Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Các trào lưu triết học khoa học và sự ảnh hưởng của nó đến nhận thức khoa học trong xã hội phương Tây hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.77 KB, 16 trang )

Lời mở đầu
Đề tài “Các trào lưu triết học khoa học và sự ảnh hưởng của nó đến
nhận thức khoa học trong xã hội phương Tây hiện đại” là một đề tài
chúng ta cần nghiên cứu để hiểu rõ hơn về thế giới quan, lối tư duy, phương
pháp nghiên cứu khoa học,đặc biệt là nhận thức khoa học trong xã hội
phương Tây hiện đại. Các trào lưu đó đã giúp họ đạt được những thành tựu to
lớn về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, phương pháp luận và nhận thức
khoa học trong xã hội phương Tây hiện đại. Bài tiểu luận này được viết dựa
trên nguồn tài liệu chính từ giáo trình của TS.Bùi Văn Mưa - Trưởng Tiểu
ban Triết học Trường Đại học kinh tế TPHCM, sách Triết học – Phần I của
trường ĐH Kinh tế TPHCM và các nguồn tài liệu khác.
Tiểu Luận Triết học K22- lớp đêm 1- Quản trị kinh doanh
I. Bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh ra đời của “Triết học khoa học”:
Do sự thắng lợi, giành được chính quyền của giai cấp tư sản vào giữa thế kỷ XIX là nhờ sự
góp phần không nhỏ, là công lao của Triết học tư sản diễn ra trên khắp các nước phương Tây.
Đó là tiền đề cho một giai đoạn mới – giai đoạn thống trị, bóc lột dã man của giai cấp tư sản
đưa đến cuộc đấu tranh khóc liệt của giai cấp vô sản và nhân dân lao động chống lại giai cấp tư
sản.
Với sự phát triển như vũ bão của đội ngũ lực lượng sản xuất, cơ khí hóa, điện khí hóa, tự
động hóa cao đã cung cấp một khối lượng hàng hóa khổng lồ đã khiến các nhà tư bản không thể
duy trì mối quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới những hình thức cũ được nữa. Thêm vào đó
là sư phát triển về những thành tựu khoa học – kỹ thuật – công nghệ đã mang lại những lợi ích
về mặt vật chất, nâng cao mức sống con người, giúp con người chế ngự đươc tự nhiên.
Tuy nhiên những phát minh về khoa học công nghệ cũng gây ra nhiều sự hoài nghi, lo sợ,
bi quan bởi vì nó đã làm tan biến những giá trị truyền thống, phá tan những triết lý cũ, đưa con
người đến chỗ tuyệt vọng về nhân loại. Trong xã hội tư sản hiện đại, một mặt đang tồn tại cuộc
khủng hoảng xã hội trầm trọng, nhưng mặt khác, khoa học tự nhiên lại có sự tiến bộ to lớn.
Đứng trước mâu thuẫn đó, một số nhà triết học cảm thấy bó tay không có cách gì giải quyết. Về
mặt lý luận, họ chán ghét loại triết học thuần túy tư biện, cho rằng loại triết học này căn bản
không thể góp phần giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra.
Vì vậy, trước tình hình này các nhà triết học phương Tây đã đưa ra những hình thức triết lý


mới, hình thành nên các trào lưu triết học duy khoa học, trào lưu nhân bản phi duy lý,… họ
chuyển hướng nghiên cứu triết học từ phương diện thế giới quan sang phương diện phương
pháp luận của khoa học. Một loạt trường phái và phong trào được gọi là chủ nghĩa duy khoa
học đã ra đời trong hoàn cảnh đó.
II. Các trào lưu Triết học và “Triết học khoa học”:
Triết học phương Tây hiện đại có nhiều khuynh hướng, trào lưu khác nhau, đối lập nhau
nhưng đều phản ánh khác nhau của xã hội tư bản và thể hiện sự bế tắc trong việc giải quyết
những vấn đề do xã hội tư bản đặt ra. Các khuynh hướng chủ yếu:
- Duy khoa học (Chủ nghĩa thực chứng mới, triết học ngôn ngữ, triết học phân tích, triết học
khoa học)
GVGD: TS. Trần Văn Mưa Page 2
Tiểu Luận Triết học K22- lớp đêm 1- Quản trị kinh doanh
- Nhân bản phi lý tính (Chủ nghĩa hiện sinh)
- Triết học thực tiễn (Chủ nghĩa thực dụng)
- Đề cao vô thức (Chủ nghĩa Phơ rớt)
- Chủ nghĩa vô thần …
Triết học khoa học là một trường phái, tuy không nằm trong Chủ nghĩa thực chứng, nhưng
có điểm chung với Chủ nghĩa thực chứng là duy khoa học, tuyệt đối hóa vai trò của khoa học
kinh nghiệm, phủ nhận vai trò thế giới quan của tiết học. Các đại biểu của Triết học khoa học
là: Karl Popper (1902 – 1994), Thomas Samuel Kuhn (1922 – 1996), Imre Lakatos (1922 –
1974), Paul Feyarabend (1924 – 1994) chủ yếu là phân tích về Triết học khoa học, Chủ nghĩa
thực chứng. Triết học khoa học bao gồm 2 trào lưu nối tiếp nhau: Trào lưu thực chứng và
trào lưu hậu thực chứng.
II.1. Trào lưu thực chứng: ra đời vào những năm 30-40 thế kỷ 19 ở Pháp, sau đó ở Anh
với khẩu hiệu:” bản thân khoa học đã là triết học; tri thức về thế giới là đặc quyền của khoa học
thực chứng…”. Chủ nghĩa thực chứng đã phát triển qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thực chứng cổ điển xuất hiện vào thập niên 30 của thế kỷ 19 với những đại
biểu là Comte (Pháp), Spencer, Mill (Anh). Quan điểm của họ là. Chỉ có các hiện tượng hoặc
sự kiện mới là cái thực chứng, do đó,họ không thừa nhận bất cứ cái gì ngoài hiện tượng, không
thừa nhận bản chất của sự vật. Họ muốn lẩn tránh vấn đề cơ bản của triết học, muốn loại trừ

