Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Tìm hiểu về lương và các khoản trích theo lương tại công ty cà phê Tháng 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.49 KB, 57 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đứng trước sự bùng nổ về kinh tế cùng
với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp, thêm vào đó nhu cầu xã hội ngày càng
tăng, ngày càng phong phú và đa dạng hơn, các doanh nghiệp phải củng cố và hoàn
thiện hơn nếu muốn tồn tại và phát triển.
Đối với một doanh nghiệp, để tiến hành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
cần ba yếu tố: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động, trong đó yếu tố lao
động là điều kiện đầu tiên và có tính chất quyết định tạo ra những sản phẩm để thỏa
mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội, xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi người lao
động phải càng tiến bộ hơn.Từ đó ta càng thấy được rõ hơn sự cần thiết của lao động
đối với doanh nghiệp và động lực để giúp người lao động có thể tồn tại và tiếp tục làm
việc cho doanh nghiệp đó là yếu tố tiền lương.
Tiền lương là một nội dung quan trọng chi phối đến nhiều nội dung trong quản
lý.Nếu xây dựng việc tính lương và các khoản trợ cấp, phụ cấp cho người lao động hợp
lý, nó sẽ trở thành công cụ duy trì nguồn lao động cũ,thu hút nguồn lao động mới, đồng
thời là động lực khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng của mình góp
phần đẩy mạnh hoạt động của doanh nghiệp.Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt
động ổn định và phát triển hơn, ngược lại doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì yếu
tố tiền lương cũng tăng theo.
Công tác tổ chức tiền lương có vai trò và ý nghĩa to lớn trong doanh nghiệp, dù
ở bất cứ loại hình doanh nghiệp nào, nó luôn là vấn đề được quan tâm của cả người lao
động và người sử dụng lao động vì đó là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động,
nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.Vì vậy, công tác tổ chức tiền lương một cách khoa học, hợp lý và
phù hợp với điệu kiện của doanh nghiệp là một vấn đề rất cần thiết.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng trên cùng với thực trạng của công ty, để xem xét
và tìm hiểu vấn đề này trên thực tế nên em chọn đề tài: “Tìm hiểu về lương và các
- 1 -
khoản trích theo lương tại công ty cà phê Cà Phê Tháng 10” làm chuyên đề báo cáo


cho đợt thực tập tổng hợp này.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
trong doanh nghiệp.
+ Tìm hiểu thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công Ty cà phê Tháng 10
+ Đưa ra một số giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Nội dung:
Tìm hiểu về tiền lương và những khoản trích theo lương tại công ty cà phê
Tháng 10, km23 Quốc lộ 26 xã ÊKênh, huyện Krông Păc, tỉnh Đăklăk
1.3.2. Không gian:
Nghiên cứu tại công ty cà phê Tháng 10, km23, xã ÊKênh, huyện Krông Păc,
tỉnh Đăklăk
1.3.3. Thời gian:
Thời gian nghiên cứu từ ngày 5/10/2010 đến ngày 5/11/2010
- 2 -
PHẦN THỨ HAI
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
2.1.1. Tiền lương
2.1.1.1. Khái niệm của tiền lương
Tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất một mặt là khoản chi phí sản xuất hình
thành nên giá thành sản phẩm, một mặt nhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của
người lao động để tái tạo ra sức lao động mới nhằm tiếp tục quá trình sản xuất.
+ Tiền lương là khoản phải trả cho người lao động, CBCNV về công sức lao
động trong quá trình SXKD.
+ Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản tiền thưởng, trợ
cấp ốm đau, tai nạn lao động và những phúc lợi khác.

Tiền lương là khoản thu nhập mà doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động sinh
sống, sinh hoạt tái sản xuất và phát triển mọi mặt về vật chất và tinh thần trong đời
sống gia đình và xã hội.
Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương tính theo số CNV của doanh nghiệp do
doanh nghiệp quản lý và chi trả lương. Thành phần quỹ tiền lương của doanh nghiệp
bao gồm các khoản chủ yếu là: tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực
tế làm việc (theo thời gian, theo sản phẩm); tiền lương trả cho người lao động trong
thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học, các loại tiền lương trong sản xuất, các
khoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp làm thêm, phụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp
thâm niên…)
Hay nói cách khác, quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm tất cả các khoản
tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương (tiền ăn giữa ca, tiền
hỗ trợ phương tiện đi lại, tiền quần áo đồng phục…) mà doanh nghiệp phải trả cho
người lao động.Quỹ tiền lương được chia thành hai phần là quỹ lương chính và quỹ
lương phụ.
- 3 -
Quỹ lương chính: tính cho khối lượng công việc hoàn thành hoặc thời gian làm
việc thực tế của người lao động tại doanh nghiệp như tiền lương theo thời gian, tiền
lương theo sản phẩm, tiền thưởng tính theo lương, các khoản phụ cấp…
Quỹ lương phụ: trả cho thời gian người lao động không làm việc tại doanh nghiệp
nhưng vẫn được hưởng lương theo quy định của Luật lao động hiện hành như nghỉ
phép, nghỉ lễ, nghỉ trong thời gian máy hỏng…
Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao
động đã bỏ ra trong quá trình SXKD và được thanh toán theo kết quả lao động cuối
cùng. Tiền lương của người lao đông được xác định theo hai cơ sở chủ yếu là số lượng
và chất lượng lao động của mỗi người.Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người
lao động, vừa là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm lao vụ, dịch
vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, do đó các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả sức lao động
nhằm tiết kiệm chi phí, tăng tích lũy cho đơn vị, tăng thu nhập cho người lao động.
2.1.1.2. Khái niệm các khoản trích theo lương

