Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng sinh học và đề xuất biện pháp bảo tồn loài Voọc mũi hếch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.62 KB, 11 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: Nghiên cứu tính đa dạng sinh học và đề xuất biện pháp
bảo tồn loài Voọc mũi hếch (Rhinopithecus Avunculus Dollman,
1912) ở khu vực Khau Ca, Hà Giang
Sinh viên thực hiện: Lã Thanh Bình
Mã SV:DC00203992
Lớp:DH2QM6

HÀ NỘI – 10/2014
MỤC LỤC
I.Tóm tắt:
II.Nội dung báo cáo.
1.Đặt vấn đề.
2.Mục tiêu nghiên cứu.
3.Địa điểm và đối tượng nghiên cứu.
4.Nội dung nghiên cứu.
5.Phương pháp nghiên cứu.
6.Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
7.Kết luận và kiến nghị.
III.Tài liệu tham khảo:
I.Tóm tắt:
Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) hay còn có tên gọi
khác là Voọc mũi hếch Bắc Bộ đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trên
phạm vi toàn cầu và là loài đặc hữu của vùng Đông Bắc Việt Nam. Mặc dù
Voọc mũi hếch được phát hiện từ lâu nhưng có rất ít quan sát và thông tin
được cập nhật về loài này. Theo thông cáo báo chí của Fauna & Flora


International (FFI) năm 2013, Khảo sát tại Việt Nam ghi nhận số lượng Voọc
Mũi hếch lớn nhất từ trước tới nay.Đây là loài động vật cực kỳ quí hiếm của
Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang có dấu hiệu của sự phục hồi trở
lại.
Chính vì vậy, chúng tôi quyết định nghiên cứu về tính đa dạng sinh học
của loài Voọc mũi hếch nhằm đề xuất một số biện pháp bảo tồn loài tại khu
vực rừng Khau Ca, Hà Giang bằng một số phương pháp nghiên cứu khoa học.
Đề tài sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân bản địa nói riêng và
toàn dân nói chung về tính đa dạng sinh học của Voọc mũi hếch, tạo điều kiện
cho sự bảo vệ và phát triển loài động vật qui hiếm này.
II.Nội dung báo cáo:
1. Đặt vấn đề :
Theo nguồn tin từ Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI), qua
khảo sát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch Khau Ca thuộc tỉnh
Hà Giang, tổ chức này ghi nhận số lượng cá thể voọc mũi hếch đang dần phục
hồi với trên 110 cá thể.
Voọc mũi hếch có tên khoa học là Rhinophihecus anvurculus, loài này chỉ
xuất hiện ở một số cánh rừng biệt lập ở miền Bắc Việt Nam. Trên phạm vi
toàn cầu, theo số liệu của FFI, voọc mũi hếch chỉ có khoảng 250 cá thể và
đang có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn và mất môi trường sống
Trong khi đó, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch Khau Ca đang là
nơi trú ngự an toàn của khoảng một nửa số lượng cá thể. Đây cũng là khu vực
thuận lợi cho quá trình sinh sản và phát triển của quần thể voọc quý, hiếm
được đánh giá là lớn nhất trên toàn cầu.
Ở góc độ quốc tế, tiến sỹ Benjamin Rawson, Quản lý Chương trình linh
trưởng vùng Đông Nam Á, Myanmar và Trung Quốc của FFI cho biết, tính
đến thời điểm hiện tại, đây là một trong số ít các loài nguy cấp của Việt Nam
có dấu hiệu phục hồi.
“Sự xuất hiện của loài này cho thấy, với sự cam kết của các cơ quan chức
năng địa phương và sự tham gia của cộng đồng, tình trạng suy giảm quần thể

động vật hoang dã có thể sẽ được phục hồi,” tiến sỹ Benjamin Rawson nói.
Về phía Liên minh bảo tồn quốc tế (IUCN), ông Jake Brunner cho rằng nguồn
thông tin này cho thấy tầm quan trọng của Khau Ca khi nơi đây có khoảng
một nửa số lượng voọc mũi hếch trên thế giới. Vậy việc nghiên cứu tính đa
dạng sinh học và đề xuất biện pháp bảo tồn loài Vọoc mũi hếch ở khu vực
Khau Ca-Hà Giang là vấn đề rất cần thiết trong thực trạng hiện nay.Chính vì
thế mà chúng tôi chọn đề tài "Nghiên cứu tính đa dạng sinh học và đề xuất
biện pháp bảo tồn loài Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman,
1912) ở khu vực Khau Ca, Hà Giang"

