Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

Luận văn thạc sỹ: Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS ở thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.31 KB, 137 trang )

p
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
CHU THỊ TÂM
NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH THCS Ở
NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI, 2013
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
CHU THỊ TÂM
NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH THCS Ở
NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên đề : Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Tạ Thị Ngọc Thanh
Hà nội, 2013
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS ở
nội thành thành phố Hà Nội” là công trình khoa học do tôi thực hiện. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được
công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
nếu có sự khiếu nại, tố cáo về bản quyền tác giả
Tác giả luận văn
Chu Thị Tâm
3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa Cao học Tâm lý học khóa 2011 – 2013, ngoài những
nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự quan tâm, động viên, hỗ trợ của rất


nhiều người.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lý – Giáo dục và toàn thể các
thầy, cô giảng viên giảng dạy khóa Cao học tâm lý K21. Trường và Khoa đã tổ chức
khóa học để chúng tôi có điều kiện nâng cao và hoàn thiện tri thức của mình.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn và kính trọng đến cô giáo – TS. Tạ Ngọc Thanh, cô
là người hướng dẫn khoa học cho đề tài của tôi. Cô đã nhiệt tình và tận tâm hướng
dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn đến ban giám hiệu hai trường THCS Giáp Bát và THCS
Phương Liệt cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường và các em học sinh đã hợp
tác để tôi khảo sát, lấy số liệu thành công phục vụ cho đề tài.

Tác giả luận văn
CHU THỊ TÂM
4
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ĐTB Điểm trung bình
HS Học sinh
HĐ Học đường
NC Nhu cầu
NTV Nhà tham vấn
NXB Nhà xuất bản
SL Số lượng
STT Số thứ tự
THCS Trung học cơ sở
TN Thiếu niên
TVHĐ Tham vấn học đường
TVTL Tham vấn tâm lý
TVTL HĐ Tham vấn tâm lý học đường
XL Xếp loại

5
MỤC LỤC
6
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày một phát triển, khoa học công nghệ ngày càng cao, yêu cầu con
người phải không ngừng lao động, học tập nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng cho nhu
cầu vật chất và tinh thần của cá nhân và sự phát triển của xã hội. Trong quá trình lao
động, học tập, con người luôn cần sự đầu tư thời gian và công sức để có thể đạt
được hiệu quả cao nhất. Việc đáp ứng yêu cầu và nhịp độ khẩn trương của công việc
khiến con người dễ cảm thấy quá tải và dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi,
ảnh hưởng không tốt tới cơ thể cũng như kết quả lao động. Bởi thế, xã hội càng phát
triển thì những vấn đề của đời sống tâm lý, tình cảm cũng càng nảy sinh phong phú,
đa dạng và bức xúc hơn. Chính vì vậy, con người cần phải được nghỉ ngơi, thư giãn
không chỉ về mặt thể chất mà còn phải được giải tỏa cả về mặt tinh thần khỏi những
căng thẳng, lo âu, stress của công việc, học tập mang lại. Đối với con người không
chỉ sức khỏe thể chất mà cả nhu cầu về sức khỏe tâm trí cũng là một vấn đề hết sức
quan trọng. Hiện nay, ở một số nước phát triển, nhiều loại hình tham vấn tâm lý đã
xuất hiện nhằm nâng cao sức khỏe tâm trí cho mỗi cá nhân trong xã hội.
Ở Việt Nam, nền kinh tế - xã hội đang phát triển mạnh và đầy biến động. Đặc
biệt là tại một số thành phố lớn như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…Trong
đó, thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, tập trung rất
nhiều trường phổ thông, đại học lớn, có nhiều điều kiện thuận lợi để học sinh học
tập, giao lưu và phát triển. Ngược lại, để đáp ứng được yêu cầu phát triển học sinh
cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ cuộc sống thực tiễn. Điều đó tạo ra nhiều
áp lực, trọng trách với học sinh. Đồng thời sự áp đặt kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô
cũng tạo thêm nhiều áp lực, gây căng thẳng cho học sinh trong cuộc sống, học tập

và phát triển. Trong khi đó, sự hiểu biết của HS về bản thân cũng như kỹ năng sống
của các em vẫn còn hạn chế. Điều đó dẫn đến một số HS trong trường phổ thông
gặp những rối loạn về phát triển tâm lý như: rối loạn phát triển các kỹ năng nhà
trường (như đọc, viết, tính toán…), những rối loạn về cảm xúc như lo âu, trầm cảm
hay những rối loạn hành vi (như vô kỷ luật, trốn học, bỏ học, trộm cắp, hung bạo,
8
…). Trong nhà trường nhiều học sinh gặp khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo
đức, xây dựng lý tưởng sống cho mình cũng như trong việc xác định cách thức ứng
xử cho phù hợp với các mối quan hệ xung quanh. Đặc biệt, độ tuổi Vị thành niên là
độ tuổi đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh về mặt nhân cách. Các em rất dễ bị
ảnh hưởng xấu bởi các tiêu cực của xã hội, dễ gặp phải những vấn đề khó giải quyết
trong cuộc sống, trong học tập, quan hệ bạn bè, cha mẹ Vì vậy, việc trợ giúp tâm lý
cho những học sinh tại thành phố lớn như Hà Nội là rất cần thiết. Những HS này rất
cần được tham vấn và trợ giúp kịp thời của các chuyên gia tham vấn tâm lý để có sự
tự tin và khả năng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, tạo ra sự cân bằng
tâm lý, học tập đạt kết quả tốt, mở rộng giao lưu và hoàn thiện nhân cách.
Thực trạng trên đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu về TVTL cho học sinh.
Tham vấn tâm lý được ứng dụng ở nhiều loại hình khác nhau, trong đó TVTL học
đường đang trở thành một nhu cầu cấp bách của xã hội cần được đáp ứng kịp thời.
Trên thế giới, tham vấn tâm lý nói chung và tham vấn học đường nói riêng đã phát
triển từ lâu và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Trong khi đó, ở
Việt Nam, tham vấn mới phát triển trong vài năm gần đây và còn nhiều vấn đề bất
cập. Tại các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, và một
số thành phố khác trong nước mới bắt đầu triển khai và áp dụng thí điểm tham vấn
cho học sinh ở một số ít trường phổ thông. Tuy nhiên, hoạt động tham vấn ở các
trường phổ thông này chưa đạt hiệu quả cao, việc đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý
của các em còn hạn chế. Đa số học sinh Việt Nam chưa được biết, chưa được tiếp
cận với các hình thức TVTL.
TVTL học đường đóng vai trò rất quan trọng đối với học sinh. Vì vậy giáo
viên, phụ huynh cần phải quan tâm, tìm hiểu các loại hình TVTL để hiểu rõ hơn

những vấn đề liên quan tới sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh nhằm
giúp đỡ và định hướng cho các em phát triển một cách đúng đắn và lành mạnh. Vì
vậy, việc nghiên cứu thực trạng nhu cầu TVTL của học sinh ở nội thành thành phố
Hà Nội là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn để xác định phương hướng,
cách thức tổ chức các hoạt động tham vấn có hiệu quả cho HS.
9
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Nhu cầu tham vấn tâm lý của học
sinh THCS ở nội thành thành phố Hà Nội” được chọn làm đề tài nghiên cứu
của luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu NC TVTL của học sinh THCS ở nội thành thành phố Hà Nội và
đề xuất một số khuyến nghị phù hợp nhằm đáp ứng NC TVTL của học sinh THCS,
góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Học sinh THCS ở nội thành thành phố Hà Nội: Trường THCS Phương Liệt và
Trường THCS Giáp Bát.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu tham vấn tâm lý về các vấn đề học tập, về các mối quan hệ ở học
đường của học sinh THCS.
4. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng NC TVTL về các vấn đề trong học tập
và các mối quan hệ ở học đường. Cụ thể là: Nhu cầu về lĩnh vực TVTL học đường,
về hình thức TVTL học đường.
- Về khách thể nghiên cứu: 300 học sinh THCS, bao gồm: 150 HS Trường
THCS Phương Liệt và 150 HS Trường THCS Giáp Bát.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, hệ thống hóa một số thành tựu lý luận về nhu cầu, TVTL, TVTL
HĐ, NC TVTL HĐ của HS THCS. Trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lý luận cho việc

triển khai nghiên cứu đề tài.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng NC TVTL HĐ của HS Trường THCS Phương
Liệt và Trường THCS Giáp Bát ở nội thành thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm đáp ứng NC TVTL HĐ cho HS THCS ở
nội thành thành phố Hà Nội.
10
5. Giả thuyết khoa học
NC TVTL HĐ của HS THCS đã được hình thành và phát triển nhưng còn ít
được đáp ứng. Nếu phát hiện được những NC TVTL HĐ đặc trưng của HS THCS
thì sẽ đưa ra được những ý kiến đề xuất phù hợp để đáp ứng NC TVTL HĐ cho HS.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu và hệ thống hóa những thành tựu lý luận về TVTL HĐ, nhu cầu
và NC TVTL HĐ của HS THCS.
- Phương pháp này chủ yếu để nghiên cứu lý luận. Phương pháp này diễn ra
theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý
thuyết, cũng như những nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở các
công trình đã được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến
đề tài.
6.2. Phương pháp quan sát
- Phương pháp này dùng hỗ trợ cho các phương pháp điều tra nhằm làm sáng
tỏ thêm nội dung nghiên cứu.
- Quan sát các biểu hiện và ảnh hưởng của những khó khăn tâm lý, NC
TVTL HĐ của học sinh trong cuộc sống, trong học tập, trong quan hệ với bạn bè,
cha mẹ, thầy cô và ngoài xã hội.
6.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp này dùng một hệ thống câu hỏi theo những tiêu chí xác định
nhằm thu thập những thông tin khách quan nói lên nhận thức, thái độ và hành vi của
người được điều tra. Người được điều tra sẽ trả lời bằng cách viết vào phiếu hỏi đã
được in sẵn trên giấy.

6.4. Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp này nhằm tìm hiểu sâu hơn về NC TVTL HĐ của HS THCS
cũng như nguyên nhân, hậu quả của một số sự kiện hoặc vấn đề mà người phỏng
vấn muốn biết.
6.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
11
- Là phương pháp dựa trên những trường hợp đặc trưng nhằm tìm hiểu rõ về
trường hợp nghiên cứu bằng cách phân tích toàn diện trường hợp đã chọn trong
môi trường tự nhiên của nó. Kết quả nghiên cứu điển hình giúp cho người nghiên
cứu giải thích được tại sao mọi việc lại xảy ra như vậy trong thực tiễn, qua đó góp
phần xác định những vấn đề quan trọng cần quan tâm.
6.6. Phương pháp toán thống kê
- Sử dụng các phần mềm thống kê toán học như Exel, SPSS để xử lý và phân
tích số liệu điều tra.
12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu tham vấn tâm lý trên thế giới
Tham vấn tâm lý là một chuyên ngành tâm lý tương đối trẻ. Năm 1907, Jesse
Davis (1817 – 1955) đã xây dựng cơ sở đào tạo đầu tiên về công tác hướng dẫn
nghề tại Michigan. Tuy nhiên, người có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác hướng
nghiệp ở Mỹ là Frank Parsons (1854 – 1908). Ông là người đánh dấu cho sự ra đời
của chuyên ngành hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp ở Mỹ. Ông được xem như cha đẻ
của ngành hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp. F. Parsons đã viết cuốn sách “ Cẩm nang
hướng nghiệp” nhằm trợ giúp các cá nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tìm ra
cách bắt đầu và xây dựng một nghề nghiệp thành công và hiệu quả. Chính điều này
đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của ngành hướng dẫn tư vấn nghề. Một
năm sau khi F. Parson qua đời (1909), cuốn sách “Chọn nghề” (Choosing Vocation)
của ông đã được xuất bản, cuốn sách này trình bày phương pháp kết nối những đặc

điểm tính cách của một cá nhân với một nghề nghiệp, và nó được coi là sự cống
hiến lớn lao của F. Parson cho công tác hướng dẫn tư vấn nghề. Ngoài ra trong
thuyết “Nhân cách và yếu tố” F. Parson cho rằng: “thông qua việc làm các trắc
nghiệm tâm lý sẽ phát hiện ra những đặc điểm nhân cách khác nhau của mỗi con
người”. Sau khi tìm ra các đặc điểm nhân cách của mỗi cá nhân, nhà tham vấn giúp
cá nhân đó tìm hiểu và phân loại các công việc đang có trong thị trường lao động.
Những trắc nghiệm về khả năng nhận thức, hứng thú, trí thông minh ngày
càng được chuẩn hóa và hoàn thiện, đóng góp một cách tích cực cho mọi loại hình
thực hành tham vấn. Những nhân viên công tác xã hội, những nhà tâm lý trị liệu
được đào tạo về những kỹ năng tham vấn tâm lý để có thể đáp ứng nhu cầu TVTL
của mọi người.
Năm 1913, Hội nghị công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp lần đầu tiên
được tổ chức tại Boston. Kết quả của Hội nghị này đánh dấu sự ra đời của Hiệp hội
tư vấn hướng nghiệp quốc gia Mỹ (NVGA), tổ chức tiền nhiệm của Hiệp hội tham
13
vấn Mỹ (ACA) sau này. Đến năm 1930, E.G.Williamson đã đưa ra một lý thuyết
hoàn chỉnh về tham vấn với tên gọi là “Tiếp cận đặc điểm và nhân tố”, phân biệt rõ
rệt với lý thuyết Phân tâm học đang thịnh hành của Sigmund Freud. Lý thuyết này
ngày càng trở nên nổi tiếng như một lý thuyết chỉ đạo cho hoạt động tham vấn. E.G.
Williamson, sau hơn 40 năm làm việc tại trường đại học Minnesota, đã phát triển
một thang đo có tên là thang đánh giá nghề nghiệp nhằm phục vụ cho việc đo
lường. Đến những năm 30 – 40 của thế kỉ XX, do hậu quả của chủ nghĩa phát xít
nên nhiều nhà triết học, tâm thần học, tâm lý học nhân văn đã chuyển từ Châu Âu
sang Mỹ và ngay lập tức những tư tưởng của họ đã ảnh hưởng đến tâm lý trị liệu và
giáo dục ở quốc gia này.
Carl Rogers (1902 – 1987) đã thay đổi công việc thực hành tham vấn theo
hướng thân chủ – trung tâm (Client – Centered), sử dụng phương pháp tiếp cận gián
tiếp khi làm việc với các cá nhân: “đặt trọng tâm nơi thân chủ”. Phương pháp tham
vấn thân chủ trung tâm lúc đầu được gọi là liệu pháp thân chủ trung tâm và sau đó
được gọi là phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân. Hướng tiếp cận của Carl

Rogers không chỉ được coi là có ý nghĩa lớn lao trong công việc trợ giúp thân chủ
mà còn được xem là cách sống của con người. Mục đích của phương pháp tham vấn
tập trung vào cá nhân không phải là chữa trị cho thân chủ hoặc tìm kiếm những
nguyên nhân từ quá khứ mà cái chính là khuyến khích thân chủ tự hiện thực hoá
những tiềm năng của bản thân, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển tâm lý lành
mạnh ở thân chủ. Thân chủ được xem như là một chủ thể có hiểu biết, họ phải được
hiểu, và chấp nhận để nhà tham vấn có thể cung cấp những loại hình giúp đỡ tốt
hơn cho họ.
Đầu năm 1942, Rogers xuất bản tập sách “Tham vấn và trị liệu tâm lý”
(Counseling and Psychotherapy), ghi lại những vấn đề chính trong phương pháp của
ông sau 10 năm kinh nghiệm làm công tác trị liệu cho cả trẻ em và người lớn. Cuốn
sách này có ảnh hưởng lớn lao đến ngành, tham vấn, đánh dấu sự ra đời của tham
vấn hiện đại.
Những năm 50 của thế kỉ XX là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của ngành tham
vấn với sự ra đời rầm rộ của các phương tiện hỗ trợ để đánh giá khách quan tình
14
trạng hiện tại của thân chủ, đó là các trắc nghiệm tâm lý dùng để đánh giá mức độ
nhận thức, hứng thú, trí thông minh, nhân cách. Chính việc ra đời các trắc nghiệm
khách quan đã giúp cho việc đánh giá của các nhà chuyên môn thêm chính xác,
đồng thời nâng cao uy tín của hoạt động tham vấn. Đây cũng là những năm đánh
dấu sự phát triển của rất nhiều học thuyết khác nhau trong lĩnh vực tham vấn gắn
liền với tên tuổi của các nhà tâm lí học (TLH) lớn trên thế giới như: “Các giai đoạn
phát triển tâm lý và trí tuệ” của Jean Piaget (1896 – 1980); “Lý thuyết các giai đoạn
phát triển tâm lý cá nhân” của Erickson (1902 – 1994)… Những lý thuyết này đã
cung cấp cho các nhà tham vấn những kiến thức cần thiết về các giai đoạn phát triển
tâm lý cá nhân, từ đó làm nền tảng cho quá trình tương tác của các nhà tham vấn
với đối tượng.
Vào những năm 60 của thế kỉ XX, bên cạnh ba hướng tiếp cận chính là tiếp
cận Phân tâm học (Freud), tiếp cận trực tiếp (Williamson) và tiếp cận thân chủ trung
tâm (Rogers) thì thời kỳ này còn có sự ra đời của nhiều cách tiếp cận mới như tiếp

cận nhận thức của Albert Ellis (1961), tiếp cận hành vi của Bandura (1969)…Đến
những năm 70 của thế kỉ XX, tham vấn tiếp tục phát triển trong các lĩnh vực như:
tham vấn sức khỏe tâm trí cộng đồng, tham vấn học đường, tham vấn cho người
khuyết tật…Việc đào tạo các nhà tham vấn cũng quy mô hơn, chú trọng đến các kỹ
thuật như thấu cảm, lắng nghe, đặt câu hỏi, phản hồi… nhằm phát triển mối quan hệ
giữa nhà tham vấn và thân chủ một cách hiệu quả. Lúc này tham vấn đã trở thành
một nghề có vị trí vững chắc trong XH.
Từ những năm 80 của thế kỉ XX cho đến nay, ngành tham vấn tiếp tục được
mở rộng và lớn mạnh trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống XH. Ngày
nay tham vấn được xem là một trong những dịch vụ XH có vai trò quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần cho mỗi cá nhân nói riêng và cho cả
nhân loại nói chung. Ở các nước phương Tây, kể cả một số nước trong khu vực như
Singapore, Thái Lan,…trong mỗi khu dân cư với số lượng vài chục ngàn dân,
thường có một trung tâm tham vấn (Counseling Center) hay văn phòng dịch vụ gia
đình (Family Services) để triển khai các hoạt động trợ giúp XH. Ngoài ra các mô
hình tham vấn học đường ở một số nước trên thế giới cũng khá phổ biến như: mô
15
hình tham vấn nhà trường được tổ chức tại Mỹ với ba thành phần gồm đội chăm sóc
sức khỏe tâm thần, nhóm phát triển chương trình và đội quản lý học sinh có vấn đề;
mô hình của Thái Lan được tổ chức dưới hình thức Hội sức khỏe tâm thần học
đường, bao gồm các thành phần tham gia như bệnh viện, nhà trường, gia đình;…
Tham vấn tâm lý học đường (School Counseling) hay còn gọi là tham vấn
học đường là một nhánh của ngành tham vấn tâm lý được xuất hiện vào đầu thế kỷ
20 tại Hoa Kỳ. Jesse B. Davis có thể được xem là một trong những người đầu tiên
trong lĩnh vực này khi giới thiệu một chương trình “Những hướng dẫn về nghề
nghiệp và đạo đức” (Vocational and Moral Guidance) cho học sinh các trường học
công. Frank Parsons, được xem như cha đẻ của nghề Hướng dẫn (còn gọi Khải
đạo). Jesse Davis, Frank Parsons và nhiều người khác nữa đã tạo thành một trào lưu
thúc đẩy sự phát triển của ngành TVHĐ.
Năm 1964, ASCA (Hiệp hội các nhà tham vấn tâm lý học đường Hoa Kỳ)

đưa ra vai trò và chức năng của các nhà TVHĐ. Năm 1965, đạo luật Giáo dục Tiểu
học và Trung học (Elementary and Secondary Education Act) ra đời và quỹ để phát
triển những cơ hội giáo dục cho những gia đình nghèo cũng được hình thành. Đến
những năm 80 và 90, nhu cầu cần làm rõ những đặc tính và vai trò của nhà TVHĐ
xuất hiện với sự “chín muồi” của những vấn đề pháp lý liên quan.
Năm 1997, Tiêu chuẩn quốc gia của Mỹ cho các chương trình tham vấn học
đường ra đời và kể từ đó, ngành TVHĐ được xem là đã có tương đối các cơ sở để
phát triển vững mạnh.
Ngày 1/1/2006 Nghị viện Hoa Kỳ lấy ngày 6/10 là tuần lễ quốc về tham vấn
học đường. Hiện nay, hiệp hội các nhà TVHĐ Hoa Kỳ (ASCA) được xem là nguồn
tham khảo và kiểu mẫu cho các chương trình TVTL HĐ của hầu hết các nước trên
thế giới. ASCA hiện tại có hơn 23.000 hội viên trên toàn thế giới và là một phân hội
của ACA với hơn 60.000 hội viên trên toàn thế giới.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu tham vấn tâm lý ở Việt Nam
Tâm lý học được “du nhập” vào Việt Nam đã gần 50 năm với tư cách là một
nghề – nghề dạy tâm lý (nghề sư phạm) và nghiên cứu tâm lý. Mặc dù hiện nay
ngành Tâm lý học vẫn chưa được cấp mã số cho “nghề trợ giúp tâm lý” nhưng các
16
hoạt động trợ giúp tâm lý nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội vẫn phát triển và khẳng
định “chỗ đứng” của mình trong xã hội. Ngày nay, tại các đô thị lớn, nhiều cá nhân
hoặc gia đình có vấn đề tâm lý đó biết tìm đến các “bác sĩ tâm lý” để nhờ giúp đỡ.
Hiện nay, tuy chưa có một tài liệu nào công bố rõ ràng về từng bước, từng
giai đoạn phát triển của ngành tham vấn ở Việt Nam. Nhưng trước tiên, không thể
phủ nhận vai trò của các bác sĩ, nhất là những bác sĩ tâm thần và bác sĩ nhi khoa
trong việc phát triển những liệu pháp tâm lý, áp dụng trong việc chữa trị các bệnh
nhân rối nhiễu và rối loạn hành vi, nhân cách, cũng như trong việc chữa trị và làm
việc với các bệnh nhân trẻ em. Tên tuổi của cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cùng các
cộng sự của ông ở Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em (NT) được ghi nhận cùng
với những cố gắng của họ để phát triển TLH lâm sàng và tư vấn tâm lý trẻ em. Các
bác sĩ tâm thần học cũng đóng một vai trò lớn trong việc phát triển những liệu pháp

tâm lý ở Việt Nam, làm cơ sở cho TVTL như: Liệu pháp TLH hành vi, liệu pháp
TLH nhận thức, các liệu pháp gia đình, trò chơi… Từ giữa những năm 90, với sự
trợ giúp về kinh phí khoa học của nhà nước và các tổ chức khác trong nước cũng
như quốc tế, các nhà TLH Việt Nam đã tiếp cận được với những tổ chức TLH các
nước trên thế giới như: Mỹ, Úc, Pháp…, trong số đó có rất nhiều các nhà TLH thực
hành thuộc các trường phái khác nhau: Phân tâm học, TLH hành vi… Những cuộc
đối thoại về chuyên môn, nghề nghiệp, định hướng phát triển khoa học tâm lý đã
góp phần cho sự hình thành một phân ngành khoa học mới ở Việt Nam, ngành TLH
tham vấn.
Hiện nay ở nước ta cũng đã có một số sách về TVTL được xuất bản như: “Tư
vấn tâm lý căn bản” của Thạc sĩ Nguyễn Thơ Sinh (Nhà xuất bản Lao Động, 2006),
“Tư vấn tâm lý học đường” do Kiến Văn – Lý Chủ Hưng biên soạn (Nhà xuất bản
phụ nữ, 2007), bên cạnh đó còn có một số bài báo:
- Thạc sĩ Bùi Thị Xuân Mai, trường Cao đẳng Lao động – Xã hội, “Tham vấn
– một dịch vụ XH cần được phát triển ở Việt Nam” đăng trên tạp chí TLH, số
2/2005. chủ yếu bàn về các cách hiểu khác nhau của khái niệm tham vấn và những
yếu tố cơ bản của tham vấn, qua đó cho thấy sự cần thiết của việc phát triển ngành
tham vấn ở Việt Nam.
17
- PGS.TS. Trần Thị Minh Đức, Khoa Tâm lý học – Đại học Khoa học Xã hội
& Nhân văn, “Thực trạng tham vấn ở Việt Nam: từ lý thuyết đến thực tế”, tạp chí
TLH số 2/2003, nhằm đánh giá hoạt động tham vấn và vai trò của các nhà tham vấn
trong giai đoạn hiện nay.
Những năm gần đây các trung tâm, dịch vụ hỗ trợ, trợ giúp tâm lý phát triển
nhiều tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh (HCM). Các trung
tâm này góp phần không nhỏ vào việc phát triển nghề tham vấn thực hành. Có thể
kể ra một số trung tâm như: Trung tâm tư vấn Liên Thu (392 Khương Đình, Thanh
Xuân, Hà Nội), trung tâm TVTL Hoàng Nhân - Hà Nội (tổng đài 19008998 -
1900571506),…
Từ khoảng năm 2000, nhiều trường học tại thành phố HCM như trường

Khánh Hội A – quận 4, Nguyễn Gia Thiều – quận Tân Bình, Diên Hồng – quận 10,
Trương Công Định, Phú Mỹ – quận Bình Thạnh, Mạc Đĩnh Chi – quận 6 và rất
nhiều trường khác nữa đã chủ động phối hợp với các chuyên viên tâm lý và các tổ chức
trong và ngoài nước để triển khai các chương trình tham vấn học đường cho HS.
Năm 2003, hội thảo “Nhu cầu tư vấn học đường tại thành phố HCM” được
Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm thành phố HCM tổ chức. Cũng
trong thời gian này, một số sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư
phạm thành phố HCM đã chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình về vấn đề
tham vấn học đường. Những “sự kiện” này được xem là những bước khởi đầu cho
nhiều sự thay đổi tiếp theo của ngành tham vấn học đường tại Việt Nam.
Năm 2004, Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý (CACP) thuộc trường Đại học
Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội được thành lập và cũng đề cập đến hoạt động
nghiên cứu và hỗ trợ hoạt động tham vấn học đường.
Năm 2005, với sự chấp thuận của Ủy ban Dân số – Gia đình – Trẻ em thành
phố. HCM và sự hỗ trợ của UNICEF, văn phòng tư vấn trẻ em thành phố HCM đã
tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm bước đầu thực hiện mô hình tham vấn trong trường
học”. Trong hội thảo nhiều chuyên gia và những nhà lãnh đạo các trường đã quan
tâm và chia sẻ kinh nghiệm thực tế của mình. Ngày 18 tháng 02 năm 2006, Hội thảo
khoa học quốc gia “Tư vấn tâm lý – giáo dục lý luận, thực tiễn và định hướng phát
18
triển” đã được tổ chức tại thành phố HCM. Trong hội thảo, nhiều nhà tâm lý, giáo
dục cũng đã đề cập đến vấn đề tham vấn học đường như là một điều “khẩn thiết”
nhằm hỗ trợ HS và nhà trường trong hoạt động giáo dục. Sở Giáo dục – Đào tạo
thành phố HCM cũng tổ chức những buổi sinh hoạt đề cập đến hoạt động tư vấn
học đường trong thời gian này với sự tham gia của các nhà tâm lý, giáo dục, nhà
trường và phụ huynh HS. Ngoài ra, chuyên mục tham vấn học đường do báo Phụ nữ
Tp. HCM khởi xướng (ThS. Nguyễn Thị Oanh phụ trách) cũng nhận được sự hưởng
ứng rất nhiệt tình của đông đảo HS, phụ huynh và các trường học. Tháng 06 năm
2006, cuốn sách “Tư vấn tâm lý học đường” của tác giả Nguyễn Thị Oanh đã được
nhà xuất bản Trẻ phát hành trên toàn quốc.

Đến nay, vấn đề TVTL HĐ tại Việt Nam đã trở thành một đề tài nóng bỏng và
nhận được nhiều sự ủng hộ từ các em HS, phụ huynh, nhà trường, các nhà Tâm lý -
Giáo dục và các tổ chức thuộc chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ. Tuy
nhiên, diện mạo của một nghề TVTL chuyên nghiệp vẫn chưa thật sự được định
hình tại Việt Nam.
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm nhu cầu
1.2.1.1. Nhu cầu là gì?
Có nhiều quan điểm khác nhau về nhu cầu:
a. Quan điểm về nhu cầu của các nhà tâm lý học phương Tây
* Quan điểm của Tâm lý học nhân văn
Tâm lý học nhân văn ra đời như một khuynh hướng đối lập với tâm lý học
hành vi và phân tâm học. Tiêu biểu cho lý thuyết về nhu cầu của trường phái tâm lý
học nhân văn là “Thuyết thứ bậc nhu cầu” của A.Maslow (1908 – 1970). Ông đã
sắp xếp các loại nhu cầu vào một “thang nhu cầu” theo trật tự cao thấp, phụ thuộc
vào mức độ thiết yếu của chúng. Thang nhu cầu của Maslow chia làm năm bậc:
Bậc thứ nhất: Nhu cầu sinh học là nhu cầu cơ bản nhất, cấp thiết nhất. Con
người trước hết phải đáp ứng nhu cầu sinh học rồi mới có thể quan tâm tới các nhu
cầu tiếp theo;
Bậc thứ hai: Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn được an toàn, yên ổn,
không bị chi phối bởi những bất trắc. Đó là nhu cầu an toàn;
19
Bậc thứ ba: Con người không thể tồn tại đơn lẻ nên không thể không tham
gia vào các quan hệ xã hội và thực hiện các hoạt động xã hội. Đó là nhu cầu xã
hội;
Bậc thứ tư: Khi tham gia vào các hoạt động xã hội, con người mong muốn
thành công, có uy tín, được xã hội tôn trọng. Đó là nhu cầu được tôn trọng;
Bậc thứ năm: Chủ động thực hiện quá trình xã hội hoá; tự ý thức để điều
chỉnh hành vi với mục đích hoàn thiện nhân cách; tự học hỏi, khám phá, tìm hiểu để
nâng cao kiến thức…Đó là nhu cầu tự thể hiện.

Chỉ khi các nhu cầu cấp thấp được đáp ứng đầy đủ mới xuất hiện các nhu
cầu cấp cao. Ngược lại, khi đã ở những nấc cao của nhu cầu con người không còn
phải bận tâm về những nhu cầu cấp thấp nữa. Các tác giả khi nghiên cứu về nhu
cầu, đều thống nhất rằng nhu cầu là nguồn gốc mọi hành động của con người. Khi
một nhu cầu xuất hiện, sẽ hình thành trong con người một động cơ, thôi thúc hành
động để thoả mãn nhu cầu đó…
* Quan điểm của phân tâm học
Đại diện tiêu biểu là S.Freud (1856 - 1939), ông cho rằng, đời sống tâm lý
của con người bao gồm 3 khối (cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi). Trong đó nhu cầu tự
nhiên là bản năng tình dục (cái ấy) khi không được thoả mãn bị dồn nén sẽ thăng
hoa thành động lực chủ đạo thúc đẩy con người hành động trong nhiều lĩnh vực: lao
động, học tập, khoa học, nghệ thuật, kinh tế…Theo ông mọi nhu cầu khác chỉ là
biến thể của nhu cầu tự nhiên, chúng vẫn có cái gốc là nhu cầu tự nhiên, là bản năng
tình dục. Cũng theo ông mọi nhu cầu của con người cần phải được thoả mãn trong
đời sống hiện thực hoặc là trong giấc mơ. Đặc biệt, nếu sử dụng năng lựợng tình
dục (libido) được giải phóng thì nó sẽ thăng hoa giúp con người trở thành thiên tài
tạo nên những tác phẩm văn học nghệ thuật bất hủ, những công trình nghiên cứu
khoa học vĩ đại….Vì vậy học thuyết của S.Freud chủ trương giải phóng (cái ấy)
khỏi sự chèn ép của cái siêu tôi.
* Quan điểm của chủ nghĩa hành vi
20
J. Watson (1878 - 1958), người khởi xướng ra Tâm lý học hành vi ở Mỹ
(1913) cho rằng: “ Khi có một kích thích nào đó tác động vào cơ thể sẽ tạo ra phản
ứng tương ứng đáp lại theo công thức:
S R
(Kích thích Phản ứng )
Tuy nhiên, các nhà tâm lý học hành vi đã không xét đến yếu tố tâm lý ẩn
đằng sau mỗi hoạt động, thúc đẩy hoạt động xảy ra. Hơn thế nữa, họ còn không đề
cập, chú ý đến tính tích cực, tính chủ thể trong đời sống của mỗi người. Cùng một
kích thích nhưng tác động vào mỗi người khác nhau là khác nhau. Như thế, chủ

nghĩa hành vi đã bỏ qua yếu tố nhu cầu của mỗi người cụ thể, đánh đồng cơ chế
hoạt động của con người với cơ chế hoạt động của một cái máy. Chính vì vậy họ đã
không giải thích được nhiều hiện tượng xảy ra.
Khắc phục sai lầm của J. Watson, E.Tolman người khởi xướng ra chủ nghĩa
hành vi mới đã đề cập đến vấn đề mà chủ nghĩa hành vi cổ điển đã bỏ qua, đó là cái
trung gian giữa S và R. Các yếu tố trung gian này can thiệp vào quá trình tạo ra
phản ứng. Bởi vì, cái quy định phản ứng không chỉ có kích thích vật lý ở bên ngoài
mà cả những yếu tố tâm lý bên trong – đó là nhu cầu của cơ thể tiếp nhận kích thích
đó. Năm 1932, Tolman đã đưa ra khái niệm: Những loại ham muốn thứ nhất thúc
đẩy hành động nhằm thoả mãn những nhu cầu bản năng sinh vật để tồn tại của con
người như: thức ăn, quần áo, nhà cửa…còn những ham thích thứ hai là những kích
thích sinh ra từ hoàn cảnh xã hội bên ngoài như: tính tò mò, tính bắt chước, lòng tự
trọng,
Năm 1951 ông đưa ra hệ thống mới của nhu cầu gồm 3 loại:
- Loại 1: Thoả mãn nhu cầu đói khát, tình dục…tránh đau đớn, chết
- Loại 2: Nhu cầu có quan hệ với xã hội bao gồm: tính bày đàn (ở loài người
là tính cộng đồng), sự thống trị, sự phụ thuộc, tính phục tùng…
- Loại 3: Nhu cầu riêng mang tính cá thể như những mong muốn, mục đích,
tính thẩm mĩ, tính sáng tạo…
E.Tolman cũng chú ý phân tích nhu cầu và đưa ra một hệ thống rất nhiều
nhu cầu ở con người song ông vẫn nghiêng về những nhu cầu mang tính bản năng
sinh vật và chưa thấy hết được tính xã hội của nhu cầu.
21
b. Quan điểm về nhu cầu của các nhà tâm lý học Xô Viết
Sau cách mạng tháng Mười, nền tâm lý học ở Liên Xô đã có bước phát triển
mạnh mẽ. Dưới ánh sáng của triết học Mác – Lênin, các nhà tâm lý học Liên Xô khi
nghiên cứu về con người, đời sống tâm lý đã khẳng định: nhu cầu là yếu tố bên
trong quan trọng đầu tiên thúc đẩy hoạt động của con người. Ngay trong triết học,
F.Ănghen tuy không phải là một nhà tâm lý học, nhưng khi nói lên quan điểm của
mình về nhu cầu, ông khẳng định: “Người ta quy cho trí óc, cho sự mở mang và

hoạt động của bộ óc tất cả công lao làm cho xã hội phát triển được nhanh chóng và
đáng lẽ người ta phải giải thích rằng hoạt động của mình là do nhu cầu của mình
quyết định (mà những nhu cầu đó quả thật đã phản ánh vào trong đầu óc con người,
làm cho họ có ý thức đối với những nhu cầu đó) thì người ta lại quen giải thích rằng
hoạt động của mình là do tư duy của mình quyết định”. [1 ; 280]
D.N. Uznetze là một trong những người đầu tiên trong tâm lý học Xô Viết
nghiên cứu về nhu cầu. Ông khám phá ra mối quan hệ giữa nhu cầu và hành vi.
Tương ứng theo mỗi kiểu hành vi là một nhu cầu. Ông cho rằng: không có gì đặc
trưng cho một cơ thể sống hơn sự có mặt của nó ở nhu cầu. Nhu cầu, đó là cội
nguồn của tính tích cực, với ý nghĩa này thì khái niệm nhu cầu rất rộng. Nhu cầu là
một thuộc tính tâm lý đặc trưng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi,
ông quan niệm rằng: nhu cầu là yếu tố quyết định tạo ra tính tích cực, nó xác định
xu hướng, tính chất hành vi. Và ông cũng cho rằng: Có thể dựa vào nhu cầu của con
người để phân loại hành vi của con người.
X.L.Rubinstein khẳng định rằng con người có nhu cầu sinh vật, nhưng bản
chất của con người là sản phẩm của xã hội vì thế phải xem xét đồng thời các vấn đề
cơ bản của con người với nhân cách. Nói đến nhu cầu của con người là nói đến việc
đòi hỏi một cái gì đó hay một điều gì đó nằm ngoài con người trong quá trình hoạt
động để thỏa mãn nó. Khả năng đáp ứng những đòi hỏi ấy một mặt phụ thuộc vào
thế giới đối tượng, trong những điều kiện cụ thể, mặt khác nó phụ thuộc vào sự nỗ
lực, năng lực của chính chủ thể. Do đó, khi nói đến nhu cầu sẽ xuất hiện hai hệ
thống là: thế giới đối tượng và trạng thái tâm lý của chủ thể. Tức là phải có mối
22
quan hệ thống nhất giữa hai yếu tố khách quan (của đối tượng) và yếu tố chủ quan
(của chủ thể) trong hoạt động thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu mang tính tích cực, thúc
đẩy con người hoạt động tìm kiếm cách thức, phương tiện đối tượng thỏa mãn nó.
A.N. Leonchiep cho rằng: cũng như những đặc điểm tâm lý khác của con
người, nhu cầu cũng có nguồn gốc trong hoạt động thực tiễn. Theo ông, nhu cầu
thực sự bao giờ cũng có tính đối tượng: nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái
gì đó. Trong mối quan hệ giữa đối tượng thỏa mãn nhu cầu và nhu cầu, ông cho

rằng: đối tượng tồn tại một cách khách quan và không xuất hiện khi chủ thể chỉ có
cảm giác thiếu hụt hay đòi hỏi. Chỉ khi chủ thể thực sự hoạt động thì đối tượng thỏa
mãn nhu cầu mới xuất hiện và lộ diện ra. Nhờ có sự lộ diện ấy mà nhu cầu mới có
tính đối tượng của nó. Nhu cầu với tính chất là sức mạnh nội tại thì chỉ có thể được
thực thi trong hoạt động. Lúc đầu nhu cầu chỉ xuất hiện như là một điều kiện, một
tiền đề cho hoạt động, chỉ đến khi chủ thể bắt đầu thực sự hành động với đối tượng
thì lập tức xảy ra sự biến hóa của nhu cầu, nó không còn tồn tại một cách tiềm tàng.
Sự phát triển của hoạt động càng đi xa bao nhiêu thì nhu cầu càng chuyển hóa bấy
nhiêu thành kết quả của hoạt động. Ông phê phán việc tách nhu cầu ra khỏi hoạt
động vì như vậy sẽ coi nhu cầu là điểm xuất phát của hoạt động. Mối liên hệ giữa
hoạt động với nhu cầu được ông mô tả bằng sơ đồ: Hoạt động – Nhu cầu – Hoạt
động. Ông còn cho rằng: nhu cầu của con người không chỉ được sản xuất ra mà còn
được cải biến ngay trong quá trình sản xuất, tiêu thụ và đó là mấu chốt để hiểu được
bản chất các nhu cầu của con người.
Khi xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ, ông cho rằng: khi mà
đối tượng của nhu cầu xuất hiện, cái được chủ thể nhận biết (được cảm nhận, được
hình dung, hoặc được tư duy) có chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động trở
thành động cơ. Động cơ của hoạt động chính là nhu cầu đã được đối tượng hóa và
được hình dung trước dưới dạng các biểu tượng cho kết quả hoạt động.
c. Quan điểm về nhu cầu của các nhà tâm lý học Việt Nam
- Theo từ điển Văn hóa giáo dục Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh: “Nhu cầu là
một trạng thái biểu hiện sự phụ thuộc của nó vào những điều kiện tồn tại và phát
triển cụ thể”. [21]
23
- Từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên định nghĩa “Nhu cầu là trạng
thái của cá nhân, xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự
tồn tại và phát triển của mình và đó là nguồn gốc tính tích cực của cá nhân”. [8 ;
190,191,192]
- Giáo trình Tâm lý học đại cương do Nguyễn Quang Uẩn chủ biên (2011)
cho rằng : “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà mỗi cá nhân cần được thoả mãn để tồn

tại và phát triển”. [29 ; 204]
- Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, nhu cầu là “điều cần thiết để đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển của con người. Được thoả mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì căng
thăng và ấm ức. Có nhu cầu của con người, có nhu cầu chung của tập thể, khi hoà
nhập, khi mâu thuẫn, có nhu cầu cơ bản thiết yếu, có nhu cầu thứ yếu, giả tạo. Nhu
cầu do trình độ phát triển của xã hội mà biến đổi.” [31 ; 266]
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nó chi phối mạnh mẽ đến
đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng. Chính sự cần thiết
đáp ứng những đòi hỏi tất yếu sẽ nảy sinh và thúc đẩy tính tích cực của con người
và thể hiện rõ nét bản chất xã hội của con người. Đồng thời cũng đảm bảo cho con
người tồn tại và phát triển.
Theo chúng tôi: “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần thỏa
mãn để tồn tại và phát triển” trong cuốn giáo trình “Tâm lý học đại cương” do
Nguyễn Quang Uẩn chủ biên (2011). [29; 204]
1.2.1.2. Đặc điểm nhu cầu
Thứ nhất: Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng. Đặc điểm đầu tiên và chủ yếu
của bất kỳ một nhu cầu nào đó cũng phải kể đến là tính đối tượng. Đối tượng của
nhu cầu là tất cả những yếu tố vật chất và tinh thần trong thế giới hiện thực có thể
được thoả mãn để tồn tại và phát triển cá nhân. Nhu cầu không tách rời hoạt động,
mà hoạt động luôn có đối tượng. Khi chưa có đối tượng nhu cầu chưa tồn tại theo
đúng nghĩa của nó, lúc ấy cá nhân chỉ là trạng thái thiếu thốn hoặc mong muốn một
cách mơ hồ. Khi bắt gặp sự vật, đối tượng có khả năng thoả mãn sự thiếu thốn của
cơ thể, khi đó nhu cầu mới thực sự xuất hiện.
24
Thứ hai: Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thoả
mãn nó quyết định. Mỗi cá nhân đều được đặt trong một điều kiện sống nhất định,
rộng hơn là một điều kiện xã hội lịch sử cụ thể. Điều kiện sinh hoạt vật chất là cơ sở
tạo nên mặt nội dung của nhu cầu. Vì thế khi xem xét nội dung của nhu cầu, ta có
thể thấy được những điều kiện sống bên ngoài của cá nhân đó. Mặt khác, thông qua
những phương thức thoả mãn nhu cầu, chúng ta có thể đánh giá được điều kiện

sống, điều kiện lịch sử xã hội mà chủ thể của nhu cầu đại diện. C.Mác viết “ Đói là
đói, song cái đói được thoả mãn bằng thịt chín với cách dùng dao và dĩa thì khác
hẳn với cái đói buộc phải nuốt bằng thịt sống với dùng tay, móng và răng ”.
Thứ ba: Nhu cầu có tính chu kỳ. Khi một nhu cầu nào đó được thoả mãn,
không có nghĩa là nhu cầu đó đã chấm dứt mà nó tiếp tục tái diễn nếu người ta vẫn
ở trong điều kiện và phương thức sinh hoạt cũ. Sự tái diễn đó thường có tính chất
chu kỳ. Tính chất chu kỳ này là do sự thay đổi của tình trạng cơ thể và môi trường
xung quanh gây nên. Mặt khác tính chu kỳ còn được thể hiện ở chỗ khi nhu cầu này
thoả mãn thì sẽ xuất hiện nhu cầu khác cao hơn. Như vậy con người luôn được đặt
trong tình trạng cần phải tích cực hoạt động để thoả mãn liên tiếp các nhu cầu, nhờ
thế mà nhân cách con người ngày càng phát triển.
Thứ tư: Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội. Động vật thoả mãn
những nhu cầu của mình chỉ nhờ vào những đối tượng tự nhiên dưới dạng có sẵn
tìm được trong môi trường xung quanh. Con người thì khác hẳn. Trong quá trình lao
động, con người tự mình tạo ra những đối tượng có thể làm thoả mãn nhu cầu của
mình. Đó chính là sự khác biệt về chất giữa nhu cầu của con người và nhu cầu của
con vật, khác biệt về điều kiện và phương thức thoả mãn. Ở con người những yếu tố
này ngày càng được nâng cao hơn, tốt hơn, văn minh hơn. Như vậy ta có thể nói
rằng khác hẳn nhu cầu của con vật, nhu cầu của con người chính là sản phẩm của sự
phát triển lịch sử xã hội loài người. Chính sự phong phú hay nghèo nàn của kinh tế
xã hội đã quy định sự phong phú hay nghèo nàn của nhu cầu.
1.2.1.3. Phân loại nhu cầu
25

×