Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cà phê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.26 KB, 60 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính Cấp Thiết Của Đề Tài
Với một thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt như hiện nay, đặc biệt là
sau khi gia nhập WTO, các DN nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn
thách thức lớn, đồng thời bên cạnh đó là những cơ hội để chúng ta vươn mình ra
thế giới, nắm bắt được những thị trường tiềm năng và triển vọng hơn. Để làm
được như vậy, DN phải có sự đầu tư nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu của
người tiêu dùng trong ngắn và dài hạn để từ đó định hướng sản xuất cho phù hợp.
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều hướng tới đạt hiệu quả
cao nhất. Hiệu quả là thước đo của sự thành công, để có thành công đòi hỏi doanh
nghiệp không ngừng phấn đấu vươn lên, nắm bắt kịp thời thông tin xung quanh
trên mọi phương diện khác nhau. Đứng ở góc độ doanh nghiệp mọi quá trình phân
tích đánh giá những chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn,
nếu tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý dễ
dàng, kịp thời mọi hoạt động, làm tăng vòng quay của vốn, giảm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm đồng thời làm tăng lợi nhuận. Để làm được điều này đó là sự phối
hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố sản xuất. Trong đó yếu tố dầu vào là một trong
những yếu tố góp phần quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Nguyên
vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng mà nhiều DN quan tâm đến
để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và vị thế của mình.
Việc hạch toán chính xác và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu là điều rất quan
trọng, góp phần giảm chi phí, hạ thấp giá thành, điều đó có nghĩa là DN sẽ dễ
thích nghi và tồn tại vững chắc hơn trên thương trường.
Kế toán nguyên vật liệu là một bộ phận của kế toán tài chính, chi phí nguyên
vật liệu chiếm một tỷ lệ cao trong kết cấu của sản phẩm. Do đó việc sử dụng hợp
lý nguyên vật liệu nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là việc làm vô
cùng cần thiết đối với bất kỳ DN nào. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nguồn
nguyên liệu đầu vào trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn.
Xuất phát từ những nhận định, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công
tác kế toán nguyên vật liệu và đặc điểm của công ty cà phê Tháng mười nên tôi


chọn đề tài: “Tìm hiểu kế toán nguyên vật liệu tại công ty cà phê Tháng mười” để
làm báo cáo thực tập của mình.
1.2. Đố Tượng Nghiên Cứu
Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là phương pháp tính toán xác
định giá trị nguyên vật liệu và phương pháp hạch toán chi phí của công ty. Ngoài
ra còn có hệ thống các chứng từ sổ sách về nguyên vật liệu.
1.3. Mục Tiêu Nghiên Cứu
Thứ nhất, tìm hiểu những lý luận cơ bản về công tác kế toán hạch toán
nguyên vật liệu tại công ty cà phê Tháng mười.
Thứ hai, phân tích thực trạng và tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại công ty
cà phê Tháng mười.
Thứ ba, tìm ra được những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp kế
toán áp dụng tại công ty, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại công ty cà phê Tháng mười.
1.4. Phạm Vi Nghiên Cứu
1.4.1. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu thực trạng về việc hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại công ty
cà phê Tháng mười. Tiến hành đi sâu nghiên cứu về tình hình thực trạng nhập xuất
và sử dụng nguyên vật liệu, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của việc hạch toán, sử dụng nguyên vật liệu tại công ty.
1.4.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại công ty cà phê Tháng mười, xã Tháng mười, huyện
Krông Pắc tỉnh Đăklăk.
1.4.3. Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu từ ngày 5/10/2010 đến 5/11/2010
Số liệu sử dụng trong báo cáo lấy trong 3 năm 2007, 2008, 2009 trong đó số
liệu phân tích chủ yếu là năm 2009.
PHẦN THỨ HAI
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ Sở Lý Luận

2.1.1. Những vấn đề chung về nguyên vật liệu
2.1.1.1. Khái niệm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài
hoặc tự chế biến cho quá trình chế tạo ra sản phẩm. Nguyên vật liệu cũng là yếu tố
cơ bản trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu tham gia trực
tiếp đến chất lượng của sản phẩm được sản xuất.
2.1.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động nên có những đặc điểm sau:
- Tham gia vào một chu kỳ sản xuất
- Không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu sau quá trình sử dụng
- Chuyển một lần toàn bộ giá trị vào chi phí sản xuất
2.1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
- Phản ánh chính xác kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp vật liệu
trên các mặt.
- Tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời trị giá vật liệu xuất dùng cho đối
tượng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao vật liệu, phát
hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng sai mục đích và lãng phí.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu, phát hiện
kịp thời các loại vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất, chưa cần dùng và có biện pháp
giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng, hạn chế các thiệt hại.
- Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo về vật liệu
tham gia công tác phân tích việc thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ, sử dụng vật
liệu.
2.1.1.4. Phân loại nguyên vật liệu
 Căn cứ vào tính năng sử dụng, chia nguyên vật liệu thành các loại sau:
- Nguyên vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu cấu thành nên thực thể vật
chất của sản phẩm, tham gia trực tiếp vào quá trình tạo nên sản phẩm.
- Vật liệu phụ: Là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không
cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm mà kết hợp với nguyên vật liệu
chính để làm tăng thêm chất lượng và giá trị của sản phẩm.

