỡ



I-2. Khảo sát đòa kỹ thuật để thiết kế thi công đào hố móng sâu:
Thiết kế thi công đào hố móng sâu phải có những căn cứ đầy đủ dựa trên những tài

liệu khảo sát đòa kỹ thuật, trong đó cần chú ý những điểm như sau:
1/ Cần phải tiến hành khảo sát sơ bộ để biết cần thiết hay không để ra giải pháp
tøng chắn chống đỡ giữ ổn đònh khi thi công đào hố móng sâu. Ở giai đoạn khảo sát tỉ mó
tiếp theo cần phải tiến hành khảo sát thí nghiệm chuyên biệt cho thiết kế thi công đào hố
móng sâu.
2/ Quyết đònh phạm vi khảo sát phải dựa vào qui mô kích thước rộng hẹp và chiều
sâu khai đào, đồng thời phải dựa vào điều kiện đòa chất công trình của đòa điểm công
trình. Vò trí các hố khoan khảo sát thí nghiệm phải có những hố khoan đặt ra ngoài phạm
vi đào hố móng sâu tương đương 1-2 lần độ sâu đào hố móng, nếu đất nền mếm yếu thì
phạm vi mở rộng khảo sát có thể xem xét nới thêm đến 4 lần chiều sâu. Bởi vì đất sét yếu
bão hòa chòu nhiều ảnh hưởng của thi công đào hố móng và sự biến đổi của nước ngầm ví
chúng sẽ biến đổi tính chất cơ lý ở những mức độ khác nhau, đặc biệt khi thiết kế kết cấu
vì neo chống đỡ. Chiều sâu khảo sát phải đáp ứng yêu cầu của tíinh toán đánh giá ổn đònh
và thiết kế tưởng chắn kết cấu chống đỡ.
3/ Kết quả khảo sát cho biết rõ cấu tạo đòa tầng, tính chất cơ lý của đất, căn cứ đòi
hỏi của thiết kế để xác đònh cường độ kháng cắt thoát nước hay không thoát nước của đất,
nhiều trường hợp phải xác đònh cường độ kháng cắt của đất theo phương pháp hữu hiệu.
Tuy việc thiết kế thi công đào hố móng sâu không dùng trực tiếp các chỉ tiêu nén lún và
đàn hồi nở của đất nhưng những tính chất này có tính chất tham khảo rất lớn trong việc
đánh giá khả năng bùng nền đáy hố, khả năng trương nở đàn hồi, đánh giá ảnh hưởng của
thi công đào hố móng sâu đối với công trình cận kề. Có điều kiện thì cần phải tiến hành
thí nghiệm tại hiện trường xác đònh hệ số áp lực ngang tónh. Phải xác đònh sự biến đổi tính
chất cơ lý của đất do trạng thái ứng suất ở vách hố biến đổi và trạng thái của nước ngầm
biến đổi. Những trường hợp hiện diện các loại đất đặc biệt như đất lún ướt, đất trương nở,
đất yếu bão hòa… Cần đánh giá đầy đủ sự biến đổ tính chất của chúng.
4/ Khảo sát cần làm rõ các đặc trưng của nước ngầm, bao gồm quy luật phân bố
tầng chứa nước, chiều sâu mực nước, tốc độ vận động, hướng vận động, hệ số thầm,
nguồn bổ cập và điều kiện thoát. Những số liệu này là căn cứ quan trọng để thiết kế biện
pháp khống chế ảnh hưởng của nước ngầm.
5/ Công tác khảo sát còn phải chú ý đến các công trình cận kề hiện hữu, nội dung

bao gồm kiểu kết cấu công trình, kiểu dạng nền móng, chiều sâu đáy móng, hiện trạng và
bao gồm kiểu kết cấu công trình, kiểu dạng nền móng, chiều sâu đáy móng, hiện trạng và
ảnh hưởng có thể có như chấn động, mực nước ngầm biền đổi, tính chất của đất biến đổi.
Ngoài ra còn chú ý đến các dạng công trình ngầm như đường ống, đường dây cáp, bởi
chúng chòu ảnh hưởng và có thể gây trở ngại cho thi công.
6/ Hồ sơ kết quả khảo sát ngoài những nội dung về đòa chất công trình ra, còn phải
nêu rõ điều kiện mặt bằng, nêu các kiến nghò về giải pháp chống đỡ, những nguyên tắc
tính toán thiết kế, giải pháp khống chế nước ngầm, cần thiết hay không tiến hành thí
nghiệm hiện trường, những yêu cầu đối với giám sát thi công.

