Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TRÀO LƯU TRIẾT HỌC KHOA HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY THỜI HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.02 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
--------------

MÔN TRIẾT HỌC
Đề tài:

TRÀO LƯU TRIẾT HỌC KHOA HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY THỜI HIỆN ĐẠI
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
NHÓM 2 LỚP Đ1- K22
HỌC VIÊN THỰC HIỆN:
Đỗ Thị Cát Trâm
Mã số học viên: 7701221218
Số thứ tự: 106

TPHCM , tháng 12 năm 2012


LỜI NĨI ĐẦU
***
Trước thế kỷ XV, Châu Âu vẫn cịn nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của
giáo hội thiên chúa. Ai hồi nghi Thượng đế, chỉ trích Giáo Hồng hay các tác phẩm
trái với Kinh thánh đều được coi là “dị đoan”. Rất nhiều cuốn sách và các công trình
tiến bộ bị thiêu hủy, cấm đốn. Sự tiến bộ của xã hội bị trở ngại nghiêm trọng. Đến
thế kỷ XV-XVI chủ nghĩa tư bản ra đời, đầu tiên ở Anh, sau đó đến các nước Tây
Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Đức,…Giai cấp tư sản mới nổi để bảo vệ quyền lợi
chính trị và kinh tế của họ, đã tiến hành đấu tranh với giáo hội. Khoa học tự nhiên
cận đại cũng ra đời, chủ yếu thể hiện trong thiên văn học, toán học và cơ học. Sản
xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển đã thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học tự
nhiên. Khoa học tự nhiên phát triển lại tăng thêm sức mạnh để tấn công vào hệ


thống thần học của đạo thiên chúa. Trãi qua mấy thế kỷ đấu tranh và trả giá nặng nề,
cuối cùng khoa học tự nhiên đã thoát khỏi thần học, mạnh bước trên con đường tiến
bộ.
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, quá trình này diễn ra mạnh mẽ làm ra đời
nhiều ngành khoa học tự nhiên có đối tượng, có phương pháp nghiên cứu và hình
thức diễn đạt riêng, trong đó phương pháp thực nghiệm và hình thức diễn đạt tốn
học chiếm ưu thế. Các ngành khoa học mới được xây dựng trên những nền tảng kinh
nghiệm, tích lũy nhiều tri thức, xác lập dần những cơ sở lý luận chặt chẽ và được
diễn đạt khái qt bằng các cơng thức tốn học chặt chẽ.
Tiểu luận Trào lưu triết học khoa học và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội
phương Tây thời hiện đại hi vọng sẽ mang lại một cái nhìn khái quát về trào lưu
triết học khoa học và sự phát triển của nó cho đến ngày nay.
Cảm ơn Thầy Bùi Văn Mưa đã hướng dẫn tận tình, hỗ trợ trong suốt quá trình
thực hiện tiểu luận này.


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU...........................................................2
MỤC LỤC.................................................................3
I.HỒN CẢNH RA ĐỜI..........................................4
II.TRÀO LƯU TRIẾT HỌC KHOA HỌC.............5
1.Trào lưu thực chứng....................................................................................................................5
a.Đặc điểm chung của trào lưu thực chứng................................................................................5
b.Ảnh hưởng của trào lưu thực chứng.......................................................................................6
c.Sự suy tàn không tránh khỏi....................................................................................................7
2.Trào lưu hậu thực chứng ............................................................................................................7
a.Những lý luận chung của Popper.............................................................................................8
b.Ảnh hưởng của đến xã hội phương Tây...................................................................................9
c.Những lý luận chung của Lakatos..........................................................................................10
d.Ảnh hưởng đến xã hội phương Tây.......................................................................................11

e.Những lý luận chung của Kuhn..............................................................................................11
f.Ảnh hưởng của Kuhn đến xã hội phương Tây........................................................................12
g.Những lý luận chung của Feyerabend....................................................................................13
h.Ảnh hưởng đến xã hội phương Tây.......................................................................................14

III.Sự ảnh hưởng trên đất nước Mỹ nói riêng và xã
hội phương Tây nói chung......................................16
1.Sự phát triển tiếp theo của Triết học phân tích.........................................................................16
2.Sự phát triển của Triết học khoa học.........................................................................................17
3.Jean Francois Lyotard với thực tại luận và tri thức luận............................................................18
4.Triết học khoa học và chiến tranh văn hóa................................................................................19

KẾT LUẬN..............................................................19


TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................21
I.

HOÀN CẢNH RA ĐỜI
Các ngành khoa học tự nhiên hình thành dần trong lịng triết học tự nhiên

dưới sự thúc đẩy trực tiếp của thực tiễn sản xuất tư bản chủ nghĩa vừa mới ra đời.
Một số ngành khoa học tự nhiên đi tiên phong như cơ học, toán học đã tách ra khỏi
triết học tự nhiên.
So với những phỏng đốn thuần tùy trước đây thì những tri thức kinh nghiệm
này có ưu điểm giúp tìm hiểu thế giới một cách rõ ràng hơn và mang lại những ứng
dụng thiết thực để cải tạo thế giới, làm tăng sức mạnh của con người trước tự nhiên.
Điều này tạo ra ảo tưởng coi tri thức kinh nghiệm là đáng tin cậy và có giá trị, cịn
tri thức phi kinh nghiệm là không khoa học và vô bổ đối với con người. Sự ngộ nhận
này hóa ra lại có ý nghĩa tích cực, giúp khoa học tự nhiên sớm đoạn tuyệt với triết

