Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN So sánh chuẩn KT-KN với nội dung SGK và cách soạn giảng bài Đột biến gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.95 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“SO SÁNH CHUẨN KT-KN VỚI NỘI DUNG SGK VÀ CÁCH
SOẠN GIẢNG BÀI ĐỘT BIẾN GEN”
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Theo chỉ đạo chuyên môn của Bộ giáo dục và của Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam,
một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên THPT trong năm học này là dạy học
theo chuẩn kiến thức kỹ năng.Vấn đề này đã được Sở giáo dục triển khai tập huấn cho
mỗi giáo viên THPT. Nhìn chung,bước đầu giáo viên đã vận dụng chuẩn kiến thức kỹ
năng trong giảng dạy và học tập, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên có một số bài thuộc
chương trình Sinh học THPT không có sự thống nhất giữa nội dung chương trình sách
giáo khoa với chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt.Đây là một trong những khó khăn của
giáo viên khi thực hiện việc dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Bài 4- ĐỘT BIẾN
GEN thuộc chương trình Sinh học 12 CB là một trong những trường hợp như vậy. Sau
đây, tôi xin trình bày phương pháp soạn giảng theo chuẩn kiến thức kỹ năng ,đồng thời
nêu ra một số nội dung không thống nhất giữa sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kỹ năng
cần đạt đối với bài này
II/ CỞ SỞ LÝ LUẬN- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Như trên đã nói, điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông là đưa Chuẩn kiến
thức, kỹ năng vào thành phần của chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo việc chỉ đạo
dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng tạo nên sự thống nhất trong cả
nước. Qua các kỳ thi trong những năm gần đây cho thấy các em học sinh chỉ cần được
nhà trường, thầy cô giáo tổ chức dạy học để nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản, biết tư
duy sáng tạo trên nền kiến thức cơ bản là có thể đạt kết quả cao trong các kỳ thi. Vì vậy
việc vận dụng được Chuẩn kiến thức- kỹ năng trong giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá
hết sức quan trọng, cần được quan tâm, chú trọng.
III/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
A/ SO SÁNH CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG VỚI NỘI DUNG SGK CỦA BÀI ĐỘT
BIẾN GEN
1/Phần khái niệm
* Theo chuẩn kiến thức kĩ năng:


- Đột biến gen (đột biến điểm) là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Đột biến gen
thường liên quan tới một cặp nuclêôtit (gọi là đột biến điểm) hoặc một số cặp nuclêôtit
xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
- Không có khái niệm thể đột biến, không có tần số đột biến gen.
*Theo SGK:
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Có rất nhiều kiểu biến đổi về
cấu trúc của gen, những biến đổi liên quan đến một cặp nuclêootit được gọi là đột biến
điểm.
2/Phần các dạng đột biến gen:
• Chuẩn kiến thức kĩ năng không nêu hậu quả của từng dạng đột biến điểm.
• SGK: Nêu hậu quả của từng dạng đột biến điểm
3/ Phần cơ chế phát sinh đột biến gen:
* Theo chuẩn kiến thức kĩ năng:
- Cơ chế chung:
Tác nhân gây đột biến gây ra những sai sót trong quá trình nhân đôi ADN.
+ Lấy ví dụ về cơ chế phát sinh đột biến do sự kết cặp không đúng trong nhân đôi
ADN (G – X → A – T), do tác động của tác nhân hoá học như 5 – BU (A – T → G – X)
để minh hoạ.
- Cơ chế phát sinh:
+ Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch dưới dạng tiền đột biến. Dưới tác dụng
của enzim sửa sai nó có thể trở về dạng ban đầu hoặc tạo thành đột biến qua các lần nhân
đôi tiếp theo.
Gen → tiền đột biến gen → đột biến gen
- Không nêu cơ chế gây đột biến của tia tử ngoại UV
- Không nêu cơ chế gây đột biến của các bazo nitric dạng hiếm xuất hiện trong tế bào.
* Theo SGK:
a. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN:
- Các bazo dạng hiếm có vị trí liên kết hidro thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng
trong quá trình nhân đôi ADN dẫn đến đột biến gen.
b. Tác động của tác nhân gây đột biến: Tác động của các tác nhân vật lí, hóa học, sinh

