ĐỀ BÀI :
Bình luận về những thay đổi cụ thể trong cơ cấu tổ chức của
ASEAN qua từng thời kỳ và chứng minh rằng cơ cấu tổ chức của
ASEAN liên tục được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác
ngày càng toàn diện và có trọng tâm trong từng giai đoạn phát triển
của ASEAN.
1
2
BÀI LÀM
Sự hình thành và phát triển của ASEAN ngày càng có tác động
mạnh mẽ, đa chiều đến sự phát triển của các nước thành viên.
ASEAN là một tổ chức khu vực có sự cải tổ thường xuyên cơ cấu
tổ chức trong quá trình tồn tại và phát triển. Nhũng thay đổi cụ thể
trong cơ cấu tổ chức của ASEAN thể hiện tiến trình, mức độ và
phạm vi hợp tác trong từng gia đoạn phát triển cũng như tính mềm
dẻo, linh hoạt của ASEAN. Từ khi ra đời đến nay, cơ cấu tổ chức
của ASEAN liên tục được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu hợp tác
ngày càng toàn diện và trọng tâm trong từng giai đoạn.
1. Giai đoạn từ năm 1967-1976.
3
Trong tuyên bố Bangkok 1967, cơ cấu tổ chức của ASEAN gồm 3
bộ phận: Hội nghị ngoại trưởng, ủy ban thường trực, Ban thư ký
quốc gia.
Đây là giai đoạn ASEAN mới được thành lập, với trọng tâm là đưa
ra những định hướng phát triển, tạo nền tảng hợp tác lâu dài và
khởi động các hoạt động hợp tác bằng một số hoạt động chung(chủ
yếu là nhằm giải quyết các vấn đề chính trị trong và ngoài nước),
tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nước thành viên…Vì vậy,
cơ cấu tổ chức của ASEAN ở giai đoạn này còn lỏng lẻo, (chưa có
Ban thư ký chung mà chỉ có Ban thư ký của các quốc gia thành
viên), ASEAN bị giới quan sát quốc tế chỉ coi là một “liên minh
chính trị lỏng lẻo”.
2. Giai đoạn từ 1976 – 1992.
Trọng tâm của giai đoạn này là củng cố cơ cấu tổ chức và tiến lên
hợp tác toàn diện nội khối, bước đầu phát triển ngoại khối. Giai
đoạn này, ASEAN có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức. Sau
tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN, cơ cấu tổ chức ASEAN bao gồm
4
các bộ phận : Hội nghị ngoại trưởng, các Hội nghị bộ trưởng khác,
Ban thư ký ASEAN, Ủy ban ASEAN.
So với giai đoạn trước, cơ cấu tổ chức của ASEAN chặt chẽ hơn,
phát triển về cả lượng và chất.
Về số lượng, giai đoạn này bộ máy tổ chức ASEAN có thêm 5
Hội nghị bộ trưởng (kinh tế, giáo dục, phúc lợi xã hội, lao động,
thông tin), Ban thư ký chung ASEAN thay cho ban thư ký của các
quốc gia thành viên. Ngoài ra còn có 9 ủy ban khác ra đời thay thế
cho ủy ban thường trực và ủy ban ad – hoc.
Trong giai đoạn này đã xác định được cụ thể hơn về chức năng,
nhiệm vụ của từng cơ quan của bộ máy tổ chức, ví dụ Ban thư ký
ASEAN là cơ quan hành chính của ASEAN.
Có thể nói sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức của ASEAN
giai đoạn này đã đáp ứng được nhu cầu về củng cố, hoàn thiện tổ
chức ASEAN để đáp ứng nhu cầu hợp tác trong giai đoạn mới.
Trong giai đoạn này, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu trên
nhiều lĩnh vực, như là đã xác lập được các nguyên tắc tổ chức, hoạt
động và hợp hợp tác của ASEAN, thông qua nhiều văn kiện quan
5
trọng làm cơ sở cho sự hợp mở rộng hợp tác, mở rộng lĩnh vực hợp
tác nội khối, bước đầu phát triển hợp tác ngoại khối.
3. Giai đoạn từ năm 1992 đến trước thời điểm Hiến chương
có hiệu lực 2008.
