A. LỜI MỞ ĐẦU
Trên thực tế hiện nay, vấn đề thu hồi đất là một vấn đề hết sức phức tạp và
nan giải. Từ xa xưa đất đai đã là một tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất của con
người trong việc con người tạo ra của cải vật chất phục vụ cho bản thân và xã hội,
ngày nay khi dân số ngày càng tăng, đất đai ngày càng thu hẹp giá trị đất đai mỗi
ngày một lên cao thì việc quản lý nhà nước đối với đất đai lại càng khó khăn. Nếu
không có những chính sách hợp lý thì nhà nước sẽ không được lòng dân, nếu
không quan tâm tới lợi ích của nhân dân khi thực hiện các chính sách về đất đai thì
sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề như khiếu nại, tố cáo, biểu tình hay chống đối lại
chính quyền. Do vậy Nhà Nước cần có những chính sách hợp lý để đảm bảo cho
quyền lợi của nhân dân, của nhà nước và đảm bảo cho chế độ xã hội chủ nghĩa
được phát triển bền vững.
B.NỘI DUNG
- Tại sao ở nước ta khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất lại được Nhà
nước bồi thường hỗ trợ và tái định cư?
1. Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
2. Cơ sở ra đời của chế định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất
3. Mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Đưa ra các nguyên nhân lý giải vì sao người bị thu hồi đất lại không được Nhà
nước bồi thường theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường
1. Những vướng mắc khi nhà nước thu hồi đất
2. Nguyên nhân dẫn đến người bị thu hồi đất không được bồi thương theo giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thi trường.
3. Một số kiến nghị
C. KẾT LUẬN
1
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trên thực tế hiện nay, vấn đề thu hồi đất là một vấn đề hết sức phức tạp và
nan giải. Từ xa xưa đất đai đã là một tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất của con
người trong việc con người tạo ra của cải vật chất phục vụ cho bản thân và xã hội,
ngày nay khi dân số ngày càng tăng, đất đai ngày càng thu hẹp giá trị đất đai mỗi
ngày một lên cao thì việc quản lý nhà nước đối với đất đai lại càng khó khăn. Nếu
không có những chính sách hợp lý thì nhà nước sẽ không được lòng dân, nếu
không quan tâm tới lợi ích của nhân dân khi thực hiện các chính sách về đất đai thì
sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề như khiếu nại, tố cáo, biểu tình hay chống đối lại
chính quyền. Do vậy Nhà Nước cần có những chính sách hợp lý để đảm bảo cho
quyền lợi của nhân dân, của nhà nước và đảm bảo cho chế độ xã hội chủ nghĩa
được phát triển bền vững.
B. NỘI DUNG
- Tại sao ở nước ta khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất lại được
Nhà nước bồi thường hỗ trợ và tái định cư?
1. Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền
sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện cho
người có đất bị thu hồi ổn định đời sống sản xuất, vượt qua khó khăn khi bị Nhà
nước thu hồi đất. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: Hỗ trợ di
chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở; hỗ trợ ổn định đời sống
và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu
hồi đất nông nghiệp; hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất
vườn, ao không được công nhận là đất ở; hỗ trợ khác.( Điều 17 Nghị định
69/2009/NĐ – CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá
đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Tái định cư là việc bố trí chỗ ở mới, ổn định cho người bị thu hồi đất mà
phải di chuyển chỗ ở. Theo quy định của pháp luật thì khu tái định cư phải được
xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo đủ điều kiện bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
2. Cơ sở ra đời của chế định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất
Theo pháp luật hiện hành trong trường hợp cần thiết, Nhà nước thu hồi đất
sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; lợi ích quốc gia; lợi ích công cộng và
các mục đích phát triển kinh tế thì người bị thu hồi đất được bồi thường , hỗ trợ và
tái định cư. Việc ra đời chế định này dựa trên các cơ sở chủ yếu như sau:
Thứ nhất, mặc dù ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu song trên thực tế Nhà nước không trực tiếp chiếm hữu sử dụng mà
giao quyền chiếm hữu sử dụng đất cho người sủ dụng (không giao quyền sở hữu
đất đai). Tuy nhiên khi Nhà nước thu hồi đất (tức là lấy lại quyền sở hữu đất của
2
mình) thì Nhà nước phải bồi thường cho người sử dụng đất bởi vì xét về nguồn gốc
phát sinh đất đai không do con người tạo ra mà do tự nhiên tạo ra và có trước con
người. Sự phân bố đất đai ở những vị trí khác nhau với chất lượng đất khắc nhau sẽ
tạo ra địa tô tuyệt đối gọi là giá trị ban đầu của đất. Song trong quá trình sử dụng
con người đã tác động vào đất đai làm tang giá trị của đất. Sự tang giá trị này được
gọi là địa tô chênh lệch II. Trong sự tác động của con người làm tăng giá trị đất đai
có công sức đầu tư, bồi bổ, cải tạo của người sử dụng đất được gọi là thành quả lao
động, kết quả đầu tư. Pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền được hưởng thành quả
lao động, kết quả đầu tư của người sử dụng đất. Khi Nhà nước thu hồi đất thì thành
quả lao động, kết quả đầu tư mà người sử dụng đất tạo ra đáng lẽ họ được hưởng
thì lại mất đi do việc thu hồi đất. Do đó, Nhà nước phải bồi thường lại những thiệt
hại cho người sử dụng đất.
