Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Ô NHIỄM THỰC PHẨM - ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.54 KB, 22 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




Khoa KỸ THUẬT HÓA HỌC
Bộ môn: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM



Đề tài:
Ô NHIỄM THỰC PHẨM -
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO
VỆ THỰC VẬT

Giảng viên HD: Phan Ngọc Hòa
Sinh viên: Nguyễn Đức Thiện 61103366
Nguyễn Đăng Nhân 61102361
Võ Thanh Tùng 61104192
Lớp: HC11TP




Tháng 9/2013

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




Khoa KỸ THUẬT HÓA HỌC
Bộ môn: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM



Đề tài:
Ô NHIỄM THỰC PHẨM -
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO
VỆ THỰC VẬT

Giảng viên HD: Phan Ngọc Hòa
Sinh viên: Nguyễn Đức Thiện 61103366
Nguyễn Đăng Nhân 61102361
Võ Thanh Tùng 61104192
Lớp: HC11TP




Tháng 9/2013

3

Mục lục

5 1. Giới thiệu chung về thuốc bảo vệ thực vật
5 1.1. Sự ra đời của thuốc bảo vệ thực vật
5 1.1.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật
5 1.1.2. Trên thế giới
6 1.1.3. Ở Việt Nam
6 2. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
6 2.1. Phân loại theo nhóm chất hóa học
7 2.2. Phân loại theo nguồn gốc
7 2.3. Phân loại theo con đường xâm nhập
8 2.4. Phân loại theo tính độc của thuốc
9 3. Đặc tính sinh, hóa học của một số nhóm thuốc bảo vệ thực vật
9 3.1 Nhóm Clo hữu cơ
10 3.2 Nhóm Phosphor hữu cơ
12 3.3 Nhóm Carbamate
12 3.4 Nhóm Pyrethrum và Pyrethroids
14 4. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật
14 4.1 Con đường phát tán thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường
15 4.2. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến con người
15 4.2.1 Các con đường nhiễm độc hóa chất BVTV.
15 4.2.2 Nhiễm độc thuốc trừ sâu do nghề nghiệp
16 4.2.3 Nhiễm độc cấp tính và mãn tính
18 4.2.4 Đối với trẻ em
19 4.2.5 Nguy cơ phát tán ra môi trường
20 4.2.6 Những nguy cơ liên quan đến chế độ ăn uống
21 5. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam:
21 5.1 Thực trạng của vấn đề:
22 5.2 Nguyên nhân của việc lạm dụng thuốc và sử dụng không hợp lí thuốc bảo vệ thực vật:




4

Tài liệu tham khảo

1. />vat-hop-chat-co-clo-9055/
2. />m_%C4%91%E1%BB%99c_c%E1%BB%A7a_thu%E1%BB%91c_b%E1%BA%A3
o_v%E1%BB%87_th%E1%BB%B1c_v%E1%BA%ADt
3. />6CT%C3%8DNHC%E1%BB%A6AM%E1%BB%98TS%E1%BB%90NH%C3%93
MV%C3%80M%E1%BB%98TS%E1%BB%90LO%E1%BA%A0ITHU%E1%BB%9
0CN%E1%BA%B0MTRONGDANHM%E1%BB%A4CTHU%E1%BB%90CBVTV
%C4%90%C6%AF%E1%BB%A2CPH%C3%89PS%E1%BB%ACD%E1%BB%A4
NGTR%C3%8ANRAU.aspx
4.
5.
6. />ge/vi-VN/Default.aspx
7. />1%BB%B1c_ph%E1%BA%A9m#Do_qu.C3.A1_tr.C3.ACnh_ch.C4.83n_nu.C3.B4i.
2C_gieo_tr.E1.BB.93ng.2C_s.E1.BA.A3n_xu.E1.BA.A5t_th.E1.BB.B1c_ph.E1.BA.A
9m.2C_l.C6.B0.C6.A1ng_th.E1.BB.B1c

5

1. Giới thiệu chung về thuốc bảo vệ thực vật
1.1. Sự ra đời của thuốc bảo vệ thực vật
1.1.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiện hoặc tổng hợp hóa
học được dùng để phòng vả trừ sâu, bệnh, cỏ dại, chuột, hại cây trồng và nông sản (được gọi
chùng là sinh vật gây hại cho cây trồng).
Thuốc bảo vệ thực vật gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi tên theo nhóm sinh vật gây
hại, như thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu gây hại, thuốc trừ bệnh dùng để trừ bệnh cây trừ một
só trường hợp còn gọi chung mỗi nhóm thuốc chỉ có tác dụng đối với sinh vật gây hại thuộc

nhóm đó. Thuốc bảo vệ thực vật nhiều khi còn dược gọi là thuốc trừ hại (Pesticide) và khái
niệm này bao gồm cả thuốc trừ các loại ve, rệp hại vật nuô và trừ côn trùng hại cây, thuốc
điều hòa sinh trưởng cây trồng.

1.1.2. Trên thế giới
Khi con người bắt đầu canh tác nông nghiệp và có sự đấu tranh với dịch hại để bảo vệ
mùa màng thì một số biện pháp phòng trừ dịch hại đã hình thành. Chính vì vậy, lịch sử của
thuốc bảo vê thực vật có từ rất lâu đời (cách nay khoảng 10000 năm).
Vào khoảng năm 2500 BC (trước CÔng nguyên), hợp chất lưu huỳnh được sử dụng để
diệt côn trùng và nhện.
Năm 1500 BC, có hợp chất để diệt bọ chét trong nhà.
Năm 1200 BC, Trung Quốc đã có thuốc xử lí hạt giống.
Năm 900 AD (sau Công Nguyên), người ta dùng arsenic sulfides để trừ côn trùng
trong vườn.
Thế kỉ thứ IV, người ta xử lí hạt lúa bằng Arsen trắng.
Từ cuối thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX là thời kì cách mạng nông nghiệp châu Âu,
các hợp chất dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, dịch hại chủ yếu là chất vô cơ như Arsen,
Selenium, Sulfur, Song lúc này chưa ai biết tính độc hại của nó.
Từ đầu thế kỉ XX, người ta bắt đầu sản xuất một số loại thuốc trừ sâu hiệu quả hơn và
tích cực hơn. Đó chính là hợp chất DDT thuộc nhóm Clor hữu cơ và năm 1939 và liên tục sau
đó là sự ra đời của các hợp chất hóa học khác. Trong vòng 25 năm sau đó, chúng được coi là
vị cứu tinh của con người trong việc diệt trừ sâu bệnh gây hại và tang nông sản.
Năm 1940, người ta tổng hợp nên các hợp chất có nguồn gốc lân hữu cơ.
Năm 1947, người ta tổng hợp nên hợp chất có nguồn gốc Carbamate.
Năm 1970, phát hiện ra thuốc chứa hợp chất Pyrethroide.
Hiện nay, thuốc trừ sâu tồn tại được 3 thế hệ, tính độc hại của thế hệ sau thấp hơn thế
hệ trước.






6

1.1.3. Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chỉ phổ biến từ thế kỉ XIX. Trước
đó, việc phòng trừ sâu bệnh chủ yếu là biện pháp bắt sâu…
Đầu thế kỉ XX, khi nền nông nghiệp Việt Nam bắt đầu phát triển đến một mức nhất
định thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thức vật bắt đầu gia tang. Thời kì này, chúng ta cũng chủ
yếu sử dụng các hợp chất vô cơ nhu các nước trên thế giới: DDT, Lindan,
Polyclorcamphene,
Tình hình sử dung thuốc bảo vệ thức vật ở Việt Nam có những bước chậm hơn so với
các nước phát triển. Ví dụ như Mỹ cấm sử dụng DDT năm 1992 thì năm 1993 Việt Nam mới
cấm sử dụng thuốc bảo vệ thức vật có nhóm Clor hữu cơ này.

2. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
Hiện nay, thuốc bảo vệ thức vật rất đa dạng và phong phú cả về chủng loại và số lượng. tuy
nhiên có thể phân loại chúng theo hướng sau:
2.1. Phân loại theo nhóm chất hóa học
- Gốc Clo hữu cơ:


Hình 1: Gốc clo hữu cơ trong thuốc bảo vệ thực vật
Thành phần hóa học có chứa chất clo là những dẫn xuất Clorobenzen (DDT),
Cyclohexan (BHC) hoặc dẫn xuất đa vòng (Aldrin, Dieldrin). Các loại thuốc này đã bị đưa
vào danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam vì tính độc hại của nó.

Hình 2: Cấu trúc phân tử DDT




7


- Gốc phosphor hữu cơ (lân hữu cơ)

Hình 3: Gốc phospho hữu cơ trong thuốc bảo vệ thực vật
Từ những năm 40 và năm 50 các thuốc bảo vệ thực vật có gốc lân hữu cơ bắt đầu dược
sử dụng. Dẫn xuất từ các acid phosphoric, trong công thức chứa P,H,C,O,S… có khả năng
diệt trừ các loại sâu bệnh.

- Carbamate:

Hình 4: Gốc Carbamate trong thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc có 2 đâc tính tốt là ít độc đối với dộng vật có vú và khả năng tiêu diệt côn trùng
rộng rãi. Nhiều Carbamate là lưu dẫn dễ hấp thụ qua lá, rễ, mức độ pahn6 dải trong cacy6
trồng thấp, tiêu diệt tuyến trùng mạnh mẽ.

- Pyrethroid và Pyrethrum (Cúc tổng hợp)
Pyrethrum được chiết xuất từ hao cúc, công thức hó học phứa tạp, diệt sau bọ chủ yếu
bằng dường tiếp xúc và tính độc tương dối mạnh, dễ bay hơi…Rau màu sau khi phun
Pyrethrum có thể ăn dược sau vài ngày.

2.2. Phân loại theo nguồn gốc
- Vô cơ
- Thảo mộc
- Hữu cơ tổng hợp: Clo hữu cơ, Carbamate…
- Các chất điều hào sinh trưởng côn trùng
- Vi sinh vật: Nấm, Vi khuẩn, Virus Protoazoa (động vật đơn bào)


2.3. Phân loại theo con đường xâm nhập
- Các thuốc lưu dẫn: Furadan, Aliette…
- Các thuốc tiếp xúc: Sherpa, Sumialpha
- Các thuốc công hơi: Methyl Bromide, Chloropicrin
- Tuy vậy vẫn còn nhiều loại thuốc có một đến ba con đường xâm nhập

8



2.4. Phân loại theo tính độc của thuốc
Căn cứ độ độc cấp tính của thuốc, World Health Organization (WHO - Tổ chức Y tế
Thế giới) phân chia các loại thuốc thành 5 nhóm độc khác nhau: Ia (rất độc), Ib (độc cao), II
(độc trung bình), III (ít độc) và IV (rất ít độc).
Hoa Kỳ phân chia thuốc bảo vệ thực vật thành 4 nhóm độc.
Ở Việt Nam, tạm thời theo cách phân nhóm độc của WHO và lấy căn cứ chính là
liều LD50 qua miệng (chuột), phân chia thành 3 nhóm độc là nhóm I (rất độc, gồm cả Ia và
Ib), nhóm II (độc cao), nhóm III (ít độc).
Bảng 1: Phân chia nhóm độc của WHO
Phân nhóm và kí hiệu nhóm
độc
Biểu tượng nhóm độc
Độc tính LD50 (chuột nhà) mg/kg
Qua miệng
Qua da
Thể rắn
Thể
lỏng
Thể rắn
Thể

lỏng
Ia - Độc mạnh "Rất độc" (chữ
đen, nền đỏ)
Đầu lâu, xương chéo (đen
trên nền trắng)
5
20
10
40
Ib - Độc "Độc" (chữ đen, nền
đỏ)
Đầu lâu, xương chéo (đen
trên nền trắng)
5-50
20-200
10-100
40-400
II - Độc trung bình "Có hại"
(chữ đen, nền vàng)
Chữ thập đen trên nền
trắng
50-500
200-
2000
100-
1000
400-
4000
III - Độc ít "Chú ý" (chữ đen,
nền xanh dương)

Chữ thập đen trên nền
trắng
500-
2000
2000-
3000
>1000
>4000
IV - Nền xanh lá cây
(Không có biểu tượng)
>2000
>3000



Bảng 2: Phân chia nhóm độc của Việt Nam
Phân nhóm và kí hiệu nhóm độc
Biểu tượng nhóm độc
Độc tính LD50 qua miệng
(mg/kg)
Thể rắn
Thể lỏng
I - "Rất độc" (chữ đen, vạch màu
đỏ)
Đầu lâu, xương chéo (đen
trên nền trắng)
<50
<200
II - "Độc cao" (chữ đen, vạch vàng)
Chữ thập đen trên nền trắng

50-500
200-2000
III - "Cẩn thận" (chữ đen, vạch màu
xanh nước biển)
Vạch đen không liên tục trên
nền trắng
>500
>2000


9

3. Đặc tính sinh, hóa học của một số nhóm thuốc bảo vệ thực vật
3.1 Nhóm Clo hữu cơ
Nhóm Clo hữu cơ bao gồm những hợp chất hóa học rất bền vững trong môi trường tự
nhiên đất và nước, với thời gian bán phân hủy rất dài, được xếp vào loại độc tính loại I và loại
II. Các chất này tích lũy trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái, trong các mô dự trữ của sinh vật
và rất ít được đào thải ra ngoài. Hợp chất này rất bền vững trong tự nhiên như kim loại nặng.
Trong nhóm Clo hữu cơ có các nhóm thuốc sau:
- Nhóm DDT và các chất liên quan
Nhóm này có các đại diện như DDT, DDD (TDE), Methoxychlor, Ethylen,
Dicofo,Chlorobenzilate. Hai đặc tính cơ bản của DDT và chất chuyển hóa của nó DDE
là:
Bền vững trong môi trường, không bị phân hủy bởi VSV, men, nhiệt, và UV.
Tích lũy và phóng đại sinh học trong chuỗi thực phẩm, chủ yếu tích lũy trong
mô mỡ động vật.
Các nhóm thuốc này có tính độc thần kinh, làm chúng không còn dẫn truyền
thần kinh được nữa. Trong nhóm này, nhà nước Việt Nam đã cấm sử dụng DDT và
hạn chế Dicofo (Kenthal) vào tháng 5 năm 1996.
- Hexachlorcyclohexan (HCH)

Hexachlorcyclohexan (HCH) hay còn gọi là benzenhexachloride (BHC) được
biết tới từ năm 1825, nhưng mãi đến năm 1940 mới được dung như thuốc
Diệt côn trùng. Chất này có nhiều đồng phân (alpha, beta, gamma, delta,
epsilon). Trong hỗn hợp bình thường của các đồng phân, gamma BHC chiếm 12%. Về
sau. Người ta chế tạo được Lindane với 99%BHC.
Thuốc BHC thường lưu lại mùi trên sản phẩm nhưng do giá rẻ nên vẫn còn
được sử dụng ở các nước thuộc Thế giới thứ 3. Lindane không mùi, bay hơi nhanh,
gây độc thần kinh, gây run rẩy, co giật và cuối cùng là suy kiệt.
Trong nhóm này, nhà nước Việt Nam đã cấm sử dụng Lindane và BHC vào
tháng 5 năm 1996.
- Các cyclodiens
Các thuốc trong nhóm Cyclodiens được chế tạo vào những năm Thế chiến thứ II gồm
có: Chlodan (1945); Aldrin, Dieldrin (1948); Heptachlor (1949); Endrin (1951); Merix
(1954); Endosulfan (1956); và Chlodecone (1958). Còn có một số khác ít quan trọng hơn
như: Isodrin, Alodan, Bromodan, Telodrin.
Nhìn chung, các cyclodiens là những chất bền vững trong đất và khá bền trước tác
động của UV và ánh sang nhìn thấy. Do đó, chúng được dung phổ biến ở dạng thuốc xử lý
vào đất để trừ mối và các côn trùng đất có giai đoạn ấu trùng ăn phá rễ non. Các thuốc
nhóm này rẻ, khả năng tiêu diệt bền bỉ nên được ưa chuộng trước nay. Tuy nhiên, hiện
nay côn trùng đất đã phát triển tính kháng thuốc của chúng, do đó mức tiêu thụ sau đó ít
dần. Riêng ở Mỹ, từ năm 1975 – 1980 cơ quan Bảo vệ môi trường đã cấm dung nhóm
10

này. Riêng Aldrin và Dieldrin còn tiếp tục dung trừ mối thì đến năm 1984 cũng đưa vào
danh mục cấm, riêng Chlordane và Heptaclor cũng bị cấm từ năm 1998.
Các thuốc cyclodiens gây độc thần kinh tương tự DDT và HCH, chúng cũng làm rối
loạn sự cân bằng muối và kali trong các nơ-ron nhưng theo một cách khác so với DDT và
HCH. Trong nhóm này, nhà nước Việt Nam đã cấm sử dụng Aldrin, Dieldrin, Endrin,
Chlordane, Heptachlor, Isodrin, và hạn chế Endosulfan vào tháng 5 năm 1996.
- Các Polychlorterpene

Nhóm Polychlorterpene chỉ có chất là Toxaphene (1947) và Strobane (1951). Trong
nông nghiệp, Toxaphene được dùng rất nhiều, dung ở dạng đơn độc, hoặc phối hợp với
DDT hoặc Metul Parathion. Toxaphene là hỗn hợp gồm 177 chất dẫn xuất chlohoal của
hợp chất 10 carbon. Thành phần cực độc của hỗn hợp Toxaphene này là Toxacant A, chỉ
chiếm 3% trong hỗn hợp kỹ thuật. Chật này độc gấp 18 lần trên chuột, 6 lần trên ruồi và
36 lần trên cá vàng so với hỗn hợp Toxaphene kỹ thuật.
Các loại thuốc này lưu lại trong đất nhưng không bằng Cyclodiene, và thường biến mất
khỏi bề mặt thực vật sau khi phun thuốc hai hay ba tuần. Sự mất đi chủ yếu là do bay hơi
hơn là do biến dưỡng hoặc do quang phân giải. Thuốc dễ bị biến đổi trong cơ thể động vật
hoặc loài chim, không tồn lưu trong mô mỡ. Tuy ít độc cho côn trùng, động vật có vú và
chim, thuốc lại rất độc đối với cá (tương tự như Toxaphene). Cơ chế gây độc cũng tương
tự như Cylodiene.
Ở Mỹ, Toxaphene đã bị cấm vào năm 1993. Trong nhóm này, Việt Nam đã cấm sử
dụng Toxphene và Strobane vào tháng 5 năm 1996.
3.2 Nhóm Phosphor hữu cơ
Nhóm thuốc trừ sâu này gây tác động đến hệ thần kinh và ngộ độc cấp tính rất mạnh
mẽ, làm ngăn cản sự hình thành của các men cholinestera làm thần kinh hoạt động kém, teo
cơ, gây choáng váng và tử vong. Phosphor hữu cơ có độ phân giải rất nhanh, không tích lũy
trong cơ thể sinh vật nhưng ngược lại có thể gây ngộ độc cấp tính và nguy hiểm, dễ dàng gây
tử vong đối với người khi bị nhiễm thuốc với liều lượng nhỏ và nhất là đối với một số loài
chân đốt và các loài thủy sinh như cá, loài hữu nhũ, chim…
Nhóm này dễ bị thủy phân hơn nhóm Clo hữu cơ nên khó xác định được tồn tại của nó
trong môi trường nước. Phosphor hữu cơ được sử dụng nhiều nhất (90% khối lượng, trong khi
đó Clo hữu cơ chỉ có 5%). Các chất này được xếp vào loại độc Ia và Ib. Độc nhất là Systox kế
đến là Thinoc, Wofatox Thiphos. Wofatox được đánh giá là độc hơn DDT (gấp hàng chục
lần). Nông dân thường dùng Methamidophos để phòng trừ sâu cuốn lá, sâu phao, sâu keo và
sâu đục thân.
Trong những năm gần đây, các loại Methyl Parathon, Azodrin, Dichlorvos,
Methamidophos (Monitor), Monocrotophos, Dicrotophos, Phosphamidon cũng đã được đưa
vào

11

Danh mục cấm sử dụng. Do độc tính cao, với mức dư lượng cao thuốc trừ sâu nhóm phosphor
hữu cơ thường gây ra các vụ ngộ độc do sử dụng thực phẩm, rau màu…
Các thuốc phosphor hữu cơ được chia làm 3 nhóm dẫn xuất: Aliphatic, Phenyl và
Heterocylic:
- Các dẫn xuấtcủa Aliphatic
Tất cà các dẫn xuất của Aliphatic là những dẫn dẫn xuất của acid phosphoric mang
chuỗi carbon thẳng. Chất phosphor hữu cơ đầu tiên được dung trong nông nghiệp từ năm
1946 là TEPP. Loại thuốc này dễ thủy phân trong nước và biến mất sau khi phun từ 12 –
24 giờ. Malathion còn được dùng trong nhà, trên súc vật và thậm chí trên con người để trừ
các loại kí sinh. Malathion thường được trộn với đường để làm bả tiêu diệt côn trùng.
Monocrotophos là phosphor hữu cơ aliphatic chứa nitrogen. Đó là loại thuốc lưu dẫn,
có độc tính cao đối với động vật máu nóng. Thuốc này hiện vẫn nằm trong danh mục hạn
chế sử dụng của Việt Nam.
Trong số các dẫn xuất aliphatic có nhiều chất khác lưu dẫn trong cây như: dimethoate,
dicrotophos, oxydemetonmethyl và disulfoton. Các loại này, ngoại trừ dicrotophos bị hạn
chế sử dụng, đều có thể dùng trong vườn nhà với dạng loãng thích hợp.
Dichlorvos là dẫn xuất aliphatic có áp suất hơi lớn, hiện bị hạn chế sử dụng.
Mevinphos là một phosphor hữu cơ rất độc nhưng rất mau phân hủy, dùng tốt cho sản xuất
rau thương phẩm. Thuốc này có thể dùng một ngày trước khi thu hoạch mà không để lại dư
lượng trên rau thu hoạch ngày sau.
Methamidophos (hiện đã bị cấm sử dụng) và Acephate là hai phosphor hữu cơ được
dùng nhiều trong nông nghiệp, đặc biệt là côn trùng trên rau. Ngoài ra, còn có các thuốc khác
cùng loại là Phosphmidon (Dimecron), Naled (Dibrom) và Propretamphos (Saprotin).
Sebutos (Apache, Rugby) là loại diệt côn trùng và tuyến trùng hiệu quả trên bắp, đậu
phộng, mía và khoai tây.
Nhìn chung
, các dẫn xuất aliphatic đều có cấu trúc đơn giản, độ độc thay đổi rất nhiều, khả năng hòa tan
trong nước cao, có tính dẫn lưu tốt. Một số trong nhóm này hiện bị hạn chế hoặc cấm sử dụng

ở Việt Nam.
- Các dẫn xuất Phenyl
Các thuốc nhóm này có một phenyl gắn vào phân tử acid phosphoric, các vị trí còn lại
của phân tử acid phosphoric thường mang các nhóm Cl, NO
2
, CH
3
, CN hoặc S. Các
phosphor phenyl thường bền hơn các phosphor hữu cơ Aliphatic, do đó dư lượng trong
môi trường cũng cao hơn.
12

Parathion là một phosphor hữu cơ phenyl quen thuộc nhất và là chất phosphor hữu cơ
thứ nhì được đưa vào dùng trong nông nghiệp từ năm 1947 (sau TEPP). Ethyl Parathion là
dẫn xuất phenyl đầu tiên được sử dụng rộng rãi nhưng so quá độc nên đã bị cấm sử dụng ở
Việt Nam từ tháng 5 năm 1996 (ở Mỹ cấm từ năm 1991).
Năm 1949 Methyl Parathion (hiện đã bị cấm sử dụng) xuất hiện và tỏ ra ưu việt hơn
Ethyl Parathion ở chỗ nó ít độc cho gia súc và người, đồng thời tiêu diệt được nhiều côn
trùng. Độ tồn lưu của nó cũng ngắn hơn Ethyl Parathion. Có hai loại dẫn xuất phenyl khác
Profenofos và Sulprofor đều có phổ tiêu diệt rộng và hiện nay được dùng cho các loại hoa
khác nhau.
- Các dẫn xuất dị vòng
Trong phân tử, các thuốc dị vòng các cấu trúc vòng có nhiều carbon bị oxygen hoặc
nitro thế chỗ. Chất đầu tiên trong nhóm này là Diazinom, xuất hiện năm 195. Diazinon là
một chất tương đối khá an toàn và có nhiều công dụng. Azinphosmethyl là chất thứ hai ra
đời sau Diazinon vừa là thuốc diệt nhện. các thuốc khác là Chlorpyrifos, Methidathion,
Phosmet và Pirimiphos, Isazophos, Chlorpyifos-methyl, azinphod-ethyl, phosalon…
Các phosphor hữu cơ dị vòng là những phân tử phức tạp và thường có tính tồn lưu cao
hơn so với các phosphor hữu cơ thuộc nhóm aliphatic và phenyl. Vì phân tử thuốc dị vòng
phức tạp nên khi phân rã sẽ tạo ra nhiều sản phẩm khó có thể xác định hoàn toàn chính

xác.
3.3 Nhóm Carbamate
Nhóm này có độ độc cấp tính tương đối cao, khả năng phân hủy tương tự như nhóm
phosphor hữu cơ. Sự chuyển hóa của Carbamate trong cơ thể sinh vật chậmVà đơn giản hơn
các chất phosphor hữu cơ. Các chất trung gian trong quá trình chuyển hóa có độc tính thấp
hơn các chất ban đầu nhưng cũng có chất độc hơn.
Nhóm này có tác động trực tiếp vào men cholimestera của hệ thần kinh. Trong đó, có
metylizoxianat (CH
2
NCO) là chất gây ô nhiễm có thể gây chết người (đã làm cho toàn thế
giới chú ý).
Carbanyl lần đầu tiên được sử dụng thành công vào năm 1956. Thuốc có đặc tính là ít
độc (qua miệng và qua da) đối với động vật có vú và tiêu diệt côn trùng rộng rãi. Nhiều
carbamate là chất lưu dẫn dễ hấp thu qua lá và rễ, mức độ phân giải trong cây thấp. các thuốc
Methomyl, Oxamyl, Aldicarb và Carbofuran (Carbofuran hiện bị hạn chế sử dụng ở Việt
Nam) có đặc tính lưu dẫn rất tốt, do đó chúng có khả năng tiêu diệt tuyến trùng mạnh mẽ. Một
số carbamate là: Methiocarb, Trimethacarb (Broot), soprocarb (MIPC, Hytox), Cloethocarb,
Carbosulfan (Avantage), Aldoxycarb (Standak), Promecarb (Carbamult), Mexacarbate và
Fenoxycarb (Logic).
3.4 Nhóm Pyrethrum và Pyrethroids
13

Pyrethrum được trích ly từ hoa cây thủy cúc trồng ở châu Phi và Nam Mỹ. Thuốc có
độc tính từ miệng LD
50
khoảng 1500 mg/kg và là thuốc diệt côn trùng xưa nhất. Pyrethrum
nhanh chóng làm côn trùng tê liệt, tuy nhiên nếu không trộn với các thuốc hợp lực thì côn
trùng sẽ hợp lực nhanh chóng. Rau và trái cây sau khi phun Pyrethrum xong có thể ăn được
liền ngay ngày hôm sau.
Pyrethrum ít được dùng trong sản xuất nông nghiệp bởi vì giá đắt và không bền với

ánh sáng. Gần nay nhiều chất lượng tương tự như Pyrethrum đã được tổng hợp và gọi là
Pyrethroids. Các Pyrethroids bền với ánh sáng và có phổ tiêu diệt côn trùng rộng, sử dụng với
liều thấp. Các Pyrethroids có 4 thế hệ:
- Thế hệ thứ nhất:
Thế hệ này chỉ có một chất là Allethrin (Pynamin), được thương mại hóa vào 1949.
Allethrin là một chất tổng hợp giống hệt Cinerin I (là một thành phần của Pyrethrum) có
các dãy nhánh tương đối ổn định và bền hơn Pyrethrum.
- Thế hệ thứ hai:
Thế hệ thứ hai gồm có Tetramethrin (Neo-Pynamin) ra đời năm 1965. Thuốc có tác dụng
tiêu diệt nhanh hơn Allethrin và có thể phối hợp dễ dàng với các chất cộng hưởng (synergist).
Resmethrin xuất hiện vào năm 1967, hiệu lực hơn Pyrethrum gấp 20 lần (thí nghiệm trên ruồi
nhà), Bioresmethrin là một chất đồng phân của resmethrin hiệu lực hơn Pyrethrum gấp 50 lần.
Cả hai chất này đều bền hơn Pyrethrum nhưng bị phân hủy nhanh chóng trong không khí và
ánh sáng, do đó khó mở rộng sử dụng vào nông nghiệp. Bioallethrin (d-trans-allethrin) được
giới thiệu vào năm 1969, tác dụng mạnh hơn Allethrin và dễ pha trộn với các chất hợ- lực
nhưng không hiệu quả bằng Resmethrin . Chất cuối cùng trong hệ này là Phenonthrin
(Sumithrin), xuất hiện vào năm 1973, chất này có độc lực trung bình và hơi tăng hiệu lực khi
trộn với các chất hợp lực.
- Thế hệ thứ ba:
Thế hệ thứ ba gồm có các Fenvalerate (Pydrin, Tribute) và Permethrin (Ambush,
Dranet, Pouce, Pramex, Torpedo), xuất hiện vào năm 197 – 1973. Các chất này dùng nhiều
trong nông nghiệp vì có hoạt tính diệt côn trùng cao và bền với ánh sáng. Thuốc không bởi
ảnh hưởng UV và ánh sáng, tồn tại 4 – 7 ngày trên mặt đá.
- Thế hệ thứ tư
Thế hệ thứ tư hiện nay có nhiều tính độc đáo, chúng có hiệu lực tiêu diệt với nồng độ
chỉ bằng 1/10 các loại thuốc thế hệ thứ ba. Gồm có các thuốc sau: Bifenthrin (Talsfar), Lamda
Cyhalothrin (Karate, Force), Cypermethrin (Ammo, Cymbush, Cynoff), Cyfluthrin
(Baythroid), Deltamethrin (Decis), Esfenvalerate (Asana XL), Fenpropathrin (Danitol),
Flucithrynate (Pay-off), Fluvalinate (Mavrik, Spur), Tefluthrin, Praleethrin (Eto), và
Tralomethrin (Scout). Tất cả những chất trên đều bền với ánh sáng, rất ít bay hơi nên tồn lưu

có thể đến 10 ngày trong điều kiện môi trường thuận lợi.
14

Các Pyrethroid có tác dụng tương tự DDT là làm hở các kênh muối ở màng tế bào thần
kinh. Các Pyrethroid có hai loại tác dụng: loại I có hoạt tính độc mạnh ở nhiệt độ thấp, loại II
có hoạt tính độc mạnh ở nhiệt độ cao.
4. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật
4.1 Con đường phát tán thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường
Môi trường thành phần như đất, nước, không khí là những môi trường chính nhưng có
sự tương tác và tương hỗ lẫn nhau. Sự ô nhiễm của môi trường này sẽ gây tác động đến môi
trường xung quanh.
Hình 4.1.1: Con đường phát tan của thuốc BVTP trong môi trường

Các thuốc trừ sâu khi phun rải lên nông sản, lúa, hoa màu, cây ăn trái,… chịu tác động
của nhiều yếu tố môi trường làm giảm hiệu lực và thất thoát. Một phần thuốc bị phân hủy do
tác động của các yếu tố vô sinh (độ ẩm, ánh sang, oxy,…) và yếu tố sinh học như tác động
của vi sinh vật trong đất, thực vật và đi vào mội trường, một phần bị tồn lưu trong cơ thể sinh
vật, sâu hại. Con đường phát tán thuốc BVTV trong môi trường được trình bày theo hình
4.1.1.
Thuốc trừ sâu có thể khuếch tán bằng nhiều con đường khác nhau. Khi di chuyển đi
xa, các nhóm clo hữu cơ không dễ tan trong nước nên tích tụ nhanh chóng ở lớp trầm tích
15

dưới đáy các vũng nước, ao hồ,… do thuốc trừ sâu có chứa trong khí quyển nên ta thấy trong
nước mưa có nồng độ bằng hoặc cao hơn nồng độ cao nhất tìm thấy trong nước sông.
Trong môi trường không khí: khi phun thuốc trừ sâu vào môi trường không khí bị ô
nhiễm dưới dạng bụi, hơi…Dưới tác dụng của ánh sang, nhiệt độ, gió, … và tính chất hóa
học, thuốc trừ sâu có thể lan truyền trong không khí. Lượng tồn lưu trong không khí sẽ
khuếch tán và có thể di chuyển xa đến nơi khác.
Trong môi trường nước: Ô nhiễm môi trường đất dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Thuốc

trừ sâu trong đất, dưới tác động của mưa và rửa trôi tích lũy, lắng đọng trong lớp bùn đáy ở
sông, hồ, ao,… sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Thuốc trừ sâu có thể phát hiện trong các giếng,
ao, hồ, suối cách nơi sử dụng thốc trừ sâu vài km.
Thuốc trừ sâu phun lên cây trồng thì trong đó có đến khoảng 50% rơi xuống đất, sẽ tạo
thành lớp mỏng trên bề mặt, một lớp lắng, gọi là dư lượng gây hại đáng kể cho cây trồng. Sự
lưu trữ của thuốc trừ sâu trong đất là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi
trường.
4.2. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến con người
4.2.1 Các con đường nhiễm độc hóa chất BVTV.
Các vấn đề sức khỏe liên quan đến thuốc BVTV kết quả của quá trình tiếp xúc, chủ
yếu thong qua một hoặc một số con đường sau:
+ Hệ tiêu hóa
+ Hệ hô hấp
+ Da
Các con đường nhiễm độc rất khác nhau đối với từng loại hóa chất. Ví dụ, dichlorvos
(DDVP) dễ bay hơi và dễ nhiễm qua đường hô hấp, endosulfan gây độc khi nhiễm qua da
hơn là qua đường hô hấp, còn chlorpyrisfos lại dễ gây nhiễm qua đường tiêu hóa hay đường
hô hấp hơn là qua da.
4.2.2 Nhiễm độc thuốc trừ sâu do nghề nghiệp
Công nhân làm việc tại nông trại và các nhà máy sản xuất thuốc BVTV đặc biệt chịu
rủi ro nhiễm độc do tiếp xúc với các loại hóa chất này. Những rủi ro như vậy thường xảy ra ở
các nước đang phát triển, nơi mà những nguy cơ ít được hiểu rõ về các quy định an toàn về
sức khỏe không nghiêm ngặt hoặc là ít có hiệu lực.
Việc nhiễm độc HCBVTV qua đường tiêu hóa có thể xảy ra ngẫu nhiên khi người
nông dân ăn, uống, hay hút thuốc khi đang phun thuốc BVTV hoặc sau khi phan thuốc một
thời gian ngắn mà không rửa tay. Nhiễm độc HCBVTV dễ xảy ra qua đường hô hấp khi phun
thuốc không có mặt nạ bảo vệ. Đồng thời thuốc BVTV có thể hấp thụ qua da nếu người phun
để da và quần áo ẩm ướt trong khi phun thuốc, trộn các thuốc BVTV bằng tay không hay đi
chân trần trên những cánh đồng khi đang phun thuốc.
16


Mặc dù nhiễm độc thuốc BVTV qua đường tiêu hóa nguy hiểm nhất nhưng hai hình
thức nhiễm còn lại phổ biến hơn đối với những trường hợp nhiễm độc do nghề nghiệp của
người nông dân ở các nước đang phát triển bởi họ không nhận thức được những rủi ro đặc
biệt nghiêm trọng này.
4.2.3 Nhiễm độc cấp tính và mãn tính
Các loại thuốc BVTV có thể ảnh hưởng cấp tính và mãn tính đến sức khỏe con người,
tùy thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của thuốc. Nhiễm độc cấp tính là do nhiễm một lượng hóa
chất cao trong một thời gian ngắn. Những triệu chứng nhiễm độc tăng tỉ lệ với việc tiếp xúc
và trong một số trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Ngược lại, nhiễm độc mãn tính xảy ra khi một người nhiễm nhiều lần độc tố trong thời
gian dài nhưng chỉ nhiễm một liều lượng nhỏ vào cơ thể mỗi lần. Thông thường không có
triệu chứng nào xuất hiện ngay trong mỗi lần nhiễm (mặc dù điều đó có thể xảy ra). Thay vào
đó, bệnh nhân sẽ mệt mỏi từ từ một thời gian trong nhiều tháng hay nhiều năm. Điều này xảy
ra khi độc tố tích tụ trong tế bào cơ thể và gây ra những tổn hại nhỏ vĩnh viễn qua mỗi lần
nhiễm. Sau một thời gian dài, một lượng chất độc lớn tích tụ trong cơ thể (hoặc các tổn hại trở
nên đáng kể) sẽ gây ra những triệu chứng lâm sàng.
Các triệu chứng nhiễm độc cấp tính phụ thuộc vào cả độc tính của sản phẩm và lượng
độc hấp thụ. Ví dụ, ảnh hưởng của thuốc BVTV bị cấm cholinesterase nhiễm qua đường hô
hấp gồm: tê liệt, ngứa, thiếu khả năng điều phối các cơ quan trong cơ thể, đau đầu, chóng mặt,
rung mình, buồn nôn, chuột rút ở vùng bụng, đổ mồ hôi, giảm khả năng thị lực, khó thở hay
suy hô hấp và tim đập chậm. Lượng thuốc cao có thể gây ra co giật, bất tỉnh và chết. Nhiễm
độc cấp tính có thể kéo dài trong 4 tuần và gồm các triệu chứng chuột rút ở hai chi dưới, dẫn
đến thiếu khả năng điều phối và chứng liệt. Tình trạng sức khỏe có thể được cải thiện sau vài
tháng hoặc vài năm nhưng một số di chứng có thể kéo dài.
Hình 4.2.3.1: Quá trình acetylcholine truyền tin giữa các tế bào thần kinh bị phá vỡ
bởi các loại thuốc trừ sâu ức chế với cholinesterase.
17



Nhiễm độc mãn tính do tiếp xúc với thuốc BVTV trong thời gian dài bao gồm: suy
giảm trí nhớ và khả năng tập trung, mất phương hướng, suy nhược nghiêm trọng, dễ bị kích
động, rối loạn, đau đầu, nói khó, phản ứng chậm, hay gặp ác mộng, mộng du, thờ thẫn hoặc
mật ngủ.
Các nhà khoa học cũng đã ghi nhận các triệu chứng giống bệnh cảm như đau đầu,
buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn và khó thở. Những thí nghiệm trên động vật cho thấy sự nhiễm
độc loại hóa chất bị cấm cholinesterase có thể gây ra những tổn hại cho gan, thận và não.
Dưới tác động đến người lớn hay trẻ nhỏ, hậu quả của việc nhiễm HCBVTV có thể chỉ
xuất hiện rất muộn sau nhiều năm, hay thậm chí tới tận thế hệ sau, gây ra nhựng khó khan
trong học tập, điều khiển hành vi ứng xử và khả năng sinh sản (ví dụ sớm dậy thì, mau lão
hóa) và tang khả năng mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có một số tác động lâu dài khác như
gây quái thai (cơ thể bị dị tật từ trong phôi thai) và đột biến gen (gây ra đột biến gen hoặc đột
biến nhiễm sắc thể).
Việc tiếp xúc với thuốc BVTV liều cao trong thời gian ngắn cũng có thể làm hại da,
chẳng hạn như chất chloracne gây bệnh nám da và làm thay đổi chức năng gan. Việc tiếp xúc
với thuốc BVTV lâu dài có lien quan đến sự giảm sút sự miễn dịch, ảnh hưởng đến quá trình
phát triển hệ thần kinh, tuyến nội tiết và chức năng sinh sản. Một số ví dụ: chất trơ độc hại o-
cresol có thể phá hủy gen, ethoxylated p-nonylphenol phá các hoc môn, ethyl benzene tác
động đến hệ thần kinh, naphthalene gây các bệnh thiếu máu, vàng da, o-phenylphenol, toluene
hydrocarbon muối Natri làm tang độc tính của xylene đối với hệ thần kinh.
18

4.2.4 Đối với trẻ em
Trong giai đoạn phát triển, cơ thể nhạy cảm hơn đối với các phản ứng do hóa chất phá
vỡ tuyến nội tiết vì một loạt các mô tách biệt dễ tổn thương trước sự thay đổi mức độ hoc
môn. Do đó, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh do nhiễm độc cao hơn so với người lớn.
Trẻ em cũng có nguy cơ nhiễm thuốc BVTV. Chẳng hạn, trứng hoặc tinh trứng của
thế hệ bố mẹ bị nhiễm thuốc BVTV có thể truyền sang con. Cũng như vậy, những bào thai
đang phát triển có thể bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật từ máu mẹ do truyền qua nhau thai, và
trẻ em có thể bị nhiễm qua sữa mẹ khi sữa mẹ chứa lượng HCBVTV vượt mức cho phép.

Mặc dù nhiễm độc qua sữa mẹ nhiều hơn so với thời kì phát triển trong tử cung song nhiễm
độc trước khi sinh gây ra tổn hại đến não và hệ thần kinh trung ương của bào thai vào giai
đoạn đầu phát triển.
Trẻ em có tỉ lệ bề mặt tiếp xúc với môi trường cao hơn người lớn. Tính trung bình trên
mỗi kg cơ thể, trẻ em uống nước nhiều hơn, ăn nhiều hơn và thở nhiều hơn. Khi trẻ chơi gần
mặt đất, chúng có thể bị nhiễm độc thuốc BVTV từ đất. Đồng thời, một số thuốc BVTV dạng
hơi tạo thành một lớp khí tồn tại gần mặt đất. Trẻ em thích tò mò khám phá và thường cho tay
và miệng nên dường như dễ tiếp xúc trực tiếp và hấp thụ dư lượng thuốc BVTV vào cơ thể và
đối tượng này cũng dễ bị tổn thương trước các tai nạn do thuốc BVTV không được cất giữ
cẩn thận (chẳng hạn để vương vãi ở nơi chứa đồ ăn).
Ở nhiều quốc gia, trẻ em nông thôn có nguy cơ nhiễm thuốc BVTV cao, bởi chúng
phải trực tiếp tham gia công việc đồng án, lien quan đến việc trộn và phun các hóa chất. Một
nghiên cứu ở trẻ em nông thôn Nicaragoa cho thấy 40% trẻ bị giảm sút cholinesterase (loại
enzyme quan trọng giúp duy trì hoạt động của hệ thần kinh), một triệu chứng do nhiễm độc
thuốc BVTV. Hiện tượng này cũng được quan sát trẻ sống gần khu vực canh tác có phun
thuốc BVTV ở Columbia, Honduras, Bolivia và Costa Rica.
Trong vài trường hợp nhiễm độc do HCBVTV nhóm lân hữu cơ ở người, tỉ lệ tử vong
ở trẻ em cao hơn người lớn. Những nhân tố quan trọng là khả năng chống chịu và thải chất
độc của cơ thể cũng như sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ khác rất nhiều so với người lớn. Ví dụ, một
thí nghiệm ở động vật đã cho thấy tính nhạy cảm cao hơn đối với thuốc BVTV nhóm lân hữu
cơ. Cũng tương tự, thận của trẻ dưới một tuổi chưa hoàn thiện và thải chất độc nhanh như ở
người lớn.
Ở Philippin, người ta đã nghiên cứu thấy 1/8 ca nhiễm độc là trẻ em, và trong nghiên
cứu của Tổ chức Sức khỏe Hoa Kỳ - Pan, số trường hợp trẻ em dưới 18 tuổi nhiễm độc thuốc
BVTV do nghề nghiệp chiếm khoảng 10-20%. Sự nhiễm độc đối với các bào thai đang phát
triển có mối liên quan đến việc sinh khó và sảy thai và đã có bằng chứng về mối liên hệ giữa
bào thai nhiễm độc thuốc BVTV, trẻ em tiếp xúc thuốc BVTV với các bệnh u não, bệnh cầu,
u limphô không phải dạng Hodgkin, u mô mềm, và u Wilm ở trẻ.
Ngay từ khi mới được sản xuất, thuốc BVTV đã mang tính độc hại. Trong số những
loại HCBVTV hiệu nghiệm nhất, thuốc diệt côn trùng tác động vào hệ thần kinh của côn

trùng. Điều đáng nói là hệ thần kinh của côn trùng và động vật có vú về cơ bản là giống nhau,
khiến cho con người dễ bị tác động bởi các chất hóa học có nguy cơ gây chết người này.
19

Trong cả hai nhóm sinh vật, các thông điệp được truyền qua tế bào thần kinh thông
qua các xung điện. Khi các xung điện chạm vào đầu tế bào thần kinh, một tác nhân truyền tin
hóa học kích hoạt tế bào tiếp theo trong chuỗi.
Mỗi tác nhân tryền tin được giải phóng ra cơ thể bị phát hiện bởi tế bào nhận khi các
enzyme tồn tại, điều này phá hủy và loại bỏ các tác nhân truyền tin còn lại từ các dấu hiệu
trước. Một tác nhân truyền tin quan trọng là acetylcholine bị phá hủy bởi enzyme
acetylcholinesterase. Hai nhóm thuốc BVTV chính là lân hữu cơ (organophosphates) và
carbamates ngăn chặn acetylcholinesterase (gọi là chất kháng cholinesterase). Acetylcholine
tích lũy trong khớp thần kinh và gây ra sự tắc nghẽn thông tin, cản trở các thong điệp cụ thể di
chuyển tự do giữa các tế bào thần kinh. Tùy thuộc vào liều dung, các tác động có thể nhỏ hoặc
ở mức cao nhất gây tử vong.
4.2.5 Nguy cơ phát tán ra môi trường
Hầu hết các nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe mới chỉ xem xét
ảnh hưởng trên khía cạnh nghề nghiệp và tương đối ít đề cập tới những hiểm họa về sức khỏe
đối với cộng đồng. Ở vùng nông thôn El Salvador, một lượng chất chuyển hóa thuốc BVTV
lân hữu cơ đã được tìm thấy trong nước tiểu của 30% những chủ thể không tham gia hoạt
động nông nghiệp. Do đó, việc phát tán qua mội trường cũng như theo con đường nghề
nghiệp là một nguyên nhân gây ra các mối lo ngại cho sức khỏe cộng đồng, mặc dù rất khó để
chỉ ra mối lien hệ giữa các căn bệnh và sự phát tán ấy.
Những tác động phi nghề nghiệp của thuốc BVTV có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con
người theo rất nhiều cách, ví dụ như các hóa chất lơ lửng trong không khí khi phun thuốc hay
tồn tại trong các loại thực phẩm, nước, đất, quần aó hay sữa mẹ… Một nghiên cứu gần đây
cho thấy, nhiễm thuốc BVTV clo hữu cơ đã được phát hiện 25 năm sau khi ngừng sử dụng ở
những trẻ sơ sinh. Do đó, chúng có thể gây ra những vấn đề lâu dài về sức khỏe.



Hình 4.2.5.1 Tác hại của thuốc BVTV
20


4.2.6 Những nguy cơ liên quan đến chế độ ăn uống
Khi HCBVTV được sử dụng với nồng độ lớn và với mức độ thường xuyên hay vào
thời điểm gần thu hoạch, lượng thuốc tồn dư rất cao trong các sản phẩm thu được. Người tiêu
dung do đó cũng có nguy cơ bị nhiễm độc cao.
Nước uống cũng có thể bị ô nhiễm, dù đó là ô nhiễm trực tiếp từ hệ thống đường cấp
nước hay do sử dụng chung thùng chứa và vận chuyển nước uống với thuốc BVTV. Một nguy
cơ lớn, đặc biệt ở các nước đang phát triển, là những bữa ăn kiêng với lượng protein thấp có
thể làm tang độ mẫn cảm của con người với những tác động của một loại hóa chất BVTV nào
đó.
Trên thế giới mỗi năm có khoảng 3 triệu ca nhiễm độc nghiêm trọng lien quan đến
HCBVTV, gây ra 220.000 ca tử vong. Trong đó, 99% trường hợp xảy ra ở các nước đang phát
triển, cho dù những nước này chỉ chiếm 20% lượng tiêu dung thuốc BVTV. Con số thực tế có
thể còn cao hơn nhiều.
Năm 1990, một thống kê quý của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy có khoảng 25
triệu lao động trong ngành nông nghiệp bị nhiễm độc thuốc BVTV mỗi năm. Cho đến nay,
chúng ta vẫn chưa có những con số ước tính trên phạm vi toàn cầu, nhưng hiện có đến 1.3 tỷ
lao động trong ngành nông nghiệp và có thể hang triệu ca nhiễm độc thuốc BVTV vẫn đang
xảy ra hang năm.
21

Năm 2000, bộ y tế Braxin ước tính trong một năm nước này có 300.000 ca nhiễm độc
và 5.000 ca tử vong do thuốc BVTV.
Trong một nghiên cứu ở Inđônêxia, 21% số các calie6n quan đến thuốc BVTV có
những dấu hiệu hay triệu chứng về tâm thần, hô hấp và tiêu hóa.
Trong một cuộc khảo sát của Liên hợp quốc, 88% nông dân Campuchia sử dụng thuốc
BVTV đã từng có triệu chứng nhiễm độc.

Thuốc BVTV clo hữu cơ thường có khả năng chống lại sự thoái hóa, do đó chúng có
thể tồn tại lâu dài trong môi trường. Chúng có thể tích tụ trong mô mỡ của động vật và tích tụ
dần qua chuỗi thức ăn. Vì thế, có thể thấy những tác động nguy hại của chúng ở những mắt
xích cao nhất của chuỗi thức ăn, như các loại chim săn mồi hay con người. đây là lí do chủ
yếu tại sao việc sử dụng loại thuốc BVTV này ngày càng bị ngăn cấm, đặc biệt là ở các nước
công nghiệp hóa.
Quá trình nhiễm độc rất khó tránh vì điều kiện ở một số nước khiến cho việc mặc quần
áo bảo hộ hay đeo mặt nạ là không thể thực hiện được. Trong những tình huống như vậy, việc
thay quần áo sau khi phun HCBVTV có thể giảm thiểu các rủi ro. Một nghiên cứu của
Inđonêxia cho thấy, việc giặt quần áo ngay sau khi phun thuốc BVTV loại bỏ một lượng đáng
kể (96-97%) những tồn dư của thuốc.
5. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam:
5.1 Thực trạng của vấn đề:
Thống kê của Viện Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam, năm 1990 lượng thuốc bảo vệ thực
vật từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn, đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005 là 50.000
tấn. Chưa dừng lại ở đó nhu cầu ngày càng tăng lên. Theo con số thống kê gần đây trên radio
đưa tin có tới 50 % nguồn thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu là từ TQ và nước ngoài.
Nguồn nguyên liệu tạo ra thuốc bảo vệ thực vật cũng được nhập khẩu chủ yếu từ nước ngoài.
Không chỉ tốn kém về mặt tiền bạc mà còn cho thấy nhu cầu tăng lên nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường càng trở nên trầm trọng hơn. Và mức độ phụ thuộc của nông nghiệp vào hóa chất
bảo vệ thực vật cũng gia tăng theo.
Chè có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật - nguy cơ mất thị trường. Một trong những khó
khăn hiện nay là tình trạng chè sản xuất không đúng quy trình. Hiệp hội Chè việt Nam cho
biết, mặc dù sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè năm 2012 của Việt Nam tăng so với năm
ngoái, nhưng hiện ngành chè vẫn phải đối mặt với tình trạng sản phẩm chè có tồn dư thuốc
bảo vệ thực vật. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín chè Việt Nam và nếu
không giải quyết triệt để sẽ dẫn tới nguy cơ mất thị trường xuất khẩu chè. Ông Đoàn Anh
Tuân, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết, sản lượng chè năm 2012 của cả nước nước
đạt 150.000 tấn, tăng 15% so với năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt 220 triệu USD. Việt
Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 5 thế giới về mặt hàng chè. Tuy nhiên, một trong những khó

22

khăn hiện nay là tình trạng chè sản xuất không đúng quy trình, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật
còn cao, lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép diễn ra phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng
này là khó kiểm soát được quá trình sản xuất từ trồng đến chăm sóc, thu hái, chế biến và bảo
quản chè. Theo thống kê, hiện cả nước có trên 300 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ thì chỉ có 5%
số nhà máy có vùng nguyên liệu riêng để phục vụ chế biến. Nhằm khắc phục tình trạng tồn dư
thuốc bảo vệ thực vật với sản phẩm chè, đảm bảo uy tín cho chè Việt Nam, năm 2013, Cục
Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) sẽ tăng cường kiểm tra, đánh giá
phân loại điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến chè, rau củ
quả; xử phạt nghiêm những đơn vị, cá nhân vi phạm quy trình sản xuất không an toàn. Đồng
thời, chú trọng thực hiện quy trình sản xuất an toàn theo chuỗi-từ trang trại tới bàn ăn và tăng
cường sự tham gia giám sát của cộng đồng với công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chanh nhập từ Trung Quốc nhiễm thuốc bảo vệ thực vật Đại diện Cục Bảo vệ thực vật .
(Bộ NN-PTNT) vừa phát hiện một mẫu chanh vàng nhập từ Trung Quốc nhiễm một loại
thuốc bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam. Chất carbendazim phát hiện
trong mẫu chanh vàng nhập từ Trung Quốc là một hoạt chất bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến
sức khỏe con người. Trước đó, trong năm 2012, một số mẫu nho, lê và khoai tây nhập khẩu từ
Trung Quốc cũng bị phát hiện chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức tối đa cho phép
và bị xử lý theo quy định của Việt Nam.
5.2 Nguyên nhân của việc lạm dụng thuốc và sử dụng không hợp lí thuốc bảo vệ thực
vật:
- Hạn chế trong nhận thức và năng lực quản lí dịch hại của người nông dân.
- Cơ chế sản xuất nhỏ, cá thể và có nhiều người tham gia sử dụng thuốc gây khó khăn cho
công tác giám sát và quản lí sử dụng.
- Sự lộn xộn về chủng loại, phẩm chất và giá cả đã gây lung túng cho người sử dụng.
- Công tác hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ thực vật còn hạn chế.








×