- Nhiên liệu: Là một loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho
quá trình sản xuất. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hoặc khí.
- Phụ tùng thay thế: Là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, tài sản cố định….
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu, thiết bị dùng
trong xây dựng cơ bản: gạch, cát, đá….
- Phế liệu: Là những phần vật chất mà DN có thể thu hồi được bên cạnh các
thành phẩm trong quá trình sản xuất của DN.
 Căn cứ vào nguồn cung cấp nguyên vật liệu, có thể phân loại như sau:
- Nguyên vật liệu mua ngoài
- Vật liệu tự chế biến
- Vật liệu thuê ngoài gia công
- Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh
- Nguyên vật liệu được cấp
2.1.2. Tính giá nguyên vật liệu
NVL là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho, do đó kế toán
NVL phải tuân theo những chuẩn mực của kế toán hàng tồn kho.
Để có thể theo dõi sự biến động của NVL trên các loại sổ kế toán khác nhau
và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế có liên quan tới NVL, DN cần phải thực hiện việc
tính giá NVL. Tính giá NVL là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tề thể
hiện giá NVL nhập xuất tồn kho trong kỳ.
2.1.2.1. Giá thực tế nhập kho nguyên vật liệu
Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá của NVL được xác định như sau:
 NVL mua ngoài: Trị giá thực tế của NVL mua ngoài nhập kho bao gồm:
 Giá mua trên hoá đơn
 Cộng (+) các loại thuế không hoàn lại( TXK, TTTĐB….)
 Cộng (+) các chi phí mua hàng thực tế phát sinh
 Trừ (-) các khoản giảm trừ phát sinh khi mua NVL: trị giá khoản chiết khấu
thương mại, trị giá NVL được giảm giá
Trường hợp DN mua NVL dùng vào SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế

GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của NVL mua vào được phản ánh
theo giá mua chưa thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào khi mua NVL và thuế GTGT
đầu vào của chi phí mua… được khấu trừ và hạch toán vào tài khoản 133 “Thuế
GTGT được khấu trừ”(1331).
Trường hợp DN mua NVL dùng vào SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp thì giá trị của NVL mua vào được phản ánh
theo tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
 Vật liệu do tự chế biến
 Vật liệu thuê ngoài gia công
 NVL nhận góp vốn liên doanh
2.1.2.2. Giá thực tế xuất kho nguyên vật liệu
Khi xuất kho NVL dùng cho hoạt động SXKD của DN, kế toán có nhiệm vụ
xác định trị giá thực tế của NVL xuất dùng. Vì NVL được nhập kho ở những thời
điểm khác nhau theo những nguồn nhập khác nhau và theo giá thực tế nhập kho
khác nhau, nên DN có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá NVL xuất
kho như sau:
Giá thực
tế
nhập kho
Giá thực tế vật
liệu
xuất chế biến
Chi phí
chế
biến
= +
Giá thực
tế
nhập kho

=
5
Giá thực tế vật liệu
xuất thuê ngoài gia
công
+
Chi phí
gia
công
Chi phí
vận chuyển
+
Giá thực
tế
nhập kho
Giá thoả thuận giữa
các bên tham gia góp vốn
Chi phí liên quan
(nếu có)
= +
 Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh
Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh là xác định giá xuất kho từng
loại nguyên vật liệu theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với DN có ít loại mặt hàng, các mặt
hàng có giá trị lớn hoặc ổn định và nhận diện được.
 Phương pháp nhập trước nhập trước - xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này lấy đơn giá của hàng nhập trước làm đơn giá xuất
nhưng phải tương quan với lượng hàng có đơn giá đó. Nghĩa là xuất hết giá trị vật
liệu nhập trước mới xuất giá trị của vật liệu nhập sau.
 Phương pháp nhập sau - xuất sau (LIFO)

