TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
SỰ TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA
CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ
NGHĨA DUY LÝ TƢ BIỆN PHƢƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI
GVHD : TS. BÙI VĂN MƢA
HVTH : ĐỖ NGỌC HIỀN PHI
STT : 78
NHÓM: 11
LỚP : QTKD_ĐÊM 1
KHÓA : 22
TP. HCM, ngày 05 tháng 12 năm 2012
TRIẾT HỌC GVHD: TS.BÙI VĂN MƯA
ĐỖ NGỌC HIỀN PHI. NHÓM 11. LỚP ĐÊM 1 – K22 Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế
giới, về bản thân con người và vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó.
Do vậy, việc nghiên cứu triết học là thật sự cần thiết trong mọi thời đại, trong
mọi quốc gia.Trong bối cảnh xã hội có nhiều sự thay đổi lớn về mọi mặt, việc
nghiên cứu triết học phương Tây thời cận đại có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Xuất phát từ suy nghĩ như vậy nên em chọn đề tài “ Phân tích sự tương
đồng và khác biệt giữa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa
duy lý phương Tây thời cận đại” làm bài tiểu luận của em.
2. Mục đích:
Làm rõ hai khuynh hướng triết học của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh
và chủ nghĩa duy lý phương Tây thời phục Hưng cận đại để thấy sự tương
đồng và khác biệt giữa chúng.
3. Tài liệu sử dụng:
Ngoài kiến thức trong quá trình học tập, em có tham khảo thêm một số tài
liệu sau để hoàn thành bài tiểu luận này: 1) Bài giảng triết học phần I của TS.
Bùi Văn Mưa, 2) Giáo trình triết học phần I của TS. Bùi Văn Mưa.
Do sự hiểu biết và tài liệu thu thập của em còn nhiều hạn chế nên “Bài tiểu
luận” của em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong Thầy cùng các
bạn thông cảm và đưa ra những ý kiến đóng góp để “Bài tiểu luận” của em
được hoàn chỉnh hơn.
TRIẾT HỌC GVHD: TS.BÙI VĂN MƯA
ĐỖ NGỌC HIỀN PHI. NHÓM 11. LỚP ĐÊM 1 – K22 Trang 2
PHẦN 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ PHƢƠNG TÂY THỜI PHỤC HƢNG
CẬN ĐẠI VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN
1. Hoàn cảnh lịch sử ở phƣơng Tây thời Phục Hƣng - cận đại:
- Thời Phục hưng quay về với văn hóa cổ Hi Lạp
Công - thương nghiệp và các thị trường tư bản chủ nghĩa ra đời dẫn
đến sự phân hóa giai cấp thành tư sản và vô sản.
Hồi sinh khoa học tự nhiên và triết học - công cụ tinh thần của giai cấp
tư sản chống lại các lực lượng chính trị - xã hội bảo thủ.
- Thời cận đại khẳng định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chứa nhiều
mâu thuẫn xã hội dẫn đến cuộc cách mạng tư sản đưa giai cấp tư sản thống trị
tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển vững chắc.
Nền chính trị tư sản cần nền khoa học mới nên các ngành khoa học tự
nhiên ra đời trong đó quan điểm cơ học và phương pháp thực nghiệm chỉ
đạo hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người.
Cuối Thế kỷ18, Đức vẫn duy trì chế độ phong kiến phân quyền: Nhà
nước phong kiến Phổ đầy quyền lực cản trở Đức tiến lên chủ nghĩa tư bản;
giai cấp tư sản Đức ít ỏi nên bị phân tán, yếu về kinh tế, nhược về chính trị,
đời sống tinh thần phong phú…muốn nhưng không thể làm cách mạng;
quần chúng muốn làm cách mạng nhưng không có lực lượng lãnh đạo.
2. Các đặc điểm cơ bản của triết học phƣơng Tây thời Phục hƣng - cận đại:
- Thể hiện thế giới quan duy vật máy móc và quan điểm tự nhiên thần luận của
tư sản đang vươn lên.
TRIẾT HỌC GVHD: TS.BÙI VĂN MƯA
ĐỖ NGỌC HIỀN PHI. NHÓM 11. LỚP ĐÊM 1 – K22 Trang 3
- Toát lên tinh thần khai sáng và chủ nghĩa nhân đạo tư sản; là ngọn cờ lý luận
của tư sản để tập hợp quần chúng làm cách mạng xây dựng chủ nghĩa tư bản.
