Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tính toán thiết kế công trình ngầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.61 KB, 8 trang )

1

ĐÔI ĐIỀU VỀ CUỐN SÁCH:
“TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH NGẦM” [1]
Đỗ Thụy Đằng 0912763260

Tóm tắt nội dung:
Sau khi đưa ra một số sai sót chính của cuốn sách [1], bài báo kết luận:
Nội dung cuốn sách [1] là thiếu tính trung thực, thiếu tính cơ bản, thiếu tính
hiện đại và thiếu tính Việt Nam hóa; cho nên khi sử dụng, chúng ta phải cân
nhắc mọi tình huống có thể xảy ra.


Sau khi đọc cuốn sách “Tính toán thiết kế công trình ngầm” của các tác giả
Trần Thanh Giám và Tạ Tiến Đạt do nhà xuất bản “Xây Dựng” ấn hành năm
2002 tại Hà Nội, tôi thấy có nhiều điều phải bàn để đi đến thống nhất.
Trước hết, trong bài báo này, tôi chỉ xin tập trung bàn về 1 số nội dung
trọng tâm của cuốn sách [1] còn chưa đáp ứng được mục tiêu góp phần phổ
biến và thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật xây dựng công trình ngầm ở
nước ta theo phương châm “Cơ Bản - Hiện Đại - Việt Nam”.
1/ Vấn đề khái quát hóa các đặc điểm cơ bản của các công trình
ngầm thường gặp để phân loại và gọi tên chúng:
Trong chương I của cuốn sách [1], các tác giả dự kiến trình bày những hiểu
biết ban đầu về công trình ngầm. Nhưng trên thực tế, cuốn sách [1] lại chưa
tạo cho người đọc, đặc biệt là sinh viên ngành khai thác mỏ và xây dựng
công trình – nhóm người đọc đáng được quan tâm, như đã nêu trong “Lời nói
đầu’ (trang 3 [1]) – có được khái niệm đúng và tổng hợp về các công trình
ngầm thường gặp nói chung, nhất là công trình ngầm trong mỏ nói riêng. Có
thể nói: thiếu sót này nẩy sinh do cuốn sách [1] chưa nêu được những hệ
thống phân loại các công trình ngầm bao hàm đủ các đặc tính và các mối
quan hệ quan trọng nhất của chúng. Đến nỗi, chính các tác giả của cuốn sách


[1] đã lúng túng khi gọi tên và trình bày các sơ đồ có liên quan đến các giếng
đứng (các hình 1-18; 1-19 và chương VI), ga tàu điện ngầm (trang 8) và các
công trình ngầm trong mỏ, bao gồm các giếng đứng, giếng nghiêng, các
đường lò bằng và nghiêng cơ bản, các hầm trạm vùng sân giếng (bến giếng -
shaft station - околоствольный двор) [2], các nút giao cắt, các hầm trạm
phụ, các đường lò bằng và nghiêng chuẩn bị khấu khoáng sản có ích và các
hầm lò phụ trợ (các trang 14-18). Cụ thể là cần bổ sung 2 hệ thống phân loại
các công trình ngầm như sau:
1.1/ Phân loại các công trình ngầm trên cơ sở kết hợp công dụng
chính, với góc nghiêng của trục dọc chính và tương quan kích thước
các chiều của không gian ngầm sử dụng:
1.1.1/ Các công trình ngầm có trục dọc chính dài, nằm ngang hoặc gần
nằm ngang, được gọi chung là hầm lò bằng.
Các hầm lò bằng có trục dọc chính không thẳng, lại có thể gọi theo tên
riêng, theo cách bổ sung vào tên chung đặc tính của trục dọc chính (cong,
gãy khúc, lồi…).
Các hầm lò bằng ngoài ngành mỏ, thường được gọi là hầm bằng.
2