Quỹ Bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH là quỹ dung để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng quỹ
trong các trường hợp bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
hưu trí, mất sức…
Theo chế độ hiện hành, quỹ được trích 22% trên tổng quỹ lương.Trong đó 16%
được tính vào chi phí SXKD trong kỳ của doanh nghiệp và người lao động góp 6% (trừ
trực tiếp vào thu nhập của người lao động).
Quỹ Bảo hiểm y tế
Quỹ BHYT là quỹ dùng để đài thọ người lao động có tham gia đóng góp quỹ
trong các hoạt động khám chữa bệnh. Theo chế độ hiện hành, quỹ BHYT được trích
4,5% trong đó 3% được tính vào chi phí SXKD trong kỳ của doanh nghiệp, 1,5%
người lao động trực tiếp đóng góp (trừ vào thu nhập của người lao động).
Kinh phí công đoàn
KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp. Theo chế độ hiện hành,
KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lương và tính vào chi phí SXKD.
- 4 -
KPCĐ là khoản tiền để duy trì hoạt động của các tổ chức công đoàn đơn vị và
công đoàn cấp trên. Các tổ chức này hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời
sống của người lao động.Quỹ này do cơ quan công đoàn quản lý.
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người
bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định.
Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không do
lỗi của cá nhân họ. Người lao động vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận
công việc mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Những người lao
động này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định. Ngoài ra, chính sách
BHTN còn hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với NLĐ tham gia BHTN.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
được quy định như sau: người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% tiền lương,
tiền công tháng; người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng

và Nhà nước sẽ hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo
hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời
hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng - 36 tháng với người sử dụng lao động có từ
10 lao động trở lên.
Tóm lại, khoản trích theo lương là 30,5%, trong đó doanh nghiệp đưa vào chi
phí 22% (gồm 16% BHXH, 3% BHYT , 2% KPCĐ,1% BHTN) còn 8,5% trừ vào
lương của CBCNV trong doanh nghiệp (gồm 6% BHXH, 1,5% BHYT ,1% BHTN).
2.1.2.Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Để thực hiện chức năng của kế toán trong việc điều hành quản lý hoạt động của
doanh nghiệp, kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ ,BHTN cần thực hiện những
nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách trung thực, kịp thời, đầy đủ
tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử
dụng thời gian lao động và kết quả lao động.
- 5 -
- Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách, chế độ các khoản tiền lương,
tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Phản ánh kịp thời đầy đủ,
chính xác tình hình thanh toán các khoản trên cho người lao động.
- Thực hiện việc kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, tình hình
chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT,
KPCĐ,BHTN. Tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
- Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản
trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí SXKD, hướng dẫn và kiểm tra các bộ
phận trong đơn vị thực hiện đầy đủ, đúng đắn chế độ ghi chép ban đầu về lao động,
tiền lương, BHXH, BHYT.BHTN Mở sổ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương,
tiền thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN đúng chế độ, đúng phương pháp kế toán.
- Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN thuộc
phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ

tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN đề suất các biện pháp nhằm khai thác
có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động. Đấu tranh chống những hành
vi vô trách nhiệm, vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động
tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN chế độ sử dụng chi tiêu KPCĐ, chế độ phân phối
theo lao động.
2.1.3.Các hình thức tiền lương
Việc tính trả lương cho người lao động được tiến hành theo 2 hình thức chủ yếu:
hình thức tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm.
+ Hình thức tiền lương theo thời gian
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương trả cho người lao động theo thời gian làm
việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động. Tiền lương tính theo thời
gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động tùy
thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp.
Tiền lương thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay tính theo
thời gian có thưởng.
- 6 -
Công thức tính theo thời gian:
-Trả lương theo thời gian giản đơn = lương căn bản + phụ cấp theo chế độ
khi hoàn thành công
việc và đạt yêu cầu
- Mức lương tháng = mức lương cơ bản * (hệ số lương+ tổng hệ số các khoản phụ cấp).
- Mức lương ngày = Mức lương tháng /số ngày làm việc
+ Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết
quả lao động, khối lượng sản phẩm, công việc và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng
tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị
sản phẩm, công việc lao vụ đó.
- Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp
Tiền lương được lĩnh trong tháng = Số lượng (khối lượng) * Đơn giá tiền
sản phẩm công việc hoàn lương

Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người hay cho một tập
thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất.
Theo cách tính này tiền lương được lĩnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc
khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản
phẩm, công việc là hụt hay vượt định mức quy định.
- Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp
Tiền lương được lĩnh trong tháng = Tiền lương được lĩnh * Tỷ lệ lương gián tiếp
của bộ phận gián tiếp
Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người lao động hay
cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận gián tiếp phục vụ sản xuất, hưởng lương
phụ thuộc vào kết quả lao động của bộ phận trực tiếp sản xuất.
+ Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng
Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng là tiền lương tính theo sản phẩm trực
tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định. Tiền
lương theo sản phẩm có thưởng được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể
người lao động.
- 7 -
+ Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến
Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến là hình thức trả lương mà ngoài tiền
lương tính theo sản phẩm trực tiếp người ta còn căn cứ vào mức độ vượt định mức quy
định để tính thêm tiền lương theo tỷ lệ lũy tiến. Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt
định mức càng nhiều thì tiền lương tính thêm càng cao. Áp dụng hình thức này, doanh
nghiệp cần tổ chức quản lý tốt định mức lao động, kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ số
lượng và chất lượng sản phẩm.
+ Tiền lương khoán theo khối lượng công việc
Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc
những công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định. Khi thực
hiện cách tính lương này, cần chú ý kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc khi hoàn
thành nghiệm thu nhất là đối với các công trình xây dựng cơ bản vì có những phần
công việc khuất khi nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành sẽ khó phát hiện.

