Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tiểu Luận Những chiến lược, chính sách hội nhập nền kinh tế quốc tế của nước ta từ nay đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.95 KB, 32 trang )

Lời nói đầu
Từ khi thoát khỏi chiến tranh và nhất là sau đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 thì nước ta đã có những
thay đổi mang tầm chiến lược nhằm khôi phục nền kinh tế cũng như văn hóa – xã hội, chính trị, an
ninh – quốc phòng… Đưa nước ta từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, dân trí thấp… cho đến
nay nước ta đã có nhữ,ng thành tựu đáng kể về nhiều mặt và phát triển nền kinh tế thị trường theo
định hướng Xã hội chủ nghĩa đã có nhiều hiệu quả , để tiến tới năm 2020 cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được những thành tựu to lớn thì Đảng và Nhà nước ta đã đề
ra những mục tiêu chiến lược để nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn về tất cả các mặt.
Vì thế nhóm em làm bài tiểu luận này để phân tích kĩ hơn về những chiến lược, chính sách của nước
ta trong thời gian tới.
Với vốn hiểu biết còn hạn chế và kinh nghiệm còn non kém nên bài viết còn nhiều sai xót, vì thế mong
thầy và các bạn bổ sung để bài viết thêm sâu sắc.
Chúng em xin chân thành cảm ơn./.
1
MỤC LỤC
A. Khái quát Việt Nam
I. Vị trí địa lí
II. Tài nguyên thiên nhiên
III. Văn hóa
1. Phong tục tập quán
2. Tín ngưỡng và tôn giáo
3. Ngôn ngữ
4. Văn học
5. Nghệ thuật
IV. Xã hội
V. Khái quát về con người Việt Nam
1. Nguồn gốc
2. Phân bố
B. Chiến lược phát triển của Việt Nam
I. Nông – Lâm - Ngư nghiệp
1. Nông nghiệp


2. Lâm nghiệp
3. Ngư nghiệp
II. Công nghiệp xây dựng
1. Công nghiệp
a. Thực trạng ngành công nghiệp nước ta thời gian qua
b. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển công nghiệp
2. Xây dựng
a. Thực trang ngành xây dựng nước ta thời gian qua
b. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển ngành xây dựng
III. Dịch vụ thương mại
1. Dịch vụ
a. Quan điểm phát triển
b. Mục tiêu tổng quát
c. Mục tiêu cụ thể
d. Định hướng chiến lược, phân kì, trọng điểm phát triển và các định hướng cơ bản
. Định hướng chiến lược
. Phân kì, trọng diểm, phát triển
. Định hướng cơ bản phát triển các lĩnh vực chủ yếu đến năm 2020
2. Định hướng phát triển theo vùng lãnh thổ
a. Vùng đồng bằng
b. Vùng trung du miền núi
c. Ven biển và hải đảo
d. Phát triển dịch vụ tại khu vực nông thôn hướng tới xây dựng nông thôn mới
e.Phát triển dịch vụ gắn với phát triển các hành lang, vành đai kinh tế và các cực tăng
trưởng có ý nghĩa đối với cả nước
3. Thương mại
IV. Văn hóa xã hội
2
V. Chính trị - an ninh quốc phòng
1. Chính trị

2. An ninh quốc phòng
PHỤ LỤC:
( Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI.
Nxb Sự thật, Hà Nội 1987, tr. 12)
(Nguyễn Thị Kim Ngân (Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội):
Nỗ lực phấn đấu thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội. Tạp chí
Cộng sản số tháng 7-2008, tr. 18)
(Cơ quan Đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam: Đưa các mục tiêu thiên niên
kỷ đến với người dân. Hà Nội 2002, tr. 17)
(Nguồn: GS.TS. Phạm Xuân Nam
Viện Khoa học xã hội Việt Nam)
A.KHÁI QUÁT VIỆT NAM
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
 Tổng diện tích: 331.212 km
2
 Tổng chiều dài các biên giới trên bộ: 4.639 km
 Đường bờ biển dài: 3.260 km (không tính các đảo)
 Điểm cực Bắc thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
 Điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Rạch Tàu, huyện Ngọc
Hiển tỉnh Cà Mau
 Điểm cực Tây ở A Pa Chải-Tá Miếu, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé,
tỉnh Điện Biên
 Điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Đôi trên bán đảo Hòn
Gốm, vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa
 Phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc
 Phía nam với phía đông tiếp giáp với biển Đông
 Phía tây tiếp giáp với Lào và Campuchia
II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên
nước, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng

sản và tài nguyên du lịch.
 Tài nguyên đất: Việt Nam có trên 39 triệu ha đất tự nhiên
 Tài nguyên nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2.345 con sông có chiều dài
trên 10 km, mật độ trung bình từ 1,5 – 2 km sông/1 km
2
diện tích, cứ đi dọc bờ
biển khoảng 20 km lại gặp một cửa sông
• Tài nguyên biển: Việt Nam có 3260 km bờ biển với vùng lãnh thổ rộng tới
226000 km2
• Tài nguyên rừng: Nước ta có tới 3/4 diện tích là đồi núi và rừng che phủ
hơn 30% diện tích
• Tài nguyên sinh vật: Việt Nam là một quốc gia có sự đa dạng sinh học, hệ
thực vật có khoảng 14.000 loài thực vật bậc cao có mạch; đã xác định
được khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm, 600
loài rong biển. Tính đến nay đã xác định được ở nước ta có 275 loài thú,
1.009 loài và phân loài chim, 349 loài bò sát và lưỡng cư, 527 loài cá
nước ngọt, khoảng 2.038 loài cá biển, 12.000 loài côn trùng, 1.600 loài
động vật giáp xác, 350 loài động vật da gai, 700 loài giun nhiều tơ, 2.500
loài động vật thân mềm, 350 loài sa nhô được biết tên…
3
• Tài nguyên du lịch: Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa
xanh tươi.
• Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao
nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn
đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và
danh lam thắng cảnh
• Tài nguyên khoáng sản: khoảng 5000 mỏ và điểm quặng, thuộc 60 loại
khoáng sản
III.VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam là văn hóa của 54 dân tộc anh emVà cũng từ đây Văn hóa

Việt Nam ngày càng tiếp tục phát triển với những thành thành tựu rực rỡ.
Qua các triều đại nhà nước phong kiến độc lập, các thời kì hỗn độn chia cắt
đất nước, thời kì Pháp thuộc, thời kì chiến tranh với Mĩ văn hóa Việt Nam đã có
nhiều nét đổi mới, phát triển.
Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền văn minh thế giới hiện đại,
đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hoá Việt Nam hứa hẹn một đỉnh
cao lịch sử mới.Có thể nói xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, đã có ba lớp văn
hoá chồng lên nhau: lớp văn hoá bản địa, lớp văn hoá giao lưu với Trung Quốc và
khu vực, lớp văn hoá giao lưu với phương Tây. Nhưng đặc điểm chính của Việt
Nam là nhờ gốc văn hoá bản địa vững chắc nên đã không bị ảnh hưởng văn hoá
ngoại lai đồng hoá, trái lại còn biết sử dụng và Việt hoá các ảnh hưởng đó làm giầu
cho nền văn hoá dân tộc.
Các dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắc thái
riêng, cho nên văn hoá Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng. Sau đây là
cái nhìn khái quát về các lĩnh vực văn hoá chủ yếu:
1. Phong tục tập quán
Người Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc mặc bền. Cách thức chế biến món
ăn cũng rất độc đáo giàu tính sáng tạo.
Ngôi nhà Việt Nam xưa gắn liền với môi trường sông nước (nhà sàn, mái
cong). Sau đó là nhà tranh vách đất, lợp rạ, vật liệu chủ yếu là tre gỗ. Các phong
tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của Việt Nam đều gắn với tính cộng đồng làng
xã. Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân. Các tết
chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tết Rằm
tháng Bảy, tết Trung thu, tết Ông táo Mỗi vùng thường có lễ hội riêng. Ngoài ra là
các lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có công với nước, các lễ hội tôn giáo và hội
chùa.
2. Tín ngưỡng và tôn giáo
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ cổ xưa đã bao hàm: Tín ngưỡng phồn
thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người.
Tín ngưỡng ở Việt Nam rất phát triển với nhiều tôn giáo lớn như : Hồi giáo,

Tin lành, Thiên chúa giáo… và đặc biệt là Phật giáo.
3. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Tiếng Việt phát triển phong
phú đi đến ra đời hệ thống chữ viết ghi lại tiếng Việt trên cơ sở văn tự Hán vào thế
kỉ 13 là chữ Nôm. Chữ quốc ngữ là sản phẩm của một số giáo sĩ phương Tây
trong đó có Alexandre de Rhodes hợp tác với một số người Việt Nam dựa vào bộ
chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt dùng trong việc truyền giáo vào thế kỉ 17. Chữ
quốc ngữ dần được hoàn thiện, phổ cập, trở thành công cụ văn hoá quan trọng.
4. Văn học
Văn học Việt Nam xuất hiện khá sớm, có hai thành phần là văn học dân gian
và văn học viết.
4
Về nội dung văn học Việt Nam mang đậm tính dân tộc, tinh thần yêu nước
bất khuất chống giặc ngoại xâm ở mọi thời kỳ. Thêm vào đó phản ánh đời sống
nhân dân đặc biệt là thân phận người phụ nữ thông qua những câu hò, điệu hát,…
phê phán những thoái hư tật xấu trong xã hội. Trong nền văn học Việt Nam đã xuất
hiện những nhà văn lớn với những tác phẩm kiệt xuất. Tiếc rằng hiện nay chưa có
những tác phẩm lớn phản ánh đầy đủ, trung thực và xứng đáng đất nước và thời
đại.
5. Nghệ thuật
Việt Nam có khoảng 50 nhạc cụ dân tộc, trong đó bộ gõ là phổ biến nhất. Thể
loại và làn điệu dân ca Việt Nam rất phong phú khắp Trung, Nam, Bắc:ngâm thơ,
hát ru, quan họ, ca Huế,bài chòi, ca trù. Nghệ thuật sân khấu cổ truyền có chèo,
tuồng, cải lương. Ở Việt Nam, nghệ thuật chạm khắc đá, đồng, gốm đất nung rất
phát triển. Sau này gốm tráng men, tượng gỗ, khảm trai, sơn mài, tranh lụa, tranh
giấy phát triển đến trình độ nghệ thuật cao). Văn hoá dân tộc cổ truyền hiện đứng
trước sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đứng trước những thách thức
gay gắt của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá. Nhiều ngành văn hoá nghệ
thuật đang có phần chững lại, tìm đường và tự cách tân. Hơn bao giờ hết đặt ra
vấn đề bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc. Bảo tồn nhưng vẫn phải là một nền

