Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài thuyết trình NGÔN NGỮ CỬ CHỈ TRONG GIAO TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.18 KB, 16 trang )

NGÔN NGỮ CƠ THỂ- NGÔN NGỮ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ- NGÔN NGỮ CƠ THỂ
1. Thế nào là giao tiếp phi ngôn ngữ?
Ngôn ngữ cơ thể- ngôn ngữ phi ngôn ngữ- ngôn ngữ cử chỉ- là ngôn ngữ
biểu hiện trong giao tiếp thông qua tất cả các dáng vẻ, điệu bộ của cơ thể như
ánh mắt, nét mặt, cử chỉ và tư thế. Và thường những động tác này được diễn ra
trong vô thức.
2. Vai trò của những ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
- Là một phần của giao tiếp. Ngôn ngữ cơ thể cung cấp rất nhiều thái độ
hay trạng thái cảm xúc của một người trong giao tiếp như vui, buồn, chán nản,
thất vọng, mệt mỏi hay chăm chú, thích thú.v.v…
- Giúp thể hiện một cách công khai hoặc tế nhị. Ngôn ngữ cơ thể có thể
rõ ràng hoặc tinh tế. Nó có thể được công khai như nghiêng người về phía
người nói (thể hiện sự quan tâm sâu sắc) hoặc hầu như không gây chú ý (như
một sự xoay đầu nhẹ để nghe ai đó nói rõ hơn hoặc để lắng nghe sự việc khác
thay thế. Hoặc nếu bạn muốn cho đối phương ngầm hiểu bạn đang nghĩ gì và
đang muốn như thế nào nhưng ko tiện nói ra.
- Mang lại hiệu quả cao cho việc diễn đạt thông điệp.
3. Những biểu hiện cảm xúc
3.1. Tích cực
Thông thường sau khi chào hỏi xã giao, người có kinh nghiệm bắt đầu
chú ý đến những cử chỉ phi ngôn ngữ của người đối diện. Anh ta bắt chéo chân
tay trong khi nói chuyện? Anh ta nhìn thẳng vào mắt mình? Anh ta che miệng
khi đặt câu hỏi? Quan sát và hệ thống các cử chỉ đó lại, có thể đánh giá người
đó có thực tình khi giao tiếp không, đang chán nản, tức giận hay đang nghi ngờ.
Ban đầu, có thể bạn không nhận biết được 100% những cử chỉ đó, nhưng ít
nhất cũng có thể nhận ra được một điều gì đó đang diễn ra ở người đối diện.
Nét mặt
Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái
tôi thông qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm
1


NGÔN NGỮ CƠ THỂ- NGÔN NGỮ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong
giao tiếp.
- Không giao tiếp mắt: Những người muốn che giấu điều gì thường không giao
tiếp mắt khi nói dối.
- Nhìn lướt qua: Khi cảm thấy chán, người ta thường nhìn lướt qua người đối
diện hoặc liếc nhìn xung quanh phòng.
- Nhìn sâu vào mắt người đối diện: Người nào tỏ ra bực tức với bạn hoặc hợm
hĩnh thường nhìn chằm chằm vào mắt bạn.
- Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp mắt cho thấy là biểu hiện của
sự trung thực và đáng tin cậy.
- Hơi ngoảnh đầu: Khi chú ý đánh giá điều bạn đang nói, người đối diện sẽ hơi
ngoảnh đầu sang một bên như muốn nghe rõ hơn.
- Nghiêng đầu: Hơi nghiêng đầu chứng tỏ người đó không tự tin lắm về điều
vừa được nói.
- Gật đầu: Khi đồng ý với bạn, người đối diện sẽ gật đầu trong khi bạn đang
nói.
- Cười: Sự thành công, ủng hộ, khuyến khích luôn được đánh dấu bằng những
nụ cười thân thiện. Luôn giữ thái độ hòa nhã với nụ cười thường trực trên môi
không những mang lại cảm giác thân thiện với mọi người xung quanh mà còn
khiến chính bản thân có được sự khoan khoái, thanh thản. Trái lại, cần cảnh
giác cao độ với những nụ cười mỉa mai, giả tạo của đồng nghiệp nhằm tránh xa
các trò” chơi khăm” của “ma cũ” hay “đối thủ”. Làm được điều này không
những đã tránh được mối họa mà còn thể hiện sự nhạy cảm trong chính năng
lực phán đoán và cảm nhận của bạn.
Ánh mắt
Ánh mắt giao tiếp: Hãy nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn khi trò
chuyện, một ánh nhìn tin cậy nhưng không soi mói. Bạn không cần phải nhìn
chằm chằm vào nhà tuyển dụng nhưng hãy chắc rằng bạn phải thường xuyên để
ý tới ánh mắt người phỏng vấn. Tránh nhìn xung quanh khi trò chuyện, bởi vì

