TIỂU LUẬN:
Quá trình hình thành, phát
triển và cơ cấu tổ chức của công
ty Cổ phần tư vấn Sông Đà
LờI Mở Đầu
Trong sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu chưa bao giờ các doanh nghiệp tham gia và
chịu ảnh hưởng sâu sắc đến như thế. Nền kinh tế càng phát triển và thương mại càng
được mở rộng thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước càng mạnh mẽ.
Hiện nay ở Việt Nam thì tồn tại không ít những loại hình doanh nghiệp khác nhau
như: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài nhưng dù là bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào thì họ đều đòi hỏi là phải
được cung cấp các thông tin một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ.Trong vô số
những thông tin mà các nhà quản lý nhận được thì thông tin kế toán là quan trọng nhất
vì nó giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định của mình một cách kịp thời và chính xác.
Nhận thức vai trò thiết yếu của kế toán trong doanh nghiệp, thì để đưa ra được những
thông tin chính xác, đòi hỏi người làm kế toán phải am hiểu các nghiệp vụ kế toán,
phải cẩn thận và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của mình.
Bố cục của báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần
tư vấn Sông Đà
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty
Phần 3: Nhận xét và kết luận
PHầN 1
QUá TRìNH HìNH THàNH,PHáT TRIểN Và CƠ CấU Tổ CHứC CủA
CÔNG TY TƯ VấN SÔNG Đà
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà tiền thân là Xí nghiệp thiết kế Sông Đà ( thành
lập năm 1975) sau nhiều lần đổi tên cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ và được đổi
thành Công ty Tư vấn Xây dựng Sông Đà (2001) trên cơ sở hợp nhất các đơn vị :
Công ty thiết kế tư động hoá CODEMA, Trung tâm thí nghiệm miền Bắc, Trung tâm
thi nghiệm miền Nam, Phòng tư vấn giám sát chất lượng xây dựng và thiết bị, Phòng dự
án và tư vấn đấu thầu với Công ty tư vấn và khảo sát thiết kế. Cuối năm 2004, Công ty đã
tiến hành thực hiện cổ phần hoá và được đổi tên thành: Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà.
Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà là doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc Tổng
Công ty Sông Đà- Bộ Xây Dựng, được thành lập theo quyết định số: 1680/QĐ- BXD
ngày 28/10/2004.
1.Giới thiệu chung về Công ty
a - Tên Công ty: Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà
Tên giao dịch: SONG DA CONSULTING JOINT – STOCK COMPANY
Tên viết tắt: SDCC., JSC
b - Địa chỉ trụ sở chính: Nhà G9- Thanh Xuân Nam – Thanh Xuân- Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103006450 do
Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoặch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 23/2/2005:
ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
Thiết kế các công trình thuỷ công, thuỷ điện, thuỷ lợi, nhà máy thuỷ điện; các
công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; kỹ thuật hạ tầng đô thị; công
trình cấp, thoát nước; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế xây dựng ngầm,
thiết kế khai thác mỏ; thiết kế các công trình xây dựng cầu và đường bộ.
Thiết kế điện công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Thiết kế kết cấu đối với: công trình xay dựng dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật
hạ tầng đô thị.
Lập quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết các công trình dân dụng, công
nghiệp và các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị đến nhóm A.
Trang trí nội thất.
Khảo sát địa hình, địa chất công trình và địa chất thủy văn các công trình.
Xác định hiện trạng và đánh giá nguyên nhân sự cố các công trình xây dựng,
khoan phun và xử lý nền móng các công trình xây dựng.
Khoan nổ ngầm và hở các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình giao
thông, công trình thuỷ lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị.
Thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất, đá nền móng và vật liệu xây
dựng cho các công trình xây dựng.
Tư vấn giám sát xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình dân dụng, công
nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông và các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị
đến nhóm A.
Tư vấn lập hồ sơ mời thầu xây lắp, hồ sơ mời thầu thiết bị các công trình xây
dựng dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện,các công trình giao thông, các
công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị đến nhóm A.
Quản lý dự án công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình giao
thông, công trình thuỷ lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị.
Lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư các công trình dân dụng, công nghiệp,
thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị đến nhóm A.
Thẩm định thiết kế và tổng dự toán: Lập tổng dự toán các công trình dân dụng,
công nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông, ác công trình kỹ thuật hạ tầng đô
thị đến nhóm A.
Tư vấn đầu tư xây dựng đầu dây và trạm biến áp tới cấp điện áp đến 500KV.
Kinh doanh bất động sản, kinh doanh khai thác các dịch vụ về nhà ở, khu đô
thị, khu công nghiệp.
Sản xuất và mua bán điện thương phẩm.
Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng.
