Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2001-2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.84 KB, 44 trang )

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Lời nói đầu
Sự cần thiết của đề tài
Vấn đề Lao động-Việc làm luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Giải quyết việc làm là chính sách xã hội cơ bản của đất nước nhằm mục tiêu
phát triển bền vững vì con người. Qúa trình phát triển của nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã mang lại những kết qủa rất quan trọng
đưa nước ta bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Song trong qúa trình đổi mới cũng
đặt ra nhiều vấn đề tạo việc làm giảm thất nghiệp cho người lao động.
Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một vấn đề cấp
bách. Trong bối cảnh hiện nay lực lượng lao động ngày một tăng do quá trình gia
tăng dân số. Mặt khác giải quyết việc làm cho thanh niên cũng là một trong
những nhu cầu đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa cho giai đoạn
hiện tại cũng như trong tương lai.
Mục đích nghiên cứu đề tài
Thực trạng cung lao động trong nước và các yếu tố tác động
Một số biện pháp cơ bản góp phần giải quyết việc làm ở nước ta
Qua đây em xin cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Bùi Dương Hải
người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện chuyên đề này, các cô chú, anh
chị trong vụ lao động-Việc làm thuộc bộ Lao động thương binh và xã hội đã
giúp đỡ tài liệu và nhiều ý kiến để em hoàn thành chuyên đề này, đặc biệt là
anh Nguyễn Vân Nghĩa và chú Vụ phó Lê Quang Trung.
Do trình độ và thời gian có hạn nên chuyên đề này còn nhiều thiếu sót,
em rất mong sự chỉ bảo góp ý của các thầy cô giáo và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!
- 1 -
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
phần I


Nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai
đoạn 2001-2005
I. Nội dung đề ra
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm
- Giải quyết việc làm cho người lao động là chính sách xã hội cơ bản
cho mục tiêu phát triển bền vững, là hướng ưu tiên trong toàn bộ các chính
sách kinh tế và xã hội. Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định phát huy
nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng
yêu cầu bức xúc của nhân dân.
- Giải quyết việc làm, đảm bảo cho người lao động có khả năng lao
động, có nhu cầu làm việc, đặc biệt là thanh niên, lao động nữ, các đối tượng
chính sách xã hội, lao động là người tàn tật, là trách nhiệm của mọi người,
mọi ngành, mọi cấp và toàn xã hội.
- Mục tiêu tạo việc làm phải được cụ thể hoá thành chỉ tiêu tạo việc
làm mới trong kế hoạch nhà nước hàng năm và năm năm, trong các chương
trình, dự án của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và đơn vị cơ sở; trong
đó phải khai thác và huy động mọi tiềm năng, nguồn lực để đảm bảo những
điều kiện tương xứng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
2. Định hướng của chương trình
- Tăng chỗ làm việc mới, tăng thời gian sử dụng lao động; Ban hành,
hoàn thiện và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật, các chủ trương, chính
sách, cơ chế đồng bộ nhằm phát triển kinh tế để tạo mở việc làm, đẩy nhanh
chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động; Hoàn thiện các chính sách
- 2 -
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
về lao động - việc làm theo hướng có các chính sách thích hợp tạo công
bằng về cơ hội và bình đẳng trước pháp luật cho mọi công dân, mọi doanh
nghiệp và nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tìm và tự
tạo việc làm, trong tiếp cận với thông tin kinh tế, thông tin thị trường...; xây
dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp; Thực hiện chế độ xây dựng, thẩm