điều này sẽ “làm lộ” sự bồn chồn hoặc thiếu sự tự tin ở bạn.
2
NGÔN NGỮ CƠ THỂ- NGÔN NGỮ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
Đây là cách làm phổ biến và thường được “ưa chuộng” hơn hẳn, nguyên
nhân không chỉ bởi nó là một hoạt động tốn ít calo, mà nó còn chứa đựng bao
hàm ý lẫn sự tình tứ của người muốn truyền thông điệp, bởi thế mà nhân gian
có câu “liếc mắt đưa tình”, còn ở nơi công sở “liếc mắt đưa tin”.
Chỉ cần cái nhau mày, liếc mắt sắc bén cũng khiến người tiếp chuyện
hiểu sự không hài lòng của bạn. Một ánh mắt trìu mến, hàm chứa sự cổ vũ,
đồng tình, khích lệ khiến của sếp hay đồng nghiệp cũng khiến bạn có thêm
niềm tin vững bước trên con đường sự nghiệp của mình.
Lời khuyên đặc biệt dành cho nhân viên mới, cần đặc biệt chú ý từng nét
mặt, cử chỉ của sếp cũng như đồng nghiệp, đặc biệt là ánh mắt, bởi nếu là
người nhạy cảm bạn sẽ biết những bước kế tiếp cho con đường giành niềm tin
và thành công trong sự nghiệp của mình.
Cái đầu
Nghiêng đầu về một bên, hoặc gật đầu bao nhiêu lần ,
ngẩng đầu thể hiện sự đồng tình của người nge
Hàng lông mày:
Một cái nhíu mày, có thể đó là câu nói: "Hãy cẩn thận đấy!" .hàng lông
mày nhích lên thể hiện sự phấn khích .
Các cử chỉ trên khuôn mặt đều thể hiện sự hài lòng hay không hài lòng
Tay:
Chỉ nên sử dụng bàn tay để diễn giải vấn đề thêm rõ ràng trước người
nghe. Hoạt động của bàn tay trong quá trình nói chuyện nên đúng mực, kết hợp
khéo léo với quan điểm, thái độ bản thân, hoặc gắn kết với cao trào của câu
chuyện cũng như tầm quan trọng của vấn đề. Chẳng hạn như, khi bạn nói "dứt
khoát không", thật nhẹ nhàng, bạn giơ một ngón tay ám hiệu "stop". Nhìn
chung, chuyển động của tay cần đa dạng, linh hoạt nhưng không được lạm dụng
nhiều quá.

Hai cánh tay trãi rộng, bàn tay mở đặt trên bàn thư giãn, hoặc cánh tay để
trên ghế, bàn tay chạm mặt. Thể hiện sự lĩnh hội của người nghe.
3
NGÔN NGỮ CƠ THỂ- NGÔN NGỮ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
Tư thế ngồi
Tư thế ngồi thoải mái, đầu hơi ngả về phía sau là tư thế của bề trên, của
lãnh đạo Tư thế ngồi hơi cúi đầu về phía trước tựa hồ lắng nghe là tư thế của
cấp dưới.
Tư thế có vai trò biểu cảm, có thể nhìn thấy qua tư thế trạng thái tinh
thần thoải mái hay căng thẳng.
Luôn thể hiện sự thích thú lắng nghe người khác khi giao tiếp và điều
đặc biệt bạn nên nhớ là đứng hay ngồi cũng phải thật ngay ngắn, chững chạc,
trông thoải mái và tự tin. Khi bạn muốn nhấn mạnh một ý nào đó, hoặc muốn
thể hiện sự thích thú với những gì người khác đang nói, bạn có thể rướn người
về phía trước một chút nhưng không nên chồm quá sát.
Ví dụ: khi tư thế đứng thẳng lưng và ngã người về trước, người ta sẽ hiểu
bạn là người dễ gần, dễ tiếp thu và thân thiện.
Khi ngồi vào ghế, bạn nên ngồi thẳng lưng và hơi hướng về phía trước
một chút nhưng nhớ đừng có lắc lư hoặc rung chân.
Hãy đứng và ngồi một cách chắc chắn, dứt khoát, nghiêm trang.Tư thế
thẳng thắn, khoan thai, cùng với thái độ bình tĩnh, tràn ngập sự tự tin luôn là ưu
điểm “hút” ánh nhìn chú ý và sự đánh giá cao của mọi người. Qua tư thế của
bạn, mọi người phần nào đoán biết tính cách và con người của bạn, hãy cẩn
thận nếu không muốn ai đó nắm được yếu điểm của mình. Để nhận biết và đọc
được ý của các cử động cơ thể của người khác, bạn hãy để ý đến hành động của
chính mình. Để đưa ra các thông điệp nhằm tiến tới kết quả tốt đẹp, bạn hãy
luôn ngồi thẳng với người đối diện. Ứng viên có ngồi thẳng một cách thoải mái
không? Dáng đi của anh ta có vẻ tự tin và thư giãn không? Nếu tư thế ngồi của
anh ta thõng xuống, điều này cho biết đây là người làm việc không hăng hái và
không tự tin. Ngoài ra, nếu ứng viên biết cách chọn lựa khoảng ngồi thích hợp