I-3. Công tác giám sát thi công đào hố móng sâu:
Thi công đào hố móng sâu nếu xảy ra sự cố sẽ đưa đến nhiều tổn thất, đặc biệt nếu
ảnh hưởng đến công trình cận kề cũng có thể đưa đến tai họa lớn. Chính vì vậy trong quá
trình thi công cần phải thực hiện công tác giám sát và kiểm tra, kòp thời phát hiện các sai
sót trong thi công. Nội dung giám sát kiểm tra như sau:
1/ Giám sát kiểm tra việc thi công lắp đặt các kết cấu chống đỡ, kiểm tra kích cỡ,
quy cách, chất lượng của kết cấu, phương pháp thi công, trình tự thi công có phù hợp với
thiết kế hay không?
2/ Kiểm tra biến dạng của nền đất và chuyển vò của kết cấu.
3/ Theo dõi kiểm tra việc thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm khống chế ảnh
hưởng của nước ngầm, theo dõi sự biến đổi của mực nước ngầm và áp lực nước lổ rỗng
trong nền đất, đặc biệt chú ý những tác động ảnh hưởng do thi công gây ra, đồng thời hết
sức chú ý các hiện tượng đang phát sinh.
4/ Giám sát theo dõi các công trình cận kề, nhất là những công trình lớn và quan
trọng, chú ý phát hiện các hiện tượng xảy ra như lún, nứt, nghiêng…
Kinh nghiệm cho thấy cần phải theo dõi những thay đổi về điều kiện thi công, việc
tập kết vật tư thiết bò tại hiện trường thi công, tình trạng hư hỏng các đường ống, nước thải
tràn ngập, thời tiết mưa nắng đột ngột… ghi chép đầy đủ các hiện tượng bất thường như nứt
đất, kết cấu chống đỡ sai lệch bất thường, cát chảy, xói ngầm,… đồng thời kòp thời cảnh
báo để có thể kòp thời xử lý, hạn chế những tổn thất do sự cố gây ra.


II. KHẢ NĂNG XẢY RA SỰ CỐ CÔNG TRÌNH TẠI KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH:
II-1. Điều kiện đòa chất công trình khu vực TP. Hồ Chí Minh:
Trên bản đồ phân vùng đòa chất công trình khu vực TP. Hồ Chí Minh do PGS. TS.
Đặng Hữu Diệp thành lập lần đầu tiên vào năm 1982 đã chỉ rõ đặc điểm nổi bật của điều
kiện đòa chất công trình khu vực TP. Hồ Chí Minh là thể hiện tính phân vùng rất rõ rệt,
gồm 3 vùng được ký hiệu bằng kí tự A, B và C. Vùng A được cấu tạo bằng đá gốc, tuy
nhiên là đòa hình đồi dốc với diện tích phân bố nhỏ hẹp, nên không có ý nghóa về mặt quy
hoạch xây dựng công trình. Vì vậy trên toàn bộ diện tích khu vực TP. Hồ Chí Minh chủ
yếu gồm 2 vùng B và vùng C.