vấn đề trên thế quan ra khỏi triết học truyền thống ; tự coi mình là đứng trên chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm, triết học của họ là một thứ chủ nghĩa duy tâm chủ quan- bất khả tri của
Hium.
- Giai đoạn kinh nghiệm phê phán xuất hiện vào thập niên 70-90 thế kỷ 19. Đại biểu của
giai đoạn này là Match và Avenarius. Họ đề xướng quan niệm duy tâm, chủ quan về kinh
nghiệm, coi cảm giác của con người không quan hệ gì với thực tại khách quan; coi khách thế
không thể có được nếu không có chủ thể; họ phủ nhận sự tồn tại của quy luật cũng như của
chân lý khách quan….Như vậy, chủ nghĩa thực chứng đã chuyển từ chủ nghĩa hiện tượng mang
tính chất bản thể luận sang chủ nghĩa hiện tượng mang bản chất nhận thức luận.
- Giai đoạn thực chứng mới ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ 1 và phát triển cao
vào những năm 50 thế kỷ 20. Giai đoạn này có nhiều chi phái:
+ Chủ nghĩa nguyên tử logic :xuất hiện từ năm 1920, đại biểu là Russell và
Wittgenstein. Quan điểm của họ là yếu tố cấu tạo nên tự nhiên không phải là vật chất mà là
những phán đoán trên cơ sở tri giác , và họ coi chúng là những đơn vị logic
+ Chủ nghĩa thực chứng logic và triết học phân tích: Đây là những môn phái đưa chủ
nghĩa thực chứng mới vào thời kỳ hưng thịnh nhất để rồi sau đó rơi vào thời kỳ tan rã không
tránh khỏi. Đại biểu chính là Carnap và Shelich. Trong số các nhà sáng lập triết học phân tích
vào đầu thế kỷ 20 thì Russell là người có ảnh hưởng tương đối lớn. Quan điểm của họ là chủ
GVGD: TS. Trần Văn Mưa Page 3
Tiểu Luận Triết học K22- lớp đêm 1- Quản trị kinh doanh
trương lấy logic toán làm cơ sở tạo ra ngôn ngữ nhân tạo để đảm bảo sự nhất trí giữa cấu trúc
cú pháp của mệnh đề và hình thức logic của nó.
Chủ nghĩa thực chứng logic dựa trên hai nguyên tắc: nguyên tắc kiểm chứng và nguyên
tắc quy ước.
• Nguyên tắc kiểm chứng: được dùng để phân định các luận điểm có ý nghĩa đối với khoa
học và những luận điểm không có ý nghĩa đối với khoa học
• Nguyên tắc quy ước: cho phép coi logic và toán học không phải là tri thức về hiện
thực,chúng không có nội dung khách quan mà chỉ là những kết cấu logic chủ quan, do
con người quy ước và thỏa thuận với nhau tạo ra.
Chủ nghĩa thực chứng vẫn xem quy nạp thực nghiệm là nền tảng của phương pháp khoa

học. Ernst Mach, nhà vật lý và triết gia của trường phái cuối thế kỷ 19 ở Vienna, đưa triết lý
thực chứng vào khoa học vật lý. Trong tay Mach, thực chứng được dùng như đối trọng chống
lại siêu hình học của Kant và các lý thuyết bán khoa học của phái lãng mạn. Tuy nhiên chỉ sau
thế chiến thứ nhất, khi một nhóm các nhà vật lý, toán học và triết học thành lập Nhóm Vienna
(Vienna Circle) do Moritz Schlick dẫn đầu. thì chủ nghĩa thực chứng lôgích mới phát triển và
có ảnh hưởng rộng rãi. thực chứng lôgích đã được nhiều trí thức xem là như phương tiện giải
thoát con người khỏi lầm than và tranh chấp. Có thể nói đây là khởi đầu của một phong trào,
tập trung từ Trung Âu và phát tán ra các nước bắc Âu, Anh và sau này là Mỹ, chống lại triết lý
trừu tượng. Phong trào này trở về nguồn với những gì cơ bản, giản dị, lôgích, có thể kiểm
nghiệm được, và loại bỏ những vô nghĩa, siêu hình đã trói buộc và nô lệ hoá con người trong
đời sống xã hội.
Cốt lõi của thực chứng lôgích là chỉ chấp nhận những gì gọi là khoa học khi có thể quan sát
hay đo được, và do đó có thể kiểm chứng. Những gì không quan sát và kiểm chứng được bị xếp
vào một loại tương tự với siêu hình.
Triết lý thực chứng lôgích có ảnh hưởng đến một số các nhà khoa học vật lý ở thế kỷ 20 như
Ludwig von Mises, Werner Heisenberg và đóng góp vào việc phát triển nguyên lý vô định,
không chắc chắn ,sinh ra từ phân tích thực chứng lôgích về sự giới hạn khi vừa quan sát vị trí
vừa đo động lực (momentum) của vật thể cùng một lúc. Einstein và Bohr cũng có nhiều liên hệ
với Nhóm Vienna.
Triết lý thực chứng không còn hữu dụng khi nghiên cứu về tương lai. Đến đầu thế kỷ 20,
người ta bắt đầu thấy rõ triết lý khoa học thực nghiệm và chủ nghĩa thực chứng là có nhiều giới
hạn trong hầu hết mọi ngành. Ngay cả khi có những vật thể quan sát được, điểm then chốt của
thực chứng cũng đã bị chỉ trích và phủ định khi nó cho là có những quan sát hoàn toàn độc lập,
và trung tính (neutral) với các lý thuyết, ý niệm, và ngôn ngữ. Ngay trong vật lý học, triết lý
thực chứng cũng bị xem là lạc hậu và được thay thế bởi triết lý phản nghiệm của Popper.
II.2. Trào lưu hậu thực chứng:
GVGD: TS. Trần Văn Mưa Page 4
Tiểu Luận Triết học K22- lớp đêm 1- Quản trị kinh doanh
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, triết học khoa học chuyển sang trào lưu phản thực
chứng. Khi xây dựng các lý thuyết khoa học phải đảm bảo nguyên tắc thực chứng, nghĩa là