định và kiểm soát chỉ tiêu sử dụng lao động và tạo việc làm mới. Kết hợp hài
hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm.
- Tăng năng suất lao động và chất lượng việc làm; Phát triển nguồn
nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước
trong bối cảnh cách mạng khoa học và công nghệ phát triển nhảy vọt và xu
thế toàn cầu hóa kinh tế.
- Phát triển thị trường lao động, tôn trọng nguyên tắc và cơ chế hoạt
động khách quan của thị trường lao động, tạo điều kiện để phát huy mặt tích
cực, đồng thời khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực; tăng cường vai
trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và điều chỉnh quan hệ cung cầu lao
động trên thị trường lao động thông qua hệ thống luật pháp nhằm đảm bảo
công bằng xã hội và trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế; Giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn;
- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho
người thất nghiệp, người thiếu việc làm. Phát triển và hiện đại hoá hệ thống
trung tâm dịch vụ việc làm và thông tin thị trường lao động. Phát triển việc
làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động hỗ
trợ trực tiếp của nhà nước và xuất khẩu lao động.
- Phát triển và mở rộng hợp tác quốc tế. Tranh thủ các nguồn lực bên
ngoài, thu hút đầu tư và tham gia một cách chủ động vào phân công lao động
- 3 -
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
quốc tế để liên doanh, liên kết tạo mở việc làm. Đẩy mạnh xuất khẩu lao
động và chuyên gia.
- Xã hội hoá giải quyết việc làm.
II . Đánh giá kết quả hoạt động của chương trình
1. So sánh với mục tiêu đặt ra
1.1. Mục tiêu chung
Kế hoạch trong 5 năm cả nước giải quyết việc làm cho khoảng 7-7,5
triệu lao động, mỗi năm tạo việc làm cho 1,4-1,5 triệu Lao động; giảm tỷ lệ

thất nghiệp khu vực đô thị xuống dưới 6% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian
lao động ở khu vực nông thôn lên 80% vào năm 2005.
1.2. Kết quả thực hiện
1.2.1. Kết quả chung
+ Tính từ năm 2001 đến hết 2004, cả nước đã giải quyết việc làm cho
5,9 triệu lao động, đạt 78,7% so với kế hoạch, bình quân mỗi năm giải quyết
việc làm cho 1,475 triệu người. Với tốc độ giải quyết việc làm như hiện nay,
năm 2005 chúng ta có thể giải quyết việc làm cho khoảng 1,6 triệu người,
nâng tổng số người được giải quyết việc làm trong 5 năm là 7,5 triệu người,
đạt kế hoạch 5 năm đề ra.
+ Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm rõ rệt, theo số liệu điều tra
1/7/2004, tỷ lệ này đã giảm từ 6,28 năm 2001 xuống còn 5,6% năm 2004,
giảm 0,68%, nếu duy trì nhịp tăng trưởng kinh tế như hiện nay và đảm bảo
kế hoạch giải quyết việc làm đến hết năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm
xuống còn 5,4% đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm ( dưới 6%).
- 4 -
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
+ Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn tăng 74,4%
năm 2001 lên 79,34% năm 2004, tăng 4,94%. Dự kiến đến hết năm 2005 tỷ
lệ này vượt trên 80%, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra của chương trình.
1.2.2. Kết quả cụ thể
* Tạo việc làm trong nước
Dự kiến trong giai đoạn 2001-2005, tạo việc làm trong nước đạt 7,21
triệu người, trong đó:
- Khu vực nông-lâm ngư nghiệp trong 5 năm qua đã thu hút thêm
4,320 triệu lao động, góp phần ổn định việc làm cho 24,51 triệu lao động.
- Khu vực công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp thu hút thêm
1,538 triệu lao động, duy trì tạo việc làm ổn định cho 7,35 triệu lao động,.
- Khu vực dịch vụ có bước phát triển mạnh 10,5 triệu lao động, tăng
thêm 1,352 triệu lao động.