trong phòng chứng tỏ anh ta rất tin vào khả năng của mình. Ngồi thẳng, lưng
dựa ra sau 1 chút, ngồi điềm tĩnh thể hiện sự tự tin và luôn sẵn sàng.
Vị trí của đôi bàn chân khi đứng hay khi ngồi
4
NGÔN NGỮ CƠ THỂ- NGÔN NGỮ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
Khi đôi bàn chân đặt chếch nhau, hay hơn nữa có một bàn chân hướng về
phía bạn, thì bạn hãy tự tin rằng mình đã được chấp nhận tham gia câu chuyện.
Khi đang nói chuyện với bạn mà hai bàn chân của đối tượng quay về
phía cửa, thì chứng tỏ người đó đang rất vội muốn đi.
Một thế đứng thẳng, bước chân nhanh nhẹn, nhẹ nhàng khiến mọi người
xung quanh đều cảm nhận được sự năng động, nhiệt huyết trong con người bạn,
từ đó sinh ra sự quý mến hay cảm giác ngưỡng mộ, tin tưởng…
Tư thế thẳng thắn, khoan thai, cùng với thái độ bình tĩnh, tràn ngập sự tự
tin luôn là ưu điểm “hút” ánh nhìn chú ý và sự đánh giá cao của.
Tiêu chuẩn văn hóa đòi hỏi một khoảng cách thoải mái nhất định trong
giao tiếp. Bạn nên nhận ra ngay những dấu hiệu không thoải mái khi đang xâm
phạm đến khoảng không của người khác như là: đu đưa, móc chân mó tay,
quấn lấy, nhìn chằmchặp. Hãy giữ cho hai bàn chân đặt xuống nền nhà, không
duối thẳng ra phía trước mặt hoặc để hai chân quá xa nhau.Còn khi đứng cạnh
người khác, nhất là đứng đối diện thì bạn đừng đứng quá gần, hãy giữ khoảng
cách vừa phải để tránh gây khó chịu.
Nếu bạn hỏi người khác tại sao lại bắt chéo chân, hầu hết đều trả lời đơn
giản là để thoải mái. Mặc dù họ cho rằng như thế vẫn thành thật nhưng họ chỉ
đúng một phần. Tư thế đó có thể thoả mái một lúc nhưng nếu lâu, bạn sẽ cảm
thấy khó chịu. Tư thế bắt chéo chân có thể làm hỏng cuộc đàm phán.
Nếu bạn muốn chứng tỏ với đối tác mình sẵn sàng hợp tác và đáng tin cậy,
đừng bao giờ ngồi vắt chéo chân. Hãy để thẳng chân, bàn chân chạm xuống sàn
và hơi nghiêng người về phía đối tác, như thế đối tác sẽ thấy bạn đang biểu lộ
một dấu hiệu tích cực.
Hãy đứng thẳng với tư thế chân rộng bằng vai, đầu gối xuôi một cách tự

nhiên khi bạn không đi lại trong phòng.Tư thế đứng này sẽ giúp bạn trông tự
tin, thư giãn và có quyền lực.Bạn nên tỏ ra thoải mái và không lúng túng, hãy
luyện tập vài lần để có được cảm giác đó.
Diện mạo
5
NGÔN NGỮ CƠ THỂ- NGÔN NGỮ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
Là những đặc điểm tự nhiên, ít thay đổi được như: tạng người, sắc da, và
những đặc điểm thay đổi được như tóc, râu, trang điểm, trang sức, trang phục,

Diện mạo có thể gây ấn tượng mạnh, nhất là lần đầu tiên tiếp xúc với
nhau, gương mặt dễ nhìn và trang phục sang trọng đã lôi cuốn thiện cảm của
mọi người trong phòng họp ngay giây phút đầu tiên.
Trong hội nghị hay đàm phán, cách ăn mặc của mỗi nhân vật đều có giá
trị thông báo thông tin, bởi nó không những là phong cách thời trang thể hiện
cá tính riêng của từng người, mà còn thể hiện địa vị cũng như tầm quan trọng
của cuộc họp hay đàm phán. Dù là vật vô chi vô giác, nhưng trang phục lại là
những ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với đối tác cũng như lần ra mắt đầu tiên
trước nhà tuyển dụng, nó là một trong những nhân tố quan trọng trong việc “lấy
lòng” đối phương. Ngoài ra, trang phục đôi khi còn là phương tiện để thể hiện
phong cách ăn mặc, xu hướng thời trang, đẳng cấp của mỗi người. Cũng đôi
khi nó là cầu nối cho những ai “hợp gu” dễ dàng thân thiết và bắt chuyện với
nhau khi cùng một sở thích. Dù môi trường làm việc có thế nào đi nữa, người
ứng viên cần phải ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Đây là cơ sở để đánh giá khả năng
giao tiếp của ứng viên.
Các phục trang như: túi xách, bìa hồ sơ, bút máy, ví da, giày đều góp
phần nâng cao vẻ bề ngoài. Chúng sẽ nói cho bạn biết liệu ứng viên có chú
trọng đến việc tạo ấn tượng tốt ban đầu với nhà tuyển dụng không.
Cách trang điểm, sử dụng nước hoa, trang sức có thể làm bạn biết thêm
về trình độ nghiệp vụ của họQuần áo và phục trang chính là các hành vi phi
ngôn ngữ mạnh mẽ nhất. Vì thế, hãy lắng nghe chúng và quyết định sự chọn

