Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Phần Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.35 KB, 54 trang )

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ MÔN LỊCH SỬ
- Tác giả chuyên đề: Đỗ Ngọc Lâm
- Đơn vị công tác: Trường THCS Cao Phong huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đối tượng bồi dưỡng: Lớp 9
- Bộ môn: Lịch sử.
- Nội dung chuyên đề: Phần Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay.
- Số tiết theo PPCT: 15 tiết (tiết 1 đến tiết 15, trừ tiết 9 – kiểm tra 1 tiết, từ bài 1 đến
bài 13 )
- Số tiết bồi dưỡng chuyên đề: 5 tiết/tuần x 17 tuần = 85 tiết.
Chuyên đề môn Lịch sử 1
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ
Số tt Cụm từ Viết tắt
1 Chiến tranh thế giới thứ nhất CTTG I
2 Chiến tranh thế giới thứ hai CTTG II
3 Chiến tranh lạnh CTL
4 Chủ nghĩa đế quốc CNĐQ
5 Chủ nghĩa xã hội CNXH
6 Khoa học – kĩ thuật KH - KT
7 Kinh tế - xã hội KT – XH
8 Kinh tế - chính trị KT – CT
9 Cộng hòa dân chủ CHDC
10 Câu hỏi CH
11 Bài tập BT
12 Hướng dẫn HD
13 Xã hội chủ nghĩa XHCN
14 Trung học cơ sở THCS
15 Giáo dục – đào tạo GD - ĐT
16 Sách giáo khoa SGK
17 Đông Nam Á ĐNA
18 Đảng Cộng sản ĐCS
19 Quốc dân đảng QDĐ


20 Cộng hòa CH
21 Dân chủ nhân dân DCND
22 Bồi dưỡng học sinh giỏi BD HSG
Chuyên đề môn Lịch sử 2
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 9 –
PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thế giới từ sau năm 1945 đến nay vận động không ngừng, có nhiều biến cố quan
trọng, có nhiều sự kiện tác động và làm thay đổi tình hình thế giới. Trật tự hai cực I-an-
ta ra đời, một cực là Liên Xô và lực lượng xã hội chủ nghĩa, một cực do Mĩ và Đồng
minh, hai cực này có nhiều lúc đối đầu nhau và thực hiện những hành động như chạy
đua vũ trang, chiến tranh… đã làm cho tình hình thế giới có nhiều bất ổn trong suốt nửa
cuối thế kỉ XX.
Ngoài ra, thế giới cũng cần chung tay giải hợp tác cùng nhau giải quyết những vấn đề
nóng bỏng còn tồn đọng chưa làm được trong thế kỷ XX: Đó là vấn đề phòng chống căn
bệnh thế kỷ AIDS, vấn đề bài trừ tệ nạn ma tuý đang hoành hành khắp nơi trên thế giới,
vấn đề chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vấn đề tôn giáo, sắc
tộc, xung đột biên giới, bất ổn chính trị, …
Tuy nhiên, vấn đề nóng bỏng cần giải quyết nhất trong lúc này là chiến tranh và hoà
bình, giải quyết những bất đồng, những mâu thuẫn cố hữu giữa các dân tộc để cùng
nhau sống trong hoà bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển. Đây là vấn đề cực kỳ nan
giải, chưa thể giải quyết được một lúc được mà đòi hỏi các dân tộc yêu chuộng hoà bình
trên thế giới cùng nhau đoàn kết đấu tranh chống lại các thế lực phản động, hiếu chiến
âm mưu gây ra chiến tranh đe doạ nền hoà bình thế giới.
Thế hệ trẻ nước ta hiện nay được sinh ra trong hoàn cảnh đất nước không có chiến
tranh, được hưởng một cuộc sống thanh bình hạnh phúc, cho nên các em chưa hiểu được
tác hại xấu của chiến tranh gây ra cho con người, sự tàn phá khủng khiếp đối với đối với
mọi sự sống trên Trái đất. Nắm bắt được vấn đề này, chúng ta cần phải giáo dục các em
tinh thần yêu hoà bình, chống chiến tranh để có thể nhận thức rõ về bản chất chiến tranh.

Qua đó, các sẽ thấy được giá trị của cuộc sống hoà bình, không có chiến tranh. Việc giáo
dục học sinh lòng yêu hoà bình chống chiến tranh nằm trong phạm trù giáo dục đạo đức,
tư tưởng, tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh trong chiến lược giáo dục và đào
Chuyên đề môn Lịch sử 3
tạo thế hệ trẻ của đất nước, với mục tiêu đào tào nên những con người hiện đại - con
người XHCN "Phát triển cao về mặt trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh
thần, trong sáng về đạo đức, có kỹ năng lao động, có tính tích cực chính trị xã hội" nhằm
phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Nhà trường THCS cũng như các nhà trường phổ thông cùng có trách nhiệm quan
trọng cùng với các lực lượng xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh thông
qua các môn học trong nhà trường. Môn Lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình
cùng góp phần quan trọng vào việc giáo dục đạo đức, lòng yêu nước, hình thành nhân
cách cho học sinh.
Với học sinh lớp 9, các em đã nhận thức được các vấn đề xung quanh mình,
nhưng chưa nhận thức đầy đủ hoặc sâu sắc về những vấn đề trong lịch sử, có những cái
đã xuất hiện nhưng rồi tan vỡ nhanh chóng, nhưng lại là mô hình mà loài người hướng
đến. Hay những vấn đề tiêu cực thì nguồn gốc do đâu, bản chất như thế nào… đó là
những vấn đề mà người giáo viên Lịch sử cần định hướng và giúp đỡ các em nhận thức
đúng đắn, có nhận xét và đánh giá đúng đắn theo nguyên lí của lịch sử.
Ngoài ra, thế giới cũng cần chung tay hợp tác cùng nhau giải quyết những vấn đề núng
bỏng cũn tồn đọng chưa làm được trong thế kỷ XX: Đó là vấn đề phũng chống căn bệnh
thế kỷ AIDS, vấn đề bài trừ tệ nạn ma tuý đang hoành hành khắp nơi trên thế giới, vấn
đề chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vấn đề tôn giáo, sắc tộc,
xung đột biên giới, bất ổn chính trị, …
Tuy nhiên, vấn đề nóng bỏng cần giải quyết nhất trong lúc này là chiến tranh và hoà
bình, giải quyết những bất đồng, những mâu thuẫn cố hữu giữa các dânn tộc để cùng
nhau sống trong hoà bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển. Đây là vấn đề cực kỳ nan
giải, chưa thể giải quyết được một lúc được mà đòi hỏi các dân tộc yêu chuộng hoà bình
trên thế giới cùng nhau đoàn kết đấu tranh chống lại các thế lực phản động, hiếu chiến
âm mưu gây ra chiến tranh đe doạ nền hoà bình thế giới.

