Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Sự tương đồng và khác biệt về nội dung giữa truyện thơ tày và truyện thơ thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.07 KB, 149 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------





TRIỆU THỊ PHƯỢNG





SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
VỀ NỘI DUNG GIỮA TRUYỆN THƠ TÀY
VÀ TRUYỆN THƠ THÁI






L
L
U
U


N


N


V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H


C
C


S
S
Ĩ
Ĩ


K
K
H

H
O
O
A
A


H
H


C
C


N
N
G
G




V
V
Ă
Ă
N
N
















THÁI NGUYÊN - NĂM 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------





TRIỆU THỊ PHƯỢNG






SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
VỀ NỘI DUNG GIỮA TRUYỆN THƠ TÀY
VÀ TRUYỆN THƠ THÁI


Chuyên ngành: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
Mã số: 60 22 34




L
L
U
U


N
N


V
V
Ă
Ă
N
N



T
T
H
H


C
C


S
S
Ĩ
Ĩ


K
K
H
H
O
O
A
A


H
H



C
C


N
N
G
G




V
V
Ă
Ă
N
N



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐỨC NGÔN









THÁI NGUYÊN - NĂM 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng bao gồm nhiều dân tộc. Bên cạnh
dân tộc Việt là dân tộc chủ thể, còn có các dân tộc thiểu số khác sống rải rác
trên mọi miền đất nước. Các dân tộc có khác nhau, đều chung nguồn gốc
Bách Việt. Từ những buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay, các dân tộc thiểu
số đã có nhiều đóng góp đáng kể trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, xây
dựng truyền thống lịch sử, văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, ngoài tính chung, mỗi dân tộc đều
có văn hoá riêng, có ngôn ngữ, phong tục tập quán, cũng như văn học nghệ
thuật riêng. Văn học dân gian các dân tộc thiểu số có những thành tựu độc đáo
với những sắc thái riêng biệt. Diện mạo của văn học dân gian Việt Nam được
nhìn nhận đầy đủ, chính xác hơn trên mối quan hệ tổng thể với văn học dân
gian các dân tộc thiểu số. Đó là một nền văn học dân gian thống nhất, đa
dạng. Cho nên, việc nghiên cứu, tìm hiểu văn học dân gian các dân tộc thiểu
số là cần thiết, thể hiện rõ đường lối dân tộc, đường lối văn hoá và văn nghệ
của Đảng ta, đó là bình đẳng dân tộc, phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp
của các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, nhằm góp
phần vào việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam vừa thống nhất vừa đa dạng.
Dân tộc Tày và dân tộc Thái là hai dân tộc có số dân đông đứng ở vị trí thứ
hai, thứ ba sau dân tộc Kinh (dân tộc Việt), là cư dân bản địa, giữ vai trò chủ thể
từ nhiều ngàn năm nay ở khu vực Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Đây là hai
cộng đồng người có tính thống nhất cao, sớm có ý thức tộc người, cùng chung hệ
ngôn ngữ Tày - Thái và có nhiều nét tương đồng trong sự đan xen chặt chẽ tự
nhiên. Xã hội Tày và Thái tiến triển khá nhanh cùng với sự ra đời của nhà nước

cổ đại đầu tiên và hùng mạnh nhất ở vùng Đông Nam Á, nhất là từ khi bắt đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
xây dựng nhà nước phong kiến sau công nguyên. Do đó, nghiên cứu tiến trình
phát triển của văn học dân gian Việt Nam đương nhiên không thể tách rời việc
nghiên cứu văn học dân gian của hai dân tộc Tày và Thái.
Nói đến nền văn học dân gian dân tộc Tày và Thái, không thể không nói
đến truyện thơ, đây là một thể loại phổ biến và tiêu biểu ở nhiều dân tộc, được
nhân dân các dân tộc yêu thích trong đó có dân tộc Tày và Thái. Khi nghiên
cứu văn học dân gian Tày và Thái, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu so
sánh là cần thiết để đi tìm những mặt tương đồng và khác biệt trong kho tàng
truyện thơ các dân tộc để làm sáng tỏ thêm tính thống nhất trong đa dạng của
nền văn hoá, văn học dân gian Việt Nam. Đây cũng là việc làm cần thiết để
tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.
Dân tộc Tày và dân tộc Thái, nhờ có hệ thống chữ Nôm, đã lưu truyền
được nhiều tác phẩm truyện thơ có giá trị cho tới ngày nay, đóng góp một
phần không nhỏ tạo nên diện mạo truyện thơ của các dân tộc thiểu số nói
chung. Truyện thơ của dân tộc Tày và dân tộc Thái gắn bó mật thiết với đời
sống tinh thần của người Tày và người Thái, là niềm tự hào của họ. Cho đến
nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học quan tâm, nghiên cứu về
truyện thơ Tày và truyện thơ Thái. Tuy nhiên đó là những công trình nghiên
cứu riêng biệt. Trong khoa nghiên cứu văn học dân gian, chưa có những công
trình nghiên cứu so sánh giữa các dân tộc.
Đến với truyện thơ Tày và truyện thơ Thái, chúng tôi thực sự bị cuốn hút
bởi những vấn đề mà các tác phẩm văn học dân gian đó đặt ra, mặc dù nó dường
như rất cũ như trong các thể loại văn học dân gian khác cũng và đã thể hiện,
song nó cũng rất thân thuộc, gần gũi bởi những vấn đề có tính chất thời đại,
mang màu sắc dân tộc, gần gũi với đại chúng nhân dân... Bằng việc thực hiện đề
tài: “Sự tương đồng và khác biệt về nội dung giữa truyện thơ Tày và truyện

thơ Thái” (ở một số tác phẩm tiêu biểu), chúng tôi muốn giới thiệu tới những ai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
quan tâm đến văn học Tày, Thái nói chung và truyện thơ Tày, Thái nói riêng một
vài sự tương đồng, khác biệt cơ bản về nội dung. Hy vọng chúng tôi sẽ có được
những thu nhận ban đầu thực sự xác đáng, khoa học đối với kho tàng truyện thơ
của hai dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận thấy đề tài “Sự tương đồng và khác biệt về
nội dung giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái” vừa phù hợp với nhu cầu
của thực tiễn, vừa đáp ứng được đòi hỏi của khoa học chuyên ngành. Đây
chính là lý do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngày nay, việc giữ gìn và bảo lưu các giá trị văn hoá, văn học của các
dân tộc thiểu số là một trong những vấn đề bức xúc bởi các giá trị văn hoá
tinh thần của các dân tộc này đang ngày càng bị mai một theo thời gian. Đây
là một trong những vấn đề đang được Đảng và Nhà nước quan tâm. Vì thế, đã
có rất nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyện thơ nói chung và truyện
thơ Tày, truyện thơ Thái nói riêng.
2.1. Những công trình nghiên cứu chung về truyện thơ
Năm 1983, tác giả Võ Quang Nhơn trong cuốn Văn học dân gian các dân
tộc ít người ở Việt Nam [43]. Sách gồm bảy chương, trong đó ông đã giành hẳn
một chương để nói về truyện thơ - thể loại được coi là “một dấu nối giữa văn
học truyền miệng và văn học thành văn” và “sự phân biệt giàu nghèo và theo
đó là sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp” là một trong những tiền đề để
truyện thơ ra đời [43, tr.393]. Về đề tài của truyện thơ, tác giả cho rằng chúng
rất phong phú, “chúng đề cập đến nhiều mặt trong hiện thực xã hội của các dân
tộc anh em: Hoặc thân phận những đứa trẻ mồ côi; hoặc cuộc sống cực nhục
của những người lao động nghèo khổ; hoặc khát vọng lập công cứu nước trả
thù nhà của các chàng trai; hoặc các mốc lịch sử lớn trong đời sống các dân