Còn các hầm lò bằng trong ngành mỏ, thường được gọi là lò bằng. Cụ thể
hơn, tùy theo nhiệm vụ, tính chất đất đá xung quanh, đặc điểm vị trí so với
lò chợ (nơi chuyên khấu khoáng sản có ích theo phương pháp ngầm) …, các
lò bằng trong mỏ còn được phân chia thành các phân nhóm: các lò xuyên
vỉa, các lò đá chéo, các lò dọc vỉa đá, các lò dọc vỉa than, các lò cái lớp, các
lò cái đầu, các lò các chân, các lò song song, các lò vận chuyển (theo) đường
ray, các lò vận chuyển (theo) băng máng, các lò thông gió, các lò người đi,
các lò liên lạc, các đoạn nút giao cắt …
1.1.2/ Các công trình ngầm có trục dọc chính dài, nằm dốc nghiêng, được
gọi chung là các hầm lò dốc nghiêng.
Riêng trong các mỏ hầm lò, các hầm lò dốc nghiêng, có độ dốc dọc trung

bình và thoải (trong đó thường là: 
n
= 12
0

 42
0
), có cửa liên thông với bề
mặt lộ thiên, để mở mỏ (for opening of mine), được gọi là các giếng nghiêng
(inclined shafts of mine) (hình 1); còn các hầm lò nghiêng khác đều gọi
chung là các lò nghiêng.
Cụ thể hơn, theo tương quan
so với mức đường lò vận
chuyển chính, các đường lò
nghiêng trong mỏ, được phân
chia thành 2 phân nhóm chính:
Lò thượng là loại đường lò
nghiêng của hệ thống công
trình ngầm chuẩn bị của mỏ,
nằm phía trên mức lò bằng vận
chuyển chính.
Tùy theo đặc tính sử dụng,
các lò thượng có thể chia thành
các phân nhóm, có tên xác định
bằng cách bổ sung vào tên
chung định ngữ biểu thị đặc
tính trở thành: thượng đường
ray, thượng máng cào, thượng
thông gió, thượng người đi…).
Lò hạ hay lò ngầm là các lò nghiêng của hệ thống công trình ngầm chuẩn

bị của mỏ, nằm phía dưới mức đường lò bằng vận chuyển chính.
Tùy theo đặc tính sử dụng, các lò hạ hay lò ngầm, cũng có thể có tên gọi
riêng trên cơ sở bổ sung và tên chung đặc tính sử dụng (đường ray , máng
cào, thông gió, lối người đi…).
1.1.3/ Các công trình ngầm (không phân biệt lĩnh vực sử dụng) có kích
thước các chiều xấp xỉ nhau, hoặc chênh lệch nhau không nhiều, được gọi
chung là hầm trạm. Cụ thể hơn, trước hết có thể tùy theo quy mô, cùng với
đặc điểm tượng hình và công dụng để gọi tên cơ bản tương ứng là: hốc,
ngách, hầm, trạm, xưởng ngầm… sau đó có thể bổ sung thêm đặc điểm độ
dốc của trục dọc chính công trình: bằng,dốc thoải, dốc nghiêng, dốc đứng và
thẳng đứng.
1.1.4/ Các công trình ngầm có trục dọc chính dài, thẳng đứng hoặc gần
thẳng đứng, được gọi chung là các giếng đứng.


Hình 1 – Giếng nghiêng của Công ty than
Khe Chàm III – TKV
picasaweb.google.co.uk
3

Các giếng đứng không có cửa miệng thông trực tiếp với bề mặt lộ thiên,
còn được gọi là các giếng mù (blind shaft – слепой ствол). Các giếng mù để
đổ rót vật liệu rời (khoáng sản nguyên khai…), được gọi là phỗng rót. Các
giếng mù để thông gió được gọi là các phỗng gió. Còn các giếng mù để lưu
chuyển vật liệu rời (khoáng sản nguyên khai…) có thể gọi là các bunke ngầm.
Cần thấy rõ rằng, cả trong đời sống dân dã và trong kỹ thuật xây dựng Việt
Nam, danh từ chung “giếng” là rất thông dụng. Tiếc rằng tác giả của tài liệu
[1] lại coi danh từ này là ít thông dụng và thiếu khoa học, đến nỗi phải dùng
danh từ “hầm đứng” để chỉ các công trình ngầm thuộc loại giếng đứng.
Chính thiếu sót này, đã dẫn các tác giả tài liệu [1] đến sư thiếu nhất quán