Hiện nay công ty đã có các chi nhánh hoạt động trên các vùng miền của đất
nước và một số nước trong khu vực Đông Nam á, như:
Chi nhánh tại Tây Bắc
Chi nhánh tại Miền Trung
Chi nhánh tại Tuyên Quang
2. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ của Công ty do các cổ đông tự nguyện tham gia đóng góp bằng
nguồn vốn hợp pháp của mình.
Vốn điều lệ được góp bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ hoặc bằng hiện vật được
quy đổi theo một đơn vị thống nhất là đông Việt Nam.
Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập được xác định là:
10.000.000.000 đồng ( Mười tỷ đồng chẵn)
3. Số lượng lao động của Công ty
Tổng số nhân viên tính đến 20 tháng 3 năm 2007 là: 626 người trong đó lãnh
đạo là 70 người chiếm 11,2%, công nhân viên là 556 người chiếm 88,8%.
II.CƠ CấU Tổ CHứC CủA CÔNG TY
1.Sơ đồ 1 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Đại Hội Cổ Đông
Ban kiểm soát hội đồng quản trị
ban tổng giám đ ốc
Phòng Quản Lý Kỹ
Thu
ật
Phòng Kinh T
ế Kế
Ho
ạch
Phòng tổ chức hành
chính
Phòng tài Chính Kế
toán
Phòng Dự án
Chi Nhánh Tư Vấn Cơ
Đi
ệ
n
2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
2.1. Tổng giám đốc Công ty
Là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản
Trị, trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động
của Công ty Cổ phần được chủ tịch HĐQT phê duyệt. Giám đốc có quyền điều hành
trong Công ty.
2.2. Các phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc là người giúp Giám đốc Công ty điều hành một hoặc một số
lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo sự phân công của Giám đốc Công ty, chịu trách
nhiệm trước Giám đốc Công ty về pháp luật và nhiệm vụ được giao.
2.3.Phòng Tổ chức hành chính
2.3.1- Chức năng
- Công tác tổ chức, đào tạo và tuyển dụng cán bộ
- Công tác chế độ chính sách
- Công tác văn phòng, quản trị hành chính
2.3.2- Nhiệm vụ
- Tổ chức xây dựng và đề xuất thực hiện các phương án, sắp xếp, cải tiến tổ
chức quản lý sản xuất từ các phòng ban đến các đơn vị trực thuộc.
- Đôn đốc thực hiện chế độ tổ chức, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các đơn
vị trực thuộc theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.
- Đề xuất các giải pháp về thu hút nhân lực, tuyển dụng, hợp đồng lao động
luân chuyển cán bộ, nâng cao năng lực tay nghề, bổ sung cán bộ, công nhân có trình
độ đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển sản xuất của Công ty.
- Quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân, điều phối hợp lý phục vụ kế hoạch sản
xuất kinh doanh của Công ty theo đúng chính sách của Nhà nước và pháp luật.
- Lập kế hoạch cân đối nhân lực theo quý, năm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh của Công ty và báo cáo kết quả thực hiện .
2.3.3 – Mối liên hệ với các phòng ban khác
- Đào tạo quy hoạch cán bộ: phối hợp với các đơn vị lập kế hoạch quản lý đầu
tư cán bộ trung và dài hạn theo quý, năm đáp ứng nhu cầu phát triển, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Kết hợp với các phòng ban, các dơn vị mở các lớp học ngoại ngữ cho
cán bộ công nhân viên trong Công ty.
+ Đề xuất lập kế hoạch, quy hoạch cán bộ kế cận theo quy định của
Công ty và Tổng công ty.
- Chế độ chính sách: Phối hợp với các phòng ban chức năng, công đoàn công ty
và cơ quan bảo hiểm xã hội, sở lao động Quận – Thành phố, giải quýet chế độ chính
sách cho cán bộ công nhân viên về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tiền lương cho
cán bộ công nhân viên hàng năm và giải quyết thanh tra khiếu nại đảm bảo quyền lợi
chính đáng cho người lao động.
- Công tác quản trị hành chính: Tổng hợp các yêu cầu kiến nghị của đơn vị đệ
trình Tổng giám đốc và các phòng ban liên quan giải quyết kịp thời.
+ Soạn thảo trình duyệt, ban hành hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc báo cáo
việc thực hiện các văn bản có liên quan đến chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
- Kết hợp với các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc xây dựng triển
khai thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức sản xuất, kế hoạch tuyển dụng
và đào tạo nhân lực, nâng cao tay nghề cho công nhân viên đáp ứng nhu cầu sản xuất
kinh doanh của Cônng ty.
+ Kết hợp với các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc xây
dựng đề xuất với lãnh đạo Công ty các quy định tổ chức hành chính, phân cấp quản lý
cán bộ công nhân viên và tiền lương theo quy định của Nhà nước và theo đặc thù của
đơn vị.
