TRANG MỤC LỤC
Mở đầu………………………………………………………1
Chương 1 : Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa và
cơ sở lý luận, phương pháp luận của nó..................................
1.1.Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa và nội dung
cơ bản của nó...........................................................................
1.2.Cơ sở lý luận và phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế -
xã hội Cộng sản Chủ nghĩa.......................................................
Chương 2 : Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa
trong các tác phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”, “ Ngày 18
tháng sương mù của Lui Bônapac”, “ Phê phán cương lĩnh Gôta”, “
Nguồn gốc của gia đình của sở hữu tư nhân và của nhà
nước”........................................................................................
2.1..Khái niệm về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ
nghĩa...........................................................................................
2.2. Nội dung học thuyết kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong tác
phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”..............................
2.3. Nội dung học thuyết kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong tác
phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”..............................
2.4. Nội dung học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trong tác phẩm “ Phê
phán cương lĩnh Gôta”...............................................................
2.5. Nội dung học thuyết hình thái kinh tế xã hội trong tác phẩm “ nguồn
gốc của gia đình của sở hữu tư nhân và của nhà
nước”...........................................................................................
Chương 3 : Ýnghĩa của việc nghiên cứu lý luận học thuyết hình thái kinh
tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong các tác phẩm kinh điển và sự vận
dụng của học thuyết đó ở nước ta hiện nay.................................
3.1.Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận học thuyết hình thái kinh tế - xã
hội Cộng sản Chủ nghĩa...............................................................
3.2. Sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay...............................................................
MỞ ĐẦU
1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời là kết quả tất yếu của sự phát
triển học thuyết Mác – Lênin về triết học và kinh tế chính trị học, cơ
sở cho việc luận chứng về kinh tế xã hội của quá trình nảy sinh, hình
thành và phát triển của Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản , luận
giải sứ mệnh lịch sử cuả giai cấp công nhân – người sáng tạo xã hội
mới. Đồng thời , thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động là cơ sở để kiểm nghiệm, tiếp tục phát triển triết
học, kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Sự hoàn
chỉnh cân đối thống nhất gắn bó chặt chẽ của học thuyết thể hiện tính
khoa học và cách mạng, lý luận gắn với thực tiễn của học thuyết Mác
– Lênin. Chủ nghĩa xã hội “ là phương tiện giải phóng giai cấp vô sản,
và việc giải phóng giai cấp vô sản là mục đích của nó”. Chủ nghĩa xã
hội khoa học là lý luận chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là
một trong những nội dung cơ bản và quan trọng của chủ nghĩa xã hội
khoa học. Thông qua việc nghiên cứu sự phát triển của xã hội , C.Mác
– P.Ăngghen đã luận giải , chứng minh xã hội loài người trải qua
nhiều hình thái kinh tế xã hội ( lúc đó các ông gọi là “trạng thái xã
hội” khác nhau). Và hình thái kinh tế - xã hội Tư bản Chủ nghĩa tất
yếu sẽ bị thay thế bằng một hình thái kinh tế xã hội khác tiến bộ hơn,
đó chính là hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa.
Giai cấp công nhân là lực lượng duy nhất có khả năng thực hiện
sứ mệnh lịch sử này, đưa nhân loại tiến đến một xã hội mới – xã hội
Cng sản Chủ nghĩa. Và mỗi nước khi áp dụng học thuyết này của
C.Mác và P.Ăngghen thì phải tự thực hiện, tìm tòi thử nghiệm …để
giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, tổng kết bổ sung vào lý
luận này để cho nó ngày càng phong phú.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa đã chỉ
đường cho sự phát triển của nhân loại. Nhiều nước đã và đang vận
dụng học thuyết này vào công cuộc xây dựng đất nước. Việt nam là
một trong những nước thu được bước đầu thành công trong việc vận
dụng học thuyết này dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Việc nghiên cứu học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản
Chủ nghĩa là một việc hết sức cấp bách và cần thiết trong công cuộc
xây dựng nước ta hiện nay. Là một sinh viên đang theo học hệ cử nhân
chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học thì việc nghiên cứu học
thuyết hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa là phù hợp với
ngành học và cần thiết cho việc bổ sung , củng cố thêm kiến thức của
mình. Chính vì thế, tác giả chọn đề tài lý luận học thuyết
hình thái kinh tế - xã hộitrong các tác phẩm: “ Tình cảnh
các giai cấp lao động ở Anh” (1845), “ Ngày 18 tháng
sương mù của Lui Bônapac” (), “ Phê phán cương lĩnh
Gôta” (1875),“ Nguồn gốc của gia đình của sở hữu tư
nhân và của nhà nước“ (1884) làm đề tài nghiên cứu để
kết thúc học phần môn : “ Tác phẩm của C.Mác và
P.Ăngghen về Chủ nghĩa xã hội khoa học”
2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là
một hệ thống lý luận của Chủ nghĩa xã hội về sự ra đời và phát triển của
hình thái kinh tế xã hội. Đây là một quan điểm quan trọng trong lý luận
Chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và P.Ăngghen
Nội dung của nó gồm nhiều vấn đề được trình bày trong nhiều
tác phẩm và các công trình lý luận. Mỗi tác phẩm thường chỉ đi sâu vào
một hoặc một số vấn đề thuộc về nội dung của học thuyết . Xuất phát từ
yêu cầu của đề tài tiểu luận học phần và thời gian cho phép, trình độ năng
lực bản thân còn hạn chế nên tiểu luận chỉ đi sâu nghiên cứu nội dung lý
luận chủ yếu ở những tác phẩm :
1. “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh” ( P.Ăngghen -1845 ) :
Tác phẩm được ra đời xuất phát từ những quan sát nghiêm túc
đối với hiện trạng kinh tế xã hội và chính trị xã hội nước Anh.
2. “Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac” ( C.Mác -
1851) : Tác phẩm ra đời từ sự kiện những phần tử theo tổng
thống Lui Bônapac đã lam cuộc đảo chính. Cho thấy rõ bản
chất xấu xa và phản động của Lui Bônapac
3. “ Phê phán cương lĩnh Gôta” (C.Mác – 1875) : Tác phẩm
được viết như một sự phê phán đối với bản Dự thảo Cương
lĩnh đã được chuẩn bị nhằm tiến tới Đại hội sát nhập những
người dân chủ - xã hội tại thành phố Gôta, thuộc miền Đông
nước Đức.
4. “ Nguồn gốc của gia đình của sở hữu tư nhân và của nhà nước
“ ( P.Ăngghen – 1884) : Tác phẩm là sự tưởng nhớ của
Ăngghen đối với Mác . Đồng thời làm rõ những quan điểm
duy vật lịch sử của Moocgan và các nhà khoa học.
3. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đã có nhiều công trình khoa học, tài
liệu như : Học thuyết kinh tế Cộng sản Chủ nghĩa - Khoa CNHXKH
trường Học viện Báo chí và tuyên truyền, giáo trình CNXHKH. Tư
tưởng về Chủ nghĩa cộng sản, về định hướng Xã hội chủ nghĩa trong “
Tuyên ngôn Đảng cộng sản “ – PGS.TS Vũ Văn Phúc, Báo thông tin
chủ nghĩa xã hội – lý luận và thực tiễn- Học viện Chính Trị Quốc gia
Hồ Chí Minh- Viện CNXHKH.
Trong các tài liệu này tập trung nghiên cứu học thuyết hình thái kinh
tế xã hội cộng sản chủ nghĩa ở điều kiện ra đời và đi sâu vào nghiên
cứu giai đoạn Chủ nghĩa xã hội – giai đoạn đầu của hình thái kinh tế -
xã hội Cộng sản Chủ nghĩa , và thời kỳ quá độ. Các tài liệu này góp
phần quan trọng cho việc giảng dạy bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa
học. Nhưng do yêu cầu của việc nghiên cứu nên tác giả không có điều
kiện đi sâu nghiên cứu từng tác phẩm. Tiểu luận này của tôi nhằm đi
sâu vào nghiên cứu học thuyết hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa của C.Mác và P.Ăngghen trong một số tác phẩm đã học và ý
nghĩa của nó trong vận dụng ở nước ta hiện nay.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận này là làm rõ thêm lý
luận về hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa cũng như là ý
nghĩa của nó đối với lịch sử xã hội trong bốn tác phẩm cụ thể.
Để có thể đạt được mục tiêu ấy tác giả xác định cần phải hoàn
thành những nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:
+Tìm hiểu bối cảnh lịch sử, lý do viết tác phẩm.
+ Tiến hành đọc và lược thuật trong tác phẩm
+ Phân tích và hệ thống hóa những nội dung cơ bản về học
thuyết hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa rồi liên kết các nội
dung đó với nhau.
+ Làm rõ tầm quan trọng của vấn đề hình thái kinh tế xã
hội cộng sản chủ nghĩa trong hệ thống lý luận CNHXKH.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện
chứng.
Phương pháp nghiên cứu:
+ phương pháp chung : logic lịch sử, quy nạp, diễn dịch,
phân tích tổng hợp…
+ phương pháp cụ thể : đọc - thu thập- phân loại – xử lý
thông tin, lược thuật, tổng thuật, nghiên cứu tài liệu…
6. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận,danh mục tài liệu tham khảo . Tiểu
luận có kết cấu gồm 3 chương 8 tiết.
CHƯƠNG 1 : HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN , PHƯƠNG PHÁP
LUẬN CỦA NÓ.
1.1 Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là hệ
thống tri thức bao gồm những tư tưởng, quan điểm về hình thái kinh tế
xã hội Cộng sản Chủ nghĩa được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác –
Lênin khái quát và phản ánh thành những phạm trù, quy luật. Trước
C.Mác và Ăngghen cũng có nhiều người đưa ra những quan điểm về
xã hội tương lai như : Owen ( Anh ), Xanhximong, Phurie ( Pháp ) …
các ông cũng chỉ ra xã hội mới phải làm như thế nào để đem lại lợi ích
cho đa số, phải xóa bỏ chế độ tư hữu, chế độ sở hữu phải được tổ chức
như thế nào có lợi cho toàn xã hội. Đặc biệt Phurie còn chia lịch sử
loài người thành bốn giai đoạn, đó là mông muội, dã man, gia trưởng
và văn minh. Đây là bước đầu của học thuyết hình thái kinh tế - xã
hội. Ông chỉ ra trong xã hội cần tiến hành sản xuất tập thể trong hiệp
hội, tự do phân phối được thực hiện một cách công bằng. Đến Ôwen ,
ông chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu.
Ôwen cho rằng dưới chế độ công hữu lao động được tổ chức trên cơ
sở lao động tập thể, mọi người được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa
vụ. Những quan điểm trên có điểm tiến bộ so với quan điểm lúc bấy
giờ, tuy nhiên các ông không đưa ra đường lối , phương pháp để tiến
tới xã hội tương lai đó, còn nhiều hạn chế trong nhiều phương diện.
Chủ nghĩa xã hội mà các ông quan niệm vẫn còn chế độ tư hữu , mang
nặng tính không tưởng và sắc thái tôn giáo. Để xây dựng chế độ xã hội
mới các ông chủ trương dùng biện pháp hòa bình, tuyên truyền khích
lệ. Chỉ đến Mác – Ăngghen thì những quan niệm về xã hội tương lai
mới thực sụ trở thành học thuyết và dựa trên những quy luật khách
quan , phạm trù và những phương pháp luận mang tính khoa học. Việc
sáng lập ra học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và học thuyết hình thái
kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là một bước tiến vĩ đại của nhân
loại.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là
một trong những nội dung cơ bản quan trọng của Chủ nghĩa Xã hội
khoa học. Nó chỉ ra quy luật tất yếu phải tiến tới hình thái kinh tế - xã
hội Cộng sản Chủ nghĩa của loài người. Học thuyết bao gồm các nội
dung chủ yếu là nguồn gốc xuất hiện , các điều kiện ra đời ,các giai
đoan phát triển và các đặc trưng của xã hội Cộng Sản chủ nghĩa ở
trong từng giai đoạn phát triển.
Đứng vững trên quan điểm duy vật biện chứng , duy vật lịch
sử mà C.Mác và Ăngghen đã nghiên cứu và phát hiện ra sự ra đời kinh
tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là một tất yếu. Theo C.Mác vấn đề cơ
bản, sâu xa có tính chất quyết định về qua trình vận động phát triển
của lịch sử xã hội loài người là cuộc đấu tranh không ngừng giữa lực
lượng sản xuất với quan hệ sản xuất để giải quyết mâu thuẫn thường
xuyên giữa chúng. Thay đổi phương thức sản xuất dẫn đến thay đổi
chế độ xã hội, thay đổi hình thái kinh tế - xã hội. Và sự ra đời của hình
thái kinh tế xã hội mới bao giờ cũng bắt nguồn từ những yếu tố ít
nhiều đã nảy sinh trong lòng hình thái kinh tế xã hội hiện đang tồn tại
thai nghén nó. Các nhà kinh điển Mác – Lênin cho rằng : Sự tất yếu ra
đời của hình thái kinh tế - xã hội Chủ nghĩa Cộng sản ở ngay trong xu
hướng vận động phát triển của mâu thuẫn cơ bản chủ nghĩa tư bản, đó
là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày
càng cao với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất .
Theo quan điểm của các ông, nguồn gốc ra đời của hình thái
kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa, chính là do từ sự phát triển của
điều kiện kinh tế xã hội dưới Tư bản Chủ nghĩa. Sự phát triển của
công nghiệp làm tư bản chủ nghĩa từ thế kỷ XVIII tạo ra lực lượng sản
xuất mang tính xã hội hóa cao. Tính chất xã hội hóa lực lượng sản
xuất Chủ nghĩa Tư bản không còn trong giới hạn từng quốc gia, do đó
lực lượng sản xuất mâu thuẫn gay gắt với với quan hệ sản xuất Tư bản
Chủ nghĩa. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn về mặt chính trị giữa hai giai cấp
cơ bản trong xã hội lúc đó là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Như
vậy, sự ra đời của Cộng sản Chủ nghĩa là điều kiện tất yếu không thể
tránh khỏi có điều kiện kinh tế chính trị chín muồi và giai cấp công
nhân là lực lượng phải biết nắm lấy cơ hội đó để thúc đẩy sự ra đời
của xã hội mới, lật đổ chế độ tư bản, xóa bỏ sở hữu tư nhân Tư bản
Chủ nghĩa.
Gắn liền với nguồn gốc xuất hiện và điều kiện ra đời , quá trình
phát triển của hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa tất yếu
cũng là quá trình phải trải qua các giai đoạn phát triển đi dần từ thấp
đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, mỗi giai đoan trong đó lại
có thể có nhiều thời kỳ, với những nội dung và bước đi cụ thể. Hình
thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa ra đời trước hết phải trải qua
thời kỳ cải biến cách mạng, thời kỳ quá độ chính trị. Hình thái hinh tế
xã hội Cộng sản Chủ nghĩa phát triển qua hai giai đoạn : giai đoạn xã
hội Xã hội Chủ nghĩa – là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hội
Cộng sản Chủ nghĩa – một giai đoạn vừa thoát thai trong lòng xã hội
Tư bản Chủ nghĩa, và giai đoạn cao là xã hội Cộng sản Chủ nghĩa. Về
bản chất chủ nghĩa xã hội là đồng nhất , sự khác biệt chủ yếu là ở trình
độ chín muồi của những điều kiện kinh tế - xã hội, cùng với nó là
những điều kiện về chính trị văn hóa, xã hội. Ở giai đoạn thấp thực
hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, đến giai đoạn cao thực hiện
nguyên tắc phân phối theo nhu cầu. Trong bốn tác phẩm “ Tình cảnh
giai cấp lao động Anh”, “Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac”,
“ Phê phán cương lĩnh Gôta”, “Nguồn gốc của gia đình của sở hữu tư
nhân và của nhà nước”, C.Mác và P.Ăngghen đã thể hiện những nội
dung cơ bản của học thuyết.
1.2. Cơ sở lý luận và phương pháp luận của học thuyết hình thái
kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là một
nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học , học thuyết đó có cơ sở
và phương pháp luận là những tri thức triết học và kinh tế chính trị học
Mác – Lênin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biến chứng, chủ nghĩa duy vật
lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư.
Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa ra
đời chính là để đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn và nhận thức
đương thời, nhằm chỉ ra quá trình phát sinh và phát triển có quy luật của
xã hội loài người trong toàn vẹn tất yếu phải dẫn đến hình thái – xã hội
Cộng sản Chủ nghĩa . Điều đó đòi hỏi phải có một hệ thống lý luận khoa
học về những quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội loài người
( bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tinh thần ), chỉ dựa trên những tri thức
chung của khoa học này mới có thể nhận thức được những liên hệ căn
bản , phổ biến chi phối quá trình lịch sử nói chung.
Hình thức nhân thức đó là phép biện chứng duy vật do C.Mác – Ăngghen
sáng tạo ra. Đặc điểm nổi bật của phép biện chứng duy vật ấy là nó nhận
thức thế giới về bản chất, quy luật hay nói khác đi về mặt lôgic là nhận
thức dưới hệ thống khái niệm, phạm trù quy luật chung của nó. Chủ nghĩa
duy vật khoa học của Mác chính là ở chỗ nó giải quyết một cách duy vật
khoa học vấn đề cơ bản của triết học , tức là nó đã đem lại một quan niệm
mới về vật chất dưới hình thức nhận thức khoa học trừu tượng nhất , đó là
nhận thức phạm trù. Nhận thức này phản ánh được những thuộc tính căn
bản phổ biến của vật chất – thuộc tính tồn tại khách quan, không lệ thuộc
vào cảm giác và có thể đem lại cảm giác cho con người. Phép biện chứng
duy vật là một bộ phận hợp thành của triết học Mác – Lênin và là khoa
học nghiên cứu những quy luật vận động ,phát triển chung nhất của chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Phép biện chứng duy vật của Mác được hình thành
phát triển trong mối liên hệ chặt chẽ với toàn bộ lịch sử của quan niệm
duy vật lịch sử. Đặc điểm của sự hình thành duy vật lịch sử nói chung và
học thuyết hình thái kinh tế xã hội nói riêng là ở sự xuất hiện của chúng
với tư cách là những hệ thống lý luận triết học khoa học. Trong đó những
khái niệm, nguyên lý quy luật chung về lịch sư được nêu lên trong mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là kết quả của sự vận động tư duy lý luận
đi từ trừu tượng đến cụ thể , là cái cụ thể trong tư duy lý luận, là hình ảnh
lý luận triết học về lịch sử. và vì thế nó cũng thể hiện một cách tóm tắt
quá trình vận động ấy của tư duy. Trong hệ thống lý luận này , những
khái niệm quy luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự phản ánh những
mặt, những mối liên hệ tất yếu của lịch sư hiện thực trong sự phát triển
toàn vẹn. Chủ nghĩa duy tâm biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
trong đó có học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa đã
hình thành và đang ngày càng phát triển.
