Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài giảng đất và vệ sinh môi trường đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.84 KB, 11 trang )

Bài: Đất và vệ sinh môi trường đất (12 tiết)
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được các yếu tố nguy cơ của ô nhiễm đất.
2. Phân tích, phiên giải được kết quả đo lường ô nhiễm đất so với tiêu chuẩn
đất.
3. Xác định được các nguồn gây ô nhiễm đất.
4. Trình bày được ảnh hưởng của ô nhiễm đất đến vấn đề sức khỏe.
5. Trình bày được các biện pháp dự phòng nhằm giảm thiểu ô nhiễm đất ảnh
hưởng đến sức khỏe
NỘI DUNG:
MỞ ĐẦU:
Thành phần hóa học của Trái đất bao gồm các nguyên tố hóa học có số thứ tự
từ 1 đến 92 trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleep. Theo các giả thuyết, nhân
Trái đất gồm 2 phần: nhân cứng là hỗn hợp cacbua và hydrat Fe và Ni; nhân lỏng
là hỗn hợp nóng chảy có thành phần 90% Fe và 10% Ni. Mantia và vỏ Trái đất là
hỗn hợp silicat và alumo silicat của kim loại kiềm, kiểm thổ và một ít Fe, Ni. Hàm
lượng của 8 nguyên tố hóa học phổ biến nhất trong vỏ Trái đất được trình bày
trong bảng dưới đây:
Nguyên tố % trọng lượng so với toàn
vỏ
% thể tích so với toàn vỏ
O 46,60 93,77
Si 27,72 0,86
Al 8,13 0,47
Fe 5,00 0,43
Mg 2,09 0,29
Ca 3,63 1,03
Na 2,83 1,32
K 2,59 1,83
Đất (soil) là lớp ngoài cùng của thạch quyển, bị biến đổi tự nhiên dưới tác


động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật. Các thành phần chính của đất là chất
khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn
trùng, chân đốt,
Thành phần vô cơ của đất (chất khoáng): chiếm 40%, là kết quả của sự
phong hoá đá trong quá trình hình thành đất, chúng là khoáng vật nguyên sinh và
thứ sinh, là thành phần rắn của đất và được coi là bộ xương của đất và quyết định
tình hình nước trong đất cũng như những tính chất khác của đất.
Căn cứ vào kích thước mà phân loại các hạt đất như sau:
Thành phần đá: bao gồm cuội sỏi, chúng có kích thước > 3 mm.
Thành phần cát: bao gồm những hạt có kích thước từ 0,05 - 3 mm.
Thành phần sét: bao gồm hạt có kích thước từ 0,001 - 0,05 mm.
Thành phần phù sa chúng có kích thước từ 0,0001 - 0,001 mm.
Thành phần keo chúng có kích thước < 0,0001 mm.
Thành phần hữu cơ của đất (mùn) chiếm 5%. Chất hữu cơ có vai trò quan
trọng trong việc duy trì và phát triển các sinh vật có trong đất, nhất là đối với vi
sinh vật; đồng thời vi sinh vật cũng cho sự phân huỷ các hợp chất hữu cơ và biến
chúng thành mùn làm tăng độ phì nhiêu của đất. Tác dụng của mùn không chỉ ảnh
hưởng đến các thành phần của đất mà còn giúp điều hoà nhiệt lượng, hạn chế sự
rửa trôi chất dinh dưỡng, cung cấp nguồn đạm cho hoạt động của thực vật và vi
sinh vật.
Thành phần nước trong đất chiếm 35%, là thành phần cần thiết của đất; nó
quyết định sự chuyển hoá các chất hữu cơ, vô cơ; ảnh hưởng đến chế độ không
khí, chế độ nhiệt của đất. Lượng nước trong đất thường thay đổi, phụ thuộc vào
thành phần cơ học của đất, điều kiện khí hậu…
Thành phần khí trong đất chiếm 20%. Khí nằm trong các lỗ hổng của phần
tử đất, khí có thành phần giống như trong khí trời nhưng với hàm lượng khác và
rất thay đổi tùy theo các quá trình chuyển hóa và đốt cháy. Ni tơ trong đất thay đổi
ít còn O
2
và CO