+ Cập nhật cung cấp số liệu nhân lực cho phòng Kinh tế kế hoạch,
phòng Tài chính kế toán để lập kế hoạch báo cáo, thống kê phục vụ cho nhu cầu sản
xuất kinh doanh, công tác tổng kết đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Kết hợp với phòng kinh tế, kế hoạch thực hiện công tác quản ký đầu
tư, mua sắm, bảo dưỡng trang thiết bị, vật tư, văn phòng phẩm đảm bảo mọi hoạt động
của công ty được thuận lợi.
+ Kết hợp với phòng Tài chính kế toán và các đơn vị liên quan giải
quyết chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên về BHYT, BHXH, định mức lao
động, nâng lương, thi đua khen thưởng cho cán bộ công nhân viên.
2.4. Phòng tài chính kế toán
2.4.1 – Chức năng
- Đề xuất các hình thức và giải pháp cần thiết nhằm thu hút, tạo lập và sử dụng
hợp lý các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty đạt hiệu quả cao nhất.
- Giúp HĐQT và Tổng giám đốc công ty trong việc chấp hành các quy định về
tài chính, tín dụng, chế độ kế toán của Nhà nước cũng như của Công ty.
- Đảm bảo đáp ứng đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động
khác của Công ty.
- Kiểm soát hoạt động tài chính của các dơn vị trực thuộc công ty theo đúng
quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý của Công ty.
2.4.2 – Nhiệm vụ
* Công tác tài chính
- Lập kế hoạch tài chính của Công ty. Giao kế hoạch tài chính năm và quý đối
với các đơn vị hoạch toán phụ thuộc Công ty.
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty đúng thời hạn, quy
định; đôn đốc các đơn vị trực thuộc Công ty báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính.
- Huy động vốn
* Công tac tín dụng
- Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư, chủ động trong
kế hoạch huy động vốn trung và dài hạn, kế hoạch tín dụng vốn lưu động dưới các
hình thức được pháp luật cho phép để huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Xây dựng mức lãi suất huy động và cho vay vốn trong nội bộ Công ty và
ngoài Công ty.
- Đôn đốc thực hiện các kế hoạch tài chính tín dụng từ Công ty đến các đơn vị
trực thuộc.
* Công tác kế toán
-Tổ chức thực hiện công tác kế toán
- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
- Tổ chức ghi sổ kế toán
- Lập báo cáo kế toán theo chế độ quy định, bao gồm :
+ Báo cáo kế toán của cơ quan, công ty
+ Tổng hợp báo cáo kế toán của toàn công ty
- Lập báo cáo đột suất theo yêu cầu của lãnh đạo công ty và Nhà nước
- Lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định của Nhà nước
- Tổ chức bộ máy kế toán căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của
Công ty và các đơn vị trực thuộc để lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán (tập
trung hay phân tán) phù hợp với tổ chức bộ máy kế toán.
- Xây dựng, phổ biến chế độ kế toán, tổ chức bồi dưỡng cán bộ kế toán.
2.4.3 – Mối quan hệ giữa phòng Tài chính kế toán với các phòng ban
- Phòng Tài chính kế toán phối hợp với các phòng khác và các đơn vị trực
thuộc để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính.
- Tham gia xây dựng phương án trả lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn
Công ty.
- Phối hợp với các phòng ban lập dự toán chi phí cho khối cơ quan công ty.
- Tổ chức với phòng Tổ chức hành chính trong công tác BHXH, BHYT và chế
độ chính sách đối với người lao động, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ.
- Phối hợp với phòng kinh tế kế hoạch trong công tác lập kế hoạch sản xuất
kinh doanh, thu hồi vốn hàng quý, năm.
- Với phòng dự án có trách nhiệm cấp tài liệu, số liệu liên quan đến kế hoạch
đầu tư dài hạn.Thẩm định dự án đầu tư.
2.5. Phòng Kinh tế kế hoạch
2.5.1 – Chức năng
- Công tác kế hoạch và báo cáo thống kê
- Công tác kinh tế
- Công tác hợp đồng kinh tế
2.5.2 – Nhiệm vụ
- Công tác kế hoạch và báo cáo thống kê
+ Công tác xây dựng kế hoạch
+ Công tác thực hiện kế hoạch và báo cáo thống kê
- Công tác kinh tế phối hợp với các phòng ban, đội xây dựng các loại định mức
+ Định mức lao động tiền lương, định mức sử dụng và tiêu hao vật tư, chi phí
quản lý, phục vụ công tác quản lý kinh doanh.
- Phối hợp với các đơn vị phòng ban trong Công ty nghiệm thu, lập và trình
duyệt các dự toán chi phí tư vấn. Lập phiếu tính giá, thanh quyết toán thu hồi vốn công
trình.
- Theo dõi thực hiện thu hồi vốn hàng tháng, hàng quý của các đơn vị và đề ra
các biện pháp thực hiện.
