Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Báo cáo khảo sát chim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.2 KB, 8 trang )

Báo cáo chuyên đề: Đa dạng sinh học động vật
CHƯƠNG 4: TIẾP CẬN GIÁM SÁT ĐIỀU TRA ĐA DẠNG SINH HỌC
Đề tài: Kỹ năng cơ bản trong điều tra giám sát ĐDSH nhóm chuyên sâu: Nhóm điểu
học?
BÀI LÀM
1. Sự cần thiết của giám sát, đánh giá đa dạng sinh học
Tính đa dạng sinh học không phải lúc nào cũng cố định trong các khu bảo tồn
thiên nhiên. Theo sự biến đổi của thời gian, khí hậu, sự cạnh tranh phát triển trong các
quần xã, diễn thế tự nhiên, di cư, sự tác động của con người làm cho tính đa dạng sinh
học trong các khu bảo tồn luôn thay đổi. Vì vậy, điều tra, giám sát đa dạng sinh học có ý
nghĩa rất lớn trong công tác bảo tồn. Điều tra và giám sát đa dạng sinh học chính là các
hoạt động nhằm xem xét, phân tích tình hình diễn biến các tài nguyên sinh vật theo thời
gian, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn.
Các đợt điều tra giám sát đa dạng sinh học theo định kỳ sẽ cung cấp những tư liệu
cơ sở để chúng ta đánh giá những thay đổi trong khu bảo tồn do những tác động tiêu cực
hoặc do các hoạt động quản lý gây nên. Mặt khác, các tư liệu điều tra giám sát sẽ giúp
chúng ta đánh giá sự tiến bộ (hiệu quả) của các hoạt động quản lý. Nói chung, các cuộc
điều tra kiểm kê sẽ cho ta những tư liệu về: số lượng loài trong khu bảo tồn (độ phong
phú của loài); phân bố của các loài, nhóm loài đặc trưng cho các dạng sinh cảnh (tổ thành
loài).
Việc điều tra giám sát thường xuyên theo định kỳ sẽ giúp chúng ta xây dựng danh
lục kiểm kê của các loài trong khu bảo tồn. Chỉ khi quy trình kiểm kê không bị thay đổi
thì chúng ta mới có thể so sánh kết quả kiểm kê này với các đợt kiểm kê trước đây hoặc
với kết quả kiểm kê ở các khu bảo tồn khác.
Hoạt động giám sát, đánh giá đa dạng sinh học nhằm mục đích: xác định các vùng
ưu tiên cho bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn và phát triển nguồn gen động, thực vật;
theo dõi tác động của quản lý đất đai cũng như biến đổi môi trường đến đa dạng sinh học.
2. Mục tiêu của điều tra giám sát đa dạng sinh học
Chương trình điều tra, giám sát đa dạng sinh học cho mỗi khu bảo tồn được thiết
kế khác nhau tùy theo chức năng, nhiệm vụ của khu bảo tồn đó:
- Nếu đó là khu vực được xây dựng chủ yếu để bảo vệ các hệ sinh thái cần thiết


cho rất nhiều loài thực vật và động vật tiêu biểu của Việt Nam thì mục tiêu của hoạt động
giám sát là:
+ Xác định và vẽ trên bản đồ các sinh cảnh chính đã tạo nên toàn bộ hệ sinh
thái trong khu bảo tồn thiên nhiên đó.
+ Xác định các loài chỉ thị (hoặc loài chính) đại diện cho mỗi dạng ST.
+ Giám sát dài hạn các loài chỉ thị đó để theo dõi sự biến đổi của các quần
thể và xác định những mối đe dọa nghiêm trọng nhất.
1
Báo cáo chuyên đề: Đa dạng sinh học động vật
+ Tìm ra các giải pháp hoặc các kiến nghị để giảm mối đe dọa nói trên.
Giám sát sự thay đổi tính nghiêm trọng của các mối đe dọa đó.