khi trình bày nội dung các tiểu đề mục 5.2 (trang 16); tiết §4 (trang 91); và
chương VI (từ trang 290 đến trang 324). Đặc biệt là các tác giả trên đã
không khái quát hóa được những kiến thức cần trình bày, đến nỗi để xuất
hiện sự trùng lặp trong các minh họa kết cấu 6-10 và 6-17; cùng với những
tính toán đặc trưng hình học của chúng.
1.1.5/ Các công trình ngầm trong mỏ làm nhiệm vụ mở mỏ, mở các cánh
và các khu vực của khai trường (mine field – рудничное или шахтное поле),
cùng với các hầm trạm vùng sân giếng và các chỗ giao cắt nhau giữa các
công trình ngầm này, do có thời gian phục vụ tương đối lớn so với thời gian
tồn tại của toàn mỏ, được gọi chung là các công trình ngầm (hoặc hầm lò) cơ
bản của mỏ.
1.1.6/ Các công trình ngầm trong mỏ phục vụ cho quá trình mở và khấu
khoáng sản có ích trong lò khấu (stoping face – очистной звбой) hay lò chợ
(long face – лава) (hình 2), cùng với các hầm trạm và các chỗ giao cắt nhau
dọc theo các công trình ngầm này, do thời gian phục vụ tương đối ngắn, gắn
liền với thời gian chuẩn bị và khấu lò chợ, được gọi chung là các công trình
ngầm (hầm lò) chuẩn bị của mỏ.
1.1.7/ Các công trình ngầm
trong mỏ phục vụ yêu cầu đảm bảo
an toàn và hỗ trợ cho các quá trình
thi công các công trình cơ bản và
chuẩn bị được gọi chung là các công
trình ngầm (hầm lò) phụ trợ của
mỏ.
1.1.8/ Các công trình đào vào vỏ
trái đất, có trục dọc chính thẳng
đứng hoặc gần thẳng đứng, với cửa
miệng lộ thiên hướng lên trên, nếu
kích thước các chiều của không gian
sử dụng đều không lớn, có thể gọi

là hố (đào); còn nếu kích thước các
chiều này đều tương đối lớn, có thể
gọi là các thùng (đào). Đặc biệt các
thùng đào có mục đích khai thác mỏ lộ thiên các khoáng sản rắn có ích, có
thể gọi theo kiểu Pháp là các “moong” (moins) - xuất phát từ ý nghĩa: các
công trình xuống âm (một thuật ngữ thông dụng trong ngành mỏ và vùng
mỏ Đông Bắc lớn nhất nước ta).
1.1.9/ Các công trình đào vào vỏ trái đất, có kích thước theo phương
Hình 2: Lò chợ khai thác than ở Công
Ty Than Nam Mẫu. Ảnh: Đặng Nhun
g

4

thẳng đứng không lớn, thậm chí biến thiên và có chiều dài 2 bờ khác biệt
nhau, nhưng có cửa miệng lộ thiên hướng lên trên, với kích thước 2 chiều dọc
và ngang chênh lệch nhau đáng kể, có thể gọi là hào.
1.1.10/ Trường hợp đặc biệt, các công trình đào vào sườn đồi núi, có kích
thước theo phương thẳng đứng không lớn, nhưng thay đổi, với độ cao và
chiều dài các bờ có thể không giống nhau, nếu cửa miệng lộ thiên hướng lên
phía trên với kích thước 2 chiều rộng và dài chênh lệch nhau không nhiều,
khi gọi tên cần dựa vào đặc điểm cụ thể giữa chiều cao và chiều dài các bờ
để gọi là hố lệch hay hào lệch (hố móng, hào mở vỉa…).
1.2 – Phân loại các công trình ngầm trên cơ sở kết hợp đặc tính của
môi trường xung quanh với tương quan vị trí của chúng so với bề mặt
lộ thiên địa phương:
1.2.1 – Các công trình ngầm trong đất đá.
Các hầm lò dưới sâu (so với bề mặt lộ thiên) là các công trình ngầm có trục
dọc chính nằm ngang và dốc nghiêng nằm sâu trong lòng đất đá, đảm bảo
trên nóc mặt cắt ngang cuối cùng hoặc thấp nhất đều có phần đất đá đè trên

