Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài voọc quần đùi trắng trachypithecus delacouri (osgood, 1932) ở khu bảo tồn thiên nhiên vân long và đề xuất một số giải pháp bảo tồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.34 MB, 176 trang )

MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1. TỔNG QUAN
3
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỌ PHỤ COLOBINAE JERDON,
1867
3
1.2. LỊCH SỬ VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
TỚI VOỌC QUẦN ĐÙI TRẮNG
9
1.3. TÀI LIỆU VỀ THỨC ĂN CỦA CÁC LOÀI VOỌC TRONG
PHÂN HỌ COLOBINAE Ở CHÂU Á
13
Chương 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
16
2.1. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
16
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
16
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
17
2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
19
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
19
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu phân bố, tập tính, tình trạng bảo tồn


Voọc quần đùi trắng ở Vân Long
19
2.3.1.1. Phương pháp phỏng vấn
19
2.3.1.2. Phương pháp khảo sát theo đường mòn
19
2.3.1.3. Phương pháp xác định vùng hoạt động
20
2.3.1.4. Phương pháp lấy mẫu tập tính
20
2.3.1.5. Phương pháp phân tích sinh hóa thức ăn
22
2.3.1.6. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin về các nhân tố đe
dọa và tình trạng bảo tồn Voọc quần đùi trắng ở Vân Long
23
2.3.2. Phương pháp phân tích đánh giá tính đa dạng hệ thực vật
23
2.3.2.1. Phân tích tính đa dạng về thành phần loài
23
2.3.2.2. Đánh giá tính đa dạng thành phần loài, đặc trưng cấu trúc hệ
thống hệ thực vật
24
2.3.2.3. Nguyên tắc phân tích thảm thực vật
24
2.3.2.4. Mô tả và phân tích cấu trúc
24
2.3.3. Nghiên cứu nguồn thức ăn thực vật của Voọc quần đùi trắng
26
2.3.3.1. Xây dựng danh lục thành phần loài thực vật là thức ăn của
Voọc quần đùi trắng

26
2.3.3.2. Xác định sự phân bố của các loài cây là thức ăn của Voọc
quần đùi trắng
26
2.3.3.3. Tính sinh khối cây thức ăn trong ô tiêu chuẩn, ước tính sinh
khối cây thức ăn của khu vực nghiên cứu
27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
28
3.1. KHU VỰC PHÂN BỐ VÀ VÙNG HOẠT ĐỘNG CỦA VOỌC
QUẦN ĐÙI TRẮNG
28
3.1.1. Khu phân bố và nơi cư trú
28
3.1.2. Vùng hoạt động
37
3.1.2.1. Diện tích vùng hoạt động
37
3.1.2.2. Tập tính bảo vệ vùng hoạt động
40
3.1.2.3. Di chuyển của đàn Voọc quần đùi trắng trong vùng hoạt động
46
3.1.2.4. Địa điểm ngủ đêm của Voọc quần đùi trắng ở Vân Long
51
3.2. THỨC ĂN CỦA VOỌC QUẦN ĐÙI TRẮNG Ở VÂN LONG
54
3.2.1. Thành phần loài thực vật và loài cây là thức ăn
54
3.2.2. Nguồn thức ăn và chất lượng nơi sống
58

3.2.3. Các bộ phận thực vật làm thức ăn cho Voọc quần đùi trắng
66
3.2.4. Sự lựa chọn thức ăn của Voọc quần đùi trắng
74
3.3. HOẠT ĐỘNG SINH SẢN
80
3.3.1. Hoạt động giao phối
80
3.3.2. Sinh con và nuôi con
83
3.4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA VOỌC MÔNG TRẮNG
86
3.4.1. Tiếng kêu
86
3.4.2. Quỹ thời gian hoạt động
89
3.5. CẤU TRÚC ĐÀN VÀ TẬP TÍNH XÃ HỘI CỦA VOỌC
MÔNG TRẮNG TẠI VÂN LONG
97
3.5.1. Cấu trúc đàn và biến động số lượng cá thể trong đàn
97
3.5.2. Tập tính xã hội của Voọc quần đùi trắng
101
3.5.2.1. Quan hệ nội bộ đàn
101
3.5.2.2. Quan hệ giữa các đơn vị xã hội
105
3.5.3. Sự phát tán của các cá thể khỏi đàn
106
3.6. TÌNH TRẠNG BẢO TỒN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN

PHÁP BẢO TỒN VOỌC QUẦN ĐÙI TRẮNG Ở VÂN LONG
112
3.6.1. Những tác động xấu đến môi trường sống
112
3.6.2. Khả năng tồn tại của quần thể Voọc quần đùi trắng ở Vân Long
115
3.6.3. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn Voọc quần đùi trắng
117
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
122
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
124
TÀI LIỆU THAM KHẢO
125
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ADF: Chất xơ hòa tan axit
ANOVA: Phân tích phương sai
df: Bậc tự do
DX (hay SD): Phương sai mẫu
ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội
Mann-Whitney: Tiêu chuẩn tổng hạng Mann-Whitney
n: Số quan sát
P: Xác suất

r: Hệ số tương quan Pearson
r
s
: Hệ số tương quan Spearman
TT: Thứ tự
X: Giá trị trung bình mẫu






DANH SÁCH CÁC BẢNG



Trang
Bảng 2.1.
Các tiêu chí xác định tuổi, giới tính của Voọc
quần đùi trắng
22
Bảng 3.1.
Tọa độ các vị trí phân bố Voọc mông trắng ở Vân
Long (2005 - 2006)
28
Bảng 3.2.
Tọa độ đại diện các vị trí phân bố của Voọc quần
đùi trắng tại Vân Long cho đến tháng 9-2007
30
Bảng 3.3.

