Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Trên cơ sở các công bố khoa học trên các tạp chí (có peer review), phân tích nguy cơ của công nghệ chuyển gen trong việc tạo ra những thay đổi không mong muốn trong thành phần dinh dưỡng của thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.63 KB, 24 trang )

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
TRUỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
o0o
TIỂU LUẬN AN TOÀN SINH HỌC
Đề tài: Trên cơ sở các công bố khoa học trên các tạp chí (có peer
review), phân tích nguy cơ của công nghệ chuyển gen trong việc tạo
ra những thay đổi không mong muốn trong thành phần dinh dưỡng
của thực phẩm và phân tích các hậu quả đối với sức khoẻ con người
và vật nuôi.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo
Nhóm SV thực hiện:
Họ tên Mã sinh viên
Trương Thị Thuỷ 550404
Ngô Thị Trang 550409
Đặng Anh Trang 550407
Đặng Thị Tình 550405
1
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
MỤC LỤC
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
II.NỘI DUNG
1.Khái niệm về sinh vật biến đổi gen…………………………………………
.4
2.Khái niệm về thực phẩm biến đổi gen………………………………………
.4
3.Các thành phần dinh dưỡng cơ bản có trong thực phẩm truyền thống……
.5
4.Những thay đổi không mong muốn trong thành phần dinh dưỡng của thực
phẩm biến đổi gen…………………………………………………………….
.5


5.Nguy cơ và rủi ro đối với sức khoẻ con người và vật nuôi…………………
.8
5.1.Rủi ro là gì………………………………………………………………
2
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
.8
5.1.1.Khái niệm rủi ro………………………………………………………
.8
5.1.2.Công thức đánh giá rủi ro………………………………………………
.8
5.2.Phân tích những nguy cơ và hậu quả đối với sức khoẻ của con người và
vật nuôi………………………………………………………………………
.9
5.2.1.Những nguy cơ gây hại có thể xảy ra đối với người và vật nuôi……….
.9
5.2.2.Những hậu quả gây hại đến sức khoẻ người và vật nuôi……………….
.12
5.2.3.Phân tích nguy cơ và hậu quả dựa trên các bài báo khoa học…………
.13
5.2.3.1.Phân tích khả năng gây di ứng ở thực phẩm biến đổi gen……………
.13
5.2.3.2. Điều tra tác động của ngô biến đổi gen BT Mon810 lên hệ tiêu hoá
của động vât…………………………………………………………………
.19
5.2.3.3. Phân tích nguy cơ và hậu quả của các sản phẩm từ bò chuyển gen
hormone tăng trưởng nhân tạo đối với người và vật nuôi…………………
3
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
.20
III.KẾT LUẬN

I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (năm 2010), trên toàn cầu có
khoảng 171 triệu trẻ em bị còi cọc do không đủ lương thực, chế độ ăn
uống thiếu vitamin và khoáng chất, thiếu chăm sóc y tế. Mỗi năm, có
khoảng 1,5 triệu trẻ em tử vong do suy dinh dưỡng thể gầy còm.
Như vậy, một câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà nghiên cứu và cơ quan
quản lý là làm thế nào để cải thiện dinh dưỡng trong thực phẩm?
Thực phẩm biến đổi gene làm tăng thành phần dinh dưỡng mong
muốn của thực phẩm là giải pháp được các nhà nghiên cứu lựa chọn. Với
những gì mà thực phẩm biến đổi gene làm đuợc thì nó đã góp phần không
những giải quyết nhu cầu lương thực mà còn cải thiện thành phần dinh
dưỡng trong thực phẩm, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của con người.
Tuy nhiên, trong quá trình tạo ra và sử dụng thực phẩm GMO tồn tại
không ít nguy cơ. Mà một trong những nguy cơ rất được quan tâm đó là
sự thay đổi không mong muốn trong thành phần dinh dưỡng của thực
phẩm chuyển gene.
Vậy nội dung của bài tiểu luận này sẽ đề cập đến như thế nào là sự
thay đổi không mong muốn trong thành phần dinh dưỡng của thực phẩm
chuyển gene? Phân tích những nguy cơ do những thay đổi không mong
muốn trong thành phần dinh dưỡng của thực phẩm biến đổi gene ? Và
hậu quả của nó đến sức khỏe của con người và vật nuôi bằng các thực
nghiệm khoa học.
4
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
II.NỘI DUNG
1.Khái niệm về sinh vật biến đổi gen
Sinh vật biến đổi gen (GMO: Genetically Modified Organism) là
sinh vật mà vật liệu di truyền của nó đã bị biến đổi theo ý muốn chủ quan
của con người. Ngoài ra cũng có thể có những sinh vật được tạo ra do
quá trình lan truyền, biến đổi của gen trong tự nhiên.