Đây là thời kỳ diễn ra nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,
nhu cầu về một sự hợp tác kinh tế khu vực là tất yếu. ASEAN cũng
đã xác định đây là giai đoạn cần thay đổi về trọng tâm hợp tác, đó
là đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế, đưa ASEAN trở thành một
khu vực phát triển toàn diện.
Để tăng cường hợp tác và phát huy thành tựu đã đạt được ở giai
đoạn trước, không chỉ kế thừa một số thiết chế, ASEAN đã quyết
định cơ cấu lại bộ máy tổ chức, bao gồm: Hội nghị cấp cao
ASEAN, Hội nghị ngoại trưởng, Hội nghị bộ trưởng các ngành
khác, các cuộc họp cao cấp, các ủy ban ASEAN, Ban thư ký
ASEAN.
Như vậy, so với thời kỳ trước, cơ cấu tổ chức của ASEAN thời kỳ
này có sự thay đổi mạnh mẽ, hoàn thiện hơn. Quyết định cơ cấu lại
bộ máy tổ chức của ASEAN tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần
6
thứ IV, năm 1992 là quyết định đúng đắn, phù hợp với yêu cầu
phát triển, yêu cầu về một cơ cấu tổ chức hoàn thiện hơn để đáp
ứng nhu cầu hợp tác ngày càng toàn diện của ASEAN.
Với sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, ASEAN cũng đã
“mạnh dạn” hơn trong các hoạt động hợp tác của mình, thực tế đã
đạt được rất nhiều thành tựu đáng kế như kết nạp thêm thành viên,
xây dựng khu vực thương mại tự do AFTA, thành lập diễn đàn khu
vực ARF, tổ chức Hội nghị cấp cao Đông Á năm 2005…
4. Giai đoạn từ khi Hiến chương có hiệu lực cho đến nay.
Trong hơn 40 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã tiến hành
những cải cách nhất định về cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, với những
thay đổi của đời sống chính trị và kinh tế của thế giới và khu vực,
để đạt được các mục tiêu tôn chỉ của mình trong tình hình mới,
ASEAN phải tiếp tục cơ cấu lại tổ chức theo hướng tăng cường
hiệu quả hoạt động.
Theo ghi nhận của Hiến chương ASEAN – văn bản pháp lý cao
nhất của ASEAN, cơ cấu tổ chức của ASEAN bao gồm: Hội nghị
cấp cao ASEAN, Hội đồng đều phối, các Hội đồng cộng đồng
7
ASEAN, Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng ASEAN, Ban
thư ký, Ủy ban các đại diện thường trực bên cạnh ASEAN.
Sự thay đổi về cơ cấu tổ chức ASEAN trong giai đoạn này là một
bước đột phá trong cải cách bộ máy tổ chức ASEAN, đáp ứng nhu
cầu hợp tác phát triển trong giai đoạn mới. Với sự thay đổi này,
trong hoạt động của tổ chức, ASEAN đã có những bước tiến quan
trọng trong việc thúc đẩy hợp tác ASEAN lên tầm cao mới, tăng
cường hiệu quả hợp tác nội khối, và đặc biệt quan trọng là với việc
thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN, tổ chức ASEAN đã khẳng
định được vị thế của mình trên trường quốc tế, không còn là một
“liên minh chính trị lỏng lẻo” nữa mà là một tổ chức khu vực chặt
chẽ, toàn diện.
Với những biến đổi của đời sống chính trị , kinh tế, xã hội ở
khu vực, ASEAN đã không ngừng hoàn thiện cơ cấu bộ máy của tổ
chức để đáp ứng nhu cầu hợp tác ngày càng toàn diện của ASEAN
qua từng giai đoạn. Tuy nhiên, so sánh với cơ cấu tổ chức của các
tổ chức khu vực khác như EU, ASEM, thì ASEAN vẫn còn là một
8
tổ chức có cơ cấu bộ máy chưa chặt chẽ. Hi vọng trong tương lai
không xa, ASEAN sẽ có những thay đổi mạnh mẽ để hoàn thiện
hơn nữa cơ cố bộ máy của tổ chức, hướng tới một ASEAN hoàn
thiện, phát triển toàn diện.
9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1/ Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng Pháp luật cộng
đồng ASEAN, hà Nội, 2011.
2/ Hiến chương ASEAN năm 2008
3/ Tuyên bố hòa hợp ASEAN năm 1976 (Tuyên bố Bali).
4/ .
10