nguyên tắc đưa lý thuyết khoa học về dạng có thể kiểm chứng được, các đại biểu chủ nghĩa
thực chứng mới đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển khoa học logic, cho việc xây dựng các
lý thuyết chứng minh. Quá trình đó đã đẩy xu hướng duy lý trong chủ nghĩa thực chứng mới
phát triển đến tột đỉnh. Những thành tựu của chủ nghĩa thực chứng mới trong xây dựng lý
thuyết khoa học đã có ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên
với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học trong xã hội phương Tây,chủ nghĩa thực chứng
mới với mong muốn quy mọi lý thuyết khoa học về kinh nghiệm khoa học của nó ngày càng trở
nên lạc hậu hơn và không thích hợp được nữa với sự phát triển khoa học, điều đó đòi hỏi quan
điểm của chủ nghĩa chứng thực phải thay đổi. Điều đó cũng chứng dỏi ý đồ loại trừ những vấn
đề thế giới quan ra khỏi nhiệm vụ của triết học, ý đồ hình thức hóa mọi lý thuyết khoa học hay
đưa mọi tri thức lý thuyết về tri thức kinh nghiệm… của chủ nghĩa chứng thực mới là không
thể thực hiện được và là một sai lầm cơ bản
Quá trình phê phán sai lầm đó của chủ nghĩa thực chứng đã đưa đến sự ra đời của chủ
nghĩa, trào lưu hậu thực chứng. Các đại điện tiêu biểu của trào lưu này bao gồm:
- Karl Popper
- Thomas Kuhn
- Lakatos
- Paul Feyarabend
a. Karl Popper: (28/6/1902 – 17/9/1994) là triết gia Anh gốc Áo, ông được xem là một trong
những triết gia có ảnh hưởng rất quan trọng của thế kỷ 20, Popper có lẽ được cả thế giới
biết đến vì đã bác bỏ những mô tả khoa học mang tính quy nạp và quan sát cổ điển; vì đã
đề xuất khái niệm tính có thể nguy tạo trong kinh nghiệm để phân biệt lý thuyết khoa học
với phi khoa học ;và vì sự biện hộ cho dân chủ tự do và những nguyên tắc của lý thuyết
phê bình xã hội mà ông sử dụng để thúc đẩy sự hình thành “xã hội mở”
Tuy xuất thân từ phái thực chứng, Popper đã vượt qua những khuyết điểm của phái này
và có nhiều đóng góp vào triết lý khoa học hiện đại.Popper đã nâng khái niệm phủ chứng
lên thành nguyên tắc phủ chứng mang tinh thần lý tính phê phán. Nguyên tắc này đòi hỏi:
+ Phải nêu ra tất cả các giả thuyết có thể có, buột chúng phải đối mặt với mọi sự phê
phán nghiêm khắc để làm bộc lộ ra những sai lầm khiếm khuyết mà không được dựa vào
bất cứ một kết luận nào để làm tiền đề cho lý luận.

+ Phải biết học tập từ trong sai lầm và dũng cảm phạm sai lầm.
+ Dám phê phán và dám phủ định.
GVGD: TS. Trần Văn Mưa Page 5
Tiểu Luận Triết học K22- lớp đêm 1- Quản trị kinh doanh
Theo ông, một lý thuyết được gọi là khoa học khi nó có những điều kiện sau:Có thể đưa
tới chứng nghiệm theo dữ liệu, Nói khác đi, thuyết ấy phải cho cơ hội kiểm nghiệm để
chứng tỏ là nó sai và đưa ra những tiên đoán: thuyết phải “gan dạ”, “táo bạo” tiên đoán
những hiện tượng chưa được quan sát và kiểm nghiệm.
Theo Popper, một lý thuyết khoa học mới chỉ xứng đáng thay thế một lý thuyết đang có
khi lý thuyết mới ấy tổng quát hơn, giải thích được hết những gì lý thuyết cũ có khả năng
giải thích, và hơn nữa, giải thích được nhiều trường hợp mà lý thuyết cũ đã bị phản
nghiệm. Rồi, bản thân lý thuyết mới ấy tự nó phải cho nhiều cơ hội phản nghiệm. Và sau
cùng, khoa học "thực sự" phải có những tiên đoán về các hiện tượng chưa quan sát nhưng
sẽ xảy ra, và có thể kiểm chứng.
Tất cả mọi thuyết và phương pháp khoa học phải khách quan. Popper cho là luật thiên
nhiên và vũ trụ là phổ quát, ông tin là lý thuyết khoa học phải cạnh tranh trong môi trường
phản nghiệm. Lý thuyết phải có tính chất phản nghiệm (falsifiability), mạnh dạn cấp tiến
trong tiên đoán và qua nguyên lý phản nghiệm để có và được thay thế bởi các lý thuyết nào
gần với sự thật hơn .Vì thế, khoa học là một chuỗi các lý thuyết bị đổ để đến lý thuyết gần
hơn với "versimilitude". Chủ nghĩa thực chứng và thuyết Popper chủ yếu dựa vào vật lý học
như mô hình triết lý khoa học. Trái với các thuyết thật sự khoa học có tính phản nghiệm và
mạnh dạn đứng ra chịu sự thử thách tiên đoán, các thuyết "ngụy khoa học" hay bán khoa
học đều dùng kế hoạch tự phòng thủ nhằm tránh bị phê bình, chỉ trích, qua các chắp vá,
niềm tin mà ông gọi là chiến thuật miễn nhiễm ("immunizing stratagem").
Quan điểm của Popper về sự phản nghiệm rất được phổ biến và thường được các nhà
khoa học áp dụng để bác bỏ các lý thuyết ngụy khoa học. Trong thời của Popper, hai đối
tượng chính là tâm lý học theo Freud và triết học Marx về lịch sử mà ông dùng để phân biệt
với khoa học thực sự. Nhưng ngay cả các lý thuyết khoa học ở các ngành khoa học đã đạt
tiêu chuẩn có thể phản nghiệm thì hầu như trong thực tế khó có lý thuyết khoa học nào mà
không bị loại hay chối bỏ (reject) bởi một tập hợp quan sát (observations) trong một thí

