Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

vị trí đối tượng phương pháp và chức năng của chủ nghĩa xã hội khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.39 KB, 12 trang )

CHƯƠNG I:
VỊ TRÍ, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CHỨC NĂNG
CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
I. VỊ TRÍ CỦA CNXHKH.
1. Khái niệm
CNXHKH.
Khái niệm “CNXH” có ý nghĩa rộng hơn so với khái niệm “CNXHKH”.
CNXH chỉ một xh đang tồn tại trong thế giới gọi là CNXH hiện thực và để
xem xét thế nào là CNXH người ta dựa các các tiêu chí:
+ Xh đó phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng đó phải lấy CN M –Ln
làm nền tảng tư tưởng
+ Nó phải dựa trên chế độ công hữu về TLSX chủ yếu.
Hai yếu tố trên nó là điều kiện để tiến tới xây dựng một xh không còn áp bức
bóc lột, con người được tự do phát triển toàn diện .
Với tư cách là một chế độ xh thì CNXH có đặc trưng cơ bản của nó, những
đặc trưng này trong quá trình xây dựng học thuyết của mình các nhà sáng lập
ra CNXHKH đã nêu ra và ngày càng được bổ sung hoàn thiện. Những đặc
trưng của CNXH chúng ta sẽ được tìm hiểu ở chương VI: XH – XHCN.
Trên cơ sở những đặc trưng chung mà các nhà kinh điển của CN Mác nêu ra
thì ở mỗi nước khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nước
mình mà các nước nêu ra đặc trưng về CNXH mà mỗi nước cần hướng tới.
Đối với Việt Nam thì mô hình xây dựng CNXH gồm 8 đặc trưng cơ bản,
nhằm xây dựng một nước VN dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
Một cách khái quát nhất ta nhận thấy CNXH có các ý nghĩa sau:
- Một là, CNXH với ý nghĩa là những nhu cầu và hoạt động thực tiễn của
nhân dân lao động trong quá trình sản xuất xh hóa và trong quá trình thực
thi dân chủ.
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
1


- Hai là, CNXH với ý nghĩa là phong trào đấu tranh của nhân dân lao
động chống lại chế độ tư hữu, áp bức bóc lột, đòi lại quyền dân chủ.
- Ba là, CNXH với tư cách là ước mơ, lý tưởng của nhân dân lao động về
một chế độ xh không có chế độ tư hữu, giai cấp áp bức bóc lột, nghèo nàn
lạc hậu, chiến tranh và mọi tội ác… nhân dân được giải phóng và có quyền
dân chủ
- Bốn là, CNXH với ý nghĩa là những tư tưởng, lí luận, học thuyết về giải
phóng con người, giải phóng con người khỏi chế độ tư hữu, không có áp bức
bất công, chiến tranh nghèo nàn lạc hậu, một xã hội dân chủ văn minh hạnh
phúc.
- Năm là, CNXH với ý nghĩa là một chế độ xh mà nhân dân lao động xd trên
thực tế dưới sự lãnh đạo của đảng tiên phong của GCCN hiện đại
Như vậy qua phân tích khái niệm CNXH chúng ta có thể định nghĩa khái
niệm CNXHKH như sau:
- Khái niệm CNXHKH: CNXHKH về mặt lý luận nằm trong khái niệm
“CNXH”, là một trong 3 bộ phận hợp thành CN Mác – Lênin, nghiên cứu
sự vận động xã hội nhằm thủ tiêu CNTB và xây dựng XH – XHCN, tiến
tới xây dựng XH- CSCN.
Như vậy qua khái niệm trên thì CNXHKH là một trong ba bộ phận của CN
Mác – Lênin . CNXHKH có những đặc điểm đáng chú ý:
- Một là, chỉ rõ con đường hiện thực dựa vào khoa học để thủ tiêu tình trạng
người bóc lột người, xây dựng một xã hội mới không còn áp bức bóc lột phù
hợp với nguyện vọng của nhân dân lao động.
- Hai là, dựa vào những kết luận của các bộ phận khác hợp thành CN Mác-
Lênin là TH M-Ln, KTCT M –Ln.
- Ba là, CNXHKH là thế giới quan, hệ tư tưởng chính trị của GCCN.
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
2
- Bốn là, CNXHKH tổng kết kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, CMXH, đặc
biệt phong trào đòi quyền tự do dân chủ của quần chúng, CMDCTS và