Vị trí phân bố, kích thước và cấu trúc của 11 đơn
vị xã hội Voọc quần đùi trắng ở Vân Long từ
tháng 4/2005 – 9/2007
32
Bảng 3.4.
Tọa độ các điểm ngủ của Đàn số 1 và Đàn số 4
52
Bảng 3.5.
Các loài thực vật là thức ăn cho Voọc quần đùi
trắng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Vân Long
55
Bảng 3.6.
Thành phần loài thực vật làm thức ăn cho Voọc
quần đùi trắng ở rừng rậm thường xanh nhiệt đới
thứ sinh trên núi đá vôi ở Vân Long
60
Bảng 3.7.
Thành phần loài thực vật làm thức ăn cho Voọc
trong rừng nhiệt đới thứ sinh thường xanh cây lá
rộng trên núi đá vôi Đồng Quyển-Vân Long
61
Bảng 3.8.
Thành phần loài thực vật làm thức ăn cho Voọc
quần đùi trắng trong trảng cây bụi thứ sinh thường
xanh trên núi đá vôi ở Đồng Quyển và Hàm Rồng
- Vân Long
63
Bảng 3.9.
Thành phần loài thực vật làm thức ăn cho Voọc
quần đùi trắng trong trảng cây bụi thứ sinh thường

xanh trên núi đá vôi ở Ngư Cào, Mèo Gà, thung
Cáo - Vân Long
64
Bảng
3.10.
Mức độ phong phú cá thể và vật hậu các loài thực
vật hoang dại là thức ăn cho Voọc quần đùi trắng
ở Vân Long – Ninh Bình
69
Bảng
3.11.
Các mẫu cây đem phân tích và các chỉ số hóa sinh
75
Bảng
3.12.
ANOVA 3 nhân tố Protein 3 cấp, Tanin 3 cấp,
Phenolic 3 cấp.
78
Bảng
3.13.
ANOVA 3 nhân tố Lipid 3 cấp, Tanin 3 cấp,
Phenolic 3 cấp.
78
Bảng
3.14.
ANOVA 3 nhân tố Protein 3 cấp, Lipid 3 cấp,
Tanin 3 cấp
79
Bảng
3.15.

.ANOVA 3 nhân tố Protein 3 cấp, Lipid 3 cấp,
Phenolic 3 cấp
79
Bảng 3.16
Tỷ lệ các hoạt động ở các nhóm tuổi/giới tính của
Voọc quần đùi trắng ở Vân Long (n = 5243, số
liệu đã hiệu chỉnh)
91
Bảng
3.17.
Bảng theo dõi dân số của Đàn số 1 từ tháng
8/2005 đến tháng 4/2006
97
Bảng
3.18.
Bảng theo dõi dân số của Đàn số 4 từ tháng
4/2006 đến tháng 5/2007
98
Bảng
3.19.
Quan hệ giữa các nhóm tuổi/giới tính qua tuổi/giới
tính cá thể gần nhất (tính đến tháng 5/2007)
103
Bảng
3.20.
Tỷ lệ phần trăm chải lông ở các nhóm tuổi/giới
tính ở Voọc quần đùi trắng tính đến tháng 5/2007
(số liệu đã hiệu chỉnh)
104


DANH SÁCH CÁC HÌNH




Trang
Hình 1.1.
Thích nghi của các nhóm linh trưởng với các loại thức
ăn khác nhau (theo Fleage, 1999)
4
Hình 1.2.
Sơ đồ hệ thống dạ dày – ruột của khỉ ăn lá nói chung
(theo Chiver, 1994).
7
Hình 1.3.
Dạ dày khỉ ăn lá được cách điệu (theo Caton, 1998)
8
Hình 1.4.
Phát sinh chủng loại của các loài Khỉ Cựu thế giới
thuộc họ Cercopithecidae (theo Fleage, 1999).
10
Hình 2.1.
Vị trí Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long ở Việt Nam
17
Hình 3.1.
Phân bố của các đơn vị xã hội Voọc quần đùi trắng tại
Vân Long trước tháng 4/2006
34
Hình 3.2.
Phân bố của các đơn vị xã hội Voọc quần đùi trắng tại

Vân Long từ tháng 4/2006 – 12/2006
35
Hình 3.3.
Vị trí phân bố của các đàn Voọc tại Vân Long từ tháng
1/2007 đến tháng 9/2007.
36
Hình 3.4.
Vùng hoạt động của Đàn số 1 trước tháng 4/2006.
38
Hình 3.5.
Vùng hoạt động của Đàn số 4 sau tháng 4/2006
40
Hình 3.6.
Vùng hoạt động của Đàn số 4 đến tháng 5/2007
41
Hình 3.7.
Biến thiên của quãng đường di chuyển trong ngày của
hai đàn Voọc quần đùi trắng ở Vân Long
46
Hình 3.8.
Quãng đường di chuyển của Voọc quần đùi trắng trong
ngày với các yếu tố thời tiết năm 2006
48
Hình 3.9.
Biến thiên về độ cao nơi phân bố so với mặt nước biển
của 2 đàn Voọc quần đùi trắng ở Vân Long.


50
Hình 3.10.

Tỷ lệ các bộ phận thực vật ở Vân Long được Voọc
quần đùi trắng ăn (từ tháng 4/2005 đến tháng 5/2007).
68
Hình 3.11.
Tương quan tần số Ăn và Vật hậu học các loài thức ăn
của Voọc ở Vân Long qua các tháng năm 2006.
73
Hình 3.12.
Tổng quỹ thời gian hoạt động của Voọc quần đùi trắng
ở Vân Long (tính tới tháng 5/2007, số liệu đã hiệu
chỉnh)
90
Hình 3.13.
Sự khác biệt tần số xảy ra giữa các loại tập tính trong
các nhóm tuổi/giới tính của Voọc quần đùi trắng ở Vân
Long (số liệu đã hiệu chỉnh).
92
Hình 3.14.
Sự khác biệt tỷ lệ phần trăm tập tính chải lông giữa các
nhóm tuổi/giới tính Voọc mông trắng, tính đến tháng
5/2007 (số liệu đã hiệu chỉnh).
102


1
MỞ ĐẦU


Voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri) là loài linh trưởng đặc biệt
nguy cấp hiện nay, được phân hạng ở mức Rất nguy cấp - CR (Critical Endangered)

trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và trong Danh lục Đỏ của IUCN năm 2006.
Mittermeier et al. (2005, 2006) cũng đã xếp Voọc quần đùi trắng vào 1 trong 25 loài
linh trưởng nguy cấp nhất thế giới. Tổng số cá thể trong các khu phân bố của loài
ước tính chỉ khoảng 281 – 317, và nơi sống bị chia cắt mạnh mẽ tạo nên những
quần thể nhỏ, gây nguy cơ thoái hóa nòi giống (Nadler, 2004).
Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, nay là Khu bảo tồn thiên nhiên Vân
Long, là một khu vực có nhiều sinh cảnh đa dạng, đặc biệt có các khối núi đá vôi
xen lẫn các vùng đất ngập nước. Các khối núi đá vôi có vách dựng đứng được bao
bọc bởi đầm nước là địa hình lý tưởng bảo đảm an toàn cho sự sống sót của loài
Voọc này. Đối với kinh tế xã hội của địa phương, sự tồn tại của Voọc quần đùi
trắng cùng với phong cảnh của Vân Long là hai nhân tố thu hút khách du lịch để
phát triển mạnh du lịch sinh thái. Tuy vậy, việc nghiên cứu để bảo tồn loài voọc quý
hiếm này vẫn được đặt ra cấp bách bởi có rất nhiều mối đe dọa đối với sự sống sót
của Voọc quần đùi trắng. Cho tới nay đã có một số khảo sát về phân bố và tình
trạng của loài này trong tự nhiên, và một số nghiên cứu về thức ăn và tập tính của
Voọc trong điều kiện nuôi nhốt. Để có thêm nhiều thông tin cho công cuộc bảo tồn
Voọc quần đùi trắng, chúng tôi tiến hành đề tài luận án: “Nghiên cứu đặc điểm
sinh học, sinh thái Voọc quần đùi trắng Trachypithecus delacouri (Osgood,
1932) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long và đề xuất một số giải pháp bảo
tồn”.
Luận án bao gồm 2 mục tiêu và 4 nội dung nghiên cứu chính.
Mục tiêu chung của luận án:
1. Nghiên cứu sự phân bố, tình trạng, đặc điểm sinh học và sinh thái học của
Voọc quần đùi trắng để làm cơ sở cho việc bảo tồn loài.

2
2. Nghiên cứu tình trạng bảo tồn, những mối đe dọa sự tồn tại của quần thể
voọc quần đùi trắng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, và đề xuất những
giải pháp bảo tồn xác thực.
Nội dung nghiên cứu:

+ Xác định phạm vi phân bố, nơi cư trú của Voọc quần đùi trắng tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Vân Long.
+ Xác định các đặc điểm sinh học, sinh thái học, cấu trúc quần thể của Voọc
quần đùi trắng.
+ Thu thập dữ liệu về thành phần, phân bố, trữ lượng thức ăn và tập tính ăn
uống của Voọc quần đùi trắng.
+ Xác định tình trạng bảo tồn, đề xuất phương án bảo tồn Voọc quần đùi trắng
tại Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long.
Những đóng góp mới của đề tài bao gồm:
1. Là nghiên cứu đầu tiên về tập tính và sinh thái học của Voọc quần đùi trắng
trong điều kiện tự nhiên của Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long.
2. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án lần đầu tiên được áp
dụng đối với nghiên cứu Voọc quần đùi trắng trong tự nhiên, bao gồm
phương pháp lấy mẫu quét với các tập tính; phân tích số liệu thống kê tập
tính trên SPSS 13.0; nghiên cứu vùng hoạt động bằng lưới ô vuông, định vị
bằng GPS, và lập bản đồ trên MapInfo 7.8; phương pháp theo dõi vật hậu
học thức ăn của Voọc hàng tháng; và phân tích sự lựa chọn thức ăn ngoài tự
nhiên của Voọc bằng phương pháp phân tích hóa sinh kết hợp quan sát tập
tính; phân tích tác động của các nhân tố sinh thái tới quãng đường di chuyển
trong ngày của Voọc bằng toán thống kê trên SPSS 13.0; phân tích quan hệ
xã hội trong nội bộ đàn bằng toán thống kê trên SPSS 13.0.
3. Đã lập danh sách 32 loài thực vật Voọc quần đùi trắng ăn ngoài tự nhiên
4. Lập được bản đồ phân bố các dạng sinh cảnh sống của Voọc liên quan với
các loài thực vật làm thức ăn cho Voọc quần đùi trắng ở Vân Long.


3
Chương 1. TỔNG QUAN

1. 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỌ PHỤ COLOBINAE JERDON, 1867

Họ phụ này được Strasser and Delson (1987) và Strasser (1988) nêu ra một
số đặc điểm đặc trưng như có dạ dày phức tạp (ít nhất 3 ngăn), ngón cái của chi
trước ngắn, chỗ loe răng hàm tiêu giảm (giống với hầu hết Cercopithecini), trigonid
ngắn lại, răng hàm nổi cao, thể hàm dưới sau sâu hơn, và bàn chân có nhiều đặc
điểm chuyên hoá. Chân của khỉ ăn lá có ngón thứ hai ngắn như ngón thứ năm, ngón
thứ ba và ngón thứ tư gần bằng nhau tạo nên một trục cho bàn chân. Toàn bộ bàn
chân được mở rộng để tăng khẩu độ cầm nắm và hiệu quả hơn khi lật ngửa bàn chân
ra: mặt xương sên cong mạnh, bị kéo dài, sự xoay mạnh phía bên của đầu xương
sên, xương ghe hơi có hướng thẳng đứng, xương cổ chân ngoại biên ngắn lại. Đặc
biệt nhất trong những đặc điểm trên là kiểu cấu tạo dạ dày thích nghi với lên men
thức ăn thực vật, giúp các loài khỉ ăn lá tiêu thụ được nguồn thức ăn phong phú này.
Các nhóm linh trưởng, tùy theo loại thức ăn chủ yếu mà chúng thu nhận, có
mức độ thích nghi với loại thức ăn chủ yếu đó khác nhau. Tuy nhiên những thích
nghi của cơ thể các loài linh trưởng đó thường biến động theo hướng chung, được
Fleage (1999) khái quát như sau (hình 1.1):
- Những loài ăn quả có xu hướng có các răng nanh tương đối lớn để cắn quả, răng
hàm đơn giản với các mấu thấp để nghiền nát và làm nhão các quả mềm. Hệ thống
tiêu hóa tương đối đơn giản, không có bất kỳ phát sinh nào ở dạ dày và ruột già.
- Những loài ăn lá có răng nanh tương đối nhỏ, răng hàm với những gờ để cắt xén
phát triển mạnh, và một phần của bộ máy tiêu hóa được sử dụng để làm nơi vi
khuẩn phá vỡ vách cellulose.
- Các loài ăn nhựa cây thường có các răng cửa chuyên hóa để đào lỗ trong vỏ bần
của cây và ép dịch tiết ra, và các vuốt, các móng dẹt dạng vuốt để bám vào thân cây.
Nhiều loài có manh tràng lớn hơn, có thể vi khuẩn ở ruột có chức năng phá vỡ cấu
trúc carbonhydrate trong nhựa cây hay dịch tiết.
- Các loài ăn côn trùng được đặc trưng bởi răng trước hàm và răng hàm có những

4
mấu nhọn sắc và những gờ cắt xén phát triển mạnh, và hệ thống tiêu hóa với dạ dày
đơn giản và ruột già ngắn.