văn hoá mở. Hiện đại nhưng không xa rời dân tộc. Công cuộc đổi mới văn hoá
đang tiếp tục
IV.XÃ HỘI
Phát triển xã hội có thể được hiểu là sự vận động, biến đổi theo hướng
tiến bộ, hợp quy luật, thuận lòng người của cơ cấu xã hội, các thiết chế xã hội, việc
giải quyết các nhu cầu của đời sống con người trong xã hội và các mối quan hệ xã
hội của con người.
Hội nhập quốc tế (ở đây là hội nhập trên lĩnh vực xã hội) là tham gia ký kết
và thực hiện các công ước quốc tế về xã hội, vận dụng các tiêu chí của quốc tế để
đo trình độ phát triển xã hội của mình, mở rộng hợp tác quốc tế về lĩnh vực phát
triển xã hội và đóng góp sáng kiến, kinh nghiệm của mình cho việc giải quyết
những vấn đề xã hội chung của cộng đồng quốc tế.
Nhìn lại thời kỳ trước đổi mới (từ cuối những năm 70 - giữa những năm 80
của thế kỷ trước), do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do những sai lầm mang nặng
tính chủ quan, duy ý chí trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo một mô hình
cũ đã lỗi thời, cho nên chỉ mấy năm sau khi hoàn thành thắng lợi sự nghiệp kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thì đất nước
đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã nghiêm khắc tự phê bình về
những sai lầm đã qua và đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước ra
khỏi khủng hoảng, đi vào thế ổn định và phát triển.
Nhưng khi công cuộc đổi mới vừa thực hiện được mấy năm, và chỉ mới thu
được một số kết quả bước đầu, khó khăn còn nhiều, thì trên thế giới đã liên tiếp
xảy ra những biến động lớn, với sự sụp đổ của các nước xã hội chủ, gây tác động
tiêu cực về nhiều mặt đến tình hình nước ta. Thêm vào đó, Mỹ vẫn kéo dài cấm
vận về kinh tế chống Việt Nam (cho đến đầu năm 1994), gây khó khăn không nhỏ
cho sự phát triển của đất nước.
Trên cơ sở tổng kết những sáng kiến của quần chúng nhân dân trong nước,
đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tham khảo rộng rãi kinh nghiệm

của thế giới, các Đại hội VII, VIII, IX, X của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ 1991 đến
2006) đã không ngừng bổ sung, hoàn thiện đường lối đổi mới do Đại hội VI khởi
xướng.thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng
thành hệ thống pháp luật, chính sách, chương trình, dự án để đưa vào cuộc sống.
5
Kết quả là sự nghiệp đổi mới toàn diện ở Việt Nam hơn 20 năm qua đã đạt
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, mà ở đây chỉ
tập trung trình bày những thành tựu về phát triển xã hội, thể hiện ở những điểm
chủ yếu sau:
Đời sống nhân dân được cải thiện ,tình trạng suy thoái trì trệ ở thời kì bao
cấp được đẩy lùi, đầu tư cho phát triển xã hội ngày càng tăng lên….Nhà nước thi
hành các chương trình chính sách cho người có công,dân số và kế hoạch hóa gia
đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu
ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, phát triển giáo dục, phát triển y tế, xây dựng
mạng lưới an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội
Nhận thức của xã hội về việc làm và giải quyết việc làm đã có sự chuyên biến. Từ
2001 đến 2005, con số người có việc làm tăng lên 1,4 - 1,5 triệu người. Ngoài ra,
mỗi năm Việt Nam còn đưa khoảng 70.000 người đi xuất khẩu lao động tại một số
nước trong khu vực và trên thế giới. Hội nhập với thế giới về chính sách lao động
như: đã lần lượt ký kết và thực hiện các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng xóa bỏ
lao động cưỡng bức, xóa bỏ phân biệt trong tuyển dụng và nghề nghiệp, xóa bỏ
hình thức lao động trẻ em.
Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại
hình đào tạo và đang được tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học.
Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số - kế hoạch hóa gia đình thời kỳ
1991-2000 được thực hiện tốt đã đưa tỷ lệ tăng dân số giảm từ 2,1% xuống
1,36%.
Theo đánh giá của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), giá trị chỉ số
phát triển con người (HDI) của Việt Nam có xu hướng tăng đều đặn và liên tục
trong mấy chục năm qua: từ 0,590 năm 1985, lần lượt tăng lên 0,711 năm 2000

và 0,733 năm 2005. Điều đó chứng tỏ sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
có xu hướng phục vụ sự phát triển con người, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã
hội khá hơn so với một số nước đang phát triển có GDP bình quân đầu người cao
hơn Việt Nam.
Nhìn chung, sau gần 10 năm đổi mới, Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh
tế - xã hội nghiêm trọng, và từ năm 1996 đã bước sang giai đoạn tiếp tục đẩy
mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Bên cạnh đó, nhiều vấn đề xã hội nhức nhối do mặt trái của kinh tế thị trường
sinh ra, đặc biệt khi vai trò quản lý của Nhà nước còn yếu, khi việc thực thi kỷ
cương phép nước chưa nghiêm, là tệ tham nhũng, buôn lậu, kể cả buôn bán phụ
nữ và trẻ em, và những tệ nạn xã hội khác như bạo lực gia đình, ma túy, mại dâm,
kéo theo sự lây lan của bệnh HIV/AIDS vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi.
Từ những điều nói trên, một câu hỏi có ý nghĩa quan trọng được đặt ra đối với
giới nghiên cứu lý luận và giới hoạt động thực tiễn của Việt Nam hiện nay là cần
phải làm gì và làm thế nào để góp phần phát huy những thành tựu đã đạt được,
khắc phục những yếu kém còn lại của quá trình phát triển xã hội theo hướng tiến
bộ, công bằng và hội nhập với thế giới.
Tóm lại, với những thành tựu quan trọng và những kinh nghiệm quý báu của
công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong hơn 20 năm qua, chúng ta hoàn toàn
có cơ sở để tin rằng tương lai phát triển xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam
trong những năm sắp tới là sáng sủa và Việt Nam sẽ ra khỏi tình trạng kém phát
triển vào năm 2010, tiến tới trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2020, sánh vai với các nước bè bạn khắp năm châu, phấn đấu cho hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của cả nhân loại.

6
III. Khái quát về Con Người Việt Nam
Người Việt là một dân tộc có nguồn gốc tại miền Bắc Việt Nam. Đây là dân
tộc chính, chiếm khoảng gần 90% dân số Việt Nam và được chính thức gọi là dân

tộc Kinh để phân biệt với những dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Ngôn ngữ chính sử
dụng là tiếng Việt.
1. Nguồn gốc
Theo truyền thuyết dân tộc Kinh, những người Việt đầu tiên là con cháu của
một thần rồng tên là Lạc Long Quân và một vị tiên tên là Âu Cơ.
2. Phân bố
Người Kinh là dân tộc đa số tại Việt Nam, tuy nhiên tại một số tỉnh miền núi
phía Bắc. Người Kinh sống trên khắp các vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu ở vùng
đồng bằng, gần các con sông, và tại các khu đô thị. Hầu hết các nhóm dân tộc
thiểu số (trừ người Hoa, người Khmer, người Chăm) sống tại các vùng trung du và
miền núi. Người Mường sống chủ yếu trên các vùng đồi núi phía Tây đồng bằng
sông Hồng, tập trung ở Hòa Bình và Thanh Hóa. Người Thái định cư ở bờ phải
sông Hồng (Sơn La, Lai Châu). Người Tày sống ở bờ trái sông Hồng (Cao Bằng,
Bắc Cạn, Thái Nguyên), người Nùng sống ở Lạng Sơn, Cao Bằng. Các nhóm dân
tộc thiểu số khác không có các lãnh thổ riêng biệt; nhiều nhóm sống hòa trộn với
nhau.
B. CHÍNH SÁCH, CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM
I. NÔNG NGHIỆP – LÂM NGHIỆP – NGƯ NGHIỆP
Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình CNH-HĐH đất nước theo
định hướng XHCN đều khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp. Chính vì vậy, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân,
nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển
kinh tế-xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
Biểu đồ giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản của nước ta từ 1999-2003

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy ở nước ta nông nghiệp là ngành sản xuất có giá
trị rất cao trong cơ cấu nông-lâm-ngư
1, Nông nghiệp:
Việt Nam là một nước đang phát triển, nông nghiệp mới bắt đầu có sự chuyển

dịch từ sản xuất tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hóa. Đúc kết kinh nghiệm trong
nửa sau của thế kỷ 20 và tham khảo kinh nghiệm một số nước trong khu vực và
7
thế giới, chúng ta có thể khẳng định con đường phát triển nông nghiệp Việt Nam từ
ở thế kỷ 21 là: nông nghiệp sản xuất hàng hoá trên cơ sở CNH-HĐH với mức độ
phù hợp yêu cầu của nông nghiệp bền vững.
Từ định hướng trên Đảng và nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách, chiến lược
trọng tâm như sau:
Các vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn phải giải quyết đồng bộ gắn với công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để
giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất
đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc
tế; phát huy cao nội lực, đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội; ứng
dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân
lực, nâng cao dân trí nông dân.
Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội. Phát triển phải vững bền cả về tự nhiên và xã hội. Đảm
bảo môi trường sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong sạch; thực phẩm vệ sinh;
tài nguyên sinh học đa dạng; giảm thiểu rủi ro do bệnh tật, thiên tai và quá trình
biến đổi khí hậu gây ra; thu hẹp khoảng cách về cơ hội phát triển giữa đô thị và
nông thôn, giữa các nhóm cư dân nông thôn; hỗ trợ người nghèo, những nhóm đối
tượng khó khăn trong quá trình phát triển Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện
theo hướng hiện đại hoá, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất
lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương
thực quốc gia.
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế

và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản
sắc dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; nâng cao sức mạnh của cả hệ
thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố
liên minh công nông và đội ngũ trí thức thành nền tảng bền vững bảo đảm thực
hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH theo định hướng XHCN
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, hài hoà giữa các
vùng, đặc biệt tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn;
nông dân có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và
đủ bản lĩnh chính trị giữ vai trò làm chủ nông thôn mới. Tăng cường công tác xóa
đói giảm nghèo.
Nông nghiệp Việt Nam đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia, đủ nguyên liệu
cho công nghiệp, đồng thời nâng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 8-9 tỷ USD/năm.
Đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, nhanh chóng ứng dụng rộng rãi
những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Khoa học
công nghệ phải phục vụ mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững, nâng cao
năng xuất , chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng
mới, quý hiếm, trái vụ để nâng cao sức cạnh tranh
8
Bổ sung, hoàn thiện các chính sách về tăng cường nguồn lực cho nông nghiệp,
nông thôn. Mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông
nghiệp và xây dựng nông thôn.
Đảm bảo tiến độ các công trình xây dựng cơ bản phục vụ sản xuất nông nghiệp,
phòng chống thiên tai.Tăng cường công tác dự báo thông tin, giá cả thị trường,
khuyến nông, để hướng dẫn nông dân áp dụng các qui trình kỹ thuật, sử dụng
tiết kiệm giống, phân bón, nước, thuốc trừ sâu, an toàn dịch bệnh, giảm chi phí
đầu vào; chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả
Để đạt tới mục tiêu đưa nước ta tới năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công
nghiệp phát triển theo hướng hiện đại thì ta cần thực hiện tốt các chủ trương,
chính sách đề ra, phải nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức với những giải pháp

linh hoạt, sáng tạo, hợp lý và đồng bộ và còn rất nhiều vấn đề cần phấn đấu trong
nông nghiệp.
2. Lâm nghiệp
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tât cả các hoạt động
gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như gây trồng, khai thác, vận
chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và cung câp các dịch vụ môi trường có liên
quan đến rừng; ngành Lâm nghiệp có vai trò rât quan trọng trong việc bảo vệ môi
trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói giảm nghèo, đặc biệt cho người dân
miên núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng.
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha. Như vậy ngành lâm nghiệp
đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đât lớn nhất
trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu trên
các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu đồng bào
dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tê
chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn.
Xuất phát từ những lý do trên, cần phải xây dựng Chiến lược phát triển lâm
nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020 làm căn cứ định hướng cho phát triển
ngành lâu dài.
Sau đây là những định hướng, quan điểm, chính sách của nước ta về phát
triển lâm nghiệp:
Nâng cao nhận thức toàn diện và sâu sắc về vai trò, vị trí của lâm nghiệp
trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay cho các cấp các ngành
Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, chủ trương xã hội hóa nghề rừng và
cơ chế thị trường, cơ chế chính sách mới đầu tư cho phát triến sản xuất và chế
biến lâm sản tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển
Nâng cao số lượng, năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lí, cán bộ
khoa học kỹ thuật… Bố trí lực lượng cán bộ cân đối giữa khâu bảo vệ và phát triển
rừng làm tăng hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lí
Xây dựng tuyến giao thông xuyên Á và hành lang kinh tế nối vùng Bắc Việt Nam
với Tây Nam Trung Quôc sẽ tạo nhiều cơ hội cho phát triển sản xuất nông, lâm

nghiệp
Tham gia và thực hiện các cam kết, công ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp
như Công ước vê buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy câp
(CITES), Công ước RAMSA vê các vùng đất ngập nước quan trọng, Công ước đa
dạng sinh học (CBD), Công ước của Liên Hợp Quốc về chống sa mạc hoá
(UNCCD)…
Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài
nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi
trường, du lịch sinh thái…
9
Phát triển lâm nghiệp phải đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng kinh tế,
xoá đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Phát triển lâm nghiệp phải phù hợp với
đường lối phát triển kinh tê – xã hội quốc gia, theo cơ chế thị trường; sớm chuyển
lâm nghiệp thành một ngành sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững đáp ứng
yêu cầu đổi mới và hội nhập; khai thác hợp lý lợi ích tổng hợp của rừng, chú trọng
năng suất, chất lượng, hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt các
dịch vụ môi trường rừng.
Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải dựa trên nền tảng quản lý bền vững
thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo
tồn và phát triển với khai thác sử dụng rừng hợp lý; kết hợp chặt chẽ giữa trồng
rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, cải tạo, làm giàu rừng với bảo vệ diện
tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp, ngư nghiệp và các ngành
nghề nông thôn đẩy mạnh trồng rừng kinh tế đa mục đích Thực hiện đa thành
phần trong sử dụng tài nguyên rừng (kể cả rừng đặc dụng,phòng hộ); đa sở hữu
trong quản lý, sử dụng rừng sản xuất và các cơ sở chế biến lâm sản. Từng bước
áp dụng rộng rãi hình thức cổ phần hoá các cơ sở sản xuất lâm nghiệp, chế biến
gắn với vùng nguyên liệu.
Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha
đât được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 47% vào nam
2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức

xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học,
cung cấp các dịch vụ môi trường,xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho
người dân nông thôn miền núi và
góp phần giữ vững an ninh quôc phòng.
Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 lọai rừng.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (bao gồm cả công
nghiệp chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường) từ 4 đến 5%/năm phấn đấu
đến năm 2020, GDP của ngành lâm nghiệp đạt khoảng 2 - 3% GDP quốc gia
Trồng cây phân tán: 200 triệu cây/năm.
Sản lượng gỗ khai thác trong nước 20 - 24 triệu m
3
/năm, đáp ứng về cơ bản nhu
cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, bột giấy và xuất
khấu
Khai thác củi dùng cho khu vực nông thôn duy trì ở mực 25 - 26 trieu M
3
/ năm
Xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD
Nâng cao nguồn thu từ các giá trị môi trường rừng thông qua cơ chế phát triển
sạch (CDM), du lịch sinh thái, phòng hộ chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước đạt 2
tỷ USD vào năm 2020.
Cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng thông qua xã hội hoá và đa
dạng hoá các hoạt động lâm nghiệp; tạo công ăn việc làm, nâng cao nhận
thức, năng lực và mức sống của người dân; đặc biệt chú ý đồng bào các dân tộc ít
người, các hộ nghèo và phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa để từng bước tạo cho người
dân làm nghề rừng có thể sống được bằng nghề rừng, góp phần xoá đói, giảm
nghèo và giữ vững an ninh quốc phòng
Cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng thông qua xã hội hoá và đa dạng hoá
các hoạt động lâm nghiệp; tạo công ăn việc làm, nâng cao nhận thức, năng lực và

mức sống của người dân; đặc biệt chú ý đồng bào các dân tộc ít người, các hộ
nghèo và phụ nữ vùng sâu, vùng xa
Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm thực hiện có hiệu
quả chức năng phòng hộ của ngành lâm nghiệp để đóng góp cho nền kinh tế đất
nước
Nâng độ che phủ rừng lên 47% vào năm 2020
10
Rà soát và bố trí lại hệ thống, sắp xếp hợp lí các dự án rừng
3. Ngư nghiệp
Ở phía đông nước ta giáp với biển Đông nên có rất nhiều thuận lợi để phát triển
ngành thủy sản.
Chiến lược phát triển thủy sản nước ta đến năm 2020 chỉ rõ định hướng phát
triển thủy sản theo 4 lĩnh vực:
• Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
• Nuôi trồng thủy sản;
• Chế biến và tiêu thụ thủy sản;
• Cơ khí đóng sửa tàu thuyền và dịch vụ hậu cần nghề cá.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đưa ra định hướng phát triển thủy sản ở 5
vùng trên lãnh thổ nước ta là vùng đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung bộ và
duyên hải miền Trung; vùng Đông Nam bộ; vùng đồng bằng sông Cửu Long;
vùng miền núi, trung du phía Bắc và Tây Nguyên.
Tổng kinh phí dự kiến 57.400 tỷ đồng thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản
nước ta đến năm 2020 sẽ được huy động từ ngân sách nhà nước, các doanh
nghiệp, người dân, vốn ODA, FDI và các nguồn khác.
Cùng với việc phát triển đánh bắt xa bờ, tập trung đầu tư phát triển bền vững
ngành nuôi trồng thuỷ sản như: tôm, cá, cua,… và các loại đặc sản
II. CÔNG NGHIỆP – XÂY DỰNG
1. Công nghiệp:
a. Thực trạng ngành công nghiệp nước ta thời gian qua:
Nhìn một cách tổng quát, trong những năm đổi mới vừa qua, đi đôi với tăng

trưởng và ổn định, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ. Xu
hướng của quá trình này là công nghiệp tăng nhanh và nền kinh tế được hiện đại hóa.
Nếu năm 1997, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) cả nước là 8,15% thì năm 2007 ước
đạt 8,44%, trong đó, ứng với thời gian trên, khu vực nông - lâm - thủy sản là 4,3% và
3,0%, khu vực công nghiệp - xây dựng là 12,6% và 10,4%; khu vực dịch vụ là 7,14%
và 8,5%.
Chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp được thực hiện gắn liền với sự
phát triển các ngành theo hướng da dạng hóa, từng bước hình thành một
sốngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị
trường, có khả năng xuất khẩu. Từng bước phát triển các ngành khai thác các
nguồn lực của nền kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất hàng
tiêu dùng, hàng xuất khẩu và một số hàng công nghiệp nặng cần thiết. Các sản
phẩm công nghiệp quan trọng đều tăng khá như điện, thép, phân bón, dầu thô, xi
măng, than… Sự phát triển này đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh
tế: tỷ trọng GDP tính theo giá thực tế trong khu vực công nghiệp - xây dựng tăng
từ 23,2% năm 1996 lên 41,0% năm 2005, 41,6% năm 2006 và năm 2007 ước
đạt 41,7% (năm 2007 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống mức
khoảng 20,9% và khu vực dịch vụ tăng
lên khoảng 37,6%). Tỷ trọng của khu
11
vực công nghiệp trong GDP tăng dần thực sự trở thành động lực cho phát
triển kinh tế quốc dân (năm 2007 chỉ tính riêng khu vực công
nghiệp chiếm
khoảng 34,6%). Đây là năm thứ ba liên tiếp ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng.
Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp bình quân khoảng 10%/năm trong giai
đoạn 1997-2007. Về giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá so sánh năm 1994)
năm 2007 ước tăng 17,1% so với năm 2006, trong đó khu vực kinh tế nhà nước
tăng 10,3%; khu vực ngoài nhà nước tăng 20,9%; khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài tăng 18,2%. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp cũng chuyển dịch tích cực
theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến từ 83,9% năm 2006 lên khoảng