lựa tốt nhất cho công ty bạn.
Những biểu hiện ngoại hình đặt biệt là đầu tóc,quần áo luôn thể hiện
những thông điệp phi ngôn ngữ. Hãy để ý những cách ăn mặc, đầu tóc của
những người xung quanh bạn sẽ thấy những điều mà họ muốn diễn đạt.Trong
giao tiếp mặc dù người nghe không nhận thức về những thông điệp phi ngôn
ngữ song họ luôn để ý tới những biểu hiện phi ngôn ngữ.
6
NGÔN NGỮ CƠ THỂ- NGÔN NGỮ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
Trong giao tiếp ăn mặc không chỉ thể hiện khiếu thẩm mỹ ,văn hoá giao
tiếp ,mà còn thể hiện thái độ với chúng ta đối với người khác và đối với công
việc. Tùy theo từng trường hợp, từng mùa và từng theo sở thích cá nhân, đặc
điểm của địa phương, của dân tộc mà chọn cách ăn mặc cho phù hợp. Trong
trường hợp xã giao có hai cách ăn mặt: lễ phục và thường phục. Những trường
hợp long trọng, nghiêm trang,nghi lễ chính thức thì lễ phục hợp hơn. Những
trường hợp thông thường thì mặc thường phục.
Giọng nói
Âm lượng giọng nói của bạn có thể truyền đạt được một lượng lớn thông
tin, thể hiện sự nhiệt tình hay thờ ơ của bạn. Hãy chú ý xem âm lượng giọng
nói của bạn tác động thế nào tới phản ứng của người khác đối với bạn và cố
gắng sử dụng âm lượng của giọng nói để nhấn mạnh những ý tưởng mà bạn
muốn diễn đạt. Ví dụ nếu bạn muốn bày tỏ sự thích thú tới một điều gì đó, hãy
sử dụng một giọng nói sôi nổi.
Nói nhanh hay chậm, ngữ điệu khiêm nhường hay tự cao tự đại…cũng là
một trong những nhân tố quyết định sự thành công của bạn. Nói với tốc độ quá
nhanh khiến mọi người không thể bắt kịp và nắm bắt nội dung bạn muốn truyền
đạt, nói quá chậm lại không có sự truyền cảm luôn khiến người nghe muốn ngủ
gật. Giọng điệu quá kiêu, tự cao thể hiện cá tính hay năng lực “ăn to nói lớn”
của mỗi người nhưng lại gây sự khó chịu với người xung quanh…
Trong bất kỳ tình huống, trường hợp nào (dù sang trọng, thân mật hay
suồng sã…) đều nên “học ăn học nói”, giữ thái độ ôn hòa, ngữ điệu nói vừa