Hình 1.1. Thích nghi của các nhóm linh trưởng với
các loại thức ăn khác nhau (theo Fleage, 1999)



5
Theo Chiver (1994), giống như ở các loài nhai lại, dạ dày của khỉ ăn lá được
chia làm 4 ngăn, nhưng chỉ giống ở mức độ như vậy thôi. Không có sự tương đương
trực tiếp nào giữa các bộ phận trong dạ dày khỉ ăn lá với dạ tổ ong và dạ lá sách,
hoặc với dạ cỏ của loài nhai lại, xét về khía cạnh những bó cơ phức tạp phân chia và
tạo nên hình của các túi phần lưng và bụng, hoặc mật độ của những nhung mao lớn
làm tăng diện tích bề mặt tới 10 lần giúp cho sự hấp thụ các axit béo dễ bay hơi (sản
phẩm chính của quá trình lên men bởi vi khuẩn). Dạ dày của khỉ ăn lá có một ngăn
lên men được mở rộng và tạo thành túi – túi trước và túi sau – một dạ dày hình ống
dài và một môn vị (Kuhn, 1964; trích dẫn theo Chivers, 1994). Bauchop (1978),
Kay and Davies (1994) thấy rằng cấu trúc dạ dày khỉ ăn lá cho phép tách biệt giữa
các môi trường kiềm và axit (độ pH khác nhau) ở các phần khác nhau trong dạ dày.
Tuy vậy, ống dạ dày riêng biệt với thực quản dọc theo bờ cong nhỏ của dạ dày có
thể cho phép các phần thức ăn nhỏ và các dung dịch đi qua nhanh tới phần tuyến
ngoại biên của dạ dày. Tầm quan trọng về chức năng của thời gian đi qua của thức
ăn trong giải phẫu dạ dày - ruột, bị tác động bởi các nhân tố như dung tích ruột và
cấu trúc, lượng ăn vào, thành phần thức ăn, tốc độ ăn.
Chiver and Hladik (1980) đã tính toán và cho rằng độ phức tạp của ruột và sự
tăng kích thước cơ thể có tương quan với sự tăng mức độ ăn lá của các loài linh
trưởng. Sự mở rộng của dạ dày ở các loài khỉ ăn lá là để tạo không gian cho quá
trình lên men của vi khuẩn. Kuhn (1964) mô tả dạ dày của khỉ ăn lá châu Phi có
phần kéo dài hơn, với các phần ở đáy và môn vị của ống ngoại biên cong ra sau
trông dễ thấy hơn, còn khỉ ăn lá châu Á thì túi đó có phần tròn hơn. Caton (1998)
mô tả cách điệu sự mở rộng của dạ dày những loài khỉ ăn lá, với dạ dày có túi trước

cỡ lớn và dạ dày không có túi trước (hình 1.3). Ngoài ra, Chiver (1994) nhận thấy
các loài ăn lá như Pygathrix cũng có xu hướng phát triển ruột già. Những loài thiên
về ăn quả hơn như Nasalis thì lại có xu hướng tăng kích thước ruột non để tăng khả
năng hấp thụ nhanh, trong khi kích thước dạ dày – nơi dành cho lên men - thì tương
đối nhỏ so với các loài khỉ ăn lá châu Á khác.

6
Hệ vi sinh vật trong dạ dày khỉ ăn lá giống như ở dạ cỏ động vật nhai lại, bao
gồm vi khuẩn, động vật nguyên sinh và nấm, những loài thích hợp với điều kiện kỵ
khí ở trong dạ cỏ. Một số lượng các vi sinh vật thủy phân cellulose tạo ra các
enzyme thủy phân liên kết beta trong cellulose và hemicellulose trong thành tế bào
thực vật. Đây là đóng góp quan trọng của hoạt động của vi sinh vật trong quá trình
tiêu hóa ở động vật ăn cỏ, làm chúng có khả năng tiêu thụ sợi thực vật, và tiếp cận
được các chất khác nằm trong vách tế bào. Vi sinh vật còn tạo ra các vitamin nhóm
B cho khỉ ăn lá, nhất là vitamin B
12
. Một hoạt động quan trọng nữa của vi sinh vật
là phá vỡ các hợp chất độc trong thức ăn, như một số alkaloid, amin, và axit hữu cơ.
McKey (1978) quan sát thấy Procolobus badius ở Kibale và Tiwai (Uganda), và
Colobus satanas ở Douala-Edéa ăn hạt và các bộ phận của loài Erythrophleum
ivorense, loài được biết có nồng độ alkaloid cao. Tại Polonnaruwa (Sri Lanka),
Trachypithecus vetulus ăn quả độc thuộc chi Strychnos, chứa alkaloid mà các con
khỉ Macaca sinica phải tránh không ăn (Hladik, 1978). Khí amoniac sinh ra trong
quá trình tiêu hóa lại được vi sinh vật hấp thụ vào để tổng hợp nên protein cho riêng
chúng. Khi đi qua ruột non, đây lại là nguồn amino-nitrogen cho khỉ ăn lá.
Tuy nhiên việc lên men dựa trên vi sinh vật kỵ khí cũng tạo ra những nhược
điểm cho khỉ ăn lá, bởi vì những sản phẩm khí của quá trình lên men có thể gây
chướng bụng. Hơn nữa, khỉ ăn lá sẽ không thể ăn được những thức ăn chứa các chất
gây ức chế hoạt động của vi khuẩn trong dạ dày. Một thí dụ là chất oleoterpene
trong những cây sao dầu ở Đông Nam Á có chứa nhựa có khả năng kìm hãm vi

khuẩn (Waterman et al., 1988). Chất nhựa này có thể có tác dụng đối với Presbytis
rubicunda, loài khỉ ăn lá này ăn rất ít cây sao dầu, vốn mọc rất nhiều ở trong rừng.
Tác động gây hại của các hợp chất kìm hãm vi khuẩn có thể tránh được bằng cách
khỉ ăn lá từ chối những cây chứa loại chất đó, hoặc giữ lượng thức ăn đưa vào trong
giới hạn chịu đựng được, lượng chất độc không tích lũy đến mức gây độc hại
(Hladik, 1977; Oates, 1977). Khỉ ăn lá còn có những đặc điểm thích nghi khác
tương tự loài nhai lại. Thí dụ như tuyến nước bọt tiết ra nhiều dung dịch và chất
nhầy để bôi trơn hoặc tạo dạng lỏng cho thức ăn, để nuốt và duy trì thức ăn trong