Thứ hai,xét về bản chất Nhà nước ta do nhân dân lao động thiết lập lên, đại
diện cho ý chí nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Mặt khắc để thực hiện thành
công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nước ta thực hiện chính sách đại
đoàn kết dân tộc, khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát
triển. Hiến pháp nước ta ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân và thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Hiến pháp quy định tài sản của
các nhà đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa. Do đó, khi Nhà nước thu hồi
đất của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình thì những tài sản và những lợi ích hợp pháp
mà người sử dụng đất tạo ra trong quá trình sử dụng phải được Nhà nước tôn trọng
và bảo hộ thông qua việc bồi thường, có như vậy mới làm an lòng và khuyến khích
mọi người dân và người nước ngoài yên tâm bỏ vốn vào đầu tư và làm ăn lâu dài.
Thứ ba, xét về bản chất pháp lý việc thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc
phòng – an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là xuất phát từ lý do khách
quan của xã hội chứ không phải do lỗi chủ quan của người sử dụng đất gây ra. Nhà
nước là một tổ chức chính trị quyền lực do xã hội thiết lập lên, đại diện cho lợi ích
của xã hội thực hiện việc thu hồi đất sử dụng vào mục đích chung của cộng đồng
thì Nhà nước cũng có trách nhiệm thay mặt xã hội thực hiện việc bồi thường cho
người bị thu hồi đất.
3. Mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Nhằm bù đắp những tổn thất mà người sử dụng đất phải gánh chịu đồng thời
giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội là hậu quả của việc Nhà nước thu hồi đất gây
ra. Mặt khác, nhằm ổn định tình hình chính trị và đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất, bảo đảm cho người dân nhanh chóng có chỗ ở mới để
đảm bảo cuộc sống, giải quyết hài hòa giữa việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất.
- Đưa ra các nguyên nhân lý giải vì sao người bị thu hồi đất lại không được
Nhà nước bồi thường theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị
trường
3
1. Những vướng mắc khi nhà nước thu hồi đất
- Chính sách giữa các địa phương trong tỉnh, giữa tỉnh với trung ương còn chưa
đồng bộ nhất là trong lĩnh vực đền bù giải tỏa, tái định cư khi người dân bị thu hồi
đất. Cơ quan có thẩm quyền quy định về giá đất lại thường xuyên thay đổi nâng giá
theo quy luật, theo thời gian và giá biến động ngoài thị trường làm cho tình trạng
giá đất không ổn định; khi thanh toán tiền đền bù đất cho người dân, hộ dân giao
đất sớm lại nhận tiền đền bù thấp hơn hộ dân giao đất muộn vì khi hộ dân giao đất
muộn thì giá đất được đền bù đã thay đổi theo thời gian và giá mới thường cao hơn
giá cũ.
- Để việc xây dựng bảng giá đất sát với thực tế ở từng địa phương khác nhau,
tại Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010
của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng, thẩm định và
ban hành bảng giá đất, điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh
đưa ra so với giá thị trường còn chênh lệch quá lớn, giá thực tế ở nhiều khu vực cao
hơn nhiều so với giá quy định của Nhà nước. Việc điều chỉnh không kịp thời dẫn
đến cơ quan Tòa án gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp đất đai. Sự
chênh lệch giữa giá đất Nhà nước quy định với giá đất thực tế trên thị trường xuất
phát từ sự yếu kém của hệ thống tài chính đất đai và hệ thống quản lý đất đai, ít sử
dụng đến các công cụ kinh tế để điều tiết quản lý đất đai.