2. Khái niệm về thực phẩm biến đổi gen
Thực phẩm biến đổi gen: Thực phẩm biến đổi gene là những thực
phẩm có nguồn gốc từ những thực phẩm đã được biến đổi gene thông qua
các kỹ thuật của công nghệ sinh học hiện đại. Sản phẩm của sinh vật biến
đổi là sản phẩm có chứa toàn bộ hoặc một phần thành phần có nguồn
gốc từ sinh vật biến đổi gen, bao gồm cả mẫu vật di truyền của sinh vật
biến đổi gen không có khả năng tự tạo cá thể mới trong điều kiện tự
nhiên.
5
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
3.Các thành phần dinh dưỡng cơ bản có trong thực phẩm truyền thống
-Những mặt hạn chế về thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm truyền
thống:
Trong các loại thức ăn xuất phát từ thực phẩm truyền thống cũng mang
đầy đủ các thành phần dinh dưỡng tuy nhiên so với nhu cầu cơ thể thì cần
một lượng lớn hơn hoặc một số các axit amin không thay thế rất cần cho
sinh tổng hợp protein nhưng cơ thể lại không tự tổng hợp được, hoặc ….
4.Những thay đổi không mong muốn trong thành phần dinh dưỡng của
thực phẩm biến đổi gen
- Khái niệm thế nào là sự thay đổi không mong muốn trong thành phần
dinh dưỡng của thực phẩm biến đổi gene
Thay đổi không mong muốn nó chung là những thay đổi diễn ra ngoài ý
muốn chủ quan của con người.
6
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
Như vậy thay đổi không mong muốn trong thành phần dinh dưỡng của
thực phẩm biến đổi gen là những thay đổi về thành phần, lượng của một
hoặc nhiều thành phần dinh dưỡng và dần đến thay đổi giá trị dinh dưỡng
đồng thời những thay đổi này gây ra những hậu quả xấu đối với sức khoẻ
con người và vật nuôi.

-Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi:
Giả thuyết đưa ra:
Bản thân mỗi sinh vật sống đều có những đặc điểm di truyền đặc trưng
và được xem là phù hợp nhất cho nó. Khi một gene lạ được chuyển vào
genome, rất có thể nó sẽ làm xáo trộn những trật tự vốn có, gene được
chuyển vào có thể tương tác với các gene trong genome, gây tăng cường hay
ức chế một gene khác, ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa một số chất.
Trong quá trình chuyển gene tiềm ẩn các nguy cơ đó là gene chuyển
vào sẽ không chỉ để tạo ra protein mới hoặc cải thiện thành phần dinh dưỡng
mục tiêu mà còn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các gen khác từ đó dẫn
đến sự thay đổi các thành phần khác trong thực phẩm (có thể làm tăng hoặc
giảm các thành phần dinh dưỡng khác, làm giảm chất lượng dinh dưỡng, gây
tích lũy độc tố, gây dị ứng ). Và sự thay đổi này có thể gây hậu quả xấu đến
sức khỏe của con người và vật nuôi.
-Những hướng nghiên cứu nhằm cải thiện thành phần dinh dưỡng:
+ Cải thiện protein và các axit amin cần thiết:
Cây trồng CNSH giàu lysine: Lysine là axit amin không thay thế mà
cơ thể người và động vật không tự tổng hợp được, trong ngô lại rất thiếu
axit amin này. Vì vậy để tăng hàm lượng lysine trong ngô, người ta đã
tiến hành chuyển gene cordapA mã hóa dihydrodipicolinate synthase
(cDHDPS) từ Corynebacterium glutamicum vào ngô để tạo LY038.
Cây trồng CNSH giàu Methionine: Trong hạt đậu tương rất giàu
protein nhưng nghèo methionine. Người ta đã xác định được một loại
protein trong hạt hướng dương có chứa nhiều các axit amin có lưu
7
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
huỳnh. Người ta đã chuyển gene mã hóa protein này vào đậu tương kết
quả hàm lượng protein trong hạt tăng 100%.
Cây trồng CNSH giàu Thaumatin: Người ta đã chuyển thành công
gene mã hóa cho thaumatin vào cây khoai tây làm cho lá, thân rễ, củ đều

ngọt.
+ Cải thiện thành phần axit béo trong dầu:
Thành phần và hàm lượng của các axit béo trong dầu ảnh hưởng đến
giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của dầu thực vật. Để năng cao hàm
lượng axit laurate và myristatic trong dầu cây cải dầu, người ta chuyển
gene ClFatB4 mã hóa cho Acyl-[ACP] thioesterases dạng biến đổi vào cải
dầu. Để tăng hàm lượng axit oleic trong dầu đậu tương, người ta đã
chuyển một số bản sao gene gm-fad2-1 mã hóa omega-6 desaturase làm
bất hoạt gene omega-6 desaturase (FAD2-1) nội sinh. Kết quả làm tăng
80% lượng axit oleic cao hơn so với cây truyền thống.
+ Cải thiện vitamin và muối khoáng:
Vitamin và muối khoáng là các yếu tố quan trọng với sức khỏe con
người. Tuy nhiên trong lúa gạo lại thiếu nhiều vi chất quan trọng trong đó
có tiền vitamin A. Trước thực trạng đó các nhà nghiên cứu đã tạo ra được
giống lúa có khả năng tổng hợp tiền chất vitamin A là beta-carotene và
đặt tên là “gạo vàng”. Thế hệ đầu tiên gạo vàng được tạo ra nhờ chuyển
gene psy từ thủy tiên vào gene crt1 từ vi khuẩn Erwinia uredovo-ra vào
lúa. Thế hệ 2, sử dụng psy của ngô kết quả làm tăng hàm lượng beta-
carotene.
Con người và vật nuôi đều có nhu cầu photphat để sinh trưởng bình
thường, mà trong phytase, photphat chiếm tỉ lệ cao nhưng động vật không
sử dụng được và thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường. Vì
vậy, người ta đã chuyển gene PhyA mã hóa 3-phytase có khả năng phân
giải phytase vào cải dầu và ngô.
8
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
Như vậy một câu hỏi được đặt ra là: có hay không nguy cơ do sự thay
đổi không mong muốn trong thành phần dinh dưỡng của thực phẩm biến đổi
gene?
5.Nguy cơ và rủi ro đối với sức khoẻ con người và vật nuôi