7
dịch lỏng cho quá trình tiêu hóa tiếp theo. Tự tiết ra nhiều dịch cơ thể thay vì uống
nước từ bên ngoài để dùng cho quá trình hóa lỏng thức ăn là đặc biệt có lợi khi
chúng ăn lượng lớn thức ăn khô trong môi trường sống hiếm nước. Loài voọc
Hanuman (Semnopithecus entellus) có các tuyến nước bọt khá lớn, ở một số nơi
thuộc Ấn Độ, có khả năng sống tốt trong các sinh cảnh mà nhiều tháng chúng không
uống nước (Kay and Davies, 1994). Một số loài cũng có khả năng hấp thụ những

Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống dạ dày – ruột
của khỉ ăn lá nói chung (theo Chiver, 1994).


8
chất khoáng bằng cách ăn mối và ăn đất, như loài Presbytis rubicunda (Davies and
Ballie, 1988). Về phương diện thích nghi theo cách thay đổi tính chất của ổ sinh
thái, Andrew và Aiello (1984) cũng thảo luận rằng từ thống Miocene, tổ tiên của khỉ
Cựu thế giới đã đổi hướng thích nghi, tiến tới ăn lá tại những nơi sống có nguồn lá
dồi dào, để tránh cạnh tranh với các loài khỉ không đuôi sống trên cây và ăn quả.

Hình 1.3. Dạ dày khỉ ăn lá được cách điệu (theo Caton, 1998)
Chú thích: A: kiểu dạ dày thiếu túi trước B: kiểu dạ dày có túi trước

SA: Túi PS: Túi trước TG: Dạ dày ống PP: Môn vị

9
1.2. LỊCH SỬ VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI VOỌC
QUẦN ĐÙI TRẮNG
Về mặt phân loại học, Voọc quần đùi trắng, hay còn được gọi là Voọc mông
trắng Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932) được Wilfred H. Osgood mô tả lần đầu
tiên vào năm 1932 từ mẫu vật sưu tầm được ở Hồi Xuân, Thanh Hoá bởi J. Delacour và
W. Lowe ngày 15/2/1930. Đó là con đực trưởng thành hiện là mẫu chuẩn trưng bầy ở
Bảo tàng Tự nhiên Anh, mang ký hiệu N
0
32.4.19.2. Số gốc N
0
1.878. Ban đầu loài này
được Osgood (1932) đặt tên là Pithecus delacouri (Osgood, 1932), sau đó được
Ellerman & Morrison-Scott (1951) đã liệt kê và xếp loài này như là một phân loài của
Presbytis francoisi (De Pousargues, 1898) và có tên là Presbytis francoisi delacouri
Osgood, 1932. Tên giống Presbytis sau đó lại được tách thành 2 giống là Presbytis và
Trachypithecus. Voọc quần đùi trắng do được Groves (1970) coi là nằm trong nhóm
Trachypithecus nên được đổi tên khoa học là Trachypithecus francoisi delacouri
Osgood, 1932. Brandon-Jones (1984) đã xem xét lại và đặt vấn đề là đưa loài Voọc
quần đùi trắng tách ra thành một loài riêng biệt gọi là Semnopithecus delacouri, nhưng
lúc đó quan điểm này chưa được chấp nhận rộng rãi. Groves (1970) vẫn coi Voọc quần
đùi trắng là một phân loài của Trachypithecus francoisi, nhưng đến năm 2001, ông đã
công nhận Voọc quần đùi trắng là một loài riêng biệt có tên chính thức là
Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932). Đây là tên hiện được công nhận và dùng
rộng rãi trong tất cả các nghiên cứu trên thế giới. Các công trình phân loại học của
Eudey (1997), Rowe (1996), Nowak (1999) và nghiên cứu phân tích di truyền trong
phân loại của Roos et al. (2001) càng khẳng định quan điểm của Groves (2001). Phân
tích tiến hóa về mặt phân tử của Đặng Tất Thế (2005) và của Brandon-Jones et al.

(2004) về vấn đề vị trí phân loại của loài này đã khẳng định, đây là loài chứ không còn
là phân loài, với tên khoa học chính thức hiện nay là Trachypithecus delacouri
(Osgood, 1932). Để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu và trích dẫn tài liệu, chúng tôi
dựa theo các tài liệu về phân loại học của Groves (2001) và Brandon-Jones et al.
(2004), theo đó Voọc quần đùi trắng hay Voọc mông trắng được chính thức coi là một
loài tách biệt hẳn với tổ tiên gần nhất là loài Voọc đen Trachypithecus francoisi. Hai tác
giả trên đã thống nhất Voọc quần đùi trắng có tên khoa học là Trachypithecus delacouri
(Osgood, 1932), tên tiếng Anh là Delacour’s langur hoặc White-rumped black leaf

10
monkey. Như vậy Voọc quần đùi trắng Trachypithecus delacouri thuộc vào hệ thống
phân loại như sau:
Bộ Primates Linnaeus, 1758
Phân bộ Anthropoidea Mivart, 1864
Dưới phân bộ Catarrhini Geoffroy, 1812
Trên họ Cercopithecoidea Gray, 1821
Họ Cercopithecidae Gray, 1821
Phân họ Colobinae Jerdon, 1867
Giống Trachypithecus Reichenbach, 1862
Hình 1.4 dưới đây cho thấy rõ hơn quan hệ và mức độ gần gũi giữa các giống
khỉ ăn lá với nhau, trong đó có giống Trachypithecus:

Hình 1.4. Phát sinh chủng loại của các loài Khỉ Cựu thế giới thuộc họ
Cercopithecidae (theo Fleage, 1999)

Xét về khía cạnh địa động vật, Đào Văn Tiến (1985,1989) có giả thuyết về quá
trình tiến hoá toả tròn của các phân loài của loài Presbytis francoisi ở Đông Dương
(trước đây Trachypithecus francoisi có tên là Presbytis francoisi). Ông phân chia khu
vực phân bố của loài này tại miền Bắc Việt Nam ra 3 khu là khu Đông Bắc, khu Tây
Bắc và khu Bắc Trung Bộ. Trong đó ông đã cho rằng từ một loài Presbytis francoisi

sinh sống ở khu vực mà hiện nay phân loài Presbytis francoisi hatinhensis hiện đang