tộc... Đặc biệt là đề tài về cuộc đấu tranh cho tự do yêu đương, cho quyền sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
của người phụ nữ trong lòng xã hội cũ là một đề tài khá phổ biến. Đó là khát
vọng dân chủ thiết tha, mãnh liệt của quần chúng trong lòng xã hội phong kiến
mà quyền sống con người bị chà đạp, bóp nghẹt nặng nề, được phản ánh vào
trong nền văn học truyền thống các dân tộc anh em” [43, tr.395-396].
Trên Tạp chí văn học năm 1997, số 7, Lê Trường Phát có bài viết “Về mô
hình cốt truyện của truyện thơ các dân tộc thiểu số” [45]. Tác giả nhận xét: Ở
truyện thơ Nôm của người Việt “mọi người hầu như đã nhất trí rằng phần lớn
cốt truyện của thể loại này được xây dựng theo mô hình “kết thúc có hâu” gồm
ba chặng: Gặp gỡ - Tai biến - Đoàn tụ. Nói “phần lớn” bởi lẽ mô hình cốt
truyện này chỉ áp dụng với những tác phẩm mà đề tài chủ đạo là tình yêu đôi
lứa. Tuy nhiên, đây là đề tài chủ yếu, cơ bản của thể loại” [45, tr.52]. Ở truyện
thơ các dân tộc thiểu số, với 20 tác phẩm (của 5 dân tộc: Tày, Thái, Mường,
H’mông, Chăm) đã được dịch sang tiếng Việt tính đến năm 1997, Lê Trường
Phát nhận thấy loại tác phẩm thể hiện đề tài tình yêu có kết thúc bi kịch (kết
thúc không có hậu) chiếm số lượng áp đảo. Trong số 20 tác phẩm có tới 13 tác
phẩm thuộc kiểu kết thúc bi kịch. Ông khẳng định: Ở truyện thơ các dân tộc
thiểu số, “kiểu kết thúc bi kịch mới phổ biến và tiêu biểu” [45, tr.54]. Nhưng
“riêng ở nhóm truyện thơ Tày - Nùng, tình hình ngược lại: kiểu “kết thúc có
hậu” chiếm tỉ lệ lấn át” [45, tr.54]. Sở dĩ có hiện tượng này, “chính là do vai trò
tham gia sáng tạo tác phẩm của các Nho sĩ, thầy đồ người Việt miền xuôi lên;
họ mang theo ảnh hưởng của truyện Nôm Việt vào truyện thơ Tày - Nùng.
“Kết thúc có hậu” là một cách để dân gian tấn công (tất nhiên trong mơ ước)
vào lễ giáo phong kiến (mà thực chất là tín điều Nho giáo) trong lĩnh vực tình
yêu và hôn nhân” [45, tr.54]. Theo Lê Trường Phát, còn những dân tộc khác
như Thái, H’mông, Chăm, vai trò tham gia sáng tạo truyện thơ chủ yếu thuộc
về dân gian trí thức của chính các dân tộc đó, vai trò của các Nho sĩ miền xuôi

lên, của các ông đồ Việt và của Nho giáo rất mờ nhạt, kết hợp với đặc điểm thi
pháp thể loại dẫn đến sự lựa chọn kiểu kết thúc bi kịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Tác giả Phan Đăng Nhật, năm 2004 có bài Truyện thơ, in trong cuốn
sách Truyện thơ Tày nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại của
Vũ Anh Tuấn [63]. Khi phân loại truyện thơ, ông đưa ra hai tiêu chí phân
loại: Phân loại truyện thơ theo phương thức diễn xướng, nguồn gốc tác phẩm.
Truyện thơ được chia làm 4 nhóm:
- Nhóm truyện thơ gắn với sinh hoạt nghi lễ dân gian.
- Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian các
dân tộc.
- Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống trữ tình thơ ca dân gian các dân tộc.
- Nhóm truyện thơ thiên về khuynh hướng thuyết giáo đạo đức của
truyện thơ Nôm Kinh.
Phân loại truyện thơ theo tiêu chí đề tài, theo cách này, truyện thơ được
ông chia làm 3 loại:
- Truyện thơ về tình yêu.
- Truyện thơ về người nghèo khổ.
- Truyện thơ về chính nghĩa.
Về vấn đề hình thành truyện thơ, Phan Đăng Nhật cho rằng “truyện thơ
ra đời do nhu cầu lịch sử - xã hội của thời đại của nó. Lúc bấy giờ trong xã
hội các dân tộc thiểu số đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa tình
yêu chân chính của đôi lứa với đòi hỏi khắt khe, lạnh lùng nhiều khi tàn bạo
của gia đình và xã hội; mâu thuẫn giữa kẻ nghèo khó và kẻ giàu sang; mâu
thuẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Lúc này vấn đề thân phận của con người
được đặt ra và đòi hỏi phải đáp ứng thoả đáng” [63, tr.401].
2.2. Những công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyện thơ Tày
Đầu tiên, chúng ta biết đến 8 tác phẩm truyện thơ Tày (Nam Kim - Thị Đan,

Lưu Đài - Hán Xuân, Kim Quế, Chim sáo, Trần Châu, Đính Quân, Quảng
Tân - Ngọc Lương, Vượt biển) trong bài “Mấy ý nghĩ về truyện thơ cổ Tày -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Nùng”, viết giới thiệu cho hai tập Truyện thơ Tày - Nùng, xuất bản năm 1964,
do nhà thơ Nông Quốc Chấn giới thiệu [8]. Bài viết đã có những nhận xét quan
trọng về những nét đặc biệt trong nền văn học cổ điển Tày - Nùng, về hai nội
dung chính của tám truyện thơ trên (một là, tính cách anh hùng, chí khí dũng
cảm, tinh thần vượt mọi khó khăn gian khổ để vươn lên tới đích; hai là, thiết
tha với quyền sống con người lao động, yêu quý chính nghĩa và điều thiện, căm
thù phi nghĩa và tội ác, về những yếu tố tiêu cực (triết lý duy tâm không tưởng và
tính giai cấp mơ hồ). Ngoài ra bài viết còn có những nhận xét quan trọng về
hình thức nghệ thuật của truyện thơ như: Cách bố cục câu chuyện, bút pháp mô
tả, thể thơ và lời thơ.
Tác giả Lục Văn Pảo, năm 1992, trong Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3
đã có bài viết “Truyện Nôm Tày” [44]. Tác giả đã đưa ra những lý lẽ thuyết
phục rằng truyện thơ Tày là sản phẩm song trùng: Một mặt là sản phẩm của
một loại hình thức văn học dân tộc ra đời, song cũng là sản phẩm được sinh ra
bởi chữ Nôm. Không có chữ Nôm Tày thì không có truyện thơ Tày tồn tại
như ngày nay. Tác giả đã đưa ra một danh mục truyện thơ Nôm Tày được sưu
tầm trong nhiều năm, gồm có 47 truyện (trong đó có 39 truyện thuộc nhóm
truyện do người Tày sáng tác, 6 truyện bắt nguồn từ các truyện Nôm Kinh, 2
truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian Trung Quốc). Quả thực, đây là số
lượng tác phẩm có quy mô đồ sộ mà ít dân tộc nào sánh được. Tuy nhiên danh
mục này, còn có thể tiếp tục bổ sung. Bài viết đã khẳng định: "Xét về nội
dung, những truyện thơ này phản ánh cuộc sống của người Tày khá phong
phú, đa dạng. Việc tìm hiểu tư tưởng xã hội người Tày trong lịch sử, nhất là
bộ phận phong tục tập quán, nếp sống đã qua thì kho tàng này dường như
chiếm địa vị độc tôn nếu không muốn nói là duy nhất...” [44, tr.20]. Hơn nữa,

