LỜI MỞ ĐẦU
Tuy là một quốc gia Bắc Âu nhưng vị thế của Đan Mạch trong Liên minh
Châu Âu (EU- Eutopear Union) và trên trường quốc tế rất cao. Cùng với Thuỵ
Điển và Phần Lan, Đan Mạch được coi là “mô hình xã hội dân chủ” của chủ
nghĩa tư bản ở Châu Âu và trên toàn thế giới. Điều đó xuất phát bởi bởi chính
sách đối ngoại tích cự, độc lập; sự phát triển kinh tế-xã hội ổn định; đời sống của
người ân ở mức cao (cả về vật chất lẫn tinh thần)…
Đan Mạch là một trong số rất ít các quốc gia theo chế độ tư bản chủ nghĩa
thiết lập quan hệ ngoại giao với chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ (năm 1973). Kể từ đó đến nay, quan hệ hợp tác
giữa hai nước không ngừng được đẩy mạnh trên mọi lĩnh vực (Ngoại giao, kinh
tế, văn hoá, giáo dục…). Đan Mạch có đóng góp rất nhiều cho Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong công cuộc tái thiết và
phát triển đất nước sau năm 1975. Quan hệ mọi mặt tốt đẹp giữa hai nước trong
thời gian qua chứng tỏ một điều: khoảng cách địa lý, sự khác biệt về chế độ
chính trị không phải là vấn đề quá quan trọng trong quan hệ quốc tế.
Trong mối quan hệ tốt đẹp này, đặc biệt nói lên là quan hệ ngoại giao,
quan hệ kinh tế, văn hoá, giáo dục… vẫn chưa xứng tầm. Hy vọng rằng, trên cơ
sở quan hệ ngoại giao tốt đẹp, các mối quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, văn
hoá, chính trị sẽ không ngừng được cải thiện trong thời gian tới.
CHƯƠNG I
QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - ĐAN MẠCH
TRƯỚC NĂM 1971
Không phải người Đan Mạch mà những người Tây Ban Nha - Bồ Đào
Nha, Anh, Hà Lan, Pháp mới là những người châu Âu đầu tiên đặt chân lên
mảnh đất châu Á. Họ nhìn châu Á với con mắt thèm thuồng và đã gây ra hàng
loạt những cuộc chiến tranh để biến vùng đất màu mỡ này thành thuộc địa để
khai thác, bóc lột. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Từ khi nổ tiếng súng đầu
tiên ở Đà Nẵng (1858) đến Hiệp ước Patơrốt - Việt Nam đã trở thành thuộc địa
của thực dân Pháp. Người Pháp đã “khai hoá” vùng đất An Nam này bằng rượu
cần, thuốc phiện. Dưới “ánh sáng khai hoá” của thực dân Pháp, số người Việt
Nam chết đói, chết bệnh và những tệ nạn xã hội không ngừng tăng lên hàng
năm. Trong một thời gian dài, Việt Nam không có quan hệ ngoại giao với bất cứ
quốc gia nào khác mà đơn thuần chỉ là một vùng đất thuộc địa của thực dân
Pháp.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đặc biệt là sau chiến thắng
Điện Biên Phủ lẫy lừng, Việt Nam được biết đến nhiều hơn và thu hút được sự
quan tâm chú ý của nhiều quốc gia. Đặc bệt là các lực lượng dân chủ, tiến bộ
yêu chuộng hoà bình. Năm 1950, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà thiết
lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc (Quốc gia đầu tiên thiết lập
quan hệ ngoại giao chính thức Việt Nam). Sau đó là Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa ở Đông Âu. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đấu tranh
trên mặt trận ngoại giao được chú ý đặc biệt trong việc thu hút sự ủng hộ mọi
mặt của các quốc gia, các lực lượng dân chủ, tiến bộ yêu chuộng hoà bình.
Trong thời gian này, nổ ra nhiều cuộc biểu tình ở các nước Châu Âu biểu
thị sự ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Các cuộc biểu tình nổ
ra ở Pháp (đặc biệt với vụ án Ray - Mông - Điêng), Thuỵ Điển, Hà Lan… Tuy
nhiên, ở Đan Mạch trong thời gian này, hình ảnh về Việt Nam vẫn còn rất xa lạ.
Quan hệ ngoại giao giữa hai nước hoàn toàn chưa có dấu hiệu được thiết lập.