phải khiến thông tin truyền đi được hiểu đúng và rõ nghĩa.
Trong cuộc phỏng vấn, bạn không nên đùa cợt với người tuyển dụng,
nhưng những câu bạn nói phải có sự sôi nối và tính tương tác. Ví dụ như bạn
bày tỏ mong ước được làm việc ở công ty nhưng lại không thể hiện bất kỳ sự
nhiệt tình nào trong câu nói đó, chắc chắn những gì bạn nói sẽ không có tính
thuyết phục. Vì vậy, lời khuyên đầu tiên là hãy giữ một chất giọng hào hứng,
sôi nổi và một nụ cười vừa phải suốt buổi phỏng vấn.
7
NGÔN NGỮ CƠ THỂ- NGÔN NGỮ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói ,việc người nói phát âm có chuẩn và
rõ ràng hay không, giọng nói của họ như thế nào ,tốc độ nhanh hay chậm,điều
có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của quá trình giao tiếp.Giọng nói, tốc
độ ,nhịp độ nói của mỗi người bị chi phối nhiều bởi những đặc điểm về giới
tính ,cấu tạo thanh quản của người đó,môi trường nmghôn ngữ bao quanh họ từ
khi còn thơ ấu ,nhưng sự rằng luyện cũng có ý nghĩa Những đặc tính của giọng
nói như cao độ, nhịp điệu, cường độ…luôn thể hiện ngững thông điệp nhất
định…Khi bạn nói với một giọng điệu hài lòng với tốc độ bình thường thể hiện
bạn là người đang muốn tiếp xúc với người khác.
Tốc độ khi nói:
Tốc độ nói là điều phải được đặc biệt coi trọng. Nó là yếu tố làm cho bài
phát biểu của bạn hấp dẫn hơn. Dĩ nhiên ta tránh nói quá nhanh hay quá chậm.
+ Nếu bạn nói nhanh quá, người nghe phải tiếp nhận một lượng thông tin lớn
trong một thời gian ngắn, họ sẽ không hiểu bạn đang nói gì
+ Ngược lại, nói chậm quá khiến bạn sẽ khiến cho người đối diện cảm thấy
buồn ngủ. Nên khi nói phải quan sát phản ứng của người nghe để điều chỉnh
cho hợp lý.
Tuy nhiên, có những từ lạ tai, ý khó và những từ cần được nhấn mạnh thì
phải được nói thật chậm, thật rõ, thật mạnh để cho người nghe nhận ra.
Đôi khi có những câu khó, ta phải nói chậm hẳn cả câu.
Những câu chứa đựng ý sâu sắc quá không được phép nói nhanh, sẽ rất

uổng.
Nhịp điệu trong khi nói:
Trong khi phát biểu bạn thấy câu hay đoạn nào quan trọng thì nên nhấn
mạnh, đoạn nào thì cần phải hạ thấp giọng. Điều này sẽ giúp người nghe dễ
dàng hình dung và bắt ý hơn.
Âm lượng:
Nếu âm lượng khi nói cứ đều đều sẽ khiến người nghe không chăm chú
lắng nghe dù vấn đề có quan trọng đến đâu. Nên giọng nói phải đủ nghe, trong
8
NGÔN NGỮ CƠ THỂ- NGÔN NGỮ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
khi nói lúc thì trầm lúc bổng mới cuốn hút người nghe. Có như vậy, bài phát
biểu của bạn mới có sức thuyết phục khán giả.
Sự ngừng lại:
Tạm dừng. Để chính bạn và thính giả có một chút thời gian để suy nghĩ
và nghiền ngẫm. Đừng trình bày vội vã và để rồi người nghe cũng như chính
bạn có cảm giác hết hơi mệt lử.
3.2. Biểu hiện của cảm xúc Tiêu cực
Nét mặt
- Nét mặt cau có, chau mày, chán nãn, khó chịu, suy tư, …
- Nét mặt thể hiện sự bồn chồn, nóng lòng có vẻ như đang vội vàng đi
đâu đó không chú ý tới đối tượng mình đang nói gì.
Ánh mắt
- Mắt nhìn đi nơi khác trong khi đối tượng đang nói.
- Mắt liếc nhìn vào sách báo, đồng hồ hay những vật xung quanh.
- Ánh mắt nhìn soi mói, lấm lét, lạnh lùng,…
Khẩu hình (miệng)
- Cười nhép mép, cười kha khả, cười khúc khích, cười giả tạo,… là những -
điệu cười làm cho đối phương cảm giác không được tôn trọng.
- Trong giao tiếp cũng rất nhiều người khó chịu khi thấy miệng của đối
phương cứ luôn nhai nhóp nhép kẹo cao su.

o Cái đầu
- Ngoảnh đầu:
Khi người đối diện đang trò chuyện bạn không nên ngoảnh đầu sang
huong khac.
- Nghiêng đầu:
Hơi nghiêng đầu chứng tỏ người đó không tự tin lắm về điều vừa được
nói.
Cố tìm hiểu vấn đề , hoặc thích thú về một điều gì đó.
- Gãi đầu, gãi cổ:
9
NGÔN NGỮ CƠ THỂ- NGÔN NGỮ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
Một dấu hiệu điển hình của sự nghi ngờ và không chắc chắn. Nó cũng có
thể được hiểu là một dấu hiệu của sự áy náy, muốn từ chối. Cố gắng giữ bàn
tay của bạn ra khỏi đầu của bạn khi bạn đang giao tiếp với người khác.
- Lắc đầu:
Lắc đầu biểu hiện sự thất vọng
Lắc đầu biểu hiện sự chán nản
o Hàng lông mày
Khi bạn đang chăm chú lắng nghe ai đó trò chuyện thì nét mặt, ánh mắt
của bạn sẽ tập trung vào khuôn mặt đối phương. Bên cạnh những mặt tích cực
thì cũng có những mặt tiêu cực cần xem xét. Và được xem xét trên hàng lông
mày như sau:
+ Cau mày: điệu bộ cau mày, trong nhiều tình huống, cũng biểu lộ thái
độ tức giận, không bằng lòng trước một điều gì đó.
+ Nhíu mày: thể hiện sự không đồng ý, phản đối với người đang nói
chuyện .
o Tay
Trong quan hệ giao tiếp, bắt tay là một phương thức giao lưu thông tin hai
chiều, có thể biểu lộ tình cảm, cũng là lễ nghi không thể thiếu được trong các
hoạt động xã giao, bởi nó bao hàm các ý nghĩa: biểu hiện tình bè bạn, thăm hỏi,