tác giả cho rằng: “Hơn 90% truyện thơ Nôm Tày đều lấy các cuộc tình duyên
làm nội dung. Do vậy tình yêu và sự thử thách của các mối tình luôn là thước
đo của sự thuỷ chung...” [44, tr.21].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Trong Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Truyện Nôm Tày, điểm nối giữa văn
học dân gian và văn học Tày, năm 2000 [19], Hà Bích Hiền có đưa ra một số
yếu tố dân gian trong truyện thơ Nôm Tày. Đó là, về chủ đề của truyện
Nôm Tày: Chủ đề chính nghĩa thắng gian tà, thiện thắng ác; chủ đề tình yêu
đôi lứa. Về kết cấu cốt truyện thơ Nôm Tày, kiểu kết thúc có hậu là 9/10 tác
phẩm, kiểu kết thúc bi kịch là 1/10 tác phẩm. Tác giả đã giải thích hai kiểu
kết thúc này theo 3 chặng và đưa ra những mô típ truyền thống của truyện
dân gian trong truyện thơ Nôm Tày...
Năm 2003, nhóm tác giả Triều Ân, An Định, Hoàng Quyết, Hoàng Thị
Cành, do Triều Ân chủ biên trong Chữ Nôm Tày và truyện thơ [3], có đưa ra
những bằng chứng nhằm giải thích sự kiện: “Truyện thơ Tày xuất hiện từ bao
giờ?”. Nhóm tác giả cho rằng “Suy nghĩ tìm tòi truyện thơ Tày xuất hiện từ bao
giờ, ta thấy có nét chung là xuất hiện từ sau khi có văn tự Nôm Tày (là thế kỉ thứ
V); đi vào cụ thể từng pho truyện ta sẽ thấy sự xuất hiện khác nhau về thời
điểm ta cần đọc xem xét nội dung truyện cũng như bối cảnh lịch sử, tương
quan lịch sử của truyện đó” [3, tr.32-33]. Nhóm tác giả đã phân loại nguồn
gốc truyện thơ Tày từ trước năm 1945, và “tổng quát lại, ta biết truyện thơ
Nôm Tày bắt nguồn từ xã hội người Tày là chủ yếu (trừ truyện Sơn Bá - Chúc
Anh Đài gốc Trung Quốc hoặc có một vài truyện mượn tích hoặc truyện của
người Việt để Tày hoá như Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa...).
Trong truyện thơ Nôm Tày, dù có mượn tên nhân vật (như vua nước ngoài)
mượn tên đất nước dưới miền xuôi hoặc dưới âm phủ, ta hãy quên những tên
rất thật ấy đi để thấy giá trị hiện thực, nhân đạo... của truyện. Tên nhà vua, tên
đất, lúc này chỉ còn có giá trị ước lệ, vay mượn “cho có chuyện” mà thôi” [3,

tr.35-36]. Nhóm tác giả đã giới thiệu 5 truyện thơ rất phổ biến và được hâm
mộ trong dân tộc Tày, đó là Nàng Kim, Nàng Hán, Nàng Quyển, Nàng Ngọc
Long, Nàng Ngọc Dong và có những lời nhận xét, phân tích về nội dung, nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
thuật của 5 truyện thơ một cách xác đáng với tư cách là những người am hiểu
truyện thơ Nôm Tày. Sau đây là một vài lời nhận xét chung nhất cho 5 truyện
thơ này: “Qua 5 truyện thơ về các “Nàng”, ta dễ nhận thấy một điều là các
nhân vật nữ thuộc tuyến chính nghĩa đều là những người phúc hậu, người tốt,
hiền lành. Dù tác giả (khuyết danh, dân gian) có xây dựng các nàng có nguồn
gốc từ đâu, là người trần thế hay tiên nữ giáng trần, đều nhằm mục đích gây
được cảm tình từ đầu cho người đọc, người nghe kể” và “thông qua các nhân
vật “Nàng” truyện thơ ca ngợi tự do, nhất là tự do luyến ái, tự do hôn nhân...
Ở họ tình yêu nào cũng trong sáng thuỷ chung, tình phu thê nào cũng trọn
vẹn, tình mẫu tử nào cũng thiết tha sâu sắc... Họ là những người có đạo đức,
tôn trọng chính nghĩa, lễ nghĩa, tu nhân tích đức...” [3, tr.88-89].
Tiếp tục, trong công trình Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại năm 2004 [2],
Triều Ân có nói lại vài nét về truyện thơ Nôm và tác phẩm Thị Đan. Trong
phần truyện thơ Nôm Tày, tác giả nhắc lại thời điểm ra đời truyện thơ Tày,
phân loại nguồn gốc truyện thơ Nôm Tày cùng một vài đặc điểm nghệ thuật
truyện thơ Nôm Tày và giới thiệu ba thể loại với ba tác phẩm: Lượn cùng tác
phẩm “Hồng nhan tứ quý”; khúc hát then và tác phẩm “Khảm hải”; truyện thơ
Nôm và tác phẩm “Thị Đan”. Trong phần tác phẩm Thị Đan, Triều Ân đã kể
lại nội dung câu chuyện, cùng với những lời nhận xét về nhân vật, giá trị nội
dung của truyện: “Truyện thơ Nôm “Thị Đan” có tính nhân dân lại có tính
chiến đấu nữa. Tác phẩm đã nêu lên được quan niệm, ước vọng về luyến ái
theo nhân sinh quan của nhân gian. Truyện thơ mang nội dung tố cáo chế độ
phong kiến cũ hà khắc đã toả chiết tình cảm trai gái đồng thời mong muốn
một luyến ái tự do, một hôn nhân nhân đạo” [2, tr.40]. Tiếp đó, tác giả đưa ra

