Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu Luận lễ hội hin đu ảnh hưởng tới ô nhiễm sông Hằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.95 KB, 12 trang )

Theo Wikipedia:
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm bị
các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và
cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Ô nhiễm nước là sự thay đỏi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho
các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng
xấu đến đời sống con người và sinh vật. Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều
hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong
không khí Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà
các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự
nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.
Ô nhiễm nước không phải là một vấn đề mới nhưng nó chưa bao giờ hết gây sức
nóng đặc biệt là tình trạng ô nhiễm các dòng sông lớn được coi là các động mạch
dễ bị tổn thương ở các quốc gia,mà sông Hằng ở Ấn Độ là một điển hình. Có nhiều
nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm trên dòng sông linh thiêng này như ‘do
nước thải công nghiệp,do nước thải sinh hoạt… ” nhưng một nguyên nhân tham
gia lớn gây nên tình trạng ô nhiễm trên sông Hằng và bài toán về giải pháp cho nó,
của chính phủ vẫn còn là dấu chấm hỏi khó trả lời, trên mảnh đất đa văn hóa này
đó chính là: Nhân tố Tôn giáo ảnh hưởng tới vấn đề ô nhiễm trên dòng sông Hằng.
Tuy nhiên trong giới hạn của bài chúng tôi muốn trình bày chủ yếu về hai lễ hội
chính của người hindu có tác động trực tiếp và để lại hậu quả nặng nề trên sông
Hằng linh thiêng là lễ hội Ganesa và tục tắm, thả xác người,súc vật chết trên sông
Hằng.
Tín ngưỡng của sông Hằng theo Ấn giáo: Đất nước Ấn Độ được bao bọc bởi phần
lớn núi non và sa mạc sông ngòi rất ít. Trong khi ấy, sông Hằng là con sông lớn, lại
chảy giữa lòng đất Ấn, vun bồi phù sa màu mỡ, bồi đắp hằng năm để tạo thành
một đồng bằng rộng lớn, một bình nguyên thoáng mát, trù phú, cung cấp lương
thực cho hàng trăm triệu người dân. Đây là một trong những nguyên nhân khiến
người dân Ấn yêu quý, kính ngưỡng và dần dần thần thánh hóa dòng sông. Sông
Hằng không những là “vùng đất hứa” cho người dân xứ Ấn mà còn thu hút người
dân các nước khu vực như Afganistan, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập, v.v… đến sinh


sống đông đúc dọc theo hai bên bờ. Chính sự gặp gỡ của người bản xứ và người
nhập cư đã làm cho nền văn hóa Ấn Độ càng đa dạng và phong phú hơn. Cho đến
nay, số người sống ở đồng bằng sông Hằng đã hơn ba trăm triệu người và đã
được ghi vào sách Kỷ lục thế giới về mật độ dân cư sống đông đúc nhờ vào nguồn
lợi của dòng sông.
I: Tục tắm rửa và thả xác người chết và súc vật chết trên sông Hằng.
I.1:Tục lệ thả người chết và súc vật trên sông Hằng.
Những người dân tộc Hindu, dân tộc chiếm đa số trong dân số Ấn Độ, xem sông
Hằng là một dòng sông thiêng vì Ganga là con gái của thần núi Himavan (hay
Himalaya). Theo tín ngưỡng Hindu, tắm trên sông Hằng được xem là gột rửa mọi
tội lỗi, và nước sông được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng. Uống nước
sông Hằng trước khi chết là một điềm lành và nhiều người Hindu đã yêu cầu được
hỏa thiêu dọc hai bên sông Hằng và lấy tro thiêu của họ rải lên dòng sông.
Ấn Độ Thần Thoại nói rằng sông Hằng là con gái Himavan - vua của dãy núi Cô ấy
có năng lực tịnh hóa bất cứ thứ gì chạm vào cô ấy. Theo thần thoại sông Hằng
chảy từ trên trời và tinh khiết người dân Ấn Độ. Vì vậy sau đám đám tang, người
Ấn Độ thường nhấn chìm cơ thể của người chết ở sông Hằng, được cho là để
thanh tẩy tội lỗi của họ.
Chính bởi quan niệm đó, vào mỗi dịp hành hương, các tín đồ đạo Hindu lại đổ về
thành phố Balanai, mảnh đất linh thiêng bên sông Hằng để thực hiện nghi lễ hỏa
táng cho người chết. Xác chết sẽ được bọc quấn cẩn thận trong những lớp vải đỏ
hoặc trắng, đưa lên giàn hỏa táng bằng củi. Người thân vây quanh cất vang lời cầu
nguyện cho linh hồn sớm siêu thoát. Họ không khóc lóc, đau xót, vật vã bởi theo
quan niệm của người Ấn Độ, thi thể sau khi thiêu thành tro cốt được rải khắp mặt
sông sẽ khiến linh hồn được thanh lọc, được rũ bỏ những tội lỗi xưa, thoát khỏi
bể khổ tái sinh luân hồi và sớm siêu thoát tới cõi vĩnh hằng.
Nhưng những năm gần đây, do nhu cầu hỏa táng ngày càng gia tăng, giá củi được
“đôn” lên với mức đắt đỏ lạ thường. Nhiều gia đình nghèo khó bèn nghĩ ra cách
thức hỏa thiêu một phần thi thể rồi đem thả trôi sông. Thậm chí, không ít tử thi
được giữ nguyên vẹn, gói ghém trong tấm vải liệm và thả trôi sông. Theo một tài