Thế hệ trẻ nước ta hiện nay được sinh ra trong hoàn cảnh đất nước không có chiến
tranh, được hưởng một cuộc sống thanh bình hạnh phúc, cho nên các em chưa hiểu được
tác hại xấu của chiến tranh gây ra cho con người, sự tàn phá khủng khiếp đối với đối với
mọi sự sống trên Trái đất. Nắm bắt được vấn đề này, chúng ta cần phải giáo dục các em
tinh thần yêu hoà bình, chống chiến tranh để có thể nhận thức rõ về bản chất chiến tranh.
Chuyên đề môn Lịch sử 4
Qua đó, các sẽ thấy được giá trị của cuộc sống hoà bình, không có chiến tranh. Việc giáo
dục học sinh lòng yêu hoà bình chống chiến tranh nằm trong phạm trự giáo dục đạo đức,
tư tưởng, tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh trong chiến lược giáo dục và đào
tạo thế hệ trẻ của đất nước, với mục tiêu đào tạo nên những con người hiện đại - con
người XHCN "Phát triển cao về mặt trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh
thần, trong sáng về đạo đức, có kỹ năng lao động, có tính tích cực chính trị xã hội" nhằm
phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Nhà trường THCS cũng như các nhà trường phổ thông cũng có trách nhiệm quan
trọng cùng với các lực lượng xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh thông
qua các môn học trong nhà trường. Môn Lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình
cùng góp phần quan trọng vào việc giáo dục đạo đức, lòng yêu nước, hình thành nhân
cách cho học sinh. Lịch sử giúp các em nhận thức đúng quá khứ, rút ra những bài học
cho hiện tại và tương lai, tránh lập lại những sai lầm của quá khứ, để các em đi đúng
quỹ đạo của sự phát triển. Lịch sử cũng góp phần giúp các em nhận thức đúng quan
điểm và đường lối của Đảng, Nhà nước để các em có một niềm tin lý tưởng vững chắc
vào con đường xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân
dân đã lựa chọn.
Phần Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay – Lớp 9, được cấu trúc 5 chương đề
cập những vấn đề cơ bản như các nước Xã hội chủ nghĩa, Các nước thuộc thế giới thứ
ba, các nước Tư bản chủ nghĩa, Quan hệ quốc tế qua các giai đoạn cụ thể, Cuộc cách
mạng Khoa học kĩ thuật… Dạy cho học sinh đại trà là một vấn đề rất khó khăn, việc dạy
cho học sinh giỏi càng gặp nhiều khó khăn, và để các em có thể nắm bắt các vấn đề,
hiểu bản chất vấn đề, tiếp cận chân lí do người ra đề đưa ra là rất khó khăn.
Xuất phát từ lý do trên, tôi quyết định xây dựng đề tài “ Bồi dưỡng học sinh giỏi

lớp 9 phần Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay ” làm bài tập nghiệp vụ, sáng kiến
kinh nghiệm qua thực tiễn giảng dạy lịch sử khối THCS.
2. Phạm vi nghiên cứu :
Tập trung giải quyết việc “ Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 phần Lịch sử thế giới
từ năm 1945 đến nay ” Trung học cơ sở huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc”.
3. Mục đích nghiên cứu:
Chuyên đề môn Lịch sử 5
Đề tài không chỉ là kinh nghiệm mà là thực tiễn để áp dụng vào việc bồi dưỡng
học sinh giỏi môn lịch sử khối 9, giúp các em có thể phản ứng đúng được với các vấn đề
mà người ra đề đưa ra qua nội dung của 5 chương phần Lịch sử thế giới từ năm 1945
đến nay.
Đề tài không chỉ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh lớp 9 qua dạy
học Lịch sử thế giới giai đọan 1945 đến nay, mà còn góp phần nâng cao chất lượng bồi
dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 9 ở trường Trung học cơ sở huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh
Phúc, nếu làm tốt nhiệm vụ giáo dục tinh thần yêu hoà bình, chống chiến tranh cho học
sinh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu bài tập nghiệp vụ:
Để thực hiện mục đích nói trên, bài tập có nhiệm vụ:
- Tìm hiểu lí luận trong tư tưởng giáo dục bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn lịch
sử ở trường Trung học cơ sở.
- Điều tra khảo sát thực tiễn việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử 9 hiện nay
ở trường Trung học cơ sở.
- Tìm hiểu chương trình SGK 9 phần Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến
nay để phân bố thời lượng của các vấn đề theo 5 chương cụ thể.
- Đề xuất các phương pháp kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi nâng cao hiểu
quả công tác giáo dục học sinh giỏi đạt kết quả cao nhất tại các kì thi do Sở Giáo dục và
đào tạo tổ chức.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sở phương pháp luận.
- Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, quan điểm của Đảng về lịch sử và giáo dục lịch sử để nghiên cứu.
- Tuân thủ những nguyên tắc của phương pháp luận sử học mácxít, phương pháp
dạy học lịch sử để nghiên cứu.
- Dựa trờn kinh nghiệm thực tiễn của việc bồi dưỡng Học sinh giỏi lớp 9 trong
quá trình công tác và bồi dưỡng.
- Tham khảo và tiếp thu những kinh nghiệm của đồng nghiệp, các loại tài liệu
tham khảo trong quá trình công tác.
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
Chuyên đề môn Lịch sử 6
Sử dụng phương pháp sưu tầm tài liệu có liên quan để nghiên cứu, đọc và phân
loại tài liệu, rút ra những điều cần thiết phục vụ cho công trình nghiên cứu khoa học của
mình. Tiến hành điều tra thực tiễn công tác dạy học lịch sử ở trường phổ thông làm cơ
sở thực tiễn để đưa ra những phương pháp khoa học phục vụ công tác giáo dục học sinh,
nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử. Thực nghiệm sư phạm, kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh để chứng minh tính khả thi của đề tài.
Thống kê và phân tích, đánh giá các kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp
trong quá trỡnh bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn lịch sử qua các kì thi cấp huyện và
cấp tỉnh trong những năm gần đây.
6. ý nghĩa của bài tập nghiệp vụ:
Việc nghiên cứu bài tập này giúp cho bản thân nắm vững kiến thức về lí luận
phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử, khơi dậy, giáo dục học sinh lòng hăng say học
tập nghiên cứu bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử phần thế
giới hiện đại từ năm 1945 đến nay.
Thực hiện bài tập này còn giúp cho bản thân và đồng nghiệp có thể vận dụng đề tài
này vào trong dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử 9 ở trường Trung học cơ sở.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9.
1. Một số khái niệm lịch sử cho phần Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến
nay, như: Thế nào là "Chiến tranh", "Chiến tranh chính nghĩa","Chiến tranh phi

nghĩa"?
Kể từ khi lịch sử xã hội loài người xuất hiện giai cấp và nhà nước đến nay, nhân loại đã
trải qua bao cuộc chiến tranh tàn khốc, ác liệt. Nó đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu
sinh linh trên trái đất, huỷ diệt và tàn phá nền văn minh nhân loại, kéo lùi sự phát triển
của lịch sử xã hội loài người.
Chuyên đề môn Lịch sử 7
Không một thời kỳ nào của lịch sử là không xảy ra các cuộc chiến tranh. Chiến
tranh đã trở thành một hiện tượng xã hội, một mặt kích thích xã hội phát triển, mặt khác
lại là nguyên nhân kéo lùi sự phát triển của xã hội. Bàn về chiến tranh, chủ nghĩa Mác -
Lê-nin đã viết "Chiến tranh không bao giờ xuất hiện như một cái gì riêng biệt, mà nó
là một hiện tượng xã hội cụ thể". Cho dù chiến tranh mang một màu sắc chính trị nào
đi chăng nữa thì nó vẫn là kẻ thù số một của con người, bởi nó luôn đe doạ sự sống của
loài người. Các cuộc chiến tranh lớn nhất, ác liệt nhất, có sức huỷ diệt và tàn phá sự
sống loài người nhất là hai cuộc chiến tranh: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) xảy ra vào nửa đầu thế kỷ XX.
Chiến tranh là một hiện tượng xã hội, chính trị được thể hiện ở cuộc đấu tranh vũ
trang giữa các nước hoặc giữa liên minh các nước. Mọi cuộc chiến tranh xét về bản chất
xã hội đều là sự tiếp tục chính trị bằng bạo lực.
Về mục đích chiến tranh có thể phân ra thành: Chiến tranh chính nghĩa và Chiến
tranh phi nghĩa.
Theo Khoa học lịch sử "Chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh của các
dân tộc bị áp bức tiến hành để giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài
hoặc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ nền độc lập tự do, tiến bộ xã hội".
Ví dụ, như cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam,
đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa mang tính chất là cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc và bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Cuộc kháng chiến thắng lợi đã giải phóng hoàn
toàn đất nước ta khỏi ách xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, non sông thu về
một mối, đất nước ta giành được độc lập hoàn toàn, nhanh chóng đi lên theo con đường
Xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ, làm suy yếu hoàn toàn Chủ nghĩa