nóc tương đối dày, dù không được gia cố nhân tạo vẫn không bị trường trọng
lực gây vỡ lở lún sụt lên đến bề mặt lộ thiên.
Các hầm lò nằm nông (so với bề mặt lộ thiên) là các công trình ngầm có
trục dọc chính nằm ngang và dốc nghiêng nằm gần bề mặt lộ thiên, phần đất
đá đè trên nóc tương đối mỏng, nếu chưa được gia cố nhân tạo, sẽ không có
khả năng làm việc như những dầm bản ổn định, đến mức rất dễ bị trường
trọng lực gây vỡ lở, sụt lún lên đến bề mặt lộ thiên.
Các hầm lò nửa chìm nửa nổi là 1 nhóm hầm lò nằm nông, chỉ có 1 phần
phía dưới nằm thấp hơn bề mặt lộ thiên nguyên thủy. Phần vỏ chống phía
trên của chúng hoặc là để lộ thiên, hoặc là được che phủ bằng vật liệu đắp
(thường là đất đá).
Các hầm lò nổi, là 1 nhóm hầm lò nằm nông khác, có phần lớn hoặc toàn
bộ chiều cao hầm lò đều nằm trên mức mặt bằng công tác xung quanh. Phía
trên vỏ chống của chúng cũng có thể để lộ thiên hoặc được phủ bằng vật liệu
đắp (thường là đất đá). Thông thường không có hầm lò nổi toàn chiều dài,
mà chỉ có hầm lò nổi từng đoạn; trong đó, thường gặp nhất là đoạn cửa cùng
với cổ hầm lò xuyên núi (đồi) và đoạn cửa giếng nghiêng bên sườn núi (đồi).

Hình 1: Xử lý các bờ dốc xung quanh
hào cửa Nam hầm Hải Vân.

Hình 2: Cửa Nam Hầm Hải Vân
[3].
5


Các hầm lò xuyên núi (đồi) là các hầm lò bằng và nghiêng có trục dọc
chính dài xuyên vào núi (đồi). Mỗi hầm lò này thường có không ít hơn 2 cửa
hầm mở bên bờ núi (đồi). Trên thực tế, mỗi hầm lò này, đều được thiết kế cố
gắng đảm bảo khả năng thoát nước tự nhiên ra 1 hoặc tất cả các cửa lộ

thiên, cho nên trắc đồ dọc mỗi hầm lò này thường là dốc 1 phía hoặc gãy
khúc lồi. Thông thường, các phần thân hầm lò xuyên núi (đồi) là các phần
nằm sâu, nhưng vẫn có thể toàn chiều dài 1 hầm lò xuyên núi (đồi) đều nằm
nông (hình 1 và hình 2).
Đa số trong các đoạn hầm lò nằm nông đều được xây dựng theo phương
pháp hở (lộ thiên) toàn phần (hầu hết mọi bộ phận của đoạn hầm lò này đều
được xây dựng trong hào thi công). Một số trong các đoạn đó, được xây dựng
theo phương pháp hở 1 phần (thí dụ, xây dựng các tường và trần theo
phương pháp hở và các bộ phận còn lại được xây dựng theo phương pháp
ngầm…). Chỉ những đoạn đặc biệt trong chúng, mới được xây dựng theo
phương pháp ngầm toàn phần (với bước thi công ban đầu là gia cố đất đá
xung quanh, đặc biệt là đất đá trên nóc hầm lò.
Trở lại cuốn sách [1], do các tác giả chưa có hệ thống phân loại các công
trình ngầm 1 cách rõ ràng, cho nên đã để xảy ra tình trạng: tiêu đề là “hầm
khu vực lộ thiên” (trang 8), nhưng nội dung lại trình bày 1 số khái niệm về
công trình ngầm nằm nông dưới mặt đất và đưa ra hình minh họa 1.5 là ga
tàu điện ngầm nằm nông dưới mặt đất.
Các giếng sâu là các giếng có đáy nằm ở độ sâu khá lớn dưới mặt lộ thiên,
đảm bảo khi tồn tại độc lập, đáy của chúng không thể thông gió nhờ vào sự
khuyếch tán gió trên mặt lộ thiên, kể cả đã kết hợp với các biện pháp đơm
gió.
Các giếng nông là các giếng có đáy nằm ở độ sâu không lớn dưới mặt lộ
thiên, đảm bảo khi tồn tại độc lập, đáy của chúng có thể thông gió nhờ vào
sự khuyếch tán gió trên mặt lộ thiên bằng các biện pháp đơn giản.
1.2.2 – Các công trình ngầm dưới nước là các công ngầm chịu ảnh hưởng
trực tiếp của môi trường nước mặt và nước trọng lực trong lòng và dưới đáy
hồ, đầm, sông, biển…
Trong thực tế 2 loại công trình ngầm dưới nước quan trọng và thường gặp
là:
Hầm đập (hầm có đặc tính của đập tràn): hầm chìm trong nước, nhưng có

