Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Bài giảng vệ sinh môi trường nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.29 KB, 26 trang )

1
Bài : Vệ sinh môi trường nước
Phạm Minh Khuê
- Đối tượng: Bác sĩ YHDP
- Số tiết: 8 tiết
MỤC TIÊU:
1. Nêu được khái niệm về nguồn tài nguyên nước, sự phân bố các nguồn nước
trong tự nhiên, chu trình của nước trên Trái đất và nguồn nước ở Việt Nam.
2. Trình bày được vai trò của nước và cung cấp nước sạch, nhu cầu sử dụng,
hình thái cung cấp nước của mỗi vùng.
3. Phân tích được các chỉ số dùng để đánh giá chất lượng môi trường nước.
4. Đề xuất được các giải pháp xử lý nước cho từng loại nguồn nước để cung
cấp nước sạch, và các giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch.
NỘI DUNG:
1. Nguồn nước và vai trò của nước sạch
1.1 Nguồn nước trong thiên nhiên.
Biển và đại dương chiếm 70,8% tổng diện tích của trái đất. Tổng lượng nước trên trái
đất ước chừng chừng 1,386 tỷ km
3
, được phân bố như sau:
 Biển và đại dương chiếm 96,5%
 Đỉnh núi băng, sông băng, và vùng tuyết phủ vĩnh cửu chiếm 1,74%
 Nước ngầm (ngọt, mặn) chiếm 