+ Quỹ khoán lương
Quỹ khoán lương là một dạng đặc biệt của tiền lương trả theo sản phẩm được sử
dụng trả cho những người làm việc tại các phòng ban của doanh nghiệp.Theo hình thức
này, căn cứ vào khối lượng công việc của từng phòng ban tiến hành khoán quỹ lương.
Quỹ lương thực tế phụ thuộc vào quỹ lương thực tế của phòng ban, và phụ thuộc vào
số lượng nhân viên phòng ban đó.
2.1.4.Tính lương và trợ cấp BHXH
Tính lương và trợ cấp BHXH trong doanh nghiệp được tiến hành hàng tháng
trên cơ sở các chứng từ hạch toán lao động và các chính sách, chế độ về lao động, tiền
lương, BHXH mà Nhà nước đã ban hành và các chế độ khác thuộc quy định của doanh
nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Công việc tính lương và trợ cấp BHXH có thể được giao cho nhân viên hạch
toán ở các phân xưởng tiến hành, phòng kế toán phải kiểm tra lại trước khi thanh toán.
Hoặc cũng có thể tập trung thực hiện tại phòng kế toán toàn bộ công việc tính lương và
trợ cấp BHXH cho toàn doanh nghiệp.
Để phản ánh các khoản tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp BHXH phải trả cho từng
CNV, kế toán sử dụng các chứng từ sau:
- 8 -
- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL)
- Bảng thanh toán BHXH
- Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 05-LĐTL)
Bên cạnh các chứng từ trên, kế toán cần lập sổ lương hoặc phiếu trả lương cho
từng CNV để họ có thể tự kiểm tra, giám sát việc tính lương và các khoản thanh toán
trực tiếp khác, đảm bảo tính đúng đắn và chính xác của số liệu.
Căn cứ vào các bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, kế toán tổng
hợp số liệu lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương, thưởng cho toàn doanh nghiệp,
trong đó, mỗi bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp được ghi một dòng. Bảng tổng hợp
thanh toán tiền lương, thưởng là căn cứ làm thủ tục rút tiền mặt ở ngân hàng về thanh
toán tiền lương, thưởng cho CNV, là căn cứ để tổng hợp quỹ tiền lương thực tế, tổng
hợp tiền lương, thưởng tính vào chi phí SXKD của từng bộ phận trong doanh nghiệp.

Các khoản phải nộp về BHXH, BHYT, KPCĐ, hàng tháng hoặc quý doanh
nghiệp có thể lập ủy nhiệm chi để chuyển tiền hoặc chi tiền mặt để nộp cho cơ quan
quản lý theo quy định.
Việc thực hiện chi trả tiền lương thường được tiến hành vào những thời gian
nhất định trong tháng. Nếu qua thời gian quy định mà còn có CNV vì lý do nào đó
chưa nhận lương, thủ quỹ phải lập danh sách những CNV chưa nhận lương, chuyển họ
tên, đơn vị, bộ phận và số tiền của CNV chưa nhận lương từ các bảng thanh toán tiền
lương sang bảng kê thanh toán với CNV chưa nhận lương, để tiếp tục theo dõi và phát
lương cho CNV.
2.1.5.Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
2.1.5.1. Tài khoản sử dụng
+ TK 334: phải trả người lao động
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các
khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền
thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của CNV.
Kết cấu của TK 334 “phải trả công nhân viên”
- 9 -
+TK 338: phải trả, phải nộp khác
Trình tự hạch toán:
Hàng tháng tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền
lương phải trả CNV (bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp khu vực, đắt đỏ, tiền ăn
giữa ca, thưởng trong sản xuất,…)và phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Kế toán ghi:
Nợ TK 622: phải trả cho CNTTSX (công nhân trực tiếp sản xuất), chế tạo sản
phẩm,…
Nợ TK 627: phải trả cho NVPX ( nhân viên phân xưởng)
Nợ TK 641: phải trả cho NVBH ( nhân viên bán hàng)
Nợ TK 642: phải trả cho công nhân bộ phận QLDN (quản lý doanh nghiệp)
Có TK 334: tổng số thù lao lao động phải trả
Số tiền thưởng phải trả cho CNV:
+ Thưởng trong thi đua:

Nợ TK 4311: quỹ khen thưởng phúc lợi
Có TK 334: phải trả CNV
+ Thưởng trong sản xuất:
Nợ TK 627: phải trả cho NVPX ( nhân viên phân xưởng)
Có TK 334: phải trả CNV
Số BHXH phải trả trực tiếp cho CNV (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,…)
Nợ TK 338 (3383)
Có TK 334
- 10 -
Số còn phải trả người lao
động
Lương và các khoản phải trả
CB-CNV trong doanh nghiệp.
Lương và các khoản đã trả
cho CNV trong doanh
nghiệp
Các khoản khấu trừ lương
(bồi thường, nộp thay các
khoản bảo hiểm)
Tổng số phát sinh nợ
Tổng số phát sinh có
Tài khoản 334 “ Phải trả người lao động”
Số còn phải trả người lao động
Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNV: theo quy định sau khi đóng BHXH,
BHYT,BHTN và thuế thu nhập cá nhân, tổng các khoản khấu trừ không được vượt quá
30% số còn lại.
Nợ TK 334: tổng các khoản khấu trừ
Có TK 333 (3338): thuế thu nhập phải nộp
Có TK 141: số tạm ứng trừ vào lương
Có TK 138: các khoản bồi thường vật chất thiệt hại