- Nếu khu vực được xây dựng chủ yếu để bảo vệ một hoặc vài loài động, thực vật
quan trọng có nguy cơ diệt vong nào đó (Ví dụ: Tê giác ở VQG Nam Cát Tiên, Voọc đầu
trắng ở VQG Cát Ba…) thì mục tiêu điều tra giám sát quan trọng nhất là:
+ Xác định hiện trạng quần thể loài.
+ Xác định các mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với quần thể.
+ Giám sát các xu hướng thay đổi lâu dài kích thước quần thể.
+ Tìm ra các biện pháp và đề ra các kiến nghị làm giảm các mối đe dọa.
+ Giám sát sự thay đổi tính nghiêm trọng của các mối đe dọa.
- Nếu khu vực đó được xây dựng chủ yếu để bảo vệ các tài nguyên sinh vật quan
trọng cho đời sống của cộng đồng dân cư gần đó (Ví dụ: rừng đầu nguồn), thì mục tiêu
điều tra giám sát quan trọng nhất là:
+ Xác định các nguồn tài nguyên có trong khu vực mà đời sống của cộng
đồng dân cư gần đó lệ thuộc vào chúng.
+ Xác định các mối đe dọa tiềm tàng đối với nguồn tài nguyên đó, tìm các
biện pháp để giảm các mối đe dọa đó, giám sát sự thay đổi tính nghiêm trọng của
các mối đe dọa đó.
3. Điều tra giám sát đa dạng sinh học nhóm điểu học
a. Lập tuyến điều tra
Lập tuyến điều tra cho chương trình giám sát là rất tốn kém và mất thời gian

nhưng cực kỳ quan trọng. Sau khi chia khu bảo tồn thành các dạng sinh cảnh chính, trên
cơ sở nguồn nhân lực và kinh phí chúng ta cần xác định khu vực lập tuyến và số tuyến
điều tra giám sát cần lập và số lần lặp lại cho mỗi đợt điều tra. Để dễ phát hiện qua các
lần điều tra, các tuyến điều tra phải ở những nơi dễ dàng tiếp cận như từ hệ thống đường
lớn hay đường mòn sẵn có hoặc sông, suối nhưng tuyến không được trùng với đường hay
sông suối đó. Các tuyến điều tra có thể cách đều hoặc không đều nhau. Tốt nhất tuyến
điều tra là những đường thẳng và có hướng bất kỳ. Khoảng cách giữa các tuyến điều tra
tốt nhất là 1 km nhưng gần nhất cũng không dưới 500m. Đầu mỗi tuyến phải đánh dấu
bằng các vật liệu không bị mất sau nhiều năm (băng nilon màu, sơn màu ).
Lập tuyến điều tra trên hiện trường bằng địa bàn và cọc tiêu và được phát dọn rõ
ràng. Trên tuyến điều tra đã được lập, đánh dấu chia đoạn theo cự ly 100m để phục vụ
các hoạt động sau này (như lập tuyến ngang, đặt bẫy thú nhỏ, đặt lưới mờ, …). Nơi tuyến
đi qua nhiều dạng sinh cảnh khác nhau thì ở đầu mỗi dạng sinh cảnh cần xác định và làm
dấu mốc phân định.
b. Giám sát các quần thể chim
2
Báo cáo chuyên đề: Đa dạng sinh học động vật
Giám sát các quần thể chim cũng có ý nghĩa tương tự như giám sát các quần thể
thú nhỏ hoặc các chủng quần ếch nhái. Các chương trình giám sát sẽ cho ta biết về tình
trạng của khu bảo tồn, biết được những biến đổi về số lượng (mức độ phong phú của các
loài theo thời gian), tính hiệu quả của những biện pháp quản lý đã áp dụng. Để có thể
giám sát một cách thích hợp và hiệu quả chúng ta cần xác định một nhóm các loài tương
đối dễ quan sát, không tốn kém, dễ định loại và những địa điểm mà ở đó sử dụng cùng
một phương pháp có thể bắt được nhiều loài như các loài sống ở sinh cảnh trống, dễ quan
sát và những loài kiếm ăn, làm tổ trong các cây bụi và có thể bắt tại ổ. Cũng có thể chọn
các loài dễ dàng sử dụng cho mục đích giáo dục quần chúng.
