Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Báo cáo thực tập Chuyên môn PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.93 KB, 33 trang )

Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 3
1.1.1 Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp 3
1.1.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển 3
1.1.3 Quy mô hiện tại của doanh nghiệp 4
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 4
1.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh 4
1.2.2 Nhiệm vụ của Doanh nghiệp 5
1.2.3 Sơ đồ tổ chức 5
1.3 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm qua 10
PHẦN II: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP 14
2.1 Phân tích các hoạt động quản lý sản xuất 14
2.1.1 Tìm hiểu hệ thống sản xuất trong phân xưởng 14
2.1.1.1 Kết cấu sản phẩm và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm 14
2.1.1.2 Quy trình công nghệ gia công sản phẩm và các chi tiết bộ phận của nó 16
2.1.1.3 Các hình thức tổ chức sản xuất trong các phân xưởng 19
2.1.1.4 Sơ đồ mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp 20
2.1.2 Tìm hiểu công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất 21
2.1.2.1 Các tài liệu cơ sở cho việc lập kế hoạch 21
2.1.3 Tìm hiểu công tác quản lý vật tư 21
2.1.3.1 Các loại vật tư được sử dụng trong doanh nghiệp 21
2.1.3.2 Định mức tiêu hao vật tư và công tác lập kế hoạch vật tư 23
2.1.3.3 Tổ chức công tác dự trữ vật tư trong doanh nghiệp 23
2.2 Phân tích quản lý lao động và tiền lương 28
2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 28
2.2.2 Tình hình sử dụng thời gian lao động 28
2.2.3 Năng suất lao động 29


2.2.4 Các hình thức trả lương của doanh nghiệp 29
2.2.5 Phương pháp định giá của Doanh nghiệp 30
2.2.6 Các hình thức thưởng, tiêu chí xét thưởng 30
PHẦN III: KẾT LUẬN 32
Trang 1
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình học tập, thì thực tập chuyên môn là một phần rất quan trọng. Qua
quá trình này, đã giúp sinh viên tìm hiểu, thu thập các tài liệu thực tế tại các doanh
nghiệp; đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành nhận dạng, phân tích, đánh giá
các lĩnh vực quản lý công nghiệp cuả doanh nghiệp, từ đó sẽ đề xuất được các kiến nghị
cho Doanh nghiệp thực tập.
Trong đợt thực tập vừa qua, em may mắn được đến thăm quan Doanh Nghiệp Tư
Nhân Dệt Quang Trung, tuy được thành lập cách đây không lâu, nhưng đã cung cấp được
một phần lớn sản phẩm lưới, cước nhựa cho thị trường, đồng thời giải quyết được việc
làm cho hàng trăm hộ qia đình xung quanh.
Cũng qua chuyến thăm quan này, em càng hiểu thêm về công tác quản lý công
nghiệp trong sản xuất và tầm quan trọng của nó trong thiết kế quá trình sản xuất.
Trong quá trình thực tập, em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể
các anh chị trong xưởng dệt thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Dệt Quang Trung, và đặc biệt
là cô giáo Trần Bích Ngọc đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập này.
Trang 2
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1 Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp
- Doang nghiệp Tư nhân Dệt Quang Trung, có văn phòng giao dịch tại KM 30+500
– Quốc lộ 1A cũ – Thôn Nguyên Hanh – Văn Tự - Thường Tín – Hà Nội.
- Địa chỉ xưởng tại Văn Lãng – Quang Trung – Phú Xuyên – Hà Nội.
- Văn phòng giao dịch: Cửa hàng cước lưới Lợi Hương – Km30+500 – Quốc lộ 1A