Thanh toán thù lao (tiền công, tiền lương,…) BHXH, tiền thưởng cho CNV
+ Nếu thanh toán bằng tiền:
Nợ TK 334: các khoản đã thanh toán
Có TK 111: tiền mặt
Có TK 112: tiền gửi ngân hàng
+ Nếu thanh toán bằng vật tư
Bút toán 1: Ghi nhận giá vốn vật tư hàng hóa:
Nợ TK 632
Có TK liên quan (152,153,154,155,…)
Bút toán 2: Ghi nhận giá thanh toán:
Nợ TK 334: tổng gia thanh toán (cả VAT)
Có TK 512: giá thanh toán không Có thuế VAT
Có TK 33311: thuế VAT phải nộp
Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền CNV chưa lĩnh:
Nợ TK 334
Có TK 338 (3388)
+TK 338: phải trả, phải nộp khác
Kết cấu của TK 338 “phải trả, phải nộp khác”
Tài khoản 338 có 4 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3382 : Kinh phí công đoàn
- Tài khoản 3383 : Bảo hiểm xã hội
- Tài khoản 3384 : Bảo hiểm y tế
-Tài khoản 3388: Bảo hiểm thất nghiệp
- 11 -
Trình tự hạch toán:
Hàng tháng, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN:
Nợ các TK 622,627, 641, 642: phần tính váo chi phí kinh doanh (22%)
Nợ TK 334: phần trừ vào thu nhập của CNV (8,5%)
Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3388): tổng số BHYT, BHXH,
KPCĐ, BHTN phải trích

Số BHXH phải trả trực tiếp cho CNV ( ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,…)
Nợ TK 338 (3383)
Có TK 334
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN
Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384,3388)
Có TK liên quan (111, 112,…)
Chỉ tiêu KPCĐ để lại doanh nghiệp
Nợ TK 338 (3382)
Có TK 111, 112
Trường hợp số đã trả đã nộp về KPCĐ, BHXH, BHYT (kể cá số vượt chi) lớn hơn số
phải trả phải nộp được cấp bù ghi:
Nợ TK 111, 112: số tiền đươc cấp bù đã nhận
Có TK 338: số được cấp bù (3382, 3383)
- 12 -
Số đã trích chưa sử dụng hết
Số đã trích chưa sử dụng hết
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN
theo tỷ lệ với tiền lương
Hạch toán vào chi phí liên quan
Nộp BHXH cho cấp trên
Chi BHXH trực tiếp tại đơn vị
Chi mua BHYT cho người lao động
Chi kinh phí công đoàn
Nộp BHTN cho cấp trên
Tổng số phát sinh cóTổng số phát sinh nợ
Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”
2.1.5.2.Kế toán tổng hợp
Sơ đồ số 1: Kế toán tiền lương

Giải thích sơ đồ:

1. Chi tiền mặt hoặc chuyển khoản thanh toán tiền lương và các khoản trích theo
lương cho CB-CNV.
2. Trừ lương về các khoản bồi thường của CB-CNV.
3. Trừ lương về các khoản nộp thay thuế thu nhập cá nhân.
4. Tính lương phải trả ở bộ phận sửa chữa lớn tài sản cố định.
5. Tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và bộ phận quản
lý phân xưởng.
6. Tính lương phải trả cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp.
7. Các khoản BHXH phải trả trực tiếp cho CB-CNV (ốm đau, thai sản, tai nạn,…).
- 13 -
TK622TK335
(9)
TK334
TK138
TK333
(1)
(2)
(3)
TK241
TK622,627
TK641,642
TK338
TK431
(6)
(8)
(7)
(5)
(4)
TK111,11
2

8. Tiền thưởng phải trả cho CB-CNV.
9. Trích tiền lương nghỉ phép cho công nhân viên.
Sơ đồ số 2: Kế toán các khoản trích theo lương

Giải thích sơ đồ:
1. Chi BHXH trực tiếp tại đơn vị, chi mua BHYT cho người lao động, chi KPCĐ,
chi nộp BHTN, chi nộp BHXH cho cấp trên bằng tiền mặt.
2. Chi BHXH trực tiếp tại đơn vị, chi mua BHYT cho người lao động, chi KPCĐ,
chi nộp BHTN, chi nộp BHXH cho cấp trên bằng tiền gửi ngân hàng.
3. Trừ tiền BHXH của người lao động tại đơn vị.
4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định tính vào tiền lương của
công nhân trực tiếp sản xuất.
5. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định tính vào tiền lương của
nhân viên phân xưởng sản xuất.
6. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN theo tỷ lệ quy định tính vào tiền lương của
nhân viên bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp.
- 14 -
TK338
TK112
TK138
(1)
(2)
(3)
TK622
TK627
TK641,642
TK241
TK334
(6)
(8)