84,4% năm 2007. Đối với nhóm ngành chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, nhất là
chế biến thực phẩm và đồ uống đóng góp quan trọng vào cơ cấu chế biến với tỷ
trọng là 21,0% năm 2006 và khoảng 21,3% năm 2007.
Lợi thế so sánh trong các ngành chế biến, chế tạo sử dụng nhiều lao động đã
được khai thác với ưu thế của ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu so với các
sản phẩm xuất khẩu thô. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có những thay đổi cơ
bản, theo hướng vừa không ngừng nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm,
tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhiều sản phẩm công nghiệp không
chỉ đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế như điện, than, phân bón,
sắt thép… mà còn tham gia vào xuất khẩu và chiếm tỷ trọng
cao (76,3%) như:
mặt hàng nhựa, dệt may, điện tử và linh kiện máy tính, thủ công mỹ
nghệ…
Tăng trưởng xuất khẩu của khu vực này chủ yếu do một số ngành công nghiệp
nhẹ; chẳng hạn, năm 2007, ngành dệt may đã chuyển từ sản xuất theo kiểu gia
công xuất khẩu (có tỷ lệ lãi khoảng từ 3-6%) sang sản xuất theo phương thức mua
đứt, bán đoạn (có tỷ lệ lãi khoảng từ 5-8%); kim ngạch xuất khẩu đạt 7,8 tỷ USD
tăng khoảng 30% so với năm 2006.
Các sản phẩm xuất khẩu của ngành dệt may và giày dép lần đầu tiên đạt trên
10 tỷ USD, dẫn đầu trong các ngành hàng tham gia xuất khẩu. Đặc biệt, các sản
phẩm cơ khí xuất khẩu cũng là lần đầu tiên được bổ sung vào danh sách 10
nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ USD (năm 2007 sản phẩm cơ
khí tăng trưởng trên 120% so với năm 2006, đem lại kim ngạch xuất khẩu trên
2,2 tỷ USD). Đứng đầu danh sách nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt
trên 1 tỷ USD phải kể đến là dầu thô (trên 8,4 tỷ USD); tiếp theo là dệt may (7,7
tỷ USD); giày dép (3,9 tỷ USD)
Chuyển dịch của khu vực công nghiệp theo hướng hình thành, phát triển
một số
ngành và sản phẩm mới thay thế nhập khẩu, ở khía cạnh hiệu quả kinh
tế, một số lọai sản phẩm được sản xuất ra với khối lượng ngày càng lớn như: lắp

ráp ôtô, xe máy, đồ điện tử, đường, xi măng… đã cung cấp cho thị trường nội
địa, vốn cần thiết cho đời sống kinh tế -xã hội của đất nước, nhiều mặt hàng có
chất lượng cao đã chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Mặt khác, khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) trong nền kinh tế nước ta phát triển
với tốc độ cao. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, tập trung vào
nhóm ngành chế biến thực phẩm và dầu khí, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng
xuất khẩu của nước ta và có vị trí chủ yếu trong một số mặt hàng xuất khẩu chủ
lực. Khu vực này đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ, xây dựng mô hình
tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại, khai thác tiềm năng và huy động các
12
nguồn lực tốt hơn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây được coi là một
trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH…
Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu trong khu vực công nghiệp trong
thời gian qua là do: một là, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện
hệ thống luật pháp và chính sách thương mại, thông qua mối quan hệ giữa các
chính sách thuế và các
chính sách khác như trợ cấp, đầu tư… và trên thực tế đã
cải thiện rõ môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp nâng
cao năng lực cạnh tranh; hai là, nhiều doanh nghiệp đã và đang tận dụng mọi cơ
hội để vươn lên trong môi trường cạnh tranh, giành lấy và mở rộng thị phần trên
thị trường. Ba là, ở giai đoạn trước mắt đã định hướng đúng việc tập trung vào
nhóm các sản phẩm có lợi thế so sánh trong xuất khẩu và khả năng cạnh tranh
cao, có nguồn gốc từ nông nghiệp và công nghiệp tiêu dùng, thực phẩm như hàng
may mặc, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, dầu thô, than đá…
Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của khu vực công nghiệp còn yếu ngay cả
với các nước trong khu vực. Trong khi tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công
nghiệp khá cao thì tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm còn thấp (năm 2007 con số
này là khoảng 17,1% so với
khoảng 10,2%). Tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm

chưa cao. Hầu hết các mặt hàng công
nghiệp xuất khẩu ở nước ta dưới dạng
nguyên liệu hoặc dưới dạng gia công (giày dép, dệt may), lắp ráp (điện tử, máy vi
tính), tỷ lệ sản phẩm chế tạo rất thấp, giá trị mới tạo ra trong sản phẩm chiếm tỷ
trọng nhỏ. Công nghiệp chế biến phụ thuộc vào nguyên, vật liệu phụ nhập khẩu
với chi phí cao dẫn đến giá bán cao (năm 2007 các doanh nghiệp trong ngành dệt
may phải nhập khẩu khoảng trên 70% nguyên phụ liệu từ nước ngoài; các ngành
hàng khác như giày, dép, sản phẩm nhựa… cũng ở tình trạng tương tự). Điều
này cho thấy nước ta
đang thiếu trầm trọng ngành công nghiệp chế biến mà
đây là một trong những nội dung
quan trọng của tiến trình công nghiệp hóa
hướng về xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp có quy mô nhỏ, chưa chủ
động xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, chủng loại sản phẩm chưa phong
phú, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý, trình độ khoa học công
nghệ yếu kém.
Những tồn tại trên đây do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể nhấn
mạnh đến một số nguyên nhân chủ yếu sau: một là, cho đến nay qúa trình cải
cách thể chế còn chậm, nhất là chính sách thuế còn một số bất cập, không ổn định
và thiếu tính hệ thống. Bên cạnh những ngành được hưởng lợi, với tư cách là
thành viên của WTO, thì những ngành bị ảnh hưởng tiêu cực là những ngành bị
cắt giảm thuế quan nhiều nhất, như mía đường, ô tô, giấy…; hoặc một số ngành
phải chịu sự cạnh tranh gay gắt nhất từ phía hàng nhập khẩu,như thép, giấy,
hóa chất, phân bón…, nhất là mặt hàng dệt may; hai là, cơ cấu sản xuất công
nghiệp dịch chuyển chậm, công nghiệp phụ trợ kém phát triển dẫn đến tình trạng
các ngành sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào thị trường thế giới; ba là, nguồn
nhân lực chất lượng cao ở nước ta còn thiếu; trình độ kỹ thuật công nghệ lạc
hậu đã trở thành rào cản lớn nhất đối với khả năng cạnh tranh của nền kinh tế,
nhất là trong khu vực công nghiệp.
13

b. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển công nghiệp:
Xác định các căn cứ hoạch định chiến lược và dự báo phát triển, xu hướng phát triển
của kinh tế quốc tế và quốc gia.
Đánh giá thực trạng và những khó khăn, thách thức của ngành công nghiệp.
Các quan điểm của chiến lược phát triển công nghiệp gắn liền với hệ quan điểm phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các quan điểm này là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các
nội dung của chiến lược, được thể hiện trong quá trình xây dựng chiến lược.
Mục tiêu chiến lược phát triển bao gồm chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, tốc độ tăng
trưởng, mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp trong cơ cầu công nghiệp.
Định hướng và giải pháp về cơ cấu các ngành công nghiệp, phân công và bố trí vùng
lãnh thổ công nghiệp, giải pháp về cơ chế hoạt động của ngành công nghiệp
Các chính sách phát triển công nghiệp.
Các định chế tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá chiến lược công nghiệp.
Trong thực tế, mục tiêu chung của nền kinh tế là đến năm 2020 nước ta sẽ
trở thành một nước công nghiệp. Do đó tốc độ phát triển công nghiệp phải đạt cao
trên 13% trong nhiều năm và năm 2020 công nghiệp phải chiểm 45% GDP.
Chính sách phát triển công nghiệp có thể bao gồm, nhưng không nhất thiết
phải giới hạn theo những nội dung cơ bản sau:
Đánh giá và điều chỉnh mục tiêu phát triển ngành và cơ cấu công nghiệp.
Phân tích tình hình của ngành công nghiệp và tác động của nó đối với nền
kinh tế, đặc điểm môi trường cạnh tranh, nguồn nhân lực và hoạt động kinh doanh.
Xác định các xu hướng thay đổi của nền kinh tế.
Định vị nguồn nhân lực, kinh doanh và cộng đồng trong môi trường quốc tế.
Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của ngành và các ngành công nghiệp cơ bản.
Thiết kế các chương trình và công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh của
toàn ngành (phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo, hoàn thiện cơ sở hạ tầng,
chính sách về vốn và công nghệ).
2. Xây dựng:
a. Thực trạng ngành xây dựng nước ta thời gian qua:
Kể từ Đại hội thi đua yêu nước lần thứ II đến nay, với khí thế thi đua sôi nổi,

ngành Xây dựng có những đóng góp thiết thực vào thành tựu chung của cả
nước.
Ngành đã tập trung hơn cho công tác xây dựng hệ thống các thể chế, chính
sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển xây dựng theo hướng ngày
càng đồng bộ, hoàn thiện. Các đạo luật mới mà ngành tham mưu cho Chính
phủ, Quốc hội ban hành trong thời gian gần đây như Luật Nhà ở, Luật Kinh
doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị là những đột phá về cơ chế chính
sách, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thúc đẩy phát triển ngành.
Ngành xây dựng cũng có nhiều đổi mới trong hoạt động quản lý nhà nước,
nhất là trong quản lý dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu nhà ở, hạ tầng
kỹ thuật khu công nghiệp, thể hiện tinh thần cải cách thủ tục hành chính
Công tác quản lý phát triển đô thị từng bước đi vào nền nếp, hệ thống đô thị
phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, trở thành nhân tố tích cực, đảm
nhiệm vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương và
14
cả nước. Nhiều chương trình phát triển nhà ở xã hội được triển khai, tạo bước
đột phá trong phát triển nhà ở, giải quyết một lượng lớn nhu cầu chỗ ở, góp
phần đáng kể cải thiện đời sống nhân dân.
Sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ Xây
dựng đạt nhiều kết quả tích cực. Mặc dù chịu ảnh rất nặng nề do khủng hoảng,
suy giảm kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 2006-2010 của các doanh
nghiệp thuộc Bộ Xây dựng vẫn đạt trên 20%/năm.
Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho biết, điểm đặc biệt là đã xuất
hiện mô hình doanh nghiệp cổ phần điển hình tiên tiến, không chỉ duy trì mức
tăng trưởng cao, lợi nhuận lớn, mà còn giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa
lợi ích nhà nước, lợi ích doanh nghiệp với lợi ích người lao động và lợi ích cộng
đồng.
Đặt ra mục tiêu phát triển ngành xây dựng Việt Nam đến năm 2015 đạt trình
độ tiên tiến trong khu vực, tăng nhanh năng lực và sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp, tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng công

nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo thiết bị xây dựng, phấn đấu
phát triển nhanh khả năng thực hiện các dự án quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật
công nghệ cao, hình thành hệ thống đô thị phù hợp trên địa bàn cả nước với kết
cấu hạ tầng đồng bộ
Xây dựng thực hiện tốt một số công tác trọng tâm, mà trước hết là tập trung
hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về xây dựng. Ngay trong năm 2011,
cần nghiên cứu đổi mới căn bản cơ chế quản lý đầu tư xây dựng gắn với đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát tốt quá trình đô thị hóa, tiếp tục
hoàn thiện các chính sách triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất
thoát, tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Để bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, nhất là đầu tư
phát triển đô thị, công tác quy hoạch phải đi trước một bước. Ngành Xây dựng
trước hết là Bộ Xây dựng cần chú trọng nâng cao nhận thức và tầm nhìn về quy
hoạch xây dựng, tiếp tục đổi mới về nội dung, phương pháp và đẩy nhanh tiến
độ lập quy hoạch xây dựng.
Đồng thời, tăng cường công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch, kiểm soát
sự phát triển của các đô thị theo quy hoạch được duyệt, chú trọng kiểm soát bảo
đảm yêu cầu phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị nhằm từng bước giải
quyết dứt điểm những vấn đề đang rất bức xúc. Sớm hoàn thành Quy hoạch
chung xây dựng Thủ đô Hà Nội để phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.
Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển nhà ở, nhất là nhà ở xã hội, gắn với
quản lý chặt chẽ việc phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, bảo đảm
công khai, minh bạch và có biện pháp xử lý hữu hiệu hành vi đầu cơ, làm
giá, lũng đoạn thị trường bất động sản.
Bộ Xây dựng cần sắp xếp các Tổng công ty trực thuộc theo hướng hình thành
các doanh nghiệp hoặc tổ hợp doanh nghiệp có đủ năng lực thực hiện các dự
án lớn, dự án trọng điểm quốc gia.
Với những thành tích đã đạt được, những bài học kinh nghiệm quý báu rút ra
từ thực tiễn quản lý, lao động sản xuất, Thủ tướng tin tưởng ngành Xây dựng sẽ
15

phát huy mọi nguồn lực, đoàn kết, trí tuệ, sáng tạo, phấn đấu thực hiện thắng lợi
các nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
b. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển xây dựng:
Bộ Xây dựng cũng đã đề nghị Chương trình Định cư Con người Liên Hợp
Quốc (UN-HABITAT) tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ kỹ thuật cho chiến lược
phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp.
Bộ Xây dựng nhận định rằng việc thực hiện một nghiên cứu sâu về hồ sơ
nhà ở là rất cần thiết để xác định các thách thức và cơ hội trong phát triển và cải
tạo nhà ở ở Việt Nam. Ngoài ra, việc xây dựng năng lực cho các nhà hoạch định
chính sách ở cả cấp trung ương và địa phương cũng là có ý nghĩa quan trọng A
Thực tế, nhà ở là một tài sản lớn, có giá trị của mỗi cá nhân, gia đình và đó là
một trong những động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia. Có chỗ ở thích hợp và an toàn là một quyền cơ bản của con người, là nhu
cầu chính đáng của mỗi hộ gia đình và là điều kiện cần thiết để phát triển nguồn
nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nhà nước ta đã rất quan tâm giải quyết
vấn đề nhà ở của nhân dân. Trong từng giai đoạn khác nhau, nhà nước đã có
những chính sách thay đổi phù hợp từ mở rộng chính sách bao cấp nhà ở tại
miền Bắc từ sau năm 1954 ra áp dụng trong cả nước vừa mới thống nhất, rồi
xóa bỏ chính sách nhà ở bao cấp và chuyển sang chính sách tạo điều kiện về
nhà ở trong nền kinh tế thị trường theo đường lối Đổi mới giai đoạn 1991-2000,
và Giai đoạn 2001-2010 Quốc hội ban hành một loạt luật và và Chính phủ ban
hành văn bản dưới luật để hoàn thiện thể chế các thị trường có liên quan đến
phát triển nhà ở và chính sách trợ giúp một số đối tượng gặp khó khăn nhà ở.
Kết quả là lĩnh vực nhà ở đã đạt được những thành quả đáng khích lệ như tăng
trưởng về số lượng nhà ở và hệ thống các đô thị, tăng trưởng về diện tích nhà
ở, tăng trưởng về chất lượng nhà ở và quy mô căn hộ.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn có nhiều tồn tại, bất
cập về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở; sự thiếu đồng bộ giữa các chính
sách về nhà ở với các chính sách về đất đai, đầu tư, quy hoạch và tái chính; giá

nhà ở tăng cao gây ảnh hưởng không tốt đến việc tạo lập về chỗ ở của người
dân; tình trạng mất cân đối về tỷ trọng các loại nhà ở, điều kiện ở của các nhóm
cư dân đô thị ngày càng chênh lệch cao; sự thiếu đồng bộ trong chính sách xây
dựng nhà ở tại khu vực nông thôn; mô hình tổ chức phát triển nhà ở chưa đáp
ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hệ thống tài
chính nhà ở còn thiếu đồng bộ; các thủ tục hành chính trong liĩnh vực nhà ở còn
rườm rà, phức tạp; công tác chỉ đạo thực hiện một số chương trình, chính sách
về nhà ở còn nhiều tồn tại; cơ cấu, bộ máy tổ chức quản lý về nhà ở còn nhiều
hạn chế; việc kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở
chưa được thực hiện thường xuyên và triệt để…
Trong hội thảo “Tham vấn và Hỗ trợ kỹ thuật cho Chiến lược phát triển nhà
ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” tổ chức vào ngày 8/3/2011
tại Hà Nội, các chuyên gia nhà ở của UN-HABITAT đã trình bày những kinh
nghiệm xây dựng chính sách nhà ở quốc gia, đặc biệt ở các nước trong vùng
Châu Á – Thái Bình Dương; cung cấp cho Bộ Xây dựng và Văn phòng Ban chỉ
16
đạo Trung ương về Chính sách nhà ở và Thị trường Bất động sản Bộ sách
hướng dẫn nhanh về “Nhà ở cho người nghèo ở các thành phố Châu Á” nhằm
chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thực hiện chiến lược nhà ở vì
người nghèo có sự tham gia của các bên liên quan.
Bên cạnh đó nhóm tư vấn dự án của UN-HABITAT cũng trình bày những
đánh giá ban đầu về Hồ sơ Nhà ở đô thị Việt Nam với các chủ đề: Khuôn khổ
chính sách và thể chế; Tài chính và thị trường nhà ở; Hạ tầng/các dịch vụ cơ
bản; Hệ thống cung cấp đất đai và Công nghiệp xây dựng và nguyên vật liệu,
nhằm đóng góp nội dung cho Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Qua hội thảo này, “Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030” sẽ được hoàn thiện hơn, và làm cơ sở pháp lý để Nhà
nước có các chủ trương, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển lĩnh vực
nhà ở, tạo điều kiện để mọi người dân, đặc biệt là người nghèo, người thu nhập

thấp có thể tạo lập chỗ ở phù hợp và ổn định, góp phần thực hiện tốt chính sách
an sinh của Đảng và Nhà nước và công cuộc hiện đại hóa đất nước trong giai
đoạn sắp tới.
III. DỊCH VỤ - THƯƠNG MẠI
1. DỊCH VỤ
Tổ chức Thương mại Thế giới đã chia các hoạt động dịch vụ khác nhau thành 12
ngành (trong đó gồm 155 tiểu ngành):
Các dịch vụ kinh doanh; dịch vụ bưu chính viễn thông ; dịch vụ xây dựng và các dịch
vụ kỹ thuật liên quan khác; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụ môi trường;
dịch vụ tài chính; các dịch vụ xã hội và liên quan đến y tế; các dịch vụ du lịch và dịch vụ
liên quan đến lữ hành; các dịch vụ giải trí văn hoá, thể thao; dịch vụ vận tải và các dịch
vụ khác…
Dịch vụ ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong từng nền kinh tế quốc dân và là yếu
tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Năm 2001 ngành dịch vụ đã
tạo nên 72% GDP của các nước phát triển và xấp xỉ 52% ở các nước đang phát triển…
Hoạt động dịch vụ ở Việt Nam trong các năm qua:
Ba thập kỷ vừa qua, các nhà kinh tế, và ở mức độ ít hơn là các nhà hoạch định
chính sách, đã ngày càng chú ý nhiều hơn tới sự đóng góp của các ngành dịch vụ tới
quá trình phát triển kinh tế trên toàn thế giới. Tuy nhiên, giá trị của các ngành dịch vụ
trong nền kinh tế vẫn thường chưa đươc đánh giá đúng mức, khi hoạch định các chính
sách như chính sách thuế, thương mại và trợ cấp, ngành sản xuất vẫn thu hút được
nhiều sự chú ý về mặt chính trị và nguồn lực hơn.
Trong giai đoạn trước cải cách của các nền kinh tế chưa chuyển đổi, chế độ sở hữu
nhà nước và thiếu cạnh tranh trong nền kinh tế đã ngăn cản sự xuất hiện của nhiều
dịch vụ và cả những ngành dịch vụ nếu tồn tại cũng không phát triển. Nhiều ngành dịch
vụ đóng vai trò quan trọng cho sự vận hành của một nền kinh tế thị trường không tồn
tại, không chỉ là ngành tài chính có thể phân bổ các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu
quả mà các dịch vụ như thiết kế, quảng cáo, đóng gói, phân phối, tiếp vận, quản lý, các
dịch vụ sau bán hàng, v.v cũng không tồn tại. Việc không có các dịch vụ sản xuất được
thể hiện trong các nút thắt giao thông, xếp hàng sử dụng các dịch vụ viễn thông có chất