- Hướng dẫn theo dõi, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty. Tổ chức mua
sắm vật tư theo quy định.
2.5.3 - Mối quan hệ giữa phòng tổ chức và các phòng ban.
- Phòng Kinh tế kế hoạch được quyền yêu cầu các phòng ban, đơn vị trực thuộc
Công ty cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết về lĩnh vực kinh tế - kế hoạch, hợp đồng
kinh tế.
- Trực tiếp báo cáo và nhận nhiệm vụ từ Tổng giám đốc Công ty, Phó Tổng
giám đốc Công ty. Phụ trách về kinh tế tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
- Là bộ phận tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong lĩnh vực xây dựng và
quản lý kế hoạch và báo cáo thống kê.
2.6. Phòng Quản lý kỹ thuật
2.6.1 - Chức năng
Phòng quản lý kỹ thuật là phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng
giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, bao gồm:
- Quản lý tiến độ tư vấn thiết kế
- Quản lý chất lượng và nghiệm thu sản phẩm
- Quản lý công tác bảo hộ lao động
- Quản lý công tác kế hoạch kỹ thuật và công nghệ
2.6.2 - Nhiệm vụ
* Công tác tiến độ quản lý, tư vấn thiết kế
- Trên cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty phối hợp với các đơn vị để lập
tiến độ hàng năm, hàng quý, hàng tháng để báo cáo với Công ty. Theo dõi tổng hợp xử
lý tiến độ tư vấn.
- Báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu tiến độ tư vấn, phân tích đánh giá,
tham mưu giúp Giám Đốc trong công tác chỉ đạo định hướng sản xuất
- Đảm bảo mục tiêu tiến độ tư vấn đề ra
* Công tác quản lý chất lượng sản phẩm và nghiệm thu sản phẩm
- Tham mưu cho lãnh đạo, quyết định lựa chọn các đơn vị hoặc cá nhân làm đối
tác với Công ty trong lĩnh vực tư vấn thiết kế.
- Giao nhiệm vụ thiết kế, khảo sát thí nghiệm đề xuất phương án hợp lý nhất
trình Tổng Giám Đốc duyệt trước khi triển khai.
- Kiểm tra hướng dẫn lập hồ sơ nghiệm thu sản phẩm tư vấn với khách hàng.
- Theo dõi hướng dẫn các ban hành quy định thực hiện hệ thống quản lý chất
lượng theo ISO 9001- 2000
* Quản lý bảo hộ lao động
- Tham mưu giúp cho lãnh đạo đưa ra quyết định chung về công tác an toàn lao
động. Cải thiện điều kiện làm việc, vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp trong Công
ty.
- Lập kế hoạch huấn luyện bảo hộ lao động và báo cáo thực hiện tình hình bảo
hộ lao động định kỳ.
* Công tác quản lý khoa học kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ
2.6.3 – Mối quan hệ với các phòng ban
- Với phòng Kinh tế kế hoạch: Phối hợp về các vấn đề kỹ thuật chất lượng tiến
độ trong công việc nghiệm thu, thanh toán công tác tư vấn thiết kế, lập kế hoạch sản
xuất kinh doanh.
- Với phòng T ài chính kế toán: Kiểm tra nghiệm thu các sản phẩm tư vấn để
phòng Tài chính kế toán có cơ sở thanh quyết toán.
- Với phòng Dự án - Đấu thầu: tham gia phối hợp kiểm tra trong công tác lập dự
án.
- Với phòng Hành chính tổng hợp: Tham gia kiểm tra trình độ của cán bộ công
nhân viên. Kế hoạch đào tạo cho cán bộ công nhân viên.
- Với phòng Tư vấn giám sát: Phối hợp trong công tác quản lý chất lượng công
trình.
2.7. Phòng Dự án
2.7.1 – Chức năng
- Công tác lập dự án và tư vấn đấu thầu
- Công tác lập dự án và thẩm định dự án
- Công tác tiếp thị, tìm kiếm việc làm, thu thập thông tin kỹ thuật công nghệ
2.7.2 – Nhiệm vụ
- Lập báo cáo cơ hội đầu tư, báo cáo đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi và tiền
khả thi.
- Công tác thiết kế kỹ thuật thi công các công trình xây dựng dân dụng và công
nghiệp.
- Công tác lập dự án kiểm tra dự án
- Công tác kinh tế đối ngoại, tiếp thị, đấu thầu, tìm kiếm các công trình trong và
ngoài Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà.
- Thông tin khoa học công nghệ, vật liệu mới trong các lĩnh vực xây dựng dân
dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện phục vụ cho công tác tư vấn xây dựng.