Theo phương pháp này lấy đơn giá của hàng nhập sau làm đơn giá xuất nhưng
phải tương quan với lượng hàng của đơn giá đó. Nghĩa là phải xuất hết giá trị của
vật liệu nhập sau mới xuất giá trị của vật liệu nhập trước.
 Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này thì giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo
giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và gái trị từng loại
hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể tính theo
giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập tuỳ thuộc vào phương pháp kiểm kê mà
đơn vị áp dụng.
 Nếu tính theo giá thực tế bình quân cuối kỳ
 Nếu tính theo giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập
Đơn giá thực tế
bình quân
=
+
Trị giá thực tế
NVL nhập TK
Số lượng
NVL tồn ĐK
Số lượng
NVL nhập TK
Trị giá thực tế
NVL tồn ĐK
+
Đơn giá thực tế
BQ
sau lần nhập n
=
+
Giá thực tế

hàng nhập lần nhập
n
Số lượng hàng
tồn trước lần nhập
n
trước lần nhập n
Số lượng hàng
nhập lần nhập n
Giá thực tế hàng
tồn
trước lần nhập n
+
2.1.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
2.1.3.1. Chứng từ hạch toán
Để theo dõi tình hình nhập xuất NVL, DN sử dụng rất nhiều loại chứng từ
khác nhau. Có những chứng từ do DN tự lập hoặc có những chứng từ do đơn vị
khác lập ra cho DN như hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT.
 Chứng từ nhập
+ Hoá đơn bán hàng thông thường hoặc hoá đơn GTGT
+ Phiếu nhập kho
+ Biên bản kiểm nghiệm
 Chứng từ xuất
+ Phiếu xuất kho
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
+ Phiếu xuất vật tư theo hạn mức
 Chứng từ theo dõi quản lý
+ Thẻ kho
+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
+ Biên bản kiểm kê hàng tồn kho
2.1.3.2. Các phương pháp kế toán chi tiết

Việc hạch toán chi tiết NVL ở DN tuỳ theo đặc điểm của vật liệu, trình độ
quản lý, trình độ hạch toán mà DN có thể áp dụng một trong ba cách sau:
 Phương pháp thẻ song song
 Về nguyên tắc: Ở kho theo dõi vật liệu về mặt số lượng trên thẻ kho, ở bộ
phận kế toán theo dõi vật liệu về mặt số lượng và giá trị trên sổ kế toán chi tiết vật
liệu.
 Trình tự ghi chép:
 Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hằng ngày căn cứ vào chứng
từ nhập, xuất để ghi số lượng NVL vào thẻ kho và cuối ngày tính ra số tồn kho của
từng loại vật liệu trên thẻ kho.
 Ở phòng kế toán: Sử dụng sổ chi tiết vật liệu để ghi chép tình hình nhập,
xuất, tồn của từng loại vật liệu cả về số lượng lẫn giá trị.
Hằng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được các chứng từ nhập, xuất NVL của thủ
kho chuyển lên, kế toán phải tiến hành kiểm tra ghi giá và phản ánh vào các sổ chi
tiết. Cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết để lập các bảng tổng hợp chi tiết nhập,
xuất NVL. Số tồn trên sổ chi tiết phải khớp với số tồn trên thẻ kho.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song
Trong đó:
 Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản trong khâu ghi chép, dễ kiểm tra đối
chiếu, dễ phát hiện sai sót đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của
từng danh điểm nguyên vật liệu kịp thời, chính xác.
 Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán ở chỉ tiêu số
lượng, làm tăng khối lượng công việc của kế toán, tốn nhiều công sức và thời gian.
 Điều kiện vận dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện công tác kế
toán máy và các doanh nghiệp thực hiện kế toán bằng tay trong điều kiện doanh
nghiệp có ít danh điểm vật tư, trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn
chế.
 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra

Ghi cuối kỳ
Chứng
từ xuất
Sổ chi tiết
vật liệu
Bảng tổng
hợp
chi tiết
Sổ
cái
Chứng
từ
nhập
Thẻ
kho
Thủ
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Trong đó:
 Ưu điểm: Tiết kiệm công tác lập sổ kế toán so với phương pháp thẻ song
song, giảm nhẹ khối lượng ghi chép của kế toán, tránh việc ghi chép trùng lặp.
 Nhược điểm: Khó kiểm tra, đối chiếu, khó phát hiện sai sót và dồn công
việc vào cuối kỳ nên hạn chế chức năng kiểm tra thường xuyên, liên tục, hơn nữa
làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác.
 Điều kiện vận dụng: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp
có nhiều danh điểm vật tư nhưng số lượng chứng từ nhập xuất không nhiều, không
có điều kiện bố trí riêng từng nhân viên kế toán chi tiết vật liệu để theo dõi tình
hình nhập xuất hàng ngày.
Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối kỳ

