Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.01 KB, 3 trang )
I – ĐẶT VẤN ĐỀ
Để biết một cá nhân là công dân của Nhà nước nào, ta phải căn cứ vào
quốc tịch của người ấy. Khái niệm “công dân” luôn đi liền với “quốc tịch”.
Điều 49 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Quốc tịch là một phạm trù
chính trị - pháp lí bao trùm, toàn diện và ổn định, thể hiện mối quan hệ giữa
Nhà nước với các cá nhân, từ đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lí hành
chính giữa Nhà nước và công dân. Vì thế cần phải có quy chế pháp lí hành
chính cụ thể, giúp cho các quyền và nghĩa vụ trên được thực hiện đúng theo quy
định của pháp luật.
II – NỘI DUNG
1. Khái niệm quy chế pháp lí hành chính của công dân
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước dựa
trên cơ sở quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, được quy định trong Hiến
pháp năm 1992 nên chỉ có thể trở thành hiện thực khi được cụ thể hóa thành các
quyền, nghĩa vụ cụ thể trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành. Đó chính là quy chế pháp lí của công dân.
Vậy quy chế pháp lí hành chính của công dân là tổng thể các quyền và
nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước được quy định trong
các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được
đảm bảo thực hiện trong thực tế.
Điều 53 Hiến pháp 92 quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà
nước và xã hội. Đây là một quyền quan trọng nên Nhà nước tạo mọi điều kiện
cần thiết để công dân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó công
dân có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lí nhà nước, phát huy tính tích
cực chính trị của mỗi người.
2. Đặc điểm của quy chế pháp lí hành chính của công dân
Quy chế pháp lí hành chính của công dân có những đặc điểm sau:
- Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân,
về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...