đế quốc.
"Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh do giai cấp bóc lột gây ra nhằm đàn áp
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các dân tộc bị áp bức, hòng xâm chiếm
đất đai, nô dịch các dân tộc khác". Chiến tranh phi nghĩa còn là cuộc chiến tranh giữa
các nước đế quốc với đế quốc, tiến hành nhằm phân chia quyền thống trị thế giới hoặc
nhằm thực hiện âm mưu bá quyền thế giới của một phần tử hiếu chiến. Đây hoàn toàn là
Chuyên đề môn Lịch sử 8
những cuộc chiến tranh "bẩn thỉu" nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản ở các nước
đế quốc.
Một ví dụ nữa, đó là cuộc chiến tranh vừa mới xảy ra trong năm 2003 do Mỹ - Anh phát
động chống Iraq, một quốc gia có chủ quyền. Mục đích của cuộc chiến này là nhằm
phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản Anh - Mỹ muốn độc chiếm khu vực dầu mỏ lớn trên
thế giới để thu nhiều lợi nhuận vào tay mình qua việc đầu tư phát triển nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa. Nhận xét về các cuộc chiến tranh, Lê-nin nói "Bất cứ một cuộc chiến
tranh nào do giai cấp tư sản của các nước Anh, Pháp, áo, Đức, ý, Nhật, Mỹ tiến hành
cũng chỉ có thể là chiến tranh phản động mà thôi"(chiến tranh phi nghĩa). Khi Chiến
tranh thế giới thứ hai nổ ra, bàn về cuộc chiến này, Hội nghị trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam tháng 11 - 1939 đã nhận đinh "Khác hẳn với cách mệnh, chiến tranh là một
thứ chiến tranh hợp công lý. Đế quốc chiến tranh chỉ là một thứ chiến tranh cướp bóc,
tối phản động và trái với công lý".
Chủ nghĩa tư bản hiện đại, tên thường gọi giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư
bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên cơ sở những thành tựu của cách mạng khoa
học kĩ thuật, có các đặc điểm:
- Có những nét mới trong quá trình tập trung tư bản, về quy mô và tổ chức sản
xuất.
- Áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật, lao động sáng tạo.
- Quá trình tư nhân hóa các khu vực kinh tế nhà nước, chuyển từ sự can thiệp trực
tiếp của nhà nước sang gián tiếp đối với nền kinh tế.
- Quan hệ giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển vó nhiều
thay đổi.

- Tạo nên bước phát triển nhanh chóng về văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật.
- Điều chỉnh các chính sách về chính trị, xã hội để thích nghi với tình hình thế
giới, như chính sách phúc lợi xã hội, tiến bộ xã hội, mở rộng các quyền tự do dân chủ tư
sản, bảo vệ nhân quyền.
- Bên cạnh những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, nảy sinh những mâu
thuẫn mới, như mây thuẫn giữa Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản; giữa các nước đang phát
triển, các nước đang phát triển với các nước chậm phát triển.
- Phát triển lối sống “xã hội tiêu dùng” với nhiều mặt tiêu cực và tệ nạn xã hội.
Chuyên đề môn Lịch sử 9
Chủ nghĩa tư bản hiện đại chỉ là mô hình thức của Chủ nghĩa tư bản để thích hợp
với tình hình thế giới ngày nay. Sự thay đổi của Chủ nghĩa tư bản ngày nay bắt nguồn từ
cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhiều nước thuộc địa để giành độc lập và xây dựng chế độ
xã hội mới; từ cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động, các nước tư bản, đế
quốc; từ những thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật. Bản chất của Chủ nghĩa tư
bản trong giai đoạn hiện nay vẫn không hề thay đổi.
Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của Chủ nghĩa cộng sản trong sự phát triển của
lịch sử nhân loại, trong đó có chế độ cộng sản về tư liệu sản xuất được xác lập; quan hệ
sản xuất giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân với trí thức là đoàn kết, liên
minh, hợp tác trên tinh thần tình đồng chí thương yêu giúp đỡ nhau, xây dựng chế độ xã
hội mới tốt đẹp hơn không còn chế độ người bóc lột người, nhân dân lao động được ấm
no, tự do, hạnh phúc.
Chủ nghĩa thực dân mới, chính sách thực dân của Chủ nghĩa đế quốc trong điều
kiện sụp đổ của hệ thống thuộc địa sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Với Chủ nghĩa thực
dân mới, các nước đế quốc chuyển từ sự chiếm đóng sang sử dụng những biện pháp tinh
vi, xảo quyệt hơn nhằm chống lại phong trào dân tộc trên thế giới, như dùng tay sai
người bản xứ lập quyền thống trị nhân dân, với “viện trợ kinh tế”, quân sự của các nước
đế quốc và hoàn toàn phụ thuộc vào chúng với danh nghĩa “độc lập”
Chiến tranh giải phóng dân tộc, Chiến tranh chính nghĩa, tiến bộ do nhân dân
các nước thuộc địa, phụ thuộc tiến hành nhằm giành lại độc lập, thoát khỏi sự thống trị
của nước ngoài…

Chủ nghĩa A-pác-thai: Có nghĩa là “Sự tách biệt chủng tộc”, thể hiện ở sự phân
biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo của Đảng Quốc dân (Đảng của người da trắng), được
thực hiện ở Nam Phi từ năm 1948, chủ trương tước đoạt mọi quyền tự do, dân chủ,
chính trị, kinh tế - xã hội của những người da đen ở đây, cũng như người da màu đến
định cư ở đây. Họ lập luận rằng, người da đen không thể bình đẳng với người da trắng.
Chủ nghĩa A-pác-thai được coi là “một tội ác chống lại loài người” , vi phạm luật
phát quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Do cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân
Nam Phi và của cả loài người tiến bộ, chủ nghĩa A-pác-thai đẽ bị xóa bỏ ở Nam Phi từ
tháng 11-1993, Nen-xơn Man-đê-la làm Tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi, chủ
nghĩa A-pác-thai bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt.
Chuyên đề môn Lịch sử 10
Chiến tranh lạnh: Thuật ngữ do Ba-rút, tác giả kế hoạch nguyên tử lực của Mĩ ở
Liên hợp quốc đặt ra, xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mĩ ngày 26-7-1947. Đó là
“Chiến tranh không nổ súng” nhưng gây ra tình trang luôn luôn căng thẳng trên thế giới
sau Chiến tranh thế giới thứ hai để thực hiện chính sách “đối đầu” của các nước đế quốc
với Liên Xô và các nước XHCN. Các nước đế quốc đã thi hành hàng loạt biện pháp,
như chạy đua vũ trang, tang cường ngân sách quốc phòng, lập các liên minh quân sự,
bao vây, “ngăn chặn” rồi “tiêu diệt” các nước XHCN và các lực lượng cách mạng thế
giới.
Trong quan hệ đối ngoại, chúng theo đuổi chính sách “ngoại giao trên thế mạnh”,
tang cường sức ép kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động chống phá ngầm…nnhawmf chống
lại các nướcn XHCN và các lực lượng cách mạng xã hội. “Chiến tranh lạnh” đã làm tình
hình thế giới thường xuyên căng thẳng “bên miệng hô chiến tranh”.
Do sự đấu tranh bền bỉ của Liên Xô và các lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế
giới, ngày từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, chính sách của “Chiến tranh lạnh” đã
dần dần bị phá sản.
Cuối năm 1989, cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mĩ Bu-sơ và Tổng Bí thư Ban chấp
hành Đảng Cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp tại Man-ta (Địa trung hải) đã tuyên bố
chấm rứt Chiến tranh lạnh sau hơn 4 thập kỉ chạy đua vũ trang quá tốn kém. Thế giới
chuyển từ “đối đấu” sang “đối thoại”, giảm bớt sự căng thẳng…