cũ – Nguyên Hanh – Văn Tự - Thường Tín – Hà Nội.
- Giám đốc : Nguyễn Văn Lợi
- Hình thức sở hữu vốn: Doanh nghiệp tư nhân
- Điện thoại, Fax: 034 3785 704
1.1.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển.
Trước năm 2006, Doanh nghiệp là một cơ sở kinh doanh tư nhân nhỏ lẻ quy mô, số
lượng và chất lượng sản phẩm hạn chế.
Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của những cơ sở kinh doanh cùng lĩnh vực và
trước nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. Ngày 14/09/2006 Doanh nghiệp tư
nhân Dệt Quang Trung được thành lập. Với việc mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại
và công nghệ tiên tiến vào thời điểm đó cùng với trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ
có năng lực cao, đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm của doanh nghiệp luôn có chất
lượng cao và giá thành thấp. Lợi thế cạnh tranh vượt trội đó đã giúp cho doanh nghiệp
luôn là cơ sở sản xuất xuất sắc, có uy tín với khách hàng trong và ngoài thành phố trong
nhiều năm liền.
Trang 3
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
1.1.3 Quy mô hiện tại của doanh nghiệp
(Số liệu lấy vào tháng 6 năm 2010)
• Diện tích:
- Tổng diện tích: 10 000 m
2
- Diện tích mặt bằng sản xuất: 2 000 m
2
• Trang thiết bị:
- 10 thiết bị máy móc bán tự động gồm: 2 máy kéo sợi, 4 máy se sợi, 2 máy mác và
2 máy tái chế. Tất cả các máy đều được nhập từ Trung Quốc. Với 21 công nhân
viên, trong đó 15 công nhân đứng máy theo ca, còn lại thuộc các bộ phận quản
lý.
- 150 máy dệt thành phẩm tương đương 400 công nhân.( thuộc các hộ gia đình)

• Năng lực sản xuất:
- Lưới cước + vó sợi: 600 tấn/năm
• Tổng vốn đầu tư: 10 tỷ đồng.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh : Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm về lưới phục vụ
các ngành xây dựng, dân sinh, nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Gồm
có:
+ Lưới sợi PE
+ Lưới cước
+ Lưới đen che, chắn nắng.
+ Lưới nuôi trồng và đánh bắt cá.
+ Dây Ru-Ban vấn điếu thuốc lá
+ Lưới chắn côn trùng, lưới che nắng cho cây trồng
Tuy là một Doanh nghiệp Tư nhân nhỏ nhưng Doanh nghiệp đã biết cách tổ chức,
tạo lập các phòng ban với các nhiêm vụ chính sau:
Trang 4
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
+ Tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ
+ Lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất
+ Tổ chức thực hiện sản xuất khi có đơn đặt hàng và dự trữ
+ Tổ chức bán hàng
+ …
Doanh nghiệp luôn duy trì và phát triển sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao. Luôn
mở rộng các hình thức kinh doanh mua bán, gia công, trao đổi hàng hóa, sẵn sàng hợp
tác cùng các bạn hàng trong nước và ngoài nước để đầu tư thiết bị, khoa học công nghệ
mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
1.2.2 Nhiệm vụ của Doanh nghiệp
- Tạo công ăn việc làm cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

- Chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh sản phẩm lưới nhựa các loại.
- Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và từ đó giảm giá
thành sản phẩm.
- Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nghiêm túc
pháp luật Nhà nước và làm tròn nhiệm vụ quốc phòng.
1.2.3 Sơ đồ tổ chức
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Doanh nghiệp
(nguồn: phòng kế toán)
Trang 5
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
Trang 6
Giám đốc Doanh nghiệp
Phòng sản xuất Phòng kế toán
Trợ lý Giám đốc
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
a) Giám đốc doanh nghiệp
• Chức năng:
+ Thực hiện công tác quản lý, tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp
• Nhiệm vụ:
+ Tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của nhà máy theo sự phân cấp
quản lý của Doang nghiệp
+ Xây dựng mô hình tổ chức quản lý, bố trí cán bộ hợp lý, phát huy tối đa năng
lực trình độ của cán bộ công nhân viên
+ Điều chỉnh, cân đối tiền lương thu nhập theo các quy định của Doanh nghiệp,
đảm bảo tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc.
+ Chỉ đạo công tác hoạch toán, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tiết giảm các
chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
+ Phụ trách công tác thi đua khen thưởng của Doanh nghiệp
+ Chỉ đạo các đơn vị trong Doanh nghiệp thực hiện tốt các biện pháp quản lý