2
thì không ngừng biến động và còn có sự trao đổi với lượng khí có
trong không khí bên trên lớp đất bề mặt, đó là hiện tượng hô hấp của đất.
* Hệ vi sinh vật đất:
Điều kiện
Vi sinh vật
Nhiệt độ
tối thiểu
Nhiệt độ
tối đa
Nhiệt độ
thích hợp
Khả năng tồn tại
- Vi sinh vật ưa lạnh 0
o
C 35
o
C 13
o
C Trong các loại đất
- Vi sinh vật ưa ấm 10
o
C 45
o
C 22
O
C
VSV hoại sinh (làm
thối rữa chất hữu cơ)
- VSV gây bệnh 10

o
C 45
o
C 37
O
C
Là các VSV gây bệnh
cho con người
- VSV ưa nhiệt 35
o
C 75
o
C 50
O
C
Đất vùng suối nước
nóng.
1. Trình bày được các yếu tố nguy cơ của ô nhiễm đất.
1.1. Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học:
Các chất thải bỏ của người và vật nuôi làm ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh vào
đất và gây bệnh ở người được chia làm 3 nhóm sau:
a) Nhóm truyền bệnh người - đất - người:
Nhóm vi sinh vật đường tiêu hoá từ người bệnh, người lành mang trùng,
người khỏi mang mầm bệnh được thải ra đất rồi lại xâm nhập trở lại người gồm:
- Trực khuẩn thương hàn: (Salmonella Paratyphy A, B)
Sức đề kháng tốt, chịu được nhiệt độ 100
o
C trong 5 phút, ở trong đất hoặc
nước có thể sống được 2-3 tuần. Trong nước đá có thể sống được 2-3 tháng.
- Trực khuẩn lỵ (Shigella Shiga, Shigella Frexneri )

Sức đề kháng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ 60
o
C trong 10-30 phút, có thể
sống ở quần áo người bệnh trong 1 tuần, trong sữa hoặc trong nước ít tạp khuẩn
vài tháng. Người bị bệnh thường do ăn phải rau, quả có dính đất bị ô nhiễm hoặc
tiếp xúc với phân tươi.
- Phẩy khuẩn tả: (Vibrio Cholerae, Vibrio Eltor )
Phẩy khuẩn tả tồn tại trong môi trường đất không quá một tháng, khả năng
tồn tại của nó phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ không khí, bức
xạ, vận tốc gió… Nếu đất bị nhiễm bẩn bởi phân tươi, và các chất hữu cơ khác thì
sẽ kéo dài thời gian tồn tại từ 5 đến 7 tháng, ngoài ra còn phụ thuộc vào thành
phần cơ học của đất, các vi sinh vật đối kháng và một số nhân tố sinh học khác
nữa.
- Amibe: (Entamoeba Dysenteriae). Chúng có thể tồn tại trong đất, nhất là
vùng đất bị nhiễm bẩn bởi phân tươi của người dưới dạng kén.
- Ký sinh trùng: (giun đũa Ascaride, giun xoắn Trichinelli Spiralis, giun móc
Necator - Americanus). Trứng của chúng có thể tồn tại trong môi trường đất một
thời gian khá dài.
b) Nhóm truyền bệnh vật nuôi - đất - người:
- Xoắn khuẩn vàng da (Leptospira): chúng có mặt khắp mọi nơi trên thế giới,
chúng gây bệnh cho vật nuôi và một số loại gặm nhấm trong rừng, các loại dê,
cừu, ngựa cũng bị nhiễm khuẩn.
Chúng thường gây bệnh cho công nhân lao động lâm nghiệp, người làm
nương rẫy, bộ đội biên phòng, công nhân vệ sinh
- Trực khuẩn than: chúng gây bệnh cho vật nuôi khi ra môi trường bên ngoài,
khả năng chống chịu rất cao, chúng có thể tồn tại nhiều năm trong đất và các tổ
chức của động vật như: da, lông ngựa, lông cừu.
- Rickettsia Coxiella Buraelti: chúng tồn tại trong đất và trong bụi một thời
gian dài nhờ sức đề kháng với điều kiện khô hanh. Chúng sống nhờ trên họ nhà ve
cánh cứng Ixodidae. Ở Việt Nam gặp ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du nước

