Tự do không phải là một thuật ngữ xa lạ, càng không phải là một phát hiện
bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển.
Tuy nhiên đối với con người tự do vẫn phần nào còn bí ẩn. Phải thừa nhận rằng, tự
do chỉ được bàn đến trong xã hội, trong các quan hệ giữa người với người. Tự do
rất quan trong không chỉ với mỗi cá nhân mà còn quan trong với từng quốc gia trên
thế giới. Nhưng tại sao người này được tự do còn người khác thì không? Tại sao
quốc gia này được sống trong hòa bình tự do còn quốc gia khác lại không? Ai,
quốc gia nào mới thực sự có tự do trong khi bao nhiêu cá nhân, quốc gia khác có
vẻ là nô lệ? Phải chăng tự do có thể nhìn thấy được qua vẻ bề ngoài? Hay phải
chăng tự do chỉ là chuyện của riêng từng cá nhân, từng quốc gia? Để làm rõ hơn
những vấn đề về tự do, em xin chọn đề tài: Nhận định câu nói của Thư ký quốc
gia của tổng thống Carter: “tự do của chúng ta, và của đồng minh của chúng ta,
có thể sẽ không được bảo toàn trong một thế giới mà tự do bị đe dọa khắp nơi”.
Trên con đường chính trị, mỗi quốc gia đều hướng tới những điều tốt đẹp
nhất của chủ nghĩa lý tưởng, xây dựng một thế giới nơi con người có bản chất tốt
đẹp, sống với nhau có đạo đức, cùng liên kết, chung sống hòa bình với nhau.
Nhưng để hướng tới thế giới đó, mỗi quốc gia dù muốn hay không, dù cố tình hay
vô tình đều phải đi trên con đường của chủ nghĩa hiện thực, nơi bản chất môi
trường quốc tế là vô chính phủ, các quốc gia đều khát khao quyền lực.
Chúng ta không thể kết luận rằng một chính khách có ý định tốt thì chính
sách đối ngoại của ông ta sẽ hoặc đáng khen về mặt đạo lý hoặc sẽ thành công về
mặt chính trị. Các nhà chính khách có động cơ làm thế giới này tốt đẹp hơn, nhưng
kết cục lại làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn, và thường là họ tìm cách đạt được
mục đích, cuối cùng lại thu được một kết cục khác mà họ không ngờ tới hoặc
không mong muốn. Như ta biết, chính sách chiều lòng kẻ hiếu chiến của Neville
Chamberlain là xuất phát từ đông cơ tốt, ông tìm cách giữ gìn hòa bình và đảm bảo
1
hạnh phúc cho mọi người. Nhưng chính sách của ông đã làm cho Chiến tranh thế
giới lần thứ 2 không thể tránh khỏi và gây ra những nỗi thống khổ không kể xiết
cho hàng triệu người.
Một quốc gia nếu cứ hướng theo chủ nghĩa lý tưởng thì không sớm thì muộn
cũng sẽ bị các nước khác “nuốt” trọn. Bởi lẽ bản chất hiếu chiến, áp bức, xâm lực,
dàn áp, can thiệp công việc nội bộ các nước ngày càng được bộ lộ công khai,
ngang ngược, trắng trợn, bất chấp luật pháp quốc tế và phản ứng cuả nhân loại.
Một quốc gia không có chiến tranh, người dân sống hòa bình nhưng không có
nghĩa là quốc gia đó được tự do: 40 năm bao vây, cấm vận Cuba, 10 năm bao vây,
cấm vận, ngang nhiên xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Iraq.
Đầu những năm 1999, Mỹ và các thế lực phản động các nước Tây Âu đã ngang
nhiên phát động cuộc chiến tranh xâm lược, hủy diệt tàn bạo nước Cộng hòa Nam
Tư có chủ quyền. Các quốc gia đang phải tìm mọi cách tối đa hóa sức mạnh của
mình, các nhà lãnh đạo quốc gia đôi khi phải chấp nhận những chính sách không
hay về đạo đức và chiến tranh xảy ra là chuyện hiển nhiên, hoàn toàn bình thường.