2. Thực trạng của việc bồi dưỡng Học sinh giỏi Lớp 9 phần Lịch sử thế giới
hiện đại từ năm 1945 đến nay.
Hơn ai hết chúng ta hiểu rằng "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm
châu được hay không, đó chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em".
Giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cho các em luôn là mục tiêu quan trọng của ngành
giáo dục nước nhà. Và bộ môn Lịch sử trường THCS phải thể hiện vai trò đi đầu trong
việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục trên.
Bộ môn lịch sử lớp 9 phần lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay gồm nhiều vấn
đề cụ thể, đôi khi là phức tạp đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong công tác giảng dạy
đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Bởi sự phức tạp của thực chất vấn đề
Chuyên đề môn Lịch sử 11
đòi hỏi học sinh phải đứng trên quan điểm của sử học mácxít, quan điểm của Đảng về
dạy học lịch sử. Đồi hỏi học sinh có cái nhìn và hiểu sâu vấn đề mà đề bài yêu cầu.
Thực tế phần Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay rất nhiều vấn đề, rất dài,
mức độ kiến thức rộng, nhưng cấu trúc đề thi Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử chỉ
khoảng từ 3 điểm đó là một khó khăn cho học sinh và giáo viên. Học sinh thường hay
chủ quan, chưa thực đề cao phần này mày chú trọng vào phần Lịch sử Việt Nam. Mà
không biết rằng đây lại là phần mà học sinh có thể kiếm được nhiều điểm nhất trong đề
thi.
Giáo viên cũng vậy, thường chỉ dạy cho học sinh một số vấn đề cơ bản, đôi khi chưa
giảng cho học sinh nhiều kiến thức sâu và rộng của nó, chủ yếu là dạy theo SGK mà ít
tham khảo đến tài liệu tham khảo.
Thế hệ trẻ ngày nay sinh ra không phải hứng chịu chiến tranh, được sống trong
cảnh đất nước thanh bình, có đầy đủ điều kiện vật chất, tinh thần cho một cuộc sống tốt
đẹp, cho nên đa phần các em chưa hiểu được thế nào là chiến tranh? Chiến tranh gây ra
những hậu quả gì cho con người? Và để có độc lập, tự do như ngày hôm nay thế hệ cha
anh chúng ta đã phải hy sinh biết bao nhiêu xương máu? Chính vì thế, một bộ phận
thanh thiếu niên ngày nay chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, không chịu học tập, rèn luyện tu
dưỡng đạo đức, chưa thấy trách nhiệm của mình đối với đất nước. Thậm chí một số em

do tiếp xúc với loại hình văn hoá xấu còn rất thích bạo lực, đánh nhau, tỏ thái độ hiếu
chiến, muốn chứng tỏ bản lĩnh đàn ông, thậm chí cờn thờ ơ với thời cuộc…
Công tác bồi dưỡng Học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến
nay đặt ra những yêu cần cấp thiết, như dạy như thế nào? ở mỗi bài thì đâu là nội dung
kiến thức cơ bản nhất? cách thức làm bài như thế nào? Hiểu đề như thế nào để lựa chon
kiến thức cho đúng? Do vậy với ý nguyện góp phần đóng góp kinh nghiệm cho công
tác bồi dưỡng Học sinh giỏi của giáo viên dạy môn lích sử lớp 9, tôi đưa ra một số vấn
đề cơ bản và cách tiếp cận nó.

Chuyên đề môn Lịch sử 12
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG GIẢNG DẠY HỌC SINH GIỎI PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN
ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.
CHUYÊN ĐỀ I: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG SÂU SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ HAI…
a. Kiến thức trọng tâm :
1. Những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của TK XX.
1.1. Bối cảnh lịch sử:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tuy là nước thắng trận, nhưng Liên Xô bị chiến tranh
tàn phá nặng nề về người và của bên cạch đó còn phải làm nhiệm vụ giúp đỡ các nước
XHCN anh em và phong trào cách mạng thế giới. Bên ngoài, các nước đế quốc - đứng
đầu là Mỹ tiến hành bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị, phát động "chiến tranh
lạnh", chạy đua vũ trang, chuẩn bị một cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt liên Xô và các
nước XHCN (Khó khăn)
Tuy vậy, Liên Xô có thuận lợi: có được sự lãnh đạo của ĐCS và Nhà nước Liên
Xô, nhân dân Liên Xô đã lao động quên mình để xây dựng lại đất nước (Thuận lợi)
1.2. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của TK XX, Liên Xô đạt
được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt. Cụ thể:
- Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950): Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1945 - 1950)

trong 4 năm 3 tháng. Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch.
- Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. Nông
nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
- Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
- Từ năm 1950, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng
CSVC - KT của CNXH và đã thu được nhiều thành tựu to lớn:
- Về công nghiệp: bình quân công nghiệp tăng hàng năm là 9,6%. Tới những năm 50, 60
của TK XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mỹ,
chiếm khoảng 20 % sản lượng công nghiệp thế giới. Một số ngành công nghiệp đứng
đầu thế giới: Vũ trụ, điện, nguyên tử…
- Về nông nghiệp: có nhiều tiến bộ vượt bậc.
- Về khoa học - kĩ thuật: phát triển mạnh, đạt nhiều thành công vang dội: năm 1957
Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo trái đất, mở
đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1961 Liên Xô lại là nước đầu tiên
phóng thành công con tàu vũ trụ đưa nhà du hành Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất.
- Về Quân sự: từ năm 1972 qua một số hiệp ước, hiệp định về hạn chế vũ khí chiến
lược, Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung, hạt nhân nói
riêng so với Mĩ và phương Tây.
- Về Đối ngoại: thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, tích cực ủng hộ phong trào
cách mạng thế giới và các nước xã hội chủ nghĩa.
Chuyên đề môn Lịch sử 13
- Sau khoảng 30 năm tiến hành khôi phục kinh tế, Đất nước Liên Xô có nhiều biến đổi,
đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội ổn định, trình độ học vấn của người dân không
ngừng được nâng cao.
1.3. Ý nghĩa:
- Uy tín và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao, Liên Xô trở thành trụ cột của các
nước XHCN, là thành trì của hoà bình, là chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
- Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ và đồng
minh của chúng.
2. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô.

2.1. Bối cảnh lịch sử:
- Năm 1973, thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Để thoát ra khỏi cuộc khủng
hoảng, các nước tư bản đã tìm cách cải cách về kinh tế, thích nghi về chính trị, nhờ đó
thoát ra khỏi khủng hoảng.
- Tuy nhiên, ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã chậm trễ trong việc đề ra cải
cách cần thiết nên bước sang những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô ngày
càng lún sâu vào tình trạng khó khăn, trì trệ, khủng hoảng.
- Năm 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô Viết và tiến
hành cải tổ. Cuộc cải tổ được tuyên bố như một cuộc cách mạng nhằm sửa chữa những
sai lầm trước kia, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng một CNXH theo
đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó.
2.2. Nội dung công cuộc cải tổ:
- Về chính trị - xã hội: thực hiện chế độ Tổng thống nắm mọi quyền lực, thực hiện đa
nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một đảng, tuyên bố dân chủ và công khai mọi mặt.
- Về kinh tế: đưa ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì. Kinh tế đất nước
vẫn trượt dài trong khủng hoảng.
2.3. Kết quả:
- Công cuộc cải tổ gặp nhiều khó khăn, bế tắc. Suy sụp kinh tế kéo theo suy sụp về
chính trị. Chính quyền bất lực, tình hình chính trị bất ổn, tệ nạn xã hội tăng, xung đột
sắc tộc luôn sảy ra, nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô chia rẽ
- Ngày 19 tháng 8 năm 1991, một cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Goóc-ba-
chốp nổ ra nhưng thất bại, hệ quả là Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động,
Chính phủ Xô Viết bị giải tán, 11 nước Cộng hoà tách khỏi Liên bang Xô Viết, thành
lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
- Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Tổng thống Goóc-ba-chốp từ chức, chế độ XHCN ở Liên
Xô bị sụp đổ.
b. Kiến thức mở rộng và nâng cao:
* Nguyên nhân xụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.(Để HS
nắm được và rút ra bài học choc các nước XHCN khác trong đó có Việt Nam)
- Đã xây dựng mô hình CNXH chứa đựng nhiều khuyết tật và sai sót, không phù hợp