học tự nhiên tư biện và thoát ra khỏi sự phong tỏa thần bí của giáo hội Thiên chúa
giáo để tự khẳng định mình. Uy tín của triết học, mà trước hết là triết học tự nhiên bị
suy giảm nghiêm trọng trước khoa học tự nhiên. Bối cảnh lịch sử phức tạp này đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời trào lưu triết học khoa học mà giai đoạn đầu là
chủ nghĩa thực chứng.
Các triết gia thuộc trào lưu triết học khoa học chủ trương xây dựng triết học
theo mơ hình các “khoa học thực chứng". Theo họ, triết học không nên nghiên cứu
những vấn đề như bản chất của sự vật, các qui luật chung của thế giới…mà đi tìm
phương pháp khoa học có hiệu quả nhất, đáng tin cậy nhất mới là nội dung chủ yếu
của việc nghiên cứu triết học.
Trong các trường phái theo chủ nghĩa duy khoa học, trường phái có ảnh
hưởng lớn và lâu nhất là chủ nghĩa thực chứng.


II.

TRÀO LƯU TRIẾT HỌC KHOA HỌC
Có thể nói, khoa học luận của thế kỷ XIX được kết tinh thành thuyết thực

chứng (positivisme) của Auguste Comte (1798 - 1857). Với ông, tinh thần khoa học
đồng nghĩa với tinh thần thực chứng. Thực chứng có nghĩa tin tưởng ở sự đồng nhất
giữa lý trí và hiện thực, nhưng hiện thực của Comte không phải là những dữ kiện
đầu tiên đến từ giác quan, mà là một hiện thực được khám phá, tạo dựng bằng lý trí.
Ngồi ra, Comte cịn tin tưởng khoa học có thể sẽ "hiểu" được tồn bộ thế giới và
làm nền tảng cho cả đạo đức. Trừ vế thứ hai này, tư tưởng thực chứng vẫn ít hay
nhiều nằm trong các nhà khoa học cũng như khoa học luận hiện đại, dù với những
sắc thái tinh tế khác nhau.
Triết học khoa học bao gồm 2 trào lưu nối tiếp nhau: Trào lưu thực chứng và
Trào lưu hậu thực chứng


1. Trào lưu thực chứng
Ra đời vào những năm 30-40 thế kỷ XIX ở Pháp, sau đó ở Anh với khẩu
hiệu: bản thân khoa học đã là một triết học, tri thức về thế giới là đặc quyền của
khoa học thực chứng…
a. Đặc điểm chung của trào lưu thực chứng
Các triết gia thực chứng cho rằng: triết học không nên nghiên cứu những vấn
đề như bản chất của sự vật, các quy luật chung của thế giới mà cần phải đi tìm
những phương pháp hiệu quả và đáng tin cậy nhất để có được tri thức khoa học
(thực chứng). Nó chống lại tôn giáo và triết học truyền thống, loại bỏ các vấn đề
mạng tính thế giới quan ra khỏi nghiên cứu triết học.
Khi mới ra đời, trào lưu thực chứng đã đáp ứng được nhu cầu củng cố và phát
triển khoa học nên được giai cấp tư sản khuyến khích và tuyên truyền rộng rãi.
Chủ nghĩa thực chứng đã phát triển qua 3 giai đoạn:


-

Giai đoạn thực chứng cổ điển xuất hiện vào thập niên 30 của thế kỷ XIX

với những đại biểu là Comte (Pháp), Spencer, Mill (Anh).
-

Giai đoạn kinh nghiệm phê phán xuất hiện vào thập niên 70-90 thế kỷ XIX.

Đại biểu của giai đoạn này là Match và Avenarius. Ở giai đoạn này, chủ nghĩa thực
chứng đã chuyển từ chủ nghĩa hiện tượng mang tính chất bản thể luận sang chủ
nghĩa hiện tượng mang bản chất nhận thức luận.
-

Giai đoạn thực chứng mới ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ 1 và phát


triển cao vào những năm 50 thế kỷ XX. Giai đoạn này có nhiều chi phái:
+ Chủ nghĩa nguyên tử logic xuất hiện từ năm 1920, đại biểu là Russell và
Wittgenstein. Họ cho rằng yếu tố cấu tạo nên tự nhiên không phải là vật chất mà là
những phán đoán trên cơ sở tri giác và họ gọi chúng là những đơn vị logic.
+ Chủ nghĩa thực chứng logic và triết học phân tích: Đây là những môn
phái đưa chủ nghĩa thực chứng mới vào thời kỳ hưng thịnh nhất để rồi sau đó rơi
vào thời kỳ tan rã khơng tránh khỏi. Đại biểu chính là Carnap và Shelich.
b. Ảnh hưởng của trào lưu thực chứng
Chủ nghĩa thực chứng có vai trị tích cực giúp một số ngành khoa học tự
nhiên thốt khỏi một số tình trạng bế tắc và thúc đẩy sự phát triển của tri thức khoa
học. Chủ nghĩa thực chứng có cơng đi sâu nghiên cứu và tiếp thu những thành quả
nổi bật trong toán học và khoa học tự nhiên hiện đại, đề xuất ra quan điểm của mình
và đạt được những yếu tố tích cực nhất định. Nhưng trào lưu triết học này có mâu
thuẫn khơng khắc phục được: do muốn phá vỡ một số cơng thức triết học truyền
thống, nó đã đi đến chỗ phủ nhận ý nghĩa thế giới quan của triết học, từ đó đi đến
phủ định bản thân triết học. Vì vậy, chủ nghĩa thực chứng khơng thể mở ra con
đường mới cho triết học.
Triết lý thực chứng logic có ảnh hưởng đến một số các nhà khoa học vật lý ở
thế kỷ XX như Ludwig von Mises, Werner Heisenberg và đóng góp vào việc phát