những nét chung về nội dung ba áng thơ: thứ nhất là nỗi đau đời của kiếp
người xưa, một trong những nỗi đau là người phụ nữ với tập tục cha mẹ đặt
đâu con ngồi đấy; nét chung thứ hai về nội dung là mơ ước và hy vọng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
người xưa, mà một trong những mơ ước đó là “muốn có một tình yêu trong
sáng thuỷ chung trong một chế độ nào đó bênh vực, bảo vệ cuộc sống con
người với tất cả lòng nhân đạo, bênh vực tự do luyến ái, tự do hôn nhân” [2,
tr.46]; nét chung cuối cùng là những mặt tiêu cực về nội dung, cả ba thể loại
đều có chung quan niệm về cuộc sống nhân sinh, “quan niệm mọi sự an bài
đều do Bụt Cả, do trời, do số phận” [2, tr.50].
Một công trình có đóng góp không nhỏ vào việc nghiêm cứu truyện thơ
Tày, đó là Truyện thơ Tày nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại
năm 2004 của PGS. TS Vũ Anh Tuấn [63]. Tác giả đã nghiên cứu truyện thơ
Tày từ nguồn gốc thể loại, quá trình phát triển cho đến việc tìm hiểu các
phương diện của thi pháp thể loại (thi pháp cấu trúc, thi pháp nhân vật và đặc
điểm thi pháp lời văn nghệ thuật). Về nguồn gốc của truyện thơ Tày, tác giả
phân tích cả nguồn gốc nội sinh trong quá trình phát triển văn hoá tộc người
và nguồn gốc ngoại sinh trong quá trình tiếp biến văn hoá tộc người. Về quá
trình phát triển, tác giả nêu ra ba thời kì như sau:
Thời kì đầu tiên là thời kì có số lượng áp đảo của loại truyện thơ về đề
tài tình yêu, trong đó “số lượng truyện thơ tình yêu kiểu trữ tình - tự sự
nghiêng về đặc điểm trữ tình giàu chất thơ biểu hiện tâm trạng tiêu biểu hơn
là các truyện thơ trữ tình nghiêng về đặc điểm tự sự” [63, tr.71]. Loại truyện
thơ này kế thừa truyền thống trữ tình của dân ca. Thời kì này vào khoảng
trước thế kỷ thứ XVII [63, tr.110].
Thời kì thứ hai là “sự hình thành và phát triển chủ yếu những truyện thơ
về sự nghèo khổ. Trong đó, phần lớn là những truyện cổ tích sinh hoạt được
kể lại bằng thơ” [63, tr.72]. Ở thời kì này, “truyện thơ tình yêu tiếp tục phát

triển nâng cao, nhưng đây là thời điểm ý thức cá nhân về quyền sống đã trở
thành khát vọng cháy bỏng trong một thời đại phong kiến toả chiết mạnh mẽ.
Do đó, màu sắc lãng mạn nhạt dần để thay vào đó tính phản kháng quyết liệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
đến mức không còn kết thúc có hậu ở những truyện mang đậm bản sắc tộc
người” [63, tr.72]. Thời kì này là từ thế kỷ VXII trở đi [63, tr.114].
Thời kì thứ ba là thời kì “nở rộ khuynh hướng truyện thơ đề tài chính
nghĩa có cách kết thúc thiên về thuyết giáo đạo đức. Đây cũng là thời kì chữ
Nôm Tày đã hoàn chỉnh, thời kì giao lưu Tày - Kinh có tính đột biến và cũng
là thời kì bùng nổ đấu tranh giai cấp, cả cộng đồng Tày trực tiếp tham gia vào
làn sóng nông dân khởi nghĩa” [63, tr.72-73]. Ở thời kì này, truyện thơ Tày
“được mang một hình thức tồn tại mới: Thành văn. Người tiếp nhận truyện
thơ Tày đã có thể hưởng thụ bằng những cách thức khác nhau: đọc, ngâm, kể,
hát". Ở thời kì này, “truyện thơ Nôm Tày đã được hoàn thiện và thật sư trở
thành điểm nối giữa văn học dân gian với văn học thành văn” [63, tr.73]. Thời
kì này, theo tác giả, có lẽ bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII trở đi [63, tr.117].
Có thể thấy, chuyên khảo Truyện thơ Tày nguồn gốc, quá trình phát
triển và thi pháp thể loại của PGS.TS Vũ Anh Tuấn là một chuyên khảo có
giá trị khoa học, nghiên cứu một cách có hệ thống và công phu về truyện thơ
Tày. Truyện thơ của dân tộc Thái, dân tộc Mường cũng phong phú không
kém và cũng đã được công bố, sưu tầm không ít, nhưng cho đến nay giới
nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số nước ta chưa có được những
công trình tương tự về chúng như cuốn sách của PGS.TS Vũ Anh Tuấn.
2.3. Những công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyện thơ Thái
Năm 1961, trong Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5, Mạc Phi có bài viết
Giá trị truyện thơ Xống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu) của dân tộc Thái
[50]. Tác giả đã đưa ra những lời nhận xét rất có giá trị về mặt nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm. Trong phần nội dung, ông nhận xét truyện thơ Tiễn

dặn người yêu là “một mối tình trong trắng, chung thuỷ”: “Câu chuyện mà tác
giả khuyết danh của Tiễn dặn người yêu tự đặt nhiệm vụ kể lại cặn kẽ, rạch
ròi theo như cách một nhân vật tự thuật, chính là một câu chuyện tình yêu;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
một truyện tình cũng bắt đầu từ gắn bó, rồi lỡ dở, sau cùng lại thoả nguyện
sum họp” [50, tr.38]. Ông khẳng định “Trong văn học Thái, Tiễn dặn người
yêu là một tác phẩm duy nhất trực tiếp thể hiện ca ngợi những con người quần
chúng bình dị, những con người mà cả tài lẫn sắc, số phận đều không có gì
trội hơn số đông. Và do đó, mối tình rất mực thuỷ chung, trong trắng của
truyện càng có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, càng trở nên một tấm gương chung
sáng đẹp” [50, tr.39]. Hơn nữa, ông còn cho rằng, Tiễn dặn người yêu còn là
“một tiếng hát đấu tranh”. Sở dĩ là tiếng hát đấu tranh bởi “đạo lí phong kiến
bầy ra như một trận đồ bát quái, nào là lệ thiêng luật cả, phép mẹ quyền cha,
cưới mua gả bán..., tình yêu và quyền làm người không còn lấy một chỗ len
chân. Và bao nhiêu con người lương thiện đã lạc, đã sa vào trận. Ông cha bà
mẹ trong Tiễn dặn người yêu đoạ đầy con gái, gả con để lấy tiền và lấy nhân
công mà vẫn tưởng mình thương con, vì con. Chú bác cô dì nội ngoại, mỗi lời
thốt lên khuyên cháu là một lời răn dạy vô nhân, nhưng tất cả những người có
thiện chí ấy trước sau vẫn đinh ninh rằng mình nhân nghĩa. Một xã hội tối tăm
như thế, rất cần thiết phải có một tiếng hát cất lên!” [50, t.44]. Trong cuộc đấu
tranh này, vai trò của người phụ nữ đặc biệt nổi bật, do đó “thắng lợi của mối
tình đẹp đẽ trong Tiễn dặn người yêu trước hết là thắng lợi của người phụ nữ
đau khổ để tự giải phóng”. Có thể thấy những lời nhận xét của Mạc Phi bước
đầu đã đưa ra những hướng đi xác đáng cho việc đi sâu vào phân tích nội
dung của tác phẩm này.
Trong Tạp chí Văn hoá dân gian, số 2 năm 1984, Đỗ Hồng Kỳ có bài
viết Truyện thơ Khăm Panh - Khúc ca bi tráng của đồng bào Thái chống chủ
nghĩa bành trướng Đại Hán [33]. Tác giả đã khẳng định vai trò của dân tộc