- Tìm kiếm phương pháp nhận thức mới để khắc phục phương pháp kinh viện,
xây dựng Triết học và Khoa học mới.
- Cuối thời cận đại, khi đào sâu nhân sinh quan nhân đạo tư sản, khắc phục thế
giới quan duy vật máy móc và phương pháp luận siêu hình của các trường phái
trước đó đã làm xuất hiện Triết học cổ điển Đức – bản lề của Triết học phương
Tây cận và hiện đại.
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH
VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƢ BIỆN
1. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh: Phơrăngxít Bêcơn là người đặt nền
móng cho nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và khoa học thực nghiệm.
a. Quan điểm định hướng triết học:
- Theo Bêcơn, triết học mới phải được coi là “khoa học của mọi khoa học”.
- Triết học và khoa học mới phải xuất phát từ tinh thần “tri thức là sức mạnh”
và “lý luận thống nhất với thực tiễn”.
- Mục đích của triết học và khoa học mới: Xây dựng tri thức lý luận chặt chẽ,
khắc phục lòng tin mù quáng.
- Nhiệm vụ của triết học mới:
Nhiệm vụ tối thượng: Tăng cường quyền lực tinh thần cho con người
để thống trị giới tự nhiên, chấn hưng đất nước, phục vụ lợi ích con người.
TRIẾT HỌC GVHD: TS.BÙI VĂN MƯA
ĐỖ NGỌC HIỀN PHI. NHÓM 11. LỚP ĐÊM 1 – K22 Trang 4
Nhiệm vụ trước mắt: Xây dựng khoa học mới bằng cách cải tạo tri
thức hiện có, xóa bỏ những sai lầm chủ quan, sử dụng hiệu quả tư duy khoa
học để khám phá trật tự của thế giới khách quan, xây dựng hình ảnh xác
thực về thế giới.
- Nhiệm vụ của khoa học mới: Khám phá ra các quy luật của thế giới.
b. Quan niệm về thế giới và con người: Ph. Bêcơn cho rằng:
- Thế giới tồn tại khách quan, đa dạng và thống nhất, được lý giải nhờ vào các
quan niệm về vật chất, hình dạng, vận động….
Vật chất là các phần tử rất nhỏ, có tính chất khác nhau.
Hình dạng là nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt của mọi sự vật, là lý do
đầy đủ để mọi sự vât xuất hiện, là bản chất chung của các sự vật cùng loại,
là quy luật chi phối sự vận động của chúng.
Vận động là bản năng, là sinh khí của sự vật, là thuộc tính đầu tiên và
quan trọng nhất của vật chất.
Do vật chất, hình dạng, vận động thống nhất với nhau nên nhận thức
bản chất của sự vật là khám phá ra hình dạng, nghĩa là vạch ra các quy luật
vận động chi phối chúng.
- Con người là sản phẩm của thế giới, nó bao gồm thể xác và linh hồn đều
được cấu tạo từ vật chất.
Linh hồn con người giống như không khí hay lửa, biết cảm giác, tồn
tại trong bộ óc, vận động theo dây thần kinh và các mạch máu trong cơ thể.
TRIẾT HỌC GVHD: TS.BÙI VĂN MƯA
ĐỖ NGỌC HIỀN PHI. NHÓM 11. LỚP ĐÊM 1 – K22 Trang 5
c. Quan niệm về nhận thức:
- Quá trình nhận thức: Thế giới khách quan Kinh nghiệm cảm tính Tư
duy lý tính Tri thức về thế giới khách quan.
- Cảm giác, kinh nghiệm là nguồn gốc của mọi tri thức.
Khoa học phải là khoa học thực nghiệm sử dụng tư duy tổng hợp và
phương pháp quy nạp.
Tri thức khoa học luôn mang tính khách quan. Để đạt được những tri
thức như thế, khoa học mới cần loại bỏ những ảo tưởng ra khỏi quá trình
nhận thức của chính mình.
- Lý luận về ảo tưởng:
Quá trình nhận thức của con người bị chi phối bởi các ảo tưởng
(“loài”, “hang động”, “thị trường”, “nhà hát”) chủ quan nên mắc sai lầm.