ta, chúng sống trên các loài thú trong rừng loài ve này nó cũng bám vào người và
gây bệnh cho người, bệnh này đã xuất hiện ở nhiều nơi trên miền Bắc nước ta.
- Giun móc: thường gặp ở một số nơi có mèo, chó bị nhiễm giun Akylostoma
brazilienne, do ấu trùng giun móc xâm nhập qua da và gây viêm da ở những mức
độ khác nhau, do đi chân đất mà ấu trùng giun chui qua da vào máu và cư trú cuối
cùng ở ruột.
- Một số tác nhân khác như: toxocare, clostridium perfringens, virus viêm
màng não.
c) Nhóm truyền bệnh đất - người:
- Các loại nấm: gây bệnh chủ yếu cho những người đi chân đất, không có
phòng hộ lao động như: giầy, dép, mũ, áo, quần, khẩu trang. Gây bệnh cho công
nhân lao động, nông nghiệp, lâm nghiệp, công nhân hầm lò, bộ đội vv
- Clostridium tetani: có thể nói rằng vi khuẩn uốn ván gặp khá nhiều trong
đất canh tác, một số trường hợp ở chỗ đất bỏ hoang. Càng lên vùng núi cao càng ít
gặp bệnh này, chúng phân bố không đồng đều trong các loại đất khác nhau, chúng
sống trong phân và tồn tại trong đất vài năm trong lớp đất mùn. Độc tố của nó bị
phân huỷ bởi các vi khuẩn kỵ khí trong đất.
- Các siêu vi khuẩn truyền bệnh có trong đất:
Trong những năm gần đầy người ta có thể phát hiện các siêu vi khuẩn có
trong đất, người ta tìm thấy virus bại liệt ECHO, virus gây viêm màng não và sốt phát
ban. Tuỳ theo điều kiện ở môi trường trong đất, khả năng tồn tại của chúng trong
đất từ 25-170 ngày, chúng phát triển mạnh ở nhiệt độ 3- 10
o
C.
1.2. Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học:
- Loại ô nhiễm này được gây nên từ các nguồn điểm hoặc nguồn diện: chất
thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và đặc biệt là việc sử dụng phân bón hoá học,
HCBVTV, các chất kích thích sinh trưởng.
- Ô nhiễm đất do kim loại nặng: các kim loại nặng là nguồn chất độc nguy
hiểm đối với hệ sinh thái đất, chuỗi thức ăn và con người. Những KLN có tính độc

cao nguy hiểm là: thuỷ ngân (Hg), cadimi (Cd), chì (Pb), niken (Ni); những KLN
có tính độc mạnh là asen (As), crom (Cr), mangan (Mn), kẽm (Zn) và thiếc (Sn).
- Trong thực tế, các KLN nếu ở hàm lượng thích hợp rất cần cho sự sinh
trưởng và phát triển của thực vật, động vật và con người. Nhưng nếu chúng tích
luỹ nhiều trong đất thì lại rất độc hại.
- Trên quan điểm về dinh dưỡng cây trồng và môi trường thì các kim loại vết
có lợi như Mo, Mn, B, Co, Zn, Cu, được gọi là các nguyên tố vi lượng. Các
nguyên tố vết gây độc mạnh như Pb, Cd, Hg, As, Cr, Ni và các nguyên tố Zn, Cu,
Mn ở hàm lượng lớn được gọi là các KLN.
1.3. Ô nhiễm đất do tác nhân lý học:
- Ô nhiễm nhiệt: khi nhiệt độ trong đất tăng sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn
đến hệ sinh vật đất phân giải chất hữu cơ và trong nhiều trường hợp làm đất chai
cứng, mất chất dinh dưỡng. Nhiệt độ trong đất tăng, dẫn đến giảm lượng ô xy làm
mất cân bằng ô xy và quá trình phân huỷ các chất hữu cơ sẽ tiến triển theo kiểu kỵ
khí, tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có mùi khó chịu và độc cho cây trồng, động
vật thuỷ sinh như NH
3
, H
2
S, CH
4
và aldehyt.
- Chất phóng xạ: xuất phát từ những vụ nổ bom nguyên tử, hoặc những chất
phế thải phóng xạ ở thể lỏng hay thể đặc được thải ra từ các trung tâm công
nghiệp, nghiên cứu khoa học hay bệnh viện, chúng có thể lắng xuống mặt đất và
tích tụ ở đó, gây nguy hại cho con người và động vật ăn thực vật.
2. Phân tích, phiên giải được kết quả đo lường ô nhiễm đất so với tiêu
chuẩn đất.
Cho tới hiện nay người ta chưa tìm được một hoá chất đặc biệt nào có thể
xác định tình trạng một mẫu đất bị ô nhiễm vì cấu tạo của các lớp đất khác nhau.

Để đánh giá đất bị nhiễm bẩn, người ta dựa vào các chỉ số:
- Chỉ số vệ sinh:
Ni tơ albumin của đất
Chỉ số vệ sinh =
Ni tơ của chất hữu cơ
Ni tơ albumin của đất là nitơ đã có trong mùn đất mà đất đó không bị nhiễm
bẩn (toàn bộ nitơ)
Ni tơ chất hữu cơ bao gồm cả Ni tơ là xác các loài động thực vật
Ưu điểm của phương pháp: không cần có mẫu đất sạch để đối chứng.
Chỉ số vệ sinh Tình trạng đất
< 0,7 Ô nhiễm nặng
0,70 - 0,85 Ô nhiễm vừa
0,86 - 0,98 Ô nhiễm ít
> 0,98 Có thể coi là sạch
- Dựa vào dự trữ muối:
+ Đất chứa ít muối Clo là đất sạch
+ Đất chứa nhiều muối Clo là đất bẩn.
- Dựa vào độ chuẩn Coli aerogennes và Bact - perfringens:
Tình trạng đất
Độ chuẩn coli
aerogennes
Bact - ferfringens
Nhiễm bẩn nặng < 0,001 < 0,0001
Nhiễm bẩn vừa 0,001 - 0,01 0,0001 - 0,001
Nhiễm bẩn ít 0,01 - 0,1 0,001 - 0,01
Đất sạch > 0,1 > 0,01
- Dựa vào số trứng giun đũa có trong đất.
Tình trạng đất Số trứng giun /kg đất
Đất sạch Không có trứng giun
Đất nhiễm bẩn ít < 10

Đất nhiễm bẩn vừa 10 - 100
Đất nhiễm bẩn nặng > 100
3. Xác định được các nguồn gây ô nhiễm đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là
nền móng xây dựng cho các công trình dân dụng, công nghiệp, văn hóa của con
người. Đất còn là nguồn tài nguyên quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, con người
sử dụng nó để sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho bản thân và cộng
đồng. Song với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị
hóa gia tăng như hiện nay thì không chỉ diện tích đất canh tác bị thu hẹp mà chất
lượng đất ngày càng bị suy thoái. Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường
đất chủ yếu là do nông dược, phân hóa học tích lũy dần trong đất qua các mùa vụ,
ngoài ra còn do các chất thải trong hoạt động của con người (nước thải, khí thải,
chất thải rắn). Mặt khác đất cũng là một yếu tố của môi trường nên nó tiếp nhận
những chất ô nhiễm từ các yếu tố khác (không khí, nước, vành đai sinh vật) ở mọi
lúc, mọi nơi.
Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất đến từ nông dược và phân hoá học,
chúng tích luỹ dần trong đất qua các mùa vụ. Thứ hai là các loại chất thải trong
hoạt động của con người (rắn, lỏng, khí). Thứ ba, đất cũng là một yếu tố của môi
trường cùng với không khí, nước và vành đai sinh vật, nên nó tiếp nhận những
chất ô nhiễm từ các yếu tố khác mọi nơi, mọi lúc. Ngoài ra, các vùng khai thác
khoáng sản kim loại thường tạo thành một khu vực khuếch tán, khiến cho hàm
lượng nguyên tố này trong vùng đất xung quanh cao hơn nhiều so với đất thông
thường, đây cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất.
- Trong nông nghiệp:
+ Chăn nuôi gia súc: súc vật thả rông, phân không được ủ kín, để phóng uế
bừa bãi ra ngoài môi trường đất.
+ Người dân sử dụng phân tươi để bón rau, bón lúa.
+ Sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật không đúng cách.
Tại Bắc Ninh, ô nhiễm đất cũng bắt nguồn từ nước thải, chất phế thải, khí
thải, hóa chất bảo vệ thực vật và hoạt động khai thác khoáng sản. Hiện tại trên địa

bàn tỉnh có hàng chục khu, cụm công nghiệp và nhiều làng nghề truyền thống,
nhưng chỉ có 2 khu công nghiệp tập trung đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, còn
lại tất cả các khu, cụm công nghiệp khác và các làng nghề truyền thống chưa có hệ
thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất ở các
cụm công nghiệp và các làng nghề không qua xử lý (chỉ có một số cơ sở đã xử lý
sơ bộ) xả trực tiếp vào môi trường, làm ô nhiễm môi trường một số sông như Ngũ
Huyện Khê, sông Ngụ Những con sông này vẫn là nguồn cung cấp nước tưới
chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp. Qua thời gian các chất gây ô nhiễm sẽ ngấm
xuống đất và tích lũy dần trong cây trồng, gây ô nhiễm đất ảnh hưởng đến sức
khỏe con người. Các chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh hiện có xu hướng gia
tăng. Trung bình mỗi năm chất thải rắn sinh hoạt tăng 10%, chất thải rắn công
nghiệp tăng 15%, chất thải rắn y tế tăng 8%. Chất thải công nghiệp, y tế chứa
nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và môi trường nếu không được xử
lý triệt để. Việc xử lý rác thải hiện nay chủ yếu là chôn lấp, vẫn còn nhiều bãi rác
lộ thiên gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Khí thải tại một số làng nghề tái chế
kim loại có chứa các chất như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất chứa nitơ… kết tụ
hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm giảm độ PH của đất cũng gây ô nhiễm
đất. Hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng không hợp
lý thì lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Tại các vùng trồng rau thâm
canh của tỉnh lượng hóa chất BVTV sử dụng tăng gấp 3- 5 lần so với các vùng
trồng lúa. Các loại thuốc trừ cỏ, thuốc diệt chuột và các thuốc khác hiện được sử
dụng với số lượng ngày càng tăng. Ngoài ra hoạt động khai thác cát sỏi trên sông
Cầu, sông Đuống không theo quy hoạch có thể gây sạt, trượt các bãi bồi, thềm
sông làm giảm diện tích đất canh tác, sinh hoạt.
Theo kết quả điều tra, phân tích các mẫu đất trên địa bàn tỉnh của Trung tâm
Quan trắc Tài nguyên và Môi trường cho thấy hàm lượng chì (Pb), đồng (Cu), kẽm
(Zn)… đều vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là tại các làng nghề, khu, cụm công
nghiệp mức độ ô nhiễm tăng theo từng năm. Đơn cử như hàm lượng Pb trong đất
tại các khu vực cụm công nghiệp, KCN, làng nghề: có 13/42 mẫu bị ô nhiễm,
trong đó 8 mẫu ô nhiễm nhẹ, 5 mẫu ô nhiễm nặng vượt quy chuẩn cho phép tới