cảm ơn; biểu thị sự thông cảm, hoà giải; biểu thị sự thành ý và bình đẳng; biểu
thị sự hợp tác và mong đợi.
Nhiều khi sự biểu hiện của bắt tay còn ý nghĩa hơn cả lời nói vì không
phải lúc nào lời nói cũng diễn đạt được hết tình cảm hoặc suy nghĩ của người
nói. Tuy nhiên, để cái bắt tay đạt được sự truyền cảm ấy bạn còn cần biết đến
các kỹ xảo và những nguyên tắc khi bắt tay.
- Bắt tay hờ hững, bàn tay nhạt nhẽo mềm nhũn không dùng lực sẽ khiến
cho người khác thấy bạn không nhiệt tình, bắt tay lấy lệ và làm người được bắt
tay không thấy vui.
10
NGÔN NGỮ CƠ THỂ- NGÔN NGỮ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
- Nếu bạn vừa bắt tay mà đã vội rời ra ngay là biểu hiện của sự lạnh nhạt.
- Khi bắt tay, nếu ngón tay cái vòng xuống dưới, điều đó có nghĩa là người
bắt tay không muốn người kia nắm hết tay mình. Đây là biểu hiện của kiểu bắt
tay qua loa cho xong chuyện.

- Khi bắt tay, các ngón tay hơi quặp vào trong, biểu thị sự nhiệt tình, thành
khẩn.
Khi bắt tay, lực mạnh hay nhẹ, thời gian dài hay ngắn, vị trí và phương thức
bắt tay khác nhau đều biểu lộ những tình cảm khác nhau. Vì vậy bạn cần chú ý
tránh phát ra những thông tin nhầm lẫn do bắt tay không đúng cách.
Người xưa có câu: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Bàn tay quan trọng
là thế nhưng khi thuyết trình, ta thường hay thấy “tay chân thừa thãi”, nhiều
người còn bối rối không biết giấu tay vào đâu. Đó là do ta chưa biết cách sử
dụng ngôn ngữ cơ thể, cụ thể là ngôn ngữ của đôi tay như thế nào cho hợp lý.
Thực tế nếu ta biết cách diễn tả bằng tay, đó sẽ là “vũ khí” lợi hại trong thuyết
trình nói riêng và trong giao tiếp nói chung vì nó giúp bổ trợ, minh họa sinh
động cho lời nói.
 Một số điều nên tránh:
Khoanh tay: tạo sự xa cách, phòng thủ. Tâm lý học phân tích rằng con

người luôn có xu hướng tự bảo vệ mình với các tác động xấu bên ngoài. Trẻ
con thường xuyên núp sau váy mẹ mỗi khi sợ hãi. Lớn lên, hành động “núp” đó
của nó biến đổi thành động tác khoanh tay: tự tạo rào cản một cách vô hình cho
mình. Một người khoanh tay nghĩa là họ chưa cởi mở, đang dò xét.
"Hoa châm múa tay" quá nhiều, liên tục: Tạo cảm giác mệt mỏi cho thính
giả.
Cho tay vào túi quần: Mang lại cảm giác kênh kiệu, thiếu hoà nhập.
Trỏ tay: Không ai thích bị trỏ tay vào mặt vì vậy khi thuyết trình chúng ta
cũng không nên chỉ tay vào thính giả.
11
NGÔN NGỮ CƠ THỂ- NGÔN NGỮ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
Cầm bút hay que chỉ: Tránh vì khi cầm bút trên tay, bàn tay của ta sẽ không
thể vung linh hoạt tự nhiên được. Hơn nữa, cầm đồ vật trên tay ta cũng sẽ rất dễ
vung nó theo đà tay vung.
o Tư thế ngồi
Một bước đi dứt khoát, một cái bắt tay thân thiện cùng với dáng ngồi ung
dung, chứng tỏ bạn đã sẵn sàng bắt tay vào việc. Thông thường, cuộc sống nội
tâm, tình cảm của con người thường được biểu đạt một cách uyển chuyển, nhịp
nhàng và có sự giao thoa với dáng vẻ, cử chỉ bên ngoài. Không lẽ bạn đang
hướng ánh mắt thân thiện để chia sẻ với đối phương niềm vui hay nỗi buồn mà
tư thế đứng, ngồi của bạn lại quay đi nơi khác ?
Một số người khi trò chuyện, giao tiếp đã biết cách sử dụng "ngôn ngữ cơ
thể " tư thế tay hay toàn thân để thể hiện ý tứ lời nói, làm tăng tính thuyết phục
của câu chuyện.
Tư thế ngồi trong giao tiếp bởi qua tư thế ngồi của mỗi người cũng đã gửi
gắm nhiều thông tin cho đối phương. Khi bạn đang chăm chú lắng nghe ai đó
trò chuyện thì nét mặt, ánh mắt của bạn sẽ tập trung vào khuôn mặt đối
phương cùng với dáng ngồi hơi cúi về phía trước. Trong hoàn cảnh này, nếu
bạn ngồi tựa lưng vào thành ghế, hai tay khoanh trước ngực, cằm nhô
ra chứng tỏ bạn không muốn nghe chuyện hoặc muốn kết thúc câu chuyện

càng nhanh, càng tốt.
Chú ý trong lúc trò chuyện, bất kể trạng thái tâm lý của bạn lúc đó vui hay
buồn, trầm mặc hay quá khích, bạn cũng nhớ để hai chân của mình khép một
cách tự nhiên, đừng bắt chéo chân khi trò chuyện nếu trước mặt bạn là những
người lớn tuổi, đáng kính.
Không nên ngồi trong tư thế chân bắt chéo, một chân đá nhẹ : thể hiện bạn
đang rầu lòng,có chuyện buồn sầu.
9. Vị trí của đôi bàn chân khi đứng hay khi ngồi:
12
NGÔN NGỮ CƠ THỂ- NGÔN NGỮ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
Nếu hai đôi bàn chân hướng vào nhau : Tức là hai người không muốn sự
tham gia của người thứ ba.
Không trực tiếp đối mặt với những người mà bạn đang nói :Điều này cho
thấy một mức độ khó chịu hoặc thiếu quan tâm. Khi chúng ta vui vẻ tham gia
vào một cuộc hội thoại, chúng ta phải đối mặt với những người đang nói
chuyện với bàn chân và thân của chúng ta đối mặt trực tiếp về phía trước.
Ngược lại khi chúng ta cảm thấy không chắc chắn về người khác, hoặc không
hoàn toàn muốn hội thoại, chúng ta có xu hướng để góc bàn chân và thân sang
một bên. Vì thế, đối mặt trực tiếp về phía trước trong một cuộc hội thoại rất cần
thiết để tạo ấn tượng rằng bạn đang thực sự quan tâm đến những gì người khác
nói.
Khi đôi bàn chân đặt chếch nhau, hay hơn nữa có một bàn chân hướng về
phía bạn, thì bạn hãy tin rằng mình đã được chấp nhận tham gia câu chuyện
Khi đang nói chuyện với bạn mà hai bàn chân của đối tượng quay về phía
cửa , thì chứng tỏ người đó đang rất vội muốn đi.
Tư thế ngồi chuyên nghiệp là bàn chân đặt thẳng trên sàn, chân đan chéo.
Tránh tư thế ngồi mắc cá chân này để trên đầu gối chân kia, vì như thế sẽ thể
hiện sự ngạo mạn.
Cử động hoặc lắc lư cơ thể quá nhiều : Trọng lượng cơ thể liên tục chuyển
dịch từ chân này đến chân kia. Đây là một cử chỉ thường thấy khó chịu về thể

chất và tâm thần. Người khác có thể thấy điều này và cho rằng bạn đã sẵn sàng
từ bỏ cuộc đàm thoại hoặc nghĩ bạn đang sốt ruột về điều gì đó, muốn nói
nhanh cho xong. Vì thế, không thay đổi chân của bạn xung quanh nhiều lần liên
tục.
Diện mạo:
Là những đặc điểm tự nhiên, ít thay đổi được như: tạng người, sắc da, và
những đặc điểm thay đổi được như tóc, râu, trang điểm, trang sức, trang phục,

Diện mạo có thể gây ấn tượng mạnh, nhất là lần đầu tiên tiếp xúc với nhau.
13
NGÔN NGỮ CƠ THỂ- NGÔN NGỮ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
Cách ăn mặc xềnh xoàng sẽ gây phản cảm đối với người tiếp xúc với bạn.
Vì vậy, khi giao tiếp cần phải chú ý một chút đến diện mạo của chính mình
nhất là khi làm việc với đối tác trong công việc, với xếp…
Giọng nói
Dân gian có câu:
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
Đối với nhiều ý kiến phê bình, phản đối của đối phương, không nên đáp lại
bằng những lời nói hằn học, nặng nề mà nhiều khi nên dùng lời nói nhẹ nhàng
nhưng chứa đựng những ý nghĩa sâu xa.
Nghệ thuật nói: Dù không nói chuyện trực tiếp nhưng giọng nói sẽ giúp bạn
thể hiện hình ảnh của mình một cách khá sinh động. Hãy tươi cười, nụ cười dù
không được nhìn thấy vẫn giúp giọng nói tươi vui hơn, thân thiện hơn. Hãy thể
hiện sự nhiệt tình và tự tin trong lời nói của bạn.
Không nên vội vàng phản đối và phê phán các ý kiến của đối phương. Bạn
hãy tiếp thu ý kiến của họ, biểu thị thái độ đồng cảm ở mức độ nào đó để có thể
làm giảm được sự cứng nhắc của đối phương, khiến họ bằng lòng nghe ý kiến
của bạn. Song phải nắm vững nguyên tắc không được tỏ thái độ của mình
ngang bằng với đối phương để tiếp sau đó dùng lời mà chuyển hướng, thay đổi