Cùng với chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác – Ăngghen đã đi sâu vào
nghiên cứu sự vận động của chủ nghĩa tư bản, làm rõ một trong những
bản chất của giai cấp tư sản trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là bóc lột
giá trị thặng dư. Với học thuyết giá trị thặng dư Mác và Ăngghen đã luận
chứng một cách khoa học nguồn gốc kinh tế, sự diệt vong của Chủ nghĩa
Tư bản và sự ra đời của Cộng sản Chủ nghĩa.
Như vậy với cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học đó, học
thuyết hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa ra đời là một tất yếu,
có ý nghĩ to lớn đối với sự phát triển cả về hệ thống lý luận và thực tiễn
phát triển lịch sử xã hội loài người. Trong tiểu luận này tác giả chủ yếu
tìm hiểu và phân tích bốn tác phẩm : “ Tình cảnh giai cấp công nhân
Anh”, “ Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac”, “ Phê phán cương
lĩnh Gôta”, “ Nguồn gốc của gia đình của sở hữu tư nhân và của nhà
nước” để làm rõ nội dung về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng
sản Chủ nghĩa.
CHƯƠNG II : HỌC THUYẾT VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ
HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA TRONG CÁC TÁC PHẨM “ TÌNH
CẢNH GIAI CẤP CÔNG NHÂN ANH”, “ NGÀY 18 THÁNG
SƯƠNG MÙ CỦA LUI BÔNAPAC”, “PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH
GÔTA”, “ NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH CỦA SỞ HỮU TƯ
NHÂN VÀ CỦA NHÀ NƯỚC”.
2.1.Khái niệm về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa.
2.1.1. Khái niệm về hình thái kinh tế - xã hội.
Từ học thuyết Mác về hình thái kinh - tế xã hội có thể thấy hình
thái kinh tế - xã hội là một hệ thống những yếu tố và những mối
liên hệ xã hội phức tạp. Tuy nhiên, đây không phải là những yếu tố
và liên hệ bất kỳ , mà là những yếu tố và những mối liên hệ được
hình thành một cách tất yếu, lặp đi lặp lại trong những xã hội cụ
thể. Hệ thống này có thể được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau
như : Hệ thống với ba yếu tố và liên hệ cơ bản là lực lượng sản
xuất ở một trình độ nhất định, kiểu quan hệ sản xuất phù hợp với
nó, kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên quan hệ sản xuất đó ;
Hệ thống những quan hệ xã hội với các loại quan hệ chính là quan
hệ vật chất và quan hệ tinh thần, quan hệ sản xuất và các quan hệ
xã hội khác nhau ; Hệ thống hoạt động xã hội như hoạt động sản
xuất,sản xuất vật chất, hoạt động tinh thần, hoạt động xã hội ; hệ
thống kinh tế xã hội … Trong chỉnh thể của nó,hệ thống này chính
là chế độ xã hội của các xã hội cụ thể trong một giai đoạn lịch sử.
Những mối liên hệ trên quy định tất yếu và tính chung của chế độ
xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Vậy có thể xác định
nội dung khái niệm hình thái kinh tế xã hội như sau : Hình thái-
kinh tế - xã hội là chế độ xã hội với những yếu tố và những mối liên
hệ chung tất yếu, đặc trưng cho các xã hội cụ thể trong một giai
đoạn phát triển nhất định của lịch sử nhân loại nói chung. Hay hình
thái kinh tế - xã hội là chế độ xã hội mang tính chất chung tất yếu,
đặc trưng cho những xã hội cụ thể trong một giai đoạn phát triển
nhất định của lịch sử nói chung.
Thực tế ta có thể thấy ví dụ như : chế độ phong kiến trong
lòng các nước,các xã hội phong kiến cụ thể ; chế độ tư sản trong
các nước, các xã hội tư sản cụ thể.
2.1.2. Khái niệm hình thái kinh tế -xã hội Cộng sản Chủ nghĩa.
Hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là xã hội có quan
hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, thích ứng với
lực lượng sản xuất ngày càng phát triển tạo thành cơ sở hạ tầng có trình
độ cao hơn cơ sở hạ tầng của hình thái kinh tế - xã hội Tư bản Chủ nghĩa.
Hình thành kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân, với
trình độ xã hội hóa ngày càng cao.
Trong các tác phẩm của đề tài mà tác giả tìm hiểu chưa có tác
phẩm nào định nghĩa rõ ràng hay là nêu lên khái niệm hoàn thiện về hình
thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa. Tuy nhiên trong quá trình tìm
hiểu các tác phẩm chúng ta sẽ thấy rõ được những yếu tố tạo nên nội
dung chính của lý luận về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản
Chủ nghĩa. Bên cạnh đó là sự phát triển của các lý luận về hình thái kinh
tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong lần lượt các tác phẩm. Tác phẩm ra
đời sau có sự tiếp nhận những cơ sở lý luận của tác phẩm trước để hoàn
thiện nội dung học thuyết.
2.2. Nội dung học thuyết kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong
tác phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”( 1845)
2.2.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Vào những năm giữa thế kỷ XIX tình hình nước Anh và Châu Âu
có nhiều biến đổi mạnh mẽ.
Về kinh tế là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất do tác
động của công nghiệp lớn và sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Ngành công nghiệp chế biến vải sợi nước Anh cũng cho ta
thấy rõ một phần những tác động, những hệ quả kinh tế - xã hội mà sự
phát triển đó mang lại. Nếu như những năm cuối thế kỷ XVIII, mỗi năm
ngành công nghiệp này chỉ nhập khẩu 5 triệu pao bông sơ chế, thì đến
những năm 40 của thế kỷ XIX, con số này là khoảng 600 triệu, gấp tương
đương khoảng 120 lần. Kết cục là những trung tâm thành phố công
nghiệp lần lượt xuất hiện và phát triển mạnh mẽ như : Luân Đôn,
Manchestơ, Bolton…Sự phát triển ấy đã làm xuất hiện một phương thức
sản xuất mới, một phương thức kinh doanh và trao đổi mới. Các nghành
tài chính, ngân hàng, dịch vụ, thị trường cổ phiếu ra đời và phát triển.
Phương thức sản xuất Tư bản Chủ nghĩa ra đời và dần xác lập địa vị
thống trị của nó, phủ định và thay thế hoàn toàn phương thức sản xuất
Phong kiến.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất do tác động của công
nghiệp đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trong cơ cấu xã hội giai cấp của
nước Anh và Châu Âu. Dân cư đua nhau đổ dồn về các trung tâm và
thành phố công nghiệp. Bên cạnh đó là cuộc đấu tranh của những người
vô sản, của tập đoàn lao động mới trong công nghiệp lớn chống lại giai
cấp hữu sản mới đã diễn ra với quy mô ngày càng lớn, có tính chất ngày
càng quyết liệt.
Những trung tâm công nghiệp mọc lên, sự thay đổi phương thức sản
xuất, sự biến đổi trong các quan hệ giai cấp xã hội… tất cả tạo nên một sự
biến động mạnh mẽ, phức tạp đòi hỏi có những khảo sát, nghiên cứu
nghiêm túc để tìm ra đằng sau, bên trong sự đa dạng phức tạp ấy nguyên
nhân cơ bản, sâu xa của những biến đổi đang diễn ra mà những lý luận
nhận thức lúc đó đã không thể lý giải nổi.
Ph.Ăngghen mới đầu có ý định viết một cuốn sách về lịch sử xã hội
Anh với mục đích kế thừa các quan niệm lịch sử, tiếp nối các công trình
đã có để đưa ra những nhận định về sự phát triển của xã hội Anh lúc đó.
Tuy nhiên trong quá trình quan sát và thu thập tài liệu về các khu công
nghiệp, về tình cảnh những người lao động công nghiệp từ 1842 đến 1844
Ăngghen đã quyết định chuyển sang nghiên cứu tình cảnh của giai cấp
lao động ở Anh. Khi trở về Đức, Ăngghen đã bắt tay vào viết tác phẩm “
Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”.
2.2.2. Nội dung về học thuyết hình thái kinh tế- xã hội trong tác phẩm “
Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”.
Trong cả tác phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” Ăngghen
đã đi sâu vào nghiên cứu hoàn cảnh ra đời,cũng như là cuộc sống của giai
cấp công nhân trong chế độ Tư bản Chủ nghĩa. Những mâu thuẫn không
thể tránh khỏi và các phong trào của giai cấp công nhân xảy ra là điều tất
yếu, không thể tránh khỏi, bởi “ ớ đâu có áp bức ớ đó có đấu tranh”. Bởi
giai cấp công nhân sẽ là giai cấp đóng vai trò chính trong công cuộc xây
dựng hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa. Tác phẩm là sự luận
giải cho sự ra đời , tồn tại và phát triển của giai cấp công nhân Anh nói
riêng và của giai cấp công nhân trên toàn thế giới nói chung – những
người có sứ mệnh lịch sử biến học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng
sản Chủ nghĩa thành thực tiễn.
Giữa thế kỷ XIX nước Anh đã có đầy đủ các điều kiện cho sự ra đời
của hình thái kinh tế Tư bản Chủ nghĩa, thay thế hoàn toàn chế độ phong
kiến. Hàng loạt máy móc được chế tạo ra phục vụ cho sản xuất, các thành
thị và khu công nghiệp ra đời, đại công nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Tương tự như vậy, Cộng sản Chủ nghĩa muốn thay thế hoàn toàn Tư bản
chủ nghĩa thì cần phải có một cơ sở kinh tế, kĩ thuật tiên tiến hơn so với
chủ nghĩa Tư bản. Giai cấp công nhân là con đẻ của nền đại công nghiệp
trong xã hội Tư bản, nền đại công nghiệp trực tiếp sản sinh ra giai cấp
công nhân. Đã là xã hội tử bản thì sẽ có sự bóc lột giá trị thặng dư. Vì vậy
mâu thuẫn giữa nhà tư bản và người lam thuê hay nói cách khác thì mâu
thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là không thể tránh khỏi. Do
bị bóc lội thậm tệ cho nên cho nên công nhân sẽ có đấu tranh, họ dần có
nhân thức phải có một chế độ mới mà ở đó lợi ích của công nhân sẽ được
đảm bảo, đó chính là chế độ Cộng sản Chủ nghĩa.
Để luận giải cho học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ
nghĩa , trong tác phẩm này Ăngghen đã phân tích và làm rõ cơ sở, điều
kiện cần cho sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa đó
chính là phong trào công nhân. Biểu hiện ở đây là những hành vi nổi dậy
quá khích đến những cuộc nổi dậy có tính chất mang bản chất xã hội như
phong trào hiến chương, mang xu hướng tách khỏi tư tưởng cấp tiến tư
sản, mang khuynh hướng xã hội chủ nghĩa “ Phong trào hiến chương
không tránh khỏi không tiến gần đến Chủ nghĩa Xã hội” (5,244).
Tác phẩm này Ăngghen đã chỉ rõ rằng những người Xã hội Chủ
nghĩa Anh đòi thực hiện dần dần chế độ công hữu tài sản trong những
“Khu dinh nghiệp”. Trong những hạn chế của giai đoạn lịch sử đó cho
nên giai cấp công nhân Anh chưa thể mường tượng ra hình thái kinh tế -
xã hội mà họ cần xây dựng để thực hiện quyên công bằng của mình là
như thế nào , bằng con đường nào, khi đó họ chưa có lý luận của giai cấp
mình. Nhưng họ đã nhận thức được nhũng yêu cầu thực tiễn của mình
như là “ Được hưởng quyền lợi giáo dục như nhau, đòi giảm nhẹ những
thể lệ hôn nhân , đòi thiết lập một chính phủ hợp lý bảo đảm quyề tự do
ngôn luận hoàn toàn, thay các hình phạt bằng sự đối xử một cách hợp lý
với các phạm nhân” ( 5, 245).
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội trong tác phẩm này còn thấy rõ
khi giai cấp công nhân muốn đưa ngay dân tộc vào tình trạng Cộng sản
Chủ nghĩa. Có thể coi đây là là một quan điểm về học thuyết hình thái
kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa, nó đã cho ta thấy ngay từ khi chế độ
phong kiến đang dần bị tiêu tan hoàn toàn, thay thế nó là sự xác lập,
chiếm lĩnh và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nhận thức được bản chất
bóc lột giá trị thặng dư của bọn tư sản cho nên giai cấp công nhân đã
muốn xây dựng nên một chế độ xã hội công bằn, tự do cho giai cấp mình,
đó chính là hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa. Trong hoàn
cảnh xã hội Anh lúc bấy giờ chỉ có giai cấp công nhân mới đủ điều kiện
để tiến hành cuộc cách mạng này. Do mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa
tư sản và vô sản thì tất yếu sẽ diễn ra một cuộc cách mạng của giai cấp vô
sản để lật đổ hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa đang kìm hãm sự phát
triển của lực lượng sản xuất bằng chế độ sở hữu tư nhân áp bức bóc lột
cướp đoạt giá trị thặng dư của lao động thay thế bằng hình thái kinh tế -
xã hội Cộng sản Chủ nghĩa, lật đổ trạng thái xã hội bất công hiện tại.
Ăngghen khẳng định “ Chủ nghĩa xã hội thực sự vô sản, thứ Chủ
nghĩa xã hội đã trải qua phong trào hiến chương, đã trút bỏ được những
yếu tố tư sản, hiện đang phát triển ở rất nhiều Xã hội Chủ nghĩa và người
lãnh tụ của phong trào hiến chương – hầu hết những người này đều là
những người Xã hội Chủ nghĩa, Chủ nghĩa xã hội ấy không bao lâu nữa
chắc chắn sẽ đảm nhiệm vai trò trọng yếu trong lịch sử của nhân dân
Anh” ( 5,246).
Nói tóm lại tác phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” tuy
chưa phải là tác phẩm tiêu biểu để luận giải cho học thuyết hình thái kinh
tế - hội Cộng sản Chủ nghĩa. Nhưng nó đã đóng góp một phần quan
trọng trong lý luận chung của Mác và Ăngghen về xây dựng một chế độ
xã hội tốt đẹp của giai cấp công nhân. Qua tìm hiểu, phân tích và nghiên
cứu tình cảnh giai cấp công nhân Anh, Ăngghen sẽ có thêm cơ sở thực
tiễn và lý luận cho việc hoàn thiện học thuyết Cộng sản Chủ nghĩa trong
tương lai. Điều đó có ý nghĩa to lớn đối với những người giảng dạy
nghiên cứu lý luận Chủ nghĩa xã hội khoa học, lý luận chính trị vô sản và
chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung.
Đối với nước ta hiện nay,việc nghiên cứu tác phẩm có ý nghĩa to lớn
trong việc nhận thức, xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm hoàn
thiện bước quá độ tiến lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và Cộng sản Chủ
nghĩa. Đảng đưa ra các chính sách phải xuất phát từ lợi ích chung của xã
hội, của nhân dân. Lãnh đạo đảng và nhà nước phải là những người ưu tú
nhất,có cả tâm và tài, tự nhận thức được vị trí và vai trò của mình trong
sự nghiệp cách mạng chung của đất nước. Kim chỉ nam cho mọi hành
động là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Xây dựng một
nhà nước Việt Nam vững mạnh, công bằng và văn minh.
2.3. Nội dung học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trong tác phẩm “
ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac” (1851)
2.3.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Đến giữa thế kỷ XIX cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra ở
nhiều quốc gia châu Âu, quan hệ sản xuất Tư bản Chủ nghĩa vẫn còn khả
năng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp. Nhưng
vào năm 1847 – 1848 Chủ nghĩa Tư bản châu Âu lại bước vào cuộc
khủng hoảng kinh tế trong công nghiệp và thương nghiệp, cũng vào trong
thời kỳ này, nạn mất mùa trong nông nghiệp càng làm cho đời sống nhân
dân gặp nhiều khó khăn. Toàn bộ tình hình đó đã dẫn đến cao trào cách
mạng trên khắp các lục địa. Nhưng từ năm 1850, kinh tế châu Âu lại lại
bước nhanh vào thời kỳ phồn thịnh do đó các thế lực phản động lại có
điều kiện giành được địa vị thống trị
Ở Pháp lúc bấy giờ tình hình xã hội tương đối phức tạp , mâu thuẫn
giai cấp chằng chịt và rất khó giải quyết. Trong tình hình đó ngày 2 tháng
chạp năm 1851 một sự kiện không bình thường diễn ra ở Pháp, đó là
những phần tử theo Tổng thống Lui Bônapac đã làm cuộc đảo chính, giải
tán Quốc hội, thiết lập chế độ độc tài, Lui Bônapac tự xưng là Hoàng đế.
Có nhiều ý kiến trái ngược nhau về sự kiện này. Trong hoàn cảnh đó bằng
khả năng thiên tài của mình mà Mác đã viết tác phẩm “ Ngày 18 tháng
sương mù của Lui Bônapac” nhằm giải thích đúng đắn sự kiện đã diễn ra
và vạch ra bản chất xấu xa phản động của Lui Bônapac với một thái độ
khinh miệt.
2.3.2. Nội dung về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ
nghĩa trong tác phẩm “ Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac”.
Tới tác phẩm này thì những nôi dung lý luận về học thuyết hình
thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa đã có bước phát triển hơn so với
tác phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” .
Tư tưởng chung của Mác trong tác phẩm là toàn bộ diễn biến của
cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp đã tạo ra những điều kiện và hoàn cảnh để
Lui Bônapac – một tên bịp bợm lại đóng vai anh hùng. Những cuộc đấu
tranh ấy phản ánh những đối kháng giai cấp ở Pháp đã đạt tới giai đoạn
mà mọi sự phát triển hơn nữa của cách mạng sẽ kéo theo sau nó việc thực
hiện những nội dung và biện pháp Xã hội Chủ nghĩa.
“Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac” luận giải rõ hơn các
hình thức, thể chế chính trị xã hội trước khi hình thái kinh tế - xã hội
Cộng sản Chủ nghĩa ra đời. Đó là sự lựa chọn nhà nước cộng hòa hay dân
chủ của bọn tư sản, mục đích của chúng cũng chỉ là để bảo vệ lợi ích và
địa vị thống trị của giai cấp mình. Nhưng cuối cùng thì những hình thức