(7)
(5)
(4)
TK111
7. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN theo tỷ lệ quy định tính vào tiền lương của
công nhân viên bộ phận sửa chữa lớn TSCĐ, bộ phận xây dựng cơ bản.
8. Trừ lương của người lao động về khoản BHXH và BHYT, BHTN phải nộp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Thu thập thông tin.
- Thông tin sơ cấp: Là những số liệu, thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu
được thu thập thông qua việc tìm hiểu, phỏng vấn những cán bộ chuyên môn của Công
ty, người lao động và các chuyên gia kinh tế. Có thể phỏng vấn trực tiếp hoặc lập phiếu
điều tra.
- Thông tin thứ cấp: Tiến hành thu thập, phân tích, tổng hợp những số liệu đã có
sẵn, những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.Qua Internet, báo chí, văn kiện, tạp
chí, các báo cáo liên quan đã được công bố… tại thư viện trường, cơ quan, các ban
ngành tỉnh, hiệu sách…
2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh
- Thống kê kinh tế: Đây là phương pháp nghiên cứu hiện tượng bằng thống kê trên
cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu của sự vật hiện tượng. Khi phân
tích thường dùng các cách phân bổ, bảng cân đối, các hệ thống, chỉ tiêu để tìm ra quy
luật và rút ra kết luận cần thiết.
- Thống kê mô tả: Đây là phương pháp mô tả toàm bộ thực trạng của các sự vật
hiện tượng trên cơ sở các dữ liệu đã được tính toán và được sử dụng trong quá trình
phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Thống kê so sánh: Là phương pháp tính toán các chỉ số tương đối và tuyệt đối, so
sánh chúng với nhau nhằm tìm ra rính quy luật chung của các sự vật hiện tượng nghiên
cứu. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong các bảng biểu của quá trình phân
tích.
2.2.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Là phương pháp nhằm tranh thủ kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia, am
hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, về tình hình chất lượng cũng như
quản lý chất lượng của Công ty.
- 15 -
PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cà phê tháng 10
3.1.1.1. Đặc điểm của Công ty cà phê tháng 10
3.1.2.2 Sơ lược về Công ty
- Tên công ty: Công ty cà phê tháng 10.
- Tên viết tắt: OCTCOFC
- Tên giao dịch quốc tế là: October coffee company
Công ty cà phê tháng 10, nằm về phía đông thành phố BMT, trên trục giao
thông Quốc lộ 26 thuộc địa dư hành chính xã Ea Kênh, Huyện Krông Pắc Công ty cách
trung tâm thành phố BMT 23km, cách thị trấn phước An Huyện Krông Pắc 7km.
-Điện thoại: 050. 515022 Fax: 0500.515025
- Công ty thuộc vùng quy hoạch chuyên cây Càphê của tỉnh Đắk Lắk, với diện tích
tự nhiên là: 1.254,72 ha, chủ yếu là đất đỏ Bazan, điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai
phù hợp cho việc phát triển cây caphê. Địa điểm gần vùng dân cư tập trung có nguồn
lao động đồi dào, lực lượng công nhân giầu kinh nghiệm và có truyền thống cây caphê.
Khí hậu thời tiết
Công ty cà phê Tháng 10 nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, có độ
cao trung bình 500 - 600m so với mặt nước biển. Khí hậu mang đặc điểm nổi bật của
khí hậu nhiệt đới cao nguyên, nhiệt độ cao, hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 11
Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,4
0
C, cao nhất 39,4

0
C, thấp nhất 7,6
0
C.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.712mm, cao nhất 2.334mm, thấp nhất
1.166mm. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.178mm.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 82,4%, cao nhất là 96%, thấp nhất là 15%.
Gió có hai hướng là Đông Bắc và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình là 5m/s.
Qua các số liệu trên, ta thấy khí hậu trong vùng phù hợp với đặc điểm sinh
trưởng và phát triển của cây cà phê. Do lượng bốc hơi hàng năm khá cao, đặc biệt là về
- 16 -
mùa khô vì vậy để có năng suất cao cần phải tưới đầy đủ lượng nước cho cà phê. Chi
phí tưới hàng năm cao đã làm ảnh hưởng một phần tới chi phí và giá thành sản xuất,
bên cạnh đó vào mùa mưa, do lượng mưa lớn đã gây rửa đất, trôi đất làm ảnh hưởng tới
vườn cây.
Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình Công ty cà phê Tháng 10 nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
với 2 dạng địa hình chủ yếu: Địa hình đồi thoải lượn sóng nhẹ chiếm 94% diện tích tự
nhiên, địa hình trũng chiếm 6% diện tích.
Diện tích đất đai của Công ty chủ yếu là đất Feralit nâu đỏ bazan màu mỡ, với
tầng đất dày trên 1m, có độ phì nhiêu cao và độ pH từ 4,5 - 5,8. Nhìn chung, hàm
lượng các chất dinh dưỡng có trong đất là khá giàu, thuận lợi cho sự phát triển và năng
suất cây cà phê.
3.1.2 Tình hình chung về Công ty Cà phê Tháng 10
3.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công Ty Cà Phê Tháng 10 là một Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lăk nằm trên địa bàn huyện Krông Păk. Được
thành lập theo nghị quyết số 2260/QB_UB ngày 23/10/1997 của UBND tỉnh DakLak,
trên cơ sở tách một phần từ công ty cà phê Phước An theo quyết định số 407/QB_UB
ngày 02/05/1989 của UBND Tỉnh Daklak nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình hợp tác