nghiệm quyết định, như Kuhn đã cho thấy.
 Thuyết phản nghiệm của Popper có vài khuyết điểm dễ thấy. Thứ nhất, nếu mục đích
của khoa học là làm giàu tri thức thì việc "phản nghiệm một giả thuyết là sai" khó thể
xảy ra, và không cho ta thêm tri thức nhiều hơn khi một giả thuyết khoa học rất có thể
đúng và chấp nhận được bị phản nghiệm là sai. Nói cách khác, phản nghiệm là sai một
"ngụy khoa học" hay lý thuyết tồi không mang lại cho chúng ta điều gì mới để tiến lên.
Thứ hai, có những xác định không thể phản nghiệm (chẳng hạn, làm sao xác định sự
GVGD: TS. Trần Văn Mưa Page 6
Tiểu Luận Triết học K22- lớp đêm 1- Quản trị kinh doanh
hiện hữu của một vật thể tưởng tượng?). Và quan trọng hơn, Popper tự mâu thuẫn về vấn
đề quy nạp. Một đàng, ông không cho rằng những chứng cớ thực nghiệm có thể củng cố
giả thuyết khoa học bằng phương pháp quy nạp (theo ông, quy nạp là vô ích và vô tác
dụng). Đàng khác, ông lại dùng ý niệm "chứng thực thêm", thật ra không khác ý niệm
quy nạp. Đối với Popper, những giả thuyết khoa học “tốt” là giả thuyết đã được "chứng
thực thêm" với các bằng chứng thực nghiệm.
Nói chung nền tảng cơ bản của triết lý khoa học Popper vẫn là máy móc (mechanistic),
thể vật (physical) và khách quan (objective), không khác nhiều với triết lý thực chứng
lôgích, sinh ra để đối lập lại chủ thuyết tâm lý của Freud và chủ nghĩa Marx. Trong thời
kỳ vật lý là "vua" khoa học, Popper cho là Freud và Marx không thực sự khoa học. (Theo
Popper, lúc đầu chủ nghĩa Marx về lịch sử có khoa học, nhưng sau các tiên đoán không
đúng, đã được chắp vá, sửa đổi thêm nên mang khía cạnh niềm tin và siêu hình và do đó
không còn là khoa học).
Popper cũng đã có nhiều đóng góp quý báu qua “duy lý luận phê bình” (critical
rationalism) với tác phẩm "The Open Society and its Enemies" ("Xã hội mở và các kẻ thù
của nó"). Ông cho rằng trong cộng đồng khoa học cũng như trong xã hội, để có tiến bộ và
phát triển, phải chấp nhận có phê phán, mở rộng phê bình các lý thuyết, chủ thuyết cạnh
tranh qua duy lý để đi đến "sự thật". Thái độ trong “duy lý luận phê bình” có thể được diễn
tả là "anh có thể đúng, tôi có thể sai, nhưng với một chút cố gắng, chúng ta có thể đến gần
với sự thật". “Duy lý luận phê bình” mạnh dạn cho rằng có "sự thật" tuyệt đối, và chấp
nhận có sự thiếu hiểu biết trong kiến thức của con người. Nó kêu gọi cộng tác và cạnh