Thái trong truyện thơ Khăm Panh - một truyện thơ dân gian dài hơn hai nghìn
câu kể về cuộc chiến đâu chống sự xâm chiếm của bọn phong kiến Hán và tôi
tớ của chúng. Bài viết đã giành nhiều đoạn để ca ngợi những tấm gương và sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
chiến đấu bền bỉ của dòng họ nhà Khăm Panh, đặc biệt tác giả cho rằng “bên
cạnh hình ảnh Bà Trưng, Bà Triệu cưỡi voi đánh giặc, hình tượng nàng Mứn
là một hình tượng văn học rất đẹp trong kho tàng văn học dân gian của các
dân tộc Việt Nam” [33, tr.29]; và trong truyện “chúng ta bắt gặp các mô típ
của truyện dân gian Kinh và Mường tập trung trong truyện thơ dân gian Khăm
Panh của dân tộc Thái” cùng một lời khẳng định về sự giao lưu văn hoá giữa
các dân tộc qua biểu tượng “bông lau quả thiếc” đã từng xuất hiện trong
trường ca Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường và hình tượng nhân vật Khăm
Khoong vụt lớn như nhân vật Thánh Dóng của người Kinh: “Như vậy, từ xa
xưa các dân tộc anh em sống trên dải đất Việt Nam đã có sự giao lưu và tiếp
nối văn hoá lẫn nhau” [33, tr.30].
Trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số 4, năm 1991 Nguyễn Tấn Đắc có bài
viết Thử tìm hiểu nguồn gốc truyện U Thền của người Thái ở Việt Nam [17].
Bài viết đã đưa ra cách tiếp cận một truyện thơ Thái trong mối quan hệ khu
vực. Ông cho rằng, truyện thơ này là sự kết hợp giữa type truyện quỷ móc
mắt các bà hoàng hậu và type truyện người trần lấy vợ tiên. Sau khi so sánh
với các truyện cùng kiểu loại ở 5 nước Đông Nam Á, tác giả viết: “Qua một
số ít so sánh ở trên, có thể nêu nhận xét là tuy cùng tiếp nhận từ hai type
truyện của Ấn Độ, các bản của Lào, Campuchia, Thái Lan và Miến Điện đã
giữ gần nguyên vẹn vũ trụ văn hoá Ấn Độ và hệ thống type - tiết, môtip của
từng truyện, trong khi đó người Thái ở Việt Nam lại có xu hướng tước bỏ
nhiều yếu tố đặc trưng của vũ trụ và văn hoá Ấn Độ, và mức độ thay đổi một
số tiết và môtip cũng lớn hơn. Đơn giản là vì các nước Lào, Campuchia, Thái
Lan và Miến Điện đã tiếp nhận hai type truyện đó cùng với cả nền văn hoá

tôn giáo Ấn Độ, còn người Thái ở Việt Nam thì phải chuyển đổi chúng, cho
phù hợp với vũ trụ văn hoá và quan niệm đạo đức của mình. Và vì vậy mà các
bản của người Thái ở Việt Nam càng xa với bản gốc” [17, tr.36].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Năm 2002, trong Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn trường Đại học Sư phạm
Bước đầu tìm hiểu một vài đặc điểm của truyện thơ Thái “Chàng Lú - nàng
Ủa” về phương diện thi pháp [16], Lò Xuân Dừa đã xem xét và khai thác
truyện thơ Chàng Lú - nàng Ủa trên các phương diện của thi pháp: Thi pháp
kết cấu cốt truyện, thi pháp nhân vật, thi pháp không gian và thời gian, thi
pháp nghệ thuật diễn đạt. Có thể thấy, đây là một luận văn rất công phu, tỉ mỉ,
người viết tỏ ra là một người rất am hiểu về tác phẩm và về dân tộc Thái. Ở
phương diện kết cấu truyện trong chương II, tác giả đã khẳng định truyện thơ
Chàng Lú - nàng Ủa kế thừa sáng tạo từ nguyên liệu của truyện cổ dân gian,
chủ yếu là từ truyện cổ Kháng và Xá, với những tiêu chí so sánh (xuất thân kì
lạ của hai nhân vật chính, diễn biến trên cõi trần, diễn biến trên cõi trời) giữa
truyện cổ Xá và truyện thơ Thái. Ở phương diện kết cấu của truyện, tác giả đã
tìm hiểu các nguyên tắc tổ chức xây dựng nhân vật trên cơ sở đối sánh truyện
thơ với các nguyên tắc tổ chức nhân vật trong truyện cổ Kháng, Xá nói riêng và
truyện cổ tích nói chung, và rút ra được quan niệm nghệ thuật của tác giả dân
gian Thái về con người và cuộc sống được phản ánh trong thế giới nghệ thuật
truyện thơ Cháng Lú - nàng Ủa:
“Con người trong Khun Lú - Nàng Ủa có đầy đủ những phẩm chất tính
cách của con người gia đình và con người xã hội. Thành viên của gia đình -
xã hội, trong đó có nhân vật Lú - Ủa cũng được bộc lộ một cách “đầy đặn”
hơn so với con người trong Tiễn dặn người yêu và một số truyện thơ khác”
[16, tr.81]; “Cuộc sống con người được phản ánh trong Chàng Lú - nàng Ủa
là cuộc sống phức tạp, đột biến. Chính trong cuộc sống phức tạp, đột biến đó
là điều kiện để con người phát triển, hoàn thiện phẩm chất, nhân cách. Cuộc

sống của người Thái xưa cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy, đó là cuộc
sống tồn tại trong xã hội tiền phong kiến với những hủ tục lạc hậu, “luật đời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
xơ” bất công, chỉ bêng vực tầng lớp trên (phìa tạo) còn dân chúng thì khổ cực,
bấp bênh... Cuộc sống phức tạp, đột biến không chỉ hiện hữu trên trần thế
(mường nọ, mường kia) mà còn hiện hữu trong cõi phi trần thế (mường trời)”
[16, tr.81]. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh “cuộc sống phức tạp trong Khun Lú -
nàng Ủa là do quan niệm của tác giả dân gian Thái muốn nhấn mạnh bản chất
xấu xa của xã hội Thái, đồng thời khẳng định chủ đề tình yêu chung thuỷ thì
dù ở đâu, cuộc sống nào đi nữa cũng vẫn bất diệt” [16, tr.81].
Trong Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm
2005 Góp phần tìm hiểu thi pháp truyện thơ Tiễn dặn người yêu của dân tộc
Thái của Nguyễn Ngọc Bảo [5]. Tác giả đã đi sâu vào phân tích một số khía
cạnh về mặt thi pháp của truyện thơ này, đó là quan niệm nghệ thuật về con
người trong Tiễn dặn người yêu, không gian tình yêu lưu lạc và thời gian tâm
trạng, và những yếu tố lời thơ nghệ thuật trong truyện thơ. Trong phần quan
niệm nghệ thuật về con người trong truyện thơ, tác giả cho rằng dựa vào mô
típ: Gặp gỡ - Tai biến - Đoàn tụ “có thể khẳng định tác giả dân gian muốn thể
hiện sự chiến thắng và sự bất diệt của tình yêu chung thuỷ, tình yêu trắng trong,
và như vậy thì rõ ràng mục tiêu xây dựng cốt truyện và nhân vật là xây dựng
cho được hình tượng “con người tình yêu” [5, tr.23]. Không ai khác, “Anh yêu
và Em yêu chính là con người tình yêu” [5, tr.23], họ là những con người của
tình yêu thiết tha, say đắm mãnh liệt và chung thuỷ. “Trong kho tàng truyện thơ
Thái ít có truyện nào mà nhân vật có sức chịu đựng dẻo dai như trong Tiễn dặn
người yêu. Họ đối mặt với thực tế đáng tuyệt vọng, sống trong tuyệt vọng
những vẫn đau đáu một niềm tin, một tình yêu vĩnh cửu. Họ không tìm đến cái
chết để tự giải thoát mà họ kiên nhẫn chờ đợi, kiên nhẫn đấu tranh, kiên nhẫn
bảo vệ tình yêu dù chỉ còn là hết sức mong manh” [5, tr.32]. Không chỉ thế, họ