Hỡnh 6. Baỷn ủo phaõn vuứng ẹCCT khu vửùc TP.Ho Chớ Minh


Cấu tạo đất nền của vùng B thường gặp đất sét, sét pha cát, cát pha sét và đất cát.
Ở đây hiện diện tầng nước ngầm khá phong phú, có nơi là nước có áp nhẹ, mực nước
ngầm ở độ sâu 0,5 mét, 2,0 mét 5 mét và 10 mét tùy theo cao độ đòa hình, độ pH=6, có
khả năng ăn mòn CO
2
. trong vùng B khá phổ biến các hiện tượng rửa trôi bề mặt tạo
mương xói, hiện tượng lún ướt, hiện tượng xói ngầm và cát chảy. Điều kiện đòa chất công
trình vúng B được đánh giá là thuận lợi, tuy nhiên cũng cần phải có những biện pháp kỹ
thuật tương ứng để loại trừ ảnh hưởng của các hiện tượng đòa chất như mương xói, lún ướt,
xói ngầm, cát chảy để đảm bảo sự ổn đònh của công trình xây dựng.
Cấu tạo đất nền của vùng C gồm đất sét, sét pha cát, cát mòn và cát thô chúng
phần lớn đều có trạng thái bảo hòa nước, đây là những loại đất yếu, độ rỗng lớn, xốp, có
khả năng chòu tải rất thấp. Trong vùng C có tầng nước ngầm với mức độ chứa nước không
phong phú, mực nước ngầm nông gần sát bề mặt đòa hình, chủ yếu là nước Cl-Na, hàm
lượng sắt cao, độ pH rất thấp, chòu ảnh hưởng sâu sắc của nước phèn và mặn, có khả năng
ăn mòn CO

2
, ăn mòn sun-phát, ăn mòn acid, phổ biến các hiện tượng đòa chất như lầy hóa,
cát chảy, xói ngầm, xúc biến, đặc biệt là hiện tượng xâm thực bờ. Điều kiện đòa chất công
trình vùng C được đánh giá là không đồng nhất, kém thuận lợi hoặc không thuận lợi, rất
khó khăn, các hiện tượng đòa chất đều có khả năng uy hiếp sự ổn đònh của công trình.

II-2 Những sự cố công trình tiềm ẩn khi thi công đào hố móng sâu tại khu vực TP. Hồ
Chí Minh:
Từ những vấn đề đòa kỹ thuật đã nêu ở trên trong thiết kế thi công đào hố móng
sâu đối chiếu với điều kiện đòa chất công trình của khu vực TP. Hồ Chí Minh có thể thấy
rõ tại đây có thể xảy ra những sự cố công trình khi thiết kế thi công hố móng sâu.
Tại vùng B như trong bản đồ phân khu đòa chất công trình đã chỉ rõ, mặt cắt đòa
chất công trình phổ biến theo dạng từ mặt đất đến độ sâu 2.0-3.0 mét là đất sét bột có tính
lún ướt, kế tiếp xuống là lớp sét dẻo cứng đến cứng đến độ sâu từ 5.5 -11.0 mét, từ đó đến
40.0 -50.0 mét là một tầng chứa nước, nhiều nơi có áp cục bộ. Trong mặt cắt đòa chất công
trình như vậy nếu thi công đào hố móng sâu thì có khả năng xảy ra hiện tượng mất ổn
đònh đáy hố móng nếu dựa theo công thức của Terzaghi tính ra hệ số an toàn không đủ.
Cũng trong vùng B còn có khả năng xảy ra hiện tượng mất ổn đònh bục đáy hố
móng do ảnh hưởng của tầng nước ngầm trong mặt cắt đòa chất công trình như đã nêu ở
trên. Khả năng thứ nhất khi đáy hố móng nằm trong tầng chứa nước cát pha và cát, khi thi
công đào hố móng sâu lại áp dụng biện pháp bơm nước tháo khô làm cho độ dốc thủy lực
lớn hơn độ dốc thủy lực tới hạn gây ra hiện tượng xói ngầm bục đáy gây mất ổn đònh. Sự
cố công trình xảy ra tại công trình đào móng xây tầng hầm ở đường Nguyễn Thò Minh
Khai TP. Hồ Chí Minh (công trình Pacific) là một ví dụ minh chứng cho trường hợp này.
Tại đây trong mặt cắt đòa chất công trình hiện diện tầng nước dưới đất ở độ sâu 10 mét
đến 40 mét, thành phần đất là cát pha và cát, mực nước nằm ở độ sâu 9 mét. Khi thi công
người ta đã đào xuống đến độ sâu 20 mét, đáy hố móng nằm lọt trong tầng cát pha và cát
chứa nước có áp nhẹ. Người ta đã áp dụng biện pháp bơm tháo khô, làm cho mực nước