Để khắc phục các ảo tưởng phải khách quan hóa hoạt động nhận thức
(Tiếp cận giới tự nhiên bằng quan sát, hoàn thiện công cụ nhận thức và nhân
cách cá nhân, sử dụng tư duy tổng hợp và phương pháp quy nạp khoa học).
d. Phương pháp nhận thức khoa học: Ph. Bêcơn cho rằng:
- Tư duy cũ (tư duy giáo điều và đầu óc nông cạn) chủ yếu sử dụng hai phương
pháp nhận thức sai lầm là phương pháp “con nhện” và phương pháp “con
kiến”.
- Tư duy mới ( khoa học thực nghiệm) phải sử dụng phương pháp “con ong”.
TRIẾT HỌC GVHD: TS.BÙI VĂN MƯA
ĐỖ NGỌC HIỀN PHI. NHÓM 11. LỚP ĐÊM 1 – K22 Trang 6
- Bêcơn đưa ra phương pháp đánh dấu ( +, -), từ đó Milơ xây dựng bốn phương
pháp (tương đồng, khác biệt, đồng biến, phần dư) khám phá ra mối liên hệ
nhân quả (Quy luật chi phối các hiện tượng trong thế giới khách quan).
- Phương pháp Bêcơn – Milơ (Quy nạp khoa học) đòi hỏi nhận thức phải trải
qua 4 bước:
Bằng cảm tính, qua quan sát thí nghiệm tiếp cận các hiện tượng trong
thế giới, thu các tài liệu kinh nghiệm.
So sánh, tổng hợp tài liệu kinh nghiệm để xây dựng các sự kiện khoa
học và phát hiện ra mối liên hệ nhân quả giữa chúng.
Bằng quy nạp khoa học, khái quát các sự kiện khoa học để phát hiện ra
mối liên hệ nhân quả, xây dựng giả thiết khoa học, rút ra các hệ quả tất yếu.
Bằng những quan sát, thí nghiệm mới, kiểm tra các hệ quả đó, nếu
đúng thì giả thiết khoa học trở thành nguyên lý, định luật tổng quát của khoa
học thực nghiệm, còn nếu sai thì chúng ta lập lại giả thiết mới.
e. Quan niệm về chính trị - xã hội:
- Xây dựng nhà nước tập quyền mạnh để chống lại mọi đặc quyền, đặc lợi của
tầng lớp quý tộc bảo thủ.
- Phát triển một nền công - thương nghiệp dựa trên sức mạnh của tri thức khoa
học và tiến bộ kỹ thuật.
- Cải tạo xã hội bằng con đường khai sáng (khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào
tạo) mà không cần sự đấu tranh của nhân dân.
f. Nhận xét:
TRIẾT HỌC GVHD: TS.BÙI VĂN MƯA
ĐỖ NGỌC HIỀN PHI. NHÓM 11. LỚP ĐÊM 1 – K22 Trang 7
- Ph. Bêcơn không chỉ là người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh
và khoa học thực nghiệm, mà ông còn là nhà tư tưởng kiệt xuất của giai cấp tư
sản phương Tây.
- Lịch sử triết học, khoa học và văn minh – kỹ thuật phương Tây chịu ảnh
hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của Ph. Bêcơn.
- Gi. Lốccơ đã đẩy chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm do Ph. Bêcơn khởi xướng
và T. Hốpxơ hệ thống thành chủ nghĩa duy giác, để từ đây Gi. Béc cơ ly và Đ.
Hium xây dựng chủ nghĩa duy tâm chủ quan bất khả tri, còn các nhà triết học
Pháp xây dựng chủ nghĩa duy vật chiến đấu nổi tiếng lúc bấy giờ.
2. Chủ nghĩa duy lý (Siêu hình học): Học thuyết của Rơnê Đềcáctơ toát lên tinh
thần duy lý, tìm kiếm và sử dụng các phương pháp chỉ đạo lý trí để nhận thức
đúng đắn thế giới :
a. Quan điểm định hướng triết học:
- Triết học mới phải được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng, triết học là tổng thể tri thức con người về giới tự
nhiên và xã hội.
Theo nghĩa hẹp, triết học là siêu hình học – cơ sở thế giới quan của
con người.