tranh để đưa đến ý niệm mới, kiến thức mới gần với sự thật, có lợi cho tất cả mọi người
trong xã hội qua quá trình chỉ trích không giới hạn.
b. Thomas Samuel Kuhn: (18/7/1922 - 17/6/1996) được đánh giá là “một trong số các triết gia
khoa học nhiều ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20, mà có lẽ là người ảnh hưởng nhiều nhất. Tác
phẩm Cấu trúc của các cuộc Cách mạng khoa học là một trong số các đầu sách được trích dẫn
nhiều nhất trong mọi thời đại.” Nghiên cứu lịch sử phát triển của các ngành khoa học mà theo
cách hiểu của ông chủ yếu là khoa học tự nhiên, Kuhn đưa ra các qui luật mà ngay chính ông
cũng không ngờ là đã tác động mạnh và thậm chí làm thay đổi toàn bộ ngành khoa học xã hội
trong nửa sau của thế kỷ 20. Triết học cách mạng trong khoa học của Kuhn cũng tương tự như
qui luật lượng biến thành chất trong triết học Mác. Điểm đặc biệt là Kuhn xuất thân là một nhà
vật lý nhưng chính triết lý khoa học của ông lại được dùng làm nền tảng khởi đầu của các nhà
xã hội học và hậu hiện đại nghiên cứu về khoa học như một hiện tượng xã hội. Ngẫu nhiên,
Kuhn đã tạo ra một sự chuyển dịch mô thức ("paradigm shift") từ triết lý khoa học duy lý đến
sự nghiên cứu cấu tạo tri thức qua lăng kính xã hội.
GVGD: TS. Trần Văn Mưa Page 7
Tiểu Luận Triết học K22- lớp đêm 1- Quản trị kinh doanh
Đối với Kuhn, lịch sử khoa học được thể hiện bởi những cuộc cách mạng về cách nhìn và
phương pháp. Thoạt tiên các nhà khoa học chấp nhận và hoạt động trong khuôn khổ của một
mô thức chính (môi trường khoa học bình thường) với một số niềm tin sẵn có, được coi như
đúng và truyền đạt trong thế hệ đương thời. Đến khi có những dị thường (anomalies) xảy ra mà
không giải thích được, bế tắc hay trái ngược với gì được mong đợi, là khởi đầu của khủng
hoảng.
Thuyết của Kuhn cho thấy mô thức (một tập hợp suy nghĩ, văn hoá, vũ trụ quan của một
thời) thực tế hơn và đã hiện hữu trong khoa học.Thuyết của Kuhn đã làm sáng tỏ phương thức
hoạt động khoa học, làm mất đi sự bí ẩn, hào quang và nể sợ trong quần chúng trước đây về sự
tìm hiểu, nghiên cứu khoa học, và từ đó nó mở rộng cho nhiều giới tham gia đề cập cũng như
tranh luận về khoa học.
Thuyết của Kuhn ra đời vào đầu thập niên 1960 khi mà xã hội phương Tây bắt đầu cởi mở
về văn hoá, chính trị với nhiều phong trào phản kháng các nền tảng và trật tự xã hội hiện hữu.
Các nhóm trí thức xã hội học, triết học, đa số từ phe tả chống lại những gì đại diện cho chính

thống trong xã hội, đã dùng thuyết của Kuhn để nghiên cứu vấn đề xã hội trong sự phát triển
khoa học và tri thức. Từ đó một ngành mới được thành hình song song với ngành triết lý khoa
học và lần lần lấn át ngành triết lý khoa học cổ điển. Ngành mới này sau được gọi là xã hội học
về tri thức khoa học (sociology of scientific knowledge).
Cuốn “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” của Thomas Kuhn năm 1962, một trong những
tác phẩm khoa học được trích dẫn nhiều nhất của thế kỷ 20, đã đặt dấu chấm hết cho quan điểm
thực chứng logic-nền tảng của khoa học hiện đại (chủ yếu của phương Tây). Theo Kuhn, khoa
học, đặc biệt là khoa học tự nhiên-kỹ thuật, không gắn với bản thể mà thuần túy là sản phẩm
của tư duy con người. Hiện đây là quan điểm được chấp nhận rộng rãi nhất trong giới khoa học.
Nhờ Kuhn, “mô thức” (Paradigm) trở thành một thuật ngữ chuyên ngành, trở nên thời thượng
và thường bị lạm dụng.
c. Imre Lakatos: (1922 – 1994), nhà triết học trong toán học và khoa học ở Hungari.
Lakatos trước là môn đồ của Popper, ông chấp nhận một số ý niệm của Kuhn nhưng cải
thiện thuyết phản nghiệm của Popper. Trong “Phương pháp luận của các trình nghiên cứu khoa
học, Lakatos tìm cách khắc phục những thiếu sót trong quan điểm của Karl Popper và của
Thomas Kuhn về bản chất những phát minh khoa học và tiến trình phát triển của khoa học. Ông
cho rằng sự tăng trưởng lien tục của tri thức khoa học là do sự cạnh tranh và sản sinh của các hệ
lý luận khoa học, chứ không phải do sự phản bác dẫn đường hay sự bất thường xảy ra trong
khoa học. Lakatos không tán thành ‘nguyên tắc phủ chứng’ của Popper và quan niệm về vai trò
quyết định ‘hệ chuẩn’ của Kuhn đối với tri thức khoa học. Ông vạch ra sai lầm chủ nghĩa phủ
GVGD: TS. Trần Văn Mưa Page 8
Tiểu Luận Triết học K22- lớp đêm 1- Quản trị kinh doanh
chứng thô sơ của Popper là quá đề cao tính phủ chứng kinh nghiệm, Lakatos đã khắc phục nó
bằng ‘chủ nghĩa phủ chứng tinh tế’.
Lakatos cho thấy thêm những khuyết điểm của thuyết phản nghiệm Popper: một lý thuyết
bị phản nghiệm là sai (do bằng chứng) vẫn có thể được giữ lại nếu có sự thay đổi về các giả
định đàng sau bằng chứng ấy. Ông chỉ trích thuyết Popper vì theo thuyết này thì chỉ cần một
phản nghiệm duy nhất có tính quyết định là phải vứt bỏ ngay một giả thuyết khoa học. Kuhn
cho đó là ngây thơ, không chín chắn. Vì vậy, muốn đánh giá đúng một vấn đề nào đó thì cần
phải đặt nó trong điều kiện, hoàn cảnh mà nó xuất hiện, phải đặt nó trong mối lien hệ với những

lý luận khác hay với những giả thuyết phụ trợ của nó, chứ không nên có một duy lý tức thì.
Cũng như Popper và Kuhn, Lakatos không cho rằng lý thuyết khoa học bắt nguồn từ quy
nạp các dữ kiện. Trái lại, Lakatos coi sự phát triển của khoa học là quá trình phát triển từ thấp
đến cao trong tính lien tục của chương trình nghiên cứu, trong đó các học thuyết, lý luận khoa
học có lien hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành tri thức bối cảnh của khoa học thống nhất. Từ đó
ông đưa ra ‘Cương lĩnh nghiên cứu khoa học’ gồm 4 yếu tố là: hạt cứng, dây bảo hộ, quy tắc
gợi ý phản biện và quy tắc gợi ý chính diện. Tuy vậy, ông không cho rằng động cơ của tiến bộ
khoa học là sự phủ nhận qua phản nghiệm các lý thuyết khoa học hiện tại, song là sự phát triển
của cái mà ông gọi là những "chương trình nghiên cứu khoa học". Thật ra "chương trình nghiên
cứu khoa học" cũng tương tự như khái niệm "mô thức" của Kuhn. Theo phương pháp này, các
giả thuyết khoa học chỉ bị loại bỏ khi về lâu dài chúng không mang lại kết quả, chứ không dựa
vào chỉ một thử nghiệm duy nhất. Cụ thể, một chương trình nghiên cứu được cho là có "tiến bộ
lý thuyết" nếu mỗi lý thuyết của chương trình đó hàm chứa nhiều nội dung thực nghiệm hơn
chương trình trước, và "tiến bộ thực nghiệm" nếu một số nội dung thực nghiệm này được phối
hợp kiểm chứng. Phản nghiệm kiểu Lakatos là dựa vào sự liên hệ giữa các thuyết khoa học,
trong khi phản nghiệm kiểu Popper chỉ xem xét một lý thuyết nào đó có khoa học hay không.
Tóm lại, Lakatos đã xây dựng lại lịch sử khoa học và thuyết minh quá trình tăng trưởng tri
thức khoa học một cách hợp lý, đánh giá đúng đắn các phương pháp luận cạnh tranh nhau của
cá trào lưu triết học lúc bấy giờ bằng cách dựa vào chủ nghĩa phủ chứng tinh tế của mình và
vận dụng lịch sử khoa học để chứng minh.
Các ảnh hưởng của Lakatos với khoa học: Ông và đồng nghiệp của ông Spiro latsis tổ
chức một hội nghị quốc tế hoàn toàn cho các trường hợp nghiên cứu lịch sử trong phương pháp
Lakatos của chương trình nghiên cứu trong khoa học vật lý và kinh tế, được tổ chức ở Hy Lạp
GVGD: TS. Trần Văn Mưa Page 9
Tiểu Luận Triết học K22- lớp đêm 1- Quản trị kinh doanh
trong năm 1974, và vẫn còn đi trước sau cái chết Lakatos trong tháng 2 năm 1974. Những
nghiên cứu trường hợp chẳng hạn như chương trình tương đối của Einstein, lý thuyết sóng
Fresnel ánh sáng và kinh tế tân cổ điển , được xuất bản bởi Đại học Cambridge trong 2 khối
lượng riêng biệt vào năm 1976, dành cho khoa học vật lý và chương trình chung Lakatos của để
viết lại lịch sử khoa học, với một kết luận phê phán bởi người bạn tuyệt vời của ông Paul

Feyerabend, và khác dành cho kinh tế.
d. Paul Feyarabend: (13/01/1924 – 11/02/1994) người Áo. Ông đưa ra nhiều phương pháp
nghiên cứu, nhưng chủ yếu là các phương pháp sau:
- Phương pháp lựa chọn (được ông đề cao).
- Phương pháp khôi phục lại lịch sử.
- Phương pháp phi lý tính.
- Nguyên tắc “thế nào cũng được”;chủ trương tạo ra một bầu không khí thật dân chủ,tự
do để khai thác triệt để tính năng động sáng tạo của giới khoa học.
- “Phương pháp luận đa nguyên” là định hướng để ông xây dựng lý luận về khoa
học tự do trong một xã hội tự do.
Trong tác phẩm nổi tiếng "Against method", Feyerabend cho rằng không có một phương
pháp khoa học nào là thích hợp cho mọi trường hợp, và hô hào "dân chủ" trong nghiên cứu
khoa học. Ông định nghĩa "khoa học là cái gì mà các nhà khoa học làm". Feyarabend kêu gọi
phân chia, tách rời ảnh hưởng khoa học ra khỏi xã hội, giống như tách rời tôn giáo và nhà nước,
để tránh sự độc tôn của một chủ thuyết khoa học trong việc vận hành xã hội.
Ông cho rằng không một phương pháp hay phương thức nào có thể gọi là chuẩn để tuân
theo trong nghiên cứu khoa học. Nói cách khác, không nên loại bỏ phương pháp nào. Kết quả
của các nhà khoa học dựa vào các phương pháp không phải lúc nào cũng thành công. Ta chỉ có
thể đánh giá thành tựu sau kết quả của nghiên cứu, và không thể tiên đoán chắc chắn về sự
thành công của các phương pháp. Công chúng có thể tham gia vào các cuộc tranh luận khoa
học, và nếu nó có ảnh hưởng đến mọi người trong xã hội thì công chúng nên tham gia. Khoa
học phải được dân chủ hoá và những khoa học gia thiểu số có ý kiến, phương thức khác với đa
số phải được bảo vệ.
Theo Feyarabend, có nhiều loại khoa học khi con người tiếp cận với thế giới bên ngoài
và học hỏi qua nhiều phong cách, quan niệm khác nhau. Thí dụ, ở vùng sa mạc nam California
GVGD: TS. Trần Văn Mưa Page 10
Tiểu Luận Triết học K22- lớp đêm 1- Quản trị kinh doanh
xưa kia có cả ngàn thổ dân Cuahila mà ngày nay chỉ có một vài gia đình da trắng có thể ở và
tồn tại được. Dân tộc Cuahila sống được là vì họ có những kiến thức mà họ tiếp thu qua con
đường khác phương pháp mà chúng ta gọi là "khoa học". Khoa học của Tây phương hiện nay

