Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

LUẬN VĂN KẾ TOÁN DOANH THU CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HUỲNH LÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ DIỄM LY
KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH HUỲNH LÊ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ DIỄM LY
KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH HUỲNH LÊ
Ngành: Kế Toán
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2011
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán Doanh thu, chi phí
và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Huỳnh Lê” do Hồ Thị Diễm Ly,
sinh viên khóa 2006 – 2011, ngành Kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày ___________________
GV. Nguyễn Thị Minh Đức
Người hướng dẫn
________________________


Ngày tháng năm 2011
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm 2011
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm 2011

LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn đầu tiên em xin dành cho ba, mẹ là những người luôn động viên, giúp
đỡ em đạt được sự thành công như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn:
- Cô NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
- Quý thầy cô khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TPHCM đã truyền đạt cho em
những kiến thức quý báu để làm hành trang vững chắc cho em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp cũng như áp dụng những kiến thức đó vào công tác kế toán thực tiễn trong tương
lai.
- Ban giám đốc, các cô chú, anh chị phòng kế toán của Công ty Huỳnh Lê đã tận
tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập.
- Bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, góp ý kiến để em hoàn thành luận văn
này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và xin gửi lời chúc sức khỏe, thành công
đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và toàn thể cán
bộ công nhân viên của Công ty TNHH Huỳnh Lê.
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Diễm Ly
NỘI DUNG TÓM TẮT
HỒ THỊ DIỄM LY. Tháng 10 năm 2011. “Kế toán Doanh thu, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Huỳnh Lê”.
HO THI DIEM LY. October 2011. “Turnover Expenses Determined Trading
Result Accouting At Huynh Le Company Limited”

Để công ty hoạt động có hiệu quả cao nhất cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa
các phòng ban. Phải luôn nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình hạch toán và
các khoàn doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, hợp
lệ, tiết kiệm chi phí để tạo ra lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Khoá luận tìm hiểu về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
tại Công ty TNHH Huỳnh Lê có những nội dung chính:
- Phương pháp hạch toán kế toán doanh thu.
- Các khoản mục giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp phát sinh thực tế tại Công ty và phương pháp hạch toán.
- Kế toán doanh thu hoạt động tài chính và kế toán chi phí tài chính.
- Kế toán thu nhập khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty.
Dựa trên cơ sở lý luận, tiến hành mô tả, phân tích những kết quả thu được từ quá
trình thực tập tại Công ty TNHH Huỳnh Lê. Đồng thời, đưa ra các ví dụ nhằm làm nổi
bật những nội dung của khoá luận. Từ đó, nêu ra những nhận xét và một số đề nghị về
công tác kế toán tại Công ty nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH x
DANH MỤC PHỤ LỤC xi
CHƯƠNG 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: 2
1.4 Cấu trúc của đề tài: 2
CHƯƠNG 2 4
TỔNG QUAN 4

2.1. Vài nét sơ lược về Công ty TNHH Huỳnh Lê: 4
2.2 Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của công ty: 5
2.2.1 Mục tiêu của công ty: 5
2.2.2 Chức năng của công ty: 5
2.2.3 Nhiệm vụ của công ty: 5
2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức: 6
2.3.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh: 6
2.3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: 7
2.3.2.1 Sơ đồ tổ chức: 7
2.3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấp lãnh đạo và các phòng ban: 8
2.4 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty: 10
2.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: 10
2.4.2 Nhiệm vụ từng phần hành kế toán: 10
2.5 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty: 12
2.5.1 Năm tài chính: 12
2.5.2 Chế độ kế toán áp dụng: 12
v
2.5.3 Hình thức kế toán áp dụng: 13
2.5.4 Phương pháp ghi chép: 13
2.5.5 Các báo cáo tài chính sử dụng tại công ty: 14
2.6 Các qui định chung: 14
CHƯƠNG 3 15
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Nội dung nghiên cứu 15
3.1.1. Kế toán quá trình doanh thu: 15
3.1.2. Kế toán giá vốn hàng bán 22
3.1.3. Kế toán chi phí bán hàng 26
3.1.4. Kế toán CP quản lý DN 28
3.1.5. Kế toán hoạt động tài chính 30
3.1.6. Kế toán hoạt động khác: 34

