Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.75 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 2
Nội dung 2
I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
dân tộc.
2
1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng
của dân tộc Việt Nam
2
2. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các
phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới.
3
3. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin 3
II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 4
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng 4
2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của
cách mạng.
5
3. Đại đoàn kết dân tộc là cơ sở để thực hiện đoàn kết toàn dân. 5
4. Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức
dưới sự lãnh đạo của Đảng.
6
5. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế. 8
III. Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 9
Kết luận 9
1
MỞ ĐẦU
“Ở Paris có bức tường “Những người làm nên thế kỷ 20″ (Ils ont fait le XX
Siecle) có nụ cười Bác Hồ ở đây, giữa những trí tuệ, những tâm hồn lớn ở thời đại
chúng ta. Trong một thế giới vẫn còn nhiều bạo ngược và lẫn lộn, đã có một cuộc


đời Hồ Chí Minh, một con người Hồ Chí Minh.”
( phim tài liệu Hồ Chí Minh - Chân dung một con người).
Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tư tưởng cơ
bản, nhất quán và xuyên suốt, là chiến lược tập hợp lực lượng đấu tranh với kẻ
thù dân tộc và giai cấp trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.
Người đã sử dụng khoảng 2.000 lần cụm từ "đoàn kết", "đại đoàn kết" trong các
văn bản viết. Người luôn luôn nhận thức đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề sống
còn, quyết định sự thành công của cách mạng.
Sau khi giành được độc lập dân tộc, tại nhiều hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn luôn nhấn mạnh sức mạnh của đoàn kết: "Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là
thắng lợi".
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công!"
NỘI DUNG
I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của
dân tộc Việt Nam.
Theo giáo sư Vũ Khiêu, truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam bao
gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh
thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người. Giáo sư Trần Văn Giàu
cho rằng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu
nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Còn trong các
văn kiện của Đảng và Nhà nước, các giá trị đạo đức thường được đề cập đến và
được coi là những giá trị nổi bật. Chẳng hạn, Nghị quyết của Bộ Chính trị về một
số định hướng lớn trong công tác tư tưởng đã khẳng định: "Những giá trị văn hoá
2
truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức
cộng đồng sâu sắc, đạo lý "thương người như thể thương thân", đức tính cần
cù...".
Như vậy, từ quan điểm của các nhà khoa học cũng như của Đảng ta, có thể khẳng

định, dân tộc Việt Nam có một di sản giá trị đạo đức vô cùng phong phú, trong
đó, các giá trị điển hình là: tinh thần yêu nước, lòng thương người sâu sắc, tinh
thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm.
Trong các giá trị đó, nổi bật nhất là tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước là
"nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng
trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí
bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc". Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc
đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của
nó lại có sự khác nhau. ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu
nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức
cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi
người Việt Nam, "là tiêu điểm của mọi tiêu điểm". Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ
quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất
nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc.
2. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong
trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới.
Về mặt thực tiễn, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình
thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạng ở trong
và ngoài nước, nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đã
đem lại bài học bổ ích về việc tập hợp lực lượng yêu nước tiến bộ từ đó tiến hành
cách mạng.
Từ việc tổng kết các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam, Hồ Chí
Minh rút ra kết luận: vận mệnh của đất nước đòi hỏi phải có một lực lượng lãnh
đạo mới, có khả năng đề ra đường lối đấu tranh đúng đắn và phương pháp cách
3
mạng phù hợp; cần huy động, tập hợp lực lượng của các giai cấp, các tầng lớp
nhân dân vào cuộc đấu tranh chống thực dân phong kiến; cần củng cố khối đại
đoàn kết dân tộc bền vững và xây dựng khối đoàn kết quốc tế để tạo thành sức
mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.
Nghiên cứu, tổng kết các phong trào cách mạng thế giới, Người rút ra kết

luận: Cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tư sản Mĩ là những cuộc cách mạng
“chưa đến nơi”; cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh
to lớn tuy nhiên họ lại chưa biết tổ chức, chưa có sự lãnh đạo và chưa lien kết
chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cần có một tổ chức để lãnh đạo và
tổ chức để đưa cách mạng dược thực hiện. Cách mạng vô sản Nga là cuộc cách
mạng triệt để nhất để từ đây Người đưa ra quan điểm: lấy liên minh công – nông
làm gốc xây dựng được khối đại đoàn kết, cần có một đảng lãnh đạo và phải
đoàn kết được toàn dân.
3. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Cơ sở lí luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác
– Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; nhân dân là người sang tạo ra
lịch sử; giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc; liên
minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng cách mạng; đoàn kết dân tộc
phải gắn liền với đoàn kết quốc tế theo tinh thần “Vô sản tất cả các nước và các
dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”,...
Từ việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã có cơ sở khoa học để
đánh giá chính xác các yếu tố tích cực cũng như hạn chế trong các di sản truyền
thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước ở trong nước và
trên thế giới cùng, những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cách mạng các nước,
từ đó hình thành và hoàn thiện tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc.
II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng.
4
Đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh: là một hệ thống những luận
điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục. Tập hợp và tổ chức cách mạng và tiến
bộ nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong
sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nói một
cách khác, đó là tư tưởng xây dựng, củng cố, mở rộng lực lượng cách mạng trong
sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai đoạn, giải phóng con người.

Vấn đề chiến lược này đã được Hồ Chí Minh đúc rút, tổng kết thành những
chân lí: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”, “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là
thắng lợi”, “Đoàn kết…,là then chốt của thành công”, “Đoàn kết là điểm mẹ,điểm
mẹ này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt…”; “Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”,… Từ đây Người đã khẳng
định một trong những nguyên nhân dân đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam là
đoàn kết dân tộc.
Và Người khuyên dân ta rằng:
“Dân ta xin nhớ chữ đồng:
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”
Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do.
2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng.
Hồ Chí Minh cho rằng “ đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm
vụ hàng đầu của đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”.
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, lực lượng lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng
Việt Nam. Trong “Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam” ngày
3-3-1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: “Mục
đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: “ĐOÀN KẾT
TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”. Nhiệm vụ cụ thể được Hồ Chí Minh xác
định đối với các cán bộ của Đảng là tuyên truyền, huấn luyện làm sao cho nhân
dân hiểu được và làm được. ví dụ: “Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa
5

×