chỉ là một trong nhiều loại khoa học mà thôi. Chúng ta phải chấp nhận và sử dụng thành quả
kiến thức của các xã hội bản địa để phục vụ và làm lợi cho họ chứ không phải áp đặt thay thế
hoàn toàn những kiến thức ấy.
Cơ bản, khoa học là một hoạt động "vô tổ chức" và nhân bản, Feyarabend khẳng định.
Vì thế, theo ông, nên khuyến khích, thúc đẩy sự tiến bộ, thay vì ép buộc khoa học vào một
khuôn khổ được chỉ đạo theo "luật lệ và trật tự". Một nguyên lý duy nhất không ngăn cản sự
tiến bộ của con người là: tất cả đều được cho phép và hoạt động. Feyarabend cho rằng nên bãi
bỏ sự phân biệt giữa bối cảnh của sự khám phá và bối cảnh của sự phản nghiệm, của tiêu
chuẩn, của dữ kiện quan sát. Cố gắng phân biệt chúng sẽ có những kết quả thảm hại không
lường được. Theo Feyarabend, chủ nghĩa duy lý phê phán của Popper thất bại là vì thế. Trong
xã hội dân chủ, khoa học phải được tách rời ra khỏi chính quyền cũng như tôn giáo đã được
tách ra khỏi chính quyền như hiện nay; không một phương pháp hay một tôn giáo nào được độc
tôn trong hệ thống chính quyền xã hội.
Ông tiếp tục phát triển chủ nghĩa lịch sử của Kuhn trong “phương pháp luận đa nguyên”.
Nó là định hướng để ông xây dựng lý luận về khoa học tự do trong một xã hội tự do. Trong xã
hội tự do, không có một tiêu chuẩn tuyệt đối nào để phân giới khoa học và các hình thái ý thức
phi khoa học,mà chúng đan xen xâm nhập vào nhau, vì vậy không nên dành cho khoa học một
quyền uy trước các hình thái ý thức khác. Hơn nữa, mục tiêu của khoa học cũng không phải là
mục tiêu quan trọng nhất và khoa học không chi phối mọi sinh hoạt của con người, mà mỗi con
người đều có một điều kiện để sống, một niềm tin để theo đuổi,một cơ hội để sáng tạo. Từ
đây,ông khẳng định chủ nghĩa sôvanh khoa học không củng cố sức mạnh và ưu thế cho khoa
học mà là trói buộc tính sáng tạo và tự do lựa chọn của nó. Vì vậy, cần phải phấn đấu xây dựng
khoa học tự do trong một xã hội tự do.
III. Ảnh hưởng của triết học khoa học đến xã hội phương Tây thời hiện đại và "Cuộc
chiến" khoa học:

GVGD: TS. Trần Văn Mưa Page 11
Tiểu Luận Triết học K22- lớp đêm 1- Quản trị kinh doanh
Con người trong xã hội thường sống trong các môi trường cạnh tranh, và mong ước có
một phương tiện điều hòa, một tiêu chuẩn khách quan để giải quyết tranh chấp. Một trong

những phương tiện mà nhiều người cho là khách quan và gần với sự thật là khoa học. Nhưng
như ta đã thấy, khoa học cũng tương đối và tuỳ thuộc vào văn hoá, thời điểm, và không hoàn
toàn khách quan. Từ đó dẫn đến dân chủ trong đa phương pháp và sau cùng khoa học là "khoa
học" được chấp nhận bởi đa số khoa học gia. Trong số các phương pháp khoa học cạnh tranh
nhau, phương pháp khoa học nào không mang lợi ích cho con người trong việc tìm hiểu hay áp
dụng khoa học sẽ bị loại bỏ, số còn lại sẽ được chấp nhận tùy theo hoàn cảnh áp dụng.
Về triết lý, sự khác nhau cơ bản của hai trường phái trong "chiến tranh khoa học" là tri
thức của con người được "khám phá" (theo phái khoa học khách quan) hay là được "tạo ra"
(theo phái chủ nghĩa tương đối hậu hiện đại). Theo đó không có đụng chạm giữa khoa học vật
lý và khoa học nhân văn về phương pháp khoa học và đặc tính chân lý, về sự thật của tính
tương đối hay tuyệt đối trong khoa học ngày nay. Ngay trong ngành sử học của khoa học nhân
văn cũng có khác nhau giữa trường phái khách quan khoa học và chủ quan hậu hiện đại, và
trong ngành sinh học trình bày ở phần trên cũng có sự khác biệt phản ánh qua cuộc tranh luận
về khoa học tiến hoá giữa Gould và những người theo thuyết Darwin cổ điển.
Behan McCullagh, giáo sư đại học La Trobe, tác giả "The truth of history" ("Sự thật lịch sử"),
theo trường phái lịch sử khách quan, thì hòa hoãn hơn, cho rằng các sử gia khách quan cũng đã
chấp nhận và áp dụng một số điểm đúng của hậu hiện đại về ảnh hưởng của văn hoá, chính trị
khi viết sử.
Theo McCullagh, khó có lịch sử nào hoàn toàn đúng, nhưng không vì thế mà cho là lịch
sử sai khi nó không hợp với thiên kiến của một số người đọc. Ông đưa ra một ý niệm về thực
tiễn, nằm giữa sự thật tuyệt đối và sự thật tương đối: lịch sử không hoàn toàn nhưng nó đúng
trong những mục đích thực tiễn cốt yếu trong hoàn cảnh có được.
Joy Damoussi, giáo sư đại học Melbourne, cho rằng tất cả lịch sử đều chủ quan, nhưng đó cũng
không phải là xấu. Rất tốt nếu chúng ta có nhiều quan điểm khác nhau về lịch sử dưới góc độ
GVGD: TS. Trần Văn Mưa Page 12
Tiểu Luận Triết học K22- lớp đêm 1- Quản trị kinh doanh
khác nhau của các văn hoá truyền thống, và từ đó có thể tổng hợp đi đến cái gì gần đúng với sự
thật hơn.
Thật ra gần đây, ngoài những người can dự vào cuộc chiến tranh khoa học, các nhà
nghiên cứu khoa học tự nhiên và nhân văn đã hợp tác hay tổng hợp, dựa vào các kết quả nghiên