Bảng kê
nhập
Sổ đối chiếu
luân chuyển
Bảng kê
xuất
Thẻ
kho
Sổ
cái
Chứng
từ xuất
Chứng
từ nhập
 Phương pháp sổ số dư
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư
Trong đó:
 Ưu điểm: Phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lặp và dàn đều
công việc ghi sổ trong kỳ nên không bị dồn công việc vào cuối kỳ.
 Nhược điểm: Sử dụng phương pháp này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc
kiểm tra, đối chiếu và phát hiện sai sót.
 Điều kiện vận dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều danh
điểm vật tư và số lần nhập xuất của mỗi loại nhiều, đồng thời nhân viên kế toán và
thủ kho của doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn cao.
2.1.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
2.1.4.1. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh
thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập - xuất - tồn vật tư, hàng hoá
trên sổ kế toán. Do đó các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh
số hiện có và tình hình biến động tăng giảm của vật tư, hàng hoá. Vì vậy, giá trị

vật tư, hàng hoá tồn kho được xác định theo công thức:
Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối kỳ
Phiếu giao nhận
chứng từ xuất
kho
Phiếu giao nhận
chứng từ nhập
kho
BẢNG
LUỸ KẾ
SỔ
SỐ DƯ
Thẻ
kho
Sổ
cái
Phiếu nhập
kho
Phiếu xuất
kho
Trị giá HTK
cuối kỳ
Trị giá HTK
đầu kỳ
Trị giá hàng
nhập kho TK
Trị giá hàng
xuất kho TK

-+=
TK152
TK331,111,112
TK133
TK151
TK411
TK154
TK627,642,641
TK621
Tăng do mua ngoài chưa thu
VAT được
KTrừ
Tổng giá
thanh toán
Vật liệu đi đường kỳ trước
quản lý
Nhận cấp phát, góp vốn
Xuất vật liệu để
chế tạo SP
Xuất cho PXSX, bán hàng
2.1.4.2. Tài khoản sử dụng
 Tài khoản 151<Hàng mua trên đường>
Nội dung kết cấu của tài khoản như sau:
Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường”
Trị giá hàng mua trên đường đầu kỳ
Trị giá hàng mua đi trên đường phát sinh
tăng
Trị giá hàng mua đi trên đường đã về
nhập kho
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

Trị giá hàng mua trên đường cuối kỳ
 Tài khoản 152<Nguyên liệu, vật liệu chính>
Nội dung kết cấu của tài khoản như sau:
Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”
Trị giá thực tế vật liệu nhập kho, mua bán,
tự chế biến, gia công, nhận góp vốn.
Trị giá nguyên vật liệu thừa phát hiện khi
kiểm kê.
Trị giá vật liệu xuất kho để sản xuất,
góp vốn liên doanh, cổ phần.
Trị giá vật liệu bị trả lại, giảm giá
Trị giá vật liệu thiếu khi kiểm kê
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Trị giá nguyên vật liệu tồn cuối kỳ
2.1.4.3. Kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu
TK412
TK133
TK331,111,112
TK128,222
TK632,338
TK632,138
Giá trị thừa phát hiện
khi kiểm kê tại kho
Nhận lại vốn góp liên doanh
TK412
Khoảng chênh lệch tăng
Thuế VAT tương ứng
của giá trị hàng chiết khấu
Xuất thuê ngoài gia

công chế biến
Vật liệu thiếu phát hiện
qua kiểm kê tại kho
Khoản chênh lệch giảm
Chiết khấu thương mại
giảm giá hàng mua
Hệ thống kế toán Việt Nam trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Trước năm 1990
Giai đoạn 2: Từ năm 1991 đến năm 1994
Giai đoạn 3: Từ 1995 đến nay
Đặc biệt, từ năm 1998 hệ thống kế toán Việt Nam đã tiến hành đổi mới cùng với
công cuộc cải cách và đổi mới cơ chế quản lý đất nước đang diễn ra một cách sôi
nổi toàn diện và triệt để, từng bước phù hợp với đặc điểm, thoả mãn yêu cầu kinh
tế thị trường, tiếp cận và hoà nhập với nguyên tắc, thông lệ, chuẩn mực quốc tế về
kế toán. Chuẩn mực kinh tế Việt Nam cùng nhiều chế độ kế toán chung và cụ thể
đã được thiết lập, soạn thảo và ban hành. Chất lượng các báo cáo kế toán, báo cáo
tài chính do kế toán cung cấp ngày càng được nâng cao. Thành tựu lớn nhất và căn
bản nhất đạt được do cải cách mang lại chính là nền tảng và đinh hướng cho sự
phát triển hệ thống kế toán Việt Nam trong nền kinh tế đinh hướng XHCN, nền
kinh tế mở trong xu thế hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Kiểm soát chi
phí, hạ giá thành sản phẩm, thực hiện tốt việc kết hợp các yếu tố đầu vào của DN
nói chung và của công ty cà phê nói riêng nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa trong
phạm vi có thể, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng sinh lời. Có
thể nói đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng sinh lời là đòi
hỏi vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính lâu dài đối với mỗi DN cũng như toàn
bộ nền kinh tế.
Mục tiêu hoạt động SXKD của mỗi DN là tăng năng suất lao động, tăng lợi
nhuận, góp phần vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc
dân. NVL là điều kiện cơ bản để tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội và là yếu tố quan
trọng không thể thiếu được của bất kỳ DN nào.