liệu hướng dẫn du lịch địa phương, những người được giữ nguyên thân thể và
bồng bềnh giữa dòng nước sông Hằng thường là trẻ em, các bậc hiền triết hoặc
bệnh nhân chết do trúng độc.
Tục lệ này đã khiến dòng sông Hằng ngày càng trở nên ô nhiễm. Mùi tử thi bốc lên
giữa những ngày oi bức của mùa hè khiến khách du lịch “lạnh người” mỗi khi đi
thuyền dạo chơi trên con sông thần thánh.
Do việc hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi sông nên hình ảnh những thi thể
người trôi lững lờ trên dòng sông này không phải là chuyện hiếm. Hay theo
những đám tang truyền thống, có hàng ngàn người không được hỏa táng mà chỉ
được gói xác trong tấm vải niệm và thả xuống sông Hằng như một nghi lễ linh
thiêng.
Hàng ngàn gia súc chết mỗi năm cũng được ném xuống sông như một tín
ngưỡng linh thiêng của người Hindu. Chính những điều này cũng đã góp phần
vào việc biến sông Hằng thành một trong số những dòng sông ô nhiễm nhất
thế giới.
Như ở thành phố Varanasi, khoảng 10.000 xác chết thiêu chưa cháy hết được thả
xuống sông mỗi năm cùng với chừng 6.000 xác bò, chó, trâu trong dòng nước. Bởi
họ cũng tin tưởng khi làm như vậy mọi loài động vật chết đi,được đắm chìm vào
nước sông Hằng cũng sẽ theo vòng luân hồi,quấn trôi tội lỗ đầu thai cho kiếp sau.
Dưới đáy sông là cả khối xương người, trung bình mỗi ngày, chỉ riêng khúc sông
này đã có hàng chục xác người ném xuống, có xác đã thiêu thành tro, có xác chỉ
cháy vài phần còn cả xương sọ, xương sườn, xương chân… và thậm chí có xác
chưa thiêu… đến mùa nước lớn, tất cả sẽ được cuốn vào đại dương
cảnh người già, trẻ con dìm mình trong dòng nước băng giá tê cả người; nhìn
những người Ấn giáo uống nước dơ bẩn bên cạnh xác người chết, tro người, rác
rến, v.v… ta cứ tưởng đó là sự thiêng liêng vì không thấy họ sợ sệt hay bệnh tật gì
cả. Nhưng có biết đâu rằng hiện nay dòng sông đã bị ô nhiễm trầm trọng. Theo
thống kê hằng năm, sông Hằng đã phải tiếp nhận hàng nghìn lít chất thải độc hại
từ các nhà máy thuộc da và gần một tỉ lít nước thải sinh hoạt; đã thế, sông Hằng
còn tiếp nhận hàng vạn xác chết, tro người… trong mỗi năm. Sông Hằng đã bị liệt