Ảnh: Chi cục Kiểm lâm Hà Giang cung cấp
2. Mục tiêu nghiên cứu:
•Mục tiêu chung:
-Nghiên cứu tính đa dạng sinh học và đề xuất biện pháp bảo tồn loài Vọoc mũi
hếch ở khu vực Khau Ca-Hà Giang
• Mục tiêu cụ thể:
-Nghiên cứu về đặc điểm chung,sinh thái,sinh sản,phân bố của loài Voọc mũi hếch
ở Khau Ca.
-Khảo sát hiện trạng công tác quản lý và tình trạng bảo tồn loài Voọc mũi hếch ở
Khau Ca.
-Đề xuất các biện pháp bảo tồn .
3. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu:
3.1:Địa điểm nghiên cứu:
• Vị trí địa lý: Khau Ca là khu rừng đá vôi biệt lập, rừng Khau Ca được biết đến
với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Năm 2000, khu bảo tồn thiên nhiên
Khau Ca được UBND tỉnh Hà Giang quy hoạch nằm trên địa phận 3 huyện của 3
xã Du Già huyện Yên Minh; xã Minh Sơn huyện Bắc Mê; xã Tùng Bá huyện Vị
Xuyên. Với trên 2.000 ha, rừng thiên nhiên Khau Ca có những hệ sinh thái đa dạng
với hệ động vật và hệ thảm thực vật phong phú
• Đa dạng sinh học thực vật: Theo đánh giá của tổ chức thế giới về đa dạng sinh

học thảm thực vật của rừng đặc dụng Khau Ca có 471 loài thực vật thuộc 268 chi,
113 họ và 4 ngành, với kiểu rừng kín mưa ẩm nhiệt đới vùng núi cao. Với tài
nguyên sinh học đa dạng, hệ thực vật ở rừng đặc dụng Khau Ca có rất nhiều loài gỗ
quý hiếm như: Nghiến, Trai, Chò Chỉ, Chò Than, lát, xoan đào, kháu đá, sến, sồi,
mẩy sẹc Ngoài ra rừng Khau Ca còn có những loài gỗ đặc hữu nổi tiếng của
Việt Nam như: Đinh, Hương là cây có giá trị xuất khẩu và là nguồn gien quý hiếm
phân bố trên diện tích khá lớn và trữ lượng khá cao.
• Đa dạng sinh học động vật: Bên cạnh sự sinh trưởng của hệ thực vật đã thúc đẩy
hệ động vật phát triển đa dạng, một số loài động vật quý hiếm được các nhà khoa
học ghi nhận ở các khu bảo tồn Khau Ca như vượn đen, gấu, Sơn Dương, Khỉ mặt
đỏ, Báo hoa mai, Báo gấm, Gà lôi trắng, Trăn đất, rắn hổ mang
Hệ động vật có xương sống ở khu bảo tồn thiên nhiên Khau Ca thống kê được có
171 loài trong 73 họ và 24 bộ. 57 loài thú, 82 loài chim, 18 loài bò sát, và 14 loài
lưỡng cư. Những loài động vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam với lớp thú 17
loài, chim 2 loài, bò sát 8 loài.
3.2:Đối tượng nghiên cứu:
*Tên gọi:Voọc mũi hếch(hay còn gọi là cà đác)
*Tên khoa học: rhinopithecus avunculus
*Họ: Khỉ (cercopithecidae)
*Bộ: Linh trưởng (primates)
*Đặc điểm nhận dạng:
Bộ lông màu nâu đen. Lông trên đầu và quanh mặt màu trắng nhạt. Không có mào
lông trên đỉnh đầu. vùng bụng, mắt, chi trước và chi sau có màu trắng nhờ, mảng
lông trắng này kéo chùm ra phía bên ngoài khuỷu tay. Đuôi dài hơn thân, lông xù.
Con non mới đẻ lông màu vàng nhạt. Khi lớn chuyển màu như voọc trưởng thành.
*Đặc điểm sinh sản-Tập tính:
Voọc mũi hếch có chửa vào tháng 11 - 12. Từ tháng 3 - 6 thường thấy con cái mang
con non trước ngực. Thức ăn chủ yếu là chồi non , lá cây và quả cây. Quả 4,7%, lá
non 38%, hạt 15%, khoảng 52 loài cây dùng làm thức ăn cho loài. Nơi sống của
Voọc mũi hếch có phần đa dạng hơn các loài Voọc khác. Chúng thường sống ở

những vùng có cây gỗ cao trên đỉnh núi đất, dưới thung lũng và trên núi đá. Nhiều
trường hợp thấy sống ở rừng tre nứa. Chúng ngủ trên các cành cây cao. Chưa gặp
chúng ngủ trong hang hay vách núi, kể cả mùa đông giá lạnh. Voọc thường di
chuyển và kiếm thức ăn trên tầng cây cao nên không có sự cạnh tranh về thức ăn
với các loài khác, thường sống ở độ cao 200 -1200m. Cấu trúc đàn một đực và
nhiều cái. Số lượng cá thể trong đàn 17-25. Kẻ thù chủ yếu của chúng ngoài thiên
nhiên là các loài thú cỡ lớn.
*Đặc điểm phân bố:
Trong nước: Tuyên Quang (Chiêm Hoá, Na Hang), Bắc Cạn (Ba Bể), Yên Bái
(Chấn Yên), Thái Nguyên (Na Rì, Đại Từ), Quảng Ninh (Hoành Bồ).Hà Giang
(Khau Ca).
Thế giới: chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc
*Giá trị:
Loài đặc hữu nên có giá trị khoa học cao, là đối tượng nghiên cứu khoa học, làm
mẫu, nuôi làm cảnh và làm thuốc.
*Tình trạng:
Trước năm 1975, loài này còn gặp rất phổ biến ở các khu rừng già thuộc các tỉnh
Miền Bắc Việt Nam trên diện tích ước tính khoảng >2.000km2. Từ năm 1975 trở
lại đây, tình trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Số lượng
tiểu quần thể hiện nay xác định là 7. Nguyên nhân biến đổi do nơi cư trú bị xâm
hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt
để nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.
*Phân hạng: CR B 2a,b,c C1
*Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2000 và danh sách các loài cần được bảo vệ
của ngành Lâm nghiệp (Phụ lục IB Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của
Chính Phủ). Cần tiến hành tốt việc thực thi pháp luật, các quy chế, nghị định của
chính phủ về công tác bảo vệ động vật hoang dã. Xây dựng các khu bảo tồn thiên
nhiên và các chương trình quản lý các loài động vật hoang dã nói chung và các loài
bị đe doạ nói riêng. Hiện nay, loài này cũng được bảo vệ trong các khu bảo tồn