với Liên Xô cũ được Nhà nước ủy thác cho tỉnh Daklak. Đến tháng 03/1993 theo yêu
cầu đổi mới cơ chế quản lý, UBND tỉnh Daklak đã có Quyết định số 121/QĐ - UB về
việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước “Nông trường cà phê Tháng 10”, tách ra từ
nông trường Phước An, đến ngày 23/10/1997 theo Quyết định số 2206/QĐ - UB của
UBND tỉnh Daklak đổi tên “Nông trường cà phê Tháng 10” thành “Công ty cà phê
Tháng 10”. Công ty hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 111885 đăng ký
lần đầu ngày 10/11/1997 và đăng ký thay đổi lần 4 ngày 05/10/2004 do sở kế hoạch và
đầu tư tỉnh Đăk Lăk cấp.
Khi mới thành lập cơ sở vật chất hầu như không có, phần lớn diện tích cà phê
của công ty là tiếp nhận diện tích của đồn điền cũ, vườn cây từ công ty cà phê Phước
- 17 -
An chuyển giao cho công ty với diện tích là 508,88 ha (trong đó:318,40 ha cà phê kinh
doanh và 190,48 ha cà phê kiến thiết cơ bản).
Công ty đã đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ chế biến
quả tươi, quả khô với công suất trên 5 tấn thành phẩm/giờ, xây dựng 5130m
2
nhà
xưởng và 74000m
2
sân phơi, xây dựng hệ thống tưới tiêu hoàn thiện, kiên cố 3 km
kênh mương với 10 hồ chứa nước, hệ thống máy móc phục vụ đảm bảo cho toàn vườn
cây cà phê của công ty, hệ thống đường điện đường bộ đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu
sản xuất, kinh doanh của công ty, lượng cà phê vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu
sang 16 nước trên thế giới.
Từ những ngày đầu mới thành lập,công ty còn gặp nhiều khó khăn vì đội ngũ
cán bộ CNV chưa có kinh ngiệm, lạc hậu. Nhưng với sự đoàn kết, nhất trí từng bước
vượt mọi khó khăn gian khổ công ty ngày càng lớn mạnh toàn diện.
3.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
* Chức năng:
Công ty thực hiện đầu tư, thu mua và chế biến tiêu thụ các lọai sản phẩm từ cà

phê, với tình hình hiện nay, giá cả của sản phẩm chưa được ổn định vậy công ty cần đề
ra một số chiến lược kinh doanh nhằm đạt mục tiêu:
Mở rộng mối quan hệ giao lưu với khách hàng trong và ngoài nước nhằm tiêu thụ sản
phẩm của công ty với giá cả ổn định. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm,
chất lượng sản phẩm sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Xây dựng hoàn thành các hồ chứa và các trạm bơm nước tại các đội sản xuất.
Tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho hàng ngàn công nhân viên của
công ty.
* Nhiệm vụ
Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập của công ty.
Tổ chức trồng, chăm sóc thâm canh cây cà phê, chế biến cung ứng, thu mua cà
phê tại các đơn vị, xí nghiệp trực thuộc công ty.
Thực hiện nhiệm vụ dịch vụ cho mọi thành phần kinh tế, nghiên cứu ứng dụng
các thành tựu tiến bộ kỷ thuật vào sản xuất, kinh doanh cà phê.
Tổ chức thu mua, cung ứng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- 18 -
Xuất khẩu cà phê, các nông sản khác.
Nhập khẩu: vật tư, thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp, hàng hóa phục vụ
người làm cà phê.
Ngoài ra công ty còn hợp tác liên doanh, liên kết đầu tư phát triển sản xuất và
chế biến cà phê với các đối tác nước ngoài.
3.1.1.2Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của công ty
Công ty cà phê Tháng 10 được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ngày 21/06/1997 gồm tại xã Eakênh diện tích 1.073,7992 ha và tại xã Eaknuếc
180,9263 ha. Cùng với diện tích đất thuê theo Quyết định số 2846/ QĐ-UB ngày
30/11/1998 là 8,427 ha thì tổng diện tích đất của Công ty được cấp và thuê là
1.263,1525 ha.
Qua quá trình sử dụng, đã chuyển giao một số diện tích về cho địa phương quản
lý sử dụng theo các quyết định của UBND tỉnh. Đến nay qua kết quả rà soát đất đai
theo Quyết định 64/QĐ-UB của UBND tỉnh ĐăkLăk thì hiện trạng đất đai của Công ty

đang quản lý sử dụng là: 1.207,32 ha, cụ thể như sau:

Đơn vị tính: Ha
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Diện
tích %
Diện
tích %
Diện
tích %
Tổng diện tích đất tự
nhiên 1208,08 100 1207,84 100 1207,32 100
I. Đất nông nghiệp 902,07 74,67 901,82 74,66 901,3 74,65
1. Đất trồng cây hàng
năm 1,3 0,11 1,3 0,11 1,3 0,11
2. Đất trồng cây lâu năm 900,77 74,56 900,53 74,56 900,01 74,55
II. Đất lâm nghiệp 6,81 0,56 6,81 0,56 6,81 0,56
II. Đất chuyên dùng 299,2 24,77 299,2 24,77 299,2 24,78
1. Đất XDCB 10,03 0,83 10,03 0,83 10,03 0,83
- 19 -
2. Đất giao thông 92,35 7.64 92,35 7,65 92,35 7,65
3. Đất hồ, đập 171,69 14,21 171,69 14,21 171,69 14,22
4. Đất khác, phúc lợi 25,13 2,08 25,13 2,08 25,13 2,08
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp
Qua bảng trên, chúng ta thấy về tổng diện tích trong 3 năm qua không có sự
biến động, tỷ lệ giữa diện tích đất nông nghiệp và đất chuyên dùng cũng không biến
động.
- Đất trồng cây lâu năm: Năm 2007 chiếm 74,56% trên tổng diện tích tự nhiên, năm
2008 chiếm 74,56%, năm 2008 chiếm 74,55%. Qua 3 năm không có sự giảm xuống,