Cơ cấu lao động đã có bước chuyển dịch rõ nét theo hướng tăng lao
động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng từ 16,7% năm 2000 lên 17,4%
năm 2004, dự kiến đạt 19% vào năm 2005; lao động trong các ngành dịch vụ
tăng từ 22% năm 2000 lên 24,7% năm 2004, dự kiến đạt 24-25% vào năm
2005, lao động khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm từ 61,3% năm 2000
xuống còn 57,9% năm 2004 và dự kiến giảm xuống còn 56-57% vào năm
2005.
* Tạo việc làm ngoài nước
Trong 4 năm 2001-2004 cả nước đã đưa được 22 vạn lao động đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài, dự kiến năm 2005 xuất khẩu lao động cho 7
vạn lao động, đưa tổng số người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài lên 29
vạn người.
- 5 -
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
2. Chương trình quốc gia về việc làm giai đoạn 2001-2005
2.1. Các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn
- Nhà nước đã chỉ đạo tập trung thâm canh đất nông nghiệp, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất cây trồng vật nuôi đặc biệt là ở
những vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chú trọng đầu tư
phát triển kinh tế trang trại, đảm bảo việc làm cho khoảng 22-22 triệu lao
động
- Phân bố lại lao động và dân cư, xây dựng các vùng kinh tế mới, khai
thác các vùng đất trống, đồi núi trọc, phát triển trồng rừng, cây công nghiệp,
cây ăn quả, chỉ đạo và triển khai tốt chương trình trồng 5 triệu ha rừng và
bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên để tạo và ổn định việc làm cho 4-5 triệu lao
động.
- Đầu tư, khai thác tiềm năng của các tỉnh đồng bằng để phát triển
nuôi trồng thuỷ sản, khai thác tiềm năng biển, mở rộng nghề đánh bắt ngoài
khơi, tạo việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu. Đảm bảo việc làm cho
khoảng 2-3 triệu lao động;

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như thuỷ lợi, kiên cố hoá
kênh mương, giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi nhằm tăng thời
gian sử dụng lao động.
Nhờ kết quả đầu tư nên tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông
lâm ngư nghiệp bình quân hàng năm đạt 5,1%, do vậy, trong cả giai đoạn
2001-2005 đã ổn định việc làm cho khoảng 25 triệu người thu hút thêm 3,2
triệu lao động vào làm việc trong khu vực.
2.2. Các chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ
- 6 -
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
- Chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò quyết
định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng
lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Chương trình xây dựng và phát triển các khu công nghệ cao, chủ yếu
ở các vùng kinh tế động lực, các đô thị lớn, thu hút lao động có trình độ cao
để tăng sức cạnh tranh;
- Chương trình xây dựng và phát triển các trung tâm văn hoá, thể thao,
các khu du lịch;
- Các chương trình, công trình trọng điểm kinh tế-xã hội của Nhà
nước: Đường Hồ Chí Minh, thuỷ điện Sơn la, hóa dầu Dung Quất, sân bay,
bến cảng... thu hút nhiều lao động.
Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng giá trị ngành công nghiệp-
xây dựng bình quân hàng năm 15,4%, ngành dịch vụ trên 7,4%. Đến năm
2005, khu vực công nghiệp, xây dựng ổn định việc làm cho khoảng 7 triệu
lao động, thu hút thêm 1,2triệu; khu vực dịch vụ có trên 11 triệu người lao
động, thu hút thêm 1,4 triệu lao động.
2.3. Các chương trình mở rộng, phát triển làng nghề, xã nghề, phố
nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hoạt động phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chương trình
mở rộng, phát triển làng nghề tạo việc làm mới và việc làm thêm cho trên 20

