Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chuyện ngườii con gái Nam Xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.94 KB, 7 trang )

Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10
Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Trang | 1 -


NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
- Nguyễn Dữ


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Tác giả Nguyễn Dữ.
- Sống trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động theo chiều hướng tiêu cực của dân tộc (khoảng
thế kỉ XVI): Nhà Lê suy vong, triều chính đổ nát, nhân dân cực khổ Hoàn cảnh ấy tất nhiên sẽ ảnh hưởng
lên suy nghĩ và sáng tác của ông.
- Bản thân là người học rộng, tài cao, có nhân cách cao khiết.
- Truyền kì mạn lục là sáng tác duy nhất còn lại của ông.

2. Truyền kì mạn lục ( Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ vẫn được lưu truyền)
- Là một tập sáng tác gồm 20 truyện ngắn viết bằng chữ Hán dưới dạng tản văn xen lẫn biền văn và
thơ ca, cuối các truyện thường có lời bình của tác giả hoặc người đồng quan điểm với tác giả.
- Tác phẩm được đánh giá là “Thiên cổ kì bút”( cây bút kì lạ của muôn đời ) .
- Giá trị cơ bản:
+ Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn

3. Chuyện người con gái Nam Xương.
a. Tóm tắt: Truyện xoay quanh cuộc đời, số phận của Vũ Nương. Vũ Nương vốn là một cô gái đẹp
người đẹp nết được gả cho Trương Sinh, con nhà giàu nhưng tính hay ghen. Vũ Nương tính tình hiền


thục lại rất giữ gìn nên lúc hai vợ chồng còn ở với nhau gia đình chưa khi nào thất hoà. Song xảy ra
việc giặc giã, Trương Sinh lại bị bắt lính, cách 3 năm đằng đẵng, trở về nhà mẹ già đã mất, con mới tập
nói. Nghe lời ngây thơ của con Sinh đã nghi ngờ vợ hư và đánh đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà. Đau đớn,
Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng các nàng tiên nước đã đón nàng về nơi cung nước sống.
Tại đây Vũ Nương tình cờ gặp một người làng là Phan Lang nàng đã đưa tin về cho chồng lập đàn giải
oan cho nàng. Trong đàn tràng ấy, nàng đã trở về dương thế trong chốc lát để nói với chồng lời từ tạ rồi
vĩnh viễn trở về chốn làng mây cung nước.
b. Vị trí: là thiên thứ 16 và là thiên truyện tiêu biểu cho toàn tập sáng tác.
c. Giá trị cơ bản:
Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10
Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Trang | 2 -


- Nội dung:
+ Hiện thực: Tác phẩm phản ánh khá chân thực bức tranh xã hội đương thời với chiến tranh
phong kiến liên miên, hạnh phúc con người bấp bênh, bèo bọt, chế độ nam quyền và số phận bất hạnh của
người phụ nữ.
+ Nhân đạo.
* Tác phẩm bộc lộ niềm cảm thương đối với số phận của người phụ nữ trong hoàn
cảnh khắc nghiệt của chế độ phong kiến.
* Thể hiện thái độ trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ.
* Tác phẩm là tiếng nói lên án xã hội đã chà đạp lên cơ hội hạnh phúc của con người
và lên tiếng bênh vực cho quyền sống của họ.
- Nghệ thuật:
+ Kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình, giữa miêu tả và kể chuyện.
+ Dựng truyện: Tự nhiên hợp lí và mang nét đặc trưng của truyện trung đại.

+ Miêu tả nhân vật: kết hợp giữa thể hiện các hành động, lời nói bên ngoài với thể hiện nội
tâm nhân vật.
+ Các yếu tố hoang đường kì ảo khiến câu chuyện thêm hấp dẫn và gia thêm nhiều ý nghĩa.

II. CÁC DẠNG ĐỀ TỰ LUẬN CƠ BẢN.
1. Dạng viết đoạn văn theo yêu cầu.
- Viết đoạn thuyết minh về tác phẩm.
- Viết đoạn nghị luận về một chi tiết, khía cạnh nào đó của tác phẩm đáp ứng những yêu cầu nhất
định về hình thức (ví dụ: Đoạn có cấu trúc Tổng- Phân - Hợp, đoạn có sử dụng một kiểu câu nào đó )
2. Dạng viết bài.
- Phân tích nhân vật (Vũ Nương)
- Chứng minh một nhận định về tác phẩm hay nhân vật hoặc một khía cạnh giá trị của tác phẩm.
Ví dụ: “Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái
Nam Xương đã thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế
độ phong kiến đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ” ( SGK Ngữ Văn 9- tập 1. NXB GD- HN
2011)
Bằng hiểu biết của em về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương hãy làm sáng tỏ.

Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10
Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Trang | 3 -


III. LUYỆN ĐỀ
Đề số 1: Phân tích chân dung Vũ Nương trong truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương của tác
giả Nguyễn Dữ.
Mở bài 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nguyễn Dữ là gương mặt nổi bật của văn học Việt Nam thế kỉ XVI.
- Với tập truyện ngắn Truyền kì mạn lục ông thực sự đã mang đến cho nền văn học dân tộc một
“Thiên cổ kì bút” có khả năng lay động lòng người bởi giá trị mọi mặt của nó.
- Chuyện người con gái Nam Xương là thiên thứ 16 và là thiên tiêu biểu trong tập sáng tác này. Trong
truyện, Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công chân dung Vũ Nương với vẻ đẹp và số phận tiêu biểu cho vẻ
đẹp và số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
Mở bài 2. Giới thiệu hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt nam.
Đau đớn thay, phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Ấy là một câu thơ quen thuộc trong Truyện Kiều nhưng cũng là lời tổng kết xác đáng cho thân phận
của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa. Có lẽ vì thế, hình tượng người phụ nữ cũng trở thành một
hình tượng quen thuộc trong sáng tác của các cây bút đương thời đặc biệt là từ khoảng thế kỉ 16 trở đi. Đến
với Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ, người đọc có thể bắt gặp chân dung của một
người phụ nữ điển hình với phẩm chất và số phận mang nét riêng của người phụ nữ trong đêm trường trung
cổ ấy.
Thân bài.
Ý 1: Tóm tắt tác phẩm.
Ý 2: Phân tích hình tượng
a. Vũ Nương là người phụ nữ có vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất đáng quý.
Nhận xét chung: - Mở đầu tác phẩm, tác giả đã có lời giới thiệu bao quát về Vũ Nương “Tính đã thuỳ
mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” tạo ấn tượng về một chân dung phụ nữ hoàn hảo.
- Sau đó ông đi sâu miêu tả vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật trong các mối
quan hệ khác nhau, trong các tình huống khác nhau. Từ đó làm nổi rõ những vẻ đẹp cơ bản sau của nàng.
Cụ thể:
* Trước hết Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắc trong tình nghĩa vợ chồng.
- Khi mới về làm vợ Trương Sinh: nàng luôn giữ gìn khuôn phép nên dù Trương Sinh cả ghen nhưng
hoà khí gia đình vẫn luôn đầm ấm.
Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10
Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ


Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Trang | 4 -


- Khi Trương Sinh đăng lính: Trong buổi tiệc tiễn chồng đi nàng đã có những cử chỉ, lời nói ân tình
khiến ai nấy đều xúc động. Với Vũ Nương thì hạnh phúc gia đình bình dị , tình cảm vợ chồng con cái sum
họp thuận hoà là tất cả ước mơ. Nàng chẳng mong chồng ra đi được công danh vinh hiển mà chỉ cầu cho
chàng sớm bình an trở về để thoả lòng mong mỏi. ngay khi chồng chưa ra khỏi cửa mà nàng đã lường trước
những khó khăn nguy hiểm mà chồng phải đối mặt để xót xa, thổn thức. Chén rượu đầy mà nàng rót như
tấm lòng vun đầy tình cảm yêu thương mà nàng danh cho chồng.
- Trong khoảng thời gian Trương Sinh đánh trận nơi xa : Vũ Nương luôn tỏ rõ là người vợ thuỷ
chung, son sắc nhất mực “Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.
Nàng chỉ một lòng băn khoăn thổn thức hướng về người chốn ải xa.
- Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ: Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn. khi người chồng trút
cơn ghen bóng gió lên đầu, Vũ Nương đã ra sức thanh minh, phân trần. Nàng đã viện đến cả thân phận và
tấm lòng của mình để thuyết phục chồng “Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu cách biệt ba
năm giữ gìn một tiết ” Những lời nói nhún nhường tha thiết đó cho thấy thái độ trân trọng chồng, trân
trọng gia đình nhà chồng, niềm tha thiết gìn giữ gia đình nhất mực của Vũ Nương.
- Đến khi không thể cứu vãn được hạnh phúc gia đình, nàng đã quyết tìm đến cái chết để bảo toàn
danh dự, chứng minh sự trong sạch của bản thân.
+ Lời nói của nàng ở thời điểm “ bất đắc dĩ” ấy hé lộ nỗi đau khôn cùng khi thú vui nghi gia nghi thất
đã mất và hình ảnh một mình trông chồng cũng chẳng còn được bảo toàn. Nàng như “ Sen rũ trong ao, liễu
tàn trước gió, hoa rụng cuống, lá lìa cành”. Đau đớn nào bằng!
+ Vũ Nương đã tắm gội, chay tịnh sạch sẽ ra bến hoàng giang ngửa mặt thạn trời rồi gieo mình xuống
sông tự vẫn. Bị dồn đến đường cùng, Vũ Nương đã tìm đến cái chết nhưng đây là một lựa chọn có ý thức
của nàng. Chuỗi các hành động đó cho thấy một mặt Vũ Nương đang trong tình trạng cay đắng, khổ đau
cùng cực mặt khác nàng vẫn vô cùng tỉnh táo, có ý thức rất cao về mỗi hành động của mình. Đầy ý thức về
nhân phẩm bản thân, nàng quyết lấy cái chết để chứng minh sự trong sạch. Lời than của Vũ Nương có dáng
dấp một lời nguyện cầu, xin trời đất, thần linh chứng giám cho nỗi oan khuất và tiết sạch giá trong của

nàng.
- Những năm tháng sống ở chốn làng mây cung nước sung sướng nàng vẫn không nguôi nỗi thương
nhớ chồng con. Vừa gặp lại Phan lang, nghe Lang kể về tình cảnh gia đình nàng đã ứa nước mắt xót
thương. Mặc dù đã nặng lời thề sống chết với Linh Phi nhưng nàng vẫn tìm cách trở về với chồng con trong
giây lát để nói lời đa tạ tấm lòng chồng. Rõ ràng trong trái tim người phụ nữ ấy, không bợn chút thù hận,
chỉ có sự yêu thương và lòng vị tha.
Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10
Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Trang | 5 -


* Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng, một người mẹ hiền đầy tình yêu thương
con.
- Trong ba năm chồng đi chiến trận, một mình nàng vừa làm con vừa làm cha vừa làm mẹ để chăm
sóc phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con thơ.
- Với mẹ chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo. Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng
mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên răn để
bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như
với cha mẹ đẻ của mình. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất cho nên trước lúc chết người mẹ già ấy
đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, trân trọng con dâu “sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc
đứcgiống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đã chẳng phụ mẹ".
- Với con thơ nàng hết sức yêu thương, chăm chút. Sau khi xa chồng đầy tuần, nàng sinh bé Đản, một
mình gánh vác cả giang sơn nhà chồng nhưng chưa khi nào nàng chểnh mảng việc con cái. Chỉ cẩn xem chi
tiết nang dùng cái bóng của mình để dỗ con đủ thấy tấm lòng người mẹ với con trong những đêm dài đằng
đẵng xa chồng.
Tóm lại: Vũ Nương là người phụ nữ hội đủ trong mình những vẻ đẹp truyên thống của người phụ nữ
Việt nam.

b. Do những xô đẩy của hoàn cảnh, Vũ Nương đã phải chịu một số phận đau khổ, oan nghiệt.
Nhận xét chung: Có thể thấy Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến gia trưởng đầy bất công
với phụ nữ.
Cụ thể:
- Cái thua thiệt đầu tiên làm nên bất hạnh của Vũ Nương là thua thiệt về vị thế. Cuộc hôn nhân giữa
Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng. Vũ Nương “vốn con kẻ khó” còn Trương Sinh lại là
“nhà giàu” đến độ khi muốn Sinh có thể xin mẹ trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương về. Sự cách bức giàu
nghèo ấy khiến Vũ Nương sinh mặc cảm và cũng là cái thế khiến Trương Sinh có thể đối xử thô bạo, gia
trưởng với nàng.
- Phải xa chồng ở thời điểm “hương lửa đương nồng" . Hạnh phúc lớn nhất đời của người đàn bà là
thú vui nghi gia nghi thất thế nhưng hạnh phúc ấy kéo dài chẳng được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính.
Thế là Vũ Nương trong tuổi xuân phơi phới phải cô đơn sầu muộn trong chờ đơi.
- Đỉnh điểm của bi kịch là khi gia đình tan vỡ, bản thân phải tìm đến cái chết.
+ Là người vợ thuỷ chung nhưng nàng lại bị chồng nghi oan và đối xử bất công, tàn nhẫn.
Nghe lời ngây thơ của con trẻ Trương sinhđã nghi oan cho vợ, mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi bất
chấp lời van xin khóc lóc của nàng và lời biện bạch của hàng xóm.
Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10
Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Trang | 6 -


Vũ Nương đau đớn vô cùng vì tiết giá của mình bị nghi kị, bôi bẩn bởi chính người chồng mà mình
yêu thương.
+ Bế tắc, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết để giãi tỏ lòng thành.
- Cái kết thúc tưởng là có hậu hoá ra cũng chỉ đậm tô thêm tính chất bi kịch trong thân phận Vũ
Nương.
+ Lược thuật lại kết thúc tác phẩm.

+ Phân tích:
Có thể coi đây là một kết thúc có hậu, thể hiện niềm mơ ước của tác giả về một kết thúc tốt lành
cho người lương thiện, niềm khát khao một cuộc sống công bằng nới cái thiện cái đẹp sẽ chiến thắng cái
xấu, cái ác.
Nhưng sâu xa, cái kết thúc ấy không hề làm giảm đi tính chất bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương
hiện về uy nghi, rực rỡ nhưng đó chỉ là sự hiển linh trong thoáng chốc, là ảo ảnh ngắn ngủi và xa xôi. Sau
giây phút đó nàng vẫn phải về chốn làng mây cung nước, vợ chồng con cái vẫn âm dương đôi ngả. Hạnh
phúc lớn nhất đời người đàn bà ấy là được sum họp bên chồng bên con cuối cùng vẫn không đạt được. Sự
trở về trong thoáng chốc và lời từ biệt của nàng đã hé ra cái sự thực cay đắng là cái nhân gian đầy oan
nghiệt, khổ đau này không có chốn dung thân cho người phụ nữ vì thế mà “Thiếp chẳng thể trở lại chốn
nhân gian được nữa”
Tóm lại:
- Khái quát lại bi kịch của Vũ Nương
- Phân tích nguyên nhân và ý nghĩa của bi kịch.
Tuy có những phẩm chất tâm hồn đáng quý nhưng Vũ Nương đã phải chịu một số phận cay đắng,
oan nghiệt. Nghịch lí ấy tự nó đã là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công phi lí đương thời chà đạp
lên hạnh phúc của con người.
Gây nên nỗi oan nghiệt trong cuộc đời Vũ Nương trước hết là lời nói ngây thơ của con trẻ nhưng
sau đó là là tính ghen tuông của người chồng đa nghi vũ phu. Lời con trẻ thì ngây thơ vô tội nhưng lòng
ghen tuông của người lớn thì cố vin theo để hăt hủi, ruồng rẫy cho hả dạ. Nhưng nói cho cùng Trương Sinh
phũ phàng với vợ là do bản tính anh ta vốn vậy và còn vì đằng sau anh ta có sự hậu thuẫn của cả mọt chế độ
nam quyền trọng nam khinh nữ. Lễ giáo phong kiến hà khắc cho người đàn ông quyền hành vô độ với gia
đình mình đặc biệt là với người phụ nữ cho nên không phải ngẫu nhiên Hồ Xuân Hương đã so sánh phụ nữ
với chiếc bánh trôi nước “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” bởi lẽ trong xã hội nam quyền ấy thì đàn ông quả
thực là thượng đế có thể "nặn" ra hình dáng cuộc đời của người phụ nữ. Trương Sinh đã là một tội nhân bức
tử Vũ Nương nhưng cuối cùng y vẫn vô can ngay cả khi nỗi oan khiên cuả Vũ Nương đã được làm sáng tỏ.
Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10
Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Trang | 7 -


Ngoài ra cũng còn phải tính đến nhân tố khác cấu thành bi kịch Vũ Nương đó là chiến tranh phong kiến,
chính chiến tranh phong kiến đã gây nên cảnh sinh li và sau đó góp phần tạo nên cảnh tử biệt. Nếu không
có cảnh chiến tranh loạn li thì sẽ không xảy ra tình huống chia cách để rồi dẫn đến bi kịch oan khuất trên.
Liên hệ với thời điểm ra đời của tác phẩm là thế kỉ XVI khi chiến tranh phi nghĩa giữa các tập đoàn phong
kiến Trịnh - Mạc, Lê - Trịnh kéo dài liên miên gây nên bao thảm cảnh sẽ thấy ý nghĩa hiện thực và hàm ý
tố cáo của tác phẩm rất sâu sắc.
Kết luận:
- Và như thế, xây dựng hình tượng Vũ Nương, một mặt nhà văn ngợi ca những phẩm chất tâm hồn
đáng quý của người phụ nữ, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông thương xót cho số phận bất hạnh của họ
và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chà đạp, rẻ rúng con người đặc biệt là người
phụ nữ. Có lẽ chưa cần nhiều, chỉ cần khai thác chân dung Vũ Nương đã đủ thấy chiều sâu hiện thực và
nhân đạo của ngòi bút Nguyễn Dữ.
Xét về nghệ thuật, việc xây dựng thành công nhân vật này cũng đánh dấu một bước phát triển mới
trong tư duy nghệ thuật của người cầm bút. Vũ Nương rất xa lạ với kiểu hình tượng trang liệt nữ trong các
tác phẩm văn học trước đó, nàng là một người phụ nữ bình dị của đời sống hằng ngày. Trong quá trình xây
dựng nhân vật, ngoài mô tả những biểu hiện bên ngoài của nhân vật như cử chỉ, lời nói, hình thức, nhà văn
còn thể hiện cả đời sống bên trong của nàng và điều này khiến chân dung nhân vật trở nên sống động và có
chiều sâu hơn trước.

Nguồn: Hocmai.vn
Giáo viên: Doãn Đông

×