Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.58 KB, 4 trang )
Luận văn thạc sĩ kinh tế : Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ
phần 32 đến năm 2020 ( 127 Trang )
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế thị trường Việt Nam với
sự hiện diện của nhiều thành phần kinh tế, đã có những bước
chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao,
chính sách của Nhà nước đang dần hoàn thiện, môi trường kinh
doanh ngày một bình đẳng hơn tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho
các doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và toàn cầu, đặc biệt là sự kiện Việt Nam trở thành thành
viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đặt các
doanh nghiệp Việt Nam trước những cơ hội chưa từng có trong
lịch sử, đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt
với môi trường kinh doanh mới với diễn biến phức tạp và có
nhiều rủi ro. Đặc biệt là với các doanh nghiệp nhà nước đang và
sẽ tiến hành cổ phần hóa, các doanh nghiệp hoạt động trong các
ngành có áp lực cạnh tranh lớn, chỉ cần sơ sảy, thiếu cẩn trọng
và nhạy bén trong hoạt động sản xuất kinh doanh là có thể bị
phá sản. Công ty cổ phần 32 (tiền thân là Công ty 32- Bộ quốc
phòng) là một doanh nghiệp có nhiệm vụ: Sản xuất các mặt hàng
giày, dép, balô, túi xách, áo mưa, và một số mặt hàng tạp trang
khác phục vụ quân đội; và tham gia các hoạt động kinh tế dân
dụng: sản xuất các mặt hàng da -giày, dép,hàng may mặc, và
kinh doanh nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày, trên các thị
trường trong nước và xuất khẩu. Sau khi “cổ phần hoá” công ty
có nhiều thuận lợi hơn về cơ chế quản lý và điều hành sản xuất
kinh doanh. Tuy nhiên, sau cổ phần hoá thì mục tiêu, tổ chức,
quản lý và cơ chế điều chỉnh các hoạt động của công ty có
những thay đổi lớn so với trước đây. Ñaây laø một khó khăn cho
các nhà quản lý của các công ty “cổ phần hoá” nói chung và của
Công ty cổ phần 32 nói riêng, vì tư duy quản lý doanh nghiệp
của doanh nghiệp phần nhiều là chưa thay đổi ngay được, mặt