cứu của nhau để tìm ra những khám phá mới. Sự khảo cứu phối hợp liên ngành đòi hỏi các nhà
khoa học hiểu biết những kiến thức ngoài chuyên môn của mình.
Như đã trình bày ở trên, các nhà xã hội học và triết gia hậu hiện đại đã bị ảnh hưởng lúc
đầu bởi ý niệm "mô thức" (paradigm) của Kuhn, nhưng ta cũng thấy ngay là triết lý của
Feyarabend cũng là một phần chủ yếu của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Theo nhà vật lý Weinberg thì trong vài năm gần đây khoa học đã bị tấn công từ nhiều
phía đứng chung dưới bảng hiệu "chủ nghĩa tương đối" (relativism) hay chủ nghĩa hậu hiện đại.
Theo ông, họ phản bác tuyên bố của khoa học là khám phá tìm ra sự thật khách quan. Các nhà
triết học hậu hiện đại cho rằng khoa học chỉ là một hiện tượng xã hội, không khác chi những
hiện tượng xã hội khác như tôn giáo, mê tín, nghệ thuật. Theo họ, quá trình tiến tới các tư
tưởng khoa học có nhiều yếu tố chủ quan. Như đã trình bày ở trên, các nhà xã hội học và triết
gia hậu hiện đại đã bị ảnh hưởng lúc đầu bởi ý niệm "mô thức" (paradigm) của Kuhn, nhưng ta
cũng thấy ngay là triết lý của Feyarabend cũng là một phần chủ yếu của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Ngày nay có sự phân chia rất sâu đậm giữa khoa học theo Popper (chủ yếu là vật lý) và
các khoa học nhân văn xã hội dựa vào Kuhn, Feyarabend và Derrida. Hố sâu "văn hoá" đó là
rất lớn. Nhà vật lý Weinberg đã công kích các nhóm khoa học nhân văn (humanity sciences),
xã hội văn hoá học (cultural sociology) theo chủ thuyết hậu hiện đại (post-modernism) khi họ
cho rằng khoa học như ta biết được từ xưa đến nay đều mang ảnh hưởng và cái nhìn văn hoá
của nền văn minh phương Tây và vì thế phủ nhận tính khách quan của mọi khoa học.
Weinberg, mặc dù rất phục Kuhn, nghĩ rằng ý niệm "mô thức" của Kuhn quá mơ hồ và đã bị
GVGD: TS. Trần Văn Mưa Page 13
Tiểu Luận Triết học K22- lớp đêm 1- Quản trị kinh doanh
các nhà hậu hiện đại lạm dụng để đả phá các ngành khoa học khách quan nhằm lập ra các
ngành mới.
IV. Kết luận:
Như vậy , theo những phân tích ở trên, ta thấy rằng chủ nghĩa thực chứng từ giữa thế
kỷ 19 đến cuối thế kỷ 19 và trường phái hậu thực chứng từ lúc ra đời vào những năm Thập
niên 20-30 có ảnh hưởng mạnh đến những năm 50-60 của thế kỷ 20 và cho đến ngày nay.
Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ II của trào lưu hậu
thực chứng phương Tây, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về đóng góp và sự ảnh hưởng

cũng như hạn chế của nó đến nhận thức khoa học, để làm phong phú thêm vốn kiến thức hiểu
biết của chúng ta trong quá trình hội nhập với thế giới, mà từ đó còn giúp chúng ta tìm kiếm,
lựa chọn cho mình một lối tư duy, nhận thức, phương pháp luận phù hợp trong sự vận động
phát triển năng động nhưng cũng đầy thách thức, biến động của thế giới ngày nay.
Tài liệu tham khảo:
- Triết học-phần I, Trường Đại học kinh tế TPHCM- TS.Bùi Văn Mưa (chủ biên)- ĐH KinhTế
TP HCM
- Triết học và bức tranh vật lý học về thế giới- TS.Bùi Văn Mưa - ĐH KinhTế TP HCM.
- Tài Liệu trên Web site:
GVGD: TS. Trần Văn Mưa Page 14
Tiểu Luận Triết học K22- lớp đêm 1- Quản trị kinh doanh
/> /> />www.kilobooks.com/threads/56725-Bài-giảng-của-thầy-Bùi-Văn-Mưa-(08-09)
Bài Giảng lịch sử triết học phương Tây hiện đại-Ths Hoàng Ngọc Vĩnh- Huế 2009
Mục lục:
Lời mở đầu 1
GVGD: TS. Trần Văn Mưa Page 15

×