1 hoặc 1 số phần phía dưới của hầm liên kết chặt chẽ với đất đá đáy nước.
Hầm cầu (hầm có đặc tính của cầu lơ lửng trong nước): hầm chìm trong
nước và chỉ được tỳ lên đất đá đáy nước thông qua các mố trụ.
1.2.3 – Trong khi các công trình ngầm ngành mỏ chủ yếu nằm trong môi
trường đất đá và có diện tích mặt cắt ngang không lớn lắm và ít gặp những
hầm lò có trắc đồ dọc võng xuống; thì các công trình ngầm ngoài ngành mỏ,
như đường xe cơ giới, kho tàng ngầm, xưởng máy ngầm, nhà máy thủy điện
ngầm, các công trình ngầm thành phố…không những có thể làm việc trong
nhiều môi trường khác nhau (đất đá, nước và không khí); mà còn có thể có
quy mô rất khác nhau (đường ngầm đặt cáp điện thành phố có thể có diện
tích mặt cắt ngang chưa đến 1m
2
, nhưng ga tàu điện ngầm và gian máy tua
bin thủy điện ngầm có thể có diện tích mặt cắt ngang đến hàng trăm m
2
);
đồng thời, có thể gặp rất nhiều đường hầm có trắc đồ dọc võng xuống …
6

2 – Vấn đề tìm hiểu khái niệm cơ học đất đá:
Thứ nhất, nên dùng thuật ngữ độ bền [3] thay cho thuật ngữ cường độ
(trang 34), tiếp theo là nên dùng độ bền nén thay cho cường độ chống nén;
độ bền kéo thay cho cường độ chống kéo; giới hạn bền thay cho cường độ
giới hạn phá hoại…[7](trang 35). Tránh tình trạng gây khó hiểu khi viết: “khi
tính toán chống lò cần tính cường độ và độ bền vững dưới tác dụng của…,
trường hợp bình thường chỉ cần tính độ bền vững là đủ” (trang107).
Thứ hai, chúng ta đều biết rằng, có nhiều lý thuyết bền khác nhau. Mỗi lý
thuyết chỉ sử dụng có hiệu quả trong 1 phạm vi riêng.
Trên thực tế, để tính toán bền cho đất đá, phải tùy điều kiện mà chọn lý
thuyết bền tương ứng. Thí dụ, khi sử dụng lý thuyết bền Mohr – Coulomb là