11
phân bố (khu Bắc Trung Bộ, tại Hà Tĩnh, Quảng Bình), khoảng 9000 năm trước đây các
phân loài của nó phát tán theo các hướng khác nhau toả rộng ra :
- Presbytis francoisi poliocephalus phát tán về phía đông bắc, ra khu Đông Bắc và
hiện nay còn ở đảo Cát Bà (Hải Phòng);
- Presbytis francoisi leucocephalus cũng phát tán về hướng Đông Bắc, nhưng định
cư xa hơn, ở tận Nam Trung Quốc;
- Presbytis francoisi francoisi phát tán lên phía chính bắc và phân bố ở khu Đông
Bắc, và một phần phía Nam Trung Quốc;
- Presbytis francoisi delacouri phát tán về phía tây bắc, định cư ở khu Tây Bắc;
- Presbytis francoisi laotum phát tán về phía tây và phân bố tại miền Trung Lào.
Fooden (1996) đã đưa ra các bản đồ phân bố tổng quát của các loài linh trưởng Việt
Nam, trong đó Voọc quần đùi trắng phân bố tại 17 địa danh thuộc 4 tỉnh (Ninh Bình,
Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An). Đa số các nghiên cứu còn lại đều về những ghi nhận
các địa điểm phân bố của loài: Lê Hiền Hào (1973), Đào Văn Tiến (1985), Đặng Huy
Huỳnh và nnk. (1994) đã nêu ra một số địa điểm phân bố của Voọc đen má trắng
(Trachypithecus francoisi) trong đó có những địa điểm phân bố của T. delacouri.
Ratajszczak (1990) quan sát Voọc tại Cúc Phương, Ninh Bình. Hà Đình Đức (1991a,b;
2004), Hà Đình Đức và Nguyễn Vĩnh Thanh (2005) ghi nhận Voọc tại Ninh Bình, Hoà
Bình, Thanh Hoá, Nghệ An. Nadler (1995, 1996, 2004) và Nadler et al. (2003) ghi nhận
loài này có tại 5 tỉnh là Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá, Hà Nam, Hà Tây, và nêu ra
một số nơi nghi vấn ở Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh. Hà Thăng Long
(1999), Baker (1999), Lương Văn Hào (1999, 2000), Lê Thiện Đức (2002) báo cáo về
khảo sát Voọc tại một số vị trí phân bố đã công bố như trên.
Cho tới nay, các nghiên cứu về tập tính, sinh học và sinh thái học của Voọc quần
đùi trắng nói riêng còn rất hạn chế. Mey (1994) trong một nghiên cứu tổng hợp về các
loại ký sinh thuộc giống Pedicinus ảnh hưởng tới 5 loài khỉ ở Việt Nam đã phát hiện ra
trên bộ lông của Voọc quần đùi trắng có loài côn trùng ký sinh thuộc giống này là

Pedicinus nadleri (còn có tên đồng nghĩa là Parapedicinus nadleri). Nghiên cứu sơ bộ
về hình thái, tập tính sinh sản, tiếng kêu của Trachypithecus delacouri chủ yếu do Tilo
Nadler tiến hành trong các dự án khảo sát của Frankfurt Zoological Society (FZS). Các
kết quả nghiên cứu về tiếng kêu của loài này đang được phân tích. Tuy nhiên, tất cả các
nghiên cứu về tập tính sinh sản của Nadler (1994, 1995, 1996, 1997), Nadler and Ha

12
Thang Long (2000) đều chỉ là các kết quả ghi nhận được mang tính khám phá, được
gộp trong các báo cáo chung về tình trạng và phân bố của Voọc quần đùi trắng và một
vài loài khác. Klein (2000), đã tiến hành một nghiên cứu về tập tính của 2 loài
Trachypithecus delacouri và Trachypithecus laotum hatinhensis (viết theo quan điểm
phân loại học của tác giả này) tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng Cúc Phương. Tuy nhiên
đây là một nghiên cứu ngắn hạn trong thời gian gần 3 tháng (từ tháng 4/1999 đến
6/1999), với tổng số thời gian dành cho cả hai loài là 292 giờ. Phương pháp nghiên cứu
được sử dụng là lấy mẫu tập trung vào con vật. Kết quả thu được gồm: quỹ thời gian
(tính bằng số phần trăm trên tổng thời gian) con vật dành cho các loại tập tính; số phần
trăm thời gian sử dụng các khu vực khác nhau của chuồng nuôi; và các tập tính xã hội
gồm: ôm nhau, chải lông, giao phối. Phạm Nhật (2002), dựa vào việc cho các loài linh
trưởng tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng Cúc Phương ăn các loại thức ăn khác nhau do
con người đưa vào, đã lập một bảng danh sách các loài thực vật làm thức ăn cho các
loài linh trưởng của Việt Nam trong đó có loài Voọc quần đùi trắng. Theo đó, số lượng
loài thực vật là thức ăn của Voọc quần đùi trắng là 137 loài, thuộc 40 họ. Trong số này,
Voọc quần đùi trắng ăn chồi lá 133 loài, ăn quả của 13 loài, củ 3 loài và thân 2 loài.
Đáng chú ý là trong đó có một số loại là rau quả do con người trồng, như Cà rốt, Khoai
lang, Rau muống, Sắn, Nho, Vải, Nhãn…
Nói riêng về vấn đề nghiên cứu tập tính của các loài linh trưởng của Việt Nam
do các nhà khoa học Việt Nam tiến hành, những kết quả còn rất ít, do đây là vấn đề khó
khăn về tiếp cận phương pháp nghiên cứu, và rất tốn công sức và thời gian, đòi hỏi phải
tiến hành những nghiên cứu dài hạn. Phạm Nhật (1993) có nghiên cứu về sinh học và
sinh thái một số loài linh trưởng, trong đó có Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus)

và Chà vá (Pygathrix nemaeus). Trong luận án tiến sĩ này, tác giả sử dụng phương pháp
lưới ô vuông để ước lượng khu vực hoạt động của đàn linh trưởng. Tuy nhiên về phần
sinh thái học và tập tính chỉ mô tả đơn thuần, không áp dụng các phương pháp hiện đại
nên kết quả còn hạn chế. Boonratana and Le (1998) sử dụng phương pháp lấy mẫu quét
với đối tượng là loài Voọc mũi hếch trong điều kiện tự nhiên ở Na Hang, Tuyên Quang.
Đây là lần đầu tiên các phương pháp lấy mẫu tập tính hiện đại được áp dụng để nghiên
cứu Voọc mũi hếch Việt Nam. Võ Đình Sơn (2004) đã áp dụng phương pháp nghiên
cứu tập tính của Altmann (1974) để nghiên cứu tập tính hoạt động và sinh sản của khỉ
đuôi dài Macaca fascicularis tại rừng ngập mặn Cần Giờ. Võ Đình Sơn cũng sử dụng