vào một trong những con sông nhiễm Ngày nay, tín ngưỡng sông Hằng vẫn còn
rất mạnh trong lòng người Ấn giáo, chỉ nhìn qua những độc hàng đầu thế giới; nó
gây nên rất nhiều tật bệnh, cướp đi hàng trăm ngàn sinh mạng của người dân, đặc
biệt là bệnh dịch tả và thương hàn. Giải pháp để làm sạch sông Hằng vẫn còn là
bài toán nan giải cho chính phủ hiện nay, vì “phép vua thua lệ làng”.
I.2: Tục lệ tắm mình trên sông Hằng.
*: Lễ hôi KUMBH MELA
Theo người Hindu Ganga sông là thiêng liêng và một con sông đầy nữ tính. Sông
được tôn thờ của người Ấn giáo và nhân cách như một nữ thần Devi, người đã
nắm giữ một vị trí quan trọng trong tôn giáo Hindu. Hindu đức tin cho rằng tắm ở
dòng sông, đặc biệt là vào dịp nhất định sẽ được tha thứ tội lỗi và giúp đạt được
sự cứu rỗi. Nhiều người tin rằng điều này sẽ đến từ tắm ở sông Hằng bất cứ lúc
nào.Người ta đến từ những nơi xa xôi để nhấn chìm tro hỏa táng và tro của gia
đình hoặc thân nhân của họ trong vùng nước của sông Hằng,tục này cũng được
cho là gửi linh hồn người chết lên thiên đàng. Một số nơi tôn kính người Hindu
nằm dọc theo bờ sông của sông Hằng, bao gồm cả Haridwar và Varanasi. Mọi
người mang nước thánh từ sông Hằng được bảo quản trong chậu đồng sau khi
thực hiện chuyến hành hương đến Varanasi. Người ta tin rằng uống nước từ sông
Hằng tới hơi thở cuối cùng của người sắp chêt linh hồn họ sẽ được đưa lên thiên
đàng.
Ấn giáo cũng tin rằng cuộc sống là không đầy đủ,nếu mà không cần phải tắm
trong sông Hằng ít nhất một lần trong 1 đời. Hầu hết các gia đình Ấn Độ giáo giữ
một tàu của nước từ sông Hằng trong nhà của họ. Điều này được thực hiện bởi vì
nó được coi là thứ nước thánh quý , và nếu một người nào đó chết, người đó sẽ
có thể uống nước thánh. Nhiều người Hindu tin rằng nước từ sông Hằng có thể
làm sạch và làm sạch linh hồn của một người và của tất cả các tội lỗi quá khứ, nó
cũng có thể chữa khỏi bệnh. Thánh thư cổ đề cập đến rằng nước của sông Hằng
mang phước lành của Chúa Vishnu" phát ra từ bàn chân Lotus của Chúa tối cao Sri
Vishnu”,và đó cũng là niềm tin tín ngưỡng sâu sắc của người Hindu giáo.
Thiết tha được cầu nguyện và tắm tại dòng sông này vào một trong những ngày

linh thiêng nhất trong lịch Hindu, những người mộ đạo dầm mình xuống dòng
nước lạnh cóng, đổ nước lên đầu và cầu khẩn ""Mẹ sông Hằng muôn năm"".
""Tôi đã đợi giây phút này hàng thập kỷ. Tôi đã nói với mẹ sông Hằng giải thoát
cho tôi khỏi chu kỳ trần tục này"", cụ ông Narain Dixit 76 tuổi cho biết.
""Khoảng 5 triệu người hành hương đã tới tắm vào ngày tốt lành này và họ vẫn
tiếp tục đổ về đây"", một quan chức cho biết. Khoảng 2 triệu người nữa sẽ tới nơi
hợp dòng của sông Hằng và sông Yamuna ở Allahabad, bang Uttar Pradesh vào tối
nay.
Trong số những người hành hương có các sadhus không mặc quần áo (người đàn
ông Hindu sùng đạo sống một cuộc đời khổ hạnh), các thầy tu mặc quần áo màu
nghệ, những người Ấn Độ giàu có sống ở nước ngoài, những người chữa bệnh
bằng lòng tin và khách du lịch.
""Tắm trong suốt lễ hội là một trải nghiệm không thể giải thích bằng lời"", một
người sùng đạo tên Manoj Bhadra cho biết. Nhiều người sùng đạo tìm kiếm sự
cứu rỗi trên bờ sông Hằng - dòng sông mà người Hindu tôn thờ là một nữ thần. Lễ
hội cũng thu hút những người hiếu kỳ.
Người Hindu tin rằng tắm ở dòng sông này trong suốt Ardh Kumbh hay lễ hội Half
Pitcher sẽ làm nhẹ bớt kiếp luân hồi mà họ phải trải qua do những tội lỗi của họ.
Khi lễ hội hiện nay kết thúc vào ngày 16/2, hơn 70 triệu người hành hương được
mong đợi tắm ở đó.
Nghi thức tắm sông Hằng đánh dấu cao điểm của lễ hội Kumbh Mela của Ấn Độ
Giáo kéo dài đến ba tháng. Ngày 15/4 là ngày cuối cùng trong 4 ngày được coi là
lành nhất trong lễ hội. Ban tổ chức ước tính chỉ riêng hôm đó đã có hơn 8 triệu
người thực hiện nghi thức tắm ở Sông Hằng trên một khúc sông dài 15 km.
Lễ hội Kumbh Mela được tổ chức ba năm một lần, mục đích là để tưởng niệm một
trận chiến huyền thoại giữa các thần linh và ma quỷ để giành một bình chứa mật
hoa trường sinh bất tử. Theo truyền thuyết, bốn giọt mật đã rơi xuống bốn thị
trấn khác nhau của Ấn Độ và lễ hội sẽ được tổ chức luân phiên tại các thị trấn này.
Lễ hội Kumbh Mela vẫn được mô tả là một cơ hội thể hiện lòng mộ đạo độc nhất
vô nhị trên thế giới về tầm cỡ cũng như về màu sắc.