- Mục đích:
Làm sáng tỏ khả năng nhận thức vô tận của con người.
Mang lại các nguyên tắc phương pháp luận giúp khoa học đạt được tri
thức khoa học.
TRIẾT HỌC GVHD: TS.BÙI VĂN MƯA
ĐỖ NGỌC HIỀN PHI. NHÓM 11. LỚP ĐÊM 1 – K22 Trang 8
- Nhiệm vụ:
Khắc phục chủ nghĩa hoài nghi.
Nâng cao trình độ tư duy lý luận.
Khám phá ra các quy luật của giới tự nhiên (chân lý), chinh phục giới
tự nhiên, phục vụ lợi ích của con người.
- Triết học Đêcáctơ bao gồm: Siêu hình học và Khoa học (Vật lý học).
b. Siêu hình học: Trong siêu hình học Đêcáctơ nổi bật những tư tưởng sau:
- “Nghi ngờ phổ biến” - nguyên tắc phương pháp luận của triết học Đêcáctơ
Lý tính là cơ sở chân lý, để đạt chân lý phải nghi ngờ phổ biến, tức
nghi ngờ mọi cái, kể cả cái được cho là chân lý.
Một cái tồn tại chỉ có thể trở thành chân lý khi được phán xét dưới tòa
án “lý tính” để nó tự bào chữa cho sự tồn tại của chính mình.
- “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” – nguyên lý cơ bản của triết học Đêcáctơ
“Dù tôi nghi ngờ về sự tồn tại của mọi cái nhưng tôi không thể nghi
ngờ về sự tồn tại của chính mình, vì nếu tôi không tồn tại thì làm sao tôi có
thể nghi ngờ được. Mà nghi ngờ là suy nghĩ, nên tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn
tại. Tôi tồn tại với cương vị là người suy nghĩ, nghĩa là suy nghĩ của tôi là
có thật. Nó có sự tồn tại, sự tồn tại đó là không thể nghi ngờ, và cũng không
thể bác bỏ được”.
Xây dựng siêu hình học – học thuyết chặt chẽ về Thượng đế, giới tự
nhiên và con người.
TRIẾT HỌC GVHD: TS.BÙI VĂN MƯA
ĐỖ NGỌC HIỀN PHI. NHÓM 11. LỚP ĐÊM 1 – K22 Trang 9
Rút ra các nguyên tắc phương pháp luận chỉ đạo hoạt động bản chất
của con người – hoạt động nhận thức của linh hồn lý tính.
- Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên và con người:
Thượng đế: Các chứng minh về sự tồn tại của thượng đế.
Giới tự nhiên: Vạn vật được tạo thành từ một trong hai thực thể độc
lập nhau (thực thể tinh thần phi vật chất và thực thể vật chất phi tinh thần).
Con người: Là sự vật đặc biệt vừa có linh hồn bất tử (tạo thành từ thực
thể tinh thần) vừa có cơ thể khả tử (tạo thành từ thực thể vật chất), là sinh
vật chưa hoàn thiện nhưng có khả năng đi đến hoàn thiện, là bậc trung gian
giữa Thượng đế và Hư vô, vừa cao siêu không mắc sai lầm, vừa thấp hèn có
thể mắc sai lầm.
- Lý luận về linh hồn, nhận thức của con người:
Linh hồn (bắt nguồn từ Thượng đế) gồm 2 phần: Lý trí – khả năng
nhận thức sáng suốt, đúng đắn (lý tính) và Ý chí – Khả năng tự do lựa chọn,
phán quyết (cảm tính)
Linh hồn chứa 2 loại tư tưởng: Tư tưởng bẩm sinh luôn đúng đắn
(hoàn thiện) và tư tưởng phái sinh có thể sai lầm (không hoàn thiện).
Nhận thức là hoạt động bản chất của linh hồn, là quá trình linh hồn lý
tính xâm nhập vào chính mình để khám phá ra tư tưởng bẩm sinh trong
mình và sử dụng chúng để tiếp cận thế giới.
Trực giác là hình thức nhận thức tối cao của linh hồn lý tính, mang lại
những tư tưởng rõ ràng, rành mạch, hiển nhiên, là lý trí chiết khúc, là điểm
TRIẾT HỌC GVHD: TS.BÙI VĂN MƯA
ĐỖ NGỌC HIỀN PHI. NHÓM 11. LỚP ĐÊM 1 – K22 Trang 10
khởi đầu của nhận thức, do không khẳng định hay phủ định điều gì nên nó
không mắc sai lầm.