- Giữa quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng luật trong vấn đề giá đất
bồi thường cho người dân vẫn không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Theo quy
định tại Khoản 4 Điều 56 Luật Đất đai: “Giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương quy định được công bố công khai vào ngày 01 tháng 01
hàng năm được sử dụng làm căn cứ để tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ
chuyển quyền sử dụng đất; tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho
thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử
dụng đất; tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất, lệ
phí trước bạ, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tính tiền bồi thường đối với
người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước”. Việc
quy định như vậy là chưa hợp lý, bởi đối với những dự án lớn, có thời gian giải
phóng mặt bằng kéo dài thì việc thay đổi khung giá đất hàng năm dẫn đến thay đổi
giá trị đền bù gây khó khăn cho chủ đầu tư, đây cũng là một trong những nguyên
nhân dẫn đến khiếu kiện liên quan đến bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi
Nhà nước thu hồi đất. Mặt khác việc giữ nguyên giá đất công bố từ đầu năm trong
khi giá đất trên thị trường thường xuyên biến đổi theo hướng ngày càng tăng gây
thiệt hại cho người dân bị áp giá đền bù vào cuối năm. Nghị định số 17/2006/NĐ-
CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ mặc dù đã bổ sung, sửa đổi quy định cho phép
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể linh hoạt điều chỉnh mức giá để phù hợp với giá
4
thực tế trên thị trường nhưng trên thực tế vẫn không phát huy được hiệu quả như
mong muốn. Vì vậy, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn thường xuyên nhận
được các khiếu nại, khiếu kiện về các quyết định thu hồi quyền sử dụng đất và bồi
thường tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi.
- Điều 48 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định
về bồi thường bằng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp: “Hộ gia đình, cá
nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp
trong trường hợp không được Nhà nước bồi thường bằng đất nông nghiệp tương
ứng mà không có nguyện vọng nhận bồi thường bằng đất làm mặt bằng sản xuất
hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị
định số 17/2006/NĐ-CP thì được bồi thường bằng giao đất ở có thu tiền sử dụng
đất tại khu tái định cư hoặc tại vị trí trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch”. Tuy
nhiên, một số tỉnh, thành phố quỹ đất nông nghiệp hạn chế nên không thể bồi
thường hết bằng đất nông nghiệp cho người có đất bị thu hồi mà phải bồi thường
bằng tiền. Chính vì áp dụng không thống nhất hình thức đền bù nên tình trạng khiếu
nại, khiếu kiện về bồi thường đất bị kéo dài.
- Về định giá quyền sử dụng đất tranh chấp: Giá trị quyền sử dụng đất tranh
chấp phải được xác định theo giá thị trường tại thời điểm tranh chấp. Nhưng đa
phần các thành viên Hội đồng định giá thường áp giá theo bảng giá do Ủy ban nhân
dân tỉnh ban hành nhưng giá này thường thấp hơn giá thị trường. Khi người dân cho
rằng giá thấp và đưa ra một mức giá theo họ là hợp lý thì cơ quan Tòa án không có
cơ sở để chấp nhận. Trong khi đó, giá đất mỗi năm đều do Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành trên cơ sở giá đất do các huyện thị đề xuất dựa trên tình hình biến động
giá tại địa phương, nhưng trên thực tế giá đất này vẫn thấp hơn so với giá thị
trường. Vì vậy, khi cơ quan Tòa án căn cứ vào bảng giá đất theo quy định của Nhà
nước để giải quyết các tranh chấp liên quan đến đền bù, bồi thường đất sẽ không
đảm bảo quyền lợi cho bên đương sự không được Tòa án chia quyền sử dụng đất;
bởi nếu định giá thấp hơn so với giá thị trường thì tiền chênh lệch tài sản đưa cho
bên kia thấp, điều này cũng dẫn đến Nhà nước sẽ thất thu một khoản tiền về án phí.
2. Nguyên nhân dẫn đến người bị thu hồi đất không được bồi thương theo giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thi trường.
- Chính sách đất đai của nước ta có sự thay đổi khác nhau qua các thời kỳ dẫn
đến những biến động lớn về chủ sử dụng đất, ranh giới đất, gây khó khăn cho công
tác quy hoạch và quản lý đất đai. Việc thay đổi mục đích sử dụng, thu hồi đất phục
vụ lợi ích công cộng, an ninh quốc phòng ở một số địa phương thực hiện chưa tốt
chính sách quản lý đất đai, chính sách cải tạo đất nông nghiệp.
- Sự khiếu kiện đòi bồi thường đất đai kéo dài trong nhân dân cũng do những
bất cập của Luật Đất đai về vấn đề quy định khung giá đất, bồi thường giá đất thuộc
diện quy hoạch. Hiện nay mặc dù đã có quy định mới trong vấn đề bồi thường quỹ
5