- Theo dõi kết quả triển khai các dự án đấu thầu, nâng cao năng lực Công ty.
phần 2
thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công TY
I. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty
Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà hoạt đông trên rất nhiều lĩnh vực như:
Lĩnh vưc tư vấn – Lập dự án – Thiết kế công trình thuỷ lợi – thuỷ điện
Lĩnh vực quy hoạch – Tư vấn thiết kế các công trình công nghiệp,dân
dụng
Lĩnh vực thiết kế cơ điện – Tự động hoá
Công tác khảo sát xây dựng địa hình - Địa chất – Thuỷ văn
Lĩnh vực thí nghiệm
II. Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Của Công Ty:
Sơ đồ 2 – Quy trình công nghệ sản xuất
Dưới đây là chi tiết quy trình ký kết hợp đồng thực hiện bản vẽ thi công công
trình thuỷ điện Na Hang – Tuyên Quang
1. Những căn cứ để thực hiện công trình
Căn cứ vào quyết định phê duyệt chủ trương xây dựng công trình của Thủ
tướng Chính phủ
Căn cứ vào hồ sơ trúng thầu, đơn giá trúng thầu
Nhận Hợp Đồng Của Khách
Hàng
Thu Th
ập Số Liệu
Đưa Đến Các Bộ Phận
Liên Quan
Phân Tích S
ố Liệu
Chọn Ra Phương án
Kh
ả Thi
Bàn Giao Cho Khách
H
àng
Căn cứ vào quyết định phê duyệt bản vẽ thiết kế thi công
Căn cứ vào các biên bản quyết toán tài chính như:
+ Bản kê số tiền
+ Bản tổng hợp giá trị quyết toán
2. Các bước tiến hành để ký kết hợp đồng thực hiện bản vẽ thiết kế thi công.
A – Công tác dự thầu
Bước 1: Tìm hiểu điều kiện đấu thầu
Bước 2: Lập dự toán giá cả, điều kiện tín dụng
Bước 3: Lập hồ sơ dự thầu
Bước 4: Gửi hồ sơ đi dự thầu
Lưu ý: Nhà thầu cần phải kiểm tra giám sát việc thực hiện các bước trên là
được hoàn chỉnh, hồ sơ được lập đúng qui định của chủ đầu tư, giá mời thầu rẻ, điều kiện
tín dụng tốt, các điều kiện trả tiền đưa ra hợp lý xong vẫn đem lại hiệu quả cao nhất cho
mình. Chủ đầu tư sẽ tiến hành chọn nhà thầu báo giá phù hợp với yêu cầu của mình nhất.
B – Công tác ký kết hợp đồng
Bước 1: Lập bản hợp đồng theo đúng những điều kiện đã nêu trong hồ sơ dự thầu
Bước 2: Tiếp tục đàm phán về các điều khoản khác trong hợp đồng
Bước 3: Thông nhất ký kết hợp đồng
C – Công tác thiết kế và bàn giao theo hợp đồng
Bước 1: Lựa chọn người thiết kế bản vẽ
Bươc 2: Giám sát, tư vấn kiểm tra bản vẽ trong suốt quá trình thực hiện
Bước 3: Hoàn thiện bản thiết kế theo đúng thời hạn qui định
Bước 4: Mời tư vấn giám sát của chủ đầu tư kiểm tra
Bước 5: Tiến hành bàn giao bản thiết kế cho chủ đầu tư
Bước 6: Lập bộ hồ sơ quyết toán đảm bảo đầy đủ, trung thực và chính xác gửi
cho chủ đầu tư
Bước 7: Toàn bộ hồ sơ thanh quyết toán của nhà thầu gửi đến sẽ được chủ đầu
tư xác nhận và chuyển đến Ngân hàng thanh toán. Ngân hàng tiến hành thanh toán cho
nhà thầu sau khi giữ lại phần giá trị bảo hành cho bản thiết kế.
III. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà ra đời, trải qua một thời gian dài hoạt động
và do có thế mạnh, bề dày kinh nghiệm, từ khâu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi đến thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công,
thiết kế tổ chức thi công và bản vẽ thi công, đồng thời thực hiện giám sát tác giả và
thực hiện công tác tư vấn giám sát thi công xây lắp công trình nên trong những năm
qua, Công ty đã và đang tư vấn xây dựng, thiết kế nhiêù công trình lớn, trong đó có
nhiều công trình trọng điểm Quốc gia:
Công trình thuỷ điện Hoà Bình (1920MW), Công trình thuỷ điện Yaly(
720MW), Công trình thuỷ điện Sơn La (2400MW) và nhiều công trình
thuỷ điện vừa và nhỏ
Nhà máy thép Việt – ý ( Hưng Yên) công suất 200000T/năm, nhà máy xi
măng Hạ Long ( Quảng Ninh) công suất 2 triệu tấn/năm
Tư vấn thiết kế cảng Hoà Bình, đường Hồ Chí Minh, hầm Dốc Xây quốc
lộ 1A, hầm đường bộ qua đèo ngang
Quy hoạch các khu công nghiệp, đô thị, chuỗi đô thị dọc Sông Đà (
Mường La – Mai Sơn), huyện lỵ Mộc Hạ ( Sơn La), khu công nghiệp
Đình Trám (Bắc Giang)
Thiết kế đường dây 110 KV Lộc Ninh – Tây Ninh
Tư vấn lập hồ sơ mời thầu thiết bị các nhà máy thuỷ điện Ry Ninh II,
Cần Đơn, Sê San 3, Tuyên Quang, XêKaman 3, Nậm Chiến
1. Bảng cân đối kế toán của Công ty trong 2 năm 2005 và 2006
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty trong 2 năm 2005 và 2006
Đơn vị tính: Đồng
Tài sản Năm 2005 Tỷ
trọng(%)
Năm 2006 Tỷ
trọng(%)
So sánh
2005/2006(%)
A-Tài sản ngắn
hạn
62.300.591.338 83,2 66.951.439.179 88,5 7,5
I.Tiền và các
khoản tương
đương tiền
6.306.442.035 8,4 7.059.090.318 9,3 11,9
II.Các khoản
phải thu
28.561.584.391 38,1 30.627.021.297 40,5 7,2
III.Hàng tồn
kho
26.603.613.968 35,5 29.044.575.238 38,4 9,2
IV.Tài sản ngắn
hạn khác
828.950.924 1,2 220.752.326 0,3 (73,4)
B-Tài sản dài
hạn
12.575.719.164 16,8 8.703.789.634 11,5 (30,8)
I.Tài sản cố 10.129.124.964 13,5 7.131.857.487 9,4 (29,6)
định
1.Tài sản
CĐHH
9.031.185.532 6.065.168.588 (32,8)
Nguyên giá 23.320.551.192 23.422.968.199 0,4
Giá trị hao
mòn luỹ kế
(13.289.365.660)
(17.357.799.611)
(30,6
2.Tài sản
CĐVH
900.416.668 804.315.652 (10,7)
Nguyên giá 1.000.000.000 1.000.000.000 0
Gía trị hao
mòn luỹ kế
(99.583.332) (195.684.348) (96,5)
3.Chi phí xây
dựng cơ bản dở
dang
197.522.764 262.373.247 32,8
II.Tài sản dài
hạn khác
2.446.594.200 3,3 1.571.932.147 2,1 (35,8)
Tổng cộng tài sản
74.876.310.502 100 75.655.228.813 100 1,04
Nguồn vốn
A-Nợ phải trả
60.540.224.105 80,9 56.195.155.072 74,3 (7,2)
I.Nợ ngắn hạn 51.879.571.321 69,3 53.237.631.173 70,4 2,6
1.Vay và nợ
ngắn hạn
10.701.846.800 12.317.412.788 15,1
2.phải trả người
bán
13.059.710.288 13.377.508.803 2,4
3.Người mua trả
tiền trước
14.490.609.304 14.291.093.334 (1,4)
4.Thu
ế và các
khoản phải nộp NN
1.880.767.879 1.680.607.302 (10,6)
5.Phải trả công
nhân viên
6.294.848.210 6.467.314.178 2,7
6.Chi phí phải
trả
667.943.177 536.975.065 (19,6)
7.Phải trả nội bộ
765.692.465 995.692.236 30
8.Các khoản
phải trả, phải
nộp khác
4.018.153.198 3.571.027.467 (11,1)
II.Nợ dài hạn 8.660.652.784 11,6 2.957.523.899 3,9 (65,9)
B-Vốn chủ sở hữu
14.336.086.397 19,1 19.460.073.741 25,7 35,7
I.Vốn chủ sở hữu 14.057.684.575 18,8 18.795.006.196 24,8 33,7
1.Vốn đầu tư
của CSH
10.000.000.000 10.000.000.000 0
2.Quỹ đầu tư
phát triển
2.071.042.207
3.Quỹ dự phòng
tài chính
146.076.645
4.Lợi nhuận
chưa phân phối
4.057.684.575 6.577.887.344 62,1
II.Nguồn kinh phí
và các quỹ khác
278.401.822 0,3 665.067.545 0,9 138,9
Tổng cộng
nguồn vốn
74.876.310.502 100 75.655.228.813 100 1,04
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
Qua bảng cân đối kế toán năm 2005 – 2006 ta có một số nhận xét sau:
Về cơ cấu tài sản của Công ty: Trong năm 2006 tỷ trọng tài sản lưu động tăng
5,3% điều đó cho ta thấy Công ty đã đầu tư vào tài sản lưu động nhiều hơn so vớ đầu
tư vào tài sản cố định. Cũng do đặc thù kinh doanh của Công ty là mang đặc điểm của
loại hình công ty kinh doanh xây lắp nên phần lớn vốn tập trung vào việc đầu tư tài sản
lưu động.Do đó tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn 88,5% còn tài sản dài hạn chỉ có
11,5%.
