Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận TRÀO LƯU TRIẾT HỌC KHOA HỌC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY THỜI HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.34 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



Đề tài tiểu luận triết học:

TRÀO LƯU TRIẾT HỌC KHOA HỌC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY THỜI HIỆN ĐẠI

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Học viên thực hiện: Nguyễn Thái Bình
Mã số học viên: 7701220076
STT: 9 - Nhóm 2 Lớp đêm 1- K22

TP.HCM, ngày 9 tháng 12 năm 2012

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC KHOA HỌC ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG
TÂY THỜI HIỆN ĐẠI
Trang 1


I. LỜI MỞ ĐẦU:
I.1. Tổng quan về đề tài :
Triết học phương Tây hiện đại bao gồm những khuynh hướng triết học ngoài triết
học Mác, ra đời và phát triển mạnh trong thời kỳ tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư
bản.
Nó phản ánh những mâu thuẫn, bế tắc của CNTB hiện đại: các hệ thống triết học
tư biện trở nên lỗi thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, hai cuộc chiến tranh
thế giới do chủ nghĩa đế quốc gây ra, tình trạng khủng hoảng tâm lý, tính dục trong


xã hội hiện đại, vấn đề tôn giáo, v.v.. Triết học phương Tây hiện đại có nhiều
khuynh hướng khác nhau, đối lập nhau nhưng đều phản ánh những khía cạnh khác
nhau của xã hội tư bản và thể hiện sự bế tắc trong việc giải quyết những vấn đề do
xã hội tư bản đặt ra. Các khuynh hướng chủ yếu là:
♦ Duy khoa học (chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa hậu thực chứng )
♦ Nhân bản phi lý tính (chủ nghĩa hiện sinh)
♦ Triết học thực tiễn (chủ nghĩa thực dụng)
♦ Đề cao vô thức (chủ nghĩa Phơrơt)
♦ Điều hịa tơn giáo với khoa học (chủ nghĩa Tơmat mới)
Trong đó dịng triết học duy khoa học đã để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc cho đời
sống xã hội phương Tây thời bây giờ với hai trào lưu nối tiếp nhau là trào lưu thực
chứng và trào lưu phản thực chứng, bên cạnh dòng triết học nhân bản phi lý tính và
triết học tơn giáo.
I.2. Mục tiêu của đề tài : nêu ra sự chuyển hướng của các trào lưu triết học khác
sang trào lưu triết học duy khoa học, và làm nổi bật sự ảnh hưởng của trào lưu triết
học này đến xã hội Phương Tây thời hiện đại, đặc biệt là trào lưu hậu thực chứng.

II. Trào Lưu Triết Học Duy Khoa Học
Trang 2


II.1. Khái Quát Về Sự Hình Thành Trào Lưu Triết Học Duy Khoa Học
Đến giữa thế kỷ XIX, với việc giai cấp tư sản nhiều nước Châu Âu lần lượt giành
được chính quyền, triết học cận đại cũng hồn thành sứ mệnh lịch sử của nó trong
cách mạng tư sản. Từ sau đó, triết học này đã dần xa rời truyền thống duy vật và
biện chứng của triết học Anh, Pháp , Đức, trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Nó
chuyển hướng sang chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình nên khơng cịn đưa ra
được một thế giới quan tích cực, giàu sức sống như nó đã từng thể hiện trong mấy
thế kỷ trước. Từ đầu thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, triết học
phương Tây hiện đại khơng ngừng phân hóa thành nhiều trường phái, nhưng xoay

quanh hai trào lưu chủ yếu, đó là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghiã nhân bản phi
duy lý.
Vì sao lại có sự chuyển hướng đó trong triết học tư sản hiện đại ?
Ở thời kỳ chủ nghĩa tư bản đi lên, chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân đạo đã từng
là hai vũ khí tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến và thần học
và chủ nghĩa kinh viện. Lúc đó, giai cấp tư sản tơn sùng lý tính, đề cao khoa học và
chủ nghĩa nhân đạo để dùng chúng chống lại tôn giáo và chế độ chuyên chế phong
kiến. Trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản nhằm xác lập và phát triển chủ nghĩa
tư bản, thì chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân đạo thống nhất với nhau và đã có vai
trị lịch sử tiến bộ.
Sau khi giành được chính quyền, giai cấp tư sản buộc phải đối phó với những lực
lượng xã hội mới và các mâu thuẫn xã hội mới ngày càng bộc lộ gay gắt. Họ khơng
cịn nhu cầu chống lại thần học, tôn giáo như trước đây. Nhưng để phát triển sức sản
xuất, củng cố sự thống trị của bản thân họ, giai cấp tư sản cần phát triển khoa học kỹ
thuật. Vì vậy, giai cấp này tìm cách điều hồ mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo.
Dưới chế độ tư bản, tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sản xuất phát triển
mạnh mẽ nhưng vẫn không đưa lại “tự do, bình đẳng, bác ái”. Trái lại, nó cịn dẫn
đến các cuộc khủng hoảng xã hội, khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng sinh thái
Trang 3


ngày càng sâu sắc, đẩy con người vào tình trạng tha hố tồn diện ngày càng nặng
nề hơn.
Trong điều kiện lịch sử đó, trong triết học phương Tây đã diễn ra sự tách biệt và sự
đối lập giữa chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa nhân bản. Để phát triển sản xuất,
gia tăng lợi nhuận, giai cấp tư sản cần đến khoa học, nhưng lại lý giải khoa học một
cách duy tâm, do đó đã hình thành trào lưu triết học duy khoa học theo lập trường
duy tâm đầy mâu thuẫn trong vấn đề con người và xã hội, giai cấp tư sản không
muốn thừa nhận các quy luật khách quan của sự phát triển nên họ đề cao chủ nghĩa
phi duy lý. Do đó đã hình thành trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý. Trào lưu

duy khoa học và trào lưu phi duy lý dường như đối lập nhau, nhưng trên thực tế lại
bổ sung nhau, vì chúng đều cần thiết cho sự ổn định và phát triển của xã hội tư bản,
đều là phản ánh mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Trong dịng triết học duy khoa học thì chủ nghĩa thực chứng mới và chủ nghĩa thực
chứng cũ là hai trào lưu triết học cơ bản của phương Tây thế kỷ XX. Sự ra đời và
phát triển của hai trào lưu triết học này có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển như vũ
bão của khoa học phương Tây thế kỷ XX. Hai trào lưu triết học này phát triển kế
tiếp nhau trong lịch sử, có nhiều điểm chung trong quan niệm về nhận thức khoa
học. Mặc dù đều thuộc về chủ nghĩa duy khoa học, chúng cũng có nhiều điểm trái
ngược nhau. Chủ đề trọng tâm mà hai quan điểm triết học này quan tâm là vấn đề
phương pháp luận nhận thức khoa học.
Chủ nghĩa thực chứng mới xuất hiện và phát triển trong điều kiện cuộc cách mạng
khoa học đầu thế kỳ XX phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã
hội ở phương Tây hiện đại, nhất là đến sự phát triển của toán học, phương pháp toán
học và đến nhận thức khoa học. Sự phát triển đó đặt ra nhiều vấn đề phương pháp
luận triết học cấp bách. Những vấn đề đó là: Vai trị của các phương pháp ngơn ngữ
- ký hiệu trong tư duy khoa học; mối quan hệ giữa lý luận khoa học với cơ sở kinh
nghiệm của khoa học, bản chất của q trình tốn học hóa và hình thức hóa tri thức
Trang 4


khoa học; khả năng hình thức hóa tri thức khoa học v.v… Chủ nghĩa thực chứng
mới xuất hiện với tham vọng đưa ra cách giải quyết khoa học những vấn đề phương
pháp luận triết học đó.
Dựa theo quan điểm trên về nhiệm vụ của triết học và nhận thức khoa học, chủ
nghĩa thực chứng mới đưa ra nhiều lý luận khác nhau để xây dựng lý thuyết phát
triển tri thức khoa học. Các lý thuyết phát triển tri thức khoa học theo quan điểm của
chủ nghĩa thực chứng mới đều dựa trên nguyên tắc thực chứng, chống lại “siêu hình
học” cổ truyền, nghĩa là các lý thuyết khoa học phải đảm bảo kiểm chứng được
bằng kinh nghiệm, mà họ cho là các mệnh đề quan sát, hay các mệnh đề về khoa

học có nghĩa. Quan điểm của họ có thể được diễn tả bằng công thức sau:
Khoa học = S + L
Ở đây, S là sự vệc, là những mệnh đề khoa học có nghĩa; L là logic tốn học. S và
L phải phải đảm bảo kiểm chứng được bằng kinh nghiệm. Ở đây mệnh đề S và logic
toán L không phải là thế giới các sự vật vật chất, mà chỉ là những mệnh đề những
nguyên tắc logic nằm trong phạm vi tư tưởng, độc lập với thế giới vật chất. Quan
niệm như vậy về các mệnh đề không khỏi rơi vào quan điểm duy tâm.
Khi xây dựng các lý thuyết khoa học phải đảm bảo nguyên tắc thực chứng, nghĩa
là nguyên tắc đưa lý thuyết khoa học về dạng có thể kiểm chứng được, các đại biểu
của chủ nghĩa thực chứng mới đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển khoa học
lơgíc (lơgíc học), cho việc xây dựng các lý thuyết chứng minh. Q trình đó đã đẩy
xu hướng duy lý trong chủ nghĩa thực chứng mới phát triển đến tột đỉnh. Những
thành tựu của chủ nghĩa thực chứng mới trong xây dựng lý thuyết khoa học đã có
ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học trong xã hội hiện đại. Nhiều lý thuyết khoa
học của nhiều ngành khoa học ra đời như lý thuyết toán học, lý thuyết cơ học, vật lý
học, hóa học, sinh học, xã hội học, kinh tế học, tâm lý học v.v… Quy luật bảo tồn
và chuyển hóa năng lượng đã chứng minh một cách khoa học về mối quan hệ không
Trang 5


tách rời nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo tồn của các hình thức vận động
của vật chất trong thế giới tự nhiên. Thuyết tiến hóa đã đem lại cơ sở khoa học về sự
phát sinh, phát triển đa dạng bởi tính di truyền, biến dị và mối liên hệ hữu cơ giữa
các loài thực vật, động vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên. Thuyết tế bào là một
căn cứ khoa học chứng minh sự thống nhất về mặt nguồn gốc, hình thái và cấu tạo
vật chất của cơ thể thực vật, động vật và giải thích quá trình phát triển sự sống trong
mối liên hệ của chúng. Quy luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa
và thuyết tế bào là những thành tựu khoa học bác bỏ tư duy siêu hình và quan điểm
thần học về vai trò của “ Đấng Sáng Thế”, khẳng định tính đúng đắn của quan điểm
duy vật biện chứng về thế giới vật chất là vô cùng , vơ tận, tự tồn tại, tự vận động, tự

chuyển hóa; khẳng định tính khoa học của quan điểm duy vật biện chứng trong nhận
thức và thực tiễn.
Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học trong xã hội phương
Tây vào những năm 50 – 60 của thề kỷ XX, chủ nghĩa thực chứng mới với mong
muốn quy mọi lý thuyết khoa học về kinh nghiệm khoa học của nó, ngày càng trở
nên lạc hậu hơn và khơng thích hợp được nữa với sự phát triển khoa học. Điều đó
địi hỏi quan điểm của chủ nghĩa thực chứng mới phải thay đổi. Điều đó cũng chứng
tỏ ý đồ loại trừ những vấn đề thế giới quan ra khỏi nhiệm vụ của triết học, ý đồ hình
thức hóa mọi lý thuyết khoa học, hay đưa mọi tri thức lý thuyết về tri thức kinh
nghiệm v.v… của chủ nghĩa thực chứng mới là không thể thực hiện được và là một
sai lầm cơ bản.
Q trình phê phán sai lầm đó của chủ nghĩa thực chứng mới dẫn đến sự ra đời của
chủ nghĩa hậu thực chứng. Về mặt này, có thể xem chủ nghĩa hậu thực chứng xuất
hiện với tư cách là trào lưu triết học đối lập với chủ nghĩa thực chứng mới. Trên
thực tế, vào những năm 60 -70 của thế kỷ XX, chủ nghĩa hậu thực chứng đã được
hình thành một cách căn bản, mà người đặt nền móng là Cáclơ Raimanđơ

Trang 6


Pôppơ(1902-1994) một nhà triết học người Anh, sinh ở Viên-Áo. Những người tiếp
tục phát triển tư tưởng của C.Pôppơ là Lakatos, Phâyeraben , Cun (Kuhn), Tumin …
II.2. Tầm Ảnh Hưởng Của Triết Học Duy Khoa Học Đến Đời Sống Phương
Tây Hiện Đại, Đặc Biệt Là Dòng Hậu Thực Chứng.
Nhằm duy trì sức sống cho trào lưu triết học khoa học, Pốppơ (Popper) đã kế thừa
có phê phán chủ nghĩa thực chứng lơgích đang suy tàn và tìm kiếm một hình thức
mới - chủ nghĩa phủ chứng. Để phê phán quan điểm của chủ nghĩa thực chứng mới
về nguyên tắc phát triển tri thức khoa học và nguyên tắc thực chứng tri thức khoa
học, C. Pôppơ đã đưa ra lý luận về ba thế giới: 1/ thế giới các khách thể vật lý; 2/
thế giới các trạng thái ý thức; 3/ thế giới các sản phẩm hoạt động tinh thần của con

người bao gồm tất cả lý thuyết khoa học, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các sách
báo, trong đó có cả các lý thuyết triết học. Ở đây, C.Pơppơ không phủ nhận sự tồn
tại khách quan của thế giới vật chất, cũng không phủ nhận khả năng nhận thức của
con người. Nhưng ông cho rằng ba thế giới này độc lập nhau, không cái nào quyết
định cái nào. Thế giới thứ ba tồn tại khách quan không phụ thuộc vào thế giới thứ
hai và cá nhân chủ thể. Về phương diện này, thế giới thứ ba của ông giống với thế
giới ý niệm của Platôn. Tuy nhiên, C.Pôppơ lại cho rằng thế giới thứ ba này có sự
biến đổi vì nó được con người sáng tạo. Ở đây con người khơng được xem là chủ
thể của q trình phát triển tri thức khoa học, mà chỉ như một phương tiện để thế
giới thứ ba tăng thêm những sản phẩm khoa học của mình. Về phương diện này, thế
giới thứ ba của C.Pôppơ lại khác với thế giới ý niệm của Platôn, nhưng lại giống
tinh thần thế giới của Hêghen.
Sự phê phán quan điểm của chủ nghĩa thực chứng mới trong việc phủ nhận sự phát
triển tương đối độc lập của lý thuyết khoa học so với tri thức kinh nghiệm, được
C.Pôppơ thể hiện trong quan niệm về thế giới thứ ba. Dựa vào thế giới thứ ba, ông
đã lập luận về sự phát triển tri thức khoa học hoàn tồn khách quan, khơng phụ
thuộc vào tri thức kinh nghiệm. C.Pơppơ cho rằng q trình phát triển lý thuyết
Trang 7


khoa học bắt đầu từ việc nảy sinh các vấn đề khoa học trong thế giới thứ ba, tiếp
theo là việc tìm lời giải đáp cho các vấn đề đó, tức là việc xây dựng các lý thuyết
khoa học tạm thời. Việc nảy sinh vấn đề và việc xây dựng các lý thuyết khoa học
tạm thời ở đây chỉ là những quy ước, những giả thuyết tưởng tượng hoàn toàn chủ
quan chưa phải là khoa học. Nó có thể đúng, có thể sai. Vì vậy, bước tiếp theo phải
loại bỏ cái sai, nghĩa là phải thực hiện những sự phê phán thực chất là những phép
thử có tính chất ngụy tạo kinh nghiệm, và cuối cùng đi đến vấn đề khoa học mới vẫn
nằm trong thế giới thứ ba. C.Pôppơ cho rằng mọi lý thuyết khoa học đều phải chịu
sự phê phán mới trở thành khoa học. Điều này phù hợp với thực tế quá trình phát
triển lý thuyết khoa học. Cũng như trong tập sách ” Tri thức khách quan” ( 1972)

của mình ơng cho rằng : " lý thuyết khoa học bao giờ nó cũng đi trước quan sát, còn
những quan sát và những trắc nghiệm thực nghiệm đóng vai trị chỉ cho ta thấy một
vài lí thuyết của ta là sai kích gợi chúng ta khám phá những lí thuyết khả quan hơn.
Và mỗi khi đối mặt với một vấn đề, ta thường bắt đầu tìm cách giải quyết ta thường
hành xử theo hai cách: lúc đầu ta có thể dự đốn hoặc phỏng định một giải pháp, rồi
sau đó tìm cách phê phán hay bác bỏ cái dự đoán do ta đưa ra, và tri thức của mỗi
con người được tăng trưởng theo phương pháp phỏng định và bác bỏ này. Và quan
điểm này cũng được Einstein đã trình bày tại Hội nghị Herbert Spencer năm 1933”.
Và ông cũng cho rằng sự tăng trưởng của tri thức của chúng ta là kết quả của một
quá trình rất gần gũi với cái mà Darwin gọi là quá trình "chọn lọc tự nhiên"; tức là
quá trình chọn lọc tự nhiên của các giả thuyết: tri thức của chúng ta ở mọi thời điểm
đều đuợc cấu thành với những giả thuyết đã chứng tỏ được khi năng thích nghi
( mang tính so sánh) cúa chúng, bằng việc đến giờ này chúng ván tiếp tục sống sót
được trong cuộc đấu tranh sinh tồn của mình; một cuộc chiến đấu tranh giành nhằm
loại trừ những giả thuyết khơng thích nghi.
Tuy nhiên quan niệm về sự phát triển tri thức khoa học của C.Pơppơ mới chỉ là mơ
tả biểu hiện bên ngồi của q trình đó, chưa nói lên ngun nhân thực sự của q
trình đó là gì và hồn tồn khác với quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Trang 8


Các bước của quá trình phát triển lý thuyết khoa học theo quan điểm của C.Pơppơ
có thể biểu hiện bằng sơ đồ sau:
VĐ --> LL1 -->LS --> VĐ2 …1
VĐ1 – Vấn đề xuất hiện trong thế giới thứ ba.
LL1 – Lý luận tạm thời được đặt ra để giải quyết VĐ1
LS – Loại trừ cái sai trong lý luận tạm thời.
VĐ2 – Vấn đề khoa học mới đạt được.
Quan niệm về quá trình phát triển tri thức khoa học trong thế giới thứ ba của
C.Pơppơ như trình bày trên đây có những mặt hợp lý ở chỗ nó đã mơ tả được thực tế

phát triển khoa học ở trình độ lý thuyết, góp phần làm sang tỏ một vấn đề quan
trọng là: lý thuyết khoa học xét về nguyên tắc không thể quy về tri thức kinh
nghiệm như quan niệm của chủ nghĩa thực chứng mới, sự phát triển các lý thuyết
khoa học có tính độc lập tương đối, khơng hoàn toàn phụ thuộc vào việc tổng kết
kinh nghiệm, mà còn do các yếu tố tinh thần khác quy định như trí tưởng tượng, sự
giả định, năng lực trực giác của chủ thể v.v… Điều này là đúng với sự phát triển
khoa học hiện đại, tuy nhiên đó mới là biểu hiện bề ngoải. Lý luận nhận thức của
chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng thừa nhận sự ra đời lý thuyết khoa học không
đơn giản là tổng số kinh nghiệm, mà cịn có vai trị sáng tạo của lý tính. Q trình
sáng tạo khơng đơn giản chỉ là sự tưởng tượng chủ quan của cá nhân riêng lẻ như
quan niệm của chủ nghĩa hậu thực chứng, tuy nhiên về bản chất vẫn khơng sao thốt
khỏi những hạn chế của chủ nghĩa thực chứng mới.
Nhà mácxít người Anh Maurice Cornforth (1909 – 1980) trong tác phẩm Triết học
mở và xã hội mở cũng thứa nhận quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về
nhận thức là phù hợp, phản ánh đúng quá trình nhận thức và phát triển tri thức khoa
học, cịn quan điểm của Pơppơ và chủ nghĩa hậu thực chứng là hẹp hịi, chủ quan,
khơng đúng đắn. Ông viết đại ý: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện
chứng có năm khâu cơ bản đối lập với quan điểm đơn giản hóa của Pơppơ

Trang 9


Khi vạch ra sai lầm cơ bản của chủ nghĩa phủ chứng thơ sơ C.Pơppơ là q đề cao
tính phủ chứng của kinh nghiệm, Lakatos đã khắc phục nó bằng chủ nghĩa phủ
chứng tinh tế. Imre Lakatos (1922-1974), nhà triết học trong toán học và khoa học ở
Hungari. Trong “Phương pháp luận của các chương trình nghiên cứu khoa học”,
Lakatos tìm cách khắc phục những thiếu sót trong quan điểm của Karl Popper và
của Thomas S. Kuhn về bản chất của những phát minh khoa học và tiến trình phát
triển của khoa học. Lakatos không tán thành nguyên tắc phủ chứng của Pơppơ và
quan niệm về vai trị quyết định của “hệ chuẩn” của Kuhn đối với tri thức khoa học.

Theo Lakatos, cả Pơppơ và Kuhn đều phủ nhận tính chân lý khách quan và tính liên
tục của sự phát triển tri thức khoa học.
Lakatos, trái lại, coi sự phát triển của khoa học là quá trình phát triển từ thấp lên
cao trong tính liên tục của Cương lĩnh nghiên cứu khoa học. Cương lĩnh này được
tạo thành từ bốn yếu tố là: hạt cứng, dây bảo hộ, quy tắc gợi ý phản diện và quy
tắc gợi ý chính diện. Trong đó các học thuyết có liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi
học thuyết tiếp sau học thuyết ban đầu trong chương trình đều xuất hiện với tư
cách là kết quả bổ sung thêm cho học thuyết trước đó. Tuy nhiên, các học thuyết
đều chia xẻ những điểm chung mà Lakatos gọi là “hạt nhân cứng” .
Như vậy, nếu chủ nghĩa phủ chứng thơ sơ chỉ quan tâm đến khía cạnh lơgích, lý
tính mà ít hay khơng chú trọng đến lịch sử, sự kiện hiện thực, thì chủ nghĩa phủ
chứng tinh tế đã bàn đến vai trò của lịch sử hiện thực, nhưng lịch sử hiện thực lại bị
che đậy kín đáo bởi lý tính tự do vơ hạn. Điều này nói rằng, chủ nghĩa phủ chứng cố
vượt ra khỏi chủ nghĩa lơgích, nhưng nó vẫn cịn bị ràng buộc với lý tính lơgích
trong nó, chủ nghĩa lịch sử mới chỉ nhú mầm chứ chưa bám rễ vững chắc. Sau này
khi xuất phát từ thực trạng của khoa học và các yếu tố bên ngồi của khoa học như
tín niệm tập thể của cộng đồng khoa học..., Cun (1922 –1996), nhà triết học khoa
học Mỹ đã làm cho chủ nghĩa lịch sử xuất hiện với một sức sống mãnh liệt.
Ông cho rằng, trong sự nghiệp khoa học luôn tồn tại các khối cộng đồng khoa học
độc lập nhau, bị chi phối bởi các kiểu mẫu mực khác nhau. Khối cộng đồng khoa
Trang 10


học là một tập hợp các con người cùng làm cơng tác khoa học, có sự tiếp thụ văn
hóa cơ bản giống nhau, có sự giao lưu nội bộ tương đối đầy đủ, có sự nhất trí về
quan niệm chun mơn, có những bài học kinh nghiệm và phong thái tư duy gần
nhau... Những khối cộng đồng khoa học khác nhau luôn chú ý đến những vấn đề
khoa học khác nhau, hay cùng chú ý đến một vấn đề nhưng theo những cách khác
nhau. Vì vậy, giữa các khối cộng đồng khoa học khác nhau khó có sự trao đổi
chuyên mơn, cịn nếu có sự trao đổi chun mơn thì rất dễ dẫn đến hiểu lầm. Tồn tại

nhiều cấp, nhiều khối cộng đồng khoa học khác nhau có kiểu mẫu mực không giống
nhau. Kiểu mẫu mực là một khái niệm được Cun.. dùng để chỉ những tín niệm
chung về quan điểm, lý luận, phương pháp cơ bản của một cộng đồng khoa học nào
đó. Tín niệm chung của một khối cộng đồng khoa học cho phép thiết lập một loạt
vấn đề chung, đưa ra một kiểu mơ hình hay phương thức giải quyết tổng quát cho
các vấn đề đó. Nó đòi hỏi sự hiện hữu của những điều kiện, phương tiện, phạm vi
đối tượng nghiên cứu, phương hướng và triển vọng phát triển chung. Do kiểu mẫu
mực trong mỗi cộng đồng khoa học rất bền vững nên một sự thật đơn lẻ khơng đủ
để xác chứng hay phủ chứng nó, mà chỉ có cách mạng khoa học mới làm thay đổi
kiểu mẫu mực này bằng kiểu mẫu mực khác, về mặt nội dung, các kiểu mẫu mực
hoàn toàn khác nhau, do đó chúng khơng thể so sánh được.
Cun khơng chỉ liên kết kiểu mẫu mực với cộng đồng khoa học mà còn cố gắng kết
hợp lịch sử bên trong với lịch sử bên ngoài của khoa học, cố gắng kết hợp lịch sử
khoa học với xã hội học và tâm lý học khoa học... nhằm vạch ra và khảo sát các yếu
tố chi phối sự phát triển khoa học. Do tình hình phát triển khoa học vào thập niên 50
thế kỷ XX đòi hỏi phải tổng hợp tri thức khoa học chun ngành, địi hỏi phải làm
rõ tính chỉnh thể thống nhất, của khoa học hiện đại, và do hoạt động của nhà khoa
học luôn chịu sự chi phối bởi một kiểu quan điểm, một loại nguyên tắc, một kiểu
khuôn mẫu nào đó nhất định... mà định hướng nghiên cứu đúng đắn này của Cun đã
được giới khoa học phương Tây nhiệt thành hưởng ứng.

Trang 11


Cun coi khoa học là kết quả hoạt động của các khối cộng đồng khác nhau, có sử
dụng các kiểu mẫu mực không giống nhau nhưng luôn thay đổi để hồn thiện chính
mình; coi lịch sử khoa học khơng chỉ là lịch sử trừu tượng của tư tưởng mà còn là
lịch sử của khối cộng đồng khoa học, luôn bị chi phối bởi các quy luật nội tại và
những áp lưc lớn từ bên ngoài khoa học như các tư tưởng triết học, các yếu tố lịch
sử - xã hội, các yếu tố tâm lý cá nhân... Khi khái quát nhận định này ông đưa ra lý

luận “Động thái phát triển khoa học”, trong đó khẳng định mỗi chu trình phát triển
của khoa học phải trai qua bốn thời kỳ là:
. Tiền khoa học là thời kỳ hình thành dần các quan điểm, lý luận, phương
pháp cơ bản thống nhất đưa đến sự ra đời một kiểu mẫu mực ….
. Khoa học bình thường là thời kỳ cả khối cộng đồng khoa học công nhận và
kiên định sử dụng một kiểu mẫu mực để tập trung tinh lực giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong nghiên cứu mà không cần kiếm tra phê phán hay thay đổi nó. Tuy nhiên,
do đối tượng nghiên cứu phức tạp bị gò ép theo một kiểu mẫu mực đơn điệu, nên
những sự kiện bất thường xuất hiện. Để biến sự kiện bất thường thành bình thường
cần phải nhanh chóng điều chỉnh lý luận và phương pháp, mà kết quả là lý luận
phong phú thêm, phương pháp hiệu quả hơn và tri thức tinh xác thêm...
. Khủng hoảng khoa học là thời kỳ mà sự kiện bất thường xuất hiện ngày
càng nhiều và càng gay gắt, còn sự điều chỉnh bổ sung lý luận về phương pháp
khơng cịn tác dụng nữa. Lúc này, lý luận trở nên mơ hồ, phương pháp trở nên kém
hiệu quả, khoa học mất phương hướng, kiểu mẫu mực hiện hành bị nghi ngờ.
Những quan điểm, lý luận, phương pháp mới cạnh tranh nhau làm cho kiểu mẫu
mực này đứng trên bờ vực sụp đổ. Một số thành viên của khối cộng đồng tiếp tục cố
giữ kiểu mẫu mực cũ và cự tuvệt kiểu mẫu mực mới. Một số thành viên khác chủ
trương từ bỏ kiểu mẫu mực cũ và ra sức xây dựng kiểu mẫu mực mới. Khối cộng
đồng khoa học bị phân hóa, chia rẽ và tan rã khi hai xu hướng này xung đột mạnh
mẽ. Đây là thời kỳ tinh thần phê phán sáng tạo dâng cao nhất…

Trang 12


. Cách mạng khoa học là thời kỳ phá bỏ kiểu mẫu mực cũ, xây dựng kiểu
mẫu mực mới đầy sức sống, và cơ cấu lại khối cộng đồng khoa học. Nhờ vậy mà
các sự kiện bất thường nhất cũng biến thành bình thường. Trong cách mạng khoa
học, lực lượng tiến bộ chủ yếu là các nhà khoa học trẻ, ít chịu ảnh hưởng bởi kiểu
mầu mực cũ, có niềm tin vào nó khơng sâu, nên dễ hồi nghi và nhanh chóng từ bỏ

nó. Cịn lực lượng bảo thủ là các nhà khoa học thuộc thế hệ già được rèn luyện lâu
dài và chịu ảnh hưởng sâu bởi kiểu mẫu mực cũ, nên họ khó từ bỏ nó để chấp nhận
kiểu mẫu mực mới. Nhiều kiểu mẫu mực mới cạnh tranh nhau mãnh liệt. Để một
kiểu mẫu mực nào đó có cơ may được khối cộng đồng khoa học thừa nhận thì nó
phải hội đủ những tiêu chuẩn khách quan và có được những nhân tố chủ quan như
tính tinh xác, tính hiệu quả, tính đơn giản, tính bao quát… Ngồi ra, kinh nghiệm
lịch sử, cá tính cá nhân của nhà khoa học… cũng góp phần khơng nhỏ vào sự chọn
lựa này. Khi kiểu mẫu mực mới được khẳng định, tín niệm mới đựợc hình thành,
củng cố rộng trong khối cộng đồng khoa học thì cuộc cách mạng khoa học chấm
dứt. Một thời kỳ khoa học bình thường mới được xác lập.
Do kiểu mẫu mực khơng phản ánh tính quy luật của thế giới khách quan, mà chỉ là
một tín niệm tâm lý chung của một khối cộng đồng khoa học được hình thành dưới
những điều kiện lịch sử khác nhau, nên sản phẩm do nó mang lại cũng chỉ là cái ước
định mang tính tâm lý chủ quan, chứ khơng phải là tri thức mang tính chân lý khách
quan. Sự thay đổi của kiểu mẫu mực không làm sâu sắc thêm nhận thức khoa học
mà chỉ là một sự biến đổi tâm lý. Thế giới trong tâm khảm của các nhà khoa học
thuộc các khối cộng đồng khác nhau là không như nhau. Từ đây, ông kết luận, thế
giới mà các nhà khoa học nhận thức không phải là thế giới tồn tại khách quan bên
ngoài mà là thế giới ước định tồn tại chủ quan bên trong đời sống tâm lý của một cá
nhân hay một cộng đồng các nhà khoa học. Dựa trên quan niệm này, Cun coi chân
lý chỉ là phương tiện chủ quan được dùng để loại bỏ những vấn đề nan giải trong
nghiên cứu khoa học. Đối với ơng, nói về chân lý khách quan là một việc làm ấu trĩ,
khẳng định sự phát triển khoa học sẽ tiếp cận chân lý là hồ đồ. Do kiểu mẫu mực
Trang 13


của Cun khơng khác gì kiểu niềm tin thần thoại hay tín ngưỡng tơn giáo nên trong
triết học của ơng, giữa khoa học và thần thoại - tơn giáo khó tìm thấy một sự phân
biệt rõ ràng.
Sự phủ nhận tính kế thừa của các kiểu mẫu mực đã buộc Cun phải coi khoa học

tiến triển không theo hướng tiến bộ mà là theo hướng tuỳ cơ mà diễn biến. Còn nếu
buộc phải thừa nhận có sự tiến bộ trong tiến trình phát triển khoa học thì ơng hiểu
tiến bộ theo tinh thần của thuyết tiến hóa sinh học, nghĩa là lý luận tiến bộ hơn là lý
luận đối phó tốt hơn với sự thay đổi của hoàn cảnh, hay giải quyết các vấn đề nan
giải hiệu quả hơn.
Do coi kiểu mẫu mực chỉ là một loại tín niệm tâm lý chung của khối cộng đồng
khoa học mà Cun phủ nhận tính chân lý của lý luận khoa học, phủ nhận tính tiến bộ
của nhận thức khoa học. Chủ nghĩa lịch sử đã đưa Cun đến thuyết bất khả tri, chủ
nghĩa quy ước, chủ nghĩa tương đối, nhưng các lý luận về cách mạng khoa học, về
vai trò của yếu tố lịch sử - tâm lý - xã hội tác động đến việc xác lập kiểu mẫu mực
(hay lý luận khoa học), về vai trò của kiểu mẫu mực quy định quan điểm - lý luận phương pháp cơ bản của một khối cộng đồng khoa học, về sự cạnh tranh giữa các
kiểu mẫu mực trong quá trình phát triển khoa học... luôn là những giá trị to lớn của
triết học Cun. Ông xứng đáng là người khởi xướng chủ nghĩa lịch sử và làm cho nó
tn ra mạnh mẽ trong trào lưu triết học khoa học.
Và trong tác phẩm “Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học” (1962), Cun
lập luận rằng sự nghiên cứu khoa học và tư tưởng nói chung bị quy định bở những
“hệ chuẩn” (hệ quy chiếu). Hệ chuẩn được Cun quan niệm như là một hệ thống
niềm tin được chấp nhận hơn là một hệ thống những tiêu chuẩn khách quan. Các
nhà khoa học chấp nhận một hệ chuẩn đang được thịnh hành, tiến hành và mở rộng
hoạt động nghiên cứu trong phạm vi hệ chuẩn đó.
Dần dần những hệ chuẩn này khơng cịn thích hợp nữa gây ra một cuộc
khủng hoảng và chỉ được giải quyết bằng một cuộc cách mạng thay đổi thế hệ chuẩn
cũ bằng một hệ chuẩn mới, chẳng hạn như là sự thay thế thuyết địa tâm của Ptôlêmy
Trang 14


bằng thuyết nhật tâm của Côpecnich, thay thế hệ chuẩn của Niutơn về một vũ trụ cơ
giới bằng hệ chuẩn của Einstein về một vũ trụ tương đối. Thật ra, đây là một cách
nhìn phiến diện. Nó tuyệt đối hóa yếu tố chủ quan và phủ nhận yếu tố khách quan là
yếu tố giữ vai trò quyết định trong nội dung và phương pháp nghiên cứu của các

khoa học.
III. Kết Luận
Trong mọi lĩnh vực đặc biệt là khoa học kỹ thuật (KHKT) ln có tính kế thừa, cái
đi trước rồi sẽ bị phủ chứng để hình thành một cái đi sau tốt hơn, hoàn thiện hơn và
như thế cứ tiếp diễn từ thời đại này đến thời đại khác, như là ” Mỗi học thuyết tiếp
sau học thuyết ban đầu trong chương trình đều xuất hiện với tư cách là kết quả bổ
sung thêm cho học thuyết trước đó ”. Nhưng mỗi tư tưởng, mỗi phát minh đều để lại
cho con người những giá trị vô cùng quý báu, ảnh hưởng lên đời sống xã hội con
người về mọi mặt, mà khoa học kỹ thuật là một phần của đời sống xã hội đó.
Cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ (KHCN) đương đại là bước phát triển nhảy
vọt về chất so với hai các cuộc cách mạng KHKT trước đó, khi những tri thức khoa
học và yếu tố kỹ thuật chuyển biến nhanh chóng và trở thành một bộ phận khăng
khít của cơng nghệ, thống nhất hữu cơ ngay bên trong quy trình tạo ra vật thể hoặc
phi vật thể. Nó chính là hiện thân của cuộc cách mạng KHKT lần thứ ba, không
những làm cho nền sản xuất công nghiệp biến đổi về chất, mà hơn nữa, còn đẩy nền
kinh tế công nghiệp về dĩ vãng, để xác lập nền kinh tế mới – kinh tế tri thức. Những
lý thuyết nền tảng cho cuộc cách mạng KHCN đương đại là :
Thuyết tương đối (1905) của Albert Einstein vạch ra quy luật phổ biến của không
gian - thời gian, vật chất - vận động… là thành tựu tri thức vĩ đại của con người trên
con đường tìm hiểu tính thống nhất của thế giới vật chất và mở đường cho các KH
cơ bản hiện đại (vật lý tầng cao, vật lý thiên thể, hố học phóng xạ…) và ra đời các
ngành công nghệ cao: công nghệ hạt nhân, vũ trụ…