13
phương pháp lưới ô vuông để xác định vùng hoạt động của các đàn khỉ. Workman
(2004) nghiên cứu chủng loại phát sinh của các loài Khỉ ăn lá ở Việt Nam dựa trên phân
tích tập tính vận động của một số loài linh trưởng trong Trung tâm cứu hộ linh trưởng
Cúc Phương. Workman and Covert (2005) cũng nghiên cứu tập tính vận động và tư thế
vận động của các cá thể thuộc 3 loài voọc của Việt Nam là Pygathrix nemaeus,
Trachypithecus delacouri, Trachypithecus hatinhensis, và từ đó liên hệ với mối quan hệ
phát sinh chủng loại của các loài này. Byron and Covert (2005) nghiên cứu tập tính vận
động của 4 loài linh trưởng Việt Nam (Pygathrix nemaeus, Trachypithecus delacouri,
Trachypithecus laotum, Hylobates leucogenys). Trong đó T. delacouri có 81.3% số lần
là ngồi (gồm ngồi co gối và ngồi duỗi chân), và chỉ có 6% số lần có kèm giơ chi trước
lên. Ở T. delacouri cùng với T. laotum không quan sát thấy sự vận động treo người. Có
một số nghiên cứu tiến hành tại nước ngoài nhưng đối tượng nghiên cứu lại là loài linh
trưởng có mặt tại Việt Nam. Đó là loài linh trưởng đặc biệt quý hiếm Trachypithecus
poliocephalus với đại diện là phân loài Trachypithecus poliocephalus poliocephalus
phân bố tại đảo Cát Bà, nhưng ở Việt Nam còn ít được nghiên cứu. Phân loài T. p.
leucocephalus sinh sống tại phía nam Trung Quốc đã được nghiên cứu về tập tính và
sinh thái học bởi Huang et al. (2003), Li et al. (2003a,b), Li and Rogers (2004a,b), Li
and Rogers (2005a,b,c), và Li and Rogers (2006). Li and Rogers (2007) đã mô tả
phương pháp ước tính số lượng quần thể của T. p. leucocephalus trong điều kiện khó

khăn của kiểu địa hình núi đá vôi. Tại Thái Lan, Pages et al. (2005) cũng đã nghiên cứu
tác động của tập tính ăn đất của loài Trachypithecus phayrei tới tập tính phân bố của
loài này.

1.3. TÀI LIỆU VỀ THỨC ĂN CỦA CÁC LOÀI VOỌC TRONG PHÂN HỌ
COLOBINAE Ở CHÂU Á
Trên thế giới, các nghiên cứu có liên quan tới thức ăn của nhóm linh trưởng
Colobinae đã được tiến hành khá nhiều từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây, kết
quả thu được đã góp phần làm sáng tỏ một đặc trưng cơ bản của nhóm khỉ này so với
các nhóm khác. Chúng tôi chỉ nêu một số nghiên cứu có liên quan tới các đối tượng
thuộc nhóm khỉ Colobinae của châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Bennett (1983) đã
nghiên cứu tổng hợp về loài Presbytis melalophos tại Malaysia, trong đó có thành phần
loài thực vật chúng ăn và lựa chọn thức ăn dựa vào phân tích một số chỉ tiêu sinh hoá

14
của thức ăn. Nghiên cứu tương tự cũng được Davies (1984) tiến hành đối với loài
Presbytis rubicunda ở đảo Borneo. Boonratana (1993), Yeager et al.(1997) có các phân
tích về thành phần hóa học trong thức ăn của Nasalis larvatus, ảnh hưởng tới sự chọn
lựa thức ăn của chúng. Chivers (1994) đã mô tả chi tiết về các đặc điểm giải phẫu đặc
biệt trong hệ thống tiêu hoá của họ phụ Colobinae. Oates & Davies (1994) cũng đã liên
hệ các đặc điểm giải phẫu này với sự chuyên hoá trong tiêu hoá thức ăn thực vật. Kay
& Davies (1994) đi sâu hơn vào cơ chế, môi trường và quá trình tiêu hoá thức ăn thực
vật bên trong cơ quan tiêu hoá của voọc. Caton (1998) cũng nêu lên hình thái và giải
phẫu dạ dày - ruột của loài Chà vá P. nemaeus so sánh với một số loài thuộc giống
Rhinopithecus, Nasalis, Procolobus và nhóm khỉ Cercopithecinae. Waterman & Kool
(1994) phân tích mối quan hệ giữa sự lựa chọn thức ăn với thành phần hoá học trong
các bộ phận của thực vật. Bennett & Davies (1994) cũng đã liệt kê và tổng hợp kết quả
nghiên cứu về nhiều loài Voọc ăn lá sống ở châu Á, trong đó có tỷ lệ % các bộ phận
thực vật mà chúng ăn (lá trưởng thành, lá non, hoa, quả, hạt…). Kirkpatrick (1996) có
nghiên cứu về thức ăn của loài Rhinopithecus bieti ở Trung Quốc, trong danh sách các

loài thức ăn có một phần lớn là địa y. Kirpatrick (1998) đã so sánh chế độ ăn của một số
loài linh trưởng như R. avunculus, P. nemaeus, Rhinopithecus roxellana, R. brelichi và
R. bieti theo mùa và theo tỉ lệ các loài và họ thực vật, cũng như theo tỉ lệ các bộ phận
của thực vật. Bleisch et al. (1998) đã tập trung phân tích các chỉ số hoá sinh như
protein, sợi trung tính, tro, lignin… liên hệ với sự lựa chọn thức ăn và thành phần loài
thực vật là thức ăn của loài R. brelichi ở Trung Quốc. Edwards & Killmar (2004) đưa ra
các số liệu tóm tắt về một số thành phần hoá học thức ăn so sánh với cấu tạo hệ tiêu hoá
và hoạt động ăn uống của loài Chà vá chân nâu trong điều kiện nuôi nhốt tại Vườn thú
San Diego, nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, duy trì sức khoẻ cho loài này tại vườn
thú. Otto (2005) đã nghiên cứu về thức ăn, thành phần dinh dưỡng và sự chọn lọc thức
ăn của các loài chà vá (Pygathrix sp.) được nuôi nhốt hoặc nuôi bán hoang dã tại Trung
tâm cứu hộ linh trưởng Cúc Phương. Tác giả này dùng phương pháp ước lượng số
lượng thức ăn Chà vá ăn thông qua thời gian dành cho việc ăn trong điều kiện bán
hoang dã, và tiến hành những phương pháp phân tích hoá học với thành phần sợi trung
tính, protein, các chất khoáng, các hợp chất thứ cấp như Terpene, Phenol, các hợp chất
chứa Nitơ.