2
Tuy nhiên, năm 1969, việc Việt Nam đã mở được “phòng thông tin” tại Thủ đô
Co-pen-ha-ghen là một bước tiến lớn trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Thông qua “phòng thông tin” này, hình ảnh Việt Nam ngày càng trở lên gần gũi
hơn đối với người dân Đan Mạch và nó cũng thể hiện sự ủng hộ của Đan Mạch
đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến. Tuy nhiên quan hệ giữa hai nước vẫn
chỉ dừng lại đó bởi lý do khác biệt về chế độ chính trị và đặc biệt là ảnh hưởng
của Mỹ trong hệ thống các nước tư bản.
Năm 1973, khi Hiệp định Pari được ký kết (28-1-1973), trên danh nghĩa
Mỹ chính thức chấm dứt sự “dính líu” của mình vào Việt Nam. Một loạt các
quốc gia tư bản chủ nghĩa tiến bộ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với
Việt Nam. Việc Đan Mạch chính thức thiêt lạp quan hệ ngoại giao với Việt Nam
vào năm 1971 đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hợp tác mọi mặt giữa hai
nước.
3
CHƯƠNG II
QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM ĐAN MẠCH
TRONG THỜI KỲ 1971 – 1980
ĐAn Mạch chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày
25-11-1971
(1)
, có thể nói đây là một trong số ít các nước tư bản thiết lập quan hệ
ngoại giao rất sớm với Việt Nam. Thời kỳ này quan hệ ngoại giao giữa hai nước
chỉ dừng lại ở một chừng mực nhất định. Việt Nam cũng như Đan Mạch chưa
đặt cơ quan ngoại giao chính thức (Đại sứ quán) trên lãnh thổ của nhau. Đại diện
ngoại giao của Việt Nam trên lãnh thổ Đan Mạch là “phòng thông tin” ở Cô -
pen-ha-ghen còn tại Hà Nội chưa có cơ quan ngoại giao nào của Đan Mạch.
Trong thời gian này, do nguyên nhân chiến tranh nên hai bên chưa cử bất cứ
đoàn ngoại giao nào cho các cuộc thăm viếng nhau. Chỉ sau khi chiến tranh kết
thúc tại Miền Nam (1975), quan hệ ngoại giao giữa hai nước mới được đẩy
mạnh.
Tháng 3/1977, lần đầu tiên đoàn đại biểu của Bộ hợp tác phát triển Đan
Mạch sang thăm Việt Nam. Chuyến thăm này có ý nghĩa rất quan trọng, đã mở
ra một chương mới trong quan hệ hợp tác phát triển mọi mặt giữa hai nước. Để
đáp lại, tháng 6 năm 1977, thủ tướng Phạm Văn Đồng có chuyến thăm hữu nghị
chính thức Đan Mạch, qua chuyến thăm này, quan hệ giữa hai nước được thắt
chặt hơn nữa.
Trong khoảng thời gian từ năm 1971 đến 1986, quan hệ ngoại giao giữa
Việt Nam và Đan Mạch mới chỉ dừng lại ở mức độ xã giao. Mặc dù đã có sự
ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, nhưng do sự khác biệt về hệ tư tưởng và chế độ chính trị nên hầu như
không có bước tiến đáng kể nào trong quan hệ ngoại giao hai nước. Khi chiến
tranh kết thúc, song song với công cuộc tái thiết đất nước, Việt Nam đã đẩy
mạnh quan hệ hợp tác phát triển với các quốc gia khác. Nhưng chủ yếu vẫn là
Liên Xô, các nước Đông Âu và các nước xã hội chủ nghĩa khác trên thế giới.
(
1)
Nguồn: tang web: Mofa.gov.vn/vi/cn-vakv/euro/nr040819111225/nso6090715326
4
Ngoài ra, chúng ta không có sự hợp tác đáng kể nào trong lĩnh vực kinh
tế, văn hoá với các nước ngoài khối xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là điều tất yếu
trong cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai khối xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ
nghĩa trong cuộc chiến tranh lạnh. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước cũng chịu
ảnh hưởng rất lớn bởi cuộc chiến tranh lạnh.
Ngày 12-5-1980 đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ ngoại giao
giữa hai nước, Đan Mạch chính thức mở Đại sứ quan tại Hà Nội. Sau 9 năm kể
từ khi chính thức quan hệ ngoại giao giữa hai nước được nâng lên tầm đại sứ.
Thông qua cánh cửa Đan Mạch, chúng ta có cơ hội tiếp cận và hợp tác với Liên
minh Châu Âu - đối tác chiến lược sau này của Việt Nam.