với quy luật khách quan trên nhiều mặt: kinh tế, xã hội, thiếu dân chủ, thiếu công bằng.
Chuyên đề môn Lịch sử 14
- Chậm sửa đổi trước những biến động của tình hình thế giới. Khi sửa chữa, thay đổi thì
lại mắc những sai lầm nghiêm trọng: rời bỏ nguyên lý đứng đắn của CN Mác-Lênin.
- Những sai lầm, tha hoá về phẩm chất chính trị, đạo đức của một số nhà lãnh đạo Đảng
và Nhà nước ở một số nước XHCN đã làm biến dạng CNXH, làm mất lòng tin, gây bất
mãn trong nhân dân.
- Hoạt động chống phá CNXH của các thế lực thù định trong và ngoài nước.
- Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa khoa học, chưa nhân văn, là một
bước lùi của CNXH chứ không phải là sự sụp đổ của lý tưởng XHCN của loài người.
- Ngọn cờ của CNXH đã từng tung bay trên khoảng trời rộng lớn, từ bên bờ sông En-bơ
đến bờ biển Nam Hải rồi vượt trùng dương rộng lớn đến tận hòn đảo Cu-Ba nhỏ bé anh
hùng. Ngọn cờ ấy tuy có dừng tung bay ở bầu trời Liên Xô và một số nước Đông Âu
nhưng dồi sẽ lại tung bay trên nhiều khoảng trời mênh mông xa lạ: Bầu trời Đông Nam
Á, bầu trời châu Phi, Mỹ La-tinh và ngay cả trên cái nôi ồn ào, náo nhiệt của CNTB
phương Tây… Đó là ước mơ của nhân loại tiến bộ và đó cũng là quy luật phát triển tất
yếu của lịch sử xã hội loài người.
c. Bài tập vận dụng:
BT 1: Liên Xô xây dung CNXH trong hoàn cảnh nào? Từ năm 1945 đến 1970 trong công
cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô giữa thành tựu và sai lầm mặt nào là chủ yếu? Chứng
minh?Ý nghĩa lịch sử?
Hướng dẫn (HD):
1. Hoàn cảnh Liên Xô khi tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.
Thuận lợi:
- Là nước chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống phát xít, uy tín chính trị và địa vị
quốc tế nâng cao, các nước đế quốc thừa nhận Liên Xô.
- Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển làm cho chủ nghĩa đế quốc suy
yếu.
Khó khăn:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc nhân dân Liên ô phải gánh chịu những hy sinh và

tổn thất to lớn: 27 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc Bỵ phá
huỷ, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá
- Các nước đế quốc tiến hành bao vây kinh tế, gây cuộc chiến tranh lạnh và ra sức chạy
đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh tổng lực tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.
- Trong bối cảnh đó nhân dân Liên Xô tự lực, tự cường bắt tay vào xây dựng CNXH
nhằm nâng cao đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng, chuẩn bị chống lại âm mưu của
chủ nghĩa đế quốc và nhằm giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.
1.2. Từ 1945 đến 1975 trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô giữa thành tựu
và sai lầm thì thành tựu là chủ yếu.
Kinh tế: Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trong thời gian 4 năm 3 tháng.
Công nghiệp:
+ Năm 1950 tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so mớc trước chiến tranh…
+ Năm 1972 so 1922 sản lượng công nghiệp tăng 321%, thu nhập quốc dân tăng 112
lần…
Chuyên đề môn Lịch sử 15
+ Trong những năm 50, 60 nửa đầu năm 70 Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng
thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) chiếm 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Trong
25 năm (1951- 1975) mức tăng trưởng công nghiệp hàng năm 9,6%
Nông nghiệp : Một số ngành nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
Khoa học kỹ thuật:
- Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của
Mỹ.
- Năm 1957 là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
- Năm 1961 phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-gin bay vòng quanh
Trái đất mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
1.3. Ý nghĩa lịch sử :
- Thể hiện tinh thần ưu việt của CNXH ở mọi lĩnh vực xây dựng kinh tế, lực lượng quốc
phòng, nâng cao đời sống nhân dân, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. (tuy có mắc
một số sai lầm thiếu sót).
- Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự, sức mạnh vũ khí hạt nhân

với các nước đế quốc đã làm đảo lộn toàn bộ chiến lược của Mỹ và các nước đồng minh
của Mỹ.
BT 2: Chính sách đối ngoại và vị trí quốc tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ
hai (1945) như thế nào? Hãy nêu một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô
đối với Việt Nam từ 1945 đến 1991? Ý nghĩa của sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta?
HD
1. Chính sách đối ngoại:
- Trên cơ sở những thành tựu phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật Liên Xô luôn luôn
quán triệt chính sách đối ngoại hoà bình, giúp đỡ các nước XHCN anh em về vật chất
và tinh thần…
- Luôn ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, đặc biệt
đối với các nước Á, Phi và Mỹ La-tinh.
- Luôn đi đầu và đấu tranh không mệt mỏi cho nền hoà bình và an ninh thế giới.
- Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến, xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực phản động quốc tế.
2. Vị trí quốc tế của Liên Xô:
- Là nước tham gia sáng lập và là uỷ viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đã có nhiều
sáng kiến bảo vệ hoà bình thế giới.
- Liên Xô là nước XHCN lớn nhất, hùng mạnh nhất. Với tiềm lực kinh tế, quốc phòng
của mình, với chính sách đối ngoại hoà bình tích cực, Liên Xô là chỗ dựa cho cách
mạng thế giới, là thành trì của hoà bình thế giới.
3. Dẫn chứng về sự giúp đỡ của Liên Xô.
-Vd: Liên Xô giúp đỡ ta xây dựng bệnh viện Hữu nghị Hà Nội, cầu Thăng Long, nhà
máy thuỷ điện Hoà Bình, đoà tạo cán bộ, giúp đỡ chuyên gia và kỹ thuật
- Ý nghĩa: Nhờ có sự giúp đỡ này, nhân dân ta đã đánh bại được chủ nghĩa đế quốc,
giành độc lập dân tộc, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Ngày nay, những công trình trên vẫn tiếp tục phát huy tác dụng trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Giúp đỡ ViệtNam xây dựng Cầu Thăng Long

Chuyên đề môn Lịch sử 16
BT 3: Các nước Đông Âu xây dựng CNXH trong hoàn cảnh nào? Thành tựu? ý nghĩa?
HD
1. Hoàn cảnh:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hâu (trừ Tiệp Khắc, CHDC Đức).
- Các nước đế quốc tiến hành bao vây kinh tế và can thiệp, phá hoại về chính trị.
- Trong các thế lực chống CNXH vẫn tồn tại và ra sức chống phá (Tư sản, địa chủ, lực
lượng tôn giáo). Tuy vậy với sự hậu thuẫn của Liên Xô, công cuộc xây dựng CNXH của
nhân dân Đông Âu đạt được thành tựu đáng kể.
2. Thành tựu:
- An-ba-ni: Trước chiến tranh nghèo, chậm phát triển nhất Châu Âu. Đến giữa những
năm 1970 đã xây dựng được nền công nghiệp với hàng trăm xí nghiệp ngành điện cơ
khí, luyện kim, hoàn thành điện khí hoá trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp thoả mãn
nhu cầu lương thực của nhân dân.
- Ba Lan: Năm 1983 sản xuất công nghiệp tăng 20 lần so năm 1970. Nông nghiệp tăng
gấp đôi.Gần nửa nhân dân Ba Lan sống trong những ngôi nhà mới xây dựng dưới chính
quyền của nhân dân.
- Bun-ga-ri:Tổng sản phẩm công nghiệp năm 1975 tăng 55 lần so năm 1939. Nông thôn
hoàn toàn điện khí hoá.
- Hung-ga-ri, CHDC Đức, Tiệp Khắc.
3. Ý nghĩa:
- Làm biến đổi căn bản đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước.
- Góp phần tăng cường tiềm lực và vị thế của hệ thống XHCN trên thế giới.