vạn lao động; từng bước rút dần lao động nông thôn ra khỏi khu vực nông
nghiệp.
3. Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm và phát triển thị
trường lao động
- 7 -
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
+ Dự án tổ chức cho vay vốn theo các dự án nhỏ giải quyết việc làm
thông qua Quỹ quốc gia về việc làm
Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được hình thành từ năm 1992 đến
năm 2005 đã được nhà nước cấp khoảng 2.370 tỷ đồng, trong đó 2.200 tỷ từ
ngân sách Nhà nước. Ước tính cả giai đoạn 2001-2005, Quỹ quốc gia hỗ trợ
việc làm cho vay trên 90 nghìn dự án với tổng số vốn 4.800 tỷ đồng, hỗ trợ
tạo việc làm cho trên 1,68 triệu người. Cụ thể: trên 20 nghìn dự án sử dụng
tổng số vốn mới 900 tỷ đồng, thu hút 55 vạn lao động, trên 70 nghìn dự án
sử dụng 3.900 tỷ đồng từ nguồn vốn thu hồi cho vay quay vòng, thu hút tạo
việc làm cho trên 1,13 triệu lao động.
Tính bình quân, mức cho vay trên một lao động khoảng 2,8 triệu
đồng, người lao động tự đầu tư khoảng 5 triệu đồng, tăng mức đầu tư trên 1
chỗ làm việc lên 7,8 triệu đồng, cao hơn thời kỳ 1998-2000 khoảng 4 triệu
đồng. Tuy nhiên mức đầu tư vẫn còn thấp so với nhu cầu đã ảnh hưởng đến
chất lượng việc làm, thu nhập chưa cao; nguyên nhân chủ yếu là nguồn vốn
còn hạn hẹp. Số vốn khoanh nợ cho các dự án bị rủi ro bất khả kháng là 50
tỷ đồng (bằng 4,4% tổng nguồn quỹ), xóa nợ khoảng 4 tỷ đồng; nguồn quỹ
dự phòng rủi ro hình thành từ lãi cho vay khoảng trên 100 tỷ đồng, có thể bù
đắp cho những rủi ro này. Nguồn vốn cho vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc
làm đã tạo “cú huých” kích thích dân đầu tư vốn tạo việc làm. Theo ước tính
từ các dự án vay vốn được phê duyệt, phần vốn đối ứng do dân bỏ ra gấp 2
lần vốn hỗ trợ của Quỹ, như vậy ước tính trong 5 năm qua dân đã đầu tư
thêm khoảng 6.000 tỷ đồng. Có thể thấy rằng vốn Ngân sách Nhà nước đầu
tư cho Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm tuy nhỏ (2.370 tỷ bằng 0,55% vốn đầu

tư phát triển của toàn xã hội trong 5 năm) song đã có những tác động tích
cực đến giải quyết việc làm, làm ổn định cả một lĩnh vực xã hội bức xúc.
- 8 -
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Nếu không có các hoạt động hỗ trợ trực tiếp này, số chỗ làm việc có thể chỉ
đạt 75-80% mức kế hoạch, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động chỉ đạt 60-65%.
- Dự án nâng cao năng lực và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc
làm
Tổng nguồn vốn đầu tư cho 140 Trung tâm dịch vụ việc làm từ năm
1992 đến nay là 74 tỷ đồng. Từ năm 1996 đến năm 2000 hệ thống này đã tư
vấn nghề và tư vấn đào tạo cho gần 2 triệu lượt người, dạy nghề gắn với việc
làm và bổ túc nghề cho 80 vạn người, giới thiệu việc làm và cung ứng lao
động cho 120 vạn người.
+ Dự án điều tra, thống kê lao động và xây dựng hệ thống thông tin
thị trường lao động
Trong 5 năm, nhà nước đã dành 15 tỷ đồng cho công tác điều tra
thống kê tình hình lao động việc làm trong cả nước. Nhờ hoạt động này các
thông tin về biến động lao động, việc làm, tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị và
tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn được năm bắt kịp thời,
giúp các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh kịp thời các hoạt động nhằm
đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Các số liệu về tình hình lao động-việc làm trong các năm đã khẳng
định vai trò quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trong
việc tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động giải quyết việc làm trong cả
nước, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
+ Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý lao động,
việc làm.
Cả giai đoạn 2001-2005, nhà nước đã dành 11,5 tỷ đồng để tổ chức
tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác giải quyết
việc làm. Tổng số cán bộ được đào tạo trong 5 năm qua từ Trung ướng đến