Quá trình sản xuất kinh doanh ban đầu của DN đòi hỏi phải có yếu tố đầu vào,
NVL là một trong những yếu tố đầu vào đó. Khác với lý thuyết, khi vào thực tiễn
hoạt động DN phải đương đầu với những khó khăn trở ngại, khi đó mỗi DN phải
biết cách sử dụng hợp lý NVL sao cho phù hợp với tình hình của DN và tình hình
tiêu thụ trên thị trường hiện nay.
Với việc hạch toán NVL hợp lý là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt
động SXKD của DN. Không một DN nào hoạt động lại muốn chi phí lớn hơn so
với giá thành mà phải làm thế nào để tiết kiệm chi phí hạ giá thành đó chính là
mục đích của việc sử dụng hợp lý NVL.
Mỗi DN có một cách thức hạch toán NVL hoàn toàn khác nhau và tự đặt ra
nhưng tiêu chuẩn, chỉ tiêu cụ thể để công tác hạch toán NVL là đơn giản nhanh
gọn nhẹ và chính xác nhất, điều đó thuỳ thuộc vào năng lực của nhân viên kế toán,
họ sẽ giúp cho DN đi vào hoạt động sản xuất có hiệu quả và thu lại lợi nhuận cao
cho DN.
Chính vì thế kế toán NVL là một bộ phận của nề kinh tế, là công cụ vừa phục
vụ vừa kiểm tra nền kinh tế. Do vậy, các tổ chức cũng như chính phủ luôn quan
tâm một cách sâu sắc tới công tác kế toán về NVL của từng đơn vị.
2.3. Phương Pháp Nghiên Cứu
2.3.1. Phương pháp chung
 Phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp được sử dụng để nghiên
cứu, xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ nhiều mặt và có hệ thống
trong sự phát triển và chuyển biến của nó từ lượng sang chất. Phương pháp này
được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu.
 Phương pháp duy vật lịch sử
Phương pháp duy vật lịch sử là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng
và mối quan hệ giữa chúng trong những điều kiện lịch sử cụ thể của chúng.
Phương pháp sử dụng để nghiên cứu, tìm ra nguồn gốc của vấn đề cần nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp cụ thể
 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thông tin

- Thu thập số liệu trực tiếp: Qua phỏng vấn cán bộ công ty.
- Thu thập gián tiếp: Thông qua báo cáo, sổ sách kế toán của doanh nghiệp,
thông qua internet, báo chí về xí nghiệp.
- Tham dự báo cáo trực tiếp từ cán bộ của xí nghiệp.
 Sử dụng phương pháp thống kê
- Thống kê kinh tế: Trên cơ sở thu thập số liệu tổng hợp, phân tích, so sánh
các số liệu nhằm tìm ra quy luật chung.
- Thống kê mô tả: Mô tả thực trạng trên cơ sở các dữ liệu đã được tính toán và
sử dụng trong quá trình phân tích.
 Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp nghiên cứu dựa trên ý kiến, sự chỉ dẫn của thầy, cô giáo,
của cán bộ công nhân viên chức trong và ngoài công ty…
 Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin được xử lý trên máy vi tính thông qua phần mềm word và excel.
 Phương pháp chứng từ kế toán
Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán phản ánh các nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm
phát sinh của nghiệp vụ. Chứng từ là một phương pháp trong hệ thống các phương
pháp kế toán nên nó phải được sử dụng phối hợp với các phương pháp kế toán
khác.
 Phương pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép
Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phân loại các đối tượng kế toán để
phản ánh kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có
và sự vận động của từng đối tượng kế toán.
Ghi sổ kép là phương pháp phản ánh và kiểm tra quá trình vận động của mỗi
đối tượng kế toán theo mối quan hệ cân đối vốn có của nó trong mỗi nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
 Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán
Tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong kế
toán như: Từng quá trình kinh doanh, cân đối toàn bộ nguồn vốn hoặc cân đối kết