5
CHƯƠNG III
QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ ĐAN MẠCH TỪ NĂM
1980 ĐẾN NAY
Mặc dù Đại sứ quán Đan Mạch đã được mở tại Hà Nội nhưng trong thời
gian này, quan hệ hai nước vẫn bị “đóng băng”. Lý do là vấn đề Cam-pu-chia,
cũng như nhiều quốc gia khác. ĐAn Mạch phản đối Việt Nam trong việc đưa
quân vào Cam-pu-chia. Những bất đồng này đã dần được giải quyết khi Việt
Nam rút quân khỏi Cam-pu-chia (9-1989). Để thắt chặt quan hệ giữa hai nước
và giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng, tháng 7 năm 1972, Phó Thủ tướng
Trần Đức Lương đã có chuyến thăm và làm việc tại Đan Mạch. Trong chuyến
thăm này, chính phủ Đan Mạch tỏ rõ mong muốn tăng cường các mối quan hệ
hợp tác về kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật… với Việt Nam: “Chuyến
thăm đã được dư luận các nước hữu quan đánh giá là cần thiết, đúng lúc và đã
đạt kết quả tốt”
(1)
. Song tháng 8 năm 1973, đoàn đại biểu của Bộ Hợp tác phát
triển Đan Mạch sang thăm Việt Nam, trong chuyến thăm này, họ đã tìm hiểu sâu
hơn về cơ hộ đầu tư ở Việt Nam. Từ khi Luật đầu tư được thông qua (12-1987)
Việt Nam đã dần trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trên thế giới.
Tuy nhiên, vì những khó khăn riêng mà đến tháng 3/1993, Đại sứ quán
Đan Mạch tại Hà Nội đã bị đóng cửa. Quan hệ giữa hai nước bị gián đoạn trong
thời gian hơn một năm. Đến ngày 1/4/1994, Đan đã mở lại Đại sứ quán ở Hà
Nội và lập Tổng lãnh sự quán ại thành phố Hồ Chí Minh. Về phía mình, ngày
12/8/2000, Việt Nam đã mở Đại sứ quán tại thủ đô Co-pen-ha-ghen. Trong một
thời gian dài có những trục rặc, quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được nối lại
đằm thắm hơn.
Hai bên liên tục có những chuyến thăm viếng lẫn nhau của các cơ quan,
bộ ngành, nguyên thủ quốc gia. Trên cơ sở, quan hệ hợp tác mọi mặt mà nhất là
về kinh tế được đẩy mạnh. Về phía Việt Nam là các chuyến thăm của thủ tướng
Võ Văn Kiệt (3/1995), Thủ tướng Phan Văn Khải (từ 29/9 đên 1/10/1999), Bọ
(
1)
Nguồn: Báo Nhân dân số 13703. 30/7/1992, tr 1
6
trường ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (11/2001), của chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Văn Yểu (10/2002)… về phía Đan Mạch, trong khoảng thời gian này, Bộ hợp
tác phát triển đã 5 lần cửa các đoàn đại biểu sang thăm và tìm hiểu cơ hội đầu tư
cũng như hợp tác với Việt Nam (8/1993; 5/1994; 3/1996; 1/1998; 11/1999);
đoàn đại biểu của Bộ Tư pháp (1/2000), Bộ Ngoại giao (5/2002; 2/1999), Quốc
hội (8/1993; 9/1995; 9/2003)…
Thông qua các chuyến thăm này là hàng loạt các hiệp định hợp tác được
ký kết: Hiệp định về những điều khoản và thủ tục chung cho sự hợp tác phát
triển giữa Việt Nam - Đan Mạch (8/1993); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ
đầu tư (8/1993); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và chống trốn lậu thuế
(5/9995), Hiệp định hợp tác vận chuyển hàng không (9/1997). Hai bên đã tìm
thấy lợi ích trong mối quan hệ tốt đẹp này, từ quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp
tác mọi mặt đã và đang được đẩy mạnh.