chất lượng sản phẩm
+ Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt các hoạt động theo tiêu chuẩn Trách nhiệm
xã hội SA8000
+ Là chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng,
Trưởng tiểu ban SA8000 của Doanh nghiệp.
• Quyền hạn:
+ Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp
+ Được quyền khen thưởng, kỷ luật các cán bộ công nhân viên dưới quyền
+ Được quyền giải quyết, ký duyệt các công việc trong quá trình hoạt động của
Doanh nghiệp.
Trang 7
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
b) Quản đốc
• Chức năng:
+ Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc giải quyết các công việc về công tác
nghiệp vụ, kế hoạch và điều độ sản xuất, kỹ thuật công nghệ.
• Nhiệm vụ:
+ Xây dựng kế hoạch công tác cho các đơn vị trong lĩnh vực được phân công
và đôn đốc các đơn vị thực hiện.
+ Tiếp nhận và triển khai các thông báo từ Giám đốc xuống các đơn vị trong
xưởng về các lĩnh vực được phân công.
+ Trực tiếp phụ trách tổ Nghiệp vụ, ký duyệt các văn bản tài liệu liên quan đến
lĩnh vực phụ trách.
+ Trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch và điều độ sản xuất. Phối hợp với các
đơn vị trong và ngoài nhà máy về bố trí sản xuất, đảm bảo các điều kiện cho
sản xuất của nhà máy nhịp nhàng cân, đối.
+ Phụ trách công tác kỹ thuật và thiết bị. Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong
xưởng làm tốt các công tác tu sửa máy móc thiết bị. Ký duyệt các văn bản tài
liệu liên quan đến công tác kỹ thuật sợi nhựa.
+ Phụ trách phần sản xuất động lực bao gồm kỹ thuật thiết bị và vận hành điện,

hệ thống thông gió.
+ Phụ trách công tác sáng kiến, công tác mua sắm, kiểm tra, xác nhận chất
lượng hàng về cho lĩnh vực được phân công.
+ Phụ trách công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong xưởng. Đôn đốc
kiểm tra các đơn vị trong nhà máy thực hiện nội quy an toàn và vệ sinh công
nghiệp.
+ Phụ trách công tác đào tạo, nâng cấp, nâng bậc. Xác định nhu cầu đào tạo và
triển khai kế hoạch đào tạo của Doanh nghiệp.
+ Phụ trách công tác thống kê của nhà máy.
• Quyền hạn:
+ Chịu trách nhiệm trước Giám đốc doanh nghiệp về công việc được giao.
Trang 8
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
+ Được quyền giải quyết các công việc trong lĩnh vực được phân công.
+ Được quyền đề nghị khen thưởng và kỷ luật cán bộ công nhân viên dưới
quyền.
c) Trợ lý Giám đốc
• Chức năng:
+ Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc giải quyết các công việc về quản lý điều
hành Doanh nghiệp.
• Nhiệm vụ:
+ Tham gia hỗ trợ, tư vấn điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh
nghiệp.
+ Quản lý điều hành về mẫu mã, thị trường và phương án tiêu thụ sản phẩm nội
địa.
+ Tham gia xây dựng chiến lược đầu tư trước mắt và lâu dài cho Doanh nghiệp.
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác Marketing, tiêu thụ sản
phẩm của Doanh nghiệp, tìm kiếm, nghiên cứu đánh giá các đối tác tiêu thụ sản
phẩm và cung cấp nguyên vật liệu.
• Quyền hạn:

+ Chịu trách nhiệm với Giám đốc về công việc được giao
+ Được quyền giải quyết các công việc trong lĩnh vực được phân công.
+ Được quyền đề nghị khen thưởng và kỷ luật các cán bộ công nhân viên dưới
quyền.
+ Điều hành xưởng khi Giám đốc đi vắng nếu được ủy quyền.
d) Bộ phận kế toán, thủ quỹ.
• Chức năng:
+ Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc giải quyết các công việc về ghi chép
và xử lý số liệu, tín dụng, kho quỹ.
• Nhiệm vụ:
+ Quản lý nguồn vốn của Doang nghiệp, thực hiện công tác tín dụng.
+ Tham mưu cho Giám đốc về các lĩnh vực như:
Trang 9
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
− Đào tạo lao động.
− Tiền lương, thưởng lao động
− Các chế độ chính sách
− Quản lý hành chính khác.
• Quyền hạn:
+ Chịu trách nhiệm với Giám đốc về công việc được giao
+ Được quyền giải quyết các công việc trong lĩnh vực được phân công.
+ Được quyền đề nghị khen thưởng và kỷ luật các cán bộ công nhân viên
dưới quyền.
1.3 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm
qua
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được thể hiện ở một số
chỉ tiêu biểu hiện trong các bảng số liệu sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
(nguồn: phòng kế toán) (đơn vị tính: đồng)
STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009