3.1.7 Kế toán CP thuế thu nhập DN: 38
3.1.8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 41
3.2. Phương pháp nghiên cứu 45
3.2.1. Phương pháp thu thập 45
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 45
3.2.3. Phương pháp mô tả 45
CHƯƠNG 4 46
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46
4.1 Kế toán bán hàng: 46
4.1.1 Kế toán doanh thu: 46
4.1.1.1 Phương thức bán hàng: 46
4.1.1.2 Hình thức thanh toán: 46
4.1.1.3 Chứng từ sử dụng: 47
4.1.1.4 Lưu chuyển chứng từ: 47
4.1.1.5 Tài khoản sử dụng: 52
4.1.1.6 Phương pháp hạch toán: 52
4.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: 56
4.2 Kế toán giá vốn hàng bán: 60
vi
4.2.1 Quy trình xuất kho: 60
4.2.2 Chứng từ sử dụng: 60
4.3 Kế toán chi phí bán hàng: 62
4.4 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: 64
4.5 Kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính: 68
4.5.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: 68
4.5.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính: 70
4.6 Kế toán xác định kết quả hoạt động khác: 72
4.6.1 Kế toán thu nhập khác: 72
4.6.2 Kế toán chi phí khác: 74
4.7 Kế toán chi phí thuế thu nhập hiện hành: 75

4.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh: 76
CHƯƠNG 5 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
5.1. Kết luận: 78
5.2. Kiến nghị: 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 81
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ Kinh phí công đoàn
CKTM Chiết khấu thương mại
CP Chi phí
Cty Công ty
DN Doanh nghiệp
DT Doanh thu
DV Dịch vụ
GTGT Giá trị gia tăng
GGGHB Giảm giá hàng bán
HBBTL Hàng bán bị trả lại
HH Hàng hoá
K/C Kết chuyển
KH Khách hàng
KPCĐ Kinh phí công đoàn
KQKD Kết quả kinh doanh
SXKD Sản xuất kinh doanh
TH Trường hợp
TK Tài khoản

TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP Thành phẩm
TSCĐ Tài sản cố định
SP Sản phẩm
XDCB Xây dựng cơ bản
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất 7
Bảng 2.2: Sơ đồ tổ chức của công ty 8
Bảng 2.3: Sơ Đồ Tổ Chức Của Bộ Máy Kế Toán 10
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ DT Bán Nội Địa 50
Hình 4.2: Sơ đồ lưu chuyển chứng từ DT xuất khẩu 51
Hình 4.3: Sơ đồ hạch toán doanh thu quý I năm 2011 56
Hình 4.4: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán quý I năm 2011 61
Hình 4.5: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng quý I năm 2011 63
Hình 4.6: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp quý I năm 2011 67
Hình 4.7: Sơ đồ hạch toán doanh thu tài chính quý I năm 2011 69
Hình 4.8: Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính quý I năm 2011 71
Hình 4.9: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác quý I năm 2011 73
Hình 4.10: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh quý I năm 2011 76
x
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010;
Phụ lục 2. Hóa đơn giá trị gia tăng số 42361;
Phụ lục 3. Bộ chứng từ Invoice số 01/HL.2011 (Tờ khai hải quan, Hóa đơn giá trị gia
tăng, Commercial Invoice, Packing List, Bill of Lading, C/O);
Phụ lục 4. Bộ chứng từ Invoice số 11/HL.2011 (Tờ khai hải quan, Hóa đơn giá trị gia

