Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

ỨNG DỤNG GIS QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 97 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁN CÔNG TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
NGHÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG









LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


ỨNG DỤNG GIS QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN CHO THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH













Ngày giao nhiệm vụ luận văn:
Ngày hoàn thành luận văn:

TPHCM, Ngày tháng năm 2006
Giảng viên hướng dẫn




Bùi Tá Long
SVTH ĐẶNG THỊ PHƯƠNG MAI
MSSV
610485B
LỚP 06MT2N



TRƯỜNG ĐHBC TƠN ĐỨC THẮNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA MƠI TRƯỜNG VÀ BHLĐ ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
000
NHIỆM VỤ LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP

HỌ VÀ TÊN: ĐẶNG THỊ PHƯƠNG MAI
MSSV: 610485B
NGÀNH: Khoa học mơi trường
KHOA: Mơi trường và Bảo hộ lao động

1. Tên luận văn: ỨNG DỤNG GIS QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO THÀNH
PHỐ ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH

2. Nhiệm vụ (u cầu nội dung và số liệu ban đầu):
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Tp. Đồng Hới, hiện trạng quản lý chất thải
rắn tại Tp. Đồng Hới.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của Luận văn
- Xây dựng cơ sở dữ liệu cho cơng tác quản lý CTR tại Tp. Đồng Hới
- Phần mềm Waste và ứng dụng trong cơng tác quản lý CTR tại Tp. Đồng Hới

3. Ngày giao luận văn:1/10/2006
4. Ngày hồn thành nhiệm vụ:15/12/2006
5. Họ tên người hướng dẫn: TSKH. Bùi Tá Long
6. Nội dung và u cầu của luận án đã được thơng qua bộ mơn
Ngày tháng năm 2006 Giáo viên hướng dẫn chính
Chủ nhiệm nghành


Bùi Tá Long

Phần dành cho khoa, bộ mơn
Người duyệt:
Người bảo vệ:
Điểm tổng kết:
Nơi lưu trữ luận án:

1

LỜI CẢM ƠN

Khoá luận này được hoàn thành là công sức và tình cảm của thầy cô, bạn bè
và gia đình đã giành cho em.
Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn thầy hướng dẫn, TSKH Bùi Tá

Long đã hết lòng hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi, cùng những ý kiến đóng
góp sâu sắc nhất cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến tất cả các thầy cô khoa Môi trường
và Bảo hộ lao động, trường ĐHBC Tôn Đức Thắng, đã hết lòng giảng dạy, truyền
đạt kiến thức và giúp đỡ cho em trong suốt quá trình học tập.
Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến kỹ sư Cao Duy Trường cùng các
anh chị phòng GeoInformatics, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn tận tình trong suốt thời gian hoàn thành khoá luận Tốt
nghiệp.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã động viên và chia sẽ
những khó khăn trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người thân yêu
nhất, đã giành cho em hết tình cảm và điều kiện, chia sẽ với em những lúc khó
khăn nhất để em có thể hoàn thành tốt quá trình học tập 4.5 năm đại học.










2



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


















Ngày tháng năm 2006
Giáo viên hướng dẫn







1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
DANH MỤC CÁC HÌNH 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 8
MỞ ĐẦU 9
Tính cấp thiết của đề tài 9
Mục tiêu của luận văn 10
Nội dung công việc thực hiện 10
Phạm vi nghiên cứu 11
Phương pháp nghiên cứu 11
Ý nghĩa của đề tài 11
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH 12

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thành phố Đồng Hới 12
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 12
1.1.2 Tình hình xã hội và dân số 13
1.1.3 Tình hình phát triển kinh tế 14
1.1.4 Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 15
1.1.5 Sản xuất nông nghiệp 15
1.1.6 Thương mại và dịch vụ 15
1.1.7 Giáo dục - y tế 15
1.1.8 Cơ sở hạ tầng 15
1.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn thành phố Đồng Hới. 16
1.2.1 Tổng quan về chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới 16
1.2.2 Quản lý nhà nước về thu gom và xử lý rác thải ở thành phố Đồng Hới 19
1.2.3 Thực trạng thu gom rác thải 20
1.3 Phân tích nguyên nhân của ô nhiễm chất thải rắn 32
1.4 Đánh giá tổng quan về các vấn đề môi trường tỉnh Quảng Bình. 34
Chương 2 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN 36
2.1 Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và vai trò của nó trong công tác quản lý
CTRĐT 36


2.1.1 Định nghĩa về GIS 36


2
2.1.2 Các chức năng cơ bản của hệ thông tin địa lý 36
2.1.3 Các thành phần của hệ GIS 37
2.1.4 Vai trò của hệ thống thông tin địa lý trong nghiên cứu môi trường 40
2.2 Hệ thống thông tin môi trường 41
2.2.1 Định nghĩa hệ thống thông tin môi trường 42
2.2.2 Cơ cấu tổ chức của HTTTMT 42
2.2.3 Tính cần thiết phải ứng dụng CNTT vào quản lý môi trường ở thành phố
Đồng Hới nói riêng và Việt Nam nói chung. 43

2.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 44
2.3.1 Ứng dụng GIS và CNTT quản lý CTR tại một nước trên thế giới 44
2.3.2 Ứng dụng GIS và CNTT quản lý CTR tại Việt Nam 47
2.4 Mô hình đánh giá hiệu quả của công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt 48
2.4.1 Chỉ tiêu hiệu quả thu gom CTRSH 48
2.4.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng xe gom 48
2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hệ thống vận chuyển 48
2.5 Tóm tắt nội dung chương 49
Chương 3 ỨNG DỤNG PHẦN MỀM WASTE QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
TẠI TP. ĐỒNG HỚI 50

3.1 Sơ đồ cấu trúc và chức năng chính của phần mềm WASTE 50
3.2 Xây dựng CSDL cho WASTE_DH 51
3.2.1 Khối GIS 52
3.2.2 Module quản lý CSDL dữ liệu môi trường 53
3.2.3 Module phân tích, truy vấn, làm báo cáo 54
3.2.4 Khối mô hình 56

3.3 Xây dựng khối CSDL về các cơ quan chức năng liên quan tới công tác quản lý
chất thải đô thị tại thành phố Đồng Hới 57

3.3.1 Cấu trúc dữ liệu về Đội thu gom rác công lập 58
3.3.2 Cấu trúc dữ liệu về dân số theo các Phường trong thành phố Đồng Hới 59
3.4 Xây dựng CSDL về các vị trí thu gom và tuyến thu gom rác 60
3.4.1 Thông tin về các điểm thu rác 60
3.4.2 Các Điểm lấy rác công cộng 61
3.4.3 Cấu trúc dữ liệu về Phương tiện thu gom 62
3.4.4 Cấu trúc dữ liệu về Tuyến đường thu gom 62
3.4.5 Cấu trúc dữ liệu về Lộ trình quét rác 62


3
3.4.6 Cấu trúc dữ liệu về Lộ trình thu gom 63
3.4.7 Cấu trúc dữ liệu về điểm quan trắc 63
3.5 Ứng dụng WASTE_DH vào công tác quản lý CTR tại Tp. Đồng Hới 63
3.5.1 Nhập thông tin liên quan tới quản lý CTR trên địa bàn thành phố Đồng Hới63
3.5.2 Quét rác 65
3.5.3 Xe cơ giới 66
3.5.4 Lộ trình 67
3.5.5 Ca trực 68
3.5.6 Bãi chôn lấp 69
3.5.7 Điểm tập kết 70
3.5.8 Loại điểm tập kết 71
3.5.9 Số liệu kinh tế xã hội 72
3.6 Lợi ích từ việc ứng dụng WASTE_DH 73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77







4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Dân số thành phố Đồng Hới tính đến ngày 31tháng 12 năm 2003 13
Bảng 1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới 16
Bảng 1.3. Tỷ lệ phần trăm khối lượng rác thải 17
Bảng 1.4. Tỷ lệ phần trăm thành phần rác thải 17
Bảng 1.5. Danh sách thiết bị thu gom 20
Bảng 1.6. Danh sách phương tiện vận chuyển 20
Bảng 1.7. Số dân trong từng xã, phường tham gia thu gom rác thải 21
Bảng 1.8. Số lượng các điểm hẹn trên địa bàn thành phố Đồng Hới 22
Bảng 1.9. Lộ trình quét và thu gom rác của tổ Hải Thành. 24
Bảng 1.10. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Hải Đình 1 24
Bảng 1.11. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Đồng Mỹ 24
Bảng 1.12. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Bắc Lý 26
Bảng 1.13. Lộ trình quét rác và thu gom của Nam Lý 1 26
Bảng 1.14. Lộ trình quét rác và thu gom của Nam Lý 2 26
Bảng 1.15. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Bắc Đồng Phú 27
Bảng 1.16. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Nam Đồng Phú 27
Bảng 1.17. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Lộc Ninh 27
Bảng 1.18. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Đức Ninh 28
Bảng 1.19. Lộ trình quét rác và thu gom của Hải Đình 2 28
Bảng 1.20. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Đồng Sơn 29
Bảng 3.1. Chức năng chính trong module bản đồ trong WASTE 53
Bảng 3.2. Chi tiết chức năng truy vấn trong WASTE phiên bản 2.0 54
Bảng 3.3. Cấu trúc dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường 57

Bảng 3.4. Cấu trúc dữ liệu về Công ty Công trình đô thị tỉnh Quảng Bình 58
Bảng 3.5. Thông tin về Đội Vệ Sinh 58
Bảng 3.6. Thông tin về Tổ Vệ Sinh 59
Bảng 3.7. Cấu trúc dữ liệu về các Phường 59
Bảng 3.8. Cấu trúc dữ liệu về Bãi chôn lấp 59
Bảng 3.9. Thông tin về các nhà máy xí nghiệp có đăng ký thu gom 60
Bảng 3.10. Cấu trúc dữ liệu của từng Điểm thu gom công cộng 61
Bảng 3.11. Thông tin về các điểm lấy rác công cộng 61
Bảng 3.12. Thông tin về Phương tiện thu gom rác 62


5
Bảng 3.13. Thông tin về tuyến đường thu gom rác 62
Bảng 3.14. Thông tin về lộ trình quét rác 62
Bảng 3.15. Thông tin về lộ trình thu gom rác 63
Bảng 3.16. Cấu trúc dữ liệu về điểm quan trắc 63












6
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý thành phố Đồng Hới 12
Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới 19
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức của Công ty Công trình đô thị 19
Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống thu gom chất thải hiện nay ở thành phố Đồng Hới 22
Hình 2.1. Các chức năng cơ bản của hệ thống thông tin địa lý 37
Hình 2.2. Các thành phần của hệ GIS 37
Hình 2.3. Phần mềm 37
Hình 2.4. Nhập dữ liệu 38
Hình 2.5. Biến đổi dữ liệu 38
Hình 2.6. Xuất và trình bày dữ liệu 39
Hình 2.7. Sơ đồ tổ chức của GIS 40
Hình 2.8. Cơ cấu tổ chức của HTTTMT 43
Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc về phần mềm WASTE 2.0 51
Hình 3.2. Nguồn thông tin cho WASTE_DH hoạt động 52
Hình 3.3. Sơ đồ cấu trúc CSDL môi trường trong WASTE_DH 52
Hình 3.4.Sơ đồ cấu trúc module nhập liệu cho WASTE 53
Hình 3.5. Sơ đồ cấu trúc chức năng báo cáo trong WASTE 55
Hình 3.6. Sơ đồ mối quan hệ giữa các chức năng hỗ trợ quản lý trong WASTE 55
Hình 3.7. Sơ đồ chi tiết mối liên hệ giữa các khối trong WASTE cũng như giữa
WASTE và CSDL môi trường 56

Hình 3.8. Sơ đồ làm việc của mô hình trong WASTE 57
Hình 3.9 CSDL về Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình 64
Hình 3.10 Công ty Công trình Đô thị 64
Hình 3.11 Trang thông tin về tổ quét rác 65
Hình 3.12 Thông tin về tổ quét rác 65
Hình 3.13 Trang thông tin về xe cơ giới 66
Hình 3.14 Thông tin về xe cơ giới 66
Hình 3.15 Trang thông tin về Lộ trình 67
Hình 3.16 Thông tin về lộ trình 67

Hình 3.17 Trang thông tin về ca trực 68
Hình 3.18 Thông tin về ca trực 68
Hình 3.19 Trang thông tin về Bãi chôn lấp 69


7
Hình 3.20 Thông tin về Bãi chôn lấp 69
Hình 3.21 Trang thông tin về Điểm tập kết rác thải 70
Hình 3.22 Thông tin về Điểm tập kết rác thải 70
Hình 3.23 Trang thông tin về loại Điểm tập kết 71
Hình 3.24 Thông tin về loại Điểm tập kết 71
Hình 3.25 Thông tin số liệu kinh tế - xã hội 72
Hình 3.26 Thông tin số liệu kinh tế - xã hội 72
Hình 3.27 Xem thông tin về các điểm thu gom rác thải 73
Hình 3.28 Chức năng tạo đối tượng môi trường mới như: bãi rác, điểm tập kết 74
Hình 3.29 Vị trí của các thùng đựng rác 74









8
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCL Bãi Chôn Lấp
CSDL Cơ sở dữ liệu
CSSX Cơ sở sản xuất

CTCTĐT Công ty Công trình Đô thị
CTRCN Chất thải rắn công nghiệp
CTRĐT Chất thải rắn đô thị
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
EIS
Environmental Information System – Hệ thống
thôngtin môi trường
GIS
Geographic Information System – Hệ thống thông tin
địa lý
HTTTMT Hệ thống thông tin môi trường
UBND Ủy Ban Nhân Dân
WASTE

Solid WA
ste management for Dong Hoi city
CompuTE
r Tool – Công cụ tin học quản lý chất thải
rắn tại thành phố Đồng Hới.








9
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây Việt Nam đã và đang đẩy mạnh công nghiệp hoá
đất nước nhằm đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm
2020. Quá trình phát triển mang lại những lợi ích kinh tế xã hội to lớn, góp phần
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và
thu nhập ổn định cho nhân dân
.
Tính đến ngày 31/12/2003 trên địa bàn cả nước có 72.012 doanh nghiệp (trong
đó có 1.898 doanh nghiệp quốc doanh Trung ương, 2.947 doanh nghiệp địa phương,
64.526 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 2.641 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài), trong số đó 95,4% là doanh nghiệp vừa và nhỏ (<300 lao động). Tốc độ tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam trong thập kỷ tới ước tính đạt trung bình 7%/năm.
Hàng năm tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc khoảng 15
tri
ệu tấn, trong đó có trên 2,8 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp (chiếm 30 – 37%
tổng tải lượng chất thải rắn). Chất thải rắn ở các trung tâm công nghiệp phía Bắc và
phía Nam chiếm khoảng 80%, trong đó Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm
50%, Vùng đồng bằng sông Hồng và ven Bắc bộ chiếm 30% tổng khối lượng
CTRCN.
Để trả lời câu hỏi “Sống trong một xã hội có nhiều chất thả
i có nghĩa là gì ?”
chúng ta hãy hình dung bức tranh về người tiêu dùng Mỹ ném bỏ một khối lượng
đáng kinh ngạc các chất thải rắn bao gồm: Lượng nhôm bỏ đi chỉ trong 3 tháng cũng
đủ để chế tạo toàn bộ máy bay của nước Mỹ, lượng thuỷ tinh vứt bỏ chỉ trong hai
tuần đủ để chất cao bằng trung tâm thương mại quốc tế cao 412 m, lượng lốp bỏ đi
trong một năm đủ
để quấn quanh hành tinh ba lần, lượng cốc, đĩa bỏ đi dùng trong
một năm đủ để phục vụ 6 bữa ăn cho tất cả mọi người trên toàn cầu, một lượng vải
bỏ đi khoảng 18 triệu đơn vị trong một năm, nếu nối lại từ đầu này đến đầu kia đủ để
nối liền tới mặt trăng và trở về 7 lầ
n, bỏ đi khoảng 2 tỉ lưỡi dao cạo râu, 1,6 tỉ bút chì,

500 triệu bật lửa trong một năm, khoảng 8 triệu ti vi một năm, mỗi giờ khoảng 2,5
triệu chất dẻo không sử dụng lại được, khoảng 14 tỉ catalog và 38 tỉ các mảnh vụn
bưu phẩm mỗi năm.


10
Như vậy, về khía cạnh quản lý môi trường có thể nói chất thải là nguồn gốc
chủ yếu dẫn tới phá hoại môi trường sống. Nếu con người không quan tâm thoả đáng
tới chất thải hôm nay, thì ngày mai chất thải sẽ loại bỏ chính con người ra khỏi môi
trường.
Thành phố Đồng Hới là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và là đầu mối
giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Bình. Đồng hành với sự
phát triển về sản xuất
dịch vụ của thành phố là những áp lực về ô nhiễm môi trường do nhiều loại chất thải,
trong đó chủ yếu là chất thải rắn gây ra. Hiện nay, ở thành phố Đồng Hới vấn đề rác
thải đang trở nên rất bất cập. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng phương thức quản lý
của các cơ quan có thẩm quyền v
ẫn còn nhiều vấn đề cần phải lưu ý như cách quản lý
không thống nhất, xử lý số liệu chưa nhanh, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác
thải…những bất cập này khó tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
nhưng cũng là vấn đề đòi hỏi phải giải quyết trong thời gian sắp tới.
Để giải quyết những bất cập trên cần nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công
nghệ hiện đại trong đó có công nghệ thông tin nói chung và công nghệ hệ thống
thông tin địa lý (GIS). Tình hình vệ sinh môi trường ở thành phố Đồng Hới nếu
không thực sự được quan tâm đúng mức thì chắc chắn chất thải rắn sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến chính cuộc sống của người dân, làm mất mỹ quan đô thị và Đồng Hới
sẽ không còn là một thành phố trong lành, thơ mộng bên dòng sông Nhật Lệ hi
ền hoà
trong một tương lai không xa.
Mục tiêu của luận văn.

- Tin học hoá quá trình nhập, xuất dữ liệu môi trường liên quan đến hệ thống
quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
- Hỗ trợ ra quyết định chính xác hơn với hệ thống thông tin cập nhật và hệ
thống phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững.
Nội dung công việc thực hi
ện
- Thu thập dữ liệu bản đồ số thành phố Đồng Hới, (Ứng dụng phần mềm GIS
như MapInfo, …).
- Thu thập các dữ liệu về qui trình quản lý nhà nước về chất thải rắn tại thành
phố Đồng Hới, cơ sở dữ liệu về bãi chôn lấp rác; về phương tiện kỹ thuật thu
gom, vận chuyển rác; vị trí các điểm hẹn; thu th
ập số liệu về khối lượng rác
tại bãi chôn lấp, quan trắc chất lượng nước rỉ rác; Thu thập số liệu về các
tuyến xe thu gom, vận chuyển.


11
- Từ hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn của Thành phố Đồng Hới, ứng
dụng tin học để nâng cao hiệu quả quản lý công tác thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn bằng cách xây dựng phần mềm trợ giúp được thực hiện
trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS, công nghệ cơ sở dữ liệu của nhóm
ENVIM.
Phạm vi nghiên cứ
u
- Về địa lý: Đề tài giới hạn phạm vi xem xét tại thành phố Đồng Hới.
- Về môi trường: do thời gian và sư hạn chế về số liệu nên luận văn chỉ đề cập
đến chất thải rắn sinh hoạt đô thị.
- Về công nghệ:
+ Ứng dụng công nghệ GIS và CSDL
+ Phần mềm ENVIM

+ Sử dụng số liệ
u quy hoạch để dự báo số lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm
2010.
Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích tài liệu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài.
- Phương pháp thống kê trong nghiên cứu môi trường.
Ý nghĩa của đề tài
- Xác định hiện trạng chất chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
- Đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn nhằm gi
ảm thiểu ô nhiễm.
- Ứng dụng tin học trong công tác quản lý cơ sở dữ liệu chất thải rắn . Khi các
số liệu được tin học hóa thì việc truy vấn dữ liệu cần thiết trong thời gian
xác định sẽ nhanh hơn. Từ những số liệu đã cập nhật sẽ xây dựng mô hình ô
nhiễm tích hợp và dự báo vùng ô nhiễm, mức độ ô nhiễm.




12
1. CHƯƠNG 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI,
TỈNH QUẢNG BÌNH
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thành phố Đồng Hới
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý


Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý thành phố Đồng Hới
Thành phố Đồng Hới là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Bình, có tọa độ địa lý

17
0
22 vĩ độ Bắc, 106
0
39 độ kinh Đông, nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Huế
160 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 490 km về phía Bắc. Diện tích toàn
thành phố theo địa giới hành chính là 156 km
2
.
- Phía Bắc thành phố giáp huyện Bố Trạch.
- Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Quảng Ninh.
- Phía Đông giáp biển Đông và sông Nhật Lệ.


13
- Phía Tây giáp dãy Trường Sơn.
1.1.1.2 Địa hình
Thành phố Đồng Hới có địa hình đa dạng, bao gồm vùng đồi núi, vùng đồng
bằng, vùng cát ven biển và thềm lục địa phía Nam Vịnh Bắc Bộ.
Phía Tây là dãy Trường Sơn, đồi núi hiểm trở, phía Đông ven biển là những
cồn cát kéo dài, địa hình nghiêng theo hướng Tây – Đông. Đồng bằng bị chia cắt
bởi các cồn cát và sông ngòi, hình thành các vùng sinh thái khác nhau.
1.1.1.3 Khí hậu
Đồng Hới nằm trong vùng khí hậu nhiệ
t đới gió mùa vùng trung Trung bộ, với
hai mùa chủ yếu là mùa Đông (từ tháng 3 năm sau) và mùa Hè (từ tháng 4 đến tháng
10. Là một trong những vùng có khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam. Nhiệt độ trung
bình năm: 24,4
0
C, Bão thường xảy ra từ tháng 8 đến tháng 10 trong năm.

1.1.1.4 Thuỷ văn
Mạng lưới thuỷ văn của thành phố Đồng Hới khá phong phú, có cả hồ và
sông.Trên địa bàn có 4 con sông : sông Nhật Lệ, Sông Mỹ Cương, Sông Lệ Kỳ, Sông
Cầu Rào, trong đó sông Nhật Lệ là con sông có ảnh hưởng lớn nhất và trực tiếp nhất
đến chế độ thuỷ văn của thành phố.
1.1.2 Tình hình xã hội và dân số
1.1.2.1
Dân số
Là thành phố nằm cạnh sông Nhật Lệ, Đồng Hới có 8 phường, 6 xã với tổng số
dân theo thống kê năm 2005 là 101.085 người, diện tích là 156 km
2
và mật độ dân số
trung bình của toàn thành phố là 648 người/km
2
. Dân cư ở đây chủ yếu là người
Kinh.
Bảng 1.1.Dân số thành phố Đồng Hới tính đến ngày 31tháng 12 năm 2003

TT Tên phường, xã Dân số năm 2003
(người)
Mật độ dân số
(người/km
2
)


14

1
2

3
4
5
6
7
8
Thành thị
Phường Nam Lý
Phường Bắc Lý
Phường Đồng Sơn
Phường Đồng Phú
Phường Hải Đình
Phường Đồng Mỹ
Phường Hải Thành
Phường Phú Hải

58.303
11.582
13.496
9.026
8.366
4.263
43.124
4.970
3.476
1.279,9
2.969
1.324
459
2.190

3.113
5.386
2.020
1.132

9
10
11
12
13
14
Nông thôn
Xã Quang Phú
Xã Lộc Ninh
Xã Bảo Ninh
Xã Đức Ninh
Xã Nghĩa Ninh
Xã Thuận Đức
39.266
2.050
6.743
6.540
10.614
9.955
3.464
355,5
578
499
399
1.271

414
76
Tổng cộng 97.569 625,4
(Nguồn [10])
Như vậy trong các phường nội thành, phường Đồng Mỹ có mật dân cư cao nhất
(5.386 người/km
2
), phường Đồng Sơn có mật độ dân cư thấp nhất( 459 người/km
2
).
Trong các xã ngoại thành, xã Đức Ninh có mật độ dân cư lớn nhất (1.271 người/km
2
)
và xã Thuận Đức có mật độ dân cư thấp nhất (76 người/km
2
).
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thành phố là 1%, tỷ lệ sinh là 1,35% và tỷ lệ tử
là 0,35%.
1.1.2.2 Lao động
Đến nay, thành phố Đồng Hới đã giải quyết được khoảng 80% số lao động trong
độ tuổi có việc làm ổn định. Chất lượng lực lượng lao động tương đối cao. Hiện tại,
số lao động nội thị ở độ tuổi lao động là 48.272 người chi
ếm 50%.
1.1.3 Tình hình phát triển kinh tế
Mức sống của người dân Đồng Hới đang ngày càng được cải thiện và nâng cao,
GDP bình quân năm 2003 đạt 400 USD/người/năm [6].Đồng Hới đã và đang xây
dựng nhiều cơ sở sản xuất dịch vụ như:
- Khu công nghiệp phía Tây Bắc, Nhà máy chế biến xuất khẩu Nông thuỷ sản
Đồng Hới, Khu du lịch Bảo Ninh.
- Sân bay Đồng Hới cũ

ng đã được khởi công xây dựng vào tháng 8 năm 2004
và dự kiến hoàn thành vào tháng 4 năm 2006 với tổng mức đầu tư hơn 212,8
tỷ đồng.


15
1.1.4 Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có hơn 1.250 cơ sở công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp. Trong đó, các cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm làm ảnh hưởng
đến môi trường khu vực là Nhà máy Nhôm thanh định hình Đồng Hới, Nhà máy xi
măng số 1, Xí nghiệp chế biến súc sản xuất khẩu.
1.1.5 Sản xuất nông nghiệp
Thành phố Đồng Hớ
i có khoảng 30% dân số hoạt động sản xuất nông nghiệp,
chủ yếu tập trung ở các xã ngoại thành.
1.1.6 Thương mại và dịch vụ.
Hoạt động thương mại và dịch vụ đang có xu hướng phát triển mạnh.
Theo số liệu thống kê của thành phố, hoạt động này trên địa bàn đạt tỷ trọng
28.9% năm 2003.Tạo dựng nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch, thu hút nhiều du
khách đến tham quan. Dịch vụ mỗi năm tăng doanh thu 11,2% [6].
1.1.7 Giáo dục - y tế.
a. Giáo dục
13/14 xã, phường đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, có 10 trường
đạt tiêu chuẩn quốc gia. Số học sinh đạt giải trong các kì thi cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Như vậy, trình độ dân trí của thành phố Đồng Hới ngày càng được nâng cao về cả số
lượng lẫn ch
ất lượng.
b. Y tế
Đến nay, 14/14 xã, phường có trạm y tế, trong đó có 8 trạm y tế có bác sỹ. Trên

địa bàn thành phố có một bệnh viện lớn – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba –
Đồng Hới, với hơn 400 giường bệnh. Phòng khám của thành phố có 40 giường bệnh
và các trạm y tế xã, phường có 57 giường bệnh. Tỷ lệ trẻ em tiêm chủng đạt 100%.
1.1.8 Cơ sở hạ tầng
a.
Đối với giao thông vận tải.
- Đường bộ: Đồng Hới có các tuyến đường quốc lộ chạy qua như quốc lộ15,
quốc lộ 1A đi qua thành phố với tổng chiều dài là 13 km.
- Đường sắt: Tại thành phố có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với chiều
dài đoạn đường nằm trong phạm vi thành phố tổng cộng là 12 km.
- Đường thuỷ: Đồng Hới có sông Nhậ
t Lệ chảy qua và cửa sông nằm ngay
trên địa bàn của thành phố nên rất thuận tiện cho việc giao lưu bằng đường
thuỷ.


16
- Đường hàng không: Hiện có một sân bay dân dụng phía Đông Bắc của thành
phố. Sân bay chưa có thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc chỉ huy hạ cánh, cất
cánh và hiện chưa được đưa vào sử dụng.
b. Đối với vấn đề cấp điện.
Thành phố Đồng Hới nằm trên tuyến đường dây tải điện Quốc gia, ở đây có trạm
truyền tả
i 200 KV và 500 KV nên các điều kiện sử dụng điện hết sức thuận tiện. Tính
đến nay đã có hơn 99% hộ dân thành phố đã sử dụng điện. Riêng điện chiếu sáng
công cộng thành phố đã lắp đặt được với chiều dài hơn 44.900m.
1.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn thành phố Đồng Hới.
1.2.1 Tổng quan về chất thải rắ
n ở thành phố Đồng Hới
1.2.1.1 Các nguồn phát sinh chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới.

Thành phố Đồng Hới có tổng số dân hơn 100 nghìn người với 21.416 hộ, mức
sống của người dân khá cao và ổn định. Do vậy lượng rác thải ra hàng ngày ở thành
phố tương đối lớn. Thành phố còn có hơn 1330 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp mà chủ yế
u là bia, rượu, sản phẩm may mặc, vật liệu xây dựng, chế
biến thực phẩm,… Hiện nay, thành phố có 8 chợ lớn, 7 chợ nhỏ, một trường Cao
đẳng, 3 trường Trung cấp, 43 trường học, 318 đơn vị cơ quan hành chính, một bệnh
viện lớn và các cơ sở y tế, trạm xá, các khách sạn, nhà hàng, bến xe, cảng sông, nhà
ga,… đây chính là nguồn thải cần phải được thu gom và quản lý.
Các nguồn phát sinh chất thải r
ắn ở thành phố sẽ được trình bày cụ thể qua bảng
dưới đây.
Bảng 1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới
STT Loại rác Tỷ lệ khối lượng (%)
1 Rác sinh hoạt 90.0
2 Rác công nghiệp không độc hại 1.5
3 Rác công viên, rác tự do 2.0
4 Rác bãi biển 1.0
5 Rác quét đường 1.0
6 Rác bùn vét cống 0.5
7 Bùn hầm phốt 1.0
8 Rác xây dựng 2.0
9 Rác y tế 0.5


17
10 Rác công nghiệp độc hại 0.5
(Nguồn [13])
1.2.1.2 Khối lượng rác thải
Tổng lượng rác thải toàn thành phố khoảng 110 tấn/ ngày đêm (số liệu thống kê

năm 2004). Trong đó lượng rác thải khu nội thành khoảng 66,99 tấn chiếm 60,90%
và khu vực ngoại thành là 43,01 tấn, chiếm 39,1 % lượng rác toàn thành phố [1].


Bảng 1.3. Tỷ lệ phần trăm khối lượng rác thải
TT Đối tượng rác thải Nội thị Ngoại thị Toàn thành phố
1 Hộ gia đình 29,15 19,63 48,78
2 Rác chợ 4,56 3,03 7,59
3 Cơ quan 0,71 0,39 1,10
4 Trường học 1,89 1,13 3,03
5 Xí nghiệp 1,69 1,12 2,81
6 Bệnh viện, y tế, trạm y tế 1,52 0,95 2,47
7 Khách sạn 2,01 2,01
8 Nhà hàng 5,24 2,04 7,28
9 Cửa hàng, TM, DV 12,93 3,02 15,90
10 Bến xe, ga tàu 0,21 2,98 3,20
11 Rác đường, rác xây dựng 10,12 7,09 17,21
Tổng cộng 66,99 43,01 110
(Nguồn [13])
Như vậy trong tổng số lượng rác thải đô thị ở thành phố rác thải hộ gia đình
chiếm tỷ lệ lớn nhất, gần 50% tổng lượng rác thải.
1.2.1.3 Thành phần rác thải
Thành phần rác thải ở thành phố Đồng Hới có tỷ lệ như sau:
Bảng 1.4. Tỷ lệ phần trăm thành phần rác thải
Thành phần rác thải Tỷ lệ (%)
Rác thực phẩm, rác nhà bếp 40,1
Rác giấy 5,7
Nhựa 11,4
Gỗ, cỏ rác sân vườn 22,7
Thuỷ tinh, chai lọ 13,3

Kim loại 1,2
Cao su, đất đai 0,3
Rác khác 4,8


18
Tổng cộng 100
(Nguồn [6])
Do thành phố Đồng Hới luôn có sự thay đổi lớn theo không gian và thời gian,
nên rác trong nội thành ở những vị trí khác nhau có thể có thành phần khác nhau và
thông thường rác chợ và rác hộ gia đình có thành phần hữu cơ cao hơn so với rác thải
của các xí nghiệp công nghiệp và rác thải từ các công trình


19

1.2.2 Quản lý nhà nước về thu gom và xử lý rác thải ở thành phố Đồng Hới
Cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới được thể hiện qua sơ
đồ dưới đây.
Sở TN&MT, Sở Du lịch,
Sở Tài chính,
UBND các
Phường, Xã
UBND thành phố
Đồng Hới
Khối cơ quan quản lý
Nhà nước
UBND Tỉnh
Quảng Bình
Khối các đơn vị

sự nghiệp
Công ty Công trình
Đô thị
Hệ thống thu gom,
xử lý chất thải rắn

Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới
(Nguồn [13])

Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức của Công ty Công trình đô thị
(Nguồn: Công ty Công trình Đô thị,11/2005)



20
1.2.3 Thực trạng thu gom rác thải
1.2.3.1 Bãi rác Lộc Ninh
Bãi rác hiện hữu của thành phố là bãi rác Lộc Ninh, cách trung tâm thành phố 7
km, được bắt đầu đưa vào sử dụng năm 1995. Hiện nay bãi rác sắp phải đóng cửa vì
bãi rác không có hệ thống xử lý nước rò rỉ và các vấn đề vệ sinh môi trường không
được đảm bảo.
1.2.3.2 Các phương tiện thu gom và xử lý rác
Phương tiện của hệ thống thu gom rác hiện hành là đẩy tay, thùng rác, xe ép rác
để thu gom toàn bộ rác thải của thành phố. Xe ép rác gồm 6 chiếc được sử dụng để
thu gom và vận chuyển rác đi đổ tại bãi rác. Hệ thống hiện hành không sử dụng các
phương tiện như thùng công ten nơ, xe chở công ten nơ, bãi rác trung chuyển. Rác
đường được thu gom bằng cách dùng chổi tre quét, không có xe quét đường. Rác bãi
biển được thu gom bằng cách nhặt thủ công, chưa có xe làm vệ sinh rác bãi biển.
Danh sách thiết bị thu gom rác và vận chuyển rác được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.5. Danh sách thi

ết bị thu gom
STT Loại Số lượng Dung tích Tuổi thọ
(năm)
Tình trạng
sử dụng
1 Thùng nhựa lớn 50 660L 4 Trung bình
2 Thùng nhựa nhỏ 80 240L 1 – 4 Trung bình
3 Thùng tôn 70 400L 3 Trung bình
4 Xe đẩy tay 192 300L 1 – 5 Trung bình
(Nguồn: Công ty Công trình đô thị Quảng Bình, 11/2005)
Bảng 1.6. Danh sách phương tiện vận chuyển
STT Loại xe Số lượng Trọng tải
(tấn)
Bộ phận
nâng hạ
Tuổi thọ
(năm)
Tình trạng
sử dụng
1 Nissan 1 4 không >20 Thường hư
hỏng
2 Nissan 1 4 không >20 Thường hư
hỏng
3 Nissan 1 2.5 Có >20 Thường hư
hỏng
4 Fusso 1 2.5 không >20 Thường hư
hỏng
5 Hino 1 4 Có 7 Trung bình
6 Huyndai 1 8 Có 2 tốt
(Nguồn:Công ty Công trình Đô thị Quảng Bình, 11/2005)



21
1.2.3.3 Nhân lực lao động
Tổng số cán bộ và công nhân của Công ty là 187 người, trong đó có 97 công
nhân trực tiếp tham gia công tác thu gom vận chuyển rác thải. Đây là những người
thuộc đội vệ sinh môi trường I, II, và III của Công ty CTĐT Đồng Hới.
1.2.3.4 Công tác thu gom
Hiện có khoảng 60% khu vực đô thị đã kí hợp đồng thu gom vận chuyển rác thải,
trong đó một số xã ngoại thành chỉ phục vụ thu gom đến địa bàn trung tâm chợ c
ủa
xã.
Số dân trong từng xã, phường tham gia thu gom rác thải được thể hiện qua bảng
dưới đây:
Bảng 1.7. Số dân trong từng xã, phường tham gia thu gom rác thải
Thực hiện thu gom trong năm 2004
Số cơ quan
TT Tên đơn vị Tổng số hộ
dân trên
địa bàn
Số hộ
dân
Số hộ Quy đổi
thành hộ dân
(* 5 lần)
1 Đồng Mỹ 799 634 87 435
2 Hải Đình 1.041 781 164 820
3 Hải Thành 1.070 885 67 335
4 Phú Hải 694 538 8 40
5 Đức Ninh 2.535 1.133 15 75

6 Nghĩa Ninh 2.322 177 14 70
7 Đồng Sơn 1.971 769 13 65
8 Đồng Phú 1.928 1.564 66 330
9 Nam Lý 2.662 2.036 76 380
10 Bắc Lý 3.011 903 30 150
11 Lộc Ninh 1.670 175 23 115
12 Quang Phú 697 34 170
13 Bảo Ninh 590
14 Thuận Đức 426
Tổng cộng 21.416 9.640 597 2.985
(Nguồn: Công ty Công trình đô thị Quảng Bình, 11/2005)
Như vậy, chỉ có 9.640/21.416 hộ dân tham gia hợp đồng thu gom rác thải chiếm
45% số hộ dân trong thành phố.
Hằng ngày đội ngũ công nhân lao động đẩy xe cải tiến của Công ty CTĐT thực
hiện thu rác ở một phần lớn ngõ, hẻm các đường ngang mà ôtô không vào được để
đưa rác ra các điểm tập trung. Từ điểm tập trung này, rác được xúc tiến lên các xe
cuốn ép chuyên dụng để
đem đi đổ ở bãi rác. Khâu vận chuyển rác với các loại xe tải
hoạt động ngày đêm với 6 lái xe để gom rác từ các điểm rác ven đường, từ các thùng
rác và đưa đến bãi chôn lấp hiện tại.

×