chúng ta quan tâm đến sự khác biệt giữa độ bền kéo và độ bền nén của đất
đá. Còn khi sử dụng lý thuyết bên Griffith là chúng ta không những quan tâm
đến tính nứt nẻ của chúng [7].
Trong cuốn sách [1], đã nêu 1 số đường bao các vòng tròn Mohr giới hạn,
nhưng chưa nêu cách lập, phạm vi sử dụng và cách sử dụng, đến nỗi chính
trong sách có sự trùng lặp thiếu khoa học khi coi vấn đề xác định vị trí mặt
cân bằng giới hạn của đất đá trong trường ứng suất 2 chiều như là vấn đề
độc lập so với lý thuyết bền Mohr – Coulomb (từ trang 34 đến trang 52).
Thứ ba, có rất nhiều thông số cơ học ứng dụng khác nhau, trong đó “hệ số
độ bền” của đất đá f do giáo sư M.M. Prôtôđiacônôp (М.М. Протодьяконов)
đề xuất có phạm vi ứng dụng rộng rãi. Tiếc rằng, khi nói về thông số này,
các tác giả cuốn sách [1] không những không nêu rõ tên người đề xuất, lại
còn lập lờ đưa ra bảng 2-4 gần giống bảng PL-1 của giáo sư М.М.
Протодьяконов mà không có giải thích (xem trang 47 và trang 325).
Thứ tư, ở tiết §8 chương II của cuốn sách [1], trong khi các tác giả dự kiến
bàn về tính biến dạng lún theo thời gian-nén cố kết thấm của đất đá, nhưng
lại viện dẫn kết quả thí nghiệm mẫu bê tông (trang 53) và sử dụng các mô
hình vật thể từ biện với tải trọng kéo (các hình 2-17; 2-18; 2-19; 2-20; 2-21
và 2-22) mà không có chú giải.
Thêm vào đó, vì trong cuốn sách không có hướng dẫn cách lập các phương
trình trạng thái của mô hình các vật thể lý tưởng từ đơn giản đến phức tạp,
cho nên kết quả trình bày trở nên khó hiểu và không ứng dụng được [9].
3 – Vấn đề tính toán nội lực các vì chống bằng gỗ, bằng thép và
bằng bê tông cốt thép đúc sẵn trong các hầm lò bằng và nghiêng:
Trong cuốn sách [1], do chưa có được hệ thống phân loại các sơ đồ tính
toán vì chống [4]&[9]; đã dẫn đến tình trạng xây dựng công thức tính nội lực
của chúng không mạch lạc, thậm chí còn trùng lặp và sai lầm.
Thí du, có thể dựa vào sơ đồ tính 4-24b để tính nội lực cho các vì chống 3
khớp bằng bê tông cốt thép đúc sẵn và bằng thép (trang 143). Các công thức
(4-14) và (4-19) là các trường hợp đặc biệt của công thức (4-50). Sơ đồ nội

lực trên hình 4-12 là trường hợp đặc biệt của sơ đồ tính nội lực trên hình 4-
25c … . Hình vẽ 4-29 không phù hợp với tên gọi.
Trong trang 117, vẽ sơ đồ tính vòm 2 khớp, lại đưa ra kết quả lực xô ngang
của vòm 3 khớp (công thức 4-14).
Trong trang 118, vẽ sơ đồ tính vòm 3 khớp chồng lên sơ đồ cấu tạo vì
chống vòm 2 khớp (khi làm việc lâu dài ở chế độ xiết chặt các gông) và cũng
sử dụng kết quả lực xô ngang của vòm 3 khớp (công thức 4-19).
7

Các sơ đồ nội lực trên hình 4-10 và 4-11 chưa đủ điều kiện ứng dụng vào
thực tế vì không cho thấy được yêu cầu xử lý chân vì chống trong các trường
hợp: áp lực đất đá bên tường tương đối lớn và chiều cao hầm lò tương đối
lớn, gây ra lực xô các chân vì chống vào phía trong([9]&[10]).
4 – Vấn đề tính toán vỏ chống giếng đứng:
Trong chương VI của cuốn sách [1], đã sử dụng lý thuyết tính toán của
nhiều người, đặc biệt là lý thuyết tính toán vỏ chống cổ giếng đứng của E.P.
Kalmưkov (Е. П. Кальмыков) [11], nhưng không nêu tên người đề xuất (các
trang 291 đến 305).
Thêm vào đó, vì chưa chú ý đến yêu cầu tổng hợp kiến thức, cho nên đã
trình bày hình 6-10 trùng với hình 6-17 ([5]&[11]).
5 – Vấn đề trình bày kiến thức về vì neo và bê tông phun:
Hiện nay vì neo và bê tông phun đang được áp dụng rộng rãi để bảo vệ
mặt lộ xung quanh công trình ngầm, không những ở nước ngoài mà ngay cả
ở nước ta.
Về chủng loại vì neo, chúng ta không những đã sử dụng vì neo nêm chẻ, vì
neo bê tông cốt thép, mà cả vì neo chất dẻo, vì neo ống và 1 số loại vì neo
tiên tiến khác [6],[7],[8].[9] và [10].
Còn về bê tông phun, chúng ta đã trải qua giai đoạn sử dụng bê tông phun
khô và đang tiến mạnh vào giai đoạn sử dụng bê tông phun ướt.
Trong cuốn sách [1], các tác giả chỉ mới đề cập đến vấn đề thiết kế loại vì

neo cổ sơ lạc hậu nhất là vì neo thép có nêm chẻ đơn giản.
Cũng cần nói thêm rằng, ngay với loại vì neo nêm chẻ, nhưng tổ hợp thông
số đường kính neo d=(20