15
Ở Việt Nam, Phạm Nhật (1993) có đưa ra các số liệu về thức ăn của Chà vá
(Pygathrix nemaeus) và Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus). Các loài cây làm
thức ăn cho chúng được định loại tới chi. Phạm Nhật (2002), nghiên cứu tại Trung tâm
cứu hộ linh trưởng Cúc Phương, đưa ra một bảng danh sách các thực vật được định loại
tới loài, là thức ăn cho các loài linh trưởng của Việt Nam, trong đó có các loài Voọc.
Như vậy, những hiểu biết về sinh học và sinh thái học của loài Trachypithecus
delacouri nói riêng và các loài linh trưởng thuộc họ phụ Colobinae ở Việt Nam còn
chưa nhiều và chưa theo kịp yêu cầu bảo tồn. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học và sinh
thái học của Voọc quần đùi trắng đặc biệt chú ý tới tập tính lựa chọn thức ăn và ảnh
hưởng của nguồn thức ăn là vấn đề cần thiết đang được đặt ra. Tuy nhiên những hướng
nghiên cứu như vậy ở Việt Nam còn chưa được quan tâm, số lượng công trình còn quá
ít. Nguyên nhân là những khó khăn về nhiều mặt, đặc biệt là tiếp cận phương pháp

nghiên cứu và khả năng tiến hành những nghiên cứu dài hạn.







16
Chương 2
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu vật hậu học, vùng hoạt động và quãng đường di chuyển
trong ngày: từ tháng 4/2005 đến tháng 05/2007.
Thời gian khảo sát phân bố của Voọc quần đùi trắng, khảo sát phân bố của thực
vật làm thức ăn cho Voọc, lấy mẫu tập tính, nghiên cứu tập tính xã hội, thay đổi cấu
trúc đàn diễn ra từ tháng 4/2005 đến tháng 9/2007.
Từ tháng 4/2005 đến tháng 5/2007, tổng cộng đã có 23 tháng trên thực địa, tổng
số ngày là khoảng 411 ngày, mỗi tháng từ 7 - 28 ngày, trung bình khoảng 17,8 ngày
trên thực địa một tháng. Nhằm giảm tối đa sai số trong phân tích thống kê, mỗi tháng
đều phải lặp đi lặp lại những quan sát tập tính để có đủ số mẫu tập tính của đủ 12 tháng
trong năm, cần có 50 mẫu quét trở lên trong một tháng. Thời gian còn lại được sử dụng
để khảo sát thêm về phân bố của các đàn khác tại các khu vực khác nhau của Khu bảo
tồn thiên nhiên Vân Long, nhất là các khu vực có độ cao lớn, địa hình khó khăn khi tiếp
cận. Từ ngày 20 đến cuối tháng, sau khi có đủ số mẫu quét, nhà thực vật học khảo sát
và ghi chép số liệu theo dõi vật hậu học những cây thức ăn của Voọc. Số giờ phát hiện
và theo dõi được Voọc của nghiên cứu sinh là khoảng 962 giờ (không tính số giờ phát
hiện theo dõi Voọc của người khác trong nhóm nghiên cứu), trong đó số giờ quan sát rõ

được Voọc là khoảng 354 giờ. Tổng số mẫu quét là 1351 mẫu, trong đó tổng số quan
sát là 5243 quan sát. Sau tháng 5/2007 cho tới sau tháng 9/2007, việc nghiên cứu vẫn
được tiếp tục, chủ yếu tập trung vào khảo sát các khu vực phân bố của Voọc và phân bố
nguồn thức ăn cho Voọc.

2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Voọc quần đùi trắng trước đây có phân bố trải rộng trên 5 tỉnh Hoà Bình, Hà
Nam, Thanh Hoá, Ninh Bình, và một phần nhỏ của Hà Tây (Nadler et al., 2003). Đến
nay, theo Nadler (2004), quần thể Voọc suy giảm nghiêm trọng và chỉ có một vài quần
thể nhỏ ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, và đặc biệt
là Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long. Vân Long là nơi có một quần thể Voọc quần đùi

17
trắng Trachypithecus delacouri lớn nhất và dễ gặp nhất, do đó nơi này được chọn làm
đại diện cho vùng phân bố của Voọc để triển khai nghiên cứu (Hình 2.1).

Hình 2.1. Vị trí Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long ở Việt Nam
(Nguồn: Birdlife International Vietnam Programme, 2001)

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Theo Vũ Trung Tạng (2004), Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long có các đặc
điểm tự nhiên sau:
Vị trí địa lý : Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long có diện tích khoảng 2.612,81 ha, nằm
phía đông bắc tỉnh Ninh Bình, trên địa phận các xã Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hoà, Gia
Vân, Gia Lập, Gia Tân và Gia Thanh của huyện Gia Viễn.
Toạ độ địa lý : Từ 20
0
20’55” đến 20
0
25’45” vĩ độ Bắc

Từ 105
0
48’20” đến 105
0
54’30” kinh độ Đông
Địa hình : Kiểu địa hình ô trũng giữa các lòng sông. Khu vực nghiên cứu chủ yếu chứa
các thành tạo đá vôi. Trên mặt đất chính là các đỉnh và sườn Karst phễu và hố sụt. Các
dãy núi đá vôi (có xen một ít đồi cát kết) chiếm gần 3/4 diện tích khu bảo tồn, chạy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ít thấy các thung lũng và cánh đồng Karster lớn, mà
thường thấy các thung dạng lòng chảo nhỏ dưới 10 ha có dạng đáy hình chữ U. Đỉnh
các khối núi thường sắc nhọn với các địa hình dạng tai mèo khá đặc trưng, còn sườn thì
dốc đứng với nhiều đống đá sụp đổ. Các đỉnh núi có độ cao dưới 450m như đỉnh Súm

×