- Các nguyên tắc phương pháp luận: Siêu hình học đưa ra bốn nguyên tắc
phương pháp luận nhận thức:
Chỉ coi chân lý là những gì rõ ràng, rành mạch, không gợn một chút
nghi ngờ nào cả (nhờ vào trực giác).
Phải phân chia đối tượng phức tạp thành các bộ phận đơn giản cấu
thành để tiện lợi trong việc nghiên cứu.
Quá trình nhận thức phải xuất phát từ những điều đơn giản, sơ đẳng
nhất, dần dần đến những điều phức tạp hơn.
Phải xem xét toàn diện mọi dữ kiện, tài liệu để không bỏ sót một cái gì
trong quá trình nhận thức.
c. Khoa học:
- Vật lý học: Đêcáctơ xây dựng lý luận về vật chất và vận động.
Vật chất bao gồm các hạt nhỏ, mịn, được phân chia đến vô tận.
Quãng tính và vận động là thuộc tính gắn liền với thực thể vật chất.
Không gian vật chất choáng đầy vũ trụ.
Vật động cơ học của vật thể có nguồn gốc từ “cái hích” của Thượng
đế, vận động của vũ trụ được bảo toàn.
Dựa trên quan điểm cơ học, Đêcáctơ xây dựng mô hình vũ trụ.
- Toán học: Đêcáctơ có những tư tưởng biện chứng vượt thời đại.
TRIẾT HỌC GVHD: TS.BÙI VĂN MƯA
ĐỖ NGỌC HIỀN PHI. NHÓM 11. LỚP ĐÊM 1 – K22 Trang 11
Khoa học chính xác, rõ ràng, rành mạch nhất.
Xây dựng những cơ sở biện chứng cho toán học hiện đại.
Phương pháp diễn dịch toán học thể hiện rõ 4 nguyên tắc mà lý trí phải
tuân theo để đạt chân lý.
- Sinh học:
Sự hình thành và phát triển của thực và động vật mang tính tự nhiên.
Cơ thể sinh vật là cỗ máy có sẵn cơ chế phản xạ, khi hoạt động nó sẽ
sinh ra linh hồn và động vật khả tử.
d. Nhận xét:
- Trong siêu hình học, Đềcáctơ là nhà duy lý nghiên về duy tâm.
- Trong khoa học, Đềcáctơ là nhà duy vật siêu hình, máy móc có vài ý tưởng
biện chứng vượt trước thời đại.
- Đềcáctơ đã:
Khôi phục truyền thống duy lý phương Tây và phát triển lên đỉnh cao.
Đặt nền móng vững chắc cho khoa học lý thuyết.
Ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử triết học, khoa học và văn minh tinh
thần của phương Tây hiện đại.
- Triết học khai sáng (với hạt nhân là chủ nghĩa duy vật chiến đấu) Pháp thế kỷ
18 đã kế thừa trực tiếp quan điểm duy vật tự nhiên và tinh thần duy lý của triết
học Đềcáctơ.
TRIẾT HỌC GVHD: TS.BÙI VĂN MƯA
ĐỖ NGỌC HIỀN PHI. NHÓM 11. LỚP ĐÊM 1 – K22 Trang 12
PHẦN 3: SỰ TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CHỦ NGHĨA DUY
VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ PHƢƠNG TÂY
THỜI CẬN ĐẠI
1. Sự tƣơng đồng giữa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy
lý tƣ biện:
- Ph. Bêcơn và Đềcáctơ là hai nhà triết học cùng thời kỳ, cả hai đều thực hiện
xuất sắc đơn đặt hàng của lịch sử - sản xuất ra khoa học mới, đáp ứng yêu cầu
của lịch sử.
- Ph. Bêcơn và Đềcáctơ đều đưa ra các quan điểm định hướng về triết học với
mục đích mang lại các phương pháp luận giúp khoa học đạt được tri thức khoa
học và nhiệm vụ là chinh phục, thống trị tự nhiên để phục vụ lợi ích con người.