quả chung cho toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc Điểm Địa Bàn Nghiên Cứu
3.1.1 Vị trí địa lý
- Tên công ty: Công ty cà phê tháng 10.
- Tên viết tắt: OCTCOFC
- Tên giao dịch quốc tế là: Công ty cà phê tháng 10, nằm về phía đông thành
phố BMT, trên trục giao thông Quốc lộ 26 thuộc địa dư hành chính xã Ea Kênh,
Huyện Krông Pắc Công ty cách trung tâm thành phố BMT 23km, cách thị trấn
phước An Huyện Krông Pắc 7km.
-Điện thoại: 050. 515022 Fax: 0500.515025
- Công ty thuộc vùng quy hoạch chuyên cây Càphê của tỉnh Đắk Lắk, với diện
tích tự nhiên là: 1.254,72 ha, chủ yếu là đất đỏ Bazan, điều kiện tự nhiên khí hậu,
đất đai phù hợp cho việc phát triển cây caphê. Địa điểm gần vùng dân cư tập trung
có nguồn lao động đồi dào, lực lượng công nhân giầu kinh nghiệm và có truyền
thống cây caphê.
Khí hậu thời tiết
Công ty cà phê Tháng 10 nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
độ cao trung bình 500 - 600m so với mặt nước biển. Khí hậu mang đặc điểm nổi
bật của khí hậu nhiệt đới cao nguyên, nhiệt độ cao, hai mùa rõ rệt:
 Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 11
 Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,4
0
C, cao nhất 39,4
0
C, thấp nhất 7,6
0
C.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.712mm, cao nhất 2.334mm, thấp nhất
1.166mm. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.178mm.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 82,4%, cao nhất là 96%, thấp nhất là
15%.
Gió có hai hướng là Đông Bắc và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình là 5m/s.
Qua các số liệu trên, ta thấy khí hậu trong vùng phù hợp với đặc điểm sinh
trưởng và phát triển của cây cà phê. Do lượng bốc hơi hàng năm khá cao, đặc biệt
là về mùa khô vì vậy để có năng suất cao cần phải tưới đầy đủ lượng nước cho cà
phê. Chi phí tưới hàng năm cao đã làm ảnh hưởng một phần tới chi phí và giá
thành sản xuất, bên cạnh đó vào mùa mưa, do lượng mưa lớn đã gây rửa đất, trôi
đất làm ảnh hưởng tới vườn cây.
Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình Công ty cà phê Tháng 10 nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam với 2 dạng địa hình chủ yếu: Địa hình đồi thoải lượn sóng nhẹ chiếm 94%
diện tích tự nhiên, địa hình trũng chiếm 6% diện tích.
Diện tích đất đai của Công ty chủ yếu là đất Feralit nâu đỏ bazan màu mỡ,
với tầng đất dày trên 1m, có độ phì nhiêu cao và độ pH từ 4,5 - 5,8. Nhìn chung,
hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất là khá giàu, thuận lợi cho sự phát
triển và năng suất cây cà phê.
3.1.2 Tình hình chung về Công ty Cà phê tháng 10
3.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công Ty Cà Phê Tháng 10 là một Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lăk nằm trên địa bàn huyện Krông
Păk. Được thành lập theo nghị quyết số 2260/QB_UB ngày 23/10/1997 của
UBND tỉnh DakLak, trên cơ sở tách một phần từ công ty cà phê Phước An theo
quyết định số 407/QB_UB ngày 02/05/1989 của UBND Tỉnh Daklak nhằm đáp
ứng yêu cầu chương trình hợp tác với Liên Xô cũ được Nhà nước ủy thác cho tỉnh
Daklak. Đến tháng 03/1993 theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, UBND tỉnh
Daklak đã có Quyết định số 121/QĐ - UB về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà
nước “Nông trường cà phê Tháng 10”, tách ra từ nông trường Phước An, đến ngày

23/10/1997 theo Quyết định số 2206/QĐ - UB của UBND tỉnh Daklak đổi tên
“Nông trường cà phê Tháng 10” thành “Công ty cà phê Tháng 10”. Công ty hoạt
động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 111885 đăng ký lần đầu ngày
10/11/1997 và đăng ký thay đổi lần 4 ngày 05/10/2004 do sở kế hoạch và đầu tư
tỉnh Đăk Lăk cấp.
Khi mới thành lập cơ sở vật chất hầu như không có, phần lớn diện tích cà phê
của công ty là tiếp nhận diện tích của đồn điền cũ, vườn cây từ công ty cà phê
Phước An chuyển giao cho công ty với diện tích là 508,88 ha (trong đó:318,40 ha
cà phê kinh doanh và 190,48 ha cà phê kiến thiết cơ bản).
Đến năm 2005 diện tích công ty quản lý sản xuất kinh doanh là 800 ha trong
đó:
- Cà phê kinh doanh 690,76 ha
- Ca cao kiến thiết cơ bản 150 ha
- Sầu riêng kiến thiết cơ bản 50 ha
- Số còn lại là diện tích cà phê liên kết
Công ty đã đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ chế
biến quả tươi, quả khô với công suất trên 5 tấn thành phẩm/giờ, xây dựng 5130m
2
nhà xưởng và 74000m
2
sân phơi, xây dựng hệ thống tưới tiêu hoàn thiện, kiên cố 3
km kênh mương với 10 hồ chứa nước, hệ thống máy móc phục vụ đảm bảo cho
toàn vườn cây cà phê của công ty, hệ thống đường điện đường bộ đảm bảo đáp
ứng tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh của công ty, lượng cà phê vừa tiêu thụ trong
nước vừa xuất khẩu sang 16 nước trên thế giới.
Từ những ngày đầu mới thành lập,công ty còn gặp nhiều khó khăn vì đội ngũ cán
bộ CNV chưa có kinh ngiệm, lạc hậu. Nhưng với sự đoàn kết, nhất trí từng bước
vượt mọi khó khăn gian khổ công ty ngày càng lớn mạnh toàn diện
3.1.2.2 Sơ lược về Công ty
- Tên đơn vị: CÔNG TY CÀ PHÊ THÁNG 10