như: Khu bảo tồn thiên nhiên Tát Ke – Bản Bung, Chảm Chu (Tuyên Quang), Du
Già (Hà Giang).
4.Nội dung nghiên cứu:
-Tìm hiểu thông tin về hiện trạng và tính đa dạng sinh học của loài Voọc mũi hếch
thông qua người dân bản địa,lực lượng kiểm lâm và một số phương pháp điều
tra ,nghiên cứu.
-Một số biện pháp bảo vệ loài Voọc mũi hếch:
+Thiết lập hệ thống chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với các hoạt động gây hại đến
quần thể Voọc .
+Nâng cao hiệu quả quản lý kiểm lâm ở Khau Ca.
+Áp dụng kĩ thuật nhân giống gây nuôi tăng số lượng cá thể .
+ Nâng cao ý thức,nhận thức người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn loài
Voọc mũi hếch.
+ Bảo tồn loài Voọc mũi hếch bằng biện pháp bảo tồn nguyên vị.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu thu thập.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp trình bày số liệu:Lưu trữ,phân tích bằng Laptop,bằng Microsoft
Office.
+ Phương pháp phỏng vấn:Phỏng vấn trực tiếp người dân bản địa và cán bộ kiểm
lâm.
+Phương pháp điều tra,theo dõi đối tượng:Quan sát,thu thập thông tin bằng mắt
thường,bằng máy ảnh rồi ghi chép vào sổ tay thực địa.
+Phương pháp xác định vùng sống:Đánh dấu trên bản đồ,định vị GPS…
6.Kết quả nghiên cứu và thảo luận:
*Dưới đây là kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng và biểu đồ như sau:
Bảng 6.1:Số liệu về khảo sát Voọc mũi hếch ở Khau Ca-Hà Giang
Khu vực Số loài Số cá thể
1 7 42
2 5 37

3 5 28
4 4 16
5 6 22
6 8 33
Biểu đồ thể hiện số lượng loài voọc mũi hếch ở Khau Ca
Từ bảng 6.1 ta thấy sự phân bố của loài Voọc mũi hếch ở Khau Ca là không đồng đều cả về số
loài và số lượng cá thể.Tùy theo từng điều kiện địa hình, thảm thực vật mà có các chi khác nhau
và số lượng cá thể khác nhau trong họ Voọc mũi hếch ở Khau Ca.
7. Kết luận,kiến nghị:
7.1:Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu em nhận thấy loài Voọc mũi hếch ở Khau Ca nói riêng và trên cả thế
giới nói chung đang trên bờ vực tuyệt chủng, đặc biệt một số loài chỉ còn số lượng rất ít. Việc
suy giảm số lượng Voọc mũi hếch ở Khau Ca có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái nguồn gen và làm
giảm đa dạng sinh học. Viêc suy giảm số lượng Voọc mũi hếch là nguyên nhân của việc săn bắt
quá mức của con người; chặt phá rừng và biến đổi khí hậu làm mất nơi sinh sống của các loài
Voọc.
7.2:Kiến nghị:
-Loài động vật này được liệt vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách Đỏ Việt
Nam.Cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.
-Tăng cường công tác tuyên truyền,vận động người dân tham gia bảo vệ,bảo tồn loài Voọc mũi
hếch ở Khau Ca.
-Xây dựng hệ thống chế tài xử phạt,xử lý nghiêm minh những cá nhân,tổ chức có hành vi mua
bán bất hợp pháp ,giết hại loài Voọc
III.Tài liệu tham khảo:
- NXB KHTN và CN,2007. Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.511.
- Ngọc Quang,2013.Ấn tượng Khau Ca. cập
ngày 25/10/2014.
- Đào Văn Tiến. "Tài nguyên thú rừng Việt Nam". Văn hóa Việt Nam tổng hợp 1989-1995. Hà Nội: Ban
Văn hóa Văn nghệ Trung ương, 76-8.
- Wikipedia Vietnam . truy cập ngày

25/10/2014.

×