triển nguyên lý vô định, không chắc chắn, sinh ra từ phân tích thực chứng lơgích về
sự giới hạn khi vừa quan sát vị trí vừa đo động lực của vật thể cùng một lúc.
c. Sự suy tàn không tránh khỏi
Theo hai nhà vật lý Murray Gell-Mann và George Zweig thì tất cả các loại
hạt tử (như electron, neutron, meson, proton,…) đều được cấu tạo bởi vài hạt tử cơ
bản giản dị mà họ gọi là “quarks”. Các nhà Vật lý, dù đã thực hiện nhiều cuộc săn
tìm trong tia Vũ trụ, trong nhiều thí nghiệm cực kỳ tốn kém nhưng hạt gọi là quark
đó vẫn khơng hề được tìm thấy. Kỳ lạ thay, cái siêu hình lại có thể làm cho cái hữu

hình xuất hiện và vận hành trơn tru. Điều này làm nảy sinh một hệ quả Triết học rất
cơ bản: Thế giới siêu hình hiện hữu trong Thế giới Vật lý. Khi thuyết về hạt tử
quarks ra đời thì triết lý thực chứng khơng cịn chỗ đứng trong vật lý, nơi mà nó đã
khai sanh và được áp dụng. Ngày nay, hầu hết các nhà vật lý đều chấp nhận lối giải
thích này.
Đến đầu thế kỷ XX, người ta bắt đầu thấy rõ triết lý khoa học thực nghiệm và
chủ nghĩa thực chứng là có nhiều giới hạn trong hầu hết mọi ngành. Ngay cả khi có
những vật thể quan sát được, điểm then chốt của thực chứng cũng đã bị chỉ trích và
phủ định khi nó cho là có những quan sát hồn tồn độc lập và trung tính với các lý
thuyết, ý niệm và ngơn ngữ. Ngay trong vật lý học, triết lý thực chứng cũng bị xem
là lạc hậu và được thay thế bởi triết lý phản nghiệm của Popper.

2. Trào lưu hậu thực chứng
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, triết học khoa học chuyển sang trào lưu
phản thực chứng. Các vấn đề tăng trưởng tri thức, thay đổi lý luận, phát triển khoa
học,… được gắn liền với thực trạng khoa học lúc bấy giờ theo chủ trương phủ chứng
và quan điểm lịch sử. Để duy trì sức sống cho trào lưu triết học khoa học, Popper đã
kế thừa có phê phán chủ nghĩa thực chứng logic đang suy tàn và tìm kiếm một hình
thức mới – Chủ nghĩa phủ chứng.


Các đại điện tiêu biểu gồm:

Karl Popper
a. Những lý luận chung của Popper
Chủ nghĩa phủ chứng của Karl Popper cho rằng: 1 lý luận được gọi là khả
phủ chứng nếu từ đó rút ra ít nhất một trần thuật có thể xung đột với một vài sự kiện
nào đó.
-


Nếu sự xung đột đã xảy ra thì lý luận này là lý luận bị phủ chứng. Lý luận bị

phủ chứng bị đào thải.
-

Nếu xung đột chưa xảy ra thì lý luận này là lý luận vị phủ chứng. Lý luận vị

phủ chứng tạm thời được giữ lại tạo thành nội dung của khoa học.
Karl Popper đã nâng khái niệm phủ chứng lên thành nguyên tắc phủ chứng
mang tinh thần lý tính phê phán. Nguyên tắc này đòi hỏi:
-

Thứ nhất: phải nêu ra tất cả các giả thuyết có thể có và buộc chúng phải đối

mặt với mọi phê phán nghiêm khắc để làm bộc lộ ra những sai lầm, khiếm khuyết
mà không được dựa vào bất cứ một kết luận quy nạp nào để làm tiền đề cho lý luận.
-

Thứ 2: phải biết học tập từ trong sai lầm và dũng cảm nhận sai lầm

-

Thứ 3: phải dám phê phán và dám phủ định.
Đối với Popper, câu hỏi then chốt là: làm sao chúng ta có thể xác định một lý

thuyết là khoa học hay không khoa học (mà ông gọi là ngụy khoa học). Một lý
thuyết khoa học mới chỉ xứng đáng thay thế một lý thuyết đang có khi lý thuyết mới
ấy tổng quát hơn. Khoa học "thực sự" phải có những tiên đốn về các hiện tượng
chưa quan sát nhưng sẽ xảy ra, và có thể kiểm chứng.
Quan điểm của Popper về sự phản nghiệm rất được phổ biến và thường được

các nhà khoa học áp dụng để bác bỏ các lý thuyết ngụy khoa học. Trong thời của
Popper, hai đối tượng chính là tâm lý học theo Freud và triết học Marx về lịch sử mà
ông dùng để phân biệt với khoa học thực sự.


Điều này cũng xuất phát từ bối cảnh thời Popper lúc ấy đặt trọng tâm vào
việc chống lại "siêu hình" và "ngụy khoa học”, và nhất là thời huy hoàng của vật lý
khi mà vật lý là trung tâm của khoa học.
Nói chung nền tảng cơ bản của triết lý khoa học Popper vẫn là máy móc, thể
vật và khách quan, khơng khác nhiều với triết lý thực chứng lơgích.
b. Ảnh hưởng của đến xã hội phương Tây
Có thể nói Popper đã đóng vai trị chính yếu trong việc xây dựng triết học
khoa học thành một ngành học đầy sinh lực, tự trị trong triết học phân tích.
Popper cũng được thừa nhận rộng rãi là một trong những tiếng nói dẫn đạo
trong cuộc nổi loạn chống lại chủ nghĩa thực chứng logic của nhóm Vienna
giữa thế kỷ XX. Việc ơng làm sống lại thuyết hoài nghi của Hume đối với
suy luận quy nạp và việc ông giới thiệu nguyên lý kiểm sai như một giải pháp
phi quy nạp đối với nan giải của những tri thức khoa học, đóng một vai trị
quan trọng trong việc phê bình quan điểm khoa học vốn là trung tâm của hệ
thống thực chứng.
Ảnh hưởng của Popper thông qua hoạt động triết học khoa học và thơng
qua triết học chính trị của ơng đã vượt qua khuôn khổ hàn lâm. Trong số sinh
viên và những người ủng hộ ông, ông tuyên bố các chiến lược đầu tư rập luôn
theo lý thuyết về sự tăng trưởng của tri thức thơng qua kiểm sai.
Mơ hình có sự hữu để chống ngụy khoa học như chiêm tinh, hay các
"khoa học" huyền bí khác. Sự chạm trán, tính "phản" là di sản của thuyết
Popper.
Đi từ phản nghiệm, Popper cũng đã có nhiều đóng góp quý báu qua
“duy lý luận phê bình” với tác phẩm “The Open Society and its Enemies”
(Xã hội mở và các kẻ thù của nó). Thái độ trong “duy lý luận phê bình” có

thể được diễn tả là “anh có thể đúng, tơi có thể sai, nhưng với một chút cố
gắng, chúng ta có thể đến gần với sự thật”. Nó kêu gọi cộng tác và cạnh tranh


để đưa đến ý niệm mới, kiến thức mới gần với sự thật, có lợi cho tất cả mọi
người trong xã hội qua q trình chỉ trích khơng giới hạn.
 Imre Lakatos:
c. Những lý luận chung của Lakatos
Lakatos vạch ra sai lầm của chủ nghĩa phủ chứng thô sơ Popper là quá đề cao
tính phủ chứng của kinh nghiệm và đã khắc phục nó bằng chủ nghĩa phủ chứng
tinh tế.
Chủ nghĩa phủ chứng tinh tế coi sự tăng trưởng của tri thức khoa học là do sự
sản sinh và cạnh tranh của các hệ lý luận khoa học chứ không phải do sự phản
bác dẫn đường hay sự bất thường xảy ra trong khoa học. Lakatos cho rằng: tính
khoa học chỉ là thuộc tính của một hệ lý luận khoa học liên kết chặt chẽ với nhau
mà ông gọi là Cương lĩnh nghiên cứu khoa học. Cương lĩnh này được tạo thành
từ 4 yếu tố là; hạt cứng, dây bảo hộ, quy tắc gợi ý phản diện và quy tắc gợi ý
chính diện.
Lakatos coi sự tăng trưởng liên tục của tri thức khoa học là do sự sản sinh và
cạnh tranh của các hệ lý luận khoa học, chứ không phải là do sự phản bác dẫn
đường hay sự bất thường xảy ra trong khoa học. Tính khoa học chỉ là một thuộc
tính của một hệ nhiều lý luận liên kết chặt chẽ với nhau mà ông gọi là “Cương
lĩnh nghiên cứu khoa học”. Cương lĩnh này được tạo thành từ 4 yếu tố: hạt cứng,
dây bảo hộ, quy tắc gợi ý phản diện và quy tắc gợi ý chính diện.
Trong giai đoạn tiến bộ, cương lĩnh nghiên cứu sẽ chuyển sang giai đoạn
thoái bộ. Khi ấy, các sự kiện bất thường, bất lợi sẽ ngày càng tăng và thu hút sự
chú ý của các nhà khoa học. Một cương lĩnh nghiên cứu thoái bộ T chỉ bị phủ
chứng khi xuất hiện một cương lĩnh nghiên cứu mới T’ tiến bộ hơn.
Lakatos khơng phân chia rạch rịi giữa khoa học duy lý và khoa học vơ duy
lý. Ơng kết hợp quan điểm của Kuhn với phương pháp phản nghiệm (có cải tiến)

của Popper, cho rằng khoa học là một chuỗi những chương trình nghiên cứu
(research programs) từng bước tiến lên từ một vấn đề này đến vấn đề khác. Quan


điểm của Lakatos có vẻ hợp lý nhất đối với đa số các ngành khoa học hiện đại
(kể cả các ngành khoa học xã hội).
d. Ảnh hưởng đến xã hội phương Tây
Dựa trên chủ nghĩa phủ chứng tinh tế, Lakatos xây dựng lại lịch sử
khoa học và thuyết minh quá trình tăng trưởng tri thức khoa học một cách
hợp lý. Ngồi ra, ơng cịn dùng lịch sử khoa học để đánh giá các phương
pháp luận cạnh tranh nhau trong trào lưu triết học khoa học bấy giờ.
Nếu chủ nghĩa phủ chứng thơ sơ chỉ quan tâm đến khía cạnh logic, lý
tính mà ít hay khơng chú trọng đến lịch sử, sự kiện hiện thực thì chủ nghĩa
phủ chứng tinh tế đã bàn đến vai trò của lịch sử hiện thực nhưng lịch sử hiện
thực lại bị che đậy kín đáo bởi lý tính tự do vơ hạn. Điều này nói rằng, chủ
nghĩa phủ chứng cố vượt ra khỏi chủ nghĩa logic, nhưng nó vẫn cịn bị ràng
buộc với lý tính logic, trong nó, chủ nghĩa lịch sử mới chỉ nhú mầm chứ chưa
bám rễ vững chắc. Sau này khi xuất phát từ thực trạng của khoa học và các
yêu stoos bên ngồi của khoa học như tín nhiệm tập thể của cộng đồng khoa
học, Kuhn đã làm cho chủ nghĩa lịch sử xuất hiện với một sức sống mãnh
liệt.
 Thomas Samuel Kuhn (1922-1996)
Thomas Samuel Kuhn được từ điển triết học của Đại học Stanford
đánh giá là “một trong số các triết gia khoa học nhiều ảnh hưởng nhất trong
thế kỷ XX, mà có lẽ là người ảnh hưởng nhiều nhất. Nghiên cứu lịch sử phát
triển của các ngành khoa học mà theo cách hiểu của ông chủ yếu là khoa học
tự nhiên, Kuhn đưa ra các qui luật mà ngay chính ơng cũng khơng ngờ là đã
tác động mạnh và thậm chí làm thay đổi tồn bộ ngành khoa học xã hội trong
nửa sau của thế kỷ XX.
e. Những lý luận chung của Kuhn



Theo Kuhn, ít mơn khoa học nào thật sự là "khoa học" theo tiêu chuẩn của
Popper. Kuhn cho rằng chúng ta không thể so sánh lý thuyết khoa học này với lý
thuyết khoa học khác, vì chúng thuộc những phạm trù khác nhau, với những giới
hạn khác nhau. Theo Kuhn, các lý thuyết khoa học đều tiến hoá theo cách mạng
khoa học.
Kuhn không chỉ liên kết kiểu mẫu mực với cộng đồng khoa học mà còn cố
gắng kết hợp lịch sử bên trong với lịch sử bên ngoài của khoa học, cố gắng kết hợp
lịch sử khoa học với xã hội học và tâm lý học khoa học… nhằm vạch ra và khảo sát
các yếu tố chi phối sự phát triển khoa học.
Cuốn “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” của Thomas Kuhn năm 1962,
một trong những tác phẩm khoa học được trích dẫn nhiều nhất của thế kỷ XX, đã đặt
dấu chấm hết cho quan điểm thực chứng logic - nền tảng của khoa học hiện đại (chủ
yếu của phương Tây). Kuhn đã tạo ra khủng hoảng mang tính cách mạng cho các
ngành khoa học xã hội và nhân văn, để hôm nay các lý thuyết gia trong ngành này
không thể nào không đọc và không nhắc tới Thomas Samuel Kuhn trong cơng trình
của mình. Lý thuyết của ông cũng có thể coi là cầu nối cho hai hệ thống ngành học
vốn được coi là hoàn toàn khác nhau. Qua tác phẩm của Kuhn, chuyên gia từ các
ngành tự nhiên cũng dễ dàng tìm thấy con đường để cân chỉnh và bước chân vào các
ngành xã hội và nhân văn một cách chuyên nghiệp.
f. Ảnh hưởng của Kuhn đến xã hội phương Tây
- Do tình hình phát triển khoa học thập niên 50 thế kỷ XX đòi hỏi phải tổng
hợp tri thức khoa học chuyên ngành, đòi hỏi phải làm rõ tính chỉnh thể thống nhất,
tính tổng hợp của khoa học hiện đại và do hoạt động của nhà khoa học luôn bị chi
phối bởi một kiểu quan điểm , một loại nguyên tắc, một mẫu khuôn mẫu nào đó nhất
định,… mà định hướng nghiên cứu này của Kuhn được giới khoa học phương Tây
nhiệt thành hưởng ứng.



-

Thuyết của Kuhn ra đời vào đầu thập niên 1960 khi mà xã hội phương Tây

bắt đầu cởi mở về văn hố, chính trị với nhiều phong trào phản kháng các nền tảng
và trật tự xã hội hiện hữu. Các nhóm trí thức xã hội học, triết học, đa số từ phe tả
chống lại những gì đại diện cho chính thống trong xã hội, đã dùng thuyết của Kuhn
để nghiên cứu vấn đề xã hội trong sự phát triển khoa học và tri thức. Từ đó một
ngành mới được thành hình song song với ngành triết lý khoa học và lần lần lấn át
ngành triết lý khoa học cổ điển. Ngành mới này sau được gọi là xã hội học về tri
thức khoa học.
-

Thuyết của Kuhn được hồ hởi chấp nhận, nhất là bởi những người theo chủ

thuyết tương đối trong các thập niên 1960, 1970 chống lại phái bảo thủ tuyệt đối.
-

Thuyết của Kuhn đã làm sáng tỏ phương thức hoạt động khoa học và từ đó nó

mở rộng cho nhiều giới tham gia đề cập cũng như tranh luận về khoa học. Lý thuyết
của ơng đã khơng cịn là của ông nữa mà là của tất cả mọi người trong khoa học xã
hội, trong mọi ngành khoa học.
-

Dấu ấn của Cấu trúc các cuộc cách mạng Khoa học cho đến giờ này vẫn chưa

hề phai nhạt và tính thời sự của nó vẫn cịn ngun vẹn. Sự ra đời của nó vào năm
l962 đã đánh dấu sự cáo chung của những tư tưởng triết học khoa học thịnh hành từ
những năm l930 cho tới thời điểm ấy. Nó đồng thời đánh dấu sự mở màn của một tư

tưởng triết học mới, ít thiên về phân tích logic và phân tích khái niệm mà chú trọng
thích đáng hơn đến lịch sử và xã hội học khoa học.
 Paul Feyerabend

Paul Feyerabend đã tiếp tục phát triển chủ nghĩa lịch sử trong “Phương pháp
luận đa nguyên”.
g. Những lý luận chung của Feyerabend
- Phương pháp lựa chọn: Trong tác phẩm nổi tiếng "Against method" ("Chống
phương pháp") Feyerabend cho rằng khơng có một phương pháp khoa học nào là
thích hợp cho mọi trường hợp, và hô hào "dân chủ" trong nghiên cứu khoa học. Ông


định nghĩa "khoa học là cái gì mà các nhà khoa học làm". Nhà khoa học năng động
sáng tạo là người biết sử dụng phương pháp này để thu hút, kết hợp và so sánh tư
tưởng của mình với tư tưởng của người khác.
-

Phương pháp khôi phục lại lịch sử: ông coi lịch sử khoa học tiến lên phía

trước nhưng cũng lùi lại phía sau, bởi vì một lý luận khoa học vững chắc nhất phải
là lý luận có bề dày lịch sử và thấm sâu vào lịch sử. Ông kêu gọi con người phải giữ
lấy mọi ý tưởng, quan niệm, lý luận đã được phát hiện ra để cân nhắc bổ sung, hoàn
chỉnh lý luận, quan điểm, ý tưởng mới của mình.
-

Phương pháp phi lý tính: ơng coi lý tưởng thời đại, điều kiện xã hội, tâm lý

quần chúng, lợi ích giai – tầng,... là những yếu tố phi lý thúc đẩy sự tiến bộ của khoa
học. Khoa học và các hình thức phi khoa học khơng cơ lập mà là thẩm thấu vào
nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển.

-

Phương pháp luận đa nguyên là định hướng của ông xây dựng lý luận về

khoa học tự do cho một xã hội tự do.
-

Nguyên tắc “thế nào cũng được”: ông chủ trương tạo ra một bầu khơng khí

thật dân chủ tự do để khai thác triệt để tính năng động, sáng tạo của khoa học. Ông
chủ trương coi trọng các yếu tố phi lý tính, phi truyền thống. Tuy nhiên, ông cũng đã
đưa chủ nghĩa lịch sử đến với chủ nghĩa vơ chính phủ, chủ nghĩa cơ hội.
h. Ảnh hưởng đến xã hội phương Tây
Trong xã hội dân chủ, khoa học phải được tách rời ra khỏi chính quyền cũng
như tơn giáo đã được tách ra khỏi chính quyền như hiện nay; không một phương
pháp hay một tôn giáo nào được độc tơn trong hệ thống chính quyền xã hội.
Paul Feyerabend tiếp tục phát triển chủ nghĩa lịch sử của Kuhn trong
“phương pháp luận đa nguyên”: không nên dành cho khoa học một quyền uy trước
các hình thái ý thức khác. Hơn nữa, mục tiêu của khoa học cũng không phải là mục
tiêu quan trọng nhất và khoa học không chi phối mọi sinh hoạt của con người, mà
mỗi con người đều có một điều kiện để sống, một niềm tin để theo đuổi,một cơ hội


để sáng tạo. Từ đây, chủ nghĩa sôvanh khoa học không củng cố sức mạnh và ưu thế
cho khoa học mà là trói buộc tính sáng tạo và tự do lựa chọn của nó. Tuy nhiên, có
vẻ như những lý thuyết mà Feyerabend đề xướng là đi quá xa.
Laudan đã hồn thiện, cũng có nghĩa là kết thúc sự phát triển của chủ nghĩa
lịch sử. Ngày nay, trào lưu triết học khoa học tồn tại thông qua trường phái thực tại
luận khoa học. Trường phái này được sáng lập bởi Sellars từ thập niên 60 của thế kỷ
XX, được phát triển bởi Putnan, Shapere, Bunge.



III. Sự ảnh hưởng trên đất nước Mỹ nói riêng và xã hội
phương Tây nói chung
1. Sự phát triển tiếp theo của Triết học phân tích
Triết học phân tích do Russell, Moore, Wittgenstein sáng lập đầu thế kỷ XX
là một dòng chủ đạo của triết học phương Tây trong suốt gần 100 năm, nó tự cho
mình là triết học của khoa học. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, trường phái
Vienna với nhân vật tiêu biểu là Karnap đã xây dựng chủ nghĩa kinh nghiệm
lơgíc, mở ra cao trào triết học phân tích. Trong những năm 30, do sự bức hại của
chủ nghĩa phát xít, phần lớn thành viên của trường phái Vienna đã di cư sang Mỹ,
truyền bá và phát triển chủ nghĩa kinh nghiệm lơgíc và dần giành được địa vị chủ
đạo vốn của chủ nghĩa thực dụng.
Giáo sư W.V.Quine của Đại học Harvard chính là người sáng lập nên triết
học phân tích cải tiến hiện đại ở Mỹ. Từ những năm 60 về sau, học thuyết của
ơng có ảnh hưởng trực tiếp tới triết học phân tích và triết học khoa học Mỹ. Sau
ơng, xoay quanh vấn đề cơ bản của triết học, triết học hậu phân tích Mỹ có
khuynh hướng phân hóa thành thực tại luận và phản thực tại luận.
Có hai nhân vật đại biểu cho khuynh hướng thực tại luận:
-

D.H.Davidson là học trò của W.V.Quine, ông nghiên cứu lý luận về chân lý,

xây dựng bản thể luận ngôn ngữ và “nhất nguyên luận biến dịch” mang khuynh
hướng thực tại luận, hình thành “cương lĩnh Davidson” rất có ảnh hưởng trong
giới triết học phân tích.
-

Học trị xuất sắc thứ hai là giáo sư S.A.Kripke của Đại học Princeton cũng


là nhà lơgíc học nổi tiếng. Học thuyết “thế giới khả năng” có liên quan tới ngữ
nghĩa học của lơgíc mơ thái do ơng sáng lập được sử dụng rộng rãi trong giới
logic học quốc tế.
Sự phát triển của triết học hậu phân tích hiện đại ở Mỹ đã thúc đẩy việc
nghiên cứu các môn khoa học mới, như triết học ngơn ngữ, lơgíc hiện đại, lý luận


khoa học về nhận thức hay triết học về tâm trí,... hình thành nên khơng ít các học
thuyết mới có giá trị. Các học thuyết này liên quan chặt chẽ tới các nghiên cứu về
trí tuệ nhân tạo và tin học. Giáo sư A.N. được công nhận như là người thầy lớn
của ngôn ngữ học lý thuyết hiện đại.
Nước Mỹ hiện nay có một nền khoa học phát triển nhất thế giới. Điều đó
khơng thể khơng biết tới sự đóng góp của các nhà triết học về khoa học - những
người cũng đi đầu trong việc khẳng định nhân tố con người trong nhận thức khoa
học.

2. Sự phát triển của Triết học khoa học
Khoa học triết học nghiên cứu về quy luật và tính hợp lý của sự phát triển của
khoa học.
Học thuyết của Kuhn đã ảnh hưởng rộng khắp giới triết học khoa học quốc tế.
Các học thuyết “nghiên cứu truyền thống” của Larry Laudan hay học thuyết chủ
nghĩa đa nguyên của Paul Karl Feyerabend ở Mỹ đã điều chỉnh và phát triển thêm
học thuyết của Kuhn, đều thuộc vào trường phái này.
Bắt đầu từ những năm 70, Giáo sư D.Shapere đã tranh luận với chủ nghĩa
tương đối của Kunh, thành lập trường phái chủ nghĩa lịch sử mới với Đại học
Maryland làm trung tâm.
Thực tại luận được hình thành giữa những năm 70 đến nay đã trở thành một
trường phái có ảnh hưởng mạnh mẽ, đại biểu chính của nó là nhà triết học nổi tiếng
H.Putnam của Đại học Harvard. Ơng có nhiều sáng kiến và đóng góp trong q trình
phát triển triết học hậu phân tích, xây dựng nên cương lĩnh triết học của thực tại luận

khoa học. Thực tại luận khoa học ngày nay phát triển phong phú, ví dụ như các học
thuyết mới của R.N.Boyd, I.Hacking, C.Hook và M.A.Bunge (Canada).
Từ thập niên 80 trở lại đây, nó thúc đẩy phát triển một mơn khoa học mới
mang tính tổng hợp là “khoa học, kỹ thuật và xã hội” (viết tắt là STS).


3. Jean Francois Lyotard với thực tại luận và tri thức luận
-

Với cơng trình Hồn cảnh hậu hiện đại (The Postmodern Condition, xuất bản

năm 1979), tên tuổi của Lyotard đã nổi tiếng khắp thế giới.
-

Luận điểm xuất phát của triết học Lyotard là quan niệm về thực tại (reality).

Theo ông, thực tại luôn xảy ra những sự kiện đặc thù, kỳ dị khiến cho mọi sự mơ tả
mang tính duy lý khơng cịn đúng nữa. Trong Kinh tế dục năng (Libidinal Economy,
xuất bản năm 1974), Lyotard xem thực tại là cái ln bao gồm những sự kiện khơng
thể tiên đốn được, khơng hề có tính quy luật nhưng có thể đúc kết được.
-

Trong Trị chơi cơng bằng (Just Gaming, xuất bản năm 1979), Lyotard đã đề

cập tới phương pháp luận đa nguyên khi nhấn mạnh sự khác biệt, đa dạng trong cách
tiếp cận thực tại. Lyotard cho rằng, phương pháp luận đa nguyên là sự đáp trả phù
hợp nhất đối với khát vọng công bằng. Một sự công bằng trong những cách tiếp cận
đa dạng ln địi hỏi một sự tiếp cận đa dạng về những cái công bằng; và phương
pháp luận đa nguyên chính là nỗ lực đưa ra các phán quyết về những vấn đề chân,
thiện, mỹ mà khơng cần phải có những chuẩn mực được định hướng trước.

Những ý tưởng cơ bản về tri thức, khoa học và sự hợp thức hố được Lyotard
thể hiện cơ đọng qua cơng trình Hồn cảnh hậu hiện đại: Báo cáo về tri thức, xuất
bản năm 1979. Trong tác phẩm này, ông nghiên cứu về vị trí của tri thức trong xã
hội tin học hoá. Sự nở rộ của những thành tựu khoa học - công nghệ từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng lớn tới vấn đề vị trí của tri thức ở các nước phát
triển. Nét đặc trưng của những thành tựu khoa học - công nghệ trong giai đoạn này
là q trình tin học hố xã hội. Lyotard đặc biệt chú ý tới sự hợp thức hố tri thức, vì
đó là vấn đề quan hệ giữa tri thức và quyền lực.
Lyotard đã xác lập những nền tảng căn bản đầu tiên cho nhận thức luận của
chủ nghĩa hậu hiện đại.


4. Triết học khoa học và chiến tranh văn hóa
Trước kia, con người, nhất là từ đầu thế kỷ XX đến thập niên 1960, rất tin là
khoa học sẽ cho phép hiểu biết cặn kẽ, rõ ràng mọi vấn đề trong đời sống. Các khám
phá khoa học đã ảnh hưởng rất nhiều lên cuộc sống nhưng thực tế cho ta thấy có
những hệ thống rất phức tạp, khơng tiên đốn chính xác được.
Từ vài thập niên gần đây, có nhiều câu hỏi và tranh luận, cũng như đụng độ
giữa các khuynh hướng khác nhau về thế nào là khoa học, và phương pháp khoa học
"đích thực" là gì. Quan niệm về các mô thức của Kuhn và hậu cấu trúc luận của
Derrida rất ăn khớp với chủ nghĩa hậu hiện đại. Theo đó mỗi mơ thức đều có giá trị
khác nhau và ta không thể so sánh chúng dựa vào tiêu chuẩn chung nào, vì chúng
hoạt động trong một khn khổ, mơi trường với quan niệm khác nhau.
Có sự phân chia rất sâu đậm giữa khoa học theo Popper (chủ yếu là vật lý) và
các khoa học nhân văn xã hội dựa vào Kuhn, Feyerabend và Derrida. Hố sâu "văn
hoá" đó là rất lớn. Cuộc chiến tranh "hai văn hố" này đã xảy ra trong hơn 30 năm
qua.
Để giải quyết sự bế tắc trong cuộc "chiến tranh hai văn hóa" (cũng gọi là
"chiến tranh khoa học") giữa hai quan điểm trên, cần một khái niệm tổng hợp có ích
cho khoa học tự nhiên lẫn khoa học nhân văn.

Thật ra gần đây, ngoài những người can dự vào cuộc chiến tranh khoa học,
các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên và nhân văn đã hợp tác hay tổng hợp, dựa vào
các kết quả nghiên cứu của nhau để tìm ra những khám phá mới. Sự khảo cứu phối
hợp liên ngành đòi hỏi các nhà khoa học hiểu biết những kiến thức ngồi chun
mơn của mình.

KẾT LUẬN
Giai

đoạn thống trị xã hội của giai cấp tư sản đã bắt đầu, sự phát

triển như vũ bão của lực lượng sản xuất xã hội, những thành tựu


khoa học - kỹ thuật nhanh chóng được áp dụng vào sản xuất và
đời sống. Khoa học kỹ thuật công nghệ đã và đang mang lại cho
con người những kỳ vọng to lớn về tương lai. Triết học phương
Tây hiện đại đã hình thành ở các nước phương Tây từ giữa thế kỷ
XIX và phát triển rất mạnh mẽ cho đến ngày nay. Nó phản ánh
hiện thực cuộc sống đầy sôi động và vô cùng phức tạp của xã hội
phương Tây. Từ đầu thế kỷ XX trở đi, triết học phương Tây hiện
đại tiếp tục phân hóa thành nhiều trào lưu, trường phái, chi nhánh
khác

nhau mỗi trào lưu, trường phái đào sâu một khía

cạnh, một mặt, một yếu tố nào đó trong cuộc sống
đa dạng của con người để xây dựng triết lý riêng.
Triết học khoa học hình thành như một tất yếu
của lịch sử và đã đem lại cho phương Tây những

triết lý khoa học cũng như những thành cơng rực
rỡ, góp phần cho một xã hội phương Tây thịnh
vượng như ngày nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Triết học, phần 1, Trường Đại học kinh tế, Năm 2011.
2. Giáo trình đại cương Lịch sử triết học, Trường Đại học kinh tế, Nhà xuất bản
tổng hợp TPHCM, Năm 2003.
3. Triết học và bức tranh vật lý học về thế giới, Bùi Văn Mưa.
4. Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học, Thomas Kuhn, Dịch giả Chu Lan

Đình, NXB Tri thức, Năm 2008, />5. Sự hình thành tinh thần khoa học – Góp phần phân tâm luận về sự hiểu biết
khách quan, Gaston Bachelard, Dịch giả: Hà Dương Tuấn,
/>6. />7. />8. />

9. Xây Dựng Xã Hội Từng Mảnh Một (Piecemeal Social Engineering), Đoàn

Thanh Liêm, />10. Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại,
/>11. Khoa học hiện đại và triết học, />%E1%BB%8Dc_hi%E1%BB%87n_%C4%91%E1%BA%A1i_v%C3%A0_tri
%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8Dc
12. Triết lý khoa học hiện đại, />


×