BT4: Mối quan hệ hợp tác giữa Liên Xô, các nước Đông Âu và các nước XHCN khác?
HD
1. Quan hệ hợp tác kinh tế: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
Hoàn cảnh thành lập :
- Các nước Đông Âu xây dựng CNXH cần tổ chức quốc tế đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ
lẫn nhau về kinh tế, văn hoá, khoa học- kỹ thuật giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Các nước đế quốc thi hành chính sách cấm vận và bao vây kinh tế đối với các nước
XHCN, cần hợp tác để tăng sức mạnh đối phó.
- 8-1-1949 Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập gồm các thành viên: Liên Xô, các nước
Đông Âu, sau mở rộng CHDC Đức, Mông Cổ, CuBa, Việt Nam.
Mục tiêu hoạt động:
- Phối hợp các nước XHCN trong các kế hoạch kinh tế dài hạn, phân công sản xuất
theo hướng chuyên ngành trong phạm vi các nước XHCN, đẩy mạnh mua bán và trao
đổi hành hoá, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khoa học - kỹ
thuật.
Tác dụng:
- Giúp đỡ, thúc đẩy các nước XHCN phát triển về kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật
đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH, nâng cao đời sống nhân dân. Nửa đầu năm 1970
các nước trong khối SEV sản xuất được: 3,5% sản phẩm công nghiệp thế giới, nhịp độ
tăng trung bình hàng năm 10%.
- Hạn chế “khép kín cửa” không hoà nhập với nền kinh tế thế giới đang ngày tăng.
Chuyên đề môn Lịch sử 17
2. Quan hệ hợp tác về quân sự chính trị: Tổ chức liên minh phòng thủ Vac-xa-va.
Hoàn cảnh thành lập:
- Năm 1955, các nước thành viên khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đưa
Tây Đức gia nhập khối quân sự NATO, biến Tây Đức thành một lực lượng xung kích
chống Liên Xô,CHDC Đức và các nước XHCN. Làm cho hoà bình và an ninh thế giới
của các nước Châu Âu bị uy hiếp nghiêm trọng.
- Trước tình hình đó nước XHCN ở Đông Âu đã tổ chức Hội nghị ở Vac-xa-va ký kết
“Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ” Vac-xa-va vào ngày 14/5/1955.
Mục đích:
- Nhằm giữ gìn an ninh của các nước thành viên, duy trì hoà bình ở Châu Âu và củng cố
hơn nữa tình hữu nghị, hợp tác và tương trợ giữa các nước thành viên XHCN.
- Các nước thành viên thoả thuận trong trường hợp một hay nhiều nước tham gia hiệp
ước bị tấn công quân sự, an ninh đất nước bị uy hiếp. Các nước tham gia hiệp ước có
nhiệm vụ giúp đỡ nước bị tấn công bằng mọi phương tiện có thể có, dùng lực lượng vũ

trang.
- Quyết định thành lập Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang chung, cử nguyên soái. Liên
Xô Kô-nhép làm Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang chung của khối Vac-xa-va.
Tính chất: Là một liên minh phòng thủ về quân sự- chính trị của Liên Xô và các nước
Đông Âu nhằm chống lại âm mưu gây chiến xâm lược của khối quân sự NATO do đế
quốc Mỹ cầm đầu.
Vai trò:
- Trở thành một đối trọng với khối quân sự NATO, giữ gìn hoà bình ở Châu Âu và giữ
vững nền độc lập, an ninh của các nước XHCN Đông Âu.
- Góp phần thúc đẩy thống nhất trang bị, hiện đại hoá và tăng cường sức mạnh lực
lượng vũ trang của các nước. Hình thành chiến lược cân bằng về sức mạnh quân sự giữa
các nước XHCN với các nước đế quốc chủ nghĩa vào đầu những năm 1970.
- Năm 1991 sau sự biến động chính trị to lớn ở Đông Âu và sau việc thoả thuận chấm
dứt “Chiến tranh lạnh ” giữa những người đứng đầu hai nước Xô - Mỹ tổ chức Vac-xa-
va không còn thích hợp với tình hình mới và tuyên bố giải tán.
3. Các mối quan hệ giữa Liên Xô, các nước Đông Âu và các nước XHCN.
Liên Xô - Trung Quốc:
- 2/1950, Xô - Trung ký kết “Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô- Trung” nhằm
chống mọi âm mưu tấn công xâm lược CNĐQ bên ngoài, Liên Xô giúp Trung Quốc
chuyên gia, kỹ thuật để khôi phục và phát triể kinh tế.
- Năm 196,0 tình hình Xô - Trung căng thẳng, đối đầu. Đến năm 1969 xung đột vũ trang
giữa quân đội hai nước đã nổ ra ở biên giới Xô - Trung.
- Năm 1989, Xô - Trung bình thường hoá quan hệ.
Liên Xô - Đông Âu (An-ba-ni).
- Từ những năm 1960 trở đI quan hệ Liên Xô - An-ba-ni trở nên căng thẳng, đối đầu hai
bên cắt đứt mối quan hệ An-ba-ni rút khỏi Hiệp ước Vac-xa-va và SEV.
- Năm 1991, Liên Xô - An-ba-ni bình thường hoá quan hệ trở lại.
Liên Xô - Triều Tiên, Cu-ba, Việt Nam:
- Các nước trên đã nhận sự giúp đỡ đắc lực của Liên Xô và các nước XHCN khác góp
phần quan trọng để nhân đân các nước đánh bại CNĐQ, CNTD cũ và mới giành độc lập

dân tộc và tiến lên xây dựng CNXH. Mối quan hệ Trung Quốc, Việt Nam từ năm 1992
trở lại đây cũng bình thường hoá trở lại.
Chuyên đề môn Lịch sử 18
d. Câu hỏi tham khảo, câu hỏi đã thi …
GV CHO HS THẢO LUẬN-HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
- Câu 1:
Những thành tựu chủ yếu trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH
của Liên Xô từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
Em hãy cho biết ý nghĩa và tác dụng của những thành tựu đó đối với phong trào
cách mạng thế giới?
- Câu 2:
Những thành tựu nổi bật về mọi mặt của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu
những năm 70 của thế kỉ XX?
Tác dụng của những thành tựu đó với phong trào cách mạng thế giới?
- Câu 3:
Đánh giá về vai trò của các lực lượng tham gia tiêu dietj chủ nghĩa phát xít trong
cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), có người nhận xét:
“ Liên Xô đã giữ vai trò một lực lượng đi đầu và là một lực lượng chủ chốt góp
phần quyết định thắng lợi”
Dựa vào diễn biến của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và bằng hiểu biết của
mình, em hãy làm rõ nhận xét trên.
- Câu 4:
Sự sụp đổ của Liên Xô diễn ra như thế nào?
- Câu 5:
Nêu những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và các nước Đông Âu? Theo em, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Bài học
cho cách mạng Việt Nam?
- Câu 6:
Trình bày những nét chính về quá trình hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở các nước Đông Âu từ năm 1945-1950?