lượng thấp, không có các dịch vụ trung gian tài chính hiệu quả và số lượng lao động
trong ngành dịch vụ thấp hơn rất nhiều so với các nền kinh tế thị trường.
Tình hình Việt Nam trước quá trình Đổi mới cũng tương tự. Không có một chính
sách rõ ràng hay mục tiêu tăng trưởng đối với lĩnh vực dịch vụ, tồi tệ hơn, không có
17
khuôn khổ pháp lý và thể chế cho lĩnh vực này. Thương mại dịch vụ hầu như bị bỏ
quên trong các báo cáo về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và bên ngoài.
Lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam đã được mở cửa dần kể từ khi Việt Nam bắt đầu các
cải cách theo định hướng thị trường theo chính sách Đổi mới của mình, quá trình này
đã dẫn tới những sự phát triển kỳ diệu của lĩnh vực này, đặc biệt khi Việt Nam bắt đầu
gia nhập WTO.
Lợi ích kinh tế rõ ràng tự sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ đã thu hút nhiều chú ý
hơn về mặt chính sách trong vòng 15 năm qua. Kế hoạch phát triển kinh tế của Việt
Nam giai đoạn 1996-2000 đặt ra các mục tiêu tham vọng về tăng trưởng dịch vụ hàng
năm với tốc độ 12-13% và tỷ trọng dịch vụ trong GDP đạt 45-46% vào năm 2000, tuy
nhiên các mục tiêu này chưa đạt được. Chiến lược Phát triển giai đoạn 2001-2010 mà
Đại hội Đảng lần thứ 9 đề ra cũng tập trung vào ngành dịch vụ, đề ra mục tiêu mới là
tốc độ tăng trưởng hàng năm của lĩnh vực dịch vụ là 7-8%, tới năm 2010 dịch vụ chiếm
42-43% GDP và 26-27% việc làm trong nền kinh tê.
Kể từ Đại hội Đảng lần thứ 6, nhiều cải cách tự do hóa, theo định hướng thị trường
đã được đưa ra trong giai đoạn Đổi mới, trong đó có nhiều chính sách đã ảnh hưởng
trực tiếp hoăc gián tiếp tới các hoạt động dịch vụ. Tuy nhiên, việc tăng cường mở cửa
thị trường xét từ khía cạnh luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đem lại lợi
ích chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất trong khi chỉ rất ít ngành dịch vụ và là những ngành
không chiến lược được hưởng lợi từ quá trình này, chủ yếu là các ngành khách sạn và
nhà hàng, bất động sản, dịch vụ cho thuê và dịch vụ kinh doanh.
số chung về GDP trong giai đoạn 2005-2008 cho thấy mặc dù hoạt động của lĩnh
vực dịch vụ đã được cải thiện so với lĩnh vực công nghiệp/xây dựng xét từ khía cạnh
các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2020 nhưng Việt Nam
vẫn chưa đạt được tiến bộ đột phá về điều chỉnh cơ cấu và tỷ trọng của lĩnh vực dịch

vụ trong GDP vẫn thấp hơn lĩnh vực thứ cấp (secondary sector).
Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
dịch vụ phát triển, nhờ vậy khu vực dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản
xuất, tiêu dùng và đời sống dân cư, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế…
Ngành dịch vụ tăng khá nhanh trong giai đoạn 1991-1995, đạt 8,6%, nhưng sang
giai đoạn 1996- 2000 tốc độ tăng chậm lại, chỉ đạt 5,7% và đang có xu hướng hồi phục
trong những năm gần đây (năm 2001 đạt 6,1% năm 2002 đạt 6,54% và 2003 đạt
6,57%).
Tỷ trọng của ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa cao, chỉ đạt 36-37% trong GDP (tính
quy luật chung là 45%). Ngoài ra xu thế tỷ trọng này đã giảm từ 37,1% năm 1995
xuống còn 36,1% năm 2002…
Cơ cấu ngành dịch vụ Việt Nam đa dạng với nhiều phân ngành dịch vụ khác nhau.
Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam chỉ tập trung ở hai công đoạn lắp ráp và gia công chế
biến. Các dịch vụ khác như nghiên cứu khoa học, thiết kế kiểu dáng hay tiếp thị,
nghiên cứu thị trường… đều kém phát triển. Các phân ngành dịch vụ quan trọng như
tài chính, viễn thông, cơ sở hạ tầng…chưa đủ mạnh. Đến nay cả dịch vụ vận tải và
dịch vụ viễn thông mới chỉ chiếm 9,6% trong toàn ngành dịch vụ và dịch vụ tài chính chỉ
chiếm 5% …
Ngành dịch vụ tạo ra nhiều việc làm tuy nhiên,ước tính ở Việt Nam mới chỉ có 25%
lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Với sức ép hàng năm Việt Nam cần
phải tăng thêm khoảng 1,7 triệu lao động, trong khi đó ngành công nghiệp và nông
nghiệp chỉ thu hút được tối đa là 1,1 triệu lao động, vì vậy ngành dịch vụ cần phải tạo
ra 0,9 triệu lao động hàng năm, nhưng với tốc độ tăng trưởng hiện nay, ước tính mỗi
năm, chỉ đáp ứng được 0,5 triệu lao động.
18
Ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa thực sự tạo ra môi trường tốt cho toàn bộ nền kinh
tế phát triển. Hiện tại các chi phí dịch vụ viễn thông, cảng biển, vận tải…của Việt Nam
đang cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực (viễn thông cao hơn 30-
50%, vận tải đường biển cao hơn từ 40-50%).
Trong khi đó, sức ép tự do hoá đối với lĩnh vực dịch vụ của ta trong BTA và trong

WTO sắp tới là rất lớn. Trước mắt, theo Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, ta cam kết mở
cửa các lĩnh vực như ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm cho các công ty dịch vụ Mỹ vào
hoạt động theo lộ trình với những giới hạn mà Việt Nam đặt ra đối với các loại hình đầu
tư, dịch vụ này tuỳ theo mức độ nhạy cảm (an ninh quốc gia, kinh tế). Thời hạn mở cửa
cho các ngành hàng dịch vụ là từ 3-5 năm, trong đó phần góp vốn của Mỹ không quá
49%, riêng khu vực ngân hàng có thể 100% sau 9 năm Hiệp định có hiệu lực.
Theo Chỉ thị, trong kế hoạch tương lai, cần nâng cao vai tròcủa khu vực dịch vụ; xem
ngành dịch vụ là một trong những ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước với các
mục tiêu:
a. Quan điểm phát triển
- Phát triển lĩnh vực dịch vụ nhanh, hiệu quả và bền vững, đảm bảo các dịch vụ cơ bản
phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, hướng tới hình thành cơ cấu kinh tế
hiện đại.
- Phát triển mạnh khu vực dịch vụ tiếp cận với trình độ hiện đại, đảm bảo hội nhập
quốc tế và khu vực.
- Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong phát triển các lĩnh vực dịch
vụ.
- Phát triển các lĩnh vực dịch vụ, phù hợp với các giai đoạn phát triển của kinh tế đất
nước.
- Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và
ngày càng hiện đại các loại thị trường dịch vụ. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, tạo
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
b. Mục tiêu tổng quát
Phát triển khu vực dịch vụ hiệu quả, đạt chất lượng và năng lực cạnh tranh quốc tế;
phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng lớn, có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng
cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo tăng trưởng
bền vững và dần từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức.
c. Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn 2011 – 2015: tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 7,8 – 8,5%/năm với
quy mô khoảng 41% - 42% GDP toàn bộ nền kinh tế; giai đoạn 2016 – 2020: tốc độ tăng

trưởng khu vực dịch vụ đạt 8,0 – 8,5%/năm với quy mô khoảng 42,0 – 43,0% GDP toàn
nền kinh tế.
d. Định hướng chiến lược, phân kỳ, trọng điểm phát triển và các định hướng cơ
bản
• Định hướng Chiến lược
- Phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng
các khu vực sản xuất và tốc độ tăng GDP.Tập trung nguồn lực, đẩy mạnh phát triển
các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng và lợi thế, các ngành có hàm lượng khoa học và
công nghệ cao mang lại giá trị gia tăng cao, làm cơ sở cho sự phát triển chung của khu
vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.
Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế; đẩy mạnh khai thác tiềm
năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực
dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển.
Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động
dịch vụ du lịch, tài chính – ngân hàng, kiều hối, bưu chính viễn thông, vận tải hàng
không, đường biển và bán hàng tại chỗ, giảm thâm hụt cán cân dịch vụ.
19
Phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài
nước, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ Việt Nam.
Hình thành một số trung tâm dịch vụ đặc biệt là các trung tâm du lịch có quy mô và có
sức cạnh tranh trong khu vực.
• Phân kỳ, trọng điểm phát triển:
Nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015:
- Nâng cao nhận thức xã hội về dịch vụ;
- Tăng cường xây dựng thể chế phát triển khu vực dịch vụ;
- Phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng và lợi thế, các ngành dịch vụ có
hàm lượng khoa học và công nghệ cao mang lại giá trị gia tăng cao, bao gồm: dịch vụ
công nghệ thông tin và truyền thông, dịch vụ giáo dục, dịch vụ lo-gi-stic, dịch vụ tài
chính, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối,

dịch vụ khoa học và công nghệ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực dịch vụ, tạo tiền đề phát triển
nhanh, bền vững và toàn diện khu vực dịch vụ trong giai đoạn tiếp sau thông qua việc
tập trung phát triển có trọng điểm các ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” bao gồm: công
nghệ thông tin truyền thông, dịch vụ giáo dục, dịch vụ lo-gi-stic, dịch vụ tài chính và
dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
Nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2016 – 2020
- Phát triển mạnh mẽ, toàn diện và bền vững khu vực dịch vụ trên cơ sở phát huy
hiệu quả dịch vụ “cơ sở hạ tầng” đã được tăng cường và hoàn thiện; khai thác tối đa
nhu cầu về dịch vụ được gia tăng trong giai đoạn 2011 – 2015;
- Sử dụng thành quả bước đầu của nền giáo dục, trong đó có giáo dục bậc cao và
giáo dục chuyên nghiệp được ưu tiên phát triển trong giai đoạn trước cũng như khả
năng cạnh tranh được tạo ra do phát triển công nghệ thông tin và truyền thông và các
lĩnh vực khoa học công nghệ khác, thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ sang các ngành
dịch vụ có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ, tri thức cao, dần tiến tới mục tiêu
hình thành nền kinh tế tri thức trong các giai đoạn phát triển tiếp sau.
- Các lĩnh vực dịch vụ tiếp tục được tập trung phát triển gồm: công nghệ thông tin và
truyền thông, tài chính, lo-gi-stic, hỗ trợ kinh doanh, giáo dục bậc cao, chăm sóc sức
khỏe chất lượng cao và du lịch.
• Định hướng cơ bản phát triển các lĩnh vực chủ yếu đến năm 2020:
- Dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông
Hướng tới năm 2020, công nghệ thông tin và truyền thông phải làm nòng cốt, là tiền đề
cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và trở thành một trong những điểm tựa quan trọng
cho sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế để Việt Nam có thể trở
thành một nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp
phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Dịch vụ tài chính:
+ Dịch vụ ngân hàng: phát triển ổn định và bền vững hệ thống ngân hàng là yêu cầu
xuyên suốt chiến lược và quá trình thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng;
nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