5.1.Rủi ro là gì
5.1.1.Khái niệm rủi ro
Rủi ro là các tác động gián tiếp hoặc trực tiếp, không chủ đích có thể
gây hại đối với đa dạng sinh học và môi trường do các hoạt động có liên
quan đến giống cây trồng CNSH.
5.1.2.Công thức đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là các hoạt động nhằm xác định những tác động bất lợi
có thể xảy ra đối với đa dạng sinh học và môi trường trong các hoạt động có
liên quan đến cây trồng CNSH. Đánh giá rủi ro là quá trình bắt đầu từ khi
nghiên cứu tạo giống cây trồng CNSH cho đến khi thương mại, gồm cả đánh
giá định tính và định lượng.
RỦI RO = NGUY CƠ x ĐIỀU KIỆN PHƠI NHIỄM
9
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
Nguy cơ (hazard) được định nghĩa chung là ‘tiềm năng gây tác hại’.
Nguy cơ là những trường hợp, khả năng mà trong những tình huống cụ thể
có thể dẫn tới nguy hiểm (Royal Society, 1992).
Phơi nhiễm (exposure) là phép đo định lượng của sự đánh giá đối với
nguy cơ có mặt trong phạm vị cụ thể ( ví dụ: môi trường hoặc hệ sinh thái).
Nguy cơ và điều kiện phơi nhiễm hay điều kiện để nguy cơ có thể bùng
phát là 2 điều kiện cần và đủ để rủi ro có thể xảy ra. Nếu có nguy cơ nhưng
không có điều kiện phơi nhiễm để nguy cơ bùng phát, hoặc ngược lại, có
điều kiện phơi nhiễm nhưng không có nguy cơ được xác định thì sẽ không
tồn tại rủi ro.
Như vậy, nguy cơ do những thay đổi không mong muốn trong thành
phần dinh dưỡng của thực phẩm biến đổi gen là có. Nhưng việc chúng có
làm xuất hiện rủi ro hay không, có gây hậu quả đến sức khỏe của con người
và vật nuôi hay không thì còn tùy vào từng trường hợp cụ thể khi mà có điều
kiện phơi nhiễm thích hợp.
5.2.Phân tích những nguy cơ và hậu quả do sự thay đổi không mong

muốn trong thành phần dinh dưỡng của thực phẩm biến đổi gen đối với
sức khoẻ của con người và vật nuôi
5.2.1.Những nguy cơ gây hại có thể xảy ra đối với người và vật nuôi
Gồm 4 nhóm nguy cơ chính:
• Nguy cơ gây độc hại cho con người và vật nuôi
• Nguy cơ gây dị ứng cho con người và vật nuôi
• Nguy cơ gây hại đến đường tiêu hóa của người và vật nuôi
• Nguy cơ gây ra những biến đổi thành phần vitamin
Phân loại nguy cơ do sự thay đổi không mong muốn dựa vào mục đích
gen chuyển vào gồm 2 nhóm chính:
 Nhóm 1: Gene chuyển vào để tạo protein mới chưa từng có trong
đối tượng đó
10
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
Ví dụ1: Bò chuyển gene hormone tăng trưởng nhân tạo (rBGH-
recombinant bovine growth hormone) được phê duyệt sử dụng ở Mỹ từ năm
1993 nhưng không cho phép lưu hành trong liên minh Châu Âu , Canada &
1 số nước khác vì nó được chứng minh là mang những tiềm năng ảnh hưởng
đến sức khỏe của người tiêu dùng.
- rBGH hay rBST (recombinant bovine somatotropin ) là 1 hormone
nhân tạo có thành phần khác với hormone tăng trưởng tự nhiên ở bò 1 acid
amin.
- Cả 2 đều kích thích bò tiết sữa thông qua hoạt hóa tăng nồng độ của 1
hormone khác là IGF-1 (insulin-like growth factor - nhân tố tăng trưởng
giống insulin).
Vậy vấn đề đặt ra là:
- Thứ nhất: uống sữa từ bò chuyển gene liệu có tăng hàm lượng IGF-1 ở
người ( nếu có thì sẽ tăng nguy cơ gây ung thư - đây là vấn đề được các nhà
nghiên cứu quan tâm nhiều nhất).
- Thứ hai: bò chuyển gene có nguy cơ tăng khă năng viêm vú ở bò do