tăng, Commercial Invoice, Packing List, Bill of Lading, C/O);
Phụ lục 5. Giấy báo nợ, báo có Invoice số 01+01/HL.2011;
Phụ lục 6. Bộ chứng từ Invoice số 03/HL.2011 (Tờ khai hải quan, Hóa đơn giá trị gia
tăng, Commercial Invoice, Packing List, Bill of Lading, C/O);
Phụ lục 7. Bộ chứng từ Invoice số 07/HL.2011 (Tờ khai hải quan, Hóa đơn giá trị gia
tăng, Commercial Invoice, Packing List, Bill of Lading, C/O);
Phụ lục 8. Bộ chứng từ Invoice số 08/HL.2011 (Tờ khai hải quan, Hóa đơn giá trị gia
tăng, Commercial Invoice, Packing List, Bill of Lading, C/O);
Phụ lục 9. Giấy báo nợ, báo có Invoice số 03+07+08/HL.2011;
Phụ lục 10. Phiếu xuất kho số 01/01 và 04/01;
Phụ lục 11. Hóa đơn 47689 và phiếu chi 02/01;
Phụ lục 12. Hóa đơn 3769;
Phụ lục 13. Hóa đơn 159563;
Phụ lục 14. Giấy báo có trả lãi tiền gởi;
Phụ lục 15. Hóa đơn 42375.
xi
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ lâu nền kinh tế Việt Nam mở cửa, bước vào quá trình hội nhập nền kinh tế quốc
tế, thực hiện bước chuyển đổi sâu sắc, đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước, phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần. Bất kỳ một thành phần kinh tế nào hoạt động ở lĩnh vực kinh
doanh nào đều cũng có một mục tiêu duy nhất phải đạt được, đó là hiệu quả kinh doanh
hay nói cách khác là có được lợi nhuận. Vì lợi nhuận là thước đo hiệu năng của quá trình
hoạt động của doanh nghiệp, chỉ khi có lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có thể tái sản
xuất, mở rộng quy mô sản xuất…
Thị trường có thể nói là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Những sản
phẩm đem ra thị trường tiêu thụ sẽ đem về một khoản tiền nhất định ta gọi là doanh thu.
Doanh thu là nguồn tái tạo nguồn vốn bỏ ra. Nếu doanh nghiệp thực hiện được
nguyên tắc “nguồn vốn tái tạo lớn hơn nguồn vốn bỏ ra” thì doanh nghiệp đã biểu hiện

thành công trong kinh doanh. Bất kì một doanh nghiệp nào khi bước vào hoạt động sản
xuất kinh doanh thì mục đích cuối cùng là lợi nhuận.
Lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường, nó quyết định khả năng cạnh tranh bản lĩnh doanh nghiệp. Nhưng để có lợi
nhuận doanh nghiệp phải có mức doanh thu hợp lý.
Vì vậy khi doanh nghiệp bước vào thị trường cạnh tranh hội nhập, thì việc đánh
giá, xem xét một cách chính xác doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay có lợi nhuận
không thông qua công tác hạch toán các khoản doanh thu, chi phí có hệ thống…Ngược lại
có thể làm cho các nhà quản trị có nhận định sai lầm về hiệu quả hoạt động của doanh
1
nghiệp từ đó đưa ra những quyết định sai lầm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh
nghiệp.
Thật vậy, việc xác định và phân tích xem doanh nghiệp hoạt động thật sự có hiệu
quả hay có lợi nhuận không là vấn đề quan trọng trong công tác quản trị hiện nay. Chính
vì vậy em đã chọn đê tài “Kế toán doanh thu, chi phi và xác định kết quả kinh doanh
tại Công ty TNHH HUỲNH LÊ”
Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và các anh chị trong công ty, cùng với việc
quan sát tài liệu và kiến thức đã học ở trường đã giúp em hoàn thành tốt đề tài này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực tế công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá quy trình kế toán từ việc lập
chứng từ ghi chép ban đầu đến việc xử lý, tổng hợp ghi sổ kế toán và phản ánh thông tin
kế toán để kiến nghị những sữa đổi, điều chỉnh nhằm hợp lý hóa hơn nữa công tác kế toán
trong doanh nghiệp phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về không gian: tại phòng kế toán Công ty TNHH Huỳnh Lê.
Về thời gian: từ ngày 20 tháng 5 đến ngày 29 tháng 10 năm 2011
Giới hạn của đề tài:
- Về số liệu: đề tài nghiên cứu trong Quý I năm 2011
- Về kiến thức: Trong khoảng thời gian giới hạn cho phép, quá trình thực hiện