trong hố móng hạ thấp xuống đến 20 mét, xung quanh hố móng có kết cấu tường vây

chống đỡ, do đó đã tạo ra chênh lệch mực nước, tạo nên độ dốc thủy lực có giá trò lớn hơn
độ dốc thủy lực tới hạn, tạo điều kiện phát sinh hiện tượng xói ngầm, làm rỗng nền đất
xung quanh, gây mất ổn đònh cho các công trình hiện hữu cận kề, gây ra tổn thất nghiêm
trọng.
Một khả năng tiềm ẩn thứ hai có thể gây ra sự cố mất ổn đònh đáy hố móng cũng
trong vùng B của bản đồ phân khu đòa chất công trình 1/200.000 khu vực TP. Hồ Chí
Minh. Đó là trong khu vực B này nếu đáy hố móng nằm lọt trong tầng đất sét, nhưng gần
bên dưới đáy hố móng hiện diện tầng nước ngầm. Lúc bấy giờ nếu bề dày lớp sét cách
nước ở đáy hố móng không đủ để chống chòu lại lực đẩy của nước có áp bên dưới thì sẽ
xảy ra bục đáy, nước ngầm sẽ chảy vào làm ngập đáy hố móng, gây khó khăn cho công
việc thi công. Lúc ấy nếu dùng biện pháp bơm tháo khô đáy hố móng sẽ làm cho mực
nước ngầm xung quanh hố móng hạ thấp, mặt đất xung quanh đó sẽ ở trong trạng thái
thoát nước cố kết, hậu quả cuối cùng là nền đất xung quanh sẽ lún, gây ra các hiện tượng
mất ổn đònh mà biểu hiện cụ thể là nền móng của các công trình hiện hữu xung quanh sẽ
bò lún nghiêng, tường nứt, đường ống ngầm bò hư hại, mặt đất nứt nẻ… Ví dụ rõ ràng cho
trường hợp này là sự cố xảy ra tại công trình đào hố móng ở số 19 đường Thi Sách TP. Hồ
Chí Minh gây lún lệch nền móng tòa chung cư Residen bên cạnh.
Trong vùng C của bản đồ phân vùng đòa chất công trình khu vực TP. Hồ Chí Minh,
nếu thi công đào hố móng thì sẽ có khả năng xảy ra hiện tượng mất khả năng chòu tải âm
ở đáy hố móng, dẫn đến hiện tượng đất trồi trong đáy hố móng, mặt đất xung quanh sẽ
chòu ảnh hưởng tác động gây lún nghiêng, trường hợp nghiêm trọng sẽ bò sập đổ. Trong
vùng C, trên mặt cắt đòa chất công trình thường hiện diện tầng đất bùn sét dày 15 – 30
mét. Đất bùn sét luôn ở trạng thái bảo hòa, chưa được cố kết tự nhiên, độ rỗng lớn, cường
độ kháng cắt rất thấp, đặc biệt là có nơi loại đất này có tính hóa lỏng khi bò chấn động. Vì
vậy trong vùng C nếu thi công đào hố móng sâu, trong quá trình thi công xung quanh công
trường tập kết nhiều vật tư thiết bò hoặc có nhiều công trình hiện hữu, máy móc xe cộ hiện
hành gây chấn động càng dễ kích thích gây ra hiện tượng hóa lỏng.

II-3 Những bài học thực tế đối với khu vực TP. Hồ Chí Minh:
Nhìn lại những vấn đề đã nêu ở trên ta sẽ có câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao tại TP.

Hồ Chí Minh thời gian qua đã xảy ra nhiều sự cố công trình nghiêm trọng?
Trước hết đó là nhận thức không rõ ràng của các kỹ sư thiết kế và xây dựng công
trình về các vấn đề chuyên môn đòa kỹ thuật khi thiết kế và thi công công trình hố móng
sâu. Thực ra “hố móng sâu” phải được xem như là một hạng mục công trình có tính độc
lập chuyên biệt của nó, nó phải được thực hiện theo một quy trình đầy đủ như đối với
những hạng mục công trình khác, nghóa là phải trải qua các khâu từ khảo sát, thiết kế, thi
công đến giám sát thi công. Phải theo một quy trình kỹ thuật chặt chẽ như vậy mới bảo
đảm cho công trình không gặp phải sự cố. Trên thực tế thì các kỹ sư thiết kế và xây dựng
công trình của ta lại xem việc thiết kế và thi công hố móng sâu không phải là một hạng
mục công trình riêng biệt độc lập, mà họ xem đó chỉ là một công việc mang tính “ăn
theo” một hạng mục chính, từ đó bỏ qua tất cả các khâu kỹ thuật cần thiết, từ khảo sát