còn là “con người bi kịch” [5, tr.32], đó là những bi kịch về sự lầm tưởng của
cha mẹ cô gái, bi kịch về tình yêu tan vỡ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Trong lịch sử nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số, chúng ta có thể
nhận thấy GS.TSKH Phan Đăng Nhật, PGS.TS Võ Quang Nhơn, PGS.TS Lê
Trường Phát và PGS.TS Vũ Anh Tuấn là những người có công trình, bài viết
khá sớm và họ có nhiều công trình đáng chú ý hoặc về cách tiếp cận, hoặc về
chất lượng khoa học.
Nhìn lại việc nghiên cứu truyện thơ các dân tộc ít người, chúng ta thấy
nội dung khá phong phú song nhìn chung chưa có công trình nào tiến hành so
sánh truyện thơ giữa các dân tộc. Việc so sánh truyện thơ Tày và truyện thơ
Thái cũng chưa có công trình nghiên cứu đi trước nào đề cập đến.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
+ Mục tiêu nghiên cứu:
Làm rõ sự tương đồng và khác biệt về phương diện nội dung giữa truyện
thơ Tày và truyện thơ Thái.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt trên các phương diện sau:
- Đề tài
- Chủ đề
- Tư tưởng, tình cảm, thái độ của nhân vật
Sau đó giải thích nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu:
Truyện thơ của dân tộc Tày và truyện thơ của dân tộc Thái.
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Chỉ nghiên cứu về phương diện nôi dung, không nghiên cứu về phương
diện hình thức thể hiện (tức phương diện nghệ thuật).

- Chỉ nghiên cứu một số tác phẩm tiêu biểu, không nghiên cứu toàn bộ
các tác phẩm trong kho tàng truyện thơ của hai dân tộc, cụ thể là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Truyện thơ dân tộc Tày, nghiên cứu ba tác phẩm: Truyện Thị Đan, Chiêu
Đức, Nàng Kim.
Truyện thơ dân tộc Thái, nghiên cứu ba tác phẩm: Khăm Panh, Tiễn dặn
người yêu, Chàng Lù - nàng Ủa.
Đây là những tác phẩm tiêu biểu bởi đã được công bố, dịch và xuất bản
từ rất sớm (sớm nhất trong kho tàng truyện thơ của các dân tộc thiểu số).
Trong đó, truyện thơ được công bố sớm nhất (vào năm 1957), nhiều lần nhất
và có nhiều bản dịch nhất là Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái. Về truyện
thơ này, khi bàn về văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Lê
Trường Phát đã viết: “Nếu cần một tác phẩm văn học cổ truyền để đặt lên nó
vòng nguyệt quế vinh quang thì không tác phẩm nào sánh được với Tiễn dặn
người yêu” [70, tr.239]. Những tác phẩm này được xây dựng trên cơ sở của xã
hội có giai cấp trước Cách mạng Tháng Tám 1945, là văn học dân gian đích
thực, mang tính nhân dân sâu sắc, thể hiện ý thức tư tưởng, quan niệm đạo
đức, ước mơ, khát vọng vươn lên của người Tày, Thái xưa.
Những truyện thơ trên, dân tộc Tày và dân tộc Thái rất yêu mến, say mê,
coi như niềm tự hào của dân tộc mình. Họ có thể hát, kể truyện thơ ở mọi nơi,
mọi lúc, “hát Tiễn dặn người yêu, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi
cày quên cày” [50, tr.48]. Dường như bất cứ người dân Tày, Thái nào cũng
tìm thấy trong truyện thơ những câu thơ thích hợp với tâm trạng mình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và tƣ liệu khảo sát
+ Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu văn bản truyện thơ Tày, Thái trên cơ sở tài liệu đã được
sưu tầm, xuất bản.
- Điền dã để lấy thêm tư liệu dân tộc học liên quan đến truyện thơ.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
- Nghiên cứu lịch sử, dân tộc học để đi tìm nguyên nhân của sự tương
đồng và khác biệt về truyện thơ giữa hai dân tộc.
+ Tư liệu khảo sát:
Sáu truyện thơ nêu trên trong Tổng tập văn học dân gian các dân tộc
thiểu số Việt Nam, tập 22, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008.
6. Đóng góp mới của luận văn
Lần đầu tiên, truyện thơ Tày và truyện thơ Thái được so sánh với nhau.
Những kết luận về sự tương đồng và khác biệt trong truyện thơ hai dân tộc sẽ
là những đóng góp mới về khoa học để hiểu thêm mối quan hệ về văn hoá
giữa hai dân tộc.
7. Bố cục luận văn
Luận văn bao gồm: Mở đầu, 3 chương và Kết luận, sau đó là Tài liệu
tham khảo và Phụ lục.
Chương 1: Sự tương đồng và khác biệt về đề tài, chủ đề giữa truyện thơ
Tày và truyện thơ Thái
Chương 2: Sự tương đồng và khác biệt về tư tưởng, tình cảm, thái độ của
nhân vật giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái
Chương 3: Cơ sở lịch sử, xã hội của sự tương đồng, khác biệt về nội
dung giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Chƣơng 1
SỰ TƢƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT VỀ ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ
GIỮA TRUYỆN THƠ TÀY VÀ TRUYỆN THƠ THÁI