25)mm và đường kính lỗ khoan đặt neo D=(32

40)mm nêu ở trang 123 của cuốn sách [1], lại vẫn chưa hợp lý, bởi vì độ
chênh lệch )( dD



hợp lý nhất là:
mmmm 74



. [8].
Từ yêu cầu giúp người đọc, đặc biệt là sinh viên có khái niệm cơ bản về vì
neo, có thể nhận thấy thiếu sót cơ bản trong mảng kiến thức về vì neo của
cuốn sách [1] là:
- Chưa nêu được hệ thống phân loại nguyên lý làm việc của các loại vì neo.
- Chưa hệ thống hóa được các đặc điểm cấu tạo, cùng với ưu nhược điểm,
phạm vi áp dụng và nguyên lý tính toán thiết kế các loại vì neo đang được áp
dụng rộng rãi ở nước ta, tương ứng với từng đặc điểm của đất đá và tư thế
của mặt lộ.
- Chưa định hướng được loại hình vì neo, cùng với quy mô và biện pháp
phát triển sử dụng chúng ở nước ta.
6 – Kết luận:
Qua phân tích ở trên, có thể nhận định rằng: khi viết cuốn sách [1], các tác
giả không những thiếu tài liệu tham khảo, mà còn thiếu cả năng lực tổng hợp

và khái quát hóa vấn đề cùng với năng lực định hướng những hoạt động cơ
bản có tính chuyên môn; đến nỗi, nội dung cuốn sách [1] còn thiếu tính
trung thực, thiếu tính cơ bản, thiếu tính hiện đại và thiếu tính Việt Nam.

Các tài liệu tham khảo:
1- Trần Thanh Giám Và Tạ Tiến Đạt- Tính toán thiết kế công trình ngầm –
NXB Xây Dựng – Hà Nội – 2002.
2- Nguyễn Tài Anh, Tony Leed , Nguyễn Thành Sơn, Tony Tatom – Từ điển
khoa học công nghệ mỏ Anh Việt – ICI explosives – Hà Nội – 1996.
8

3- Nguyễn Y Tô – Sức bền vật liệu – NXB ĐH&THCN – Hà Nội - 1987.
4- Lều Thọ Trình – Cơ học kết cấu – Tập 1 – NXB Khoa Học và Kỹ Thuật –
Hà Nội – 2001.
5- Đỗ Thụy Đằng – Để chống trượt cho các vỏ chống liền khối của các
giếng đứng – Tuyển tạp báo cáo Hội Nghi Khoa Học Kỹ Thuật Mỏ toàn quốc
lần thứ XV – Huế - 7/2003.
6- Đỗ Thụy Đằng – Các thông số chính vì neo gia cố sơ bộ mặt lộ đá rắn,
nứt nẻ trung bình xung quanh giếng đứng hình tròn đang đào –T/C Công
Nghiệp Mỏ - Hà Nội – 1/2003.
7- Jolin A.Franklin, Maurice B. Dusseault – Cơ học đá công trình – NXB
Giáo dục – Hà Nội – 2000.
8- Югон А. & Кост А. – Штанговое крепление горных пород –
Госгортехиздат - Москва – 1962.
9- - В.Н. Каретников и др. Крепление капиталных и подготовительных
горнных выработок . Спрабочник - Москва Недра” - 1989 .
10- Károly Széchy – The art of tunnelling – Akadémiai Kiádo Budapest –
1966.
11- Е. П. Кальмыков – Сооружение устьев вертикальных стволов -
Госгортехиздат - Москва – 1960.



Abstract:
A FEW MATTERS ABOUT THE BOOK: “ CALCULATION AND DESIGN OF
UNDERGROUND CONSTRUCTION” [1].

Do Thuy Dang 0912763260

After guiding some main mistakes of the book [1] have shorteomings
about: truthfulness, basics, modernity and Vietnamisation; therefore when
using, we must consider every eventuality.











×