học
- Ví dụ:
- Tác động của 5-BU làm thay thế cặp A=T thành G=X
+Sơ đồ: A-TA-5BU  G-5BU G-X
- Tác động của tia tử ngoại UV gây đột biến đimetimin
- Không đề cập đến tiền đột biến
B/ SOẠN GIẢNG THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN
Phần năm: DI TRUYỀN HỌC
Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Bài 4: ĐỘT BIẾN GEN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức.
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nêu được khái niệm và các dạng đột biến điểm.
- Nêu được nguyên nhân, cơ chế phát sinh đột biến gen.
- Nêu được hậu quả chung và ý nghĩa của đột biến gen.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, phân tích.
- Tự làm bài tập trắc nghiệm.
3. Thái độ.
Vận dụng kiến thức đột biến gen để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn,
phòng tránh bệnh tật do đột biến gen. Đồng thời ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
II. TRỌNG TÂM.
- Khái niệm và cơ chế phát sinh đột biến gen.
III. PHƯƠNG PHÁP.
Trực quan, đàm thoại - tìm tòi, kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Tranh ảnh về đột biến, đột biến gen.
- Hình 4.1, 4.2 sách giáo khoa.
- Hình vẽ các dạng đột biến gen.

- Phiếu ghi bài.
- Phương tiện để trình chiếu.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
?1/ Thế nào là điều hòa hoạt động gen?
?2/ Giải thích cơ chế điều hòa hoạt động của Opêron Lac?
3.Bài mới
PHIẾU GHI BÀI CỦA HỌC SINH
Bài 4: ĐỘT BIẾN GEN
I. Khái niệm và các dạng đột biến gen:
1/ Khái niệm:
Bài tập 1: Đột biến gen là gì? thể đột biến là gì?
+
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
+
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
2/ Các dạng đột biến gen:
Bài tập 2: Quan sát hình 4.1. Hãy nhận xét sự thay đổi ở II, III, IV so với I, từ đó trình
bày các dạng đột biến điểm? .
+
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
+
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen:
1/ Nguyên nhân:

* Nêu các nguyên nhân, yếu tố gây đột biến gen?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
2/ Cơ chế phát sinh đột biến gen:
* Cơ chế tác động của các tác nhân đến đột biến gen như thế nào?
-Cơ chế chung:……………………………………………………………………………
+ Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
+ Tác động của các tác nhân gây đột biến:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
* Cơ chế phát sinh:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen:
• Nêu hậu quả, vai trò và ý nghĩa của đột biến gen?
• Vì sao có nhiều đột biểm vô hại ( trung tính)?
1/ Hậu quả của đột biến gen:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
2/ Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
PHỤ LỤC ĐÁP ÁN PHIẾU GHI BÀI
Bài 4: ĐỘT BIẾN GEN
I. Khái niệm và các dạng đột biến gen:
1/ Khái niệm:
Bài tập 1: Đột biến gen là gì? thể đột biến là gì?
- Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 cặp
Nucleotit (Đột biến điểm) hay một số cặp Nucleotit.
- Cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình được gọi là thể đột biến
2/ Các dạng đột biến gen:
Bài tập 2: Quan sát hình 4.1. Hãy nhận xét sự thay đổi ở II, III, IV so với I, từ đó nêu các
dạng đột biến điểm? Trong các dạng đột biến trên, dạng nào gây hậu quả lớn hơn? Giải
thích.
a. Đột biến thay thế một cặp Nu.
Một cặp nucleotit trong gen được thay thế bằng một cặp nucleotit khác  Có thể thay
đổi một axit amin  Thay đổi chức năng của protein
b. Đột biến mất và thêm một cặp Nu.
Đột biến làm mất hoặc thêm một cặp nucleotit  Mã di truyền bị đọc sai kể từ vị
trí xảy ra đột biến  Thay đổi trình tự axit amin và thay đổi chức năng của protein.
II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen:
1/ Nguyên nhân:
* Nêu các nguyên nhân, yếu tố gây đột biến gen?
a. Tác nhân bên ngoài:
- Tác nhân vật lý (Tia phóng xạ, tia tử ngoại…)
- Tác nhân hóa học: (Các hóa chất).
- Tác nhân sinh học: (Một số virus).
b. Tác nhân bên trong: Rối loạn sinh lý, sinh hóa của tế bào.