đề tài không thể tránh khỏi những sai xót và hạn chế, kính mong qúy thầy cô thông cảm
và đóng góp ý kiến cho luận văn được hoàn chỉnh hơn.
1.4 Cấu trúc của đề tài:
Đề tài gồm có 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do, mục đích, và giới hạn đề tài.
Chương 2: Tổng quan
2
Giới thiệu tổng quát về Công ty TNHH Huỳnh Lê, cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý, bộ máy kế toán, phương hướng hoạt động trong tương lai, hình thức kế toán áp
dụng tại công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những kiến thức về kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả
kinh doanh và phương pháp nghiên cứu đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả quá trình hạch toán doanh thu, chi phí, xác định và phân tích kết quả
kinh doanh tại công ty và các giải pháp hợp lý hoá công tác kế toán.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu nhận xét và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác
kế toán tại công ty.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Vài nét sơ lược về Công ty TNHH Huỳnh Lê:
Công ty TNHH Huỳnh Lê được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số:
4702001018 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Đồng nai cấp ngày 12 tháng 05 năm 2004 (Tên
cũ: Công ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại Phương Thùy)
Đăng ký thay đổi lần thứ 5, ngày 06 tháng 03 năm 2009
Tên chính thức: Công ty TNHH Huỳnh Lê
Tên giao dịch quốc tế: HUYNH LE COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: HUYNH LE CO,. LTD
Người đại diện: HUỲNH CAO QUÍ
Văn phòng chính đặt tại: Cụm Công Nghiệp, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh
Đồng Nai.
Điện thoại: 061.3966750-063-064
Fax: 061.3966749
Email:
Website: www. huynhlecofurniture.com
Ngành, nghề kinh doanh: Chế biến gỗ từ nguyên liệu gỗ rừng trồng và gỗ nhập
khẩu chính ngạch.
Đây là một công ty TNHH 3 thành viên với vốn điều lệ: 30.000.000.000đ, được
chia làm 3 phần:
 Huỳnh Cao Quý: 65%
 Lê Thị Phương Nga: 30%
 Huỳnh Công Thành: 5%
4
Đăng ký kinh doanh từ năm 2004 nhưng đến đầu năm 2007 Công ty mới chính
thức đi vào sản xuất kinh doanh. Trong thời gian đầu hoạt động, công ty có khoảng 100
nhân viên, bao gồm 10 quản lý, nhà xưởng làm việc phải đi thuê ngoài, diên tích nhỏ.
Nhưng trong quá trình hoạt động và phát triển, số công nhân hiện nay của công ty đã tăng
lên khoảng 470 người, bao gồm 35 cán bộ nhân viên. Khuôn viên công ty đã được mở
rộng, nhà xưởng xây dựng quy mô, nâng cấp hệ thống sản xuất, đầu tư một số thiết bị tiên
tiến, công nhân sản xuất có trình độ tay nghề cao và có kế hoạch mở rộng quy mô sản
xuất trong thời gian tới. Đây là thời kỳ hội nhập với thị trường quốc tế, Công ty hoạt động
sản xuất gồm 2 xưởng đặt tại Cụm Công Nghiệp, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh
Đồng Nai.
Thị trường chủ yếu của công ty hiện nay là các nuớc Châu Á mà chủ yếu là Hàn
Quốc. Trong tương lai, công ty định hướng sẽ mở rộng thị trường sang Italia, Mỹ, Nhật…
2.2 Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của công ty:
2.2.1 Mục tiêu của công ty:

 Gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
 Giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn duy trì được chất lượng sản phẩm.
 Mở rộng thị trường sang Châu Âu và Châu Mỹ.
 Quản lý tốt nhà máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của công nhân viên, không
ngừng cải thiện, nâng cao điều kiện, môi trường làm việc cho công nhân viên.
2.2.2 Chức năng của công ty:
 Hoạt động chính của công ty là sản xuất các mặt hàng bằng gỗ.
 Liên doanh với các cơ sở sản xuất, gia công, chế biến trong nước thu mua các mặt
hàng và chế biến lại thành thành phẩm xuất khẩu sang nước ngoài.
2.2.3 Nhiệm vụ của công ty:
Nhằm đưa công ty phát triển, mang lại lợi nhuận cao nhất trong bối cảnh kinh tế
hội nhập, công ty TNHH Huỳnh Lê đã đề ra nhiệm vụ:
 Sử dụng tốt nguồn vốn và lao động để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
5
 Thực hiện đúng nghĩa vụ của một doanh nghiệp, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ
chính sách của nhà nước ban hành về giao nhận Xuất nhập khẩu, cũng như chính sách về
lao động, tiền lương …
 Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ của nhân viên đáp ứng theo quy
trình nghiệp vụ đổi mới phù hợp với luật pháp và quan tâm đến đời sống của nhân viên.
2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức:
2.3.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Công ty TNHH Huỳnh Lê chuyên sản xuất kinh doanh các loại bàn, ghế gỗ, xuất
khẩu trực tiếp và gia công sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Những mặt hàng chính
của công ty hiện nay là:
 Bàn ghế V.S II
 Bàn ghế DINING
 Bàn ghế U.P
 Ghế Verdi
 Bàn ghế V.S
 Bàn ghế SI 003