công ty vẫn phát triển vườn cây nhưng không đáng kể, vẫn duy trì một số vườn cây già
cỗi, cho năng suất thấp nên cần phải khắc phục, nên chuyển đổi các loại cây trồng
khác, chủ yếu là cây ngắn ngày, ca cao, sầu riêng để cải tạo đất, tăng năng suất trong
sản xuất kinh doanh.
- Đất trồng cây hàng năm: Năm 2007 chiếm 0,11% trên tổng diện tích tự nhiên,
và không biến động qua các năm 2008, năm 2009. Diện tích không đổi như đã nói ở trên,
một phần trồng các loại cây ngắn ngày cải tạo đất, Công ty đang triển khai thực hiện các
giai đoạn của dự án trồng cây ca cao và sầu riêng vì trồng lại cà phê thường bị sâu bệnh,
cây không phát triển được.
- Đất lâm nghiệp: qua các năm hầu như công ty không đầu tư phát triển thể hiện ở
diện tích không thay đổi với 6,81 ha tương ứng 0,56 % qua các năm. Đặc thù của công ty
chỉ chuyên sản xuất cà phê, ca cao nên việc phát triển lâm nghiệp chỉ có tác dụng hỗ trợ.
Đối với đất chuyên dùng qua các năm không có sự biến động. Trong số này,
diện tích đất hồ, đập, giao thông chiếm phần lớn, bởi đây là những yếu tố cần thiết
trong sản xuất kinh doanh cây cà phê nhằm cung cấp nguồn nước tưới và thuận lợi cho
việc đi lại chăm sóc, quản lý vườn cây.
Tình hình lao động
Bảng 4: Tình hình sử dụng lao động của Công ty qua 3 năm
- 20 -
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số
lượng %
Số
lượng %
Số
lượng %
Tổng số CBCNV trong

danh sách
Người 806 100 787 100 756 100
Lao động trực tiếp Người 758 94.04 741 94.16 714 94.44
Lao động gián tiếp Người 48 5.96 46 5.84 42 5.56
Phân ra về trình độ trong
tổng CBCNV
91 74 71
Trên đại học Người
Đại học Người 10 11 11
Cao đẳng và trung cấp Người 41 37 34
Công nhân kĩ thuật Người 14 13 13
Lao động thủ công Người 26 13 13
Thu nhập b/q LĐ gián
tiếp: người/tháng
1.000 đ 2100 2500 3000
Thu nhập b/q LĐ trực tiếp:
người/tháng
1.000 đ 1100 1500 1700
Đơn vị tính: Người Nguồn: Phòng Tổ chức - hành chính
Nhìn chung lao động trực tiếp chiếm một tỷ lệ rất lớn, trên 90%.Trình độ học vấn cũng
không đồng đều, tương đương trên 90% là lao động người Kinh, có trình độ phổ thông.
Về số lượng ta thấy giảm xuống qua các năm: Lao động gián tiếp giảm xuống,
là do Công ty tinh giảm biên chế, làm gọn bộ máy, chứng tỏ Công ty đã có biện pháp
làm giảm chi phí trong quản lý doanh nghiệp. Còn lao động trực tiếp là do một số công
nhân tới tuổi nghỉ hưu, nghỉ chế độ hoặc thôi việc.
Về chất lượng, Công ty luôn có chính sách khuyến khích động viên và tạo điều
kiện cho cán bộ, nhân viên trong Công ty nâng cao trình độ quản lý và điều hành sản
xuất, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phù hợp với cơ chế của nền kinh tế thị
trường hiện nay. Bên cạnh đó thì số cán bộ có trình độ trung học giảm xuống, nguyên
nhân do một phần một số cán bộ dôi dư bị giảm biên chế, một số người được cử đi học

lên cao.
- 21 -
3.1.1.4. Hiện trạng tài chính của doanh nghiệp
*) Vốn chủ sở hữu có đến hết quý III/2010: 2.492.953.220
*)Tài sản theo sổ sách có đến hết quý III/2010
- Tổng tài sản ngắn hạn : 15.139.940.388 đồng
Trong đó:
+Tiền và các khoản tương đương tiền :570.914.782 đồng
+Các khoản phải thu ngăn hạn :10.607.129.566 đồng
+Tài sản ngắn hạn khác : 651.439.766 đồng
- Tài sản dài hạn : 30.959.350.351 đồng
Trong đó;
+Tài sản cố định :24.219.793.038 đồng
+Các khoản đầu tư tài chính dài hạn :156.519.484 đồng
+Tài sản dài hạn khác :6.583.037.829 đồng
*)Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đến hết quý III/2010: 25.056.467 đồng
3.1.1.6. Những thuận lợi và khó khăn của công ty
- Thuận lợi: Công ty cà phê tháng 10 nằm trong vùng chuyên canh cây cà phê
của tỉnh Đắk Lắk. địa bàn công ty dọc theo Quốc lộ 26 rất thuận lợi về giao thông, có
nguồn nhân lực dồi dào phục vụ thời vụ thu hoạch.
- Khó khăn: Do địa lý vị trí của Công ty nằm xen kẻ với xã Ea Knuếc – Ea Kênh
của Huyện Krông Pắc và giáp với hai Huyện bạn nên rất khó khăn trong việc quản lý
con người và sản phẩm. Do diện tích sản xuất xen kẻ với diện tích của dân, nên việc
bảo vệ quản lý sản phẩm rất phức tạp đòi hỏi công ty phải tăng cương công tác quản lý
và quan hệ chặc chẽ với quan hệ địa phương để tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất
kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty cà phê tháng 10
3.1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý:
* Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
- 22 -