7
CHƯƠNG IV
TƯƠNG LAI TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA
VIỆT NAM - ĐAN MẠCH
Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (1973) đến nay, mặc dù
đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng hai nước đã gạt bỏ những hiểu lầm để
hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. vấn đề Cam-pu-chia dẫn đến việc nhiều nước
phản đối dữ dội Việt Nam (trong đó có Đan Mạch) Đại sứ quán Đan Mạch tại
Hà Nội và Tổng lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh đều bị đóng cửa. Quan
hệ giữa hai nước bị gián đoạn trong một thời gian dài, điều đó phản ánh sự thực
tất yếu trong quan hệ quốc tế: giữa các quốc gia luôn tồn tại những quan điểm và
những hành động khác nhau dẫn đến những sự hiểu lầm đáng tiếc. Trong thời
gian này Việt Nam không có những hành động khôn khéo trong quan hệ ngoại
giao với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, hiểu lầm xuất phát
phía Đan Mạch là tất yếu.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông vẫn còn
hết sức nhạy cảm, liệu Việt Nam có để xảy ra sự kiện hiểu lầm đáng tiếc nào
khong? Hơn nữa, có thể khẳng định tình hình trong nước vẫn còn tồn tại những
vấn đề hết sức nhức nhối: tham nhũng (vụ PMU 18, vụ án về đất tại Đồ Sơn -
Hải Phòng…), Thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà gây nhiều khó khăn cho
các nhà đầu tư (trng đó có các nhà đầu tư đến từ Đan Mạch)… Quan hệ ngoại
giao chính là chìa khoá cho quan hệ hợp tác, trao đổi về kinh tế, viện trợ, văn
hoá…
Nếu Việt Nam không nhanh chóng “làm sạch” chính mình, liệu những
quan hệ tốt đẹp với các quốc gia khác có tồn lại mãi được không? Người Nhật
Bản nghĩ gì sau vụ PMU 18? Người tiêu dùng châu Âu nghĩ gì sau hàng loạt
những trường hợp phát hiện dư lượng kháng sinh quá lớn trên những con tôm
xuất khẩu đến EU? Người Đan Mạch nghĩ gì khi những khoảng đầu tư vào Việt
Nam không thu được lợi nhuận như mong muốn, họ sẽ tiếp tục viện trợ khi
những khoản viện trợ của họ không được sử dụng hiệu quả?
8
Nhiều câu hỏi được đặt ra để trả lời cho câu hỏ: tương lai? Không thể có
tương lai tốt đẹp được nếu bản thân mỗi quốc gia không có sự cố gắng nhất
định. Việc tổ chức thành công APEC 2006 tại Hà Nội cũng như hoàn tất việc gia
nhập WTO khẳng định những nỗ lực của Việt Nam. Trong con mắt bạn bè quốc
tế, uy tín của Việt Nam lên rất cao. Liên tục từ năm 2001 đến 2006, nền kinh tế
Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng từ 7 đến 8% (thường đứng thứ hai trên thế
giới sau Trung Quốc). Đó là nững cơ sở vững chắc để khẳng định về tương lai
tốt đẹp trong quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.
Tuy nhiên, mọi thứ đều là dự đoán, thế giới đang thay đổi từng ngày, từng
giờ. Con đường trước măt luôn không bàng phảng. Trong quá khứ, hai nươc đã
đi trên con đường đó và trong tương lai, có lẽ vẫn là con đường không hoàn toàn
bằng phẳng đó.
9
KẾT LUẬN
Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành xu thế chủ yếu của quan hệ
quốc tế hiện đại. Để khỏi bị gạt ra ngoài lề, các quốc gia nất là các quốc gia
đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đều phải tăng cường quan hệ với các
quốc gia khác trên mọi phạm vi, lĩnh vực nhằm mục đích cao nhất: vì sự phát
triển mọi mặt của đất nước (về kinh tế, văn hoá, giáo dục…).
Ngày nay, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, Mỹ
cùng với Nhật Bản, EU đang là những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam.
Khi mà sự khác nhau về hệ tư tưởng và chế độ chính trị không còn là rào cản thì
quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam với các quốc gia khác không
ngừng được đẩy mạnh. Chính điều đó đã khiến Việt Nam có được sự tăng
trưởng kinh tế nhanh, ổn định trong một thời gian dài, đồng thời vì thế chính trị
của Việt Nam trên rường quốc tế không ngừng được cải thiện.
Với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, phương châm:
“Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước” của Đảng và Nhà nước ta tỏ ra
hết sức đúng đắn. Tin tưởng rằng, trên cơ sở vững chắc đó, chúng ta sẽ hướng
tới một tương lai tốt đẹp đồng thời vượt qua những khó khăn đang tồn tại. Tất cả
vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Nhân dân
2. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu
3. Báo Quốc tế
4. Trang Web: />vakv/euro/nr040819111225/ns060907153326.
11
MỤC LỤC
12