- Tình hình cơ cấu tài sản
Tỷ suất đầu tư =
Tài sản dài hạn
* 100%
Năm 2005
16,8
Năm 2006
11,5
Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư của năm 2006 giảm 30,8% so với năm 2005 cho thấy rằng
trong năm 2006 Công ty không đầu tư thêm về tài sản cố định cũng như về cơ sở hạ
tầng vì theo đặc thù kinh doanh của Công ty xây lắp thì tài sản cố định thường được
đầu tư một lần.
- Về cơ cấu nguồn vốn:
Tỷ suất tự tài trợ
=
Nguồn vốn chủ sở hữu
*
100%
Năm 2005
19,1%
Năm 2006
25,7%
Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ
=
Nợ phải trả
*
100%
Năm 2005
80,9
Năm 2006
74,3
Tổng nguồn vốn
Tỷ suất tài trợ tăng từ 19,1% (năm 2005) lên 25,7% ở năm 2006 do kết quả kinh
doanh của năm 2006 lãi, doanh nghiệp đã trả được một số khoản nợ ( đặc biệt là các
khoản chi phí phải trả, các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước, ) điều đó làm cho hệ
số nợ của Công ty giảm từ 80,9% xuống còn 74,3%.
- Về khả năng thanh toán
H
ệ số thanh toán
hiện hành
=
Tổng tài sản Năm 2005
123,7
Năm 2006
134,6
Tổng nợ ngắn hạn
H
ệ số thanh toán
nợ ngắn hạn
=
Tổng giá trị thuần của tài sản Năm 2005
1,2
Năm 2006
1,26
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán
nhanh
=
Tiền ĐTNH + Các khoản phải thu Năm 2005
6,31
Năm 2006
7,07
Tổng nợ ngắn hạn
Khả năng chi trả các khoản nợ tăng trong năm 2006, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn tăng
từ 1,2 lên 1,26 nhưng do đặc thù kinh doanh các công trình thường kéo dài, khả năng thanh
toán phụ thuộc vào rất nhiều các khoản phải thu và tiến độ thực hiện công trình nên sự
chênh lệch đó còn rất nhỏ. Nhưng nói chung khả năng thanh toán của Công ty là tốt.
- Về tình hình đầu tư
Hệ số đầu tư =
Giá trị còn lại của TSDH Năm 2005
0,15
Năm 2006
0,09
Tổng tài sản
Hệ số tự tài trợ
TSCĐ
=
Vốn CSH Năm 2005
0,6
Năm 2006
0,77
Giá tr
ị TSDH
Hệ số đầu tư giảm từ 0,15 (2005) xuống 0,09 (2006), hệ số này là rất nhỏ chứng tỏ
cho ta thấy tỷ trọng TSDH chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản và hai năm qua
Công ty đã đầu tư rất ít vào tài sản cố định, đặc biệt là còn giảm ở năm 2006
Hệ số tự tài trợ TSCĐ cho biết vốn chủ sở hữu được sử dụng để trang thiết bị cho
Tài sản cố định như thế nào.
2. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty
Bảng 2: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: Đồng
STT
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
So sánh
(%)
1 DT bán hàng và cung
cấp DV
91.957.656.970
121.919.797.972
3,3
2 Các khoản giảm trừ 526.968.059
17.348.627.378
3192,2
3 Doanh thu thuần 91.430.688.911
104.571.170.593
12,2
4 Giá vốn hàng bán 84.779.646.886
91.102.690.870
0,007
5 Lợi nhuận gộp 6.651.042.025
13.468.479.723
102,5
6 DT hoạt động tài chính 52.927.597
940.318.507
1676,7
7 Chi phí tài chính 484.880.205
1.241.669.604
156,1
8 CP quản lý Doanh
nghiệp
2.613.129.644
6.815.101.812 160,8
9 LN thuần từ HĐKD 3.605.959.773
6.352.026.814
76,2
10 Thu nhập khác 467.890.711
412.310.096
(11,9)
11 Chi phí khác 16.165.909
(100)
12 Lợi nhuận khác
451.724.802
412.310.096
(8,7)
12 Tổng LN trước thuế 4.057.684.575
6.764.336.910
66,7
13 Thuế thu nhập DN phải
nộp
0 0
14 Tổng LN sau thuế 4.057.684.575
6.764.336.910
66,7
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trên ta thấy được rằng:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ nhìn chung đã tăng lên, xong ở mức
tăng không đáng kể. Năm 2006 chỉ tăng hơn so với năm 2005 là 3,3%. Trong khi đó
thì các loại chi phí lại tăng lên một cách đáng kể như chí phí tài chính tăng 156,1%;
chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 100,8% so với năm 2005. Sự tăng chi phí lên một
cách đột ngột như vậy là do Công ty mới được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần nên
phải sắp xếp bố trí, kiện toàn lại bộ máy quản lý, đã làm cho các loại chi phí tăng.
