Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

báo cáo thực tập NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH DAKLAK - PHÒNG GIAO DỊCH ĐÔNG BAN MÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.64 KB, 41 trang )

Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH DAKLAK - PHÒNG GIAO DỊCH ĐÔNG BAN MÊ
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển
- Tháng 6 năm 1976, phòng cấp thoát nước thuộc Tài chính tỉnh ĐakLak
(tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Đăk Lăk) được thành lập.
- Tháng 03/1977 Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
Chi nhánh tỉnh ĐakLak trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
- Tháng 03/1983, đơn vị được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
Chi nhánh tỉnh ĐakLak trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.
- Ngày 26/11/1990, theo Quyết định số 105/NH-QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, đơn vị một lần nữa được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam Chi nhánh tỉnh ĐakLak trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chi nhánh tỉnh ĐakLak, cũng là tên mà đơn vị đang hoạt động hiện nay, tên viết tắt là
BIDV- Đăklăk
- Hiện nay Chi nhánh đã có một hệ thống các Phòng giao dịch trong thành phố Buôn Ma
Thuột gồm: Phòng giao dịch Bắc Ban Mê, Phòng giao dịch Đông Ban mê, Phòng giao
dịch Tây Ban Mê và Phòng giao dịch Buôn Ma Thuột.
- Tiền thân Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak – Phòng giao
dịch Đông Ban Mê là Phòng cấp phát thuộc Công Ty Tài chính Tỉnh Đắk Lắk thành lập
tháng 6/1976.
Qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Đaklak – Phòng giao dịch Đông Ban Mê đã có những bước đi vững chắc,
góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, ổn định và nâng cao mức sống
của đồng bào các dân tộc chung sống trên địa bàn tỉnh.
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak – Phòng
giao dịch Đông Ban Mê.
- Địa chỉ: 41 Nguyễn Tất Thành – TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
SVTH: Đào Trường Duy 1
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak – Phòng giao dịch Đông


Ban Mê là một chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước, kinh doanh đa năng, phục
vụ các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế và mọi tầng lớp dân cư.
Từ ngày thành lập, Phòng giao dịch Đông Ban Mê đã hòa nhập vào công cuộc sản xuất
kinh doanh ở địa phương, thực hiện theo chủ trương và chính sách nhà nước, thực hiện
theo quyết định số 239/NH/QĐ của Thống đốc NHNN về việc thay đổi chức năng và
nhiệm vụ của BIDV, Phòng giao dịch Đông Ban Mê đã chuyển sang hoạt động theo mô
hình NHTNQD. Hòa chung với cả nước trong công cuộc phát triển kinh tế, Phòng giao
dịch Đông Ban Mê đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa
đất nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng.
1.2. Địa vị pháp lý và cơ cấu quản lý điều hành.
1.2.1. Địa vị pháp lý.
BIDV – Chi nhánh Đaklak - Phòng giao dịch Đông Ban Mê là :
- Đơn vị trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak –
Phòng giao dịch Đông Ban Mê hoạt động theo mô hình chi nhánh cấp 1 của NH ĐT&PT
Việt Nam.
- Đại diện uỷ quyền của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak
– Phòng giao dịch Đông Ban Mê là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong hệ thống NH
ĐT&PT Việt Nam, có con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán.
1.2.2. Cơ cấu quản lý.
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak – Phòng giao dịch Đông
Ban Mê chịu sự quản lý trực tiếp của NH ĐT&PT Đắk Lắk .
SVTH: Đào Trường Duy 2
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh

(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự - NHĐT&PT ĐăkLăk)
Đến tháng 02/2009 mô hình hoạt động của BIDV ĐakLak - Phòng giao dịch Đông Ban
Mê như sau:
SVTH: Đào Trường Duy 3
Khối

quan
hệ KH
Khối
quản lý
rủi ro
Phòng
QH
KH 1
Phòng
quản lý
rủi ro
Phòng
QH
KH 2
PHÓ
GIÁM
ĐỐC 1
GIÁM ĐỐC
PHÓ
GIÁM
ĐỐC 2
Khối
tác
nghiệp
Khối quản
lý nội bộ
Khối đơn vị
trực thuộc
Phòng
quản trị

tín
dụng
Phòng
dịch vụ
KH
Tổ
quản lý
và dịch
vụ kho
quỹ
Phòng tài
chính kế
toán
Phòng TC
nhân sự
Văn phòng
Phòng giao
dịch BMT
Phòng giao
dịch Đông
Ban Mê
Phòng giao
dịch Tây
Ban Mê
Phòng kế
hoạch tổng
hợp
Tổ điện
toán
Phòng giao

dịch Bắc
Ban Mê
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
Hình 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Phòng giao dịch Đông Ban Mê
(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự - NHĐT&PT ĐăkLăk)
- Giám đốc: là bộ phận lãnh đạo, hoạch định kế hoạch chính sách, tổ chức thực hiện kế
hoạch, chủ trương, chính sách đã đề ra đồng thời kiểm soát toàn bộ hoạt động của chi
nhánh. Bộ phận Giám đốc đều là những người có trình độ đại học đây là điều cần thiết
cho sự tồn tại và hoạt động của Ngân hàng.
- Dịch vụ khách hàng và kho quỹ: là bộ phận trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch
với khách hàng, trực tiếp xử lý và hoạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng. Đây
là bộ mặt của Ngân hàng, ấn tượng tiếp xúc ban đầu mà khách hàng được đón tiếp ở bộ
phận này quyết định không nhỏ đến sự thành công trong giao dịch giữa khách hàng và
Ngân hàng. Bộ phận kho quỹ thực hiện nhiệm vụ thu chi tiền và xuất nhập tài sản thuế
chấp ở Ngân hàng.
- Tín dụng: là bộ phận trực tiếp thực hiện nghiệp vụ Tín dụng; chịu trách nhiệm
Marketing Tín dụng, tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm Tín dụng, dịch vụ và các
vấn đề khác có liên quan. Đa số cán bộ Tín dụng đều có trình độ đại học, điều này phần
nào thể hiện công tác Tín dụng đã được đơn vị chú trọng phát triển.
* Nhiệm vụ chung của các Phòng, Ban:
- Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc xây dựng kế hoạch chương trình công
tác, các biện pháp, giải thích triển khai nhiệm vụ thuộc phạm vi của Phòng, các văn bản
hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghịêp vụ được giao.
SVTH: Đào Trường Duy 4
Phòng Giám đốc
Phòng Dịch vụ
khách hàng và kho
quỹ
Phòng Tín
dụng

Phòng phó Giám
đốc
Phòng Bảo
vệ
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Phòng giao dịch theo quy trình nghiệp vụ,
chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức trách của Phòng vào vấn đề nghịêp
vụ và các vấn đề chung.
- Lập kế hoạch, chương trình biện pháp, tiến độ chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ
được giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần hoàn thành
nhiệm vụ kinh doanh của toàn Phòng giao dịch.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực, an toàn, hiệu quả trong phạm
vi nghiệp vụ được giao.
- Tổ chức lưu trữ hồ sơ quản lý thông tin (thu nhập, xử lý, lưu trữ, phân tích, bảo mật,
cung cấp ) tổng hợp và lập báo cáo trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của phòng để
phục vụ quản lý Nhà nước, phục vụ quản trị điều hành theo quy định của Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về phong cách
giao dịch văn minh, lịch sự, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng, nghiên cứu đề xuất nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ
và quản lý. Thường xuyên kiểm tra quá trình thực hiện nghiệp vụ được phân công.
- Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động, thoả ước lao động
tập thể, tham gia phong trào thi đua, góp phần xây dựng chi nhánh vững mạnh, làm tốt
công tác đào tạo cán bộ phát triển nguồn lực chi nhánh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
1.2.3. Cơ cấu nhân sự.
Bảng 1. Tình hình công nhân viên tại Phòng giao dịch Đông Ban Mê
SVTH: Đào Trường Duy 5
Khoản mục
Số lượng (Ngưòi) Tỷ trọng (%)

1. Phân theo giới tính 14 100,00
a) Nam 5 35,70
b) Nữ 9 64,30
2. Phân theo trình độ 14 100,00
a) Đại học 9 64,30
b) Cao đẳng 3 21,40
c) Trung cấp 2 14,30
d) Phổ thông 0 0
3. Phân theo biên chế 14 100,00
a) Hợp đồng 0 0
b) Biên chế 14 100,00
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự - NHĐT&PT ĐăkLăk)
35.70%
64.30%
Nam
Nữ
Biểu đồ 1. Phân theo giới tính
0%
14.30%
21.40%
64.30%
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Phổ thông
Biểu đồ 2. Phân theo trình độ
SVTH: Đào Trường Duy 6
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
- Về cơ cấu giới tính: Lao động nam chiếm 35.7%, lao động nữ chiếm 64.3%. Tỷ lệ

như vậy khá chênh lệch.
- Về trình độ học vấn: Đại học chiếm 64.3% trong tổng số, tỷ lệ này thể hiện chất
lượng hoạt động của đơn vị ngày càng được nâng cao.
- Về biên chế: Lực lượng lao động hợp đồng chiếm 100% trong tổng số, đây sẽ là
những cán bộ chính thức của Ngân hàng.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh.
1.3.1. Chức năng.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak – Phòng giao dịch Đông
Ban Mê có chức năng huy động và cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn trong nước, ngoài
nước và nhận vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước để đầu tư cho các công trình,
dự án, phát triển kinh tế của các ngành, địa phương theo phương hướng, mục tiêu của kế
hoạch nhà nước, và kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với khách
hàng, chủ yếu là trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền
tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, phi Ngân hàng, là Ngân hàng đại lý, Ngân hàng phục
vụ cho đầu tư phát trển các nguồn vốn của chính phủ, các tổ chức tài chính, tiền tệ, các
tổ chức kinh tế xã hội, đoàn thể cá nhân trong và ngoài nước theo pháp luật về hoạt động
Ngân hàng. Ngoài ra BIDV Đaklak – PGD Đông Ban Mê được phép thực hiện các hoạt
động của Ngân hàng Thương Mại, hợp tác xã Tín dụng và công ty tài chính.
1.3.2. Nhiệm vụ.
Kinh doanh đa Ngân hàng, đa lĩnh vực về tài chính tiền tệ, tín dụng và dịch vụ phù
hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng, góp
phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước nói chung
và phát triển kinh tế tỉnh ĐakLak nói riêng.
Thực hiện các chủ trương chính sách của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
và cụ thể là dưới sự điều hành trực tiếp của BIDV. Huy động vốn, quản lý khai thác và
sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu mà BIDV đề ra, đặc
biệt với hoạt động tín dụng.
SVTH: Đào Trường Duy 7
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
1.3.3. Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam –

Chi nhánh Đaklak – Phòng giao dịch Đông Ban Mê.
1.3.3.1. Huy động vốn.
Phòng giao dịch Đông Ban Mê thực hiện huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới các hình thức:
- Nhận tiền gửi không kì hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết
kiệm của các tổ chức và dân cư.
- Thực hiện các hình thức huy động vốn khác.
1.3.3.2. Cho vay.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ
chức và cá nhân.
- Đại lý cho thuê tài chính, chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá.
- Tài trợ xuất nhập khẩu (chiết khấu hối phiếu, Tín dụng bảo đảm bằng kho hàng nhập
khẩu, cho vay chuẩn bị hàng xuất, thư Tín dụng).
- Tài trợ dự án, tài trợ xuất nhập khẩu.
- Đồng tài trợ.
- Bảo lãnh (bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng
trước, bảo lãnh bảo hành chất lượng công trình/ bảo hành chất lượng sản phẩm, bảo lãnh
vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng, các loại bảo lãnh được phép khác).
- Ngân hàng đại lý, Thấu chi, Thẻ tín dụng
- Ngoài ra BIDV DakLak – PGD Đông Ban Mê còn một số sản phẩm tín dụng khác như
cho vay mua nhà/ xây nhà, mua ô tô…đây là các khoản vay trung, dài hạn.
- Tư vấn đầu tư thương mại, thẩm định đối tác.
1.3.3.3. Các hoạt động dịch vụ khác.
- Mở tài khoản cho cá nhân và tổ chức kinh tế, chuyển tiền nhanh, thanh toán trong
nước.
- Thu hộ, chi hộ, trả hộ lương, chi trả kiều hối.
- Dịch vụ ngân hàng điện tử. Dịch vụ thanh toán.
- Chuyển tiền điện tử, dịch vụ thẻ ATM
SVTH: Đào Trường Duy 8
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ

- Homebanking, Direcbanking, BSMS
- Dịch vụ ngân hàng đối ngoại
- Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ, thanh toán quốc tế.
- Bảo lãnh vay vốn nước ngoài, tài trợ uỷ thác
1.3.3.4. Các hoạt động dưới sự chỉ đạo chấp thuận của Tổng giám đốc
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu trong nước quốc tế.
- Đầu mối đồng tài trợ các dự án đầu tư.
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân
trong, ngoài nước trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng cho các doanh nghiệp nước
ngoài tham gia dự thầu, thực hiện hoạt động tại Việt Nam.
- Kinh doanh vàng bạc, kim khí, đá quý.
- Thực hiện các hoạt động khác thuộc thẩm quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH DAKLAK –
PHÒNG GIAO DỊCH ĐÔNG BAN MÊ, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1.Tình hình huy động vốn.
Trong bối cảnh đất nước hiện nay, tình hình lạm phát tăng cao, vượt qua cả mức chỉ
tiêu của chính phủ,giá vàng, giá USD liên tục tăng khiến dòng vốn chảy sang các kênh
đầu tư khác hiệu quả hơn. Để tăng sức cạnh tranh cho lãi suất tiền gửi ngân hàng, giúp
các hệ thống Ngân hàng có thêm điều kiện thu hút tiền nhàn rỗi, đáp ứng cầu vốn tăng
cao dịp cuối năm.
Huy động vốn là 1 hoạt động mang tính chất truyền thống của mỗi ngân hàng, đóng
vai trò khởi nguồn mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan
trọng đó, Phòng giao dịch Đông Ban Mê rất chú trọng đến công tác huy động vốn. Mặc
dù nằm ở vị trí không thuận lợi (xa khu dân cư và thương mại tập trung, không tiện cho
SVTH: Đào Trường Duy 9
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
khách hàng giao dịch) song với uy tín và năng lực hoạt động tốt, chi nhánh đã thu hút

được một lượng khách hàng lớn và thường xuyên.
Với tình hình khó khăn như hiện nay cộng thêm việc thành lập và mở ra nhiều chi
nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh trong các năm vừa qua, đã khiến cho ngân hàng gặp
khó khăn hơn trong việc huy động vốn, tình hình cạnh tranh ngày càng phức tạp.
Bảng 2: Huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Số dư HĐV (tỷ đồng) Tăng trưởng (%) Tỷ trọng (%)
2009 2010 2011 N09/08 N10/09 N11/10 2009 2010 2011
Dân
cư 513,00 703,00 1006,2 53,10 37,00 43,13 50,20 59,30 66,69
Tổ
chức 508,00 483,00 502,5 38,20 -4,90 4,04 49,80 40,70 33,31
Tổng 1021,00 1186,00 1508,7 45,30 16,20 27,21 100,00 100 100
(Nguồn:Báo cáo thường niên của Phòng giao dịch Đông Ban Mê 03 năm qua)
Biểu đồ 3. Huy động vốn theo đối tượng khách hàng
0
200
400
600
800
1000
1200
2009 2010 2011
Dân cư
Tổ chức
ĐVT: Tỷ đồng
Tuy tình hình khó khăn như vậy thế nhưng mức huy động vốn tại ngân hàng vẫn rất
khả quan.
SVTH: Đào Trường Duy 10
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ

Huy động vốn tại PGD Đông Ban Mê tăng trưởng liên tục với mức tăng trưởng cao
trong suốt 03 năm qua, 2009: 1.021 tỷ đồng (tt 45,3%), 2010: 1.186 tỷ đồng (tt
16,2%), 2011:1.508,70 tỷ đồng (tt 27,21%).
- HĐV dân cư tăng trưởng tốt qua các năm. Năm 2009 tăng trưởng 53,1% , năm
2010 tăng trưởng 37% và năm 2011 tăng trưởng 43.13%.
- HĐV Tổ chức (Doanh nghiệp) có tăng trưởng nhưng khá chậm và không hoàn
thành mục tiêu PGD cũng như kế hoạch TW giao (nguyên nhân giảm chủ yếu là do
lượng tiền ký qũy giao dịch cà phê của 02 khách hàng gần 100 tỷ đồng). Điều này
cũng cho thấy uy tín PGD trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk ngày càng tăng lên. Sự tăng
trưởng của nguồn vốn sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng có điều kiện
phát triển hơn.
+ Nguyên nhân cạnh tranh lãi suất: Trong năm 2011, thị trường hầu như bị đóng
băng về lãi suất do trần lãi suất huy động, cam kết đồng thuận của Hiệp Hội Ngân
hàng. Tuy nhiên trên thực tế cuộc chạy đua cạnh tranh lãi suất diễn ra âm thầm và
khốc liệt. Các Ngân hàng TMCP (kể cả Ngân hàng lớn) rất linh hoạt trong việc áp
dụng lãi suất nhằm giữ và lôi kéo khách hàng (Ngân hàng Nno thông báo công khai
“Huy động lãi suất thỏa thuận”). BIDV là Ngân hàng Quốc doanh thực thi và tuân
thủ nghiêm chính sách lãi suất của NHNN, nên trong một thời gian dài lãi suất huy
động thực tế của BIDV thường thấp hơn các Ngân hàng khác, vì vậy PGD Đông Ban
Mê đã chịu áp lực rất lớn trong việc duy trì nền khách hàng và giữ vững thị phần.
Bên cạnh đó mạng lưới của hầu hết các ngân hàng trên địa bàn tiếp tục mở rộng. Cụ
thể NHNN đã chấp thuận cho 08 Chi nhánh NHTM mở, 12 Phòng giao dịch và 01
Quỹ Tiết kiểm. Trong khi BIDV - Đaklak vẫn giữ nguyên mạng lưới hiện tại (gồm
Hội sở Chi nhánh và 03 PGD).
+ Dung lượng thị trường nhỏ: Mạng lưới và mật độ ngân hàng trên địa bàn hiện nay
khá lớn, trong khi dung lượng thị trường còn nhỏ nên việc cạnh tranh diễn ra rất gay
gắt. Các Ngân hàng khi khai trương Chi nhánh hoặc mở mới Phòng giao dịch thường
SVTH: Đào Trường Duy 11
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
sử dụng các hình thức khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Chính vì vậy, thị

phần thường xuyên bị chia sẻ.
Bảng 3: Huy động vốn theo tiền gửi tiết kiệm
(Nguồn:Báo cáo thường niên của Phòng giao dịch Đông Ban Mê 03 năm qua)

Biểu đồ 4. Huy động vốn theo tiền gửi tiết kiệm
0
200
400
600
800
1000
1200
2009 2010 2011
Không kì hạn
Có kì hạn
ĐVT: Tỷ đồng
SVTH: Đào Trường Duy 12

Tuyệt đối (tỷ đồng) Tăng trưởng (%) Tỷ trọng (%)
N2009 N2010 N2011 N09/N08 N10/N09 N11/N10 2009 2010 2011
KKH 471,80 385 381,7 24,20 -18,40 -0,86 46,2 32,50 25,30
CKH 550,00 801 1127 70,40 45,60 40,70 53,8 67,50 74,70
Tổng 1021,7 1186 1508,7 45,40 16,10 27,21 100,00 100,00 100,00
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
Cơ cấu huy động giữa tiền gửi thanh toán không kì hạn (KKH) và có kỳ hạn (CKH) của
PGD đã chuyển biến tích cực qua các năm. Từ năm 2009 trở về trước, tiền gửi thanh
toán KKH thường chiếm gần, có khi vượt mức 50%, đến năm 2010 chỉ còn chiếm 32,5%
và năm 2011 tỷ trọng KKH còn 25,3% và CKH chiếm 74,7%. Kết quả này là một qúa
trình hướng dần khách hàng đặc biệt là nhóm khách hàng doanh nghiệp thực hiện cam
kết duy trì số dư tiền gửi. Bên cạnh đó, PGD đã quan tâm tiếp thị và chăm sóc một số

khách hàng không có quan hệ tín dụng tại PGD, nhưng luôn có một lượng tiền gửi nhất
định như các Chùa, Hiệp Hội, HTX, Các Ban, Các Qũy,… của các Tổ chức trên địa bàn
tỉnh Đaklak.
* Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Đaklak – Phòng giao dịch Đông Ban Mê.
Thực tế hiện nay các loại hình sản phẩm, dịch vụ tại các Ngân hàng hầu hết là giống
nhau. Để cạnh tranh giữa khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới, Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak – Phòng giao dịch Đông Ban Mê đã
không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng như: Phát huy sáng kiến cải tiến
cách thức phục vụ khách hàng. Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng thông qua
công tác thăm dò và khảo sát ý kiến khách hàng. Thiết lập các giải thưởng giành cho
khách hàng cũng như nhân viên…
Bảng 4: Kết quả hoạt động của PGD trong 3 năm 2009 - 2011
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tăng trưởng %
Số
tiền
% Số tiền %
Số
tiền
% N10/09 N11/10
1. Tổng thu
nhập
331,17 100,00 396,00 100,00 468,00 100,00 19,58 18,18
- Thu lãi
cho vay
288,95 87,25 342,00 86,36 408,50 87,29 18,36 19,44
- Thu phí
dịch vụ
19,04 5,75 20,60 5,20 21,96 4,69 8,19 6,60

- Thu khác 24,33 7,10 33,40 8,43 37,54 8,02 37,28 12,40
2. Tổng chi phí 292,04 100,00 352,00 100,00 412,00 100,00 20,53 17,05
- Chi phí hoạt
động cho vay
238,05 81,51 290,00 82,39 345,00 83,74 21,82 18,97
SVTH: Đào Trường Duy 13
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
- Chi phí
quản lý chung
17,34 5,94 21,33 6,06 21,12 5,13 23,01 -0,98
- Chi phí khác 38,44 12,60 40,67 11,55 45,88 11,14 5,80 12,81
3. Lợi nhuận 39,13 44,00 56,00 12,45 27,27
(Nguồn:Báo cáo thường niên của Phòng giao dịch Đông Ban Mê 03 năm qua)
0
100
200
300
400
500
2009 2010 2011
Tổng thu nhập
Tổng chi phí
Lợi nhuận
ĐVT: Tỷ đồng
Biểu đồ 5. Kết quả hoạt động của PGD trong 3 năm 2009 – 2011
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của PGD ta thấy lợi nhuận tăng qua hai năm. Cụ
thể: năm 2009 là 39,13 tỷ đồng đến năm 2010 là 44 tỷ đồng, đến năm 2011 là 56 tỷ
đồng, trong đó lợi nhuận tăng so với năm 2011 là 12 tỷ đồng tăng với tỷ lệ 27,27 %. Để
đạt được lợi nhuận như trên chứng tỏ những biện pháp, chính sách của Ngân hàng sử
dụng trong hoạt động tín dụng đã mang lại kết quả tốt, khẳng định bằng mức tăng lợi

nhuận hàng năm.
Trong đó, tổng thu nhập năm của PGD tăng mạnh tăng tới 468 tỷ đồng. Trong đó tỷ lệ
thu nhập ròng từ lãi tăng 408,5 tỷ đồng. Thu phí dịch vụ tăng 21,96 tỷ đồng khoản thu
này của PGD tăng không đáng kể và cũng chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu của
PGD vì đây là hoạt động thường niên của PGD nên luôn có tốc độ tăng trưởng ổn định
qua các năm. Bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ngày càng mở
SVTH: Đào Trường Duy 14
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
rộng hoạt động kinh doanh, mức tăng trưởng của khách hàng mới hàng năm làm tăng
trưởng doanh số thanh toán và phí dịch vụ chuyển tiền.
Các khoản thu khác của PGD qua hai năm không tăng mà giảm nhẹ.
Song song với việc tăng thu nhập là chi phí mà PGD bỏ ra để kinh doanh năm 2011
cũng tăng tới 412 tỷ đồng trong đó chi phí cho vay của PGD tăng 345 tỷ đồng. Chi phí
quản lý chung giữ ở mức ổn định qua các năm. Trong khi đó, chi phí khác của PGD lại
tăng lên đáng kể tăng đến 45,88 tỷ đồng, năm 2011 ngoài chi phí định kỳ như những
năm trước, PGD còn tích cực tham gia vào các chương trình xã hội như: Thanh niên
hành động vì an sinh xã hội…
2.2. Tình hình sử dụng vốn.
2.2.1 Hoạt động tín dụng.
Trong những năm qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak
– Phòng giao dịch Đông Ban Mê luôn tìm kiếm thị trường tập trung vào những chương
trình kinh tế trọng điểm của địa phương, các dự án phát triển sản xuất có hiệu quả kinh
tế có khả năng thu hồi vốn nhanh. Ngân hàng luôn coi trọng chất lượng hơn số lượng.
Lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu của Ngân hàng, gắn
chiến lược sử dụng vốn với chiến lược huy động vốn. Thực hiện tốt phương châm “ Đi
vay để cho vay, thu nợ để cho vay”. Nhờ đó hoạt động cho vay của Ngân hàng đã đạt
được những hiệu quả tích cực, doanh số cho vay luôn tăng mạnh qua các năm.
Sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp và khu dân cư mới trên địa bàn đã
làm tăng nhu cầu về vốn đầu tư mở rộng sản suất, tạo thêm nhiều cơ hội cho vay đối với
các ngân hàng trên địa bàn. Phòng giao dịch Đông Ban Mê đã tích cực trong việc tìm

kiếm và thu hút khách hàng bằng nhiều chính sách khách hàng hấp dẫn. Kết quả hoạt
động tín dụng qua 3 năm như sau:
Bảng 5:Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng
Tuyệt đối (tỷ đồng) Tăng trưởng (%) Tỷ trọng (%)
N2009 N2010 N2011 N10/09 N11/10 2009 2010 2011
Dư nợ tín dụng 2489 2818 3150 13,22 11,78 100 100 100
SVTH: Đào Trường Duy 15
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
theo đối tượng
khách hàng
+ Dư nợ của
các khách hàng
DN 1896 2168 2370 14,33 9,32 76,19 76,93 75,24
+ Dư nợ của
các khách hàng
cá nhân 592,70 650 780 9,67 20,00 23,81 23,07 24,76
(Nguồn:Báo cáo thường niên của Phòng giao dịch Đông Ban Mê 03 năm qua)
0
500
1000
1500
2000
2500
2009 2010 2011
Doanh nghiệp
Cá nhân
ĐVT: Tỷ đồng
Biểu đồ 6. Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng.
- Dư nợ tín dụng: Tại thời điểm tháng 11/2011 dư nợ tín dụng tại PGD đạt 3.150 tỷ đồng
(GHTD TW giao 3250 tỷ đồng) hoàn thành gần 100% KH TW giao.

- Về tăng trưởng quy mô tín dụng: Năm 2010 tăng trưởng 13,22% so với năm 2009, năm
2011 tăng trưởng chỉ đạt 11,78% so với năm 2010 (TW giao giảm).
- Về cơ cấu tiền vay: Chủ yếu là cho vay VNĐ, cho vay ngoại tệ có tăng nhưng không
đáng kể, vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ (5.4%) trong tổng dư nợ cho vay của PGD.
Năm 2011, dư nợ của các khách hàng cá nhân tăng trưởng nhanh, khoảng 20% so với
năm 2010, dư nợ của các doanh nghiệp chỉ tăng khoảng 9,32% so với năm 2010. Điều
này thể hiện PGD đã thực hiện hoạt động cho vay có hiệu quả hơn trong năm 2011, đồng
nghĩa với khả năng tạo lợi nhuận của PGD cũng tăng lên.
SVTH: Đào Trường Duy 16
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
Qua đó ta thấy được sự thay đổi trong cơ cấu tiền trong dư nợ tín dụng của PGD có xu
hướng biến động theo nhu cầu vay của khách hàng. Ngân hàng tập trung vào mảng cho
vay vốn đối với các đơn vị xây lắp (mảng khách hàng truyền thống của ngân hàng).
Cũng có thể thấy điều này qua cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng: dư nợ tín dụng
cá nhân dù có tăng qua các năm nhưng dư nợ tín dụng các tổ chức vẫn chiếm phần lớn
( trên 75%).
Bảng 6: Dư nợ tín dụng của chi nhánh

Tuyệt đối (tỷ đồng) Tăng trưởng (%)
N2009 N2010 N2011 N10/09 N11/10
Dư nợ tín dụng 2489,00 2818,00 3150,00 13,22 11,78
Dư nợ tín dụng
bình quân
2431,00 2504,00 2830,00 13,02 13,02
Tỷ lệ nợ xấu 1,88 1,81 1,9 -3,72 4,97
(Nguồn:Báo cáo thường niên của Phòng giao dịch Đông Ban Mê 03 năm qua)
Về chất lượng tín dụng: Đã lựa chọn được khách hàng tốt, có uy tín làm cơ sở mở rộng
kinh doanh, từng bước thực hiên cơ cấu lại khách hàng tăng dư nợ cho vay đối với khách
hàng tốt. Năm 2009 PGD kiên quyết không để phát sinh tăng nhóm nợ xấu, tăng cường
đôn đốc, giám sát khách hàng kể cả việc khởi kiện ra toà, phát mại tài sản để thu hồi nợ

xấu, kết quả ước đến 31/12/2009 nợ xấu của PGD khoảng 47 tỷ đồng, tương đương
1.88%/Tổng dư nợ (trong đó bao gồm 5 tỷ đồng từ vụ việc một cán bộ phòng tín dụng
bất cẩn gây ra, ngoài ra PGD mới chuyển nhóm 3 đối với một Cty có dư nợ 16 tỷ đồng
do khách hàng này bắt đầu qúa hạn, có dấu hiệu xấu). Nếu không tính 02 trường hợp
trên thì nợ xấu của PGD năm 2009 đã giảm tuyệt đối 22 tỷ đồng so với năm 2008, hoàn
thành vượt kế hoạch TW giao. Đến năm 2010 tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 1,81%,
tức là giảm 3,72% so với năm 2009, và đến năm 2011 lại tăng lên 1,9% tăng 4,97% so
với 2010.
Thị phần tín dụng PGD chiếm 15% thị phần tín dụng toàn tỉnh, tăng 19.73% so với năm
trước. Trong đó, dư nợ lớn của PGD tập trung ở các khách hàng kinh doanh trong các
lĩnh vực xuất khẩu cà phê, cao su có vòng quay vốn nhanh, tỷ suất sinh lời cao… như là
Cty CP ĐT XNK cà phê Tây nguyên, Cty TNHH MTV XNK 2/9 Đaklak, Cty cao su
SVTH: Đào Trường Duy 17
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
Đaklak; Khách hàng thực hiện các dự án thuỷ điện trọng điểm của tỉnh mang lại hiệu
quả kinh tế cao như: Ban Quản lý Dự án Thuỷ điện 5, Cty Cổ phần Đầu tư Sông Đà…
* Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.
- Nguyên nhân khách quan: Do điều kiện tự nhiên như hạn hán, dich bệnh, giá cả
nguyên liệu đầu vào gia tăng (xăng dầu), sản phẩm không tiêu thụ được…làm ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD và nguồn vốn trả nợ của khách hàng. Ngân hang
thực hiện cho vay theo lệnh cấp trên nên gặp nhiều rủi ro do cơ chế mang lại. Chính sách
tiền tệ không ổn định: tỷ lệ lạm phát lớn gây rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng: Trình độ tổ chức, quản lý, năng lực SXKD còn
nhiều hạn chế dẫn đến kinh doanh không hiệu quả. Khách hàng kinh doanh thua lỗ do
biến động của thị trường.
- Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:
+ Việc thực hiện các quy trình Tín dụng, thể lệ, chế độ vay vốn chưa tốt, thiếu sự kiểm
tra trước và sau khi cho vay, đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của
khách hàng (đánh giá quá cao năng lực tài chính, đánh giá khách hàng chỉ qua thông tin
do khách hàng cung cấp mà thiếu thông tin từ các kênh thông tin khác, bỏ qua những

nghi ngờ khi phân tích các dữ liệu tài chính, điều chỉnh, gia hạn nợ tràn lan, thiếu căn cứ
xác thực). Cấp Tín dụng dựa trên cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của
khách hàng. Soạn thảo hợp các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng Tín dụng mập mờ,
không rõ ràng, không xác định rõ lịch hoàn trả với từng khoản vay.
+ Hồ sơ không đảm bảo các yêu cầu nội dung và giấy tờ liên quan. Khâu kiểm tra chưa
thực hiện chặt chẽ, đa số chỉ kiểm tra trước khi cho vay, công tác kiểm tra trong và sau
khi vay chưa tốt, chưa giám sát tốt tình hình sử dụng dụng vốn của khách hàng, khi phát
hiện ra khách hàng vi phạm hợp đồng chưa báo cáo kịp thời cho lãnh đạo giải quyết.
+ Số lượng cán bộ Tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu Tín dụng của khách hàng trên
toàn tỉnh dẫn đến năng suất làm việc chưa tốt, hiệu quả chưa cao.
2.2.2. Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của PGD.
Trong cơ cấu doanh số cho vay thì doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm tỷ lệ
lớn vì hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh là
SVTH: Đào Trường Duy 18
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
các DNVVN nên PGD đã thực hiện những biện pháp tốt nhất thu hút các doanh nghiệp
này về với Ngân hàng, để tìm hiểu sâu hơn về tình hình cho vay các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ta đi phân tích bảng số liệu sau:
Bảng 7: Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của PGD Đông Ban Mê.
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
Số
tiền
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
%
Số
tiền

(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
%
Số
tiền
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
%
N10/09 % N11/10 %
1. Doanh
số
cho vay
2536 100 2785 100 3215 100 249 9,82 430 15,44
DNVVN 990 39,04 1075 38,60 1245 38,72 85 8,59 170 15,81
DNL 1043 41,13 1114 40,00 1252 38,94 71 6,81 138 12,39
Kinh tế
hộ
503 19,83 596 21,40 718,00 22,33 93 18,49 122 20,47
2. Doanh
số
thu nợ
2400 100 2606 100 3105 100 206 8,58 499 19,15
DNVVN 980 40,83 1015 38,95 1240 39,94 35 3,57 225 22,17
DNL 900 37,50 998 38,30 1235 39,77 98 10,89 237 23,75
Kinh tế
hộ

520 21,67 593 22,76 630 20,29 73 14,04 37 6,24
SVTH: Đào Trường Duy 19
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
3. Dư nợ
bình
quân
2431 100 2504 100 2830 100 73 3,00 326 13,02
DNVVN 970 39,90 989 39,50 1022 36,11 19 1,96 33 3,34
DNL 1034 42,53 986 39,38 1098 38,80 -48 -4,64 112 11,36
Kinh tế
hộ
427 17,56 529 21,13 710 25,09 102 23,89 181 34,22
4. Nợ
xấu
47 100 45,25 100 47,50 100 -1,75 -3,72 2,25 4,97
DNVVN 32,93 70,06 29,67 65,57 29,35 61,79 -3,26 -9,90 -0,32 -1,08
DNL 6,25 13,30 8,78 19,40 11,46 24,13 2,53 40,48 2,68 30,52
Kinh tế
hộ
7,82 16,64 6,80 15,03 6,69 14,08 -1,02
-
13,04
-0,11 -1,62
(Nguồn:Báo cáo thường niên của Phòng giao dịch Đông Ban Mê 03 năm qua)

Biểu đồ 7. Cho vay đối với DNVVN của PGD Đông Ban Mê.
0
500
1000
1500

2000
2500
3000
3500
2009 2010 2011
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ bình quân
Nợ xấu
ĐVT: Tỷ đồng
SVTH: Đào Trường Duy 20
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
Nhìn vào tình hình sử dụng vốn của PGD Đông Ban Mê ta thấy doanh số cho vay tăng
qua các năm, năm 2010 doanh số cho vay tăng so với năm 2009 là 249,năm 2011 doanh
số cho vay tăng so với năm 2010 là 430 tỷ đồng, tăng trưởng 15,44%, tỷ lệ tăng trưởng
thấp là do chính sách kiềm chế tăng trưởng tín dụng nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô.
Trong đó doanh số cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2010 đã tăng 85 tỷ đồng,
tốc độ tăng đạt 8,59% so với năm 2009,doanh số cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ
năm 2011 đã tăng 170 tỷ đồng, tốc độ tăng đạt 15,81% so với năm 2010. Doanh số cho
vay các doanh nghiệp lớn năm 2011 tăng lên 138 tỷ đồng so với năm 2010 và tăng 12,39
%. Cho vay hộ sản xuất năm 2011 so với năm 2010 tăng 122 tỷ đồng tăng 20,47% do chỉ
sự chỉ đạo của Ban Giám đốc về việc tăng trưởng tín dụng bán lẻ và khối doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Về vấn đề nợ xấu , DNVVN có tỷ lệ nợ xấu cao nhất nhưng có chiều hướng giảm dần
qua 2 năm 2009 và 2010.
Nhìn vào tình hình cho vay chung của PGD Đông Ban Mê ta thấy được hoạt động tín
dụng của PGD chủ yếu là cho vay đối với các doanh nghiệp lớn và DNVVN và đây cũng
là nguồn khách hàng tiềm năng để PGD mở rộng thị phần kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Qua bảng trên ta thấy được doanh số cho vay (DSCV) đối với các DNVVN ngày càng
tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong DSCV của PGD Đông Ban Mê. DSCV năm

2011 tăng 15,81 % tương ứng 170 tỷ đồng vì ngày càng nhiều các DNVVN được thành
lập và đi vào hoạt động có quan hệ giao dịch tín dụng với Ngân hàng nên doanh số cho
vay các DNVVN tăng mạnh như vậy là do các DNVVN vay vốn để đầu tư xây dựng cơ
bản như: Nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, cho vay để xây dựng các công
trình công cộng như các trường học, bệnh xá.
Kèm theo đó, doanh số thu nợ các DNVVN năm 2011 so với năm 2010 tăng 1240 tỷ
đồng và đạt 22,17% chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ tăng vì
trong năm PGD Đông Ban Mê đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đến hạn, kiểm soát chất
lượng tín dụng thông qua giám sát theo dõi xử dụng vốn vay và kiên quyết thu hồi nợ
đến hạn.
SVTH: Đào Trường Duy 21
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
Điều đặc biệt quan trọng là khi tăng trưởng tín dụng đối với các DNVVN tăng cao
nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giảm đáng kể từ 32,93 tỷ đồng năm 2009 xuống còn 29,67 tỷ
đồng so với năm 2010 và năm 2011 còn 29,35 tỷ đồng, đây là một tín hiệu rất tốt, là tiền
đề để PGD Đông Ban Mê có thể đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đối với nhóm khách
hàng này.
Như vậy cho vay các DNVVN qua hai năm nhìn chung tăng mạnh doanh thu luôn
tăng cao và tỷ lệ nợ xấu đã giảm Ngân hàng hoàn toàn đảm bảo được nguồn tiền cho vay
sẽ mang lại lợi nhuận mong muốn.
Bảng 8: Chi phí trả lãi HĐV
(ĐVT: tỷ đồng)
(Nguồn:Báo cáo thường niên của Phòng giao dịch Đông Ban Mê 03 năm qua)
SVTH: Đào Trường Duy 22
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng Số lượng % tăng Số lượng % tăng
Chi phí trả lãi 238 319 34,03 424 32,92
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
0
50

100
150
200
250
300
350
400
450
2009 2010 2011
Chi phí trả lãi
ĐVT: Tỷ đồng
Biểu đồ 8. Chi phí trả lãi HĐV.
Chiếm phần lớn trong chi phí huy động vốn là chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động
được. Chí phí này của Phòng giao dịch Đông Ban Mê biến động ít trong 3 năm qua: .
Chi phí trả lãi hàng năm tăng dần: năm 2010 tăng 34,03% so với năm 2009; năm
2011tăng 32,92% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng chi phí trả lãi hàng năm
này là lãi suất huy động tăng dần qua các năm và tổng lượng vốn huy động qua các năm
cũng tăng dần nên chi phí trã lãi tăng dần. Điều này phản ánh thực tế: lượng tiền gửi
thanh kì hạn ngày càng chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động.
2.2.3.Sử dụng vốn vào các hoạt động khác.
Bên cạnh 2 hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, Phòng giao dịch Đông Ban
Mê cũng thực hiện các hoạt động dịch vụ khác như : thanh toán quốc tế, mua bán ngoại
tệ, bảo lãnh, bảo quản tài sản hộ…. Các dịch vụ này không những góp phần đa dạng hoá
SVTH: Đào Trường Duy 23
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
hoạt động mà còn làm gia tăng thu nhập cho PGD thu nhập từ hoạt động dịch vụ của
PGD trong năm 2011 là 25,3 tỷ lợi nhuận trước thuế (chiếm 44%), trong đó :
- Thanh toán quốc tế: 1,65 tỷ (chiếm 5,54%)
- Thanh toán trong nước: 3,85 tỷ (chiếm 15,2%)
- Bảo lãnh: 10,7 tỷ (chiếm 42,28%)

- Kinh doanh ngoại tệ: 7.2 tỷ (chiếm 28,46%) hàng
- Dịch vụ khác: 1,9 tỷ (chiếm 7,52%)
Đáng chú ý nhất là hoạt động bảo lãnh (chiếm 42,28 %). Bảo lãnh được coi là một trong
những thế mạnh của PGD với khách hàng những doanh nghiệp lớn.
2.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại PGD Đông Ban Mê
2.3.1. Thực hiện tốt công tác phân tích thị trường huy động vốn.
Thị trường huy động vốn là một thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân
hàng và các tổ chức tài chính khác. Trước khi phát triển và triển khai các sản phầm huy
động vốn mới, các ngân hàng đều phải tiến hành công tác phân tích thị trường huy động
vốn.
Phân tích thị trường huy động vốn là phân tích môi trường hoạt động của ngân hàng
nhằm xác định nhu cầu của thị trường, các sản phẩm huy động vốn của các đối thủ cạnh
tranh để thay đổi phương hướng hoạt động của ngân hàng cho phù hợp với sự biến đổi
của thị trường. Đối với Phòng giao dịch Đông Ban Mê, địa bàn Tỉnh Đắk Lắk là thị
trường mà PGD cần phải phân tích kỹ để hoạt động tốt hơn. Việc phân tích thị trường
vẫn luôn được PGD quan tâm thực hiện, tuy nhiên để phân tích có hiệu quả thì em xin
được đề xuất hướng phân tích như sau :
- Nghiên cứu cầu thị trường : Tức là phân tích quy mô cơ cấu và sự vận động của thị
trường để xác định những tiềm năng của thị trường đối với ngân hàng, từ đó có cơ sở để
ra các quyết định về sản phẩm. Đây là việc nghiên cứu tập tính, thói quen, nhu cầu của
khách hàng đối với những sản phẩm huy động vốn của khách hàng. PGD có thể tiến
hành công việc này bằng cách điều tra nhu cầu của khách hàng trên địa bàn, phân loại
khách hàng thành từng nhóm và đánh giá nhằm tìm ra nhóm khách hàng có triển vọng
SVTH: Đào Trường Duy 24
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S Trần Lâm Vũ
nhất đối với các loại sản phẩm huy động vốn của PGD. PGD cần phải đặc biệt chú ý tới
những khách hàng truyền thống trên các mặt: sự thay đổi trong nhu cầu, sự thay đổi về
số lượng khách hàng….để có cơ sở dự báo nhu cầu trong tương lai và phát triển các sản
phẩm mới phù hợp.
- Nghiên cứu cung (khả năng thích ứng cầu): Đây là việc nghiên cứu khả năng cung ứng

các loại sản phẩm huy động vốn của PGD và khả năng cung ứng của các đối thủ cạnh
tranh. Trước hết về khả năng cung ứng các loại sản phẩm huy động vốn của PGD : hiện
nay các sản phẩm huy động vốn của PGD đều là các sản phẩm của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển, số lượng cũng khá đa dạng, thu hút được nhiều khách hàng. Đặc biết về huy
động tiết kiệm, PGD có hình thức huy động “ Tiết kiệm dự thưởng” rất hấp dẫn khách
hàng song được triển khai, không thường xuyên trong năm. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh
về sản phẩm huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn rất gay gắt. Một số ngân hàng
cũng đưa ra hình thức tiết kiệm dự thưởng, tặng quà (như Ngân hàng Ngoại thương,
Ngân hàng Công thương, Ngân hàng TechcomBank, Ngân hàng Đông Á,…) để cạnh
tranh lôi kéo khách hàng gửi tiền. Để có thể hấp dẫn thu hút khách hàng thường xuyên
hơn nữa PGD cần có kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho riêng mình dựa trên những
phân tích về cầu và cung đới với các sản phẩm của PGD, ưu thế của các ngân hàng trên
địa bàn và trình lên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam xem xét.
2.3.2. Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn bằng cách gia tăng tiện ích.
Để tăng cường thu hút vốn, PGD cần phải đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn
nhằm hấp dẫn và thoả mãn nhu cầu của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm gửi tiền. Mỗi
một loại sản phầm huy động vốn đều có những tính chất và hình thức riêng, phù hợp với
nhu cầu một nhóm khách hàng nào đó. Đồng thời, lượng khách hàng của các nhóm rất
khác nhau. Vì thế các sản phẩm huy động càng đa dạng, mới lạ cũng như đem lại lợi ích
cao cho khách hàng thì càng có có khả năng được nhiều nhóm khách hàng chọn lựa, làm
cho lượng vốn huy động của ngân hàng tăng lên cả về số lượng lẫn chủng loại.
Các sản phẩm của ngân hàng nói riêng và các sản phẩm huy động vốn nói chung đều
rất dễ bắt chước. Hiện nay hầu như tất cả các ngân hàng trên địa bàn Đắk Lắk đều có
những sản phẩm huy động vốn có bản chất giống nhau như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi
SVTH: Đào Trường Duy 25

×