- 9 -
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
địa phương cơ sở là 67.300 người, trong đó cấp tỉnh thành phố là 6.000 lượt
người, cấp quận huyện và xã là 61.300 lượt người.
Thông qua các lớp tập huấn, cán bộ được nâng cao nhận thức về pháp
luật lao động, các chính sách giải quyết việc làm, đặc biệt là công tác quản
lý lao động ở địa phương và công tác tổ chức, triển khai thực hiện các dự án
vay vốn giải quyết việc làm.
* Các hoạt động phát triển thị trường đưa lao động đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài
- Thực hiện đa dạng hoá thị trường và các tổ chức kinh tế tham gia
xuất khẩu lao động; đa dạng hóa hình thức và ngành nghề đưa lao động đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Xúc tiến mạnh về thị trường lao động
ngoài nước; có chính sách đối ngoại phù hợp với các nước và vùng lãnh thổ
có khả năng tiếp nhận nhiều lao động và chuyên gia Việt nam.
- Xây dựng và hoàn thiện chính sách đầu tư cho đào tạo lao động về
tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật phục vụ xuất khẩu lao động và
chuyên gia. Đưa đào tạo lao động và chuyên gia xuất khẩu vào trong chương
trình đào tạo nghề của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Nâng cao
chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong trường phổ thông.
- Tổ chức cho vay vốn xuất khẩu lao động cho 1.000 người lao động
với tổng số vốn trên 100 tỷ đồng. Trong 5 năm xuất khẩu 26 vạn lao động và
chuyên gia.
III. Kết quả thực hiện
- Giai đoạn vừa qua nhà nước đã có cơ chế quản lý điều hành chương
trình thống nhất trong toàn quốc. Công tác triển khai được các cấp chính
- 10 -
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
quyền, tổ chức chính trị-xã hội hưởng ứng tham gia nhiệt tình, có trách
nhiệm cao.

- Các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện được ban hành kịp thời,
phù hợp với điều kiện thực tế, đã tạo sự thông thoáng trong việc triển khai
thực hiện ở tất cả các cấp, các khu vực, các dự án.
- Nhà nước đã tăng cường nguồn lực cho hoạt động của chương trình,
hỗ trợ kịp thời các hoạt động của các dự án, nhất là dự án cho vay vốn hỗ trợ
giải quyết việc làm.
Chương II
Thực trạng giải quyết việc làm trong thời gian qua
Thực trạng cung lao động trong nước và các yếu tố tác động
Cung lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự
nguyện đem ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội tức là tổng số nhân
khẩu trong độ tuổi lao động, có năng lực lao động và số nhân khẩu không
nằm trong độ tuổi lao động, nhưng đã chính thức tham gia vào quá trình tái
sản xuất xã hội.
Bên cạnh đó, cung về lao động còn được xem xét từ giác độ chất
lượng sức lao động. Trong đó trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ
thuật, kỷ luật lao động, thể lực, sức khoẻ của người lao động là những yếu tố
chính, quyết định chất lượng của loại hàng hóa đặc biệt này.
Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét yếu tố cung lao động trên thị trường
lao động Việt Nam hiện nay từ những khía cạnh trên.
- 11 -
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
I. Cung lao động xét về số lượng
1. Quy mô dân số và nguồn lao động
Hiện nay, Việt Nam là một nước kém phát triển, đông dân (xếp thứ 13
thế giới và thứ 2 Đông Nam á, sau Indonesia) và thu nhập bình quân đầu
người thấp.
Thời kỳ 1960-1989, tốc độ tăng dân số đạt trên 3%/năm; Thời kỳ
1989-1999, đạt khoảng 1,86%/năm. Trong thời gian 40 năm (1960-1999),
dân số đã tăng gấp hơn 2 lần, đạt 76,3 triệu người vào năm 1999. Ước tính