- Tên giao dịch quốc tế: OCTOBER COFFEE COMPANY
- Điện thoại: (01 - 0500)515022. Fax: (84 - 0500)515025
- Trụ sở chính: Km 23, quốc lộ 26(BMT đi Nha Trang), Krông pak, tỉnh
DakLak
- Hình thức sở hữu vốn: Doanh nghiệp nhà nước
- Lĩnh vực kinh doanh: Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là kinh
doanh nông sản.
- Nghành nghề kinh doanh:
+ Trồng, chế biến cà phê xuất khẩu.
+ Xuất khẩu cà phê xuất khẩu.
+ Nhập khẩu vật tư, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông công
nghiệp.
+ Kinh doanh xăng dầu.
+ Thu mua nông sản.
+ Sản xuất phân hữu cơ vi sinh, phục vụ đầu tư thâm canh diện tích
cà phê của công ty và cung cấp cho nhân dân trên địa bàn.
+ Dịch vụ cho thuê kho, bãi.
3.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
* Chức năng:
Công ty thực hiện đầu tư, thu mua và chế biến tiêu thụ các lọai sản phẩm từ
cà phê, với tình hình hiện nay, giá cả của sản phẩm chưa được ổn định vậy công ty
cần đề ra một số chiến lược kinh doanh nhằm đạt mục tiêu:
- Mở rộng mối quan hệ giao lưu với khách hàng trong và ngoài nước nhằm
tiêu thụ sản phẩm của công ty với giá cả ổn định. Không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của
thị trường.
- Xây dựng hoàn thành các hồ chứa và các trạm bơm nước tại các đội sản
xuất.
- Tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho hàng ngàn công nhân viên
của công ty.

* Nhiệm vụ
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập của công
ty.
- Tổ chức trồng, chăm sóc thâm canh cây cà phê, chế biến cung ứng, thu
mua cà phê tại các đơn vị, xí nghiệp trực thuộc công ty.
- Thực hiện nhiệm vụ dịch vụ cho mọi thành phần kinh tế, nghiên cứu ứng
dụng các thành tựu tiến bộ kỷ thuật vào sản xuất, kinh doanh cà phê.
- Tổ chức thu mua, cung ứng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Xuất khẩu cà phê, các nông sản khác.
- Nhập khẩu: vật tư, thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp, hàng hóa phục
vụ người làm cà phê.
Ngoài ra công ty còn hợp tác liên doanh, liên kết đầu tư phát triển sản xuất và
chế biến cà phê với các đối tác nước ngoài.
3.1.2.4 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Cà phê Tháng 10
Thuận lợi
Công ty cà phê tháng 10 nằm trong vùng chuyên canh cây cà phê của tỉnh
Đắk Lắk. địa bàn công ty dọc theo Quốc lộ 26 rất thuận lợi về giao thông, có
nguồn nhân lực dồi dào phục vụ thời vụ thu hoạch.
Qua quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh, đội ngũ cán bộ của công ty đã
cải thiện, nâng cao trình độ quản lý, đáp ứng được nhu cầu của công ty trong tình
hình, giai đoạn mới.
Công ty hoàn thiện công tác khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động,
vườn cây đã được ký hợp đồng, công nhân viên chức yên tâm đầu tư, thâm canh
vườn cây vì vậy nên chất lượng cây ngày càng tốt hơn và nâng suất cà phê ngày
một nâng cao.
Dưới sự lãnh đạo của công ty với truyền thống đoàn kết, thống nhất cao,
nên các tổ chức đoàn thể hoạt động có hiệu quả.
Khó khăn
- Thời tiết, khí hậu phức tạp luôn làm ảnh hưởng đến chất lượng vườn cây.
- Một số cây kiến thiết cơ bản vẫn bị sâu hại nên ảnh hưởng tới nâng suất,

chất lượng sản phẩm.
- Diễn biến và giá cả thị trường rất phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến tình
hình thu mua, xuất khẩu cà phê.
- Diện tích sản xuất xen kẻ với diện tích của dân, nên việc bảo vệ quản lý
sản phẩm rất phức tạp
3.1.2.5 Tổ chức bộ máy quản lý, công tác kế toán tại Công ty
*| Tổ chức bộ máy quản lý
▪ Sơ đồ tổ chức quản lý
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức quản lý
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Phòng xuất
nhập khẩu
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng
Tài vụ
Phòng Kế
hoạch – Kỹ
thuật
Xí nghiệp
Tuy đức
Văn phòng
đại diện
TPHCM
5 dội sản xuất
Đội
Chế biến
Phó giám đốc phụ
trách trồng trọt