Người Ấn coi sông Hằng là hóa thân của nữ thần Ganga, vợ của thần Shiva. Ở Ấn
Độ, phần lớn tín đồ đạo Hindu cả đời có 4 lạc thú đó là: Kinh thờ thần Shiva; Đến
sông Hằng tắm nước thánh và uống nước ở đây; Kết bạn với thánh nhân; Cư trú ở
Thánh địa Varanasi. Hàng năm, khi hành hương đến thánh địa Varanasi các tín đồ
đều xuống sông này tắm rửa, gột bỏ mọi tội lỗi. Đây là một biện pháp an ủi tâm
linh tốt nhất cho tín đồ và cũng là vinh dự của họ.
Những người đầu tiên thực hiện nghi thức này là hằng trăm tu sĩ khổ hạnh Hindu
được gọi là “naga sadhus”. Đây là những nhà tu khổ hạnh ở trần, sống đơn độc và
thiền trong các rừng núi, họ chỉ xuất hiện trong lễ hội Kumbh. Ngoài ra, có hàng
chục người nước ngoài tham gia nghi thức tại sông Hằng. Người theo Ấn Độ Giáo
tin rằng tắm tại sông Hằng sẽ rửa sạch tội lỗi của họ và giải phóng họ khỏi vòng
luân hồi.
Lễ hội tắm trên dòng sông Hằng để tẩy trần tội lỗi của người Hindu giáo là một
trong những lễ hội lớn,được mong chờ và thu hút hàng triệu người mộ đạo tới
tham dự,nhưng cùng với nó dòng sông Hằng lại phải oằn mình chịu đựng hàng tấn
rác thải do khách thập phương mang tới,và sau lễ hội tất cả đều trút cả xuống
dòng sông linh thiêng họ vừa tắm.
* Ganga Dassehra
- Ganga Dassehra còn được gọi là Ganga Dashmi là lễ hội của lễ kỷ niệm cho sự ra
đời của sông Ganga trên trái đất. Nó cũng được đánh vần là Ganga Dashahara. Lễ
hội này được tổ chức trên khắp Ấn Độ, nhưng nó có ý nghĩa đặc biệt trong cộng
đồng Hindu của Uttar Pradesh, Bihar, Bengal, nơi mà con sông này chảy qua.
Lễ hội này kéo dài mười ngày bắt đầu từ ngày Amavasya (đêm tối mặt trăng) và sẽ
thông qua các tithi dasami (10 giai đoạn của mặt trăng, một ngày trước khi
Pandava Nirjal Ekadasi)
Sông Hằng (Ganga) giữ một vị trí rất quan trọng và được đối xử như mẹ cũng tôn
thờ như Nữ thần. Cô được biết đến để lấy đi các tội lỗi của nhân loại nếu một con
người tắm trong đó.
Sông Hằng được coi là dòng sông trên trời, chảy qua trời, sau đó nó đã được đưa
tới trái đất Bhagirath Agastya. theo truyền thuyết, ma quỷ quấy nhiễu các ẩn sĩ,