Trang 15


Thuyết lượng tử (1900) do Max Planck phát hiện, là bước nhảy vọt mang tính lịch
sử trong nhận thức của con người về sự vận động và tác dụng tương hỗ của thế giới
vật chất vi mơ. Nó khơng những trở thành cơ sở lý luận của các ngành mới, như:
Vật lý ở trạng thái ngưng tụ, hoá học kết cấu, sinh vật học lý thuyết; mà còn mở ra

cánh cửa lớn dẫn đến sự ra đời của các ngành công nghệ vi điện tử, quang điện tử,
laser, vật liệu mới, hạt nhân, nano…
Mật mã di truyền ADN (1953), do cơng của J.Watson và F.Crick, chính là sự khám
phá cấu trúc xoắn kép của phân tử AND, giải mã bí ẩn di truyền của thế giới sinh
vật phong phú, mở ra kỷ nguyên sinh học phân tử, tạo tiền đề trực tiếp cho những
bước tiến như vũ bão của KH về sự sống, công nghệ sinh học…
Chúng tạo thành trục “tam giác tư duy” khổng lồ của nhân loại để khám phá thế
giới vĩ mô, thế giới vi mô và thế giới sự sống. Trên cơ sở đó, cuộc cách mạng
KHCN phát khởi kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trở đi, dự báo kéo dài đến
giữa thế kỷ XXI. Các nước thuộc OECD và nhóm BRIC được coi là “trung tâm”
của cuộc cách mạng này, trong khi phần còn lại của thế giới được coi là “vùng ảnh
hưởng” hoặc “ngoại vi”, riêng châu Phi (trừ đất nước Nam Phi) bị coi là “sa mạc
của khoa học”.
Cuộc cách mạng KHCN đã làm biến đổi tồn tại xã hội và ý thức xã hội, lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất; khiến nhân loại phải cấu trúc lại giáo dục, thay đổi
nhận thức về KH & CN; tác động sâu sắc đến thế giới quan, nhân sinh quan và cách
thức tiến hành cuộc sống; thay đổi các quan niệm về giá trị, đạo đức, tôn giáo, nghệ
thuật, môi trường, cũng như về vị trí và vai trị của con người trong thế giới. Nó đưa
nhân loại tiến tới cái mà Masuda (học giả người Nhật) gọi là "xã hội thông tin", hay
Daniel Bell (Mỹ) gọi là "xã hội hậu cơng nghiệp", "xã hội dịch vụ"... Nó hình thành
nên một "nền văn hoá mới" dựa trên cơ sở của KHCN: văn hố số, văn hóa @, văn
hóa mềm, văn hóa ảo... để chỉ sự kết nối, phi biên giới, hiện thực ảo, cá nhân hóa,
bùng nổ sáng tạo. Cùng với q trình tồn cầu hóa, nó làm cho "những cá nhân có
tính địa phương được thay thế bằng những cá nhân có tính lịch sử thế giới" (Karl
Trang 16


Marx), tức là những cá nhân đã trực tiếp liên hệ với toàn thế giới .
Trên quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể, việc nhìn nhận đúng vị trí và vai trị của
KHCN là điều rất có ý nghĩa. Chúng ta bao giờ cũng cần có những cơng cụ và

phương tiện lao động tốt hơn để sinh tồn, chống lại thiên tai, dịch bệnh, hiểu biết và
cải tạo thế giới.
Nhưng trên hết triết học đã đi trước KHKT trên nhiều lĩnh vực, và bằng những tư
tưởng đúng đắn, bằng những dự kiến thiên tài, triết học đã không những vạch đường
cho KHKT tiến lên và giúp cho KHKT phương hướng và những công cụ nhận thức
để khắc phục những khó khăn trở ngại vấp phải trên đường đi của mình.

Trang 17


Một số tài liệu tham khảo nhằm giải quyết mục tiêu trên:
. Triết Học phần 1 : Đại cương về lịch sử Triết Học - TS.Bùi Văn Mưa (chủ biên).

. Triết Học và Bức Tranh Vật Lý Học về thế giới - TS.Bùi Văn Mưa.
. Giáo trình Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin – Nhà Xuất
Bản Chính Trị Quốc Gia
. Sách Tri Thức Khách Quan của tác giả C.Poppơ dịch giả Chu Đình Lan
. Tài liệu Triết Học Phương Tây ( GV.ThS.Trinh Dinh Thanh)
. Tài liệu từ nguồn Internet :
. />%20NANG%20HANG%20THANG%2011-2011_NHUNG%20VAN%20DE%20VE
%20TRIET%20HOC%20PHUONG%20TAY_NHUNG%20VAN%20DE%20VE
%20TRIET%20HOC%20PHUONG%20TAY18.pdf ( tác giả Dương văn Thịnh – TS,

khoa Triết học, Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội )
. />. />.

/>nghar_a_am
Mục Lục :
I. Lời Mở Đầu
I.1. Tổng Quan Về Đề Tài

I.2.Mục Tiêu Của Đề Tài
II. Trào Lưu Triết Học Duy Khoa Học
II.1. Khái Quát Về Sự Hình Thành Trào Lưu Triết Học Duy Khoa Học
II.2. Tầm Ảnh Hưởng Của Triết Học Duy Khoa Học Đến Đời Sống Phương
Tây Hiện Đại, Đặc Biệt Là Dòng Hậu Thực Chứng.
III. Kết Luận

Trang 18



×