 Bàn ghế MONARISA…
Nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu bao gồm:
• Phôi cao su (Gỗ)
• Hóa chất
• Simily (Sản phẩm PVC)
• Mousse
• MDF
• Ốc vít…….
Quy trình sản xuất của doanh nghiệp được bố trí theo công nghệ sản xuất khép kín
từ khâu đầu tiên nhận nguyên liệu đến khâu cuối cùng là thành phẩm. Mỗi sản phẩm được
sản xuất theo một quy trình công nghệ tiên tiến nhất và trải qua các công đoạn sau:
6
Bảng 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất
Theo dây chuyền sản xuất này công nhân sản xuất trực tiếp được phân thành 11 bộ
phận: Bào ghép, Cắt Lọng, Tiện, Toupie, Lắp Ráp, Chà láng, Bã, Sơn, Bao bì, May, KSC.
Đứng đầu mỗi bộ phận là Tổ trưởng, đây là người phụ trách các công nhân viên
trong tổ mình và chịu trách nhiệm trước Quản Đốc phân xưởng về công việc cũng như
chất lượng của bán thành phẩm làm ra.
Hệ thống máy móc được trang bị đầy đủ, hiện đại phù hợp với qui mô của công ty,
như Máy ghép ngang, máy ghép dọc, máy cắt, máy bào 1 mặt, máy bào 2 mặt, máy lọng thụt,
máy lọng dây, máy khoan 1 đầu, máy khoan 2 đầu, hệ thống dây chuyền sơn…
2.3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
2.3.2.1 Sơ đồ tổ chức:
Sơ đồ tổ chức vô cùng quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của công ty vì nó
nói lên sự thống nhất, hiệu quả trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Công ty
TNHH Huỳnh Lê hoạt động với cơ cấu tổ chức sau:
7
Phôi cao su Bào Thẩm Rong
Ripsaw
Ghép

Toupie Chà nhám
thùng
Lắp ráp chi
tiết
Trám trét
Bao bì đóng
gói
KCS Sơn Ráp thành
phẩm
Thành
phẩm
Cắt chính
xác
Khoan Lộng Bào láng
Sơ đồ tổ chức của công ty gồm: Ban giám đốc, 2 phòng ban và các đơn vị trực
thuộc. Mỗi phòng ban và các đơn vị trực thuộc phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực mà
mình phụ trách, đồng thời có mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ qua lại trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 2.2: Sơ đồ tổ chức của công ty
Nhìn chung, với một cơ cấu tổ chức gọn và đơn giản công ty TNHH Huỳnh Lê đã
tổ chức tốt việc quản lý và điều phối cán bộ, nhân viên tạo nên sự hài hoà giữa cấp trên và
cấp dưới giúp quá trình làm việc diễn ra liên tục đối với từng bộ phận cũng như toàn
doanh nghiệp
2.3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấp lãnh đạo và các phòng ban:
 Giám đốc:
Giám đốc là người trực tiếp điều hành, quản lý hoạt động của công ty , đại diện
cho công ty quan hệ với khách hàng nước ngoài, chịu trách nhiệm về đầu tư, kinh doanh
trước pháp luật.
Nhiệm vụ chính của Giám đốc là : xác định chiến lược, mục tiêu đầu tư, xây dựng
kế hoạch và lên phương án hoạt động của công ty trong từng giai đoạn, điều hành thống

8
P. kinh doanh
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
VĂN PHÒNG
P.GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
Phân xưởng sxP. kỹ thuật P. kế toán tài vụ
Bộ phận cung
ứng vật tư
Bộ phận kho
nhất, giám sát chặt chẽ các hoạt động của các bộ phận trong công ty, tổ chức nguồn nhân
lực có hiệu quả và sử dụng tốt nguồn vốn được giao.
Giám đốc có quyền phân công bãi nhiệm cấp dưới, kiểm tra giám sát mọi hoạt
động của công ty, ra quyết định khen thưởng, kỹ luật nhân viên, lãnh đạo chung và chỉ
đạo trực tiếp các đơn vị trực thuộc
 Phó giám đốc:
Là người giúp đỡ giám đốc, phụ trách phòng kế toán (Phó giám đốc VP), phân
xưởng (Phó giám đốc SX), được uỷ quyền giải quyết một số vấn đề khi giám đốc đi vắng
và chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc về những công việc được phân công.
 Phòng kế toán – tài vụ:
Là phòng giúp ban Giám đốc quản lý tài sản, nguồn vốn của công ty, theo dõi chặt
chẽ việc thu chi, tổ chức giám sát việc thực hiện tài chính, tham mưu cho Giám đốc duyệt
báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty.
Quản lý chặt chẽ nguồn tiền mặt, ngoại tệ phát sinh thanh toán trong quá trình kinh
doanh, thực hiện việc thu chi kịp thời hoạt động của công ty. Phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty, đưa ra nhận xét đánh giá, biện pháp khắc phục, phát huy tính tự
chủ về tài chính của công ty.
Thực hiện chức năng chế độ tài chính kế toán do nhà nước quy định, xử lý các
nghiệp vụ kế toán trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh số liệu, tình

hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn.
 Phòng kỹ thuật: Đảm trách công tác kỹ thuật, bảo dưỡng máy móc, thiết bị nhà
xưởng, thực hiện các phương án mở rộng sản xuất.
 Bộ phận cung ứng vật tư: Có nhiệm vụ cung cấp vật tư theo lệnh sản xuất của
phòng kế hoạch dưới sự chỉ đạo, giám sát của Kế toán trưởng.
 Bộ phận kho: Chịu trách nhiệm xuất, nhập nguyên vật liệu theo phiếu đề xuất vật
tư đã có chữ ký xác nhận của Quản đốc phân xưởng.
 Phân xưởng sản xuất: Làm theo yêu cầu của công ty.
9
2.4 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
2.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:
Tổ chức kế toán ở doanh nghiệp theo mô hình tập trung. Mô hình tổ chức này có đặc
điểm toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp được thực hiện tập trung
ở phòng kế toán. Còn ở các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân
loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ.
Bảng 2.3: Sơ Đồ Tổ Chức Của Bộ Máy Kế Toán
Nguồn : Phòng Kế toán - Thống kê – Tài chính
2.4.2 Nhiệm vụ từng phần hành kế toán:
 Kế toán trưởng: gồm 1 người
Là người chịu trách nhiệm cao nhất ở phòng kế toán, lập kế hoạch làm việc cho
phòng kế toán dưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc công ty,giữ vai trò quản lý. Kế toán
trưởng là người nắm vững kế hoạch phát triển của công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp
trong công việc điều hành bộ máy quản lý kế toán của công ty. Điều hành mọi thành
phaàn kế toán, các vấn đề luân chuyển chứng từ, kiểm tra mọi việc thực hiện quyết định
của các phân xưởng.
 Thủ quỹ: gồm 1 người
Chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt, ngân phiếu khi có hóa đơn phiếu thu chi đã
được hợp lệ dưới sự xét duyệt của giám đốc hoặc kế toán trưởng.
+ Chịu sự phân công của Kế toán trưởng trong thu chi tiền mặt và bảo quản tiền.
+ Phát lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

10
Kế toán
trưởng
Thủ
quỹ
Kế toán vật
tư và TSCĐ
Kế toán lao
động
và tiền lương
Kế toán
Công
nợ
Kế toán
tổng
hợp
Kế
toán
XK
+ Ghi chép và báo cáo quỹ hằng ngày cho Kế toán trưởng.
 Kế toán lao động và tiền lương: gồm 1 người
Chịu trách nhiệm ghi chép, phân tích tổng hợp số liệu về lao động và kết quả lao
động, mở sổ sách cần thiết, hạch toán nghiệp vụ kế toán tiền lương theo đúng chế độ,
phương pháp, lập báo cáo về tiền lương, phân tích tình hình quản lý, sử dụng thời gian lao
động, quỹ tiền lương, năng suất lao động. Trình tự ghi chép và biểu mẫu sử dụng: Tính
lương, thanh toán lương và tính BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện tại phòng kế toán.
Hàng tháng, trên cơ sở tài liệu về thời gian lao động và kết quả lao động cũng như chính
sách về lao động_tiền lương về BHXH Kế toán tiến hành tính toán tiền lương cũng như
trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên. Sau khi có kết quả tính toán tiền lương phải
trả cho từng người, được tổng hợp theo từng bộ phận và phản ánh vào Bảng thanh toán