Để phản ánh được hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh ta cần phân tích qua
các hệ số tài chính sau:
Hệ số Lợi nhuận
=
Lợi tức sau thuế Năm 2005
4,4%
Năm 2006
6,5%
Doanh thu Doanh thu thuần
Hệ số này cho ta biết một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận - Doanh thu
của năm 2006 tăng lên nhiều so với năm 2005 điều đó cho ta thấy rằng hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư của Công ty là tốt. Như một đồng vốn sinh ra 0,065 đồng lợi nhuận
trong năm 2006.
Hệ số quay vòng vốn
=
Doanh thu thuần Năm 2005
9,1 l
ần
Năm 2006
10,4 lần
Tổng vốn bình quân
Tổng số vốn bình quân của Công ty 2 năm qua không thay đổi xong Doanh thu
thuần lại tăng cao từ 91.430.688.911 đồng năm 2005 lên 104.571.170.593 đồng trong
năm 2006 nên hệ số vòng quay của vốn cũng tăng từ 9,1 lần lên đến 10,4 lần (2006).
Điều đó cho ta biết khả năng sử dụng tài sản của Công ty là rất tốt.
Hệ số lợi nhuận
=
Lợi tức sau thuế Năm 2005
4,1
Năm 2006
6,8
Vốn Tổng số vốn bình quân
Từ các chỉ tiêu tài chính trên cho ta thấy được rằng khả năng tự chủ tài chính của
Công ty là khá tốt và khả năng thanh toán nợ không mấy gặp khó khăn. Do đó công ty
đã và đang từng bước đạt được những thành công, xong Công ty cũng vẫn cần phải
phát huy hơn nữa để ngày càng thu hút được sự chú ý của mọi khách hàng.
3.Tình hình người lao động.
Bảng 3: Cơ cấu cán bộ khoa học nghiệp vụ của Công ty
Đơn vị:Người
Các chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng
Tổng số lao động 454
Giới tính
Nam 331 72,9
Nữ 123 27,1
Trình độ
Trên ĐH 4 0,9
ĐH 336 74
CĐ các loại 26 5,7
Trung cấp 74 16,3
Sơ cấp- Cán sự 17 3,1
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Bảng 4: Cơ cấu công nhân kỹ thuật của Công ty
Đơn vị tính: Người
Các chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng(%)
Tổng số 172
1.Công nhân xây dựng 2 1,2
2.Công nhân cơ giới 17 9,9
3.Công nhân lắp máy 1 0,6
4.Công nhân cơ khí 2 1,2
5.Công nhân khảo sát 33 19,2
6.Công nhân kỹ thuật khác 117 67,9
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Từ một doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi thành Công ty Cổ phần, Công ty Cổ
phần Tư vấn Sông Đà đã gặp không ít những khó khăn trong bước đầu hoạt động. Và
việc bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty là rất cần thiết.
Câu hỏi công ty cần đội ngũ nhân lực của mình với số lượng và chất lượng ra sao, cần
thêm những người như thế nào đang được đặt ra trước mắt. Việc sử dụng và bố trí
nhân lực được Ban lãnh đạo công ty giải quyết theo hướng coi trọng về chất lượng.
Bản thân công ty cũng đã không ngừng nỗ lực tìm ra phương hướng kinh doanh
mới nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, không ngừng kiện
toàn lại cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng, phân bổ lực lượng lao động để hợp với
tình hình mới.
a- Công tác đào tạo
Như trong bảng về cơ cấu cán bộ nghiệp vụ của Công ty ta thấy số lượng cán bộ
có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng cao 74,9%, ngược lại số cán bộ có
trình độ sơ cấp và cán sự là rất ít do đó để theo kịp với tình hình phát triển chung Công
ty đã chủ trương đưa một số cán bộ, nhân viên đi đào tạo ở các trường đại học. Công
ty tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tập huấn nghiệp vụ, giao tiếp.
b- Tiền lương và thưởng
Việc trả lương của một doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng, đảm
bảo công bằng hợp lý, có tác dụng động viên khuyến khích người lao động không
ngừng phấn đấu tăng năng suất lao động, chất lượng công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
Bên cạnh khoản tiền lương được hưởng hợp lý hàng tháng thì tiền thưởng đóng
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy khả năng
sáng tạo của công nhân viên trong công ty.
Nguồn tiền thưởng của Công ty được trích từ 3 nguồn chính sau:
- Trích từ quỹ khen thưởng nằm trong quỹ lương
- Trích từ quỹ khen thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật
- Quỹ khen thưởng cho giá trị làm lợi từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
c – Các chính sách phúc lợi
Để tạo không khí làm việc hăng say của cán bộ công nhân viên ngoài các khoản