những con bò này phải dùng nhiều thuốc kháng sinh hơn những con không
chuyển gene làm gia tăng nhiều vi khuẩn kháng thuốc và đây cũng là mối lo
ngại cho sức khỏe của người tiêu dùng.
11
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
Ví dụ 2: Đậu tương chuyển gene albumin 2S có khả năng gây dị ứng
cho người và vật nuôi.
 Nhóm 2: Gene chuyển vào để cải thiện thành phần dinh dưỡng
Ví dụ 1: Một ví dụ điển hình về thực phẩm GMO được tăng cường hàm
lượng các vitamin là “golden rice”, một dòng lúa biến đổi gen giúp tăng
cường hàm lượng beta – carotene, một tiền chất của vitamin A.
- Những lợi ích mà “golden rice” mang lại là rõ ràng tuy nhiên sự tăng
lên về hàm lượng beta – carotene không phải là luôn tốt cho sức khỏe con
người.
- Một tiền chất của beta – carotene được tăng cường là Retinoic acid
(RA). Ở nồng độ thấp Retinoic acid đóng vai trò là một hoạt chất sinh học.
Tuy nhiên khi ở nồng độ cao, Retinoid acid được cho là nguy hiểm cho con
người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Retinoic acid có ảnh hưởng đến sự phát
triển của xương sọ mặt. Hội chứng hở vòm họng và craniosynostosis (sự
phát triển bất thường của hộp sọ) là các ví dụ về sự phơi nhiễm Retinoic acid
trước khi sinh.
5.2.2.Những hậu quả gây hại đến sức khoẻ người và vật nuôi
- Có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hoá, dị ứng, việc tích luỹ độc tố
có thể gây hư hại, bệnh hoặc tử vong cho cơ thể. Chúng thể hiện tính độc
qua các phản ứng hóa học hoặc các hoạt tính ở phạm vi phân tử.
- Tạo ra các chất đối kháng dinh dưỡng, các chất này được thực vật tạo
ra tuy không phát hiện được độc tính nhưng có khả năng làm giảm giá trị
dinh dưỡng của thực phẩm khác bằng cách làm giảm sự tồn tại hay làm cho
nó không thể tiêu hóa được bởi động vật hoặc con người.

Ví dụ: Phytate là một chất có mặt ở các loại ngũ cốc và lạc có khả năng
tạo phức với nhiều loại khoáng quan trọng và làm cho chất khoáng này
không thể hấp thụ được trong đường tiêu hóa của người hay động vật.
Một số biến đổi khác trong thành phần dinh dưỡng:
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí dược phẩm (Dr. Marc Lappé,
1999) chỉ ra rằng một số thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen có
12
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
hàm lượng một số chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là các hợp chất
phytoestrogen có vai trò trong việc chống lại các căn bệnh về tim mạch và
ung thư.
Trong môi trường nuôi cấy một số loại tế bào ung thư, một
sốphytoestrogen có khả năng ức chế sự phát triển và nhân lên của tế bào.
Trên động vật thí nghiệm, một số phytoestrogen cho thấy khả năng hạn
chế các ảnh hưởng do thiếu hụt hormon insulin (một nguyên nhân gây bệnh
đái đường), hạn chế sự phát triển của một số loại ung thư, hạn chế hiện
tượng giảm mật độ xương, tác dụng tích cực đối với hiện tượng giảm trương
lực bàng quang
Cùng với những kết quả nghiên cứu khác, các phytoestrogen có thể có
vai trò trong:
- Phòng và ức chế ung thư phụ thuộc estrogen.
- Hạn chế hội chứng mãn kinh.
- Chống loãng xương.
- Tác dụng tích cực với bệnh tim mạch do hoạt tính chống oxy hóa.
Một nghiên cứu khác trên Vicia Faba biến đổi gen (là loại đậu cùng họ
với đậu tương), cho thấy sự tăng lên về hàm lượng estrogen – một chất có
nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh.
Trên đây là một số nguy cơ do những thay đổi không mong muốn
trong thành phần dinh dưỡng của thực phẩm GM. Tuy nhiên, chúng ta cần
nhớ rằng để những nguy cơ trên trở thành rủi ro, tức là gây ảnh hưởng tới

sức khỏe của con người và vật nuôi thì cần phải có điều kiện phơi nhiễm
thích hợp. Và nhiệm vụ của các nhà khoa học và các nhà quan lý chính là
làm thế nào để loại bỏ những điều kiện phơi nhiễm của chúng ra khỏi thực
phẩm biến đổi gene trước khi đưa ra thị trường.
5.2.3.Phân tích nguy cơ và hậu quả dựa trên các bài báo khoa học
5.2.3.1.Phân tích nguy cơ gây dị ứng và hậu quả của thực phẩm biến đổi
gen đối với con người và vật nuôi
13
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
- Đặc tính chất gây dị ứng : bền với nhiệt & không bị phân hủy trong
quá trình tiêu hóa, chế biến.
- Dị ứng với GMO
Việc đánh giá khả năng gây dị ứng của GMO cũng được các cơ quan
quan tâm.
Protein không tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng nếu:
- Được phân lập từ nguồn không gây dị ứng
- Không có sự tương đồng về trình tự acid amin với các chất ây dị ứng
đã biết
- Phân hủy nhanh trong dịch tiêu hóa mô phỏng
- Chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng hợp protein trong hạt
(Theo hướng dẫn đánh giá an toàn thực phẩm của CodexAlimentarius
Commission - 2003)
Theo như một bài báo của nước Anh (The NEW ENGLAND
JOURNAL of MEDICINE): Họ đã đưa ra một bài nghiên cứu của các nhà
khoa học về việc xác định một chất gây dị ứng Brazil-Nut trong Đậu nành
biến đổi gen.
Theo như bài báo có viết, mục tiêu của các nghiên cứu này là xác định
xem gene 2S albumin từ quả hạch Brazil khi đưa vào trong cây đậu tương
chuyển gene có bám vào liên kết với immunoglobulin E (IgE) của những
người bị dị ứng với hạch nhân Brazil không.