năm 2003 dân số nước ta đạt 80,7 triệu người, trong đó nữ chiếm 50,8%; dân
số thành thị là 20,5 triệu người, chiếm khoảng 25,4% dân số cả nước.
Tăng nhanh dân số đã có tác động lớn đến nguồn lao động. Năm
1996, có tổng số trên 48,45 triệu người từ 15 tuổi trở lên. Đến năm 2003,
tăng lên 57,03 triệu người, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 1,2 triệu
người, với tốc độ tăng 2,53%/năm. Dân số trong độ tuổi theo nghĩa rộng (15-
64 tuổi), tăng khoảng 1,1 triệu người/năm.
Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình
dân số- kế hoạch hóa gia đình nên tốc độ tăng trưởng dân số bình quân của
nước ta đã giảm dần. Năm 1989 là 2,1%, năm 1999 là 1,7%, năm 2002 là
1,32%; và năm 2003, dân số nước ta chỉ tăng 1,18%. Kết quả dân số Việt
Nam đang chuyển dần từ mô hình dân số trẻ sang mô hình dân số ổn định,
với tỷ lệ dân số trên 15 tuổi ngày càng tăng.
Do tỷ lệ sinh tự nhiên ở nông thôn cao hơn thành thị nên tỷ lệ dân số
từ đủ 15 tuổi trở lên có sự khác biệt lớn giữa nông thôn và thành thị. Trong
khi tỷ lệ này của thành thị đạt trên 70% thì ở nông thôn chỉ khoảng 61%.
- 12 -
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Biểu 01: Biến động dân số, nguồn lao động thời kỳ 1996 – 2003
Đơn vị: triệu người
Nhóm tuổi
Năm 1996 Năm 2003(*)
Tổng số Cơ cấu (%) Tổng số Cơ cấu (%)
Dưới 15 tuổi 24,71 33,77 23,67 29,33
Từ 15–60 tuổi 42,28 57,80 50,65 62,77
Trên 60 tuổi 6,17 8,43 6,38 7,90
Tổng số 73,16 100 80,70 100
(*) Ước tính năm 2003- Tổng cục Thống kế
Lực lượng lao động chia theo Tỷ lệ lực lượng lao động theo nhóm tuổi 1996
nhóm tuổi năm 1996

- 13 -
33.77
57.8
8.43
0
20
40
60
Series1
Series1
24.71 42.28 6.17
1 2 3
0
20
40
60
Series 1
Series 1
23.67 50.65 6.38
1 2 3
29.33
62.77
7.9
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Lực lượng lao động chia theo nhóm Tỷ lệ lực lượng lao động theo nhóm tuổi 2003
tuổi năm 2003

2. Lực lượng lao động
Tính đến thời điểm 01/7/2003 lực lượng lao động cả nước là 41.313
nghìn người, so với năm 1996 tăng 15,19% (35.865 nghìn người). Trong giai