thiết kế đến thi công và giám sát thi công. Công trình Pacific ở đường Nguyễn Thò Minh
Khai là một ví dụ điển hình. Tại đây không có hồ sơ khảo sát đòa kỹ thuật cho việc thi
công đào hố móng sâu, mà chỉ có hồ sơ khảo sát đòa chất cho hạng mục công trình nhà cao
tầng tại đòa điểm này. Vì vậy việc thiết kế không có cơ sở kỹ thuật chắc chắn, không xét
đến ảnh hưởng của các công trình cận kề, không thực hiện giám sát thi công nghiêm túc
do đó trong thời gian thi công đào hố móng đến độ sâu 20 mét cách mặt đất đã xuất hiện
những dấu hiệu mất ổn đònh nhưng không được phát hiện và báo động kòp thời.
Trả lời câu hỏi nêu ra ở trên còn bộc lộ ra một vấn đề khác nữa là hiện thời chúng
ta chưa có những văn bản qui trình qui phạm về thiết kế thi công hố móng sâu, các kỹ sư
chuyên môn không nắm được các qui đònh kỹ thuật về khảo sát thiết kế và thi công hố
móng sâu. Chính vì vậy mà khi xảy ra những sự cố cụ thể, ngay cả các cơ quan quản lý
chuyên ngành tại đòa phương cũng tỏ ra lúng túng, không thể đưa ra những biện pháp giải
quyết triệt để.
Một vấn đề khác nữa là trình độ kỹ thuật nghề nghiệp của chúng ta hiện nay còn
quá hạn chế, đặc biệt là về chuyên môn đòa kỹ thuật, kỹ sư của ta chưa nắm rõ các nội
dung của thiết kế và khảo sát đòa kỹ thuật, các phương pháp thi công đòa kỹ thuật. Khi
thiết kế thi công hố móng sâu hoặc công trình ngầm dính dáng đến ảnh hưởng của nước
ngầm, người ta chỉ đề ra biện pháp kỹ thuật bơm tháo khô, trong khi nhiều trường hợp nếu

hạ thấp mực nước ngầm bằng biện pháp bơm có thể làm phát sinh các hiện tượng đòa chất
gây mất ổn đònh công trình. Một khi thấy rõ tác động của nước ngầm đến ổn đònh công
trình, ta không nên áp dụng kỹ thuật bơm tháo khô, mà chỉ nên áp dụng giải pháp cách ly
ảnh hưởng của nước ngầm bằng cách tạo màng chống thấm.
Ở Việt Nam chúng ta chưa xem trọng chuyên ngành đòa kỹ thuật, thiếu những kỹ
sư giỏi chuyên ngành đòa kỹ thuật trong lónh vực xây dựng công trình. Công trình đòa kỹ
thuật (Geotecnical engineeging) là những công trình có liên quan trực tiếp đến môi trường
đòa chất (đất đá, nước ngầm, các hiện tượng đòa chất), như công trình nền móng, đường
hầm, cầu cống, bến cảng… Hiện nay ở các trường đại học trong nước đang tiến hành đào
tạo kỹ sư chuyên ngành đòa kỹ thuật, tuy nhiên chương trình giảng dạy và cơ sở kỹ thuật
cho đào tạo ngành nghề đang rất hạn chế. Chính vì vậy mà trong thực tế đang thiếu hẳn
đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp có kinh nghiệm và trình độ để phục vụ cho xu hướng phát
triển đô thò hiện nay, lên càng cao và xuống càng sâu dưới mặt đất. Xuống “cõi âm” đòi
hỏi kiến thức phải sâu rộng, kinh nghiệm nghề nghiệp phải dày dạn để tránh những rủi ro
như trong thời gian vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh.

×