Phó giám đốc phụ
trách XNTĐ
GIÁM ĐỐC
* Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận
- Ban giám đốc: gồm 3 người trong đó có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
Giám đốc Công ty:
Giám đốc do UBND tỉnh bổ nhiệm, quản lý theo chế độ một Thủ trưởng
chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cơ quan chủ quản cấp trên. Có quyền quyết
định cao nhất về mọi hoạt động SXKD và công tác tổ chức của Công ty. Có nhiệm
vụ báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước
hang năm theo chỉ tiêu được giao.
Phó giám đốc Công ty:
Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về phần việc được phần công và chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi vi
phạm phát luật của mình (Phó Giám đốc phụ trách sản xuất và Phó Giám đốc kiêm
Giám đốc Xí nghiệp cà phê Tuy đức)
- Các Phòng ban chức năng
Phòng Tài vụ :
Phòng Tài vụ có chức năng chung là thông tin và kiểm tra về hoạt động
kinh tế tài chính của Công ty thông tin kế toán được sử dụng để Giám đốc ra quyết
định. Đồng thời, Phòng Tài vụ còn phối hợp với các đơn vị trực thuộc khác trong
Công ty giải quyết về các phần việc của mình và phục vụ công tác thanh, kiểm tra.
Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật :
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, hàng năm và lâu dài
cho công ty. Quản lý đất đai, xây dợng các công trình. Kiểm tra các đơn vị thực
hiệncác chỉ tiêu sản xuất kinh doanh hàng tháng theo kế hoạch.
Phòng tổ chức - Hành chính- Bảo vệ:
Thực hiện chế độ lao động, tiền lương, công tác chính sách đối với người
lao động. Quản lý cơ sở vật chât, phương tiện, đảm bảo an toàn cơ quan. Theo dõi
kiểm tra việc thực hiện nội quy quy chế làm việc của công ty, xây dựng kế hoạch

bảo vệ sản phẩm cà phê, tính mạng, tài của cán bộ công nhân viên, làm tốt công
tác an ninh quốc phòng.
Phòng xuất- nhâp khẩu:
Chịu trách nhiệm về kế hoạch, khối lượng thu mua, xuất bán nắm bắt giá cả
thị trường nhanh, xử lý kịp thời trong quá trình thu mua xuất khẩu. Có trách nhiệm
báo cáo Giám đốc về lãi, lỗ…
Xí nghiệp cà phê Tuy Đức:
Thực hiện theo quy chế hoạt động của xí nghiệp đã được giám đốc công ty
phê duyệt khi thành lập, liên doanh, liên kết sản xuất thu mua cà phê xuất khẩu.
Đội sản xuất, chế biến:
Chịu trách nhiệm toàn diện cho các hoạt động sản xuất, chế biến, quản lý
tài sản,
lao động, an ninh trật tự, bảo vệ sản phẩm, bảo vệ môi trường. Giải quyết ban đầu
mọi vụ việc liên quan đến người lao động trong đơn vị khi có ý kiến phản ánh,
kiến, khiếu nại. Đồng thời phải có văn bản giải quyết và ý kiến đề nghị lên Công
ty.
Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh:
Trực thuộc phòng XNK có nhiệm vụ cung cấp những thông tin về giá cả
cho phòng xuất nhập khẩu và trực tiếp xuất khẩu cà phê cho công ty.
*Tổ chức công tác kế toán
Công tác tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán của công ty
được tổ chức như sau:
Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Sơ đồ 3.2: Bộ máy kế toán của công ty cà phê tháng 10
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung, quản lý, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cao
nhất, giúp Giám đốc đánh giá, phân tích hoạt động kinh tế tại công ty, chỉ đạo thực
hiện các chế độ chính sách, thể lệ kế toán tại công ty, thực hiện quyết toán với cấp
trên.
- Kế toán tổng hợp: thực hiện nhiệm vụ chung của phòng kế toán, giúp kế toán

trưởng trong công việc hàng ngày.
- Kế toán giao dịch Ngân hàng, tiền lương và thuế: chịu trách nhiệm theo dõi
về nguồn vốn thông qua hệ thống ngân hàng trong và ngoài tỉnh, theo dõi việc
trích nộp thuế cho nhà nước, thanh toán lương, các chế độ. Cuối kỳ báo cáo cho kế
toán trưởng và lãnh đạo công ty về số dư tiền gửi Ngân hàng ….
- Kế toán giá thành, tiêu thụ sản phẩm: Theo dõi chi phí và tính giá thành sản
phẩm và theo dõi sản phẩm tiêu thụ.
Kế toán
tổng
hợp
Kế toán
giá
thành và
tiêu thụ
Kế toán
thanh
toán -
công nợ
Thủ
quỹ
Các nhân viên kế toán trực
thuộc
Kế toán giao
dịch ngân
hàng, tiền
lương và
thuế
Kế toán theo dõi hđ ở XN Tuy
Đức
Kế toán tổng hợp

Kế toán trưởng

×