Sử dụng lưới mờ để bắt chim là một trong những phương pháp dễ làm và có hiệu
quả trong chương trình giám sát quần thể chim rừng. Tuy nhiên lưới mờ không thể áp
dụng được cho tất cả các loài chim vì một số loài bay quá cao (trên các ngọn cây) hay
kích thước của chúng quá lớn.

Các lưới Mist-nest được sử dụng có 4 tay lưới, dài 12m, cao 2.8m, mắt lưới 15x15
mm do Italia sản xuất (Do Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Paris cung cấp). Mỗi lưới
được dựng bởi hai cọc tại mỗi điểm nghiên cứu. Khi gỡ chim sử dụng đúng phương pháp
được chuyên gia hướng dẫn nhằm hạn chế tối đa làm tổn thương đến chim.
 Chọn địa điểm giăng lưới mờ
Thường lưới mờ được giăng trên các tuyến điều tra đã xác định. Tuy nhiên tuyến
đặt lưới cụ thể thế nào tuỳ thuộc nội dung cần giám sát.
Cách giăng lưới: Tìm 2 cây đứng cách nhau đúng bằng chiều dài của lưới mờ (12
hay 16m) và treo lưới trên 2 cây đó. Nếu không có cây thì dùng 2 cọc thẳng xuống đất ở
đúng khoảng cách. Khác với các loại bẫy thú, lưới mờ không dùng hình thức thu hút con
vật mà chỉ đơn giản là chúng nằm ở đấy và chờ chim tình cờ bay qua mà vướng vào lưới.
Vì vậy cần chú ý giăng lưới sao cho các loài chim khó phát hiện và tránh lưới. Tại ranh
giới giữa cánh đồng và rừng cây, giữa sinh cảnh trống và sinh cảnh kín, nơi chim bay từ
vùng có ánh sáng vào vùng tối là những điểm đặt lưới tốt nhất vì lưới khó bị phát hiện.
 Điều tra kiểm kê
Nếu chỉ điều tra thành phần loài chim của khu bảo tồn thì chúng ta đi dọc các
tuyến và giăng lưới mờ tại mỗi điểm nơi kiểu sinh cảnh thay đổi như đã làm trước đây.
Nếu muốn so sánh giữa các sinh cảnh thì chúng ta không được đặt các lưới cách nhau
dưới 100m và cần số lưới đặt ở mỗi kiểu sinh cảnh là như nhau. Vị trí đặt lưới phải được
đánh dấu cố định cho các năm nghiên cứu giám sát, số lần và số lưới sử dụng trong mỗi
3
Báo cáo chuyên đề: Đa dạng sinh học động vật
lần ở mỗi năm hay mỗi mùa phải bằng nhau. Cách làm đó sẽ cho ta biết được loài nào
đấy xuất hiện hoặc biến mất khỏi các kiểu sinh cảnh khác nhau.
 Giám sát các xu hướng của quần thể
Mục đích giám sát nhằm để biết số lượng chim tăng hay giảm. Cách làm là giăng
lưới mờ dọc các tuyến tỷ lệ với độ phong phú tương đối của mỗi kiểu sinh cảnh với
khoảng cách 100m một dọc theo tuyến điều tra.
 Kiểm tra lưới mờ
Lưới cần được kiểm tra thường xuyên. Nơi có bóng râm, cần kiểm tra lưới 1,5 – 2

giờ một lần, nơi mặt trời chiếu trực tiếp sau mỗi 0,5 - 1 giờ. Trời mưa nhỏ kiểm tra 0,5 -
1 giờ một lần, trời mưa to không nên giăng lưới. Ánh sáng mờ làm cho lưới khó phát
hiện, vì vậy những giờ đầu của bình minh và trước hoàng hôn là thời gian bẫy chim tốt
nhất. Chúng ta tính giờ/bẫy từ thời điểm giăng bẫy thứ nhất vào buổi sáng cho đến thời
điểm thu bẫy thứ nhất. Vào cuối mỗi ngày bẫy ta có thể cuộn để lưới treo trên cây và vào
buổi hôm sau ta mới mở lưới lại.
Cũng như đối với đặt bẫy thú, chúng ta phải có số giờ/ bẫy giống nhau ở các sinh
cảnh nghiên cứu. Nếu đặt 5 lưới trong một sinh cảnh và lưới giăng trong 5 giờ, khi đó ta
có 25 giờ/lưới và làm như vậy trong 4 ngày thì ta khảo sát điểm nghiên cứu đó 100
giờ/lưới.
 Xử lý chim bắt được
+ Gỡ chim khỏi lưới nhẹ nhàng, không gây thương tích và không làm rách lưới.
+ Xác định loài và giới tính của chim.
+ Kiểm tra chim đã trưởng thành hay còn non. Chim non thường có bộ lông khác
với chim trưởng thành.
+ Kiểm tra tình trạng sinh sản; Chim bị mất lông ở vùng ngực có thể là đang ấp
trứng (thường chỉ có con cái ấp trứng). Chim trống tích tinh dịch quanh khu hậu môn vào
mùa sinh sản. Chúng có thể có vùng quanh hậu môn sưng lên, đó là dấu hiệu sinh sản rõ
ràng.
+ Kiểm tra sự thay lông: Trong thời gian thay lông, lông cánh và lông đuôi không
dài bằng nhau.
+ Đánh dấu chim: Nếu có vòng số đo thì đeo nó vào chân chim, cần có 3-4 loại
vòng có kích thước khác nhau để chọn loại thích hợp nhất cho loài bắt được. Nếu không
có vòng thì cắt một ít lông đuôi ngoài để đánh dấu là chim đã bị bắt.
+ Thả lại chim ngay tại nơi mà nó bị bắt.
+ Tránh các sự cố trong bẫy bắt chim:
- Chim bị chết trong lưới: thường xảy ra ở 2 trường hợp do quá nóng khi đặt lưới
dưới ánh mặt trời hoặc do bị ướt khi trời mưa to. Trong trường hợp này, cần rút ngắn thời
4
Báo cáo chuyên đề: Đa dạng sinh học động vật

gian giữa các lần thăm lưới. Nguyên tắc chung là tỷ lệ chết phải nhỏ hơn 5%. Nếu tỷ lệ
chim chết lớn hơn 5%, cần thiết phải xem xét lại phương pháp và quy trình bẫy bắt.
- Lưới không bắt được chim: có thể trong một số đợt đặt bẫy có một số lưới không
thể bắt được chim. Trong trường hợp này, nên xem xét một số nguyên nhân như : chất
lượng lưới, vị trí đặt bẫy, ánh sáng nơi đặt bẫy, thời gian mở lưới và thời gian đặt lưới
kéo dài (chim biết nơi đặt bẫy).
 Phân tích kết quả bẫy bắt bằng lưới mờ
Bước đầu tiên trong quá trình phân tích số liệu và lập bảng số liệu:
Đối với mỗi mùa hoặc mỗi năm bẫy bắt ta cần lập một bảng như vậy. Số liệu lần
bẫy bắt mùa đầu hoặc năm đầu chưa cho ta một khái niệm gì nhưng các mùa hoặc sau sẽ
cho thấy sự biến đổi và thành phần loài, và số lượng các loài, phản ánh tình hình tài
nguyên của khu bảo tồn tăng hay giảm và hiệu quả của công tác quản lý.
Biểu số liệu phân tích kết quả bẫy bắt bằng lưới mờ
Kiểu sinh cảnh A B C …
Số điểm đặt lưới mờ
Số lưới đặt mỗi điểm
Số ngày mở lưới
Tổng số các số liệu ghi trên:
1. Loài
- Số cá thể bắt ngày đầu
- Số cá thể bắt lại lần 2
- Số cá thể bắt lại lần 3
- Số cá thể bắt lại lần n
2. Loài
- Số cá thể bắt ngày đầu
- Số cá thể bắt lại lần 2
- Số cá thể bắt lại lần n…
 Đường cong phát hiện loài
Tần suất ghi nhận thêm các loài mới vào danh lục sẽ giảm dần theo thời gian; khi
bắt đầu nghiên cứu thực địa thì tất cả các loài ghi nhận đều là loài mới và khi thời gian

thực địa tăng lên thì số loài mới ghi nhận càng ít dần đi. Tuy nhiên, cho dù có bỏ thời
gian nhiều tháng tại một khu vực, vẫn có thể tiếp tục có thêm những loài mới được bổ
sung vào danh lục. Khi thu thập số liệu để thành lập một danh lục loài, ta cũng nên ghi
nhận thời gian xây dựng danh lục, số lượng người quan sát và số giờ thực địa. Nếu có ghi
chú thời điểm và ngày loài đó được phát hiện và đưa vào danh lục tạo điều kiện cho các
phân tích đơn giản sau này.
Có thể ghi nhận tốc độ phát hiện loài tại thực địa bằng cách chia toàn bộ nỗ lực
điều tra tại một khu vực ra thành các đơn vị chuẩn và ghi nhận toàn bộ số loài được xác
5
Báo cáo chuyên đề: Đa dạng sinh học động vật
định trong mỗi đơn vị. Nỗ lực nghiên cứu là hàm số của thời gian thực địa và số người
quan sát. Mỗi người quan sát chỉ được coi là thu thập số liệu một cách độc lập nếu nghiên
cứu ở một vị trí khác cách hẳn những người quan sát kia. Do đó, nếu những người quan
sát làm việc theo cặp (ví dụ, vì lý do an toàn) thì mỗi cặp hoạt động có hiệu quả tương
đương một người quan sát một mình. Đơn vị nỗ lực do đó nên được tính bằng người quan
sát × với một đơn vị thời gian (ví dụ, giờ người quan sát hay ngày người quan sát). Các
khoảng thời gian quan sát cùng lúc bởi những người quan sát khác nhau có thể gộp lại
với nhau hay xử lý như các khoảng thời gian quan sát liên tục (ví dụ, bốn người quan sát
làm việc ở các địa điểm khác nhau trong cùng một giờ đồng hồ vào một thời điểm trong
ngày có thể xử lý như một đơn vị bằng bốn giờ người quan sát hay như bốn đơn vị liên
tục của một giờ người quan sát). Đơn vị thời gian có thể sử dụng là một giờ đến một ngày
(hay thậm chí còn dài hơn). Ưu điểm của việc sử dụng một ngày làm đơn vị tính thời gian
là mức độ hoạt động của các loài trong mỗi đơn vị ghi nhận tương tự như nhau, tuy nhiên
điều này chỉ thực tế nếu thời gian nghiên cứu thực địa ít nhất là mười ngày, và tốt nhất là
dài hơn. Nếu đơn vị thời gian nhỏ hơn một ngày được sử dụng, tần suất hoạt động của
chim sẽ ảnh hưởng đến đường cong phát hiện loài, chẳng hạn như số loài được ghi nhận
vào thời điểm giữa ngày sẽ ít hơn so với sáng sớm và chiều tối. Nên lựa chọn đơn vị thời
gian thế nào đó để toàn bộ thời gian quan sát phải bao gồm ít nhất là mười đơn vị thời
gian. Đến thời điểm mặc dù nỗ lực điều tra, tổng số loài ghi nhận không tăng thêm nhiều
nữa thì đường cong sẽ tiến dần đến đoạn ổn định thể hiện có rất ít loài mới tiếp tục được

phát hiện. Một đường cong như vậy có thể sử dụng làm chỉ số cho khoảng thời gian tối
ưu cần bỏ ra tại một khu vực để ghi nhận được phần lớn các loài tại đó. Vị trí bắt đầu đến
đoạn ổn định của đường cong được dùng để so sánh độ phong phú loài giữa các khu vực.
Phương pháp lập và phân tích đường cong phát hiện loài (Danh lục
Mackinnon)
Danh lục Mackinnon (Mackinnon & Phillips, 1993) cho ta một cách khác để tính
toán đường cong phát hiện loài và chỉ số để tính toán độ phong phú tương đối. Người
quan sát xây dựng một danh lục bằng cách ghi nhận các loài mới đến khi có đủ số lượng
loài đã định trước. Một loài chỉ được ghi nhận một lần trong một danh lục nhưng có thể
được ghi nhận lại trong danh lục tiếp theo. Độ dài của một danh lục tốt nhất là từ 8 đến
20 loài, số lượng này phụ thuộc vào số lượng loài ước tính có tại khu vực: nếu một khu
vực được cho là có càng nhiều loài thì danh lục càng phải lớn. Ta chỉ có thể so sánh các
6
Báo cáo chuyên đề: Đa dạng sinh học động vật
điều tra với nhau nếu số lượng loài trong danh lục lựa chọn sử dụng trong các điều tra đó
như nhau. Lập lại điều tra này đến khi có ít nhất là 10 danh lục và tốt nhất là có nhiều
hơn 15 danh lục được xây dựng cho mỗi khu vực. Khi ghi nhận số liệu, người quan sát tự
do tìm kiếm chim bằng bất cứ cách nào nếu nó phù hợp với khu vực nghiên cứu. Tuy
nhiên, người quan sát cần cố gắng di chuyển đến một vị trí khác trước khi bắt đầu một
danh lục mới để tránh ghi nhận cùng một cá thể trong các danh lục khác nhau. Có thể vẽ
được một đường cong phát hiện loài bằng cách thay thế nỗ lực điều tra với số lượng danh
lục và biểu thị quan hệ của số lượng danh lục với số lượng loài tích lũy. Cũng như ở trên,
vị trí mà đường cong bắt đầu ổn định phản ánh độ phong phú loài và hình dáng đường
cong biểu hiện còn có khoảng bao nhiêu loài nữa có thể tìm thấy tại khu vực đó.
Số liệu thu thập trong các danh lục Mackinnon có thể được phân tích bằng hai
cách. Đường cong phát hiện loài có thể được xây dựng bằng cách lập đồ thị tổng lũy tích
của số loài so với số lượng danh lục và phân tích kết quả (ước tính tổng số loài từ đường
cong phát hiện loài). Ngoài ra có thể phân tích kết quả để đưa ra chỉ số phong phú tương
đối của mỗi loài. Chỉ số phong phú tương đối của mỗi loài ở mỗi khu vực tương ứng với
phân số của tổng số danh lục mà loài này được ghi nhận, nghĩa là nếu một loài được ghi

nhận ở 8 trong số 10 danh lục ở khu vực A và 3 trong số 15 danh lục ở khu vực B thì chỉ
số phong phú tương đối của loài sẽ là 0,8 ở khu vực A và 0,2 ở khu vực B. Chỉ số này có
thể dao động từ 0 (loài không được ghi nhận) đến 1 (loài được ghi nhận trong tất cả các
danh lục).
Ước tính số lượng loài có thể có trong khu vực bằng công thức Jackknife
Công thức Jackknife được trình bày như sau:
S = s + ((n-1)/n)k
Trong đó: S: Chỉ số ước tính độ phong phú của loài;
s: Số loài ghi nhận được trong n danh sách Mackinnon;
n: Tổng số các danh sách Mackinnon;
k: Số loài đơn độc.
Với phương sai là: Var (S) = ((n-1)/n)[
2
2
1
( ) /
s
j
j
j f k n
=


]
Trong đó: Var (S): Phương sai của S;
f
j
: Số lượng ô mẫu có chứa j loài đơn độc;
j: Số loài đơn độc có trong một ô mẫu (j = 1,2,3 s)
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Colin Bibby, Martin Jones, Stuart Marsden (2003), Kỹ thuật điều tra thực địa
khảo sát khu hệ chim, bản dịch tiếng Việt, NXB Mũi Cà Mau.
7
Báo cáo chuyên đề: Đa dạng sinh học động vật
2. Nguyễn Hoài Bão, Cẩm nang nghiên cứu thực địa-đa dạng sinh học và bảo
tồn Chim, Đại học KHTN thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nhóm tác giả Cao Thị Lý, Trần Mạnh Đạt (2002), Chương trình hỗ trợ lâm
nghiệp xã hội: Bài giảng Đa dạng Sinh học, Hà Nội.
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×