Công cuộc xây dựng CNXH của các nước Đông Âu từ những năm 50 đến những
năm 70 của thế kỉ XX? Ý nghĩa của những thành tựu đó?
- Câu 7:
Đánh giá về Hội đông tương trợ kinh tế (SEV) và Tổ chức hiệp ước Vác-xa-va
trong quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa?
CHUYÊN ĐỀ II: CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA-TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
a. Kiến thức trọng tâm :
1. Các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á,
Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến những năm 90 của thế kỉ XX.
STT Giai đoạn Đặc điểm Sự kiện tiêu biểu
1
Giai đoạn từ năm
1945 đến giữa
những năm 60 của
thế kỉ XX.
Đấu tranh nhằm đập
tan hệ thống thuộc địa
của Chủ nghĩa đế quốc.
- ĐNA: các nước In-đô-nê-xia,
Việt nam, Lào tuyên bố độc lập
trong năm 1945…
- Ngày 1-1-1959, cách mạng
Cu Ba thắng lợi…
Chuyên đề môn Lịch sử 19
- Năm 1960, 17 nước tuyên bố
độc lập, thế giới gọi là "năm
châu Phi"…
=> Tới giữa những năm 60 của
TK XX, hệ thống thuộc địa của
CNTD cơ bản sụp đổ…

2
Giai đoạn từ những
năm 60 đến giữa
những năm 70 của
thế kỉ XX.
Đấu tranh nhằm lật đổ
ách thống trị của TD Bồ
Đào Nha của nhõn dõn
ba nước Ăng-gô-la,
Mô-dăm-bích, Ghi-nê
Bít-xao…
Phong trào đấu tranh vũ
trang ở ba nước này bùng nổ
-> năm 1974, ách thống trị của
TD Bồ Đào Nha bị lật đổ…
3
Giai đoạn từ giữa
những năm 70 đến
giữa những năm 90
của thế kỉ XX.
Đấu tranh nhằm xóa
bỏ chế độ phân biệt
chủng tộc (A-pác-thai)
ở Cộng hoà Nam Phi,
Dim-ba-bu-ờ và Na-mi-
bi-a…
Chế độ phân biệt chủng tộc
bị xoá bỏ: Rô-đê-di-a năm
1980 (nay là Cộng hoà Dim-
ba-bu-ê), Tây Nam Phi năm

1990 ( nay là Cộng hoà Na-mi-
bi-a) và Cộng hoà Nam Phi
năm 1993…
2. Đặc điểm chung:
- Là những khu vực đông dân, có nguồn lao động dồi dào, lãnh thổ rộng lớn với nguồn
tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết
các nước trong khu vực này đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các đế quốc
Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Hà Lan, Bồ Đào Nha…
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực này đều giành
được độc lập dân tộc, họ bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước để từng bước củng
cố nền độc lập về kinh tế và chính trị, nhằm thoát khỏi sự khống chế, lệ thuộc vào các
thế lực đế quốc bên ngoài, đặc biệt là Mĩ.

Quy mô phong trào: bùng nổ ở hầu hết các nước thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, từ
châu Á, châu Phi đến khu vực Mĩ La-tinh.
- Thành phần tham gia lãnh đạo: Đông đảo các giai cấp tầng lớp nhân dân: công nhân,
nông dân, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc (Việt Nam: vô sản)
- Hình thức và khí thế đấu tranh: đấu tranh vũ trang, chính trị… trong đó đấu tranh vũ
trang là hình thức chủ yếu. Phong trào nổ ra sôi nổi, quyết liệt làm tan rã từng mảng rồi
dẫn đến sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
2. Sự ra đời và phát triển của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
2.1. Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa:
Chuyên đề môn Lịch sử 20
- Sau cuộc kháng chiến chống Nhật thắng lợi, Trung Quốc lâm vào cuộc nội chiến giữa
Đảng Cộng sản Trung Quốc và tập đoàn Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch.
- Sau một thời gian nhường đất để phát triển lực lượng, giữa năm 1949 Đảng Cộng sản
tổ chức phản công trên toàn mặt trận. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch liên tiếp thất bại,
bỏ chạy ra đảo Đài Loan, Đảng Cộng sản Trung Quốc đó thắng lợi.
- Ngày 1 tháng 10 năm 1949, trước Quảng trường Thiên An Môn, Mao Trạch Đông đọc
bản tuyên ngôn khai sinh nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

- Ý nghĩa: Kết thúc 100 năm đô hộ của đế quốc và 1000 nô dịch của phong kiến, đưa
đất nước Trung Quốc bước vào kỉ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đối
với thế giới, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời đã tăng cường cho phe XHCN
và làm cho hệ thống CNXH được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
2. Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc:
Bối cảnh lịch sử:
- Từ năm 1959 - 1978, đất nước Trung Quốc lâm vào thời kì biến động toàn diện.
Chính điều này đòi hỏi Đảng và Nhà nước Trung Quốc phải đổi mới để đưa đất nước đi
lên.
- Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách -
mở cửa: Đường lối mới. Chủ trương xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc, lấy
phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa.
Thành tựu:
+ Kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng
9,6%)…
+ Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt
+ Chính trị-xã hội: ổn định, uy tín, địa vị quốc tế của Trung Quốc được nâng cao…
+ Đối ngoại: bình thường hoá quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác,thu
hồi Hồng Công, Ma Cao…
+ Đạt nhiều thành tựu trong phát triển khoa học kỹ thuật, phóng tàu, đưa người lên vũ
trụ để nghiên cứu KHKT (Là nước thứ 3 trên thế giới)…
+ Có quan hệ tốt với Việt Nam, các vị nguyên thủ quốc gia đã đến thăm 2 nước, thực
hiện 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới
tương lai”…
Ý nghĩa:
- Khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới của Trung Quốc, góp phần củng cố
sức mạnh và địa vị của trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho
Trung Quốc hội nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và ngược
lại thế giới có cơ hội tiếp cận với một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung
Quốc.

3. Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN (8/8/1967).
Chuyên đề môn Lịch sử 21
- Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái
Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Phi-líp-pin và Đông Ti-
mo.
3.1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Hầu hết các nước ĐNA (Trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước tư bản Anh,
Pháp, Mĩ, Hà Lan…
- Khi chiến tranh lan rộng toàn thế giới, (12 - 1941), các nước ĐNA lại bị quân Nhật
chiếm đóng, thống trị và gây nhiều tội ác đối với nhân dân các nước ở khu vực này.
Cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật đã bùng lên mạnh mẽ ở khắp nơi…
- Lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh (8/1945), nhân dân các nước ĐNA đã nỏi
dậy giành chính quyền (điển hình là VN)…
3.2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Ngay sau khi Nhật đầu hàng, các nước ĐNA nổi dậy giành độc lập…
- Sau đó, các nước đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân các nước ĐNA tiến hành kháng
chiến chống xâm lược, đến giữa những năm 50, các nước ĐNA lần lượt giành được độc
lập dân tộc…
- Cũng từ giữa những năm 50, đế quốc Mĩ can thiệp vào khu vực ĐNA, tiến hành xâm
lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia…
- Từ giữa những năm 50, các nước ĐNA có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một
số nước tham gia khối quân sự SEATO, trở thành đồng minh của Mĩ như Thái Lan. Phi-
lip-pin, một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập như In-đô-nê-xi-a, Mi-an-
ma…
3. Hiện nay:
- Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh khu vực và thế giới
đang quốc tế hoá cao độ. Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu
vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường
quốc bên ngoài đối với khu vực.

- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại thủ đô Băng
Cốc-Thái Lan với sự tham gia sáng lập của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-
lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
Mục tiêu hoạt động: Phát triển kinh tế-văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung
giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
Nguyên tắc hoạt động:
+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau.
+ Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình.
+ Hợp tác cùng phát triển.
Quá trình phát triển của ASEAN:
- Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tổ chức non yếu, hợp tác trong khu
vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
Chuyên đề môn Lịch sử 22
- Sau cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương (1975), quan hệ
Đông Dương-ASEAN được cải thiện, bắt đầu có những cuộc viếng thăm ngoại giao.
- Năm 1984, Bru-nây trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.
- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, thế giới bước vào thời kì sau "chiến tranh lạnh" và
vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị ĐNA được cải thiện. Xu hướng
nổi bật là mở rộng thành viên ASEAN.
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
- Tháng 9/1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN.
- Tháng 4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của tổ chức này.
- Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ
chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác
kinh tế, quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA), lập
diễn đàn khu vực(ARF) nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp
tác phát triển của Đông Nam Á.
-> Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á.
Quan hệ Việt Nam - ASEAN:

- Quan hệ Việt Nam - ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy
theo sự biến động của quốc tế và khu vực, nhất là tình hình phức tạp ở Cam-pu-chia.
- Từ cuối những năm 1980 của thế kỉ XX, ASEAN đã chuyển từ chính sách "đối đầu"
sang ''đối thoại", hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Cam-pu-chia được
giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại "Muốn là bạn với tất cả các nước",
quan hệ Việt Nam - ASEAN được cải thiện.
- Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li, đánh dấu một bước mới trong quan
hệ Việt Nam - ASEAN và quan hệ khu vực.
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, mối quan hệ Việt Nam và các nước
trong khu vực là mối quan hệ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa
học, kĩ thuật… và nó ngày càng được đẩy mạnh.
4. Các nước châu Phi (57 quốc gia, 32 nước xếp vào nhóm nghèo nhất thế giới, 2/3
dân số châu Phi không đủ ăn, ¼ dân số đói kinh niên (150 triệu người).
1. Tình hình chung.
1.1. Những nét chính về cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi sau 1945.
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Phi là thuộc địa của thực dân
phương Tây.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi
độc lập ở châu Phi lên cao. Phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, nơi có trình độ
phát triển cao hơn các vùng khác trong châu lục. Mở đầu là cuộc binh biến của các sĩ
Chuyên đề môn Lịch sử 23
quan yêu nước Ai Cập(7/1952), lật đổ chế độ quân chủ và tuyên bố thành lập nước
Cộng hoà Ai Cập (18/6/1953).
- Tiếp đó là cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài từ năm 1954 đến năm 1962 của nhân dân
An-giê-ri, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp giành lại độc lập dân tộc.
- Trong năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập. Vì vậy, thế giới gọi năm 1960
là "Năm châu Phi". Từ đó hệ thống thuộc địa của các đế quốc lần lượt tan rã, các dân
tộc châu Phi giành được độc lập, chủ quyền.
1.2. Những khó khăn của châu Phi hiện nay:
- Luôn trong tình thế bất ổn: Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần, chồng chất và

bệnh tật.
- Tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới (Ru-an-da)
- Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới. (Ghi-nê, Xê-nê-gan…)
2. Cộng hòa Nam Phi.
2.1 Đôi nét về CH Nam Phi.
- Nằm ở cực Nam châu Phi
- Diện tích: 1.2 triệu Km2, Dân số: 43.6 triệu người (2002), trong đó: 75.2 % người da
đen, 13.6 % người da trắng, 11.2 % người da màu.
- Năm 1662, người Hà Lan đến Nam Phi lập xứ thuộc địa kép.
- Đầu thế kỉ XX, Anh chiếm.
- 1910, Liên bang Nam Phi được thành lập, nằm trong khối Liên hiệp Anh.
- 1951, Liên bang Nam Phi rút khỏi Liên hiệp Anh, thành lập CHNP.
2.2. Tình cảnh CH Nam Phi trước 1994. Hậu quả của nó.
- Trên danh nghĩa là một nước độc lập, song phần lớn người da đen và da màu (80%
dân số) sống trong cảnh cơ cực, tủi nhục bởi những chính sách phân biệt kì thị chủng
tộc của chính quyền thực dân da trắng.
- Hậu quả: Họ bị tước hết mọi quyền công dân, phải ở khu cách biệt với người da trắng,
chịu xử tội theo pháp luật riêng. Không có quyền sở hữu lớn về tài sản, cuộc sống vất
vả, cực khổ.
2.3. Vài nét về ANC Nen-xơn Man-dê-la.
- Sinh năm 1918, năm 1944 gia nhập Đại hội dân tộc Phi, sau đó giữ chức vụ Tổng bí
thư ANC. Năm 1964, bị nhà cầm quyền Nam Phi kết án tù chung thân.
- Trước cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai của nhân
dân CH Nam Phi và sự ủng hộ của loại người tiến bộ, buộc nhà cầm quyền Nam Phi
phải trả tự do cho ông (2/1990), công nhận quyền hợp pháp của ANC và các đảng phái
chính trị chống A-pac-thai. Quốc hội Nam Phi buộc phải xóa bỏ hầu hết các đạo luật
phân biệt chủng tộc.
Chuyên đề môn Lịch sử 24
- Sau khi ra tù, ông được bầu làm phó chủ tịch, rồi chủ tịch ANC (9/1991). Tháng
4/1994, trong cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc đầu tiên ở Nam Phi, ANC giành được thắng

lợi áp đảo. Ngày 9/5/1995, ông được bầu làm tổng thống CH Nam Phi.
3. Cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi sau chiến tranh thế
giới thứ hai.
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Phi là thuộc địa của thực dân
phương Tây.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi
độc lập ở châu Phi lên cao. Phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, nơi có trình độ
phát triển cao hơn các vùng khác trong châu lục. Mở đầu là cuộc binh biến của các sĩ
quan yêu nước Ai Cập(7/1952), lật đổ chế độ quân chủ và tuyên bố thành lập nước
Cộng hoà Ai Cập (18/6/1953).
- Tiếp đó là cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài từ năm 1954 đến năm 1962 của nhân dân
An-giê-ri, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp giành lại độc lập dân tộc.
- Trong năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập. Vì vậy, thế giới gọi năm 1960
là "Năm châu Phi". Từ đó hệ thống thuộc địa của các đế quốc lần lượt tan rã, các dân
tộc châu Phi giành được độc lập, chủ quyền.
5. Mĩ La Tinh( Cu-ba - Hòn đảo anh hùng.)
1. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Cu-ba (1945-1959)
Nguyên nhân:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, được sự giúp đỡ của Mĩ, tháng 3/1952, Tướng Ba-ti-
xta tiến hành đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự. Chính quyền Ba-ti-xta đã soá
bỏ Hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái hoạt động, giết hại, giam cầm hàng chục vạn
người yêu nước. Dưới chế độ độc tài Ba-ti-xta, đất nước Cu-ba bị biến thành trại tập
trung, xưởng đúc súng khổng lồ".
- Không cam chịu dưới ách thống trị của chế độ độc tài, nhân dân Cu Ba đã vùng dậy
đấu tranh.
Diễn biến:
- Ngày 26-7-1953, 135 thanh niên yêu nước dưới sự chỉ huy của luật sư trẻ tuổi Phi-đen
Ca-xtơ-rô đó tấn cụng vào phỏo đài Môn-ca-đa. Cuộc tấn công không giành được thắng
lợi (Phi-đen Ca-xtơ-rô bị bắt giam và sau đó bị trục xuất sang Mê-hi-cô), nhưng mở đầu
cho giai đoạn phát triển mới của của cách mạng Cu Ba.

- Năm 1955, Phi-đen Cat-xtơ-rô được trả tự do và bị trục xuất sang Mê-hi-cô. ở đây
Ông đã thành lập tổ chức cách mạng lấy tên "phong trào 26 - 7", tập hợp các chiến sĩ
yêu nước, luyện tập quân sự.
- Năm 1956, Phi-đen Ca-xtơ-rô cùng 81 chiến sĩ yêu nước từ Mê-hi-cô trở về tổ quốc.
Bị địch bao vây, tấn công, nhiều đồng chí hi sinh, chỉ còn 12 người, trong đó có Phi-
đen. Sau đó Ông cùng 11 đồng chí rút về xây dựng căn cứ cách mạng ở vùng rừng núi
phía Tây của Cu-ba.
Chuyên đề môn Lịch sử 25

×