Trong quan điểm định hướng triết học nổi bật các tư tưởng thể hiện quan niệm
về giới tự nhiên và con người, quan niệm về nhận thức và phương pháp nhận
thức khoa học.
- Ph. Bêcơn và Đềcáctơ mỗi người xây dựng được một phương pháp khoa
học, đều đưa ra 4 nguyên tắc trong quá trình nhận thức và chỉ thấy một mặt của
quá trình nhận thức.
- Ph. Bêcơn và Đềcáctơ đều cho rằng con người là sản phẩm của tự nhiên và
trong con người có linh hồn.
- Ph. Bêcơn và Đềcáctơ đều đại diện cho giai cấp tư sản, là tiếng nói của giai
cấp tư sản chống lại chủ nghĩa giáo điều, chống lại lòng tin vô căn cứ. Cả hai
đều ủng hộ khoa học, coi khoa học là chìa khóa giúp con người làm chủ tự
nhiên và chú ý đi tìm phương pháp luận mới cho khoa học.
TRIẾT HỌC GVHD: TS.BÙI VĂN MƯA
ĐỖ NGỌC HIỀN PHI. NHÓM 11. LỚP ĐÊM 1 – K22 Trang 13
2. Sự khác biệt giữa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý
tƣ biện:
- Ph. Bêcơn là nhà triết học của nước Anh và là người đặt nền móng cho chủ
nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh, Đềcáctơ là nhà triết của nước Pháp và là
người đặt nền móng cho chủ nghĩa duy lý.
- Ph. Bêcơn cho rằng chân lý nằm trong giới tự nhiên nên ông là nhà khoa học
thực nghiệm. Còn Đềcáctơ cho rằng chân lý nằm trong linh hồn nên ông là nhà
duy lý, khoa học mà ông xây dựng là khoa học lý thuyết, chỉ cần cây bút chì và
tờ giấy và dựa vào năng lực trực giác là phát hiện ra.
- Trong quan điểm định hướng về triết học: Cơ sở để Ph. Bêcơn xây dựng nên
triết học và khoa học mới là “tri thức là sức mạnh”, “lý luận thống nhất với
thực tiễn” và ông cho rằng chỉ khi dựa trên quan điểm thực tiễn thì mới có thể
xác định đúng vai trò, vị trí, nhiệm vụ của triết học mới và khoa học mới; và sử
dụng chúng một cách hiệu quả trong đời sống con người. Còn Đềcáctơ cho
rằng “nghi ngờ phổ biến” là nguyên tắc xuất phát để xây dựng nên triết học và
khoa hoc mới; ông cho rằng cơ sở của chân lý là lý tính, và để nhận thức đúng
thì phải nghi ngờ phổ biến.
- Triết học mới của Ph. Bêcơn phải được coi là “khoa học của mọi khoa học.
Triết học mới của Đềcáctơ phải được hiểu theo hai nghĩa là toàn bộ tri thức của
con người về giới tự nhiên và xã hội (nghĩa rộng) và là siêu hình học – cơ sở
thế giới quan của con người (nghĩa hẹp); triết học của ông gồm hai phần là siêu
hình học và khoa học.
- Ph. Bêcơn đề cao kinh nghiệm cảm tính còn Đềcáctơ đề cao tư duy lý tính và
coi thường kinh nghiệm cảm tính trong hoạt động nhận thức.
TRIẾT HỌC GVHD: TS.BÙI VĂN MƯA
ĐỖ NGỌC HIỀN PHI. NHÓM 11. LỚP ĐÊM 1 – K22 Trang 14
- Ph. Bêcơn thấy được mặt cảm tính (phương pháp siêu hình kinh nghiệm)
trong quá trình nhận thức. Đềcáctơ thấy được mặt lý tính (phương pháp siêu
hình tự biện) trong quá trình nhận thức.