sau đó Hermits hỏi Agastya Rishi để giúp đỡ, Agastya uống tất cả các nước của đại
dương kết quả là gây ra hạn hán cho loại người , sau này Bhagirath, để rửa sạch
tội lỗi của tổ tiên của mình bằng cách dùng nước sông Ganga, cầu nguyện Chúa
Brahma để đưa nước sông xuống đất. Brahma đã đồng ý và nói anh ta tới cầu xin
Vishnu để cho phép các sông chảy từ ngón chân cái của Vishnu, nhưng Vishnu lần
lượt hỏi Chúa Shiva cách để ngăn lại sự xối xả của dòng sông, để cứu trái đất khỏi
tác động trực tiếp sức mạnh của sông Ganga, Chúa Shiva đã đồng cho sông Hằng
được chảy từ mái tóc của Chúa Shiva và theo đó xuống trái đất.Do đó, Bhagirath
đã có thể đưa Hằng về Trái đất như vậy, kết thúc đợt hạn hán trên trái đất, đây là
lý do nó còn được gọi Bhagirathi.
Về cơ bản, Ganga Dashmi là một lễ hội kỷ niệm ngày sinh của sông Hằng, mọi
người đi tắm sông để rửa sạch tội lỗi của họ.Họ tôn thờ nước sông Hằng,họ có
niềm tin vững chắc rằng tắm trên sông Hằng sẽ rửa trôi bụi trần và đưa linh hồn
họ sau khi qua đời tới thế giới cực lạc .
Cũng do tín ngưỡng và niềm tin bất diệt đó hàng năm hàng nghìn người Hindu lại
đổ về sông Hằng vào mỗi dịp tháng 6 để được ngâm mình trên dòng nước họ tôn
thờ,nhưng niềm tin tín ngưỡng này cũng theo đó mà hang năm sông Hằng lại phải
oàn mình gánh chịu biết bao rác thải,đồ lễ cúng mà khách thập phương bỏ lại,tất
cả sẽ đều được trôi,đắm chìm dưới làn nước của sông Hằng.
II:Lễ hội Ganesa
Đây là lễ hội quan trọng nhất trong năm của tín đồ Ấn Độ giáo, kéo dài gần một
tháng, diễn ra từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9 hàng năm.
Trong thần thoại Ấn Độ, Ganesha là con của thần Shiva và nữ thần Parvati. . Một
lần nọ, nữ thần Parvati trong khi tắm đã dùng đất có được do kì cọ trên cơ thể của
mình tạo nên một cậu bé. Sau đó bà giao cho cậu bé này nhiệm vụ canh giữ phòng
tắm của bà. Khi thần Shiva, chồng của nữ thần Parvati lúc đi ra ngoài trở về, đã vô
cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy một kẻ lạ hoắc không biết ở đâu tới đã ngang nhiên
chận cửa không cho mình vào. Đùng đùng nổi giận, thần Shiva đã chặt đứt đầu
cậu bé. Khi hay biết sự việc, nữ thần Parvati vô cùng buồn đau. Để an ủi vợ, thần
Shiva bèn phái đội quân của ngài đi lấy đầu của bất cứ con vật nào mà họ gặp nếu

con vật đó đang ngủ mà mặt quay về hướng bắc. Đội quân của thần đi tìm, thấy
một con voi con đang ngủ thì chặt đầu mang về. Thần Shiva sau đó gắn đầu voi
vào thân hình cậu bé, hồi sinh lại mạng sống và giao cho cậu nhiệm vụ lãnh đạo
đội quân của mình. Cậu bé này do đó có tên là Ganesha (ganesah có nghĩa là
người cai quản hay chúa tể của một nhóm). Và thần Shiva cũng ban cho cậu bé
thêm một đặc ân, rằng dân chúng sẽ thờ phụng và đọc tên của cậu bé này trước
khi thực hiện một công việc nguy khó. Đó là những gì được mô tả trong Shiva
Purana.
Theo tín đồ Ấn Độ giáo thì Ganesha là vị thần thông thái, luôn mang lại may mắn
và hạnh phúc cho con người. Vì vậy Ganesha được yêu mến
- Tuy nhiên các tín đồ Hindu giáo hẳn không thể lường được hậu quả nghiêm
trọng đối với môi trường từ những bức tượng thần Ganesha của họ.
Trên khắp Ấn Độ, hàng ngàn người tham gia lễ hội Ganesha tưởng nhớ vị thần voi
đầy quyền lực
Hindu.
Theo Ấn giáo, đầu (voi) của thần Gagesha tượng trựng cho thực tại tối hậu
của con người; còn thân (người) của Thần tượng trưng cho là sự hiện hữu của con
người nơi cõi đời trần tục.
Đầu voi của Thần cũng tượng trưng cho trí tuệ, với vòi tượng trựng âm thanh của
thực tại vũ trụ. Thần Ganesha được xem là vị Thần có khả năng đoạn trừ chướng
ngại, là vị Thần của may mắn, tài sản và trí tuệ.
Một phần trong lễ hội, những người đàn ông sẽ mang bức tượng Ganesh đến bãi
biển và đặt xuống nước ba lần trước khi mang đi.
Tuy nhiên, nghi lễ tôn giáo này mang lại hậu quả nghiêm trọng cho môi trường,
Các loại sơn và thạch cao độc hại từ hàng ngàn bức tượng khiến đại dương ô
nhiễm và gây hại cho sinh vật biển, xác cá trôi nổi trên bờ bãi.
Nhà sinh thái học Vivek Kulkarni cho biết, những bức tượng lấp lánh được làm từ
các kim loại nặng, chúng sẽ xâm nhập hệ sinh thái nước, ảnh hưởng tới cá và trở
lại tác động xấu sức khỏe con người.
Một trong các giải pháp thay thế đại dương là sử dụng các giếng nhân tạo để