Nội dung của nghiên cứu
1.Vật liệu
- Hạt đậu tương biến đổi gen
- Hạt Brazil gây dị ứng
- Hạt đậu tương truyền thống
2. Phương pháp
14
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
Để điều tra khả năng gây dị ứng của đậu tương đã chuyển gene các
nhà khoa học đã sử dụng phương pháp RAST + điện di polyacrylamid +
western blot + autoradiography.
 Thứ nhất là sử dụng phương pháp RAST (radioallergosorbent tests)
 Đầu tiên người ta tiến hành thu thập mẫu:
+ Mẫu máu của những đối tượng bị ứng với hạt Brazil, trong mẫu máu
đó có chứa các kháng thể khác nhau đặc biệt là có mặt của kháng thể IgE,
kháng thể này sẽ liên kết chặt chẽ với các protein lạ gây dị ứng. Mẫu máu sẽ
được loại bỏ các yếu tố đông máu, các tế bào máu thu được huyết thanh.
+ Các mẫu đậu nành chuyển gen, đậu nành truyền thống được thu thập
do Jónhston, Lowa từ Pioneer Hi-Bred international.
+ Mẫu hạt Brazil do Lincoln, Nebr thu thập tại Grocery Harvest.
 Chiết tách protein, xác định hàm lượng protein. Pha loãng nồng độ
các mẫu protein trên bằng đệm phosphate.
 Ủ mẫu protein với huyết thanh từ các mẫu máu trên, sử dụng các mẫu
không chứa protein ức chế liên kết với IgE, khi đó thì lượng liên kết
giữa protein gây dị ứng liên kết với IgE là tối đa.
Từ đó dựa vào phần trăm liên kết giữa protein và IgE sẽ cho ta biết mức
độ dị ứng do protein đó gây ra như thế nào.
Kết quả:

Hình 1: Mức độ ức chế của protein với IgE ở 3 mẫu đậu tương

Chất chiết xuất từ đậu tương truyền thống (▲)
15
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
Đậu tương biến đổi gen (■)
Hạt Brazil (●).
Dựa vào đồ thị trên ta thấy được mức độ của sự ức chế quan sát với các
chiết xuất từ đậu tương biến đổi gen tương tự như quan sát ở hạt Brazil.
Không có sự ức chế gặp phải với một chất chiết xuất từ đậu tương truyền
thống. Các sườn dốc sự ức chế song song thu được với các chất chiết xuất từ
đậu tương biến đổi gen và quả hạch Brazil cho thấy sự giống nhau đáng kể
giữa các epitope IgE. Như vậy ở mức độ protein ta đã xác định được rằng
protein từ đậu tương biến đổi gen có khả năng liên kết với IgE tương tự như
protein từ hạt Brazil. Điều này đồng nghĩa là protein có nguồn gốc từ đậu
tương biến đổi gen có gây dị ứng tương tự như hạt Brazil.
 Phương pháp thứ 2: điện di polyacrylamid + western blot
Xác định sự có mặt của protein gây phản ứng dị ứng.
-Vật liệu: sử dụng dịch chiết từ 3 mẫu trên là dich chiết hạt Brazil, dịch
chiết hạt đậu tương biến đổi gen và dịch chiết đậu tương truyền thống.
-Phương pháp:
+Các dich chiết từ hạt Brazil được khử loại bỏ lipit.
+Lấy dịch chiết của mẫu hạt Brazil được pha loãng trong đệm
potassium phosphate.
+Điện di trên gel polyacrylamide
Các chuỗi polypeptide đã bị biến tính loại bỏ cấu trúc thứ cấp. Các
protein được tách nhau ra dựa vào trọng lượng phân tử.
Thiết lập sơ đồ điện di như sau: Hình A từ trái sang phải
• Giếng 1: Thang chuẩn về kích thước phân tử protein
• Giếng 2: Đậu tương truyền thống
• Giếng 3: Đậu tương biến đổi gen
• Giếng 4: Hạt Brazil

• Giếng 5: 2S albumin từ quả Brazil.
Hình ảnh gel sau khi chạy điện di:
Kết quả điện di: Hình A
/>16
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
+Kỹ thuật immunoblotting
Dựa vào phản ứng giữa kháng nguyên – kháng thể. Sau khi điện di ta
tiến hành chuyển các phân tử protein lên màng nitrocellulose để tiến hành
lai, khi đưa màng lai vào trong túi lai có sẵn các kháng thể IgE thì các IgE
này sẽ liên kết với các protein gây dị ứng.
Quá trình lai gồm 3 bước:
• Bước 1: Trước tiên màng lai sẽ được ủ với kháng thể chính là IgE
trong 30 phút, ủ qua đêm, có thể ủ ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau
tuy nhiên tốt nhất nên ủ ở nhiệt độ ấm thì liên kết tốt hơn.
• Bước 2: Rửa màng lai để tiến hành loại bỏ các kháng thể chính không
tham gia liên kết, sau đó lại đem ủ với kháng thể thứ cấp, kháng thể
này liên kết với biotin có khả năng phát xạ khi tráng phim giúp ta có
thể quan sát được. Rửa kháng thể còn dư.
• Bước 3: Đặt màng lên một tấm phim (tráng phim), dựa vào vị trí phát
xạ ta có thể biết được vị trí protein nào đã liên kết với kháng thể IgE.
Kết quả
Sau khi lai ta thu được kết quả như sau:
Hình B,C,D (từ trái sang phải theo thứ tự A, B, C, D) là kết quả tráng
phim cho thấy sự liên kết của IgE với các protein gây dị ứng:

trong đó:
 Hình B:
• Giếng 4: IgE trong huyết thanh từ mẫu dị ứng với hạt Brazil liên
kết với albumin (protein từ hạt Brazil).
• Giếng 3: IgE liên kết với các protein có trọng lượng phân tử tương

tự như protein chiết suất từ hạt Brazil.
• Giếng 2: IgE liên kết với protein của đậu tương biến đổi gen.
• Giếng 1: Không có xuất hiện vạch băng chứng tỏ là không có sự
liên kết của IgE với protein dị ứng.
Như vậy đối với các mẫu có nguồn gốc từ hạt Brazil và đậu tương biến
đổi gen thì đều thấy sự có mặt của các protein gây dị ứng, ngoài ra còn có
17
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
một số protein khác cũng có khả năng gây dị ứng tương tự như protein của 2
nguồn trên.
 Hình C:
• Giếng 2: IgE huyết thanh liên kết với 2S-albumin 9kd chiết suất từ hạt
Brazil.
• Giếng 1: IgE liên kết với một loại protein trung gian giữa 2S-albumin
9kd và một protein có kích thước 12kd.
 Hình D: IgE liên kết với protein 42kd chiết suất từ hạt Brazil.
 Phương pháp 3: Kiểm tra chích da
-Vật liệu: Sử dụng 3 mẫu dịch chiết từ hạt Brazil, đậu tương biến đổi
gen, đậu tương truyền thống.
-Phương pháp:
Lấy dịch chiết đã chuẩn bị ở trên, pha loãng nồng độ với nước muối
(0,9% NaCl; 0,03% albumin; 0,04% phenol; Miles phòng thí nghiệm,
Spokane, Washington).
Quá trình kiểm tra theo phương pháp của Norman với các mẫu:
+ Dung dịch histamine: Đối chứng dương
+ Nước muối: Đối chứng âm
Tiến hành chích da từ nồng độ loãng nhất đến các nồng độ cao hơn cho
đến khi xuất hiện phản ứng dương tính. Quan sát đường kính vết phản ứng
và bùng phát sau 10 phút. (Chú ý các đối tượng không được sử dụng thước
kháng histamine.

Kết quả cho thấy rằng các mẫu có nguồn gốc từ hạt Brazil, đậu tương
biến đổi gen đều gây ra phản ứng dị ứng tương tự như histamine.
3. Kết luận
Thông qua 3 phương pháp trên đều đưa ra cùng một kết quả là các
protein xuất phát từ đậu tương biến đổi gen có mang gen 2S-albumine từ
Brazil thì đều gây ra phản ứng dị ứng.
Các 2S-albumin từ quả hạch Brazil có khả năng gây dị ứng lớn nhất.
Theo thực nghiệm thì các chất gây dị ứng là các protein liên kết vào IgE với
tỉ lệ trên 50%. Như vậy, các protein được tạo ra từ 2S-albumin này là protein
ràng buộc IgE chính và mạnh nhất của quả hạch Brazil.
Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận cuối cùng là đậu tương biến đổi
gen có mang gen 2S-albumin gây dị ứng ở người và vật nuôi. Vậy nên nếu
18
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
các loại thực phẩm này mà không được ngăn chặn để đưa ra ngoài thị trường
tiêu dùng thì sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng và rõ ràng nguy cơ cũng rất
lớn nếu như nguồn thực phẩm này không được kiểm soát.
Ngay sau khi có kết quả nghiêm cứu trên thì Pioneer đã cho phá huỷ
toàn bộ nguyên liệu cây và giống đậu tương biến đổi gen mang nguồn gen
này. Như vậy, vấn đề về hậu quả đối với sức khỏe của đậu tương chuyển
gene albumin 2S của Pioneer đã được ngăn chặn.
5.2.3.2. Điều tra tác động của ngô biến đổi gen BT Mon810 lên sinh
trưởng của lợn
Thí nghiệm : 72 con heo sữa cái nghiên cứu trong 110 ngày điều tra tác
động của thực phẩm biến đổi gen BT mon810.
Giả thuyết : Lợn ăn ngô BT tăng trưởng và sức khỏe không bị ảnh
hưởng so với lợn ăn ngô cùng loại. (Khối lượng trung bình 10,7 ± 1,9 kg
(BW); ~ 40 ngày tuổi).
• CT1 chế độ ăn ngô truyền thống cho 110 ngày(non-GM)
• CT2 ngô GM cho 110 ngày(GM)