- Ph. Bêcơn đòi hỏi quá trình nhận thức phải xuất phát từ kinh nghiệm cảm
tính. Ông coi nguyên tắc khách quan là nguyên tắc hàng đầu của khoa học và
triết học mới để nhận thức đúng đắn thế giới. Ông coi tư duy tổng hợp và phép
quy nạp khoa học là công cụ hiệu quả để xây dựng khoa học thực nghiệm và
chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm nhằm khám phá ra quy luật của thế giới để con
người chinh phục nó và bắt nó phục vụ lợi ích cho chính mình. Theo Đềcáctơ,
quá trình nhận thức đúng đắn phải dựa vào năng lực trực giác của linh hồn lý
tính để khám phá ra những tri thức bẩm sinh chứa sẵn trong nó. Sau đó, linh
hồn lý tính sử dụng hiệu quả tư duy phân tích một cách toàn diện và phép suy
diễn toán học để xây dựng mọi tri thức khoa học lý thuyết và qua đó hoàn
chỉnh lý trí chiết khúc để phát triển chủ nghĩa duy lý.
- Ph. Bêcơn đã để lại cho loài người phương pháp nổi tiếng là phương pháp
quy nạp khoa học là nền tảng cực kỳ xuất sắc cho khoa học thực nghiệm. Còn
Đềcáctơ để lại cho loài người phương pháp diễn dịch (phương pháp suy diễn
toán học).
- Ngoài linh hồn, Ph. Bêcơn cho rằng trong con người còn bao gồm thể xác và
được cấu tạo từ vật chất, còn Đềcáctơ cho rằng trong con người có linh hồn bất
tử và linh hồn khả tử.
- Ph. Bêcơn đưa ra những quan niệm về chính trị - xã hội để chủ trương đường
lối chính trị phục vụ lợi ích giai cấp tư sản và chuẩn bị điều kiện để phát triển
TRIẾT HỌC GVHD: TS.BÙI VĂN MƯA
ĐỖ NGỌC HIỀN PHI. NHÓM 11. LỚP ĐÊM 1 – K22 Trang 15
chủ nghĩa tư bản, còn Đềcáctơ am hiểu một cách quán triệt về toán học và
được ghi nhận về những thành công trong đại số và hình học.
PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Ph. Bêcơn và Đềcáctơ là hai nhà triết học cùng thời kỳ của hai nước khác
nhau. Do đó, trong tư tưởng triết học của hai nhà triết học này bên cạnh một số
điểm giống nhau còn có điểm khác biệt. Ph. Bêcơn sinh ra ở nước Anh – mang
nặng thực nghiệm, hay làm và thực tế nên triết học của ông mang tính thực tế.
Đềcáctơ sinh ra ở Pháp – mang tính duy lý, rất bóng bẩy trong tâm hồn, lý trí
đồng thời ông chịu ảnh hưởng nặng tư tưởng triết học của Arixtốp nên triết học
của ông mang nặng tính duy lý – tư biện. Tuy khác nhau nhưng có sự bổ sung cho
nhau, phương pháp của Ph. Bêcơn và Đềcáctơ sẽ là bào thai của phương pháp
khoa học hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Triết học của TS. Bùi Văn Mưa.
2. Giáo trình Triết học phần I Đại cương về lịch sử Triết học của TS. Bùi Văn
Mưa (chủ biên).
3. Luận văn : Chủ nghĩa duy kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý trong Triết học
Tây Âu thế kỷ XVII của ThS. Phạm Thị Nương.
4. 1 số bài viết về chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh, chủ nghĩa duy lý tư biện
trên các website.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ PHƢƠNG TÂY THỜI PHỤC HƢNG -
CẬN ĐẠI VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN 2
1. Hoàn cảnh lịch sử phƣơng tây thời Phục hƣng - cận đại 2
2. Các đặc điểm cơ bản của triết học phƣơng tây thời Phục hƣng - cận đại 2
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH
VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƢ BIỆN 3
1. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh 3
a. Quan điểm định hướng triết học 3
b. Quan niệm về thế giới và con người 4
c. Quan niệm về nhận thức 5
d. Phương pháp nhận thức khoa học 5
e. Quan niệm về chính trị - xã hội 6
f. Nhận xét 6
2. Chủ nghĩa duy lý ( Siêu hình học): 7
a. Quan điểm định hướng triết học: 7
b. Siêu hình học 8
c. Khoa học 10
d. Nhận xét 11
PHẦN 3: SỰ TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CHỦ NGHĨA DUY
VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ PHƢƠNG TÂY
THỜI CẬN ĐẠI 12
1. Sự tƣơng đồng giữa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy
lý tƣ biện: 12
2. Sự khác biệt giữa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý
tƣ biện: 13
PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG: 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO