Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

TIỂU LUẬN MÔN HỌC CÔNG TY XUYÊN ĐA QUỐC GIA CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TNCs CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.38 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNCs)
ĐỀ TÀI:
CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TNCs
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀO VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN : PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH
NHÓM 1 : LÊ THỊ BẮC
DƯƠNG THỊ MẾN
ĐỖ HUY PHÚ
NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
NGUYỄN THỊ THANH THÚY
LỚP : K22 - KTQT

Hà Nội, tháng 3 năm 2015

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Số hiệu Tên bảng Tran
g
1 1.1
Tóm tắt một số ưu đãi đối với doanh nghiệp thực hiện
chuyển giao công nghệ
11
2
3
4
3
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Số hiệu Tên hình Trang
1
2


3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CGCN
Chuyển giao công nghệ
ESCAP Uỷ ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
R&D Nghiên cứu và phát triển
TNCs Các công ty xuyên quốc gia
5
LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những xu hướng phát triển hiện nay là sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Công nghệ đã làm cho năng lực sản
xuất tăng nhanh chưa từng có, chất lượng sản phẩm nâng cao thoả mãn được hầu hết những
đòi hỏi khắt khe của cuộc sống hiện đại. Những ngành sản xuất có công nghệ càng cao thì tỉ
suất lợi nhuận thu được càng lớn trong khi đó nguyên vật liệu sử dụng không đáng kể. Do vậy

nước nào càng nắm giữ được nhiều công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến thì kinh tế càng phát
triển. Chính vì thế hoạt động chuyển giao công nghệ phát huy vai trò của nó hơn bao giờ hết.
Các nước trao đổi, chuyển giao công nghệ để tranh thủ lợi thế so sánh, nâng cao năng lực sản
xuất và năng lực cạnh tranh của các quốc gia.
Việt Nam không nằm ngoài xu hướng trên. Tuy nhiên, việc tiếp nhận được công nghệ
mới, phù hợp từ các nước phát triển là không dễ dàng. Chính phủ Việt Nam đã và đang có
những chính sách thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ vào Việt Nam từ nhiều nguồn
khác nhau. Một trong những nguồn lực chuyển giao công nghệ hiệu quả là thu hút sự đầu tư
của các TNC. Chuyên đề “Các chính sách thúc đẩy TNCs chuyển giao công nghệ vào Việt
Nam” khái quát, phân tích thực trạng chuyển giao công nghệ và các chính sách của chính phủ
Việt Nam trong những năm qua.
Chuyên đề được chia ra làm 4 chương:
Chương 1: Khái quát chung
Chương 2: Thực trạng chuyển giao công nghệ của các TNC vào Việt Nam thời gian qua
Chương 3: Các chính sách và đánh giá các chính sách thúc đẩy TNCs chuyển giao công
nghệ vào Việt Nam
Chương 4: Giải pháp thúc đẩy các TNC chuyển giao công nghệ vào Việt Nam
6
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Một số vấn đề về công nghệ
Công nghệ là hệ thống quy trình chế biến vật chất và thông tin để chuyển các yếu tố đầu
vào thành các yếu tố đầu ra. Công nghệ có 4 phần cơ bản liên hệ mật thiết với nhau, bao gồm:
kỹ thuật, tổ chức, thông tin và con người. Đặc trưng rất nổi bật của công nghệ là giá trị kiến
thức “phần mềm” chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị của công nghệ và người bán công nghệ
không bị mất giá trị đã chuyển sang người mua và nếu người mua không thanh toán tiền thì
người bán cũng không thể lấy lại kiến thức. Do đó, công nghệ không thể thực hiện theo kênh
mua bán hàng hóa thông thường được mà phải thực hiện theo kiểu chuyển giao.
1.2 Chuyển giao công nghệ và các hình thức chuyển giao công nghệ
1.2.1 Khái niệm chuyển giao công nghệ
- Theo tổ chức ESCAP

+ Khái niệm hẹp: CGCN là sự cho phép của một Người có thẩm quyền tuyệt đối cho
một Người khác để sử dụng nội dung công nghệ trong một thời gian nhất định và cam kết
không sử dụng quyền tuyệt đối của mình để chống lại Người được trao quyền trong suốt thời
gian đó.
+ Khái niệm mở rộng: Là sự chuyển giao các kiến thức kỹ thuật từ Người có kiến thức
sang Người chưa có kiến thức và mong muốn có được kiến thức đó.
- Khái niệm CGCN ở Việt Nam: “CGCN là chuyển giao quyền hoặc quyền sử dụng một
phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công
nghệ.
- Thực chất về hoạt động CGCN: là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các
đối tượng sỡ hữu công nghiệp như: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa.
Công nghệ có trong tất cả các lĩnh vực như công nghệ sản xuất - chế tạo, công nghệ lắp
ráp, công nghệ chế biến, công nghệ thu hoạch,…Chuyển giao công nghệ có thể thực hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau như cấp giấy phép, chuyển giao trọn gói hoặc từng phần, chuyển
giao kiểu “chìa khóa trao tay”, chi nhánh nước ngoài sở hữu hoàn toàn, chi nhánh nước ngoài
sở hữu tối thiểu, liên doanh, nhượng quyền, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, hợp
đồng quản lý, hợp đồng thầu phụ quốc tế. Mỗi hình thức đều có những đặc trưng riêng và có
những ưu diểm và hạn chế nhất định. Vấn đề là các chủ thể cần lựa chọn hình thức thích hợp
để chuyển giao.
1.2.2 Các hình thức CGCN
Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;
- Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây:
7
+ Dự án đầu tư;
+ Hợp đồng nhượng quyền thương mại;
+ Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
+ Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ;
- Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.
1.3 Tác động của chuyển giao công nghệ

1.3.1 Lợi ích và hạn chế đối với bên thực hiện CGCN
1.3.1.1 Lợi ích đối với bên thực hiện CGCN
- Cải tiến và hoàn thiện công nghệ chuyển giao nhằm làm cho nó thích ứng với môi
trường kinh doanh cụ thể
- Cho phép bên CGCN có thêm lợi nhuận mà không cần tổ chức sản xuất: nhờ thu tiền
kỳ vụ từ bên tiếp nhận công nghệ trả.
- Tiếp nhận nhanh chóng các thị trường mới ở nước ngoài thông qua CGCN.
- Chuyển giao công nghệ thông qua liên doanh đầu tư ở nước ngoài tạo điều kiện cho
bên CGCN sử dụng nguồn lao động với giá rẻ giúp giảm chi phí sản xuất.
- Cho phép sử dụng tài nguyên và các lợi thế so sánh khác của nước tiếp nhận đầu tư.
- Thông qua CGCN bên chuyển giao có thể tạo thêm những ràng buộc về kinh tế đối với
bên tiếp nhận công nghệ có lợi cho mình
- Qua CGCN bên chuyển giao tạo mối quan hệ gắn kết mang tính cộng sinh với bên tiếp
nhận công nghệ.
1.3.1.2 Những hạn chế (thiệt hại) đối với bên thực hiện CGCN
- Tạo thêm đối thủ cạnh tranh khi công nghệ chuyển giao bị phát tán, đặc biệt khi bên
tiếp nhận công nghệ lại tiếp tục chuyển giao cho bến thứ ba
- Bên CGCN bị cách ly đối với khách hàng: CGCN ra nước ngoài làm cho bên CGCN ít
tiếp cận trực tiếp với khách hàng ở nước nhập khẩu hơn trong khi việc tiếp cận này đối với
khách hàng sử dụng sản phẩm là rất cần thiết.
- Bên CGCN giảm bớt sự kiểm soát đối với sự phát triển thị trường của sản phẩm
- Bên CGCN có thể bị mất các chuyên gia giỏi
- Bên CGCN có thể bị đối tác vi phạm hợp đồng CGCN
1.3.2 Lợi ích và hạn chế đối với bên tiếp nhận công nghệ
1.3.2.1 Những lợi ích đối với bên tiếp nhận công nghệ:
- Giảm thiểu chi phí cho việc nghiên cứu và triển khai công nghệ
8
- Giúp cho bên tiếp nhận công nghệ cải thiện nâng cấp về trình độ khoa học kỹ thuật và
công nghệ nhờ đó làm cho sản phẩm mang tính ưu việt hơn, mang khả năng cạnh tranh cao
hơn.

- Giúp cho bên tiếp nhận nâng cao trình độ cán bộ và tay nghề công nhân qua công tác
huận luyện và đào tạo để thực hiện CGCN và qua việc tiếp xúc với đội ngũ chuyên gia của
bên CGCN.
- Có thể mở rộng thêm thị trường và lĩnh vực kinh doanh
- Nâng cao năng lực kinh doanh đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa về kinh tế, củng cố
thương hiệu, nâng cao giá trị của sản phẩm
1.3.2.2 Những hạn chế (bất lợi) đối với bên tiếp nhận công nghệ:
- Bị lệ thuộc vào bên CGCN về việc huấn luyện, đào tạo, chỉ dẫn lắp đặt máy móc trang
thiết bị…
- Có thể bị mất vốn đầu tư vào mua công nghệ
- Bên CGCN có vấn đề: không có năng lực hoặc không có kinh nghiệm chuyển giao dẫn
tới CGCN không đầy đủ kéo dài thời gian… gây thiêt hại cho bên tiếp nhận công nghệ.
- Do việc đàm phán kém hiệu quả nên hợp đồng CGCN có một số điều khoản bất lợi
cho bên tiếp nhận công nghệ: tiếp thu công nghệ không trọn vẹn, thời gian sở hữu công nghệ
quá ngắn chưa kịp thu hồi vốn, không được chuyển giao thị trường, giá cả công nghệ đắt…
1.3.3 Tác động lan tỏa (tác động tràn) của chuyển giao công nghệ
Một cách thức quan trọng để đạt được sự đổi mới và tiến bộ trong doanh nghiệp là
chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực. Sự lan
tỏa tích cực này có thể đạt được thông qua những hiểu biết về cách thức sản xuất mới, quy
trình làm việc hay thông qua việc mua những máy móc, trang thiết bị tiên tiến được sản xuất
từ những tổ chức có trình độ công nghệ cao. Sự lan tỏa tích cực này dẫn đến nâng cao năng
suất, qua đó giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh và hoạt động ở những thị
trường yêu cầu chất lượng cao hơn. Điều này có lợi cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động
của doanh nghiệp đó. Lý thuyết cổ điển về tổ chức trong ngành công nghiệp nhấn mạnh đến
các loại tác động lan tỏa: theo chiều dọc và theo chiều ngang.
Tác động lan tỏa theo chiều ngang là tác động lan tỏa về công nghệ do cạnh tranh trong cùng
một ngành công nghiệp. Tác động này có thể xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nước và các
doanh nghiệp FDI ở địa phương. Hiệu ứng lan tỏa công nghệ xảy ra khi một doanh nghiệp
trong nước sao chép công nghệ của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thông qua việc sao chép
công nghệ hoặc thuê lao động do các doanh nghiệp FDI đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, việc dịch chuyển lao động có những ảnh
hưởng tiêu cực khi các doanh nghiệp FDI thu hút được người lao động tốt nhất ở địa phương.
Theo Le và Pomfret thì có sự tác động tiêu cực của hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngang đối với
9
năng suất lao động. Theo Báo cáo “Trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp - bằng chứng qua điều tra doanh nghiệp 2010” của Nhóm nghiên cứu kinh tế (DERG)
trường đại học Copenhaghen và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM) , thì
hiệu ứng lan tỏa công nghệ theo chiều ngang chưa có sự phân định rõ ràng. Việc xuất hiệu
hiệu ứng tiêu cực do các doanh nghiệp FDI thu hút lao động chất lượng cao của các doanh
nghiệp trong nước có thể dẫn đến áp lực cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp trong nước phải
sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực hiện có hoặc chuyển sang công nghệ mới.
Tác động lan tỏa theo chiều dọc là các hiệu ứng lan tỏa công nghệ tiềm năng xuất hiện
giữa các nhà cung cấp và khách hàng. Có 2 loại liên kết dọc: (1) Các liên kết ngược là các
hiệu ứng lan tỏa công nghệ giữa các nhà cung cấp đầu vào trung gian trong nước và các doanh
nghiệp FDI; (2) Các liên kết xuôi là các hiệu ứng lan tỏa công nghệ giữa các khách hàng của
các đầu vào trung gian trong nước và các doanh nghiệp FDI tại địa phương.
Những liên kết này thể hiện lợi ích tiềm năng mà doanh nghiệp trong nước có thể thu
được trong mối quan hệ với doanh nghiệp nước ngoài thông qua đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam.
1.4 Vai trò của TNCs đối với hoạt động phát triển và chuyển giao công nghệ
1.4.1. TNCs là chủ thể chính trong phát triển công nghệ thế giới
Trong chiến lược cạnh tranh, các công ty xuyên quốc gia luôn coi công nghệ là yếu tố
quan trọng, giữ vị trí hàng đầu. Do đó, thúc đẩy đổi mới công nghệ bằng hoạt động Nghiên
cứu và phát triển (R&D) là nhiệm vụ sống còn của các công ty. Đi đầu trong đổi mới công
nghệ đồng nghĩa với nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và giữ vị trí độc
quyền.
Ngày nay, nhận thức của các TNCs về khoa học công nghệ đã chuyển biến. Nếu như
trước đây, các TNCs thường đầu tư lớn cho các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu để các
cơ sở này tạo ra các phát minh sáng chế này. Tại các TNCs đang diễn ra quá trình quốc tế
hoát hoạt động R&D một cách mạnh mẽ. Công nghệ mới ra đời không chỉ từ các phòng thí

nghiệm, các viện nghiên cứu, các trường đại học mà còn từ chính các cơ sở sản xuất của
TNCs. Thí dụ Motorola đã thiết lập hệ thống R&D của mình bao gồm 14 cơ quan tại 7 quốc
gia, tập đoàn Bristol Myer Squibb có 12 cơ sở hoạt động R&D tại 6 quốc gia [Nguồn:
/>
].
Bước chuyển quan trọng trong chính sách hoạt động R&D của công ty đã có những thay
đổi căn bản. Nếu trước đây các công ty đầu tư cao cho công tác R&D tại công ty mẹ thì nay
đang thực hiện chính sách phi tập trung hoá do một số lý do sau:
Thứ nhất tiềm năng về tri thức không chỉ bó hẹp trong một vài công ty hoặc một nước
nào đó. Như vậy, để tiếp cận với tiềm năng này các công ty phải thiết lập thêm nhiều cơ sở
hoạt động R&D mới. Tại những khu vực đó, các công ty có thể làm giầu thêm nguồn tri thức
bằng việc mở rộng hoạt động R&D, đồng thời tiếp thu thành quả từ các đối thủ cạnh tranh.
10
Thứ hai: Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu để chiếm lĩnh thị trường các công ty buộc phải
đưa sản phẩm ra thị trường càng nhanh càng tốt nên buộc các TNCs phải thực hiện R&D ở
nước ngoài. Ví dụ, hoạt động R&D của Mỹ đối với các chi nhánh ở nước ngoài tăng rất
nhanh. Từ năm 1985 đến 1995 tăng 3-4 lần trong khi doanh số tăng 2,5 lần và lao động tăng
1,7 lần [nguồn: />
].
Các hoạt động R&D thường tập trung tại những khu vực dồi dào nguồn tri thức. Ví dụ
năm 1994 khoảng 90% các nghiên cứu do các chi nhánh TNCs của Mỹ thực hiện ở những
nước công nghiệp phát triển.Microsoft đã thành lập một phòng nghiên cứu tại Anh để thuê lao
động khoa học với chi phí rẻ hơn.
Bước vào thiên niên kỷ mới, tầm quan trọng của khoa học công nghệ đối với việc phát
triển kinh tế xã hội một lần nữa lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia và các
doanh nghiệp. sự thay đổi mau chóng của công nghệ đang tạo ra nền sản xuất có giá trị gia
tăng cao hơn. Trong năm 1985-1998 hàng hoá chế tạo có hàm lượng khoa học cao tăng
21,4%, hàng hoá có hàm lượng khoa học công nghệ trung bình tăng 14,3%. Như vậy, nhờ tiếp
thu khoa học công nghệ mà giá trị gia tăng của hàng hoá xuất khẩu qua chế biến của các nước
đang phát triển đạt tỷ lệ tăng trưởng cao. Muốn có lợi nhuận cao, các quốc gia đã tăng cường

đầu tư cho R&D. Các quốc gia như Mỹ và Nhật Bản đầu tư cho hoạt động R&D 3% GDP,
Đức và Pháp là 2,3% ; Singapore là 1,1%. Mức đầu tư bình quân đầu người cho R&D cao
nhất là Nhật Bản (1.200USD), Mỹ (680USD), Đức (625USD), Pháp (575USD), Singapore
(262 USD). Hàn Quốc là quốc gia theo đuổi chiến lược công nghệ cao và đặt mục tiêu đến
năm 2010 trở thành 1 trong 10 nước đứng đầu về khoa học công nghệ [Nguồn: Bộ Công
nghiệp (2005), Báo cáo chiến lược chính sách công nghiệp, Hà Nội.],
[ />
].
Trong các ngành hưởng lợi từ các hoạt động R&D thì ngành công nghệ thông tin đứng
hàng đầu. Mức đầu tư cho công nghệ thông tin của Mỹ hàng năm là 8% GDP, Nhật Bản là
7%, Hàn Quốc 6%, Pháp và Đức là 4% [nguồn:
/>
].
Các TNCs không chỉ đầu tư cho hoạt động R&D bằng chính sức lực của mình mà
chúng còn nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt từ chính phủ của các nước tư bản. Ví dụ chính
phủ Nhật Bản giúp 6 công ty lớn là Fujisu, Hitachi, Mitshubishi, Kinzonku, Nihondenki
và Toshiba cùng nghiên cứu kỹ thuật siêu mạch. Trong khuôn khổ chiến lược phát triển công
nghệ, TNCs cũng thiết lập các mối liên kết với các trung tâm nghiên cứu và viện nghiên cứu.
1.4.2. TNCs với hoạt động chuyển giao công nghệ
TNCs rất đề cao vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ liên quan
đến hai vấn đề cơ bản là bảo vệ bản quyền các đối tượng sở hữu công nghiệp như sáng chế,
giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa,
quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và vấn đề giữ được bí mật công nghệ.
Việc đánh mất bí mật công nghệ đồng nghĩa với việc đánh mất giá trị cốt lõi trong chuỗi giá
11
trị tạo nên năng lực cạnh tranh của TNCs. Có rất nhiều văn kiện pháp lý liên quan đến bảo vệ
sở hữu trí tuệ như Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, Công ước
Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Hiệp định Lisbon về bảo hộ đối với tên gọi xuất
xứ và đăng ký quốc tế về xuất xứ,…Đối với các nước đã phê chuẩn các văn kiện pháp lý này
và tuân thủ nghiêm minh các cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho TNCs chuyển giao và

phát triển công nghệ.
1.4.2.1. Phương thức chuyển giao
Không chỉ nắm giữ trong tay phần lớn công nghệ tiên tiến của thế giới TNCs còn biết
cách sử dụng và khai thác các công nghệ đó một cách có hiệu quả nhất nhằm duy trì vị trí độc
quyền trên thị trường, mở rộng phạm vi ảnh hưởng và khả năng lũng đoạn thị trường. Mục
tiêu đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của TNCs và được thể hiện rất rõ trong chính sách
chuyển giao công nghệ của chúng. Phương thức chuyển giao của TNCs thường phân làm
nhiều cấp độ, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Các công nghệ hiện đại nhất
Đối tượng chuyển giao công nghệ này thường là các chi nhánh trong nội bộ hệ thống
TNCs tại các nước phát triển. Các chi nhánh này có đủ điều kiện về trình độ công nghệ, cơ sở
vật chất và nhân sự để tiếp thu va khai thác có hiệu quả công nghệ hiện đại. Mặt khác, mặt
bằng công nghệ của đối thủ cạnh tranh tại các nước phát triển ở mức cao. Do đó, chỉ với công
nghệ tiên tiến nhất các TNCs mới có thể chiếm được lợi thế cạnh tranh. Với chính sách này,
công nghệ mới được khai thác triệt để nhằm thiết lập vị trí độc quyền cho toàn bộ hệ thống
TNCs trên khắp các thị trường. Đồng thời công nghệ hiện đại được kiểm soát chặt chẽ, chánh
được nguy cơ rò rỉ.
Tuy nhiên, loại công nghệ này lại tuỳ thuộc vào việc chi nhánh đó có tham gia vào hoạt
động R&D hay không. Nếu các chi nhánh không tham gia hoạt động R&D thì công nghệ
được chuyển giao chỉ liên quan đến hoạt động sản xuất và một số hoạt động khác như
marketing, tổ chức…. Nếu chi nhánh có tham gia hoạt động R&D ở mức độ tích hợp hoá sản
phẩm với thị trường địa phương thì công nghệ được chuyển giao dưới dạng các thông số kỹ
thuật tức là các chỉ dẫn cụ thể cho việc đưa sản phẩm vào thị trường cụ thể. Nếu chi nhánh
thực hiện hoạt động R&D với tư cách là một bộ phận cấu thành của mạng lưới R&D toàn cầu
của TNCs thì công nghệ được chuyển giao là những công nghệ thiết yếu với đặc trưng của
hoạt động chuyển giao là sự trao đổi thông tin hai chiều.
Thứ hai: Công nghệ hạng hai.
Những công nghệ hạng hai không còn mới, không còn đem lại lợi thế cạnh tranh cho các
TNCs thường được chuyển giao cho các công ty liên doanh hoặc các công ty nằm ngoài hệ
thống TNCs tại các nước đang phát triển. Lý do mà các TNCs chuyển giao công nghệ hạng

hai này cho các nước đang phát triển không chỉ bắt nguồn từ chiến lược của TNCs trong việc
khai thác lợi ích của công nghệ mà còn vì các công nghệ đó phù hợp với khả năng tài chính và
trình độ của các nước này. Ngay cả khi các TNCs có công nghệ hiện đại để chuyển giao thì
12
nhiều nước đang phát triển này cũng không có khả năng khai thác hiệu quả công nghệ đó.
Hơn nưa, do mặt bằng công nghệ của các đối thủ cạnh tranh tại các quốc gia này chưa cao
nên cũng không đòi hỏi công nghệ hàng đầu.
Trong chính sách này, ngay cả khi công nghệ đã hao mòn vô hình, không còn mới nữa
thì TNCs vẫn duy trì chính sách chuyển giao cầm chừng nhằm duy trì sự phụ thuộc củ đối tác
và giữ quyền kiểm soát đối với công nghệ.Với chính sách đó, TNCs chỉ chuyển giao từng
phần một và luôn giữ lại những yếu tố quan trọng nhất trong dây truyền công nghệ như những
bí quyết cơ bản để khống chế nước chủ nhà. Ví dụ các TNCs Nhật Bản thường chuyển giao
những công nghệ sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu sang các nước NICs. Do đó, dù các
doanh nghiệp của các nước NIC không thể phát triển vượt xa các TNCs của Nhật Bản và giúp
cho nước này luôn giữ vị trí là “con nhạn đầu đàn” trong mô hình “đàn nhạn bay ” ở Châu Á.
1.4.2.2. Các kênh chuyển giao công nghệ:
Các TNCs thường chuyển giao công nghệ qua các kênh chính sau:
Đầu tư trực tiếp: FDI chính là công cụ quan trọng nhất phục vụ cho hoạt động chuyển
giao công nghệ bởi nó cho phép các TNCs thực hiện chuyển giao công nghệ ở mọi cấp độ một
cách hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo được quyền kiểm soát công nghệ. Chuyển giao công nghệ
thông qua việc xây dựng các công ty liên doanh với nước ngoài là một trong những phương
thức tồn tại của TNCs.
Đầu tư phi cổ phần: Các hình thức như cấp phép, hoạt động quản lý và marketing…
cho phép TNCs khai thác công nghệ mà không cần phải tham gia trực tiếp vào hoạt động sản
xuất đồng thời bên nhận công nghệ có được công nghệ mà không ảnh hưởng đến quyền điều
hành hoạt động sản xuất. Đây là hình thức chuyển giao công nghệ phổ biến tại các nước đang
phát triển tại Châu Ávà Mỹ La Tinh. Đặc biệt là từ những năm 80 trở lại đây khi các nước này
thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư.
Liên minh liên kết: Ngày nay, do chi phí và lợi ích từ việc trao đổi song phương giữa
các TNCs nên các TNCs thường liên kết với nhau trong hoạt động nghiên cứu và phát triển

công nghệ. Trong các ngành công nghiệp mới như: công nghệ sinh học, điện tử, hàng không,
vũ trụ… mức độ rủi ro cao, chi phí cho hoạt động R&D lớn khiến các TNCs đơn lẻ khó có
thể thực hiện được. Do đó, chúng đã thiết lập quan hệ hợp tác với các công ty nằm ngoài hệ
thống sản xuất của mình để nghiên cứu, triển khai và chuyển giao công nghệ. Có thể lấy liên
minh IBM với các TNCs khác trong việc phát triển máy tính cá nhân: trong liên minh đó,
công ty Lotus Corporation cung cấp phần mềm ứng dụng, Microsoft thiết kế hệ thống điều
hành cho bộ vi xử lý còn Intel thực hiện hoạt động sản xuất. Hitachi của Nhật Bản đã liên
minh với Golstar của Hàn Quốc….Trong một liên minh như vậy sự phối hợp các công nghệ
đặc trưng của từng TNCs đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh rất
cao. Cũng chính qua đó mà các TNCs đã chuyển giao công nghệ cho nhau.
13
Có thể nói liên minh liên kết công nghệ là kênh chuyển giao của những công nghệ cao
giữa các TNCs có đẳng cấp tương đồng. Đây cũng là kênh chuyển giao rất an toàn, đảm bảo
sự bảo vệ của một tập thể các TNCs trong liên minh.
Ngoài các kênh chuyển giao công nghệ trên còn có một số kênh không chính thức chẳng
hạn do rò rỉ thông tin từ việc thuyên chuyển nhân sự (những người đã được đào tại tại các
TNCs có công nghệ cao chuyển sang làm cho các đối thủ cạnh tranh, chuyển từ các công ty
có vốn nước ngoài sang công ty trong nước hay tự thành lập công ty riêng… )
Như vậy TNCs đóng vai trò rất to lớn trong việc phát triển kinh tế thế giới thông qua
việc phát triển công nghệ. Thông qua hoạt động sản xuất, thương mại các TNCs đã không
ngừng có những phát minh, sáng chế và phổ biến những kinh nghiệm về quản lý, các ý tưởng
mới, và các sáng tạo khác trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói tính sáng tạo là đặc trưng riêng
của TNCs mà không tổ chức nào có được. Tuy nhiên, quá trình chuyển giao công nghệ
thường đi kèm với quá trình độc quyền hoá. Do đó, các nước đang phát triển trong quá trình
tiếp nhận TNCs cần nhận thức rõ vai trò của TNCs đồng thời có những đối sách thích hợp để
vừa phát huy tối đa tác dụng tích cực của TNCs đối với nền kinh tế vừa hạn chế sự kìm hãm
của chúng.
1.4.3. Các hoạt động phát triển công nghệ (R&D) của TNCs:
Ngoài ra, TNCs còn là tác nhân thúc đẩy quá trình phát triển công nghệ ở các nước đang
phát triển. Hoạt TNCs là các chủ thể và tác nhân phát triển công nghệ chủ yếu trong nền kinh

tế thế giới. Các hoạt động phát triển công nghệ được thực hiện thông qua việc thành lập các
cơ sở nghiên cứu trong nước, khai thác các tác động ngoại ứng tích cực, hoạt động đào tạo và
phổ biến công nghệ. Hoạt động này còn được thực hiện ở hình thức chuyển giao công nghệ
sẵn có từ bên ngoài vào.
TNCs có khả năng to lớn trong việc tổ chức các hoạt động R&D và các chủ thể chiếm tỷ
trọng lớn trong việc đưa ra các sáng chế và phát minh về công nghệ. Đồng thời TNCs còn là
tác nhân đóng vai trò lớn trong việc cung cấp các dịch vụ về đào tạo và cung cấp công nghệ.
- Xét về khả năng R&D, TNCs có tiềm năng lớn trong hoạt động này do lượng vốn đầu
tư lớn, đội ngũ các nhà khoa học hùng hậu, các cơ sở nghiên cứu đạt trình độ hàng đầu thế
giới và khả năng cạnh tranh cao trong các hoạt động R&D.
- Xét về tỷ trọng sáng chế của TNCs/tổng công nghệ mới thế giới, TNCs chiếm tới 80%
tổng công nghệ mới toàn thế giới và quyết định đến chiến lược phát triển công nghệ của toàn
thế giới.
- Xét về hoạt động đào tạo và phổ biến công nghệ, TNCs là những tác nhân đi đầu trong
hoạt động này thông qua việc tổ chức các khóa huấn luyện và đào tạo các cán bộ về công
nghệ. Đây là kênh phổ biến công nghệ có hiệu quả của TNCs làm cho công nghệ nhanh chóng
được ứng dụng rộng rãi.
14
Ngoài ra, TNCs còn là tác nhân thúc đẩy quá trình phát triển công nghệ ở các nước đang
phát triển. Hoạt động phát triển công nghệ của TNCs thường được thực hiện theo ba hình thức
cơ bản là phát triển công nghệ trong từng chi nhánh của TNCs, phát triển công nghệ trong
TNCs có liên hệ với các công ty bản địa và tác động của TNCs đến bộ phận phát triển công
nghệ của các công ty có liên quan theo cơ chế lan truyền này.
1.5. Các chính sách khuyến khích TNCs chuyển giao công nghệ
Các công nghệ cứng và mềm được chuyển giao từ các công ty đa quốc gia đóng góp vào
cơ sở tri thức của nước chủ nhà và do đó ảnh hưởng đến năng suất, cơ cấu kinh tế và tăng
trưởng dài hạn của nó. Trong khi không thể xây dựng một biện pháp duy nhất mà sẽ hoàn
thiện tất cả các tác động trực tiếp và gián tiếp của doanh nghiệp đa quốc gia trên bất kỳ nước
chủ nhà nào, một số dấu hiệu cho thấy các hiệu ứng có thể được đo bằng cách nhìn vào tác
động của FDI qua năng suất.

Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ không phải là tự động. Các công ty đa quốc gia
đầu tư phần lớn không quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ, và do đó có thể hoạt động
chuyển giao một cách miễn cưỡng. Mặt khác, các doanh nghiệp địa phương có động lực kém
hoặc không có khả năng chiếm dụng những kiến thức được chuyển giao bởi các doanh nghiệp
đa quốc, thậm chí trong cả trường hợp các công ty đa quốc gia tham gia tích cực trong việc
chuyển giao.
Do đó, cần phải đánh giá mức độ mà các chính phủ có thể ảnh hưởng đến cả khả năng
bản địa của doanh nghiệp trong nước, cũng như sự sẵn sàng của doanh nghiệp đa quốc để
chuyển giao công nghệ.
1.5.1. Ưu đãi tài chính cho đổi mới và chuyển giao công nghệ
Việt Nam cũng có một hệ thống ưu đãi tài chính cho chuyển giao công nghệ. Một số
chính sách ưu đãi mới thể hiện qua Luật Khoa học công nghệ năm 2013, trong đó quy định hỗ
trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Các
dự án của doanh nghiệp ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tạo
ra sản phẩm mới hoặc nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm có thể
được hỗ trợ đến 30% tổng vốn đầu tư; hỗ trợ đến 50% vốn đầu tư cho dự án thực hiện ở vùng
kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; hỗ trợ đến 50% vốn đầu tư cho dự án thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Nhà
nước.
Nhà nước cũng cung cấp một số lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp hoạt động trong các
ngành trọng điểm thông qua các chương trình Kinh tế - Kỹ thuật trọng điểm quốc gia. Các
chương trình này cung cấp vốn hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh
vực cụ thể; thậm chí hỗ trợ có thể còn được mở rộng ra các dịch vụ của Nhà nước bao gồm tư
vấn, chuyển giao công nghệ hoặc đào tạo. Ngoài ra, các chương trình Khoa học Công nghệ
trọng điểm cũng được xây dựng thành một phần của kế hoạch 5 năm.
15
Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia thành lập theo theo quyết định 1342/QĐ-TTg ngày
5/8/2013 với vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng từ Ngân sách Nhà nước. Đây là quỹ tài chính, không
vì mục tiêu lợi nhuận có chức năng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay và bảo lãnh để vay vốn,
hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp chuyển giao nghiên cứu, đổi mới công nghệ. Ngày 25/8/2014 Bộ

Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư Liên tịch số 120/2014/TTLT-
BTC-BKHCN về hướng dẫn quản lý tài chính đối với Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.Theo
đó, nguồn vốn của Quỹ được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động sau:
- Tài trợ cho các dự án nghiên cứu phát triển công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ
cao của doanh nghiệp; sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới; chuyển giao, hoàn thiện, sáng tạo
công nghệ để sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia;
- Tài trợ dự án ươm tạo công nghệ;
- Tài trợ các đề tài nghiên cứu lập dự án nghiên cứu tiền khả thi, dự án khả thi cho tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân; đề tài nghiên cứu về tìm kiếm, giải mã công nghệ, khai thác sáng chế,
cải tiến kỹ thuật cho phát triển công nghệ mới, công nghệ tiên tiến;
- Tài trợ dự án nhân rộng, phổ biến, giới thiệu và chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở khu vực nông thôn, miền
núi;
- Tài trợ dự án đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ việc chuyển giao, ứng dụng
công nghệ cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn phải kể đến nguồn vốn tự có của doanh nghiệp để đầu tư đổi mới và
chuyển giao công nghệ: Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được
trích tối đa 10% thu nhập tính thuế để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của mình
(Điều 17, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp).
Bên cạnh các ưu đãi thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh
nghiệp theo Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 cho phép doanh nghiệp
sử dụng vốn tự có để đầu tư vào khoa học và công nghệ có thể được giảm tới 10% thuế thu
nhập và được khấu hao nhanh đối với trang thiết bị hình thành từ đầu tư công nghệ.
Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2020 mới ban
hành năm 2014 còn hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp một phần chi phí xây dựng thuyết minh
dự án và một phần kinh phí thực hiện đối với dự án chuyển giao công nghệ có tính khả thi.
Ngoài ra, Chương trình này còn ưu tiên hỗ trợ một số nội dung chính của dự án chuyển giao
công nghệ như huấn luyện chuyên sâu, tham quan khảo sát, nghiên cứu công nghệ;làm vật
mẫu (prototype), thử nghiệm, kiểm tra, kiểm định chất lượng, sản xuất ở quy mô thử nghiệm
tại Việt Nam; thuê chuyên gia tư vấn, đào tạo và chuyển giao công nghệ; tổ chức hội thảo

khoa học chuyên sâu liên quan đến công nghệ chuyển giao. Nhìn chung, việc tăng thêm các
chính sách mới hỗ trợ doanh nghiệp đã nói lên tính cấp bách của việc đẩy nhanh chuyển giao
và ứng dụng công nghệ ở Việt Nam.
1.5.2. Ư
u

đ
ãi
thuế
c
h
o
đ
ổi
m
ới và c
hu
yể
n
giao cô
n
g
n
g
h

16
Mục tiêu chiến lược của Chính phủ về khuyến khích phát triển ngành có giá trị gia tăng
cao hơn cũng như tăng đầu tư vào thiết bị và phương pháp sản xuất hiện đại đã được thực hiện
qua chính sách thuế.

Bảng 1.1 Tóm tắt một số ưu đãi đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ
Loại thuế Ưu đãi Văn bản
Thuế giá trị gia
tăng
Máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải chuyên
phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng chuyển giao
công nghệ không chịu thuế giá trị gia tăng.
Mục 3, Điều 44,
Luật chuyển giao
công nghệ
Luật thuế doanh
nghiệp
Doanh nghiệp sử dụng vốn tự có để đầu tư vào một
số lĩnh vực có thể được giảm tới 10% thuế thu nhập
cho các đầu tư về khoa học và công nghệ
Thuế xuất nhập
khẩu
Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để
sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu phát triển
công nghệ
Mục 2, Điều 44,
Luật chuyển giao
công nghệ
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ đối
với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư được miễn
thuế thu nhập
Điều 33, Luật
Đầu tư năm 2005

Miễn thuế thu nhập cho tổ chức, cá nhân góp vốn
bằng Bằng sáng chế, công nghệ
Mục 1, Điều 44,
Luật chuyển giao
công nghệ
Cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tư xây dựng dây
chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công
nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng
lực sản xuất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
cho phần thu nhập tăng thêm trong bốn năm và giảm
50% số thuế phải nộp trong bảy năm tiếp theo.
Mục 4, Điều 44,
Luật chuyển giao
công nghệ
Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ có tiếp nhận
công nghệ thuộc danh mục công nghệ khuyến khích
chuyển giao được miễn thuế thu nhập trong bốn năm
Mục 5, Điều 44,
Luật chuyển giao
công nghệ
Nguồn: Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam:Kết
quả điều tra năm 2012,
H
à Nội, C
I
E
M
, 2013.
1.5.2. Ư
u


đ
ãi
khác
Bên cạnh những ưu đãi về tài chính và thuế, nhà nước đã sử dụng Luật Đầu tư để tạo ra
môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu những công nghệ có khả năng lan tỏa sang
các doanh nghiệp khác.
Một phần danh sách ưu đãi trong luật bao gồm:
- Ưu đãi sử dụng đất: Nhà đầu tư trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu
tư được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy
định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế (Điều 36).
- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư
(Điều 7).
17
Doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trong các đặc khu kinh tế được hưởng thêm các ưu đãi thuế
(Điều 10, Nghị định 06/2000/NĐ-CP ban hành ngày 06/03/2000 trực tiếp thúc đẩy hợp tác
đầu tư với nước ngoài trong các hoạt động khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu
khoa học. Theo Nghị định này, các doanh nghiệp nghiên cứu có vốn đầu tư nước ngoài được
hưởng các ưu đãi sau:
- Mức thuế thu nhập 10% trong suốt thời gian hoạt động
- Miễn thuế thu nhập trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm thuế thu
nhập 50% trong 4 năm tiếp theo.
- Được hoàn lại 100% số thuế thu nhập đã nộp cho phần lợi nhuận đầu tư tái đầu
tư mở rộng hoạt động
- Hướng mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là 5%
- Hướng mức tiền thu đất thấp nhất theo quy định hiện hành
- Bảo đảm cân đối ngoại tệ bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bảng 3.3: Số các công ty chi nhánh TNCs tổ chức các khóa đào tạo ở các nước đang phát
triểnđộng phát triển công nghệ của TNCs thường được thực hiện theo ba hình thức cơ bản là

phát triển công nghệ trong từng chi nhánh của TNCs, phát triển công nghệ trong TNCs có liên
hệ với các công ty bản địa và tác động của TNCs đến bộ phận phát triển công nghệ của các
công ty có liên quan theo cơ chế lan truyền.
18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA CÁC TNC VÀO
VIỆT NAM THỜI GIAN QUA.
Ở nước ta hoạt động chuyển giao công nghệ còn khá hạn chế. Theo xếp hạng của Diễn
đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2011, chỉ số về chuyển giao công nghệ của Việt Nam đứng
thứ 62 trên 142 quốc gia được điều tra. Chỉ số chuyển giao công nghệ thấp là một yếu tố tạo
nên chỉ số xếp hạng năng lực của nền kinh tế nước ta đứng 65/142 nước xếp hạng.
Bảng 2.1 Xếp hạng về mức độ CGCN các nước Đông Nam Á
Nguồn: Báo cáo thường niên WEF 2008-2011
Theo bảng xếp hạng nghiên cứu từ 2008 đến 2011 ta có một số nhận xét chung về vị
trí về chuyển giao công nghệ của Việt Nam trong khu vực như sau: 3 năm trước xếp hạng của
Việt Nam cải thiện dần qua các năm, từ vị trí 57 (2008) lên 48 (2009), đến 31 (2010). Nhưng
theo tổng kết năm 2011 có sự sụt hạng mạnh xuống 62. Trong khi đó Singapo: luôn giữ vị trí
top 3 của bảng về xếp hạng công nghệ, tiếp theo là Malaysia. Nước xếp hạng sau VN đó là
Phillipin và đang rút dần khoảng cách với nước ta. Riêng Campuchia thì 3 năm từ 2008 -
2010 xếp hạng sau Việt Nam nhưng năm 2011 vượt VN và xu hướng Campuchia khá ổn định
và xếp hạng tăng dần đều các năm 2008-2011.
2.1. Thực trạng chuyển giao công nghệ cùa các TNCs vào Việt Nam thời gian qua.
2.1.1. Các kênh chuyển giao công nghệ vào Việt Nam
Các TNCs thường chuyển giao công nghệ vào Việt Nam qua các kênh chính sau:
- Đầu tư trực tiếp: FDI chính là công cụ quan trọng nhất phục vụ cho hoạt động
chuyển giao công nghệ bởi nó cho phép các TNCs thực hiện chuyển giao công nghệ ở mọi
cấp độ một cách hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo được quyền kiểm soát công nghệ. Chuyển
19
giao công nghệ thông qua việc xây dựng các công ty liên doanh với nước ngoài là một trong
những phương thức tồn tại của TNCs.
- Đầu tư phi cổ phần: Các hình thức như cấp phép, hoạt động quản lý và marketing…

cho phép TNCs khai thác công nghệ mà không cần phải tham gia trực tiếp vào hoạt động
sản xuất đồng thời bên nhận công nghệ có được công nghệ mà không ảnh hưởng đến quyền
điều hành hoạt động sản xuất.
- Hợp đồng nhập khẩu công nghệ (licensing agreement).
- Nhập khẩu hàng hoá tư bản (capital goods) như máy móc, thiết bị toàn bộ kiểu chìa
khoá trao tay ; cử chuyên gia, cán bộ kỹ thuật ra nước ngoài để tiếp thu công nghệ; mời các
chuyên gia và cán bộ kỹ thuật nước ngoài vào.
Trong các kênh trên, về số lượng công nghệ thì kênh thứ tư chiếm vị trí lớn. Tuy nhiên,
đầu tư trực tiếp nước ngoài là kênh thu hút kỹ thuật nước ngoài quan trọng hơn cả nếu xét về
mặt chính sách, chiến lược cũng như hiệu quả kinh tế trực tiếp.
2.1.2. Hình thức chuyển giao công nghệ
Những công nghệ hạng hai không còn mới, không còn đem lại lợi thế cạnh tranh cho
các TNCs thường được chuyển giao cho các công ty liên doanh hoặc các công ty nằm ngoài
hệ thống TNCs tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Lý do mà các TNCs
chuyển giao công nghệ hạng hai này cho các nước đang phát triển không chỉ bắt nguồn từ
chiến lược của TNCs trong việc khai thác lợi ích của công nghệ mà còn vì các công nghệ đó
phù hợp với khả năng tài chính và trình độ của các nước này. Ngay cả khi các TNCs có
công nghệ hiện đại để chuyển giao thì Việt Nam cũng không có khả năng khai thác hiệu quả
công nghệ đó. Hơn nưa, do mặt bằng công nghệ của các đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam
chưa cao nên cũng không đòi hỏi công nghệ hàng đầu.
Trong chính sách này, ngay cả khi công nghệ đã hao mòn vô hình, không còn mới
nữa thì TNCs vẫn duy trì chính sách chuyển giao cầm chừng nhằm duy trì sự phụ thuộc của
đối tác và giữ quyền kiểm soát đối với công nghệ.Với chính sách đó, TNCs chỉ chuyển giao
từng phần một và luôn giữ lại những yếu tố quan trọng nhất trong dây truyền công nghệ như
những bí quyết cơ bản để khống chế nước chủ nhà.
2.1.3. Thực trạng chuyển giao công nghệ
Theo mức độ thống kê được cho thấy các TNCs còn rất dè dặt khi đầu tư vào
Việt Nam. Thật vậy, phần lớn các TNCs đến Việt Nam có nguồn gốc châu Á. Các TNCs lớn
có nguồn gốc từ Mỹ và Châu Âu rất ít. Chỉ đạt khoảng 47% về vốn và 36% về số dự án đầu
tư. Trong 500 TNCs hàng đầu thế giới chỉ có 106 TNCs có mặt tại Việt Nam trong khi con

số này của Trung Quốc là 400. Trong số 106 TNCs có mặt tại Việt Nam thì chỉ có 10% là
các TNCs của Châu Âu và Mỹ. Những dự án mà các TNCs đầu tư vào Việt Nam chưa tương
20
xứng cả về quy mô lẫn vốn công nghệ. Chẳng hạn tập đoàn Chevron Texaco (Hoa Kỳ) – 1
tập đoàn kinh doanh năng lượng hàng đầu thế giới với hoạt động rộng khắp trên 200 nước,
đứng thứ 3 toàn cầu về trữ lượng dầu và khí, đứng thứ 4 trong lĩnh vực sản xuất dầu và khí
tự nhiên (2.7 triệu thùng dầu khí/ngày) và kinh doanh dầu nhờn đầu tư vào Việt Nam với 2
dự án là Caltex dầu nhờn và Caltex nhựa đường với số vốn chỉ là 34,3 triệu USD. Hãng
Ford của Hoa Kỳ - một hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, đứng thứ 3 trong top 100
TNCs hàng đầu thế giới với tổng giá trị tài sản năm 2004 là 305,34 tỷ USD cũng mới chỉ có
1 dựa án đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký là 102,7 triệu USD
Tuy nhiên không thể phủ nhận trên một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu, các TNC lớn đã
thiết lập và duy trì các quan hệ kinh tế dài hạn với Việt Nam. Ví dụ trong lĩnh vực dầu khí,
nước ta đã cấp 33 giấy phép cho các tập đoàn dầu khí lớn của thế giới theo hình thức hợp
đồng phân chia sản phẩm để thăm dò và khai thác dầu khí chủ yếu ở các thềm lục địa Việt
Nam : Đó là các tập đoàn hùng mạnh về tài chính và công nghệ nổi tiếng thế giới như Mobil
(Mỹ), BP (Anh), Shell (Hà Lan – Bỉ), Total (Pháp), Mishubishi (Nhật Bản) và Petronas
(Malayxia). Trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, điện tử và vật liệu xây dựng, Việt Nam đã thu
hút được nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc như Mitsui, Mishubishi, LG,
Samsung từ các tập đoàn nổi tiếng của Mỹ như Ford, Chrysler; từ Đức như Mercedes,
OPEL… Trong lĩnh vực viễn thông, những tập đoàn hàng đầu của thế giới như Telstna (Úc),
Siemen (Đức), Acatel (Mỹ)… đã có dự án đầu tư vào Việt Nam. Điều đáng kể nhất là các tập
đoàn lớn này do có tiềm lực hùng hậu về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức điều hành
và luôn hoạt động theo một chiến lược dài hạn. Do vậy khi nền kinh tế Việt Nam gặp khó
khăn, các công ty này có thể điều chỉnh chiến lược đầu tư, giảm tiến độ thực hiện dự án cũ và
chưa triển khai các dự án mới nhưng rất hiếm khi rút vốn, từ bỏ sự hiện diện của mình. Ví dụ
trong lĩnh vực sản xuất ô tô ở Việt Nam, do thị trường chưa được mở rộng, nhà nước có chủ
trương hạn chế mua sắm ô tô bằng vốn ngân sách, do nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và qua sử
dụng tràn lan nên 14 liên doanh ô tô gặp khó khăn. Tuy vậy, từ một số liên doanh là một số
đối tác thuộc công ty vừa và nhỏ buộc phải chuyển nhượng hoặc ngừng sản xuất, các tập đoàn

lớn vẫn kiên trì chờ đợi và tính đến khả năng thu nhập của người dân Việt Nam trong thập kỷ
tới. Lực lượng các tập đoàn xuyên quốc gia lớn hiện diện, theo đó rõ ràng đã góp phần làm
chậm lại tình trạng đầu tư nước ngoài giảm sút ở Việt Nam hiện nay.
Về tổng thể, liên kết giữa các TNCs và các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị
còn yếu kém. Cụ thể, khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp khác tại Việt Nam phổ biến
hình thức liên kết ngang, với mục đích chủ yếu là tìm cách tăng tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm
thông qua việc gia công các linh kiện, phụ kiện bởi các doanh nghiệp Việt Nam. Đa phần các
liên kết này để sản xuất các linh kiện, phụ kiện đơn giản, các doanh nghiệp trong nước chưa
21
tạo được liên kết lâu dài với các doanh nghiệp FDI do chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật
công nghệ cũng như các yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm.
Khảo sát của Viện Chiến lược và Chính sách công nghiệp Bộ Công thương năm 2010
cũng cho thấy rõ hơn bức tranh mờ nhạt về liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước
vào mạng sản xuất toàn cầu của các TNC vào Việt Nam, khi chưa có tới 30% các TNC liên
kết với các doanh nghiệp nội địa trong việc gia công linh kiện, chỉ 21,4% là mua đứt bán đoạn
các linh kiện đầu vào. Do không tìm được đủ các nhà cung cấp linh phụ kiện, nguyên liệu đầu
vào từ các doanh nghiệp nội địa, các doanh nghiệp FDI sử dụng 2 nguồn cung cấp chính đó là
nhập khẩu và từ các doanh nghiệp FDI khác. Điều này xuất phát từ đặc điểm các doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam chủ yếu tận dụng lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên của Việt Nam
và chủ yếu họ nhập khẩu đầu vào sản xuất chế biến rồi xuất khẩu.
Trong ngành công nghiệp ở Việt Nam, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, các
doanh nghiệp Việt Nam tương đối lệ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng ngược
lại các doanh nghiệp nước ngoài ít phụ thuộc vào doanh nghiệp trong nước. Điều này thể hiện
các doanh nghiệp Việt Nam ít có cơ hội để trở thành một đối tác cung ứng cho doanh nghiệp
nước ngoài. Đây là một điều rất cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thông qua các
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mở rộng thị trường và tiếp cận công nghệ mới.
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và đặc biệt là các quan hệ giữa các doanh nghiệp
FDI và doanh nghiệp trong nước cũng là các quan hệ tương đối đơn giản về cấp độ. Tỉ lệ
doanh nghiệp FDI có sử dụng nhà cung ứng thứ cấp để thực hiện các hợp đồng sản xuất
không nhiều. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp tồn tại chủ yếu là các quan hệ mua bán sản

phẩm. Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam khá độc lập với công ty mẹ hoặc công ty mẹ rất
nhỏ. Vì thế khả năng liên kết giữa công ty mẹ với chi nhánh ở Việt Nam rất hạn chế. Như
vậy, dù dòng vốn FDI được thu hút vào trong nước khá lớn và đã có thời gian đủ dài nhưng
các doanh nghiệp cung cấp nội địa vẫn tỏ ra yếu thế trong việc tham gia vào chuỗi sản xuất
của các TNC tới đầu tư. Vì vậy, mối liên kết chủ yếu mà các TNCs Việt Nam đang thực hiện
đó là nhập khẩu từ bên ngoài, tự sản xuất và thu hút các vệ tinh khác (các doanh nghiệp FDI
khác) tới đầu tư và cung cấp nguyên phụ liệu cho họ.
2.1.4. Đặc điểm chuyển giao công nghệ theo lĩnh vực
2.1.4.1. Lĩnh vực dầu khí:
So với các ngành kinh tế Việt Nam thì Dầu khí là một trong rất ít ngành thu hút được
các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới đến tham gia đầu tư. Các nhà đầu tư tương đối có tiềm
lực về mọi mặt thuộc Bắc Mỹ, châu Âu, châu Úc, châu Á. Hình thức hoạt động chủ yếu của
các nhà đầu tư này là hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), hợp đồng hợp đồng hợp
tác kinh doanh (BCC), liên doanh (JV).
22
Các công nghệ được ứng dụng trong lĩnh vực dầu khí là:
Tìm kiếm, thăm dò, khai thác
- Ứng dụng công nghệ địa chất định lượng, mô hình hoá - mô phỏng hoá trong phân
tích bể trầm tích, phân tích mô cùng các công nghệ chuyên sâu trong từng lĩnh vực địa cấu
tạo, địa hoá, địa tầng, thạch học trầm tích, đánh giá trữ lượng, xác định các điều kiện vật lý
mỏ cho từng trường hợp cụ thể.
- Ứng dụng công nghệ địa vật lý thích hợp, sử dụng kết hợp nhiều trường địa vật lý có
bản chất khác nhau để có thể khai thác thông tin toàn diện về cấu trúc lòng đất, tính chất môi
trường và sự biến đổi của chúng trong không gian - thời gian.
- Ứng dụng công nghệ tin học, điện tử, vật liệu mới và các thành tựu toán lý vào công
tác đo đạc, thu nhận và chuyển tải thông tin, xử lý và minh giải số liệu, mô hình hoá và mô
phỏng hoá, giải quyết trực tiếp các nhiệm vụ địa chất tổng thể lẫn chi tiết với thời gian rút
ngắn và độ chính xác cao.
- Ứng dụng công nghệ vật liệu mới, tự động hoá, kỹ thuật cư khí trong điều kiện nhiệt
độ áp suất cao, kỹ thuật xây dựng hiện đại và công tác xây dựng các công trình biển, công tác

khoan và khai thác, vận chuyển bằng đường ống, đặc biệt là khoan định hướng, khoan ngang
và khoan thứ cấp, tam cấp trong tất cả các loại mỏ, nhất là mỏ nhỏ, mỏ ở vùng nước cực sâu
với năng suất cao và hệ số thu hồi dầu khí cực đại.
Chế biến dầu khí
Ứng dụng công nghệ hoá dầu và khí đốt để khai thác tối đa giá trị của dầu mỏ, khí đốt
phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế và phục vụ dân sinh. Việc ứng dụng những công nghệ
hiện đại trong khai thác và chế biến đã đem lại cho Việt Nam hàng chục triệu dầu thô và hàng
tỷ tấn doanh thu mỗi năm. Đó là chưa kể đến các sản phẩm phụ như khí đồng hành, condensat
và LPG rất có ích đối với ngành sản xuất hóa chất, điện, sứ, thủy tinh, xi măng trắng, vật liệu
xây dựng,
2.1.4.2. Lĩnh vực viễn thông
Trong các dự án đầu tư ở lĩnh vực viễn thông, có đến 94% số dự án đầu tư theo hình
thức hợp đồng hợp tác kinh doanh về dịch vụ viễn thông, 6% số dự án theo hình thức liên
doanh để sản xuất các thiết bị vật tư điện. Đặc biệt, đây là hình thức không có dự án đầu tư
theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Ngành Bưu chính Viễn thông là ngành được đánh giá thực hiện việc chuyển giao công
nghệ nhanh và chất lượng tốt nhất trong các ngành mà công nghệ được chuyển vào Việt Nam.
Một loạt các công ty nước ngoài đã tham gia chuyển giao công nghệ vào lĩnh vực này như
liên doanh Goldstar (Hàn Quốc), Fvarcetelecom (Pháp), NEC (Nhật), Motorola (Mỹ), Alcatel
(Pháp), Sremens (Đức), Samsung LGIC (Hàn Quốc) đã và đang được triển khai tốt. Đặc biệt
23
là sự hợp tác liên doanh giữa công ty thông tin di động Việt Nam (VWS) và hai công ty
Industri for Waltnius AB Kinnevi và Comvil của Thuỵ Điển với tổng đầu tư là 341,5 triệu
USD.
2.1.4.3. Lĩnh vực công nghiệp ô tô và xe máy
Đây cũng là một trong những lĩnh vực thu hút được nhiều nhà đầu tư thuộc các hãng
lớn mà sản phẩm của họ đã trở thành nổi tiếng và có lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm cùng
loại trên thế giới như: Toyota, Ford, Honda, Suzuki Một đặc điểm tương đối nổi bật nữa của
các dự án đầu tư sản xuất ô tô, xe máy là bên cạnh hoạt động các hoạt động của chính bản
thân thì các dự án này có tác động đến việc hình thành các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng

tương ứng. Tức là, thường đi cùng các dự án đầu tư loại này là một loạt các dự án đầu tư sản
xuất linh kiện, phụ tùng, sản phẩm bổ trợ, cùng triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu đồng bộ về
sản xuất ô tô và xe máy. Các dự án đầu tư dạng vệ tinh này thường là những bạn hàng truyền
thống của các nhà đầu tư hoặc là các doanh nghiệp cơ khí sẵn có của Việt Nam, trong đó có
cả những doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và kinh doanh, thậm chí
có nguy cơ phá sản.
Hiện nay, trong số các hãng hoạt động ở Việt Nam, có năm nhà chế tạo ô tô Nhật Bản
đang sản xuất (Daihatsu, Hino, Isuzi, Misubishi và Toyota), một nhà chế tạo ô tô của Hàn
Quốc (Daewoo), một nhà lắp ráp trên cơ sở giấy phép của Philipin (VMC), một nhà chế tạo ô
tô của Đức (Ford). Điều đáng chú ý là, mỗi hãng có một đối tác Việt Nam, thường là các
doanh nghiệp nhà nước trong các ngành chế tạo phương tiện vận chuyển có động cơ và máy
nông nghiệp.
2.1.4.4. Lĩnh vực dệt may, giày dép
Đây là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, suất đầu tư cho mỗi lao động thấp, triển
khai sản xuất – kinh doanh nhanh; đặc điểm này rất thích hợp với điều kiện kinh tế và trình độ
phát triển ở thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá của ta. Đến nay, chúng ta đã
cấp giấy phép 250 dự án với tổng số 2.396 triệu USD vốn đăng ký; may: 118 dự án với 281
triệu USD vốn đăng ký; giày dép: 45 dự án với 466 triệu USD vốn đăng ký). Trong số đó, số
vốn đã thực hiện là 1.709 triệu USD (bằng 45% tổng số vốn đăng ký). Đây là một trong
những lĩnh vực có tỷ lệ vốn thực hiện đạt vào loại cao.
Các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực dệt may đều sử dụng công nghệ đồng bộ từ khâu
sản xuất đến khâu in, nhuộm, hoàn tất sản phẩm. Máy móc thiết bị đạt trình độ công nghệ
trung bình trong khu vực. Công nghệ may tiên tiến đồng bộ từ khâu tạo mẫu đến hoàn tất sản
phẩm.
Ngành Da giầy cũng đã thu hút được đầu tư của hầu hết các hãng giày nổi tiếng trên
thế giới như Nike, Adidas, Bata, Reebox, Fila Thiết bị đầu tư trung bình và hiện đại. Công
24
nghệ phần lớn thuộc loại tiên tiến, cơ giới hoá, tự động hoá ở một số công đoạn. Ví dụ ở khâu
pha cắt nguyên liệu sử dụng các loại máy có tốc độ cao, độ chính xác cao, cắt chặt được nhiều
lớp và nhiều vật liệu khác nhau, có nhiều chức năng tự động, thông minh trong tính toán, có

bộ nhớ nhiều chương trình cắt, chặt, do vậy tiết kiệm ít nhất 10% nguyên liệu. Ứng dụng
CAD cho công tác tạo mẫu. áp dụng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu PDM (Product Data
Management) là giải pháp tinh giản biên chế gián tiếp nhanh gấp 5 lần mức tác nghiệp thủ
công; số liệu sản xuất kinh doanh được phản ánh nhanh, rõ ràng, chính xác; các công nhân
viên ở các bộ phận khác nhau gắn kết trong một “thư viện thông tin về kế hoạch – kỹ thuật –
sản xuất – tài chính của doanh nghiệp. Nhờ đó, sản phẩm của các doanh nghiệp FDI thường là
cao cấp với chất lượng hơn hẳn các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Phần lớn
sản phẩm được sản xuất ra (khoảng 90%) dùng để xuất khẩu.
25

×