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, do vậy nền văn hoá Việt Nam cũng là
nền văn hoá đa dân tộc. Cũng như nhiều nước Đông Nam Á khác, chúng ta có
một thể loại văn học hết sức độc đáo và rất đáng được chú ý nghiên cứu. Đó
là thể loại truyện thơ.
Nước ta có khoảng 54 dân tộc. Trong số đó, cho đến nay những dân tộc
có truyện thơ được công chúng rộng rãi biết đến không nhiều. Có dân tộc sớm
có chữ viết, do vậy truyện thơ, trên con đường lưu hành bằng miệng của quần
chúng tự thuở nào không rõ, đã sớm được ghi thành văn bản, như các dân tộc:
Việt, Thái, Tày, Nùng, Dao, Chăm, Khơ - me... Có những dân tộc mãi gần
đây mới có chữ viết (ở thời kì hiện đại), do vậy, truyện thơ vẫn chỉ lưu hành
trên cửa miệng dân gian, khi được ghi chép lại thì cũng bằng văn tự la tinh,
như các dân tộc Mường, H’mông... Trong truyện thơ của các dân tộc trên,
truyện thơ của hai dân tộc Tày và Thái ra đời sớm, được lưu truyền rộng rãi,
và nhiều người biết đến. Theo Lục Văn Pảo, kho tàng truyện thơ Tày có tất cả
47 tác phẩm [44, tr.18]. Truyện thơ Tày được giới thiệu lần đầu vào năm
1962, từ đó đến năm 2004, tất cả có 16 truyện thơ được công bố. Truyện
thơ Thái công bố sớm nhất vào năm 1957 với bản dịch Tiễn dặn người yêu.
Từ đó đến năm 2004 đã có 27 tác phẩm được công bố. Trong lịch sử 50 năm
sưu tầm và công bố, trong số tám dân tộc có truyện thơ xuất bản, ba dân tộc
có nhiều truyện thơ nhất là: Thái, Tày, Mường. Những truyện thơ Tày, Thái
như: Thị Đan, Quảng Tân - Ngọc Lương, Nàng Kim, Chim sáo, Chiêu Đức,
Vượt biển...; Tiễn dặn người yêu, Chàng Lù - nàng Ủa, Khăm Panh... là


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
những tác phẩm được mọi người biết đến và yêu thích nhiều, có ý nghĩa khá
quan trọng trong nền văn học dân gian truyền thống và trong đời sống tinh
thần của đồng bào hai dân tộc Tày, Thái.
Như đã nói, truyện thơ Tày và truyện thơ Thái, ban đầu đều được lưu
truyền bằng phương thức truyền miệng, do các nghệ nhân kể trong những dịp
lễ, tết hay vào lúc nông nhàn. Có thể cốt truyện nguyên sơ còn rất lỏng lẻo,
cùng một tên truyện nhưng có thể lại có nhiều chi tiết khác nhau. Sau này
được các nho sĩ chép lại, sắp xếp lại cho hoàn chỉnh hơn và tồn tại cho đến
ngày nay. Vì ban đầu có nguồn gốc từ những truyện kể dân gian, nên truyện
thơ Tày và truyện thơ Thái đều mang những đặc trưng của văn học dân gian,
thể hiện ở các phương diện như: Đề tài, chủ đề, nội dung phản ánh…
Qua khảo sát một số truyện thơ Tày và truyện thơ Thái, chúng tôi thấy có
những điểm tương đồng và khác biệt về những đặc trưng nêu trên.
1. Sự tƣơng đồng và khác biệt về đề tài
Đề tài là một trong những khái niệm thể hiện phương diện nội dung của
tác phẩm văn học. Đây là khái niệm “chỉ loại các hiện tượng đời sống được
miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện
khách quan của nội dung tác phẩm” [18, tr.96]. Trong tác phẩm văn học có
bao nhiêu loại hiện tượng đời sống, có bấy nhiêu đề tài, nó “không chỉ bắt
nguồn từ bản chất xã hội của tính cách mà còn gắn liền với loại hiện tượng
lịch sử xuất hiện trong đời sống và có âm vang trong đời sống tinh thần một
thời, hoặc một giới nào đó” [58, tr.125].
Như vậy, theo chúng tôi đề tài là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử
của đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Đề tài là cả một hệ thống các
hiện tượng đời sống liên quan với nhau, bổ sung cho nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20

1.1. Sự tương đồng về đề tài
Truyện thơ Tày và truyện thơ Thái chủ yếu khai thác từ nguồn văn học
dân gian của các dân tộc. Cũng có khi, có sự vay mượn cốt truyện của dân tộc
anh em gần gũi, như truyện thơ Chàng Lù - nàng Ủa mượn cốt truyện cổ dân
tộc Xá để xây dựng nên truyện thơ của dân tộc Thái; một số truyện thơ Tày:
Chiêu Đức, Nàng Kim, Chim sáo… được khai thác từ các “truyện cũ”, “tích
cũ” trong truyện cổ người Việt. Song về cơ bản những truyện thơ Tày và Thái
đều có những điểm tương đồng về đề tài.
1.1.1. Đề tài tình yêu nam nữ dưới chế độ cũ
Đây là đề tài lớn, có tính chất bao trùm. Không phải ngẫu nhiên mà đề tài
này trở thành chủ yếu và phổ biến nhất trong hệ thống truyện thơ Tày và truyện
thơ Thái. Bởi từ đề tài này, chúng ta có thể tìm thấy trong đó tiếng hát ca ngợi
tình yêu chung thủy, ca ngợi hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng là thứ vũ khí
sắc bén góp phần lên án và tố cáo các thế lực phong kiến đen tối, tàn bạo, đã
bóp nghẹt những khát vọng dân chủ, đã chà đạp lên quyền sống của con
người… mà trung tâm của các câu chuyện đó thường là các chàng trai, cô gái,
nạn nhân của tục lệ hôn nhân gả bán, ép uổng ngang trái dưới chế độ cũ...
Trai gái Tày và trai gái Thái, khi đã yêu nhau tha thiết, họ mong muốn
giữ trọn việc “trao duyên gửi nghĩa”, muốn được tiến tới hôn nhân để được
“chung cửa, chung nhà”, được hạnh phúc bên nhau. Đó là một khát vọng
chính đáng. Song khát vọng đó sẽ đi đến đâu? Những tình yêu đó có kết cục
ra sao? Có thể đó là một kết thúc viên mãn; có thể là kết thúc không viên mãn
(kết thúc không gắn liền với hạnh phúc, mà là sự khổ đau, là cái chết). Nhưng
những cái chết này không phải là vô cớ, vô ích, tiêu cực như có người từng
nghĩ. Vì cuộc đấu tranh không cân sức của người con gái với phụ quyền (gắn
chặt với vương quyền), cho nên cái chết của họ là lời phản kháng được hành
động hóa, làm cho dư luận xã hội phải rút ra bài học, phải nới dần những luật
tục bất hợp lí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
Trong truyện Thị Đan, Thị Đan và Nam Kim yêu nhau tha thiết, chân
thành như bao người con trai, con gái nết na thường gặp. Thị Đan rất chân thật,
khi biết mình bị ép duyên đã khuyên Nam Kim tìm nơi chốn khác, vì “gầm trời
biết bao trai gái”, ta “kết nhau không nên nhà đành vậy”. Cho dù họ đã cắt
máu ăn thề yêu nhau thủy chung, nhưng Nam Kim “cũng mồ côi như thể Thị
Đan, thất tán cả gia san điền sản”, chàng không có đủ bạc vàng trả nợ cho nhà
trai để Thị Đan được tự do. Mối tình son sắt thủy chung kéo dài bảy năm
thương nhớ kể từ năm Mùi đến năm Sửu. Khi Thái Quan đến bắt ép Thị Đan về
nhà chồng cũng là những ngày nàng ốm tương tư và qua đời. Rõ ràng truyện
Thị Đan là truyện tình duyên trắc trở, như hoa không nở được ngày xuân. “Ở
đây, dường như nỗi đau khổ do tình yêu bị trắc trở gây ra, chất chứa lâu ngày
trong lòng người viết, nên cầm bút đến là dòng tình cảm đau xót bị nén lại đó
lại bật tuôn ra ngay, không có gì kìm hãm lại được” [43, tr.421].
Trong truyện Chiêu Đức, Chiêu Đức - Kim Nữ là đôi con cầu tự, từ thuở
nhỏ cho đến khi lớn lên họ đã gần gũi, gắn bó với nhau. Khi Chiêu Đức
“mười lăm tuổi chưa lớn” thì cha mẹ qua đời, chàng trở nên nghèo đói, bơ vơ.
Nhưng cũng chính vì thế mà Kim Nữ càng yêu chàng hơn, cùng chàng vượt
qua mọi khó khăn thử thách. Kim Nữ rất mực nhân hậu, ngày đêm lo lắng,
thương nhớ Chiêu Đức. Nhưng cha mẹ nàng lại tính bội ước, ép gả nàng cho
nhà họ Phạm, dù nàng đã đính ước cùng Chiêu Đức, dù nàng đã hết lời với
cha mẹ: “Làm người sao coi rẻ kẻ nghèo; Tích đức để ngày sau mới đúng;
Một ngày là nghĩa trọng phu thê…”. Khi Chiêu Đức bị oan, bị đưa ra pháp
trường, nàng vẫn gần gũi, chăm sóc hết lòng, những tưởng “duyên én nhạn
không hòa”, nhờ lòng nhân đức chàng đã được minh oan, được ân xá. Bằng ý
chí, nghị lực, lòng quyết tâm, Chiêu Đức đã học lược thao mọi chức tinh
thông, giúp vua Trần dẹp giặc. Chàng được nhà vua nhường ngôi báu; gả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22

công chúa cho nhưng chàng không nhận “vì nhân chính khôi châu”, một lòng
với Kim Nữ. Trải qua bao thử thách, qua chín năm chờ đợi của nàng Kim Nữ,
cuối cùng họ đã được sống hạnh phúc bên nhau. Tình yêu, sự đợi chờ, lòng
chung thủy đã chiến thắng, Chiêu Đức và Kim Nữ “đã vượt qua ranh giới của
sự phân chia giai cấp, địa vị xã hội để giữ gìn tình yêu của mình” [19, tr.39].
Tương tự như truyện thơ Chiêu Đức, truyện Nàng Kim kết thúc trong
một tâm thế chiến thắng. Đó là chiến thắng của sự trân trọng và ngợi ca phẩm
giá con người. Tình yêu mà chúa Ba dành cho nàng Kim là một tình yêu trong
sáng, chân thành, xuất phát từ lòng nhân đức, từ ý chí giản đơn, chàng muốn
thay đổi số phận để có được sự “phóng khoáng tự do trong cuộc sống, trong
tình yêu, trong hôn nhân (trong khi giai cấp thống trị muốn tỏa chiết, bó
hep)…” [3, tr.46]. Từ một nàng tiên trốn Bồng Lai do phạm phải luật trời,
nàng Kim đã bị đẩy xuống trần gian, lạc lối vào vùng sơn xuyên, hóa thân khỉ.
Sống trong cảnh thiếu thốn, nhưng “nàng Kim đội lốt khỉ ấy muốn trở lại thân
người đã biết lao động từ hai bàn tay, như phát hiện của chủ nghĩa duy vật về
nguồn gốc loài người” [3, tr.41]. Nàng đã dùng móng tay để chẻ tre, trúc, đan
nên những tấm chiếu với nhiều hoa văn rất đẹp. Nhờ những “tác phẩm” này
mà nàng đã được gặp hoàng tử thứ ba của vua Việt Vương. Bất chấp những
luật lệ khắt khe nơi hoàng cung, chúa Ba đã tự do luyến ái, trộm đưa nàng
Kim lốt khỉ về ở lầu riêng. Họ đã phải trải qua bao cản trở, thách thức của cả
một “đội quân” hùng hậu trong cung thất. Nhờ có sự giúp đỡ của Bụt Cả, họ
đã có một cuộc hôn nhân thật lãng mạn, nàng Kim thoát xác khỉ “đẹp nhất
bậc dương thế cõi trung”, chúa Ba được vua cha truyền ngôi cho, họ cùng
hưởng cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc.
Truyện thơ Chàng Lù - nàng Ủa là câu chuyện về một mối tình thủy
chung, trong trắng nhưng đầy bi kịch. Mối tình của họ đã bị chính những
người thân trong gia đình chia cắt, vùi dập. Cùng sinh ra và lớn lên một cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23

khác thường, họ rất đẹp đôi. Hai bà mẹ đã hứa gả con cho nhau khi chúng còn
là hai cái bào thai. Họ lớn lên, cùng chơi nghịch, rồi mối tình trai gái nảy sinh
từ lúc nào chẳng rõ, những tưởng mãi được “ấp ôm, kề mặt, dạ lòng yêu
thương” song sự đời chẳng chiều ai! Họ phải chịu theo sắp đặt của cha mẹ mà
lấy người khác. Chính điều đó lại làm cho họ yêu nhau mãnh liệt hơn, dám
vượt mọi sự ngăn cấm, đe dọa để gặp nhau. Thế nhưng dù gặp ở đâu, bằng
cách nào họ cũng không được yên thân. Cuối cùng, họ phải chết để hi vọng
được gần bên nhau. Những tưởng chết, lên trời để thoát khỏi cảnh ép duyên
ngang trái, để được cùng nhau sóng đôi. Ai dè, họ chẳng gặp lại được nhau,
Ủa bị rơi vào tay người cha dâm đãng, xảo quyệt. Họ “mặt nhìn thấy mặt
chẳng hề gặp nhau”. Thân xác Ủa biến thành đồ mua vui cho Then Chăng. Còn
Lù thì “nấp bóng trời cao mỏi mòn”. Hai linh hồn thủy chung, trong trắng ấy
phải biến thành hai ngôi sao, một tỏ, một mờ, mãi mãi nhìn nhau mà thương
nhớ nhau. Chàng Lù - nàng Ủa là một thiên tình sử não nùng, oan trái, mối
tình Lù - Ủa oan trái dưới cõi trần, oan trái trên trời cao. “Sợi dây oan trái đó
đã kết dệt tạo nên khối tình đau khổ, thành nỗi xót xa ai oán cho số phận con
người” [35, tr.85].
Tiễn dặn người yêu kể về một mối tình trong trắng, chung thủy trong
những hoàn cảnh bi kịch. “Anh yêu và Em yêu là những con người của tình
yêu thiết tha, say đắm, mãnh liệt và chung thủy” [5, tr.25]. Anh yêu và Em
yêu cùng sinh ra, lớn lên trong một gia đình lao động, họ ý thức rằng: “Đôi ta
như gốc cải xanh, như tàu dong mượt”. Quen nhau, thân thiết từ nhỏ, lớn lên
cùng “hẹn hò bền chắc; Tình đôi ta nhuyễn chặt; chung trái tim không thể xẻ
đôi”. Anh yêu mong “Khi ốm, lúc đau phải được cầm tay nhau săn sóc”. Họ
đã cùng nhắc nhau, dặn nhau: “đừng quên”, “chớ quên”. Thế nên “cái cao đẹp
của mối tình Tiễn dặn người yêu là cái cao đẹp trong sự giản dị, bình thường”
[50, tr.41]. Anh yêu quyết lấy Em yêu làm vợ. Anh đã rất cẩn trọng trong việc

×