gần 3 lần. Trên sông Cầu, chỉ số Pb có 5/10 mẫu đất bị ô nhiễm, chỉ số Cu có 1/10
mẫu có dấu hiệu ô nhiễm…
- Trong công nghiệp:
+ Chất thải bỏ của các nhà máy: rác thải, phế liệu thừa.
+ Ô nhiễm nhiệt từ các lò hơi, nước nóng.
+ Ô nhiễm đất bởi chất thải bỏ trong sản xuất. Đất bị nhiễm bẩn bởi chất thải
bỏ trong sản xuất công nghiệp, chủ yếu là các ngành cơ khí luyện kim, công
nghiệp hoá chất dưới hình thức bụi, hơi khí độc, chất thải rắn vv Các chất thải
rơi xuống đất ở những khoảng cách xa, gần khác nhau đối với nơi sản xuất.
Chất thải công nghiệp có trong đất có thể làm thay đổi thành phần hoá học,
pH, độ thấm hút của đất, ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ vi sinh vật và hiện
tượng tự làm sạch của đất.
- Trong sinh hoạt:
Chất thải sinh hoạt trong phạm vi gia đình trong khu dân cư đô thị, thường
tồn tại dưới các dạng sau:
+ Chất thải lỏng bao gồm nước phân, nước tiểu, nước chế biến thức ăn, nước
tắm rửa, giặt giũ, nước cống rãnh ở thành phố.
+ Chất thải đặc gồm phân người và gia súc, rác trong nhà, rác đường phố, cơ
quan, chợ, Các loại chất thải này với một khối lượng khá lớn gây ô nhiễm môi
trường đất, đặc biệt là các vùng tiếp giáp thành thị và nông thôn.
4. Trình bày được ảnh hưởng của ô nhiễm đất đến vấn đề sức khỏe.
5. Trình bày được các biện pháp dự phòng nhằm giảm thiểu ô nhiễm đất
ảnh hưởng đến sức khỏe
Quản lý và xử lý tốt các mầm bệnh từ phân ngăn chặn phân người và nước
thải lan ra ngoài môi trường đất, để con người không phải tiếp xúc trực tiếp và
gián tiếp với phân bằng cách:
- Không để phân người lây lan ra đất.
- Không để ruồi, nhặng, chó, gà, tha phân phát tán ra xung quanh.
- Chỉ sử dụng nguồn phân người khi đã được ủ kỹ.
- Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng.

- Quy hoạch hệ thống thoát nước thải khu dân cư.
- Các chất thải lỏng phải được khử trùng ở giai đoạn cuối.
- Khử những chất thải rắn: bao gồm rác và phế liệu trong công nghiệp nông
nghiệp, thương nghiệp như: giấy, đồ nhựa, thuỷ tinh.
- Quản lý và sử dụng hợp lý hoá chất bảo vệ thực vật.
- Giáo dục ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Giám sát thường xuyên nhằm phát hiện những nguy cơ gây ô nhiễm đất
khu vực dân cư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. Trần Tử An (2000), Môi trường và độc chất môi trường, Đại học dược Hà
Nội.
3. Bộ môn Môi trường Độc chất (2010), Giáo trình khoa học môi trường
sinh thái. Tài liệu bác sỹ y học dự phòng, Đại học Y Dược Thái Nguyên.
4. Lê Văn Mai (2001), Vi khí hậu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Đào Ngọc Phong (2000), "Bệnh học khí tượng", Bách khoa thư bệnh
học, 3 tr. 31
6. Griffin - R J; Dunwoody - S (2000). The relation of communication to
risk judgment and preventive behaviour related to lead in tap water. College of
communication, Marquette University, Milwankee, WI 53233, USA. Medline
(R) on CD 2000/11 – 2000/12.
7. Ravishankara, A. R. John S. Daniel, Robert W. Portmann(2009),
Nitrous Oxide (N2O): The Dominant Ozone-Depleting Substance Emitted in
the 21st Century, IACETH.

×