2/ Cơ chế phát sinh đột biến gen:
* Cơ chế tác động của các tác nhân đến đột biến gen như thế nào?
- Cơ chế chung: Tác nhân gây đột biến gây ra những sai sót trong quá trình nhân
đôi ADN.
+ Do sự xuất hiện các bazo nitric hiếm trong tế bào đẫn đến sự kết cặp không đúng
trong nhân đôi ADN:
Ví dụ: Sơ đồ: G
*
– X → G
*
– T → A -T
+ Do tác động của tác nhân gây đột biến:
+ Tác động của 5-BU làm thay thế cặp A=T thành G=X
SĐ: A-T  A-5BU  G-5BU G-X
+ Tác động của tia tử ngoại UV: Gây đột biến đimetinmin
- Cơ chế phát sinh:
+ Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch dưới dạng tiền đột biến. Dưới tác dụng
của enzim sửa sai nó có thể trở về dạng ban đầu hoặc tạo thành đột biến qua các lần nhân
đôi tiếp theo.
Gen → tiền đột biến gen → đột biến gen
III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen:
* Nêu hậu quả, vai trò và ý nghĩa của đột biến gen?
1/ Hậu quả của đột biến gen:
- Đột biến gen có thể có có hại, có lợi hoặc trung tính (vô hại). Đa số đột biến điểm là
vô hại.
- Có lợi : VD: ĐB tăng số bông trên khóm ở lúa Trân châu lùn
- Có hại : VD: ĐB thể bạch tạng ở cây lúa
- Trung tính: VD: ĐBG xác định nhóm máu ở người sinh ra các alen I
A1
, I

A2
, I
B
, i làm
cho qui định các nhóm máu A
1
, A
2
, B, A
1
B, A
2
B, O.
* Mức độ có hại hay có lợi của gen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng
như vào tổ hợp gen
2/ Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen:
a. Đ/v tiến hóa: ĐBG làm xuất hiện các alen khác nhau  cung cấp nguyên liệu cho
quá trình tiến hóa.
b. Đ/v chọn giống: Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống  ứng dụng gây ĐB
nhân tạo lên vi sinh vật, thực vật để tạo giống mới.
IV/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Bằng phương pháp soạn giảng sau khi đã phân tích, so sánh điểm không thống nhất
giữa chuẩn kiến thức kỹ năng với sách giáo khoa đối với bài 4
" ĐỘT BIẾN GEN" chương trình sinh 12 cơ bản, tôi thấy việc thực hiện mục tiêu bài
học mang lại hiệu quả hơn, học sinh nắm được, vận dụng được chuẩn kiến thức kỹ năng.
Kết quả cụ thể như sau:

Líp
Tæng sè
häc sinh

Giái Kh¸ Trung b×nh YÕu
SL % SL % SL % SL %
Thực
nghiệm
12C5
50 10 20% 30 60% 8 16% 2 4%
Đối
chứng
50 4 8% 10 20% 31 62% 5 10%
12C6
V/ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Trên đây chỉ là một trong những bài học thuộc chương trình sinh 12 có những điểm
không thống nhất giữa yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng với nội dung sách giáo khoa. Vì
vậy việc soạn giảng cũng như kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng của giáo
viên gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Tôi đề nghị nên có những buổi hội thảo chuyên
môn trên toàn tỉnh một cách hiệu quả để có sự thống nhất về việc dạy học và kiểm tra,
đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng đối với bộ môn Sinh học trên toàn tỉnh.

VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Sách giáo khoa Sinh học 12 CB
- Sách giáo viên Sinh học 12 CB
- Hướng đẫn chuẩn kiến thức kỹ năng môn Sinh học của Bộ giáo dục và đào tạo

×