đoạn 1996-2003, bình quân mỗi năm lực lượng lao động cả nước tăng thêm
778,3 nghìn người, với tốc độ tăng 2,17%/năm.
Quy mô lực lượng lao động nữ năm 2003 đạt 20.248 nghìn người,
năm 1996 chỉ số này là 18.151 nghìn người. Bình quân trong giai đoạn
1996-2003 tăng 299,57 nghìn người, với tốc độ tăng 1,65%/năm; Cơ cấu nữ
trong lực lượng lao động có xu hướng giảm từ 50,6% năm 1996 xuống
49,01% năm 2003, bình quân giảm 0,23%/năm.
Với quy mô lực lượng lao động như hiện nay Việt Nam được coi là
nước có lực lượng lao động lớn. Không những thế, lực lượng này còn được
bổ sung hàng năm với tỷ lệ cao. Điều đó được coi là lợi thế so sánh đối với
một nền kinh tế thị trường đang trong thời kỳ chuyển đổi như ở nước ta. Lợi
thế thể hiện ở chỗ với một lực lượng hùng hậu về số lượng như vậy, Việt
Nam tránh được hiện tượng thiếu lao động trong thời gian trước mắt. Bên
- 14 -
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
cạnh đó, giá cả sức lao động cũng được coi là tương đối rẻ so với các nước
trong khu vực và trên thế giới.
- Phân bố lực lượng lao động theo khu vực thành thị – nông thôn
Năm 1996, lực lượng lao động thành thị là 6.838 nghìn người, chiếm
19,07%; năm 2003 đạt 10.014 nghìn người, chiếm 24,24%. Bình quân hàng
năm trong giai đoạn 1996-2003 tăng 453,7 nghìn người, với tốc độ tăng
6,6%/năm.
Trong khu vực nông thôn, năm 2003 có 31.299 nghìn người, chiếm
75,76% lực lượng lao động của cả nước; năm 1996 chỉ số này là 29.027
nghìn người, chiếm 80,93%. Bình quân hàng năm trong giai đoạn 1996-2003
tăng 324,4 nghìn người, tốc độ bình quân 1,1%/năm.
Mặc dù tốc độ tăng của lực lượng lao động ở khu vực thành thị nhanh
hơn nhiều (9,45 lần) so với tốc độ tăng lực lượng lao động ở khu vực nông
thôn nhưng lực lượng lao động ở nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn (gấp 3,13
lần) gây sức ép về giải quyết việc làm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Nhìn chung, sự phân bố lực lượng lao động theo khu vực thành thị –
nông thôn đang diễn ra theo hướng tích cực. Tỷ lệ lực lượng lao động ở
nông thôn giảm từ 80,93% năm 1996 xuống 75,76% và tỷ lệ này tăng ở khu
vực thành thị 19,07% năm 1996 lên 24,24% năm 2003.
Biểu 03: Quy mô, cơ cấu lực lượng lao động
khu vực thành thị – nông thôn giai đoạn 1996-2003
Đơn vị: nghìn người
Năm
Lực lượng lao động
Cơ cấu lực lượng lao động (%)
Thành thị Nông thôn Cả nước Thành thị Nông thôn Cả nước
1996 6.838 29.027 35.865 19,07 80,93 100
1997 7.333 28.964 36.297 20,20 79,80 100
1998 7.650 29.757 37.407 20,45 79,55 100
- 15 -
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
1999 8.420 29.364 37.784 22,28 77,72 100
2000 8.725 29.915 38.640 22,58 77,42 100
2001 9.188 30.302 39.490 23,27 76,73 100
2002 9.704 31.012 40.716 23,83 76,17 100
2003 10.014 31.299 41.313 24,24 75,76 100
Nguồn: Điều tra thực trạng lao động – việc làm 1996-2003
- 16 -
thùc tr¹ng lao ®éng-ViÖc lµm n¨m 1996
0
10
20
30
40
Thµnh thÞ N«ng th«n C¶ n­íc

Series1
thùc tr¹ng lao ®éng-ViÖc lµm n¨m 2003
0
10
20
30
40
50
Thµnh thÞ N«ng th«n C¶ n­íc
Series1
lùc l­îng lao ®éng trong ca n­íc tõ n¨m
1996-2003
30
35
40
45
1 2 3 4 5 6 7 8
C¶ n­íc
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
- Phân bố lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ
Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có quy
mô lực lượng lao động lên tới 18.182 nghìn người (2003), chiếm 44,01% lực
lượng lao động cả nước. Các vùng khác như Đông Bắc và Tây Nguyên chỉ ở
mức 1.304 nghìn người và 2.212 nghìn người, tương ứng với tỷ lệ 3,16% và
5,35% lực lượng lao động cả nước.
Biểu 04: Quy mô, cơ cấu lực lượng lao động các vùng lãnh thổ
2001,2003
- 17 -

×