tiền lương lập cho từng bộ phận đó. Trường hợp công nhân viên được nghỉ hưởng trợ cấp
BHXH thì căn cứ vào số ngày nghỉ thực tế nghỉ việc được hưởng trợ cấp BHXH phản ánh
trên các chứng từ như “Phiếu hưởng nghỉ BHXH”, “Biên bản điều tra tai nạn lao động”,
để tính toán lập bảng “ Bảng thanh toán BHXH”. Bảng thanh toán lương và thanh toán
BHXH là cơ sở để Kế toán tổng hợp, phân bổ tiền lương va tính trích BHXH,
BHYT,KPCĐ. Việc thanh toán lương, trợ cấp cho công nhân viên được thực hiện một
tháng 2 kỳ.
 Kế toán xuất khẩu: gồm 1 người
Theo dõi số lượng hàng xuất, làm chứng từ qui trình giao nhận container đường
biển.
 Kế toán công nợ: gồm 1 người
Là Người chịu trách nhiệm theo dõi phản ánh các khoản nợ đã thu, phải thu của
khách hàng, cấp trên, cấp dưới cá nhân hoặc tập thể đồng thời phản ánh các khoản đã trả,
phải trả cho cơ quan nhà nước, công nhân viên nội bộ và các khoản khác như ký quỹ, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Tất cả các khoản trên kế toán phải tập
hợp chứng từ và ghi vào sổ.
11
 Kế toán vật tư, TSCĐ: gồm 1 người
Có nhiệm vụ tổ chức ghi chép, phản ánh số lượng về tình hình thu mua, vận
chuyển, nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tính giá thành thực tế của vật liệu
thu mua, kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, nhập xuất nguyên vật liệu, các định
mức dự trử, định mức tiêu hao, phát hiện và đề xuất các biện pháp xử lý vật liệu thừa,
thiếu, ứ đọng, kếm phẩm chất, xác định số lượng và giá trị vật liệu tiêu hao và phân bổ
chính xác chi phí này cho các đối tượng sử dụng. Đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm,
mua sắm, trang bị, lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định. Trình tự ghi chép và biểu mẫu
sử dụng khi có tài sản cố định mới đưa vào sử dụng, đơn vị phải lập biên bản bàn giao,
đại diện bên giao và đại diện bên nhận và một số ủy viên để lập biên bản giao nhận cho
từng tài sản cố định. Đối với tài sản cố định cùng loại, giao nhận cùng lúc, do cùng một
đơn vị chuyển giao thi có thể lập chung thành một văn bản. Hồ sơ riêng của từng loại tài
sản bao gồm: biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hóa đơn mua bán, kế toán sẽ

mở thẻ tài sản cố định, các bản sao tài liệu kỷ thuật và các chứng từ khác có liên quan.
Căn cứ vào hồ sơ tài sản cố định kế toán sẽ mở thẻ tài sản cố định để theo dõi chi tiết của
từng tài sản cố định trong doanh nghiệp. Thẻ tài sản cố định do kế toán tài sản cố định
lập, kế toán trưởng kí xác nhận. Thẻ này được lưu ở phòng kế toán sau khi lập xong thẻ
tài sản cố định được đăng kí vào sổ tài sản cố định.
 Kế toán tổng hợp: gồm 1 người
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ do kế toán các bộ phận chuyển qua, kế toán tổng hợp
ghi vào sổ cái các tài khoản đến cuối tháng rút số dư và tiến hành lập bảng cân đối số phát
sinh, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bản thuyết minh báo cáo tài chính chuyển lên kế
toán trưởng để kiểm tra và xét duyệt
2.5 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty:
2.5.1 Năm tài chính:
Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm.
2.5.2 Chế độ kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng hệ thống chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán Việt Nam.
12
2.5.3 Hình thức kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng hình thức kế toán là Nhật Ký Chung
SƠ ĐỒ HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG
Ghi chú :
Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
2.5.4 Phương pháp ghi chép:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Kế toán
tổng hợp sẽ tiến hành ghi vào sổ Nhật ký chung (công ty không sử dụng các loại sổ nhật
ký đặc biệt mà ghi thẳng vào Nhật ký chung), đồng thời với việc ghi vào sổ Nhật ký
chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan. Sau đó căn
cứ trên sổ Nhật ký chung mà ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đến kỳ
lập báo cáo tài chính kế toán sẽ cộng số liệu trên Sổ cái lập bảng cân đối tài khoản. Sau

13
Số thẻ kế toán chi
tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Chứng từ gốc
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số dư và
số phát sinh
Báo cáo tài chính

×