Tự do của toàn thế giới đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng bởi các cuộc
chạy đua vũ trang của các cường quốc trên thế giới, sự xuất hiện ngày càng nhiều
những “điểm nóng” – nơi diễn ra tranh chấp quyết liệt: khu vực Trung Á – khu vực
hội tụ nhiều loại mâu thuẫn, tranh chấp giữa các trung tâm quyền lực trên thế giới
như Nga, Mỹ, đồng thời cũng kéo theo sự tham gia của Trung Quốc – sân sau của
Nga, và Tây Âu; tranh chấp bán đảo Triều Tiên cũng lôi kéo sự tham gia của Trung
Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản,… đã đẩy thế giới đến tình trạng đáng lo ngại.
Một nước bị bao vây, vị cấm vận, một nước chìm trong chiến tranh, như một
điều tất yếu các nước khác cũng không tránh khỏi bị cuốn vào cuộc chiến tranh. Tự
do của một quốc gia cũng như các nước đồng mình của nó sẽ không được bảo toàn.
2
Năm 1914, Đức vi phạm nền trung lập của Bỉ, Anh – với tư cách là nước bảo trợ
nền trung lập của Bỉ đã tham chiến chống Đức. Như vậy, không chỉ tự do người
dân Đức, Bỉ mà ngay cả tự do của người Anh cũng đang bị xâm phạm tới. Vào
năm 2005, cuộc tuyển cử ở Iraq – một quốc gia đang chìm trong chiến tranh đã dẫn
tới hàng loạt những lời cáo buộc của Tổng thống Mỹ, lôi kéo các nước vào cuộc
chiến ở Iraq. Đầu tiên là cáo buộc Ai Caao, Jordan, Pakistan sẽ là những quốc gia
liên quan đến làn sống bạo lực của các chiến binh hồi giáo; rồi tới cáo buộc cho
rằng Syria và Iran tiếp tay cho chiến binh Iraq.
Sự lớn mạnh của các tổ chức khủng bố đang đe dọa tới tự do của nhân loại.
Từ sau vụ khủng bố 11/9, nước Mỹ bắt đầu đầu các cuộc chiến tranh trên danh
nghĩa là truy quét và tiêu diệt khủng bố. Hàng loạt các quốc gia đã bị cuốn vào
vòng xoáy khủng bố này như Anh, Palestine, Irael, Afghanistan, Iraq. Mỹ không
ngần ngại sử dụng vũ khí nóng, sát hại dân thường, gây chiến tranh, mất đoan kết
giữa các quốc gia vì lợi ích của mình…
Chủ nghĩa hiện thực khẳng định rằng lợi ích đươc định nghĩa bằng chuẩn
mực là một chuẩn mực khách quan đúng ở mọi nơi. Rất ít người, ít quốc gia có khả
năng hy sinh lợi ích cá nhân, lợi ích quốc gia vì cái chung. Quyền lực có thể là bất
cứ điều gì đưa tới và duy trì việc con người kiểm soát con người. Có quyền lực tức
là lợi ích của quốc gia được bảo đảm. Để thực hiện điều đó, rất nhiều quốc gia,
nhiều liên minh trên thế giới sẵn sang gây chiến tranh, cấm vận,…bất chấp sự phản
đổi của quốc tế. Có một thực tế không thể phủ nhận đó là dù quốc gia đó là kẻ gây
chiến hay bị gây chiến, thậm chí là cả những nước ngoài cuộc chiến cũng sẽ bị
cuốn theo chiến tranh. Một thế giới mà tự do bị đe dọa thì sẽ không có bất cứ một
quốc gia, một liên minh nào có thể tồn tại một cách hòa bình và phát triển thịnh
vượng. Vì vậy, chung tay vì một thế giới tự do là nhiệm vụ hàng đầu của các quốc
gia. Đây là điều kiện để đảm bảo lợi ích của từng quốc gia và của cả thế giới.
3