cách nhìn nhận của đối phương, làm họ bằng lòng tiếp thu ý kiến của bạn.
Nói nhanh hay chậm, ngữ điệu khiêm nhường hay tự cao tự đại…cũng là
một trong những nhân tố quyết định sự thành công của bạn. Nói với tốc độ quá
nhanh khiến mọi người không thể bắt kịp và nắm bắt nội dung bạn muốn truyền
đạt, nói quá chậm lại không có sự truyền cảm luôn khiến người nghe muốn ngủ
gật. Giọng điệu quá kiêu, tự cao thể hiện cá tính hay năng lực “ăn to nói lớn”
của mỗi người nhưng lại gây sự khó chịu với người xung quanh…
Trong bất kỳ tình huống, trường hợp nào (dù sang trọng, thân mật hay
suồng sã…) đều nên “học ăn học nói”, giữ thái độ ôn hòa, ngữ điệu nói vừa
phải khiến thông tin truyền đi được hiểu đúng và rõ nghĩa.
Trong cách nói bạn nên tránh những tình trạng sau:
14
NGÔN NGỮ CƠ THỂ- NGÔN NGỮ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
• Nói nửa chừng rồi dừng lại hoặc cướp lời người đang nói, làm nhiễu thứ
tự hoặc luồng suy nghĩ của người đó.
• Không nói rõ và giải thích đầy đủ làm người nghe cảm thấy đột ngột,
khó hiểu đề tài nói chuyện của bạn. Không nên đưa những trọng tâm, những
khái quát làm người tiếp chuyện khó theo dõi mạch chuyện.
• Nói sai đề tài, không quan tâm đến điều mình nói.
• Nói thao thao bất tuyệt, không ngừng nêu các câu hỏi làm người tiếp
chuyện có cảm giác mình yêu cầu hơi nhiều quá.
• Không trả lời thẳng vào câu hỏi mà người khác nêu ra, quanh co, dài
dòng, gây nên cảm giác không trung thực cho người hỏi.
• Tự cho rằng mọi điều mình đều biết cả.
• Làm ra vẻ hiểu biết sâu rộng.
• Phát triển câu chuyện không tập trung vào chủ đề chính làm cho người
tiếp chuyện cảm thấy nhàm chán.9. Ngắt bỏ hứng thú nói chuyện của người
khác để ép người đó phải chuyển sang nói về đề tài mà bạn thích.
• Thì thầm với một vài người trong đám đông.
• Dùng ngôn ngữ quá bóng bảy.

• Chêm những câu tiếng nước ngoài trong câu nói của mình một cách tùy
tiện.
• Đột ngột cao giọng.
• Dùng những lời quá suồng sã với mức độ quan hệ.
• Dùng những từ đệm không cần thiết.
• Nói với giọng khích bác, chạm vào lòng tự ái của người khác.
3.3. Khoảng cách khi giao tiếp
Thông thường người ta chia thành 4 vùng xung quanh mỗi cá nhân:
Vùng thân mật (0 – 0,5 m):
Vùng này chỉ tồn tại khi có mối quan hệ thân tình với người khác hoặc
khi hai người đang đánh nhau. Lúc này xúc giác và khứu giác là phương tiện
truyền thông quan trọng. Lời nói có thể chỉ thì thầm.
15
NGÔN NGỮ CƠ THỂ- NGÔN NGỮ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP
Vùng riêng tư (0,5 – 1,5 m):
Hai người quen nhau đến mức thấy thoải mái, mặc dù họ chưa đến mức
mật thiết.
Vùng xã giao (1,5 – 3,5 m):
Đây là vùng tiến hành phần lớn các hoạt động kinh doanh, vì nó hợp với
mối quan hệ riêng tư. Ví dụ giao tiếp giữa người bán hàng với khách hàng, các
sếp cũng giữ khoảng cách này khi nói chuyện với nhân viên.
Vùng công cộng (> 3,5 m):
Là phạm vi tiếp xúc với những người xa lạ vì mục đích công việc, là
phạm vi được các chính khách nhà nước ưa thích.
16

×