+ Dịch vụ chứng khoán: tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường, đưa
tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 80% đến 110% GDP vào năm 2020. Phát
triển thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ trở thành một kênh huy động và
phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế. Nâng cao sức cạnh tranh của các định chế
trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ, tăng cường quản trị rủi ro, hướng tới hoạt
động theo mô hình đa năng, mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài.
+ Dịch vụ bảo hiểm
Tăng trưởng bảo hiểm phi nhân thọ bình quân đạt khoảng 29% - 30%; trong đó, tập
trung nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ; ưu tiên khai thác khách hàng cá nhân;
ưu tiên phát triển bảo hiểm trách nhiệm và y tế.
20
Tăng trưởng bảo hiểm nhân thọ bình quân đạt khoảng 16% - 18%; trong đó, ưu tiên
tập trung khai thác sản phẩm hỗn hợp; tích hợp các sản phẩm truyền thống; nâng cao
chất lượng các sản phẩm dịch vụ; gia tăng các sản phẩm liên kết đầu tư (sản phẩm hỗn
hợp: đầu tư, bảo vệ, tiết kiệm).
- Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
Hình thành các dự án, chương trình phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh theo
hướng: tạo môi trường kinh doanh; tạo lập và nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp; cải thiện và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận
các nguồn lực, thị trường và các loại hình dịch vụ; tạo lập và nâng cao văn hóa và năng
lực quản trị kinh doanh.
Xác định rõ, cụ thể các lĩnh vực dịch vụ phục vụ kinh doanh thiết yếu theo từng ngành lĩnh
vực kinh tế - xã hội cụ thể để tạo điều kiện cho các dịch vụ đó phát triển đáp ứng nhu cầu
phát triển của các ngành, lĩnh vực đó.
- Dịch vụ giáo dục đào tạo
Phát triển dịch vụ giáo dục đào tạo nhằm xây dựng nguồn nhân lực trở thành lợi thế
cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội, cộng đồng doanh
nghiệp nhằm thực hiện trực tiếp một trong ba mục tiêu đột phá của Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011 – 2020.
- Dịch vụ lo-gi-stic

Coi lo-gi-stic là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các
ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.
Hình thành dịch vụ trọn gói 3PL (integrated 3PL); phát triển lo-gi-stic điện tử (e-logistics)
cùng với thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả và thân thiện.
Tốc độ tăng trưởng thị trường lo-gi-stic đạt 20 – 25% năm. Tỉ lệ thuê ngoài lo-gi-stic
(outsourcing logistics) đến năm 2020 là 40%.
- Dịch vụ vận tải
Phát triển hợp lý các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, đường
thủy nội địa, hàng không
Xây dựng chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận
tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng và vận
tải phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Dịch vụ khoa học và công nghệ
Nghiên cứu đánh giá tiềm lực tổ chức R&D ở quy mô quốc gia (xét trên tổng thể các
tiêu chí về nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực) để có những chính sách phù hợp trong giai
đoạn mới.
Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ; tăng cường phát
triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ khoa học công nghệ;
Tăng cường công tác thống kê tiềm lực khoa học và công nghệ; bám sát các chuẩn
thống kê quốc tế về khoa học và công nghệ.
- Dịch vụ du lịch
Phát triển du lịch mở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tập trung phát triển du lịch theo
hướng chuyên nghiệp, có thương hiệu, có trọng tâm, trọng điểm; phát triển đồng thời du
lịch nội địa và quốc tế.
Phát triển du lịch bền vững, đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa, gắn với
an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; khai thác tối ưu lợi thế quốc gia, các nguồn
lực để Việt Nam trở thành điểm đến cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Xây dựng hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, đẩy
nhanh quá trình hiện đại hóa ngành y tế; phát triển dịch vụ y tế đạt trình độ ngang tầm các

nước trong khu vực.
Phấn đấu để mọi người dân được hưởng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban
đầu, các dịch vụ y tế chất lượng. Mọi người được sống trong cộng đồng an toàn, phát
21
triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và
phát triển chất lượng giống nòi.
- Dịch vụ phân phối
Đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống phân phối của
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn được tổ chức và phân phối thông suốt trên
phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm chiếm lĩnh tại các địa bàn thị trường then chốt và
trọng yếu; có đủ các nguồn lực để giải quyết kịp thời các biến động của thị trường về
quan hệ cung – cầu, giá cả hàng hóa và dịch vụ.
Có chính sách, cơ chế để tạo lập vị thế và sức mạnh điều tiết thị trường của hệ thống
bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối. Đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý
nhà nước đối với các hệ thống phân phối vừa và nhỏ trên thị trường các tỉnh và thành phố
trực thuộc Trung ương, trước hết và chủ yếu là thị trường nông thôn và miền núi.
e. Định hướng phát triển theo vùng, lãnh thổ
a) Vùng đồng bằng:
Phát triển mạnh dịch vụ thương mại và đầu tư, tham gia vào mạng phân phối quốc tế và
khu vực, hình thành những trung tâm thương mại lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố
Hồ Chí Minh, Cần Thơ… mang tầm quốc tế.
Đặc biệt chú trọng phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ khoa học
và công nghệ, dịch vụ tài chính, tín dụng, dịch vụ giáo dục, đào tạo, dịch vụ y tế, chăm
sóc sức khỏe và an sinh xã hội.
Khai thác tiềm năng phát triển du lịch có quy mô lớn ở một số địa phương trong vùng,
đưa du lịch thành một trong những ngành dịch vụ mũi nhọn.
b) Vùng trung du miền núi:
Chú trọng phát triển các dịch vụ phục vụ nông lâm nghiệp và dịch vụ phục vụ đời sống ở
nông thôn.
Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa để phát huy giá trị các tài nguyên thiên nhiên,

các di tích lịch sử, đặc thù văn hóa các dân tộc của vùng. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở
các địa điểm có khí hậu ôn đới.
Chú trọng phát triển dịch vụ theo hướng khai thác tốt hạ tầng kinh tế, xã hội tại các khu
kinh tế, trong đó có các khu kinh tế cửa khẩu, đẩy mạnh giao thương với các nước láng
giềng. Khai thác các lợi thế liên quan đến phát triển các hành lang và vành đai kinh tế
trong quan hệ phát triển và trao đổi dịch vụ với các quốc gia khác trong khu vực, quốc tế
và với Trung Quốc.
c) Vùng biển, ven biển và hải đảo:
Phát triển khu vực dịch vụ gắn với thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Đa
dạng hóa các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao, chất
Phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch biển, đảo. Đầu tư xây dựng các
khu du lịch biển chất lượng cao, mang tầm quốc gia và khu vực. Phát triển mạnh dịch vụ
vận tải biển, dịch vụ khai thác dầu khí. Khai thác tốt tiềm năng phát triển cảng biển, đẩy
mạnh và phát triển tốt các hoạt động lo-gi-stic hỗ trợ cho hoạt động hàng hải.
d) Phát triển dịch vụ tại khu vực nông thôn hướng tới xây dựng nông thôn mới:
Phát triển mạnh dịch vụ cơ bản với hình thức và quy mô phù hợp đảm bảo phục vụ cho
đời sống dân cư nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp, làng nghề, tiêu thụ chế biến
nông sản và các hoạt động sản xuất công nghiệp khác gắn với các dạng năng lượng tái
tạo và bảo vệ môi trường.
Chú trọng phát triển dịch vụ giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề với hình thức
phù hợp tại khu vực nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu
cầu xây dựng nông thôn mới, khắc phục, hạn chế các tác động tiêu cực của quá trình
công nghiệp, đô thị hóa.
22
Phát triển các dịch vụ thông tin, truyền thông nhằm tạo điều kiện nâng cao dân trí, đảm
bảo người dân được tiếp cận với thông tin với các cơ hội phát triển một cách công bằng,
hiệu quả và bền vững.
đ) Phát triển dịch vụ gắn với phát triển các hành lang, vành đai kinh tế và các cực
tăng trưởng có ý nghĩa đối với cả nước và liên kết trong khu vực
Khai thác tiềm năng, điều kiện đầu tư kết nối đồng bộ về hệ thống kết cấu hạ tầng trong

chiến lược hình thành trục kinh tế Bắc – Nam, các hành lang kinh tế Đông – Tây, các
hành lang kinh tế xuyên Á, các hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải
Phòng, Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng để phát triển khu vực dịch vụ nhanh
và hiệu quả. Hình thành các trung tâm hợp tác phát triển kinh tế lớn tại các cửa khẩu trên
các hành lang kinh tế. Phát triển các loại hình dịch vụ vận tải, thương mại và đầu tư, dịch
vụ phục vụ sản xuất kinh doanh để đảm bảo giao thương nâng cao hiệu quả kinh tế - xã
hội của các hành lang kinh tế, kết nối được các trung tâm phát triển trong nước và ngoài
nước trên các tuyến hành lang.
2. THƯƠNG MẠI
Mục tiêu của chiến lược phát triển thương mại thập kỷ tới chắc chắn phải nằm ở
hướng phát triển theo chiều sâu, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng Việt. Không những
vậy, nâng cao hiệu quả thương mại không chỉ là nâng tỷ lệ đóng góp của nó vào “rổ GDP”
lớn tới mức nào, mà yếu tố còn quan trọng hơn rất nhiều chính là tác dụng thúc đẩy nền
kinh tế phát triển.
Cả triệu tấn cà phê nhân XK mỗi năm, nhưng bình quân chín năm gần đây chỉ thu
được 1,06 tỷ USD/năm, còn nếu tinh chế để XK thì doanh thu sẽ tăng gấp 3 -4lần
Biểu đồ xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam(2005 –
2009)
Trước hết, trong bối cảnh xuất 1, nhập 2, 3, nhưng viện trợ bị cắt giảm khiến thị
trường trong nước bị “đói” hàng ngày càng gay gắt, dồn mọi sức lực để đẩy mạnh XK
trong thập kỷ 90 là “mệnh lệnh” đối với hầu như tất cả các ngành, các địa phương, thì
chiến lược phát triển thương mại thập kỷ này đã chuyển hướng với mục tiêu “kép”: “Phát
triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng thị
trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả”.
Hai nửa bức tranh
Có thể nói, sự chuyển hướng trong phát triển thương mại như vậy là một quyết định vô
cùng sáng suốt của các các nhà hoạch định chiến lược. Nhận định này dựa trên bốn căn
cứ chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, trong thập kỷ 90, trong khi thành công hơn cả mong đợi ở mục tiêu XK,
thì thị trường trong nước lại rơi vào tình trạng “bỏ ngỏ”. Các số liệu thống kê của nước ta