nhúng các bức tượng xuống.
Một cuộc thi tổ chức trong năm nay đã thu hút các nhà điêu khắc sáng tạo nên
các bức tượng thân thiện với môi trường.
Các nhà môi trường cảnh báo lễ hội Ganesh Chaturthi đang ảnh hưởng nghiêm
trọng tới môi trường nước của Ấn Độ - Ảnh: Daily Mail
Nguồn gốc thật sự của lễ hội Ganesh Chaturthi thì không ai chắc chắn, nhưng
người ta tin rằng nó diễn ra ở khắp các gia đình Ấn Độ từ nhiều thế kỷ nay. Thần
voi Ganesh là biểu tượng của kiến thức, sự thông tuệ, là con trai lớn của thần
Shiva (vị thần hủy diệt). Lễ hội là dịp để người Hindu ca hát, ném vào nhau những
bột màu rực rỡ và nhảy múa trong hạnh phúc.
Khi lễ hội kết thúc, các tín đồ tạm biệt vị thần bằng cách dìm bức tượng voi (được
làm từ đất sét) xuống các dòng sông.
Về lý thuyết, lễ hội Ganesh Chaturthi đem lại rất nhiều niềm vui cho cộng đồng.
Tuy nhiên, dư luận Ấn Độ ngày càng lo ngại về sức tàn phá môi trường mà lễ hội
này tạo ra.
Cùng với đời sống ngày càng khá hơn của người dân Ấn Độ, lễ hội cũng trở nên xa
xỉ, các bức tượng voi cũng đẹp hơn, hoành tráng hơn, âm thanh lễ hội ầm ĩ hơn.
Các bức tượng từng được làm bằng đất nung nay thay bằng thạch cao. Những loại
sơn nhuộm màu bằng rau củ ngày xưa được thay bằng các chất độc hại hơn như
sơn hóa chất.
Ngoài ra, các loại sơn hóa chất độc hại cũng được ngâm vào nguồn nước. Ủy ban
kiểm soát ô nhiễm trung ương của Ấn Độ cho biết cứ sau mỗi đợt lễ hội, lượng
sắt, đồng, thủy ngân, axit tăng mạnh trong nguồn nước ở Mumbai và nhiều
thành phố khác ở tây Ấn Độ. Ngư dân thả lưới quăng chài nhưng chỉ thấy cá chết
vì thủy ngân và vài bức tượng mắc vào lưới.
Năm nay có khoảng 50.000 bức tượng đã được ngâm mình xuống các dòng sông
trong lễ hội,trong đó có cả sông Hằng. Tuy nhiên, ngày càng nhiều tín đồ biết tới
tình trạng lễ hội đang gây nguy hiểm cho cuộc sống sinh vật dưới nước, và ảnh
hưởng xấu tới đời sống cộng đồng nên cũng thay đổi cách ăn mừng.
Một bức tượng Ganesh được những người sùng đạo mang xuống nước. Kích

thước tượng có thể từ vài centimet đến vài mét cao.tính trung bình 1 ngày có
khoảng 5000 tượng Ganesa được thả xuống sông Hằng,nó cũng đồng nghĩa với
hang tấn kim loại nặng và thạch cao sẽ từ từ chìm xuống dòng sông và phá hủy hệ
sinh thái gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.
Còn lại sau lễ hội là rác thải xả ra trên sông,một số người đã gắng thu dọn
chúng.Tuy nhiên đó chỉ là phần rá thải du khách để lại bên bờ sông cong những
tượng than voi đã thả thì vĩnh viễn chìm sâu dưới long sông Hắng.

×