• CT3 chế độ ăn ngô truyền thống trong 30 ngày và tiếp theo cho ăn
ngô GM trong số ngày còn lại khi đạt 110 ngày (non-GM/GM)
• CT4 chế độ ăn ngô biến đổi gen trong 30 ngày và cho ăn tiếp ngô
truyền thống cho đên 110 ngày ( GM/non-GM)
Lượng thức ăn hàng ngày được ghi lại vào các ngày 0,30,60,110(n=15).
Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp 1 :
19
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
Thành phần cơ thể được quan sát bằng hấp thụ tia X (n=10) vào ngày
thứ 80. Sau giết mổ trên 110 ngày, phân tích mô và mẫu nước tiểu phân tích
sinh hóa.
Phân tích sinh hóa huyết thanh đã được thực hiện vào các ngày 0, 30,
60, 100 và 110. Năng suất sinh trưởng và sinh hóa huyết thanh được phân
tích như các biện pháp lặp đi lặp lại với thời gian và điều trị là yếu tố
chính. Phần mềm SAS đã được sử dụng để xác định sự khác biệt điều trị tại
các thời điểm khác nhau của cá thể và đã thu được kết quả là không có sự
khác nhau giữa con lợn cho ăn ngô biến đổi gen về các yếu tố tăng trưởng
chung, cấu trúc cơ thể , cơ quan, trọng lượng ruột và mô học hoặc sinh hóa
huyết thanh vào ngày 60, 100 và sinh hóa nước tiểu trên 110 ngày.
 Phương pháp 2:
Xác định urê huyết thanh (SU, p <0,05), creatinin (SC; P <0,05) và
aspartate aminotransferase (AST, p <0,05) giữa các công thức ở những thời
điểm khác nhau.Vào ngày 30, SU là thấp hơn cho các công thức CT3(non-
GM/GM) so với CT1(non GM), CT2(GM) và CT4( GM / non-GM ) (P
<0,05). Vào ngày 110, SC là cao hơn cho CT3 (non-GM/GM ) và CT4(GM /
non-GM) so với CT1(non- GM) và CT2 (GM) (P <0,05). Nhìn chung, tổng
lượng protein là thấp hơn cho CT4 (GM/non-GM) so với CT3( non-
GM/GM) (P <0,05). Tầm quan trọng của sự thay đổi quan sát thấy trong một
số thông số sinh hóa huyết thanh đã không chỉ ra rối loạn chức năng cơ quan

và các thay đổi được không kèm theo tổn thương mô học. Ngô GM làm thức
ăn lâu dài cho lợn không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng hoặc các chỉ số y tế
được lựa chọn điều tra.
Kết luận: Khi cho lợn ăn một chế độ ăn uống dựa trên ngô Bt cho 110 ngày:
- Không làm thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa đã được kiểm tra
- Không làm thay đổi thành phần của protein trong huyết thanh
- Không ảnh hưởng đến cấu tạo cơ thể, trọng lượng cơ thể.
5.2.3.3. Phân tích nguy cơ và hậu quả của các sản phẩm từ bò chuyển gen
hormone tăng trưởng nhân tạo đối với người và vật nuôi
20
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
1.Tình hình sử dụng thực phẩm từ bò chuyển gen Hormone tăng trưởng
nhân tạo tái tổ hợp
Hormone tăng trưởng nhân tạo tái tổ hợp ở bò rBGH (rBGH-
recombinant bovine growth hormone ) là một hormone tổng hợp (nhân tạo)
được bán trên thị trường cho nông dân chăn nuôi bò sữa để tăng sản lượng
sữa ở bò. Nó đã được sử dụng ở Hoa Kỳ kể từ khi được sự chấp thuận của
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) vào năm 1993, nhưng việc
sử dụng nó là không được phép trong Liên minh châu Âu, Canada và một số
nước khác.
Rbgh là hocmon được tăng cường gen do hãng mosanto của mỹ sản
xuất những năm thập niên 80 ở thế kỉ trước, được thương phẩm với tên gọi
Posilac. Hocmon này đã được Cơ quan quản lý Thực-Dược phẩm mỹ (FDA)
Phê duyệt năm 1997. Tuy nhiên, qua thử nghiệm ở 30 con chuột thì mức độ
an toàn chỉ kéo dài trong 90 ngày, trong khi đó rất nhiều nghiên cứu theo
yêu cầu của FDA thực hiện trên hang trăm con chuột trong vòng 2 năm lại
an toàn. Điều này khiến người ta không biết tin vào bên nào.
Thí nghiệm được công ty Mosanto tiến hành trên động vật: Họ đã tiến
hành tiêm hormone tăng trưởng tái tổ hợp (rBGH) vào bò cái để tăng tiết
sữa. Ngay từ năm 1987, TS. David Kronfiel đã phản đối việc làm này.

