Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

tìm hiểu về lục đia, biển và đại dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
Con người đang sống trên trái đất, sự hình thành và phát triển của trái
đất tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của con người, việc ngiên cứu trái đất
chính là ngiên cứu môi trường sống, không gian sống ở quá khứ, hiện tại và
tương lai của chính chúng ta. Với mục đích đóvie65c tìm hiểu về lục đia,
biển và đại dương là một phần không thể thiếu trong quá trình khám phá về
hành tinh này.Những tư liệu sau đay sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng
quát về lục địa, biển và đại dương trên phương diện địa hình và cấu tạo.
Thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trong một khoang
thời gian ngắn do đó có những hạn chế và thiếu sót, mong nhận được sự
đóng góp, bổ sung và sửa chữa chân thành từ cô và các bạn.
A.BIỂN VÀ CÁC ĐẠI DƯƠNG:
• VỎ ĐẠI DƯƠNG :
Lớp vỏ này nằm ở dưới đại dương, dày khoảng 6-11 km. Đá của vỏ
đại dương thì rất trẻ so với vỏ lục địa.Đá của vỏ Trái Đất có độ tuổi không
hơn 200 triệu năm. Vỏ dại dương được làm từ loại đá bazan không có
Olivin. Bazan có màu tối, được tạo ra từ núi lửa. Nó được tạo thành từ dung
nham lỏng làm lạnh nhanh.
• ĐỊA HÌNH BIỂN VÀ ĐAI DƯƠNG:
a.Địa hình thềm lục địa:
Các vùng biển theo luật biển quốc tế
Thềm lục địa là vành đai mở rộng của mỗi lục địa, trong các thời kỳ
băng hà đã là các vùng đất liền còn hiện nay là các biển tương đối nông (còn
được biết đến như là các biển cạn) và các vịnh. Các thềm lục địa có độ dốc
thoải đều (1-2 °) và thông thường kết thúc bằng các sườn rất dốc (gọi là đứt
gãy thềm lục địa). Đáy biển phía dưới các đứt gãy là dốc lục địa có độ dốc
cao hơn rất nhiều so với thềm lục địa. Tại chân dốc nó thoải đều, tạo ra bờ
lục địa và cuối cùng hợp nhất với đáy đại dương tương đối phẳng, có độ sâu
đạt từ 2.200 đến 5.500 m. Ranh giới ngoài của thềm lục địa có độ sâu đạt tối
đa 200-600 m hoặc sâu hơn tùy theo cấu tạo địa chất sườn lục địa.
Chiều rộng của thềm lục địa dao động một cách đáng kể. Có rất nhiều


khu vực không có thềm lục địa, đặc biệt là ở các khu vực mà các gờ của vỏ
đại dương nằm gần vỏ lục địa trong các khu vực sút giảm ven bờ, chẳng hạn
như các vùng bờ biển của Chile hay bờ biển phía tây của đảo Sumatra. Thềm
lục địa lớn nhất— thềm lục địa Siberi ở Bắc Băng Dương— kéo dài tới
1.500 kilômét. Biển Đông nằm trên một khu vực mở rộng khác của thềm lục
địa, thềm lục địa Sunda, nó nối liền các đảo Borneo, Sumatra và Java với
châu Á đại lục. Các biển khác cũng nằm trên các thềm lục địa còn có biển
Bắc và vịnh Ba Tư (còn gọi là vịnh Péc xích). Chiều rộng trung bình của các
thềm lục địa là khoảng 80 km. Độ sâu của các thềm lục địa cũng dao động
mạnh. Nó có thể chỉ nông khoảng 30 m mà cũng có thể sâu tới 600 m.
Thềm lục địa chia ra thềm nội (phần giáp đất liền), thềm giữa và thềm
ngoài (giáp sườn lục địa). Ranh giới giữa chúng được phân định tùy theo
từng vùng. Phần ngoài cùng của thềm là mép thềm (shelf-break).
Theo nguồn gốc có thể chia thềm lục dịa ra ba kiểu:
+Thềm lục địa nhận chìm: là các đồng bằng tích tụ-bào mòn và
bào mòn-tích tụ nửa ngập nước tương ứng với đới rìa các miền lục địa bị
ngập nước.
+Thềm lục địa mài mòn của các công trình tạo núi trẻ, cung đảo
và đảo đại dương.
+Thềm lục địa tích tụ châu thổ.
Các trầm tích được chuyên chở tới các vùng thềm lục địa do hiện
tượng xói mòn từ các vùng đất liền. Kết hợp với độ chiếu sáng từ Mặt Trời
tương đối cao đối với các vùng biển nông thì các loài thủy sinh vật tại khu
vực thềm lục địa tương đối phong phú khi so sánh với các sa mạc sinh học
của đáy đại dương. Cá tuyết (moruy) của khu vực Grand Banks phía ngoài
Newfoundland đã nuôi những người châu Âu nghèo khó hơn 500 năm trước
khi chúng bị đánh bắt cạn kiệt. Nếu các điều kiện yếm khí chiếm ưu thế
trong các lớp trầm tích thì các thềm lục địa theo thang niên đại địa chất sẽ
trở thành các nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Xa hơn nữa, việc tương đối dễ tiếp cận của các thềm lục địa là phương

thức tốt nhất để tìm hiểu các bộ phận của đáy đại dương.
b.Địa hình sườn lục địa:
Sườn lục địa là phần dốc của thềm lục địa chuyến tiếp ra trũng đại
dương , đây cũng là đới ngoài của vỏ lục địa chuyển sang vỏ đại dương .
Sườn lục địa có độ dốc và độ sâu lớn là do 2 hệ thống đứt gãy kiến tạo : đứt
gãy tạo bờ dốc sụt bậc , đứt gãy ngang tạo nên các rãnh sâu gọi là Canhon .
Vì vậy , địa hình sườn lục địa còn giữ lại dấu ấn của quá trình địa chất nội
sinh là chủ yếu .
Theo độ sâu người ta chia ra biển khơi (sâu trên 3000 m), biển thẳm
(3000-6000 m) và biển vực sâu (hơn 6000 m). Ngoài ra còn có những tên
gọi khác như lòng chảo đại dương hay rốn đai dương là những vùng nước
sâu trên 3000 m, có bề mặt khá phẳng; còn vùng trũng nước sâu là vùng có
độ sâu trên 6000 m.
Sườn và chân lục địa có địa hình lởm chởm phức tạp với nhiều ngọn
núi, đồng bằng dưới nước và có những ngọn núi cao 2000-3000 m đứng
riêng lẻ(seamounts).
c.Địa hình chân lục địa:
Chân lục địa là một dải tương đối hẹp có dạng nón quạt ngầm không
liên tục nằm ở chân dốc sườn lục địa. Chân lục địa thường là những thể
turbidit-sản phẩm hỗn hợp của dòng chảy theo thung lũng canhon từ sườn
lục địa đổ vào lòng chảo đại dương trộn lẫn bùn sét, bùn vôi, bùn silic và vật
liệu núi lửa được tái phân bố do dòng rối của đáy biển sâu.
d.Trũng đại dương:
Địa hình các trũng đại dương phần lớn được xác định bởi bản chất các
rìa lục địa liên quan với chúng.
Chẳng hạn như chân của sườn lục địa rìa thụ động thường gắn liền với
vùng đồng bằng biển thẳm. Trên bề mặt của chúng nhô lên một số ngọn núi
đơn lẻ dưới nước và gặp ít thung lũng nông thuộc phần kéo dài các hẻm sâu
từ sườn lụa địa.
Trong khi đó đáy đại dương rìa tích cực thường bị băm nát bởi các đứt

gãy. Ở đây ngoài các núi cao trên 1000 m còn có vô số các đồi núi biển thẳm
cao vài trăm m. Các đồi núi này ở rìa lụa địa thụ động (yên tĩnh) cũng khá
nhiều song bị chôn vùi dưới lớp trầm tích dày và chỉ thấy trên mặt cắt địa
chấn.
e.Địa hình các sống núi trung tâm đại dương:
Các sống núi trung tâm đại dương là những sốnng núi kì vĩ nằm giữa
các đại dương, chiếm 1/3 diện tích đại dương thế giới. Trên các sống núi
nằm ở sâu khoảng 5000 m, đỉnh núi thường đạt độ cao 2500 m, đôi khi nhô
lên khỏi mặt biển. Chiều rộng chân núi đạt từ 1000-3000 km. Đây là đới
“động” bởi hoạt động địa chấn tăng cao và hoạt động núi lửa mạnh. Các
sống núi này léo dài qua tất cả các đại dương và đạt trên 70000 km.
Các sống núi bị chia cắt bởi rất nhiều đứt gãy chuyển dạng (đứt gãy
ngang) làm cho các khối bị xê dịch tương đối với nhau. Các trục đối xứng
của sống núi (đường sống lưng hay đỉnh núi) thường trùng với thung lũng
trung tâm với chiều rộng tương đối hẹp (gần 30 km) và cắt sâu xuống (đến 2
km).
f.Các dạng khác của địa hình đáy đại dương:
+Núi dưới nước: thường là các núi lửa cổ phân bố rời rạc trên đáy
biển và đại dương.
+Các sống núi địa chấn ổn định: chúng là các khối nhô kéo dài khà
yên tĩnh về mặt địa chấn. Nguồn gốc các dãy núi ngầm này cũng do các hoạt
động núi lửa dưới biển.
+Các đảo và quần đảo núi lửa: trên đó phát triển san hô atol.
g.Địa hình đáy biển:
Biển là các thủy vực nằm giữa đại lục hoặc ằnm sát các đại lục và liên
thông với đại dương qua các đảo và quần đảo.
Theo địa mạo và độ sâu, biển được chia làm hai loại: laoi5 đáy bằng
phẳng và loại máng sâu hay biển nông và biển sâu. Biển nông thường có đáy
phẳng đặc trưng cho miền nền hay gọi là biển á lục địa. Còn biển máng có
đáy khá sâu và địa hình đáy phân cắt đặc trưng cho địa máng hay đới hút

chìm, tuy nhiên cũng có ngoại lệ.
Theo mối tương quan với lục địa (đất liền) chia ra biển nội lục (giữa
lục địa) và biển ven đại dương.
Địa hình đáy biển có thể chia ra các yếu tố như đáy đại dương thềm
lục địa, sườn lục địa; ở một số biển có đới chân lục địa, thậm chí có đồng
bằng biển thẳm và sống trung tâm với thung lũng rift.
Phần lớn các biển có độ sâu không lớn và có cấu tạo bề mặt khá phức
tạp.
Nghiên cứu địa hình đáy biển và đại dương có tầm quan trọng về
nhiều mặt.Đặc điểm địa hình có ảnh hưởng đến sự di chuyển của nước và
phát triển thế giới sinh vật. Vị trí tương đối của biển với lục địa, mức độ liên
thông của nó với đại dương sẽ xác định độ muối của chúng, khối lượng vật
liệu trầm tích vụn do sông mang tới, cũng như tính chất hoàn lưu của nước
và sự phát triển của thế giới sinh vật.
• HÌNH THÀNH ĐẠI DƯƠNG CỔ:
Trôi dạt lục địa đã tái định hình thể cho các đại dương của Trái Đất,
kết hợp và chia cắt các đại dương cổ để tạo ra các đại dương như hiện nay.
Các đại dương cổ có:
Đại dương sông Bridge, đại dương nằm giữa quần đảo Insular cổ đại
và Bắc Mỹ.
Đại dương Iapetus, đại dương ở Nam bán cầu nằm giữa Baltica và
Avalonia.
Panthalassa, đại dương toàn cầu rộng lớn mênh mông, bao quanh siêu
lục địa Pangaea.
Đại dương Rheic
Đại dương núi Slide, đại dương nằm giữa quần đảo Intermontane cổ
đại và Bắc Mỹ.
Đại dương Tethys, đại dương nằm giữa các lục địa cổ Gondwana và
Laurasia.
Đại dương Khanty, đại dương nằm giữa Baltica và Siberia.

Mirovia, đại dương bao quanh siêu lục địa Rodinia.
Đại dương Paleo-Tethys, đại dương nằm giữa Gondwana và địa hình
Hunic.
Đại dương Proto-Tethys,
Đại dương Pan-Africa, đại dương bao quanh siêu lục địa Pannotia.
Superocean, đại dương bao quanh siêu lục địa toàn cầu.
Đại dương Ural, đại dương nằm giữa Siberia và Baltica.


• Đại dương:
Bản đồ động chỉ ra các vùng nước đại dương của thế giới. Một khối
nước liên tục bao quanh Trái Đất, Đại
dương thế giới (toàn cầu) được chia
thành một số các khu vực cơ bản. Sự
phân chia thành 5 đại dương là điều
thường được công nhận: Thái Bình
Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương,
Năm đại dương của Trái Đất
• Ấn Độ Dương
• Bắc Băng Dương
• Đại Tây Dương
• Nam Đại Dương
• Thái Bình Dương
Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương; hai đại dương cuối đôi khi được hợp
nhất trong ba đại dương đầu tiên.
SỰ HÌNH THÀNH ĐAI DƯƠNG: Nước trên trái đất có nguồn gốc đầu
tiên từ sự phun trào các chất khí và hơi nước của các núi lửa, tạo nên
bầu khí quyển đầu tiên trên trái đất. Sau đó, hơi nước ngưng tụ lại và
trút xuống lấp đầy các chỗ trũng trên bề mặt trái đất.Từ các vùng nước
rộng lớn này, các đại dương thế giới được hình thành. Lúc đầu nước biển

còn nóng, sau đó nguội dần và những thực vật đầu tiên đã hình thành, làm
giàu oxi trong nước, tạo điều kiện cho sự sống phát triển trên trái đất. Nước
biển cũng mặn dần do sông ngòi hòa tan muối từ đất đá trong đất liền đem ra
biển hoặc từ các núi lửa ngầm phun ra.Vậy Đại dương là một vùng lớn chứa
nước mặn tạo thành thành phần cơ bản của thủy quyển.
Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất (khoảng 361 triệu kilômét
vuông) được các đại dương che phủ, một khối nước liên tục theo tập quán
được chia thành một vài đại dương chủ chốt và một số các biển nhỏ. Trên
một nửa diện tích khu vực này có độ sâu trên 3.000 mét (9.800 ft). Độ mặn
trung bình của đại dương là khoảng 35 phần ngàn (ppt) (3,5%) và gần như
mọi loại nước biển có độ mặn dao động trong khoảng từ 30 (ở vùng cận cực)
tới 38 ppt (vùng nhiệt đới/cận nhiệt đới). Nhiệt độ nước bề mặt ở ngoài khơi
là 29°C (84°F) ở vùng ven xích đạo xuống đến 0°C (32°F) ở các vùng địa
cực.
a. TỔNG QUAN:
Mặc dù nói chung được công nhận như là các đại dương 'tách biệt',
nhưng các vùng nước mặn này tạo thành một khối nước nối liền với nhau
trên toàn cầu, thường được gọi chung là Đại dương thế giới hay đại dương
toàn cầu Khái niệm về đại dương toàn cầu như là một khối nước liên tục với
sự trao đổi tương đối tự do giữa các bộ phận của nó có tầm quan trọng nền
tảng cho hải dương học. Các phần đại dương chính được định nghĩa một
phần dựa vào các châu lục, các quần đảo khác nhau cùng các tiêu chí khác:
các phần này là (theo trật tự giảm dần của diện tích) Thái Bình Dương, Đại
Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương (đôi khi được phân chia và tạo
thành phần phía nam của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ
Dương) và Bắc Băng Dương (đôi khi được coi là một biển của Đại Tây
Dương
[4]
). Thái Bình Dương và Đại Tây Dương cũng có thể phân chia tiếp
bởi đường xích đạo thành các phần Bắc và Nam. Các khu vực nhỏ hơn của

đại dương được gọi là các biển, vịnh hay một số các tên gọi khác. Cũng tồn
tại một số khối nước mặn nhỏ hơn trong đất liền và không nối với Đại dương
thế giới, như biển Aral, Great Salt Lake (Hồ Muối Lớn) – mặc dù chúng có
thể coi như là các 'biển', nhưng thực ra chúng là các hồ nước mặn. Có 5 đại
dương trên thế giới, trong đó Thái Bình Dương là lớn nhất và sâu nhất, thứ
hai về diện tích và độ sâu là Đại Tây Dương, tiếp theo là Ấn Độ Dương,
Nam Đại Dương còn nhỏ và nông nhất là Bắc Băng Dương.
Nước đại dương luôn luôn chuyển động do tác động của thuỷ triều,
gây ra bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất, sóng và
hải lưu do tác dụng của gió. Các dòng bù trừ phát sinh do sự thiếu hụt của
nước. Chẳng hạn nước của Địa Trung Hải bị bốc hơi rất mạnh, ít sông suối
đổ vào, do đó nước có độ mặn cao và có tỉ trọng lớn. Nước ở dưới sâu chảy
từ Địa Trung Hải ra Đại Tây Dương tạo ra sự thiếu hụt, vì thế một hải lưu bề
mặt lại chảy từ Đại Tây Dương vào Địa Trung Hải để bù vào chỗ thiếu hụt
đó.
Do độ che phủ bề mặt Trái Đất tới 71% nên các đại dương có ảnh
hưởng lớn tới sinh quyển. Sự bốc hơi nước của các đại dương quyết định
phần lớn lượng giáng thủy mà Trái Đất nhận được, nhiệt độ nước của các đại
dương cũng quyết định phần lớn khí hậu và kiểu gió trên Trái Đất. Sự sống
trong lòng đại dương có lịch sử tiến hóa diễn ra khoảng 3 tỷ năm trước khi
có sự di chuyển của động, thực vật lên trên đất liền. Lượng sự sống và
khoảng cách tính từ bờ biển (yếu tố vô sinh) ảnh hưởng tới sự phân bố chính
của quần xã sinh vật biển. Các sinh vật như tảo, rong, rêu sinh sống trong
khu vực giáp giới thủy triều (nơi đất liền gặp biển) sẽ cố định chúng vào đá
vì thế chúng không bị rửa trôi bởi thủy triều. Đại dương cũng là nơi sinh
sống của nhiều loài và có thể phân chia thành vài đới (vùng, tầng) như vùng
biển khơi, vùng đáy, vùng chiếu sáng, vùng thiếu sáng v.v.
[6]
Về mặt địa chất, đại dương là nơi mà lớp vỏ đại dương được nước che
phủ. Lớp vỏ đại dương dày trung bình khoảng 4,5 km, bao gồm một lớp

trầm tích mỏng che phủ trên lớp bazan núi lửa mỏng đã đông cứng. Lớp
bazan này che phủ lớp peridotit thuộc mặt ngoài của lớp phủ Trái Đất tại
những nơi không có châu lục nào. Xét theo quan điểm này thì ngày nay có 3
“đại dương”: Đại dương thế giới, biển Caspi và biển Đen, trong đó 2 “đại
dương” sau được hình thành do va chạm của mảng Cimmeria với Laurasia.
Địa Trung Hải có thể coi là một “đại dương” gần như riêng biệt, nối thông
với Đại dương thế giới qua eo biển Gibraltar và trên thực tế đã vài lần trong
vài triệu năm trước chuyển động của châu Phi đã đóng kín eo biển này hoàn
toàn. Biển Đen thông với Địa Trung Hải qua Bosporus, nhưng là do tác động
của một kênh tự nhiên cắt qua lớp đá lục địa vào khoảng 7.000 năm trước,
chứ không phải một mảng của đáy biển như eo biển Gibraltar.
b. TÍNH CHẤT VẬT LÝ :
Diện tích của Đại dương thế giới là khoảng 361 triệu kilômét vuông
(139 triệu dặm vuông), dung tích của nó khoảng 1,3 tỷ kilômét khối (310
triệu dặm khối), và độ sâu trung bình khoảng 3.790 mét (12.430 ft).Gần một
nửa nước của đại dương thế giới nằm sâu dưới 3.000 m (9.800 ft). Sự mở
rộng khổng lồ của đại dương sâu (những gì dưới độ sâu 200m) che phủ
khoảng 66% bề mặt Trái Đất. Nó không bao gồm các biển không nối với Đại
dương thế giới, chẳng hạn như biển Caspi.
Tổng khối lượng của thủy quyển khoảng 1,4 × 10
21
kilôgam, chiếm
khoảng 0,023% khối lượng Trái Đất. Dưới 2% là nước ngọt; phần còn lại là
nước mặn, chủ yếu trong các đại dương.
c. MÀU SẮC:
Một sai lầm phổ biến cho rằng nước biển có màu xanh lam chủ yếu là
do bầu trời có màu xanh lam. Trên thực tế, nước có màu xanh lam rất nhạt
chỉ khi được nhìn thấy với một thể tích lớn. Trong khi sự phản chiếu bầu trời
có đóng góp vào biểu hiện màu xanh lam của bề mặt đại dương, nhưng nó
không phải là nguyên nhân chính. Nguyên nhân chủ yếu là sự hấp thụ của

các hạt nhân các phân tử nước đối với các photon màu đỏ từ ánh sáng chiếu
tới, ví dụ đã biết duy nhất về màu sắc trong tự nhiên tạo ra từ động lực học
dao động chứ không phải động lực học điện tử.
Nhiều thủy thủ và các nhà hàng hải chuyên nghiệp thông báo rằng đại
dương thường bức xạ ánh sáng nhìn thấy hay phát quang, có thể trải dài
hàng dặm vào ban đêm. Năm 2005, các nhà khoa học đã thông báo điều này
lần đầu tiên, chứng cứ bằng hình ảnh cũng đã thu được đối với sự phát sáng
này. Nó có thể là do phát quang sinh học.
d. THÁM HIỂM:
Bản đồ các đặc trưng
chính dưới đáy biển. (1995,
NOAA)
Đi lại trên bề mặt đại
dương bằng tàu thuyền đã
diễn ra từ thời tiền sử,
nhưng chỉ ngày nay thì việc
đi lại ngầm dưới mặt nước biển một cách rộng khắp mới có thể trở thành
hiện thực.
Điểm sâu nhất trong đại dương nằm ở phía nam rãnh Mariana trong
Thái Bình Dương, gần quần đảo Bắc Mariana. Nó có độ sâu tối đa là 10.923
m (35.838 ft). Nó được khảo sát chi tiết lần đầu tiên năm 1951 bởi tàu
"Challenger II" của hải quân Anh và điểm sâu nhất này được đặt tên theo tên
tàu này là "Challenger Deep". Năm 1960, tàu thăm dò biển sâu Trieste đã
xuống thành công tới đáy của rãnh, được điều khiển bởi một thủy thủ đoàn
gồm 2 người.
Phần lớn đáy các đại dương vẫn chưa được thám hiểm và lập bản đồ.
Hình ảnh toàn cầu của nhiều đặc trưng ngầm lớn hơn 10 km (6 dặm) được
tạo ra năm 1995 dựa trên các méo mó hấp dẫn của bề mặt biển cận kề.
e. CÁC KHU VỰC TẦNG:
Các bộ phận

chính của đại dương
Đại dương
được chia ra thành
nhiều khu vực hay
tầng, phụ thuộc vào
các điều kiện vật lý
và sinh học của các
khu vực này. Vùng
biển khơi bao gồm
mọi khu vực chứa
nước của biển cả
(không bao gồm phần
đáy biển) và nó có
thể phân chia tiếp thành các khu vực con theo độ sâu và độ chiếu ở độ sâu
4.000 – 6.000 m. Cuối cùng là vùng đáy tăm tối tương ứng với vùng sáng.
Vùng chiếu sáng che phủ đại dương từ bề mặt tới độ sâu 200 m. Đây là khu
vực trong đó sự quang hợp diễn ra phổ biến nhất và vì thế chứa sự đa dạng
sinh học lớn nhất trong lòng đại dương. Do thực vật chỉ có thể sinh tồn với
quá trình quang hợp nên bất kỳ sự sống nào tìm thấy dưới độ sâu này hoặc
phải dựa trên các vật chất trôi nổi chìm xuống từ phía trên (xem tuyết biển)
hoặc tìm các nguồn chủ lực khác; điều này thường xuất hiện dưới dạng
miệng phun thủy nhiệt trong khu vực gọi là vùng thiếu sáng (tất cả các độ
sâu nằm dưới mức 200 m). Phần biển khơi của vùng chiếu sáng được gọi là
vùng biển khơi mặt (epipelagic). Phần biển khơi của vùng thiếu sáng có thể
chia tiếp thành các vùng nối tiếp nhau theo chiều thẳng đứng. Vùng biển
khơi trung (mesopelagic) là tầng trên cùng, với ranh giới thấp nhất tại lớp dị
nhiệt là 12°C, trong đó tại khu vực nhiệt đới nói chung nó nằm ở độ sâu giữa
700 với 1.000 m. Dưới tầng này là vùng biển khơi sâu (bathypelagic) nằm
giữa 10°C và 4°C, hay độ sâu giữa khoảng 700-1.000 m với 2.000-4.000 m.
Nằm dọc theo phần trên của vùng bình nguyên sâu thẳm là vùng biển khơi

sâu thẳm (abyssalpelagic) với ranh giới dưới của nó nằm ở độ sâu khoảng
6.000 m. Vùng cuối cùng nằm tại các rãnh đại dương và được gọi chung là
vùng biển khơi tăm tối (hadalpelagic). Nó nằm giữa độ sâu từ 6.000 m tới
10.000 m và là vùng sâu nhất của đại dương.
Cùng với các vùng biển khơi thiếu sáng còn có các vùng đáy thiếu
sáng, chúng tương ứng với ba vùng biển khơi sâu nhất. Vùng đáy sâu che
phủ sườn dốc lục địa và kéo dài xuống độ sâu khoảng 4.000 m. Vùng đáy
sâu thẳm che phủ các bình nguyên sâu thẳm biển khơi tăm tối, tìm thấy ở các
rãnh đại dương. Vùng biển khơi cũng có thể chia ra thành hai vùng con, là
vùng ven bờ (neritic) và vùng đại dương. Vùng neritic bao gồm khối nước
nằm ngay trên các thềm lục địa, trong khi vùng đại dương bao gồm toàn bộ
vùng nước biển cả còn lại.
Ngược lại, vùng duyên hải bao phủ khu vực nằm giữa các mức thủy
triều cao và thấp nhất, nó là khu vực chuyển tiếp giữa các điều kiện đại
dương và đất liền. Nó cũng có thể gọi là vùng liên thủy triều do nó là khu
vực trong đó mức thủy triều có ảnh hưởng mạnh tới các điều kiện của khu
vực.
f. ĐÁY ĐẠI DƯƠNG
Đừng rơi khỏi thềm lục địa! Thềm chấm dứt đột ngột cách bờ biển ở
một khoảng xa nào đó. Và rồi đất tụt xuống dốc lục địa ở đáy Đại Dương
sâu vào khoảng 3600m bên dưới. bạn có thể nhận chìm 2 đỉnh Nevis?s vào
đáy Đại Dương mà vẫn cách mặt đất 1000m. Đáy đại dương không tối hoàn
toàn. Rất ít loài cá nào có thể sống được ở đó. Loài cá câu đèn là một loại cá
sống được ở đó. Nó mang đèn lồng của chính nó để nhử con mồi vào cái
miệng khổng lồ. ánh sáng do vi khuẩn tạo ra sáng rực trong bóng đêm.
Biển Địa Trung Hải đang khép lại nhưng rất chậm. Mỗi năm Bắc Phi di
động 1 cm hoặc 2 cm gần hơn với ý Hy lạp và Pháp.
Biển mặn nhất là ở Trung Đông nơi mặt trời nóng như đổ lửa làm bốc
hơi nước và làm cho biển ngày càng mặn hơn. Biển Đỏ mặn đến nỗi bạn
không bị chìm ngỉm - muối đẩy bạn nổi lên!

Sóng là do gió thổi trên biển gây ra. Sóng có thể di chuyển hàng ngàn
cây số chứng tỏ trên đường đi không có mô đất liền nào chặn chúng lại. Có
những đợt sóng bắt nguồn từ ấn Độ Dương có thể băng qua 19.000 km thông
luôn con đường tới Alaska.
g.MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
1.Thành phần và tỉ trọng của nước biển
Nước biển có chứa các chất muối, khí (ôxi, nitơ, cácbonic…) và chất hữu cơ
có nguồn gốc động, thực vật.
Trong nước biển, nhiều nhất là các muối khoáng; trung bình mỗi kilôgam
nước biển có 35 gam muối khoáng, trong đó có 77,8% là muối natri clorua
tức là muối ăn.
- Tỉ lệ muối hay độ muối trung bình của nước biển là 35‰, nhưng độ muối
cũng luôn thay đổi tuỳ thuộc vào tương quan giữa độ bốc hơi với lượng mưa
và lượng nước sông từ các lục địa đổ ra biển như: Biển Đỏ có độ muối lên
tới 43‰ trong khi biển Ban-tích có độ muối thấp nhất, có nơi chỉ còn 3,5‰.
- Độ muối ở đại dương thay đổi theo vĩ độ:
+ Dọc Xích đạo, độ muối là 34,5‰
+ Vùng chí tuyến, độ muối lên tới 36,8‰…
+ Gần hai cực, độ muối chỉ còn 34‰
Nước biển có tỉ trọng lớn hơn nước ngọt. Độ muối càng cao thì tỉ trọng của
nước biển càng lớn, tuy nhiên xuống tới một độ sâu nhất định thì độ muối ở
mọi nơi đều đồng nhất, nên tỉ trọng cũng dần dần đồng nhất.
2. Nhiệt độ của nước biển
a) Nhiệt độ nước biển giảm dần theo độ sâu
Từ độ sâu hơn 3000m (ở bất kì vĩ độ nào) nhiệt độ nước biển cũng gần
như không thay đổi (từ 0o đến +4oC). Sở dĩ như vậy là vì ở độ sâu này,
nước biển ở mọi nơi đều là nước từ các địa cực, nhất là từ Nam Cực, lắng
xuống và trôi đến.
b) Nhiệt độ nước biển thay đổi tuỳ theo mùa trong năm
Do chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí nên nhiệt độ nước biển

cũng thay đổi theo các mùa trong năm, mùa hạ nhiệt độ nước biển cao hơn
mùa đông.

c) Nhiệt độ nước biển giảm dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao (từ Xích
đạo về cực)
Nhiệt độ nước biển còn thay đổi do ảnh hưởng của các dòng
biển.
3. Thủy triều
Thủy triều là hiện tượng dao động tuần hoàn của mực nước đại dương trong
1 ngày do sức hút tương hỗ của mặt trời , mặt trăng và trái đất . Chu kỳ triều
được đặc trưng bằng thời gian triều lên , thời gian triều rút , biên độ và độ
lớn của triều .
4. Hải lưu
Trên các đại dương thế giới xuất hiện các dòng hải lưu với quy mô hàng
nghìn km . Các dòng hải lưu có tác dụng làm tăng sự trao đổi nước , phân bố
lại nhiệt độ , độ muối , làm tăng tính đồng nhất về thành phần hóa học của
nước biển , ảnh hưởng đến hoàn lưu khí quyển và khí hậu các vùng trên trái
đất .
Nguyên nhân hình thành các dòng hải lưu là do sự tác động của khí
quyển , bức xạ mặt trời , các lực hút tạo thủy triều và lực coriolit . Nhìn
chung các dòng hải lưu đều có mối quan hệ trực tiếp với lớp không khí sát
mặt nước , đó chính là các hệ thống xoáy thuận và xoáy nghịch khổng lồ .
•Vai trò của biển và đại dương đối với con người
Biển và đại dương là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển. Hơi nước
sinh ra mây và mưa để duy trì cuộc sống của các sinh vật. Đại dương giữ vai trò
điều hoà khí hậu của Trái Đất, không có đại dương thì khí hậu trên Trái Đất sẽ
rất khắc nghiệt.
Biển và đại dương là kho tài nguyên
Theo các số liệu thống kê gần đây, ở biển và đại dương có trên 160000 loài
động vật và 10000 loài thực vật.

Trong lòng đất dưới đáy biển và đại dương có đủ các loại khoáng sản như trên
lục địa, nhiều loại có trữ lượng lớn hơn các mỏ trên lục địa nhiều lần. Người ta
ước tính trữ lượng dầu mỏ ở biển và đại dương khoảng 21 tỉ tấn, khí tự nhiên
khoảng 14 nghìn tỉ m3…
Rất nhiều mỏ khoáng sản ở biển và đại dương đã được con người khai thác từ
lâu như quặng sắt, lưu huỳnh, đồng, phốt pho…
Ngoài ra, biển và đại dương còn là nguồn tài nguyên hoá học to lớn với trên 70
nguyên tố hoá học khác nhau.
Thuỷ triều là nguồn năng lượng vô tận của nhiều quốc gia trên thế giới. Công
suất lí thuyết của năng lượng thuỷ triều ước tính khoảng 1 tỉ kW. Nhà máy điện
thuỷ triều đầu tiên được xây dựng ở cửa sông Răng-xơ (Pháp) vào năm 1967
với công suất thiết kế là 240000 kW.
Sự chênh lệch nhiệt độ của nước biển trên bề mặt và dưới sâu cũng là nguồn
thuỷ điện vô cùng to lớn. Ở vùng nhiệt đới, mức chênh lệch nhiệt độ của nước
trên mặt và dưới sâu khoảng 10 – 15oC; dựa vào sự chênh lệch này người ta đã
xây dựng những nhà máy thuỷ nhiệt. Nhà máy điện thuỷ nhiệt đầu tiên đang hoạt
động ở gần A-bit-gian (Cốt Đi-voa) với công suất 14000 kW.
- Biển và đại dương là “chiếc cầu nối liền giữa các lục địa với nhau”
Biển và đại dương là đường giao thông vận tải hết sức rộng lớn. Hiện nay vận
chuyển trên biển đóng vai trò hàng đầu trong buôn bán quốc tế. Vận tải đường
biển chiếm hơn ¾ khối lượng hàng hoá trao đổi trên thế giới.
- Biển và đại dương còn là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng và du lịch hấp dẫn
KẺ HUỶ DIỆT CÓ TÊN LÀ … ĐẠI DƯƠNG
• Trái đất nóng lên vì metan dướiđáy biển
(TBKTSG Online) - Các nhà khoa h cọ
v a tìm ra m t “th ph m” góp ph nừ ộ ủ ạ ầ
gia tăng hi u ng nhà kính, đó là sệ ứ ự
tan khí mê-tan nguy h i g p 20 l nạ ấ ầ
khí CO
2

.
Nh ng phát hi n ban đ u cho th y cóữ ệ ầ ấ
nh ng dòng mê-tan c c l n t đáy bi nữ ự ớ ừ ể
B c c c đang s i b t lên b m t do B cắ ự ủ ọ ề ặ ắ
c c tr nên m h n ch y c a l p băngự ở ấ ơ ả ủ ớ
tuy t vĩnh c u d i đáy bi n B c c c, phóng thích ra hàng tri u t nế ử ướ ể ắ ự ệ ấ
và l ng băng ph thu h p d n.ượ ủ ẹ ầ
Nh ng dòng mê-tan ng m kh ng lữ ầ ổ ồ
đang
xì lên trên m t băng vùng B c c cặ ắ ự
do trái
đ t nóng lên - nh: Independentấ Ả
Kh i l ng mê-tan ng m này r t quan tr ng b i vì các nhà khoa h cố ượ ầ ấ ọ ở ọ
tin r ng s phóng thích c a chúng trong th i gian qua là nguyênằ ự ủ ờ
nhân làm cho nhi t đ trái đ t tăng nhanh, gây ra s thay đ i khíệ ộ ấ ự ổ
h u và khi nậ ế m t s loài b di t ch ng.ộ ố ị ệ ủ
Con tàu nghiên c u Jacob Smirnitskyi c a các nhà khoa h c đã đi h t chi u dàiứ ủ ọ ế ề
b bi n phía b c c a Nga. H phát hi n n ng đ khí mê-tan t p trung v i m cờ ể ắ ủ ọ ệ ồ ộ ậ ớ ứ
đ l n trên vài khu v c bao ph hàng nghìn d m vuông trên th m l c đ aộ ớ ự ủ ặ ề ụ ị
Siberia, có n i g p 100 l n m c bình th ng. ơ ấ ầ ứ ườ
Trong vài ngày qua, nhóm nghiên c u đã nhìn th y nh ngứ ấ ữ
vùng bi n s i b t vì nh ng “ ng khói mê tan” m c lên t đáy bi n.ể ủ ọ ữ ố ọ ừ ể
H tin r ng l p băng vĩnh c u d i bi n, có tác d ng nh nh ngọ ằ ớ ử ướ ể ụ ư ữ
“n p vung” c n tr s thoát khí mê-tan, đã tan ch y vàắ ả ở ự ả c nh báoả
r ng đi u này có liên quan t i s m lên nhanh chóng t i khu v cằ ề ớ ự ấ ạ ự
này trong nh ng năm g n đây. ữ ầ
Ti n sĩ Orjan Gustafsson, thu cế ộ Đ i h cạ ọ Stockholm University,
m t trong nh ng ng i đ ng đ u nhóm thám hi m, nh n đ nh:ộ ữ ườ ứ ầ ể ậ ị
"L p băng giá vĩnh c u hi n đã có nh ng l th ng. L ng khí mêớ ử ệ ữ ỗ ủ ượ
tan mà chúng tôi phát hi n trên m t bi n và trong n c bi n rõ ràngệ ặ ể ướ ể

xu t phát t đáy bi n".ấ ừ ể
Mê-tan là lo i khí gây hi u ng nhà kính g p 20 l n COạ ệ ứ ấ ầ
2
, và
nhi u nhà khoa h c s r ng s phóng thích c a nó có th tăng t cề ọ ợ ằ ự ủ ể ố
hi u ng nhà kính trong m t quy trình xoay vòng: b u khí quy n cóệ ứ ộ ầ ể
nhi u khí mê-tan đ y nhi t đ tăng cao h n, khi n cho l p băngề ẩ ệ ộ ơ ế ớ
vĩnh c u tan ch y thêm và t đó mê-tan l i phóng thích nhi u h nử ả ừ ạ ề ơ
n a.ữ
Theo tính toán, kh i l ng khí mê-tan d i B c c c l n h n t ngố ượ ướ ắ ự ớ ơ ổ
tr l ng carbon các m than trên toàn th gi i.ữ ượ ở ỏ ế ớ
Nhi t đ toàn vùng B c c c đã tăng thêm 4 đ C trong vài th p k qua và đã cóệ ộ ắ ự ộ ậ ỷ
m t s suy gi m đáng k m c đ ph băng B c Băng d ng trong mùa hè.ộ ự ả ể ứ ộ ủ ở ắ ươ
L p băng suy gi m cũng làm tăng hi u ng nhà kính vì m t bi n l ra s h p thớ ả ệ ứ ặ ể ộ ẽ ấ ụ
ánh n ng m t tr i nhi u h n khi có băng bao ph .ắ ặ ờ ề ơ ủ
B.LỤC ĐỊA:
• VỎ LỤC ĐỊA :
Khi quan sát Trái Đất, ta thấy 71% của Trái Đất là nước, 29% còn lại
là đất liền. Có thể chia phần đất liền này thành 6 mảnh lớn, gọi là lục địa.
Các lục địa được sắp xếp theo sự tăng dần của kích thước là: lục địa Á –
Âu , lục địa châu Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mỹ, lục địa châu Nam
Cực và châu Úc. Trong quá khứ các lục địa được phân chia theo cách khác.
Vỏ Trái Đất dày nhất là phần ở dưới lục địa, trung bình dày khoảng
30-40 km, nơi dày nhất khoảng 70km. Vỏ lục địa có tuổi già hơn vỏ đại
dương,có nhiều loại đá lên đến 3,8 tỉ năm tuổi. Vỏ lục địa phần lớn bao gồm
đá và chia thành 2 địa tầng. Phần ở trên bao gồm đá granic trong khi phần ở
dưới bao gồm bazan và dioric.
Đá granite có màu sáng, hạt thô. Dioric có cùng cấu tạo như thế, nhưng
chúng hiếm hơn đá granite và được cấu tạo từ tạp chất magma-granite. Khối
lượng riêng của vỏ lục địa là 2,7g/cm3.

S ự h ình th ành l ục đ ịa:Lục địa là một mảng đất liền nổi trên lớp vỏ
bề mặt của Trái Đất, chiếm tổng diện tích khoảng hơn 148,64 triệu km². Lục
địa được chia ra làm 6 châu xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn như sau: châu Á,
châu Phi, châu Mỹ, châu Nam Cực, châu Âu và châu Đại Dương.
Trong hàng triệu năm, đáy biển bị di chuyển, các lục địa bị trôi dạt và lực
kiến tạo mảng (tectonophysics) sẽ làm cho các lục địa rời xa nhau hơn.
• ĐỊA HÌNH LỤC ĐỊA:
Địa hình lục địa là sản phẩm của quá trình địa chất nội sinh và ngoai
sinh:
Qúa trình nội sinh:
+Hoạt động nứt gãy tạo các dòng sông, các bồn trũng kiểu địa hào và
các địa lũy trước núi.
+Hoạt động tạo núi tạo ra các dãy núi cao có địa hình đa dạng, phân
cắt và hệ thống thủy văn.
+Hoạt động núi lửa hình thành các dãy núi hoặc các đỉnh núi cao sắc
nhọn và hiểm trở.
Qúa trình ngoại sinh:
+Hoạt động phong hóa phá hủy đá gốc khi đá lộ trên bề mặt vỏ Trái
Đất.
+Hoạt động xói mòn, xâm thực do hệ thống thủy văn hình thành các
bề mặt san bằng, các thềm mài mòn, mài mòn-tích tụ của sông và biển,
các núi cao có địa hình dốc hiểm trở, phân cách mạnh biến thành vùng
núi thấp và vùng đồi có địa hình mềm mại.
+Hoạt động vận chuyển phân dị vả lắng đọng trầm tích do gió và môi
trường nước tạo nên các kiểu thực thể trầm tích đa dạng làm thay đổi sơn
văn địa hình nguyên thủy của qqua1 trình nội sinh. Các địa hình liên
quan:
*Sườn tích: Nơi sườn tích có bề dày lớn, quá trình tích tụ lâu
dài thì ở đó địa hình thoải hơn. Ngược lại nơi không có sườn tích, vỏ
phong hóa mỏng, thậm chí còn lộ đá gốc tươi thì ở đó địa hình phân cách

mạnh, núi dốc đứng cheo leo, hiểm trở.
*Đồng bằng có nguồn gốc sông và sông-biển hình thành trong
đệ tứ khoảng 1.6 triệu năm đến ay có đặc điểm chung là các đồng bằng
được sinh ra và trưởng thành qua 5 giai đoạn chịu sự điều tiết của 5 pha
biển tiến vả biển thoái toàn cầu.
*Các địa hình do gió ở sa mạc và cồn cát ven biển đều có điểm
chung là cát đụn có dạng lưỡi liềm(Backhan), phân lớp gợn sóng trên mặt
và phân lớp xiên xéo bên trong các thực thể cát.
*Địa hình bờ biển là kết quả của hạot động nội sinh và ngoại
sinh. Hoạt động nội sinh gồm chuyển động kiến tạo(đứt gãy, nâng-hạ),
hoạt động núi lửa. Hoạt động ngoại sinh gồm quá trình bồi tụ, xói lở 2 bờ
do tương tác sông-biển và tương tác lục địa-biển. Qúa trình bồi tụ và xói
lở có cấu trúc địa chất và thành phần thạch học liên quan đến các yếu tố
động lực đặc trưng và tạo nên các dạng bờ biển tiêu biểu:
i.Bờ biển cửa sông hình phễu: chuyển động kiến tạo sụt
lún thống trị, thiếu hụt trầm tích, cửa sông có dạng hình phễu.
ii.Bờ biển hình quạt: chuyển động kiến tạo sụt lún nhẹ,
cửa sông dư thư2a tea62m tích, đền bù vượt quá biên độ sụt lún kiến tạo,
bờ biển bồi tụ, đường bờ dịch chuyển về phía biển.
iii.Bờ biển có dạng hình cánh cung lõm: đặc trưng cho
các vùng bờ cát thạch anh chọn lọc, mài tròn tốt đang bị xói lở nằm giữa
hai mũi biển là đá dốc rắn chắc.
iv.Bờ biển có dạng doi cát nối đảo(Tombolo) và các vịnh
nhỏ.
v.Bờ biển có đá gốc lộ ra thường có dạng sau: vách cliff
dựng đứng, thềm mài mòn do sóng, bãi triều, khối tảng, cụi sạn mài tròn
tốt, chọn lọc kém.
BIỂN,ĐAI DƯƠNG,LỤC ĐỊA VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT
Châu Phi: M t đ i d ng m i đang hình thànhộ ạ ươ ớ
Các nhà địa lý Anh và Ethiopia trong khi khảo sát địa chất

ở Ethiopia, đã bất ngờ phát hiện một kẽ nứt phát triển rất
nhanh, chỉ trong vòng 3 tuần đã dài 60 km và rộng 8 m ở
sa mạc Afar, và đây có thể là sự bắt đầu của quá trình
hình thành một đại dương mới.
Giáo sư Cindy Ebinger của Trường Đại học London cho rằng
con người hiện đại đang chứng kiến sự kiện lớn đầu tiên trong
quá trình hình thành một đại dương mới của Trái Đất và quá trình này có thể kéo dài hàng triệu
năm. Nhóm nghiên cứu cho rằng kẽ nứt phát triển nhanh này là khởi đầu của một quá trình dài
tách phần phía Đông của Ethiopia khỏi lục địa châu Phi để tạo ra một đại dương.


Burntcoat Head
Tại Burntcoat Head thuộc vịnh Fundy ở Nova Scotia (Canada), các đợt thủy triều có thể
dâng cao tới 11,7 m, là nơi có thủy triều cao nhất.
Vịnh Fundy
Vịnh Fundy có hình cái phễu do vậy mà thường xuyên tạo nên những đợt nước triều lớn.
Núi Cotopaxi
Núi Cotopaxi ở Ecuador có sông băng duy nhất vắt qua đường xích đạo.
83. Hồ lớn nhất ở Bắc Mỹ?
Hồ Superior là hồ lớn nhất ở Bắc Mỹ.
85. Dãy núi dài nhất thế giới?
Dãy Mid-Atlantic nằm dưới biển gần như chia đôi toàn bộ Đại Tây Dương từ bắc tới nam.
Iceland là nơi dãy núi ngầm này nhô lên khỏi mặt biển.
Hình thành lục địa thứ 7
phát hiện một “tân lục địa” nằm giữa quần đảo Hawaii và miền
duyên hải Bắc Mỹ. Đó chính là “bãi rác lớn nhất Thái Bình
Dương”, hay còn gọi là “lục địa thứ 7”, được hình thành bởi
hàng triệu tấn rác thải với sự “trợ giúp” của các dòng hải lưu.
Biển đang trở thành
một “bô rác” khổng lồ

KẾT LUẬN:
Nghiên cứu lục địa, biển, đại dương giúp con người xác định được hiện
trạng Trái Đất, những nguy cơ tiềm ẩn về động đất, núi lửa, sóng thần… từ
đó đưa ra những biện pháp ngăn chặn thiên tai và các hoạt động gây nguy
hại đến mội trường sống; đồng thời phát huy những tiềm năng của lục địa,
biển để phát triển kinh tế, đưa con người vào một thế giới mới với những tìm
tòi khám phá mới mẻ.
Hãy bắt đầu quan tâm hơn tới Trái Đất của chúng ta, chính sự hiểu biết
của các bạn sẽ giúp bảo vệ hành tinh tươi đep này.

×