GIÁM ĐỐC
Quan hệ trực tuyến.
Quan hệ chức năng.
3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban cụ thể như sau:
- Giám đốc: Trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra
quyết định kịp thời để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Đồng thời là
người chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhà nước về mọi hoạt động của công ty.
- Phó Giám đốc: Gồm một Phó Giám đốc công ty kiêm Giám đốc xí nghiệp cà
phê Tuy Đức và phó Giám đốc phụ trách trồng trọt, có nhiệm vụ tham mưu và chịu
trách nhiệm trước giám đốc về phần việc được giao.
- Phòng Tài vụ: Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế và điều lệ tổ chức kế toán theo
đúng quy định của Nhà nước ban hành, ngòai ra kế toán thường phải thực hiện đúng
điều lệ, kiểm tra việc phát hành quy chế quản lý vốn và tài sản của công ty.
- 23 -
Phó Giám đốc Công
ty kiêm GĐXN
Đội chế biến
P. XNK
Phó Giám đốc phụ
trách trồng trọt
VP đại diện
tại TP. HCM
P. TC-HC
P.KH-KTP. TVỤ
XN Tuy Đức
tại Đăk Nông
5 Đội sản xuất
- Phòng Kế hoạch – Tài chính: tổ chức bộ máy nhân sự, quản lý nhân sự, quản
lý lao động, đều xuất với lãnh đạo công ty về việc thực hiện và giải quyết các chính
sách lao đọng cho đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

- Phòng xuất nhập khẩu: Nghiên cứu, tổng hợp thông tin thị trường trong và
ngoài nước về tình hình tiêu thụ và giá cả, đồng thời xây dựng kế hoạch xuất khẩu và
đề nghị phương hướng kinh doanh, báo cáo tổng hợp tình hình và tiến độ thực hiện về
thu mua và xuất khẩu, xây dựng, quản lý và định mức kinh tế kỹ thuật trong chế biến,
giao nhận, vận chuyển và ký kết các hợp đồng kinh tế giữa công ty với các đối tác.
- Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: Trực thuộc phòng XNK có
nhiệm vụ cung cấp những thông tin về giá cả cho phòng xuất nhập khẩu và trực tiếp
xuất khẩu cà phê cho công ty.
- Xí nghiệp Tuy Đức tại Đăk Nông: Thu mua, sản xuất và chế biến cà phê.
Các đội sản xuất, chế biến: Chăm sóc, thu hoạch, chế biến, quản lý tài sản và bảo vệ cà
phê, giao nộp sản phẩm hàng năm theo hợp đồng giao khoán cho công ty.
3.1.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
Sơ đồ 3.2: Bộ máy kế toán của công ty cà phê tháng 10
- 24 -
Kế toán trưởng
3.15.1. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung, quản lý, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cao
nhất, giúp Giám đốc đánh giá, phân tích hoạt động kinh tế tại công ty, chỉ đạo thực
hiện các chế độ chính sách, thể lệ kế toán tại công ty, thực hiện quyết toán với cấp trên.
- Kế toán tổng hợp: (Kiêm kế toán TSCĐ, vật tư và xây dựng cơ bản): Giúp kế
toán trưởng trong công tác chỉ đạo tổ chức hạnh toán, đề xuất và phản ánh kịp thời
những vấn đề còn vướng mắc trong nghiệp vụ để kế toán trưởng có hướng chỉ đạo.
- Kế toán giao dịch Ngân hàng, tiền lương và thuế: chịu trách nhiệm theo dõi về
nguồn vốn thông qua hệ thống ngân hàng trong và ngoài tỉnh, theo dõi việc trích nộp
thuế cho nhà nước, thanh toán lương, các chế độ. Cuối kỳ báo cáo cho kế toán trưởng
và lãnh đạo công ty về số dư tiền gửi Ngân hàng ….
- Kế toán giá thành, tiêu thụ sản phẩm: Theo dõi chi phí và tính giá thành sản
phẩm và theo dõi sản phẩm tiêu thụ.
- Kế toán thanh toán và theo dõi công nợ: Có trách nhiệm theo dõi thu chi tiền
mặt, theo dõi các khoản phải thu, phải trả. Thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ để

vốn của công ty quay vòng nhanh.
- Thủ quỹ: Theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ, cập nhật quỹ hàng ngày
có đối chiếu với kế toán, khi phát hiện thừa hoặc thiếu quỹ phải báo cáo kịp thời, là
người chịu trách nhiệm quản lý kho tiền của công ty.
- Ngoài ra, còn 8 đội sản xuất, bộ phận chế biến dều có kế toán theo dõi riêng
và có nhiệm vụ ghi chép số liệu ban đầu, tổng hợp chứng từ đưa về phòng kế toán – tài
vụ công ty làm cơ sở thanh quyết toán.
3.1.5.2Hình thức hoạch toán kế toán áp dụng tại công ty cà phê tháng 10.
- 25 -
Kế toán
tổng
hợp
Kế toán
giá thành
và tiêu
thụ
Kế toán
thanh
toán -
công nợ
Thủ quỹ
Các nhân viên kế toán trực thuộc
Kế toán giao
dịch ngân
hàng, tiền
lương và thuế
Kế toán theo dõi hđ ở XN Tuy Đức

×