1 Tổng doanh thu 15.530.720.070 19.900.819.350 40.140.887.500
2 Doanh thu xuất khẩu
3 Lợi nhuận sau thuế 122.104.000 180.119.068 367.100.600
4 Nộp ngân sách
5 Số lao động 100 250 400
6 Thu nhập bình quân 1.200.000 1.900.000 2.100.000
Bảng 2: Hoạt động đầu tư phát triển của Doanh nghiệp
(nguồn: phòng kế toán) (đơn vị tính: đồng)
STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1 Đầu tư xây dựng nhà xưởng 1.000.000.000 1.000.000.000 3.000.000.000
2 Đầu tư thiết bị 4.000.000.000 600.000.000 1.000.000.00
0
3 Tuyển dụng lao động 40 150 150
Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009
Trang 10
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
(nguồn: phòng kế toán) (đơn vị tính: đồng)
STT Chỉ tiêu Mã số Số tiền
1 2 3 4
Kết quả kinh doanh ghi nhận theo
báo cáo tài chính
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
01 39.015.176.700
Trong đó: - Doanh thu bán hàng hóa 02 39.015.176.700
- Doanh thu cung cấp dịch vụ
2 Các khoản giảm trừ doanh thu
[03]=[04]+[05]+[06]+[07]
03 0
A Chiết khấu thương mại 04

B Giảm giá hang bán 05
C Giá trị hàng bị trả lại 06
D Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất
nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp trực tiếp phảo nộp
07
3 Doanh thu hoạt động tài chính 08 917.824
4 Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng
hóa dịch vụ
09 12.869.988.896
[09]=[10]+[11]+[12] 30
A Giá vốn hàng bán 10 20.037.907.205
B Chi phí bán hàng 11
C Chi phí quản lý doanh nghiệp 12 832.081.691
5 Chi phí tài chính 13 24.033.886
Trong đó: - Chi phí lãi vay tiền vay dùng cho
sản xuất kinh doanh
14 20.000.000
6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
[15]=[01]-[03]+[08]-[09]-[13]
15 367.100.600
7 Thu nhập khác 16
8 Chi phí khác 17
9 Lợi nhuận khác
[18]=[16]-[17]
18
10 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
thu nhập doanh nghiệp
[19]=[15]+[18]

19 367.100.600
Trang 11
Bảng 4: Tổng hợp thanh quyết toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước năm 2009
(năm quyết toán từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009)
(nguồn: phòng kế toán) (đơn vị tính: đồng)
Tên loại thuế Số còn phải nộp
năm trước chuyển
sang năm 2008
Số phát sinh phải nộp
năm quyết toán 2009
Tổng số thuế đã nộp
trong năm 2009
Số còn phải nộp
NSNN
1. Thuế GTGT 0 0
2. Thuế TTĐB
3. Thuế TNDN 3.399.011 21.362.555 9.072.058 15.686.508
4. Thu sử dụng vốn NSNN
5. Thuế TN cá nhân
6. Thuế đất
7. Thuế môn bài 1.500.000 1.500.000
Cộng 22.862.555 10.572.058 15.689.508
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
- Qua các báo cáo trên, và thực tế khi quan sát tại doanh nghiệp, em thấy
rằng doanh nghiệp dệt Quang Trung đang từng bước phát triển về cả số
lượng máy móc, sản phẩm, công nhân viên và chất lượng sản phẩm lưới
nhựa dệt ngày càng được nâng cao. Với nền tảng là sự phát triển ổn định,
thị trường tiêu thụ rộng lớn. Doanh nghiệp đã có những kế hoạch mở rộng
quy mô sản xuất trong vòng 2 năm tới. Từ xưởng sản xuất có diện tích
1.000 m

2
năm 2006. Nay doanh nghiệp đã đầu tư được 10.000 m
2
mặt
bằng sản xuất. Đến nay đã quy hoạch được 5.000 m
2
diện tích nhà
xưởng. đầu tư thêm 2 máy kéo sợi và 2 máy xe sợi. Hỗ trợ 150 hộ gia
đình mua máy dệt. Tuyển dụng thêm 300 công nhân sản xuất so với
năm 2006. Tuy nhiên mới chỉ đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường của thành
phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, chưa thể đáp ứng hết nhu cầu trong cả nước
và xuất khẩu. Một phần vì máy móc thiết bị của doanh nghiệp tuy đáp ứng
được yêu cầu công nghệ nhưng số lượng hạn chế, so với công nghệ tiên tiến
trên thế giới thì vẫn còn khoảng cách. Việc mở rộng, nâng cấp trang thiết bị
kỹ thuật cần vốn đầu tư rất lớn. Và điều kiện tài chính của Doanh nghiệp
hiện nay chưa cho phép, mặc dù vậy, qua tiếp xúc với ban lãnh đạo Doanh
nghiệp, thì việc đổi mới trang thiết bị máy móc và xây dựng nhà xưởng sẽ
sớm được thực hiện. Sau đây là bảng kế hoạch phát triển của Doanh nghiệp
trong thời gian sắp tới:
Bảng 5: Kế hoạch phát triển sản xuất trong những năm tiếp theo
(nguồn: phòng kế toán) (đơn vị tính: đồng)
STT Chỉ tiêu 2010 2011
1 Đầu tư xây dựng nhà máy 2.000.000.000 5.000.000.000
2 Đầu tư thiết bị 500.000.000 10.000.000.000
3 Đầu tư tuyển dụng 20 100
Trang 13
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
PHẦN II: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
2.1 Phân tích các hoạt động quản lý sản xuất
2.1.1 Tìm hiểu hệ thống sản xuất trong phân xưởng

2.1.1.1 Kết cấu sản phẩm và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm
• Xưởng sản xuất ra sản phẩm chính là sợi cước ( nhựa PE)
• Sau khi được các hộ dân dệt thành các loại lưới đánh cá, che chắn.
• Kích thước mỗi cuộn lưới cũng rất đa dạng. Phần nhiều chúng phụ
thuộc vào yêu cầu của khách hàng như: có loại có độ cao 60cm,
80cm, 1m, 1m20… Chiều dài coi như vô hạn.
• Kích thước và số lỗ trên 1cm2 lưới, độ dày của lưới là không đổi.
• Đối với sản phẩm lưới đen che chắn nắng, thì chỉ có một kích thước
nhất định là loại khổ rộng 2m. Nhưng phân ra nhiều loại như: loại
mỏng, dày. Mặt hàng này tuy Doanh nghiệp không tự tổ chức sản
xuất, nhưng đã ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm này với một
Doanh nghiệp tư nhân khác.
Hình 2: Một mẫu lưới dệt
Trang 14
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
Hình 3: Mẫu lưới che chắn nắng
Hình 4: Lưới ngư nghiệp
Trang 15
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
2.1.1.2 Quy trình công nghệ gia công sản phẩm và các chi tiết bộ phận
của nó
Hình 5: Sơ đồ công nghệ sản xuất sợi cước
(nguồn: phòng sản xuất)
• Giải thích sơ đồ:
+ 1. Nguyên liệu hạt nhựa nguyên sinh PP, PE được nhập từ nước
ngoài.
+ 2. Cho hạt nhựa vào máy nung chảy hạt nhựa.
+ 3. Phun chất lỏng nhựa qua các lỗ nhỏ tạo thành sợi và đi qua các
bể làm lạnh, giúp sợi nhựa keo lại thành các sợi cước.
Trang 16

(1) Hạt nhựa nguyên
sinh
(2) Nung nóng chảy hạt
nhựa
(3) Phun thành cước
(4) Cuộn vào ống nhỏ
(5) Xe sợi
(6) Cuộn thành lô to
(7) Dệt lưới
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
+ 4. Mắc các sợi cước đã kéo vào trục máy mác, sau đó cuộn các sợi
nhựa lại thành từng ống và chuyển sang bộ phận xe sợi.
+ 5. Xe hai sợi nhựa lại thành một.
+ 6. Cuộn sợi nhựa đã xe thành từng lô to
+ 7. Chuyển sang cho các hộ gia đình dệt thành sản phẩm (các loại
lưới). Mỗi hộ sau khi dệt xong chuyển đến cửa hàng phân phối của
Doanh nghiệp. Tại đây sẽ tiến hành cân khối lượng sản phẩm và tính
công, thường thì khối lượng sản phẩm sẽ tính nhỏ hơn khối lượng
sợi cước khi giao cho mỗi hộ dân.
Hình 6 : Máy kéo sợi nhựa PP do Trung Quốc sản xuất
• Nguyên vật liệu dư thừa và chất thải
+ Nguyên vật liệu dư thừa ở đây chủ yếu là các sợi cước bị đứt trong
quá trình kéo sợi hay trong quá trình mắc các sợi trên máy mác. Để
giải quyết các sợi nhựa hỏng đó, Doanh nghiệp đã đầu tư thêm 2
máy: Máy băm để cắt các sợi hỏng thành các đoạn nhỏ chừng 2mm
đều nhau, sau đó đem qua bể lắng, dùng để lắng cát (do sợi cước rất
mỏng nên dù chỉ một hạt cát nhỏ lẫn vào cũng sẽ làm giảm phẩm
chất của sợi). Lắng cát xong, sẽ được sấy khô và cho vào máy ó,
Trang 17
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long

được nung nóng, đúc khối sợi nhỏ đã băm thành viên nhựa. Chuyển
vào kho nguyên liệu, tái sử dụng trong sản xuất. Do vậy, Doanh
nghiệp đã tiết kiệm được một khoản tiền rất lớn.
+ Chất thải chỉ gồm nước làm lạnh sợi nhựa trong quá trình kéo sợi.
Nước được cung cấp bởi hệ thống giếng khoan, lọc tạp chất rồi cho
chảy qua các sợi nước vừa mới phun ra từ máy kéo sợi. Một điểm tốt
của quy trình công nghệ này là nước thải hoàn toàn không có yếu tố
độc hại tới môi trường. Nên có thể xả thẳng xuống hệ thống kênh
mương trong khu vực.
+ Đây là một quy trình công nghệ sạch, rất đáng được nhân rộng cho
các Doanh nghiệp sản suất sản phẩm tương đương.
Hình 7: Máy băm sợi nhựa phế liệu 508 do Nhật sản xuất
Trang 18
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
Hình 8: Máy ó keo đùn hạt nhựa do Trung Quốc sản suất
2.1.1.3 Các hình thức tổ chức sản xuất trong các phân xưởng
• Hệ thống được sắp xếp theo thứ tự gia công sản phẩm thẳng.
• Ưu điểm:
o Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm, giảm chi phí di chuyển
trong xưởng.
o Vận hành đơn giản, dễ cân bằng năng lực sản xuất
• Nhược điểm:
o Hệ thống sản xuất không linh hoạt, khó thay đổi sản phẩm
o Nhạy cảm với trục trặc kỹ thuật như: máy móc hỏng, thiếu
công nhân ở một số vị trí sẽ dẫn đến cả hệ thống ngừng hoạt
động.
o Dễ dẫn đến tâm lý chán nản, mệt mỏi của một số công nhân
do chỉ thực hiện một số công việc đơn giản, lặp lại.
Trang 19
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long

2.1.1.4 Sơ đồ mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp
Hình 9: Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất
(nguồn: phòng sản xuất, tháng 6 năm 2010)
Trang 20
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
2.1.2 Tìm hiểu công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất
2.1.2.1 Các tài liệu cơ sở cho việc lập kế hoạch
• Dựa vào số liệu tình hình sản xuất trong các tháng trước, năm trước
để dự báo nhu cầu.
• Dựa vào số lượng các đơn đặt hàng trong tháng để định mức kỹ
thuật và quy trình công nghệ, số lượng hạt nhựa cần đặt và chỉ tiêu
cho các hộ gia đình.
• Đa phần mặt hàng của doanh nghiệp phục vụ các ngành dân sinh,
đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Công tác lập kế hoạch và điều
độ sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, mùa vụ của khách
hàng.
• Việc dự báo nhu cầu dựa trên kinh nghiệm của ban lãnh đạo doanh
nghiệp.
2.1.3 Tìm hiểu công tác quản lý vật tư
2.1.3.1 Các loại vật tư được sử dụng trong doanh nghiệp
Hình 10: Hạt nhựa HDPE do Hàn Quốc sản xuất
Trang 21
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
• Nguyên vật liệu chính để sản xuất sợi nhựa của Doanh nghiệp là hạt
nhựa nguyên sinh HDPE (PolyPropylen), PE (PolyEtylen). Được
nhập từ các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan thông qua trung
gian.
Bảng 6: Thông số kỹ thuật hạt nhựa PP:
Đặc tính vật lý Phương pháp thử Đơn vị tính Kết quả
Chỉ số chảy ở 230oC ASTM D 1238g/10min 3,4

Khối lượng riêng
ASTM D 1505g/cc 0.90
Độ bền kéo
ASTM D 638 Psi (MPa) 4,580 32
Độ giãn dài
ASTM D 638 % 10
Suất đàn hồi
ASTM D 790 Kpsi (MPa ) 188 1.300
Độ cứng R
ASTM D 785 R SCALE 79-108
Độ bền iod hóa
ASTM D 256 Ft lb/in 0.4 – 0.7
Bảng 7: Danh mục vật tư được sử dụng trong sản xuất
(nguồn: phòng sản xuất)
Mã vật tư Tên vật tư Đơn vị
C01 Chất trám Bloakade Ống
C02 Pioner Plus Five Vĩ
C03 Matit Lít
K02 Cước Nhật Kg
K03 Keo Multi Purpose Epoxy Bộ
K04 Keo File A-GAP Tuýt
K05 Keo dán da ATM Thùng
K06 Keo Prefere G3002 Kg
K07 Keo AEROLITE UP 4366 Chai
K10 Keo 502 Tuýt
K11 Keo Matie Silicone Tuýt
K13 Keo Matie 30 White Thùng
K14 Keo Latex A9000 6GL Hộp
K15 Keo PREFRE 6552- 1Kg/Bag Kg
K16 Keo PREFRE G3000- 3Kg Kg

K19 Keo KKK Kg
K20 Keo Silicone Kg
K21 Keo PREFRE G3001- 15Kg/T Kg
N01 Hạt nhựa nguyên sinh HDPE Kg
S01 Sợi tổng hợp Kg
Trang 22
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
2.1.3.2 Định mức tiêu hao vật tư và công tác lập kế hoạch vật tư.
- Căn cứ xây dựng định mức tiêu hao vật tư
+ Tham khảo một số đơn vị kinh doanh có cùng quy trình và
quy mô sản xuất tương tự.
+ Theo dõi, rút kinh nghiệm trong quá trình sản xuất của từng
khâu.
+ Định mức tiêu hao cụ thể 1kg lưới sản xuất ra tiêu hao
1.02kg hạt nhựa
+ Điện cho 1kg lưới 1Kwh
- Việc lập kế hoạch vật tư phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất của
Doanh nghiệp. Căn cứ vào từng mặt hàng cần được sản xuất với số
lượng bao nhiêu, kích cỡ bao nhiêu mà đặt hàng nhập. Sau khi nhập,
vật tư sẽ được cho vào hai kho bảo quản( có vẽ trong sơ đồ bố trí
mặt bằng) và được sử dụng khi sản xuất. Theo quan sát, doanh
nghiệp thường luôn dự trữ khối lượng vật tư cần thiết cho những
trường hợp dự phòng, từ 30 – 100 tấn.
2.1.3.3 Tổ chức công tác dự trữ vật tư trong doanh nghiệp
• Hệ thống kho:
Hai nhà kho được bố trí trong xưởng để tiện cho quá trình
chuyển vật tư đến nơi làm việc, cụ thể là đến máy kéo sợi. Diện tích
cả hai kho 100m2, cao 4m, có cửa sổ thông gió. Ước tính cả 2 kho
có thể chứa 100 tấn hạt nhựa.
Do nguyên liệu hạt nhựa không nhạy cảm nhiều với môi

trường nên việc bảo quản trong kho không quá phức tạp, công tác
chủ yếu là chống cháy. Chỉ cần một lớp giá gỗ bên dưới sàn cao
10cm. Các bao vật tư có thể xếp chồng cao 4m.
Trang 23
Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long
• Về việc phòng chống cháy nổ khi dự trữ, lưu kho
Vật tư trong kho là những hạt nhựa nguyên sinh PP, PE, với bao
bì là túi li nông dày. Trọng lượng 25Kg/bao. Tuy là vật tư không nhạy
cảm với môi trường, rất dễ bảo quản. Nhưng toàn bộ nguyên liệu, thành
phẩm trong toàn bộ xưởng sản xuất đều là những những vật liệu cực kỳ
dễ bắt lửa và cực kỳ khó dập lửa
Ý thức được tầm quan trọng của việc phòng chống cháy nổ. Ban
lãnh đạo Doanh nghiệp dệt Quang Trung đã thường xuyển tổ chức
những đợt tập huấn về an toàn phòng cháy chữa cháy cho toàn thể cán
bộ công nhân lao động trong doanh nghiệp, nhằm nâng cao ý thức, an
toàn trong lao động cho toàn thể mọi người trong doanh nghiệp. Đồng
thời bố trí hớp lý các thiết bị chữa cháy trong toàn bộ xưởng sản xuất,
sẵn sàng hành động khi có rủi ro xảy ra.
• Sổ sách ghi chép hàng tồn kho và hạch toán:
Trang 24
Mã VT Tên VT ĐVT Tồn
đầu
Dư đầu SL Nhập Tiền nhập SL Xuất Tiền xuất Tồn
kho
Dư cuối
NVL Nguyên Vật Liệu 27 213 747 112 785 472 625 9 384 942 972 481 960 9 563 874 332 17 878 519 890 456
C01 Chất trám Blokade ống 448 3 917 590 325 2 842 001 123 1 075 589
C02 Pioner Plus Five Vỉ 802 2 056 900 20 51 294 782 2 005 606
C03 Matit Lít 696 9 428 940 299 4 050 625 397 5 378 288
C04 Cước Nhật Kg 1 139 232 323 015 300 111 000 000 507 113 272 534 932 201 759 515

K02 Keo Multi Purpose
Epoxy
Bộ 705 28 868 245 628 25 715 260 77 3 152 985
K03 Keo dán da ATM Thùng 40 27 677 656 40 27 677 656
K04 Keo File A-GAP Tuýp 2 208 11 748 800 1 398 7 438 778 810 4 310 022
K05 Keo Perfect G3002 Kg 901 32 711 663 608 22 086 275 293 10 625 388
K06 Keo AEROLITE
UP 4366
Kg 1 225 18 213 867 394 5 858 174 831 12 355 693
K07 Keo 502 Chai 507 4 611 888 477 4 338 994 30 272 894
K10 Keo Matie Silicone Tuýp 610 9 150 000 505 7 575 000 105 1 575 000
K11 Keo Matie 30
White
Tuýp 2 111 26 689 476 893 11 290 241 1 218 15 399 235
K13 Keo Latex A9000 5
GL
Thùng 10 3 530 000 10 3 530 000
K14 Keo Latex A135
12kg
Hộp 15 3 345 000 15 3 345 000
K15 Keo PREFERE
6552-1KG/Bag
Kg 240 4 232 726 240 4 232 726
Bảng 8: Tổng hợp nhập-xuất-tồn
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009
(nguồn: phòng kế toán)

×