Nhưng không được ủng hộ quan điểm. Tuy nhiên, sau đó các nhà khoa học
Anh, Mỹ chứng minh rằng trong sữa bò này có chứa hàm lượng yếu tố tăng
trưởng giống insulin (IGF-1) cao gấp 2-10 lần so với sữa thường và các
nghiên cứu của Dại học y khoa Stanford, Mỹ (1990) cho biết: IGF-1 là yếu
tố khơi mào cho sự tăng sinh tuyến tiền liệt.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF)
không bị thủy phân bởi enzyme tiêu hóa do kết hợp với casein trong sữa,
thâm nhập cơ thể gây hiệu ứng sinh học. Cuối cùng, các nghiên cứu của viện
Y tế quốc gia Mỹ (1995) và đại học Harvard (1998) đều đưa ra kết luận: Sự
ra tăng IGF-1 đóng vai trò trung tâm, là nguy cơ cao cho sự phát triển ung
thư tuổi thiếu niên, làm phát triển ung thư vú, phổi hắc tố.
Tương tự các nhà khoa học Mỹ, Canada đã bổ sung cho bò 1 trong 6
loại hormone tăng trưởng để làm tăng khối lượng của bò lên 32%, tăng khối
lượng thịt 17%, giảm lượng mỡ dưới da 45%, giảm lượng mỡ lẫn trong thịt
nạc 50%. Châu Âu đã yêu cầu các nhà khoa học giải trình và chứng minh
21
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
các quan điểm của họ. Họ đã đi đến kết luận: Trong tình trạng hiểu biết hiện
nay, không thể xác định được việc bổ sung 1 trong 6 hormone tăng trưởng
cho bò là không có hại… Các nhà khoa học dứt khoát lên án chất 17-beta
estradiol, vì chất này có nhiều tài liệu đã chứng minh là gây hại gen, phát
sinh ung thư,…, và họ nhấn mạnh: “Phải xét lại tác dụng sinh học (miễn
dịch, thần kinh, độc lực, gây ung thư…) của hormone bổ sung đến sự phát
triển của trẻ em nhất là lứa tuổi dậy thì:.
+ rBGH làm cho các tế bào ung thư của con người phát triển nhanh hơn
Hormone rBGH được tiêm vào bò để tăng lượng sữa thông qua cơ chế
kích thích một loại hormone tăng trưởng có tên IGF-1 (Insulin-like Growth
Factor: yếu tố tăng trưởng dạng Insulin), khi uống sữa bò cơ thể sẽ hấp thu
loại hormone này và làm cho tế bào phát triển mạnh hơn, kể cả các tế bào
ung thư và qua nhiều nghiên cứu giới khoa học đã phát hiện thấy nếu hàm

lượng hormone cao sẽ tăng rủi ro ung thư: ưng thư kết tràng, ung thư vú, ung
thư tuyến tiền liệt, ung thư tụy và ung thư phổi.
+ rBGH làm tăng hàm lượng chất kháng sinh trong sữa bò
Do sử dụng hormone rBGH nên sản lượng sữa đã tăng từ 10-15%, đồng
thời nó cũng làm tăng tỉ lệ viêm vú và khi điều trị chứng viêm vú ở bò sẽ
làm tăng lượng kháng sinh có trong thực phẩm trong đó có sữa bò, thậm trí
trong sữa bò nếu có hàm lượng kháng sinh thấp cũng sẽ gây ảnh hưởng đến
việc điều trị những bệnh viêm nhiễm ở người. Theo trung tâm phòng chống
dịch bệnh Mỹ (CDC), sữa bò có hàm lượng kháng sinh cao là một trong
những nguyên nhân chính làm tăng khẳ năng kháng thuốc kháng sinh ở
người. Ngoài những trường hợp kể trên, việc sử dụng hormone rBGH còn
tạo ra nhiều hợp chất bất lợi khác truyền sang cho cơ thể con người. Ví dụ,
việc viêm vú ở bò còn làm cho số lượng tế bào cơ thể (Somatic cell), theo
FDA thì số lượng tảng tế bào này được cho phép đến 750.000 tế bào/mililit.
Với những điều đã đề cập và nhằm bảo vệ sức khỏe con người giới ẩm thực
Mỹ khuyến cáo không nên mua các sản phẩm sữa hữu cơ chưa rõ nguồn
gốc.
+ Hầu hết các nước trên thế giới đều cấm hormone rBGH
22
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
Cho đến nay đã có rất nhiều quốc gia như Canada, Nhật, New Zealand,
Australia và toàn bộ 25 quốc gia liên minh châu Âu ban hành lệnh cấm
hormone rBGH.
III.KẾT LUẬN
Tóm lại, mặc dù có những nguy cơ do những thay đổi không mong
muốn trong thành phần dinh dưỡng của thực phẩm biến đổi gene đã được
chỉ ra nhưng cho đến nay qua thực nghiệm 10 năm nghiên cứu, các thực
phẩm GMO được chứng minh là an toàn đối với sức khỏe người và vật nuôi.
Về cơ bản, chúng không có sự sai khác ý nghĩa về thành phần các hợp
chất so với giống truyền thống; không tiềm ẩn nguy cơ gây độc hại và gây dị

ứng cho con người và vật nuôi.
Chính vì vậy mà có nhiều quốc gia phê duyệt cho phép sử dụng các cây
trồng CNSH và các sản phẩm bắt nguồn từ chúng trong chuỗi cung ứng thực
phẩm của quốc gia mình.
Tuy vậy, trong tương lai, những nghiên cứu về an toàn thực phẩm GMO
vẫn là rất cần thiết.
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu từ sách
• Cây trồng công nghệ sinh học – Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn
Thị Thuỳ Linh – Nhà xuất bản Hà Nội.
23
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Tiểu luận an toàn sinh học
2.Trang web

• />•

• />24

×