cho thấy, với 68,981 tỷ USD hàng hoá XK, chúng ta đã thực hiện vượt mức mục tiêu
23
chiến lược (phương án 1) tới 31,981 tỷ USD và 86,4%, còn so với phương án 2 cũng
vượt mức tới 23,981 tỷ USD và 53,3%.
Trong đó, với nhịp độ tăng bình quân 17,8%/năm, kết thúc một nửa chặng đường
đầu thực hiện chiến lược, chúng ta chỉ mới thực hiện chưa được một nửa mục tiêu ở
phương án 1, nhưng trong nửa chặng đường còn lại, “đoàn tàu XK” đã tăng tốc lên
21,6%/năm, cho nên chính sự phát triển ngoạn mục này đã góp phần quyết định trong
việc đưa tổng kim ngạch XK vượt quá xa so với mong đợi như vậy.
Trong khi XK đạt được kỳ tích như vậy, thị trường trong nước lại chững lại. Đó là, cho dù
hầu như liên tục “tụt dốc không phanh”, nhưng nhịp độ tăng bình quân trong giai đoạn
1991 - 1995 vẫn còn là 41,3%/năm, nhưng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng trong giai đoạn 1996 - 2000 chỉ còn tăng 6,8%/năm.
Như vậy, nếu coi thương mại là nguồn động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thì thị
trường trong nước đã đánh mất vị trí số 1 của nó chỉ sau một thập kỷ bị bỏ quên. Đây
đương nhiên là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế đang
từ trạng thái leo dốc nhanh và đạt đỉnh cao phong độ những năm giữa thập kỷ hầu như
liên tục tụt dốc mạnh trong những năm cuối thập kỷ (bình quân năm năm 1991 - 1995
tăng 8,18%/năm, còn năm năm 1996 - 2000 chỉ tăng 6,95%/năm).
Thứ hai, trong điều kiện như vậy, bên cạnh việc duy trì nhịp độ tăng XK gấp trên
hai lần nhịp độ tăng GDP, tức là tiếp tục đẩy mạnh XK, việc đẩy nhiệm vụ mở rộng thị
trường trong nước lên vị trí đầu tiên trong phát triển thương mại trong thập kỷ này có
nghĩa là, thay vì “đi bằng một chân” , để nền kinh tế có thể tiếp tục phát triển nhanh và
bền vững trong thập kỷ này, chúng ta phải “đi bằng hai chân”.
Có thể nói, chính sự chuyển hướng chiến lược vô cùng sáng suốt này là “cứu cánh” để
chúng ta có thể giành thắng lợi khi phải đối mặt với những thách thức gay gắt hơn bảy
thập kỷ mới có một lần trên thị trường thế giới.
Thứ ba, việc đầu ra ở thị trường trong nước lớn hơn XK có ý nghĩa không chỉ trên
phương diện kinh tế, mà cả trên phương diện chính trị.
Trên phương diện kinh tế, việc thị trường trong nước lớn hơn đầu ra XK đương nhiên

đồng nghĩa với việc nó giữ vai trò động lực quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế phát
triển, tức là sự phát triển của nền kinh tế nước ta bớt phụ thuộc vào bên ngoài. Thế
nhưng, hơn thế, việc thị trường trong nước liên tục tăng ngoạn mục như vậy còn minh
chứng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu trong “chùm mục tiêu”: dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ và văn minh đã đạt được một bước tiến mới về chất.
Đó là, trong khi GDP bình quân đầu người giai đoạn 2001-2005 chỉ tăng
6,8%/năm, còn tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân đầu
người chỉ tăng 0,8%/năm, thì trong nửa đầu thập kỷ hiện nay tăng rất mạnh lên 9,7%/năm
và 12,9%/năm, còn bốn năm gần đây tiếp tục tăng rất mạnh lên 13,4%/năm và
20,3%/năm.
Điều này có nghĩa là, “túi tiền rủng rỉnh”, người tiêu dùng tăng mua và thị trường trong
nước liên tục sôi động trong những năm gần đây chính là “cứu cánh” để nền kinh tế tiếp
tục tăng trưởng dương trong bối cảnh tăng trưởng “âm” là hiện tượng phổ biến năm 2009
khi kinh tế thế giới đối mặt với khủng hoảng tồi tệ kể từ đầu thập kỷ thứ ba của thế kỷ
trước cho đến nay.
Thứ tư, những thăng trầm nói trên của thương mại nước ta trong gần hai thập kỷ
đổi mới không thể tách rời những biến động về kinh tế và chính trị thế giới càng chứng tỏ
việc chuyển hướng chiến lược phát triển như vậy là hết sức sáng suốt.
Đó là, nếu như mở đầu thập kỷ 90 chúng ta phải đối mặt với những khó khăn chồng chất
do sự sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa khiến XK hàng hoá và dịch vụ giảm kỷ lục 16%,
còn bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng giảm 2%, thì trong thập kỷ này,
khi nền kinh tế đang trong giai đoạn “nước rút” để hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm
năm và chiến lược 10 năm thứ hai thì XK hàng hoá và dịch vụ giảm 9,8%, nhưng bán lẻ
hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng gần 16%. Bên cạnh đó, trong những
năm cuối thập kỷ trước chúng ta phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực
khiến XK hàng hoá và dịch vụ “rơi tự do” xuống chỉ còn 5,5% năm 1998, thì trong năm mở
24
màn thập kỷ hiện nay chúng ta cũng phải đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế chu kỳ của
thế giới “cộng hưởng” với sự kiện “ngày 11 tháng 9 đen tối của nước Mỹ” khiến XK hàng
hoá và dịch vụ cũng “rơi tự do” xuống chỉ còn 3,3%.

Trong bối cảnh không chỉ đã ở trình độ phát triển cao hơn hẳn, mà độ mở ở cả đầu ra XK
lẫn đầu vào nhập khẩu cũng đã lớn hơn rất nhiều, việc phát triển mạnh thị trường trong
nước để phòng ngừa những rủi ro từ bên ngoài tác động đến nền kinh tế càng giữ vai trò
quan trọng.
Hướng đi tất yếu và chủ yếu
Thương mại hai thập kỷ đổi mới đầu tiên chủ yếu là phát triển theo chiều rộng,
nhưng bên cạnh việc mở rộng thị trường trong nước như đã nói ở trên, nâng cao hiệu
quả cũng là một mục tiêu bộ phận trong phát triển thương mại trong thập kỷ này, nhưng
nó vẫn chưa trở thành hiện thực, cho nên hiện thực hóa trong thập kỷ tới không chỉ là
hướng đi không thể không triển khai, mà còn là hướng đi phải giữ vai trò chủ đạo. Nhận
định này dựa trên ba căn cứ chủ yếu sau đây:
Trước hết, hiệu quả của thương mại không chỉ là phần đóng góp của nó vào “rổ
GDP” lớn tới mức nào, mà yếu tố còn quan trọng hơn rất nhiều chính là tác dụng thúc đẩy
nền kinh tế phát triển của thương mại mạnh hay yếu.
Theo đó, do phát triển rất mạnh mẽ như đã nói ở trên, cho nên phần đóng góp của
thương mại vào “rổ GDP” trong những năm gần đây ngày càng lớn là điều không thể phủ
nhận. Thế nhưng, bên cạnh đó, “phần chìm của tảng băng” chính là tác dụng thúc đẩy
nền kinh tế phát triển của nó lại bị giảm sút một cách rất đáng lo ngại.
Một kết quả tính toán cho thấy, nếu như không cải thiện được hiệu quả thúc đẩy kinh tế
phát triển của thương mại vẫn như 9 năm qua, thì quy mô XK hàng hoá và dịch vụ của
nước ta vào cuối thập kỷ tới sẽ vượt qua ngưỡng 300 tỷ USD, còn tổng mức bán lẻ hàng
hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sẽ phải đạt quy mô “không tưởng” gần 400 tỷ USD,
bởi “rổ GDP” cũng vẫn chưa đạt ngưỡng 200 tỷ USD.
Do vậy, thay vì tiếp tục phát triển rất mạnh thương mại để bảo đảm cho nền kinh tế
tăng trưởng nhanh như hai thập kỷ đổi mới đã qua, hướng đi chủ yếu trong phát triển
thương mại thập kỷ tới phải là phát triển thương mại theo chiều sâu, tức là nâng cao đáng
kể hiệu quả thúc đẩy kinh tế phát triển của thương mại, mà cụ thể là giảm mạnh hệ số
giữa nhịp độ tăng trưởng thương mại và nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Trong đó, điều có ý nghĩa quyết định chính là ở chỗ, nền kinh tế nước ta đang có
những tiềm năng vô cùng to lớn để phát triển thương mại theo hướng này.

Trước hết, các số liệu thống kê cho thấy, cho tới thời điểm hiện tại, trong khi XK hàng hoá
trong thập kỷ này ước tăng 16,7%/năm, thì nhập khẩu hàng hoá ước tăng khiêm tốn cũng
là 17,9%/năm, cho nên nhập siêu bình quân mỗi năm sẽ đạt 8,3 tỷ USD và tỷ lệ nhập siêu
so với XK cao ngất ngưởng ở mức 21,5%, còn tỷ lệ nhập siêu so với GDP cũng cao ngất
ngưởng ở mức 13,5%.
Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, việc nhập khẩu tăng mạnh hơn XK
trong nhiều thập kỷ liên tục khiến nhập siêu quá lớn như vậy không phải do nhập khẩu
máy móc, thiết bị để tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế, càng không phải là do nhập
khẩu hàng tiêu dùng, mà trước hết và chủ yếu là do tăng quá mạnh nhập khẩu không chỉ
các nguyên liệu chủ yếu, mà còn do tăng quá mạnh nhập khẩu các nguyên, phụ liệu, các
linh kiện để phát triển mạnh nền công nghiệp gia công, lắp ráp trong những năm gần đây.
Nhìn một cách hình ảnh, trong những năm gần đây, hàng loạt các sản phẩm không
chỉ cung cấp cho thị trường trong nước, mà cả XK tuy “vỏ” được ghi danh “Made in
Vietnam”, nhưng thực chất trong “ruột” lại là “ASEAN + 3”. Do vậy, chỉ cần giảm được 1/5
“rổ hàng hoá nhập siêu” quá lớn đó bằng cách phát triển mạnh các ngành công nghiệp
phù trợ, cũng như tiếp tục phát triển mạnh một số ngành công nghiệp nguyên liệu cơ bản
như trong một số năm gần đây, hàm lượng “Made in Vietnam” sẽ tăng lên, thì “rổ GDP”
của chúng ta sẽ tăng thêm 2,7%.
Nói cách khác, tiếp tục phát triển một số ngành công nghiệp nguyên liệu cơ bản,
đặc biệt là phát triển mạnh công nghiệp phù trợ, chúng ta không những giảm được nhập
25

×