CMGPDT.
Như vậy có nhận thức đúng đắn khái niệm CNXHKH mới có thể đưa ra được
nhiệm vụ xây dựng CNXH. Do đó mà CNXHKH là lý luận chính trị xã hội
dẫn dắt thực tiễn hoạt động xây dựng CNXH của GCCN và Đảng của nó
trên thực tế hình thành xã hội mới.
2. Vị trí của CNXHKH
CN M-Ln là một khối thống nhất giữa lý luận khoa học, hệ tư tưởng của
GCCN với những nguyên tắc lãnh đạo chính trị và thực tiến đấu tranh cách
mạng. Sự thống nhất tư tưởng một cách hữu cơ của CN M-Ln thể hiện ở các
bộ phận cấu thành của nó là: - TH
- KTCT
- CNXHKH
Sự thống nhất của CN M-Ln định rõ tính đặc thù về chất giữa các bộ phận
cấu thành với tư cách là khoa học độc lập có đối tượng nghiên cứu riêng.
Trước hết với ý nghĩa là tư tưởng, là lý luận thì CNXHKH nằm trong quá
trình phát triển chung của các sản phẩm tư tưởng, lí luận mà nhân loại đã sản
sinh ra, đặc biệt về lĩnh vực khoa học xh và chính trị xh ,do đó mà chúng ta
có thể khẳng định rằng:
- CNXHKH là một trong những đỉnh cao nhất của khoa học xh nhân loại
nói chung
Nói CNXHKH là một trong những đỉnh cao nhất của khoa học xã hội
nhân loại bởi vì: CNXHKH là tri thức tổng hợp của các mặt cơ bản của đời
sống xã hội, các ngành khoa học xã hội. Tuy rằng CNXHKH nhấn mạnh mặt
chính trị nhưng mặt chính trị đó tác động toàn diện đến các mặt của đời sống
xã hội. Vì thế tri thức của CNXHKH được khái quát ở tất cả các mặt: kinh tế,
văn hóa, tinh thần của xã hội với toàn bộ các mặt của lĩnh vực chính trị: pháp
luật, nhà nước. Các ngành khoa học như TH, KTCT, Đạo đức học, Dân tộc
học, Sử học…đều liên quan mật thiết đến tri thức của CNXHKH.
Mặt khác ta thấy rằng nếu xét trong toàn bộ tiến trình phát triển tư tưởng
trong lịch sử thì tất cả các nhà tư tưởng trước đều có mơ ước là giải phóng

con người ra khỏi áp bức bóc lột như chúng ta thấy rằng họ không tìm ra
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
3
được lời giải cho bài toán đó là phải làm cuộc CMXH. Lí luận của CNXHKH
đã luận giải một cách khoa học con đường, cách thức để thủ tiêu chế độ tư
hữu, nguồn gốc của sự áp bức bóc lột.
Do đó những tri thức của CNXHKH là tổng hợp và phong phú về cuộc
đấu tranh của GCCN nhằm thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH và CNCS.
CNXHKH đã kế thừa những yếu tố hợp lý, những giá trị của CNXH không
tưởng, tìm ra cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn để tiến tới tính quy luật của
CMXHCN. Chỉ có làm cuộc cách mạng XHCN thì GCCN và NDLĐ mới
thực sự được giải phóng, tự do và phát triển toàn diện.
Với tư cách là một bộ phận quan trọng cấu thành CN Mác thì các nhà
nghiên cứu CN Mác phân tích vị trí của CNXHKH theo 2 nghĩa: -Nghĩa hẹp
-Nghĩa rộng
- Theo nghĩa hẹp: CNXHKH là một trong 3 bộ phận của CN M – Ln.
Điều này đã được Ăngghen và Lênin khẳng định trong một số tác phẩm:
Ví dụ:
Trong tác phẩm “Chống ĐuyRinh” đây là một tác phẩm mang tính chất tổng
hợp đã được Ă viết theo 3 phần : TH, KTCT, CNXHKH.
Khi phân tích 3 bộ phận hợp thành CN Mác, V.Lênin viết: “ Nó là người
kế thừa chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người đã tạo ra
hồi thế kỷ 19 đó là TH cổ điển Đức, KTCT Anh, CNXH không tưởng Pháp”
Do đó quá trình xây dựng học thuyết của mình các nhà kinh điển của CN
Mác – Lênin đã hình thành 3 bộ phận để nghiên cứu:
+ TH gồm 2 phần: CNDVBC và CNDVLS
+ KTCT
+ CNXHKH
Ba bộ phận này xuất hiện và phát triển, gắn bó, bổ sung cho nhau. Mỗi bộ
phận có vị trí riêng:

* Về TH Mác- Lênin:
Với phát kiến vĩ đại đầu tiên là CNDVLS đã chỉ ra việc sản xuất kinh tế là
cơ sở để xem xét sự thay đổi các chế độ xã hội, từ đó hình thành lý luận về
HTKT –XH và kết luận rằng sự thay đổi các HTKT- XH đã diễn ra trong lịch
sử là do sự phát triển của các PTSX kế tiếp nhau quyết định. Nhờ đó mà
những quan điểm về lịch sử đã vượt qua được tính chất không tưởng, thuần
bí, duy tâm của các trường phái xã hội trước đó.
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
4
Trên cơ sở đó mà CNXHKH dựa vào lý luận và phương pháp luận của
CNDVLS rút ra kết luận.
Cũng như các HTKT-XH trước đó, HTKT –XH TBCN chỉ là 1 trong
những nấc thang của sự phát triển trong lịch sử xã hội loài người. Nó có quá
trình phát sinh, phát triển, tiêu vong, trước sau nó sẽ được thay thế bằng
HTKT-XH cao hơn. Đó là HTKT-XH CSCN.
* Về KTCT M-Lnin
Cùng với CNDVLS C.Mác và Ăngghen đã đi sâu nghiên cứu sự vận động
của XHTBCN, làm rõ một trong những bản chất của GCTS trong nền kinh tế
TBCN là bóc lột giá trị thặng dư.
Chính nhờ bóc lột giá trị thặng dư mà GCTS đã đẩy nhanh phát triển kinh
tế và bước vào cuộc cách mạng CN làm cho NSLĐ tăng lên. NSLĐ tăng làm
cho LLSX ngày càng mang tính chất XH hóa, trong khi đó QHSX trong
XHTB lại dựa trên chế độ CHTNTBCN về TLSX chủ yếu. Do đó dẫn đến
mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX.
+ Xét về mặt kinh tế: Chỉ có thể giải phóng triệt để mâu thuẫn đó khi làm
cuộc CMXH và giành những TLSX vào tay XH quản lý, làm cho QHSX phù
hợp với tính chất và trình độ của LLSX.
+ Xét về mặt xã hội: Người có SMLS thực hiện cuộc CMXH đó là GCCN,
giai cấp có mâu thuẫn đối kháng về lợi ích với GCTS. GCCN là giai cấp đại
diện cho LLSX và PTSX tiên tiến của thời đại mới.

Do vậy chính học thuyết giá trị thặng dư đã luận chứng một cách khoa học
nguồn gốc kinh tế của sự diệt vong CNTB và sự ra đời của CNXH là tất yếu
khách quan.
* Về CNXHKH:
CNXHKH là thành quả lý luận thống nhất logíc với TH M - Lênin và
KTCT M-Lênin.
+ CNXHKH vừa dựa trên cơ sở triết học và kinh tế chính trị M-Lênin vừa bổ
sung và hoàn tất học thuyết ấy.
CNXHKH không những nhận thức thế giới một cách đúng đắn mà
CNXHKH còn trực tiếp đề cập nhiều vấn đề trong quá trình cải tạo thế giới
theo những quy luật khách quan của cuộc CMXHCN.
+ CNXHKH làm rõ mục tiêu cuối cùng là giải phóng con người, giải phóng
toàn xã hội . Luận giải một cách khoa học về lý luận thực hiện quá trình đó là
GCCN, xây dựng chế độ XH mới là CNXH và CSCN.
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
5
Như vậy cũng như các bộ phận khác thì CNXHKH là sự thống nhất giữa
khoa học và cách mạng. Sự thống nhất đó đòi hỏi trong thực tiễn đấu tranh
của GCCN, GCCN thực hiện SMLS của mình trong quá trình xóa bỏ XH cũ
xây dựng XH mới.
- Theo nghĩa rộng:
CNXHKH tức là CN
M-Lnin
Lênin khẳng định “ CNXHKH tức là CN Mác”. Bởi vì suy cho cùng cả
TH Mác lẫn KTCT Mác đều dẫn đến cái tất yếu lịch sử là làm CMXHCN và
xây dựng HTKT – XH CSCN.
Lực lượng chủ yếu để thực hiện sự chuyển biến đó không ai khác chính là
GCCN hiện đại thông qua chính đảng của nó, tập hợp các giai cấp, tầng lớp
khác trong xã hội làm cuộc CMXH giành chính quyền về tay GCCN và toàn
thể NDLĐ.

Mà phạm trù GCCN và SMLS của GCCN lại là phạm trù cơ bản nhất,
trung tâm của toàn bộ lý luận của CNXHKH. Do vậy có thể khẳng định
CNXHKH chính là CN Mác
Chính hiểu CNXHKH theo nghĩa rộng mà Lênin khái quát về “Bộ tư bản”
của C.Mác rằng: “Bộ tư bản” – Tác phẩm chủ yếu và cơ bản trình bày
CNXHKH … những yếu tố nảy sinh ra chế độ tương lai. Sẽ là sai lầm khi nói
đến “Bộ tư bản” chỉ thấy những vấn đề kinh tế, khía cạnh kinh tế mà không
thấy nội dung chính trị xã hội của nó”.
Tóm lại:
Khi nghiên cứu học tập TH M –Ln, KTCT M – Ln mà không luận chứng
tính tất yếu của CMXHCN và giai cấp có SMLS là cuộc CM đó là GCCN thì
là những biểu hiện của sự lệch hướng của quá trình nghiên cứu CN M – Lnin.
Điều đó cũng có nghĩa là khẳng định vị trí của CNXHKH có vị trí quan trọng
trong toàn bộ hệ thống lý luận của CN M-Lnin đó là tính thống nhất giữa
khoa học và cách mạng, lý luận và thực tiễn. CNXHKH là kim chỉ nam để
dẫn dắt thực tiễn phong trào của GCCN trong quá trình giành chính quyền và
xây dựng chính quyền.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT, ỨNG
DỤNG CỦA CNXHKH
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
6
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TH VÀ KTCT M – LN LÀ CƠ SỞ
LÍ LUẬN CỦA CNXHKH.
Những quy luật hình thành và phát triển của HTKT-XH CSCN không
chỉ là đối tượng nghiên cứu của CNXHKH mà còn là đối tượng nghiên cứu
của nhiều môn khoa học khác. Trước khi làm rõ đối tượng nghiên cứu của
CNXHKH cần làm rõ ranh giới cũng như đối tượng nghiên cứu của các môn
khoa học khác đặc biệt là các bộ phận hợp thành CN Mác đó là: -TH M-Ln
-KTCTM-Ln
- TH M-Ln có đối tượng nghiên cứu là những quy luật chung nhất của tự

nhiên, xh và tư duy
TH M-Lnin bao gồm: - CNDVBC
- CNDVLS
CNDVBC là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho tất cả các
môn khoa học xã hội. CNDVLS là cơ sở lý luận và phương pháp luận trực
tiếp của CNXHKH. Do vậy có thể khẳng định rằng dù theo trường phái nào
thì tất cả các tư tưởng triết học cũng đều thể hiện hiện thế giới quan, nhân
sinh quan của con người. Đặc biệt khi xh có giai cấp thì thế giới quan, nhân
sinh quan mang tính giai cấp. TH M –Ln là thế giới quan, nhân sinh quan của
GCCN hiện đại.
TH M - Lênin, đặc biệt là CNDVLS nghiên cứu những quy luật chung tác
động trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người hay
trong các HTKT-XH đó là:
+ Sự tác động qua lại giữa tồn tại XH và ý thức xã hội
+ Giữa CSHT và KT
3

+ Giữa LLSX và QHSX
+ Giữa đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.
TH M-Lnin là cơ sở lý luận và phương pháp luận chung cho CNXHKH. Để
từ đó CNXHKH đi vào nghiên cứu quy luật đặc thù: Đấu tranh giai cấp giữa
GCVS và GCTS, CMVS và chuyên chính VS; chỉ ra mâu thuẫn trong XHTB
là LLSX và QHSX . Qúa trình đó tất yếu đi đến HTKT-XH CSCN qua tất cả
các hình thức, bước đi và thời gian khác nhau.
- KTCT M –Ln có đối tượng nghiên cứu là những quy luật của các quan
hệ xh hình thành trong quá trình sản xuất và tái sản xuất … nhằm làm rõ
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
7
bản chất, những mâu thuẫn có tính chất lịch sử của chế độ TBCN, làm rõ
tính tất yếu kinh tế dẫn đến CMXHCN

Như vậy thì KTCT M –Ln không những nghiên cứu những quy luật
kinh tế trong XHTB mà KTCT còn nghiên cứu những quy luật kinh tế của
CNXH, CNCS, quy luật kinh tế của TKQĐ . Trên cơ sở những quy luật kinh
tế đó mà CNXHKH làm rõ quy luật chính trị - xã hội trong quá trình xây
dựng CNXH từ đó đưa ra chiến lược, sách lược, mục tiêu phù hợp cho hoàn
cảnh cụ thể. Đó là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi thế giới.

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA CNXHKH
- CNXHKH có đối tượng nghiên cứu: là những quy luật và tính quy luật
chính trị - xh của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của HTKT
– XH CSCN, những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, con đường hình
thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của GCCN để thực hiện sự
chuyển biến từ CNTB lên CNXH và CNCS.
Sự chuyển biến từ các chế độ tư hữu, từ CNTB lên CNXH mạng tính quy
luật khách quan của lịch sử nhân loại đó là mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX
Vì đó là vấn đề xh, quy luật xh nên nó không diễn ra như một quy luật tự
nhiên mà chỉ có thể thực hiện thông qua nhân tố chủ quan đó là những hoạt
động của con người . Cụ thể thông qua SMLS của GCCN dưới sự lãnh đạo
của ĐCS. Khẳng định vai trò của GCCN hiện đại.
CNXHKH là biểu hiện lý luận lập trường của GCCN trong cuộc đấu tranh
chống lại GCTS
CNXHKH nghiên cứu những phạm trù, những khái niệm, vấn đề mang tính
quy luật rất cơ bản:
+ GCCN và SMLS của GCCN
+ HTKT-XH CSCN
+ Nền DC XHCN và N
2
XHCN
+ Cơ cấu GC và LM C-N-T
2

+ Vấn đề: Dân tộc, Gia đình, Tôn giáo, nguồn lực con người
Đây là những vấn đề trọng tâm khi xây dựng XHCN chúgn ta sẽ được nghiên
cứu ở những giờ sau.
3. PHẠM VI KHẢO SÁT VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA CNXHKH.
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
8
- CNXHKH với tư cách là một kh xh, cũng như các khoa học khác: lý
thuyết của CNXHKH được bắt nguồn từ sự khảo sát, phân tích những tư
liệu thực tiễn . Do đó khi vận dụng những lí thuyết khoa học đó đương
nhiên phải gắn với thực tiễn một cách chủ động sáng tạo sao cho phù hợp
và hiệu quả nhất trong hoàn cảnh cụ thể.
Thực tiễn đã chứng minh như sự sụp đổ của các nước Đông Âu và Liên
Xô cũng là bài học cho tất cả các nước XHCN còn lại cần phải có biện pháp
cải cách phù hợp để đưa cách mạng đi đến thành công.
Sự sụp đổ mô hình CNXH ở L.Xô và Đ.Âu là do ĐCS ở các nước đó
vừa sai lầm về đường lối vừa xa rời lý luận của CN M-Lnin, vừa có sự phản
bội của những người đứng trong hàng ngũ ĐCS. Do đó sự sụp đổ ở L.Xô và
Đ.Âu là do nhân tố chủ quan, là thực trạng của bệnh chủ quan, duy ý chí,
muốn có ngay CNXH do vậy mà không căn cứ vào những điều kiện mang
tính quy luật. Đó là sự sụp đổ của một mô hình và điều đó có nghĩa là lý luận
của CN M-Lnin vẫn là kim chỉ nam cho những người cộng sản nếu như
những người cộng sản biết vận dựng sán tạo trong điều kiện hoàn cảnh cụ
thể.
Các nước XHCN còn lại đã rút ra kinh nghiệm: như đổi mới ở VN, cải
cách ở TQ đều thu được thành công rực rỡ. Theo một số chuyên gia thì giữa
thế kỷ 21 VN sẽ là con rồng khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
Các nước XHCN cần phải coi trọng việc đổi mới tư duy lý luận, tránh bệnh
chủ quan duy ý chí, đốt cháy giai đoạn mà cần phải xây dựng cơ sở kỹ thuật
cho CNXH. Đó là điều kiện là tiền đề để các nước tiến lên CNXH.
Tại HN lần 2 BCHTW khóa VIII ĐCSVN đã nhấn mạnh “ vận dụng sáng

tạo lí luận, phương pháp của CN M – Ln và tư tưởng HCM để nghiên cứu,
phát triển CNXHKH … xây dựng lí luận về CNXH con đường đi lên CNXH
của Việt Nam”
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA CNXHKH.
1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHUNG CỦA CNXHKH
Là một bộ phận thứ 3 hợp thành của CNM –Ln, CNXHKH có quan hệ
chặt chẽ với TH M-Lnin và KTCT M-Lnin như đã trình bày ở trên.
- CNXHKH sử dụng
phương pháp luận
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
9
chung nhất của
CNDVBC và
CNDVLS.
Cả TH M-Lnin và KTCT M-Lnin cũng phải dựa trên phương pháp luận
chung khi giải quyết các vấn đề của môn học.
Trên cơ sở phương pháp luận chung đó mà CNXHKH mới luận giải đúng
đắn, khoa học về SMLS của GCCN, về quá trình phát sinh, hình thành và
phát triển của HTKT-XH CSCN, các khái niệm, phạm trù, nội dung khác của
CNXHKH.
Bên cạnh đó thì CNXHKH đặc biệt chú trọng sử dựng các phương pháp
khác, có tính chất liên ngành, tổng hợp.
2.CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐẶC TRƯNG CỦA CNXHKH
- Phương pháp kết hợp lịch sử - lôgíc:
Đây cũng là nội dung của phương pháp luận triết học Mác – Lê nin nhưng nó
càng đặc biệt quan trọng với CNXHKH
Phải trên cơ sở những tư liệu thực tiễn của các sự thật lịch sử mà phân tích để
rút ra những nhận định, những khái quát về lí luận có kết cấu chặt chẽ và
khoa học – tức là rút ra được lô giác của lịc sử.
CNXHKH được C.Mác và Ph.Ă sáng lập dựa trên hai phát kiến vĩ đại là

CNDVLS và học thuyết giá trị thặng dư. Nhờ hai phát kiến đó các ông đã đi
đến kết luận : CNXH trước sau sẽ thay thế CNTB.
Khi phân tích PTSX để rút ra lôgic của quá trình lịch sử, quy luật mâu thuẫn
của LLSX và QHSX, giai cấp bóc lột và bị bóc lột, quy luật của đấu tranh
giai cấp dẫn đến chuyên chính vô sản.
Những kết luận lôgic ấy vừa là nhân tố chứng minh, dẫn dắt thành công cách
mạng XHCN T10 Nga (1917). Sau đó hệ thống XHCN trên thế giới ra đời
với nhiều thành tự mới cho nhân loại tiến bộ.
Sự sụp đổ của các nước Đông Âu và Liên Xô không phải do cái tất yếu lô gic
của CNXH mà trái lại do các ĐCS ở các nước xa rời, phản bội cái tất yếu đã
được luận giải khoa học trên lập trường CN M – Ln.
- Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xh dựa trên các
điều kiện kinh tế - xh cụ thể.
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
10
Đây là một phương pháp có tính đặc thù của CNXHKH. Khi nghiên cứu
khảo sát thực tế, thực tiễn xh đặc biệt là trong TKQĐ lên CNXH đời hỏi
những người nghiên cứu, khảo sát phải luôn có sự nhạy bén về chính trị - xh
trước tất cả các hoạt động và quan hệ xh, trong nước và quốc tế.
Thời kỳ này có nhiều vấn đề phức tạp cả trong nước và quốc tế. Nếu
không chú ý đến phương pháp khảo sát và phân tích chính trị - xh, không
nhạy bén không có lập trường chính trị, khoa học vững vàng thì dễ lu mờ,
lầm lẫn, sai lệch để lại hậu quả khó lường.
- Phương pháp có tính liên ngành
CNXHKH là môn khoa học xh và là khoa học chính trị - xh nói riêng, cần
thiết phải sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu của KHXH khác như:
+ phương pháp phân tích – tổng hợp
+ Phương pháp thống kê – so sánh
+ Phương pháp điều tra xh học
+ Phương pháp mô hình hóa, sơ đồ hóa

Ngoài các phương pháp trên thì cần đề cập đến phương pháp có tính khái
quát mà CNXHKH cần sử dụng đó là phương pháp tổng kết lí luận từ thực
tiễn, nhất là thực tiễn về chính trị - xh.
IV. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CNXHKH VÀ Ý NGHĨA VIỆC
NGHIÊN CỨU CNXHKH
1. Chức năng và nhiệm vụ của CNXHKH
- Thứ nhất, CNXHKH có chức năng và nhiệm vụ trang bị những tri thức
khoa học.
Những tri thức khoa học ở đây bao gồm:
+ Hệ thống lí luận chính trị - xh
+ Phương pháp luận khoa học
Mà CNM –Ln đã luận giải và phát hiện đó là quá trình tất yếu dẫn đến sự
hình thành, phát triển HTKT – XH CSCN
Chức năng này có vai trò quan trọng cho các nhà nghiên cứu, học tập đạc biệt
cho các ĐCS, nhà nước vô sản, các nhà lãnh đạo, quản lý.
- Thứ hai, CNXHKH có chức năng và nhiệm vụ trực tiếp nhất là giáo dục,
trang bị lập trường tư tưởng của GCCN cho các ĐCS, GCCN và ND LĐ
lập trường XHCN và CSCN.
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
11
Thực tiễn đã chứng minh: nếu không có hệ tư tưởng cách mạng và khoa học,
không có lập trường và bản lĩnh chính trị XHCN, CSCN thì GCCN và Đảng
của nó không thể tiến tới giành chính quyền và xây dựng thành công CNXH,
CNCS, không thể đấu tranh với các hoạt động thù địch chống CNXH, NDLĐ
Thứ ba, CNXH có chức năng và nhiệm vụ định hướng chính trị xh cho
GCCN, ĐCS, NDLĐ trên mọi lĩnh vực.
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu học tập CNXHKH.
- Về mặt lí luận:
+ Nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển lí luận CNM – Ln phải chú
ý 3 bộ phận hợp thành nó.

+ Trang bị những nhận thức chính trị - xh cho ĐCS, Nhà nước, GCCN,
NDLĐ trong quá trình bảo vệ, xây dựng CNXH.
- Về mặt thực tiễn:
+ Nghiên cứu CNXHKH giúp chúng ta tin tưởng vào thắng lợi của
CNXH, tin tưởng vào SMLS của GCCN.
+ Nghiên cứu CNXHKH giúp chúng ta có căn cứ để khẳng định con
đường cách mạng Việt Nam do CT HCM, ĐCSVN và ND ta lựa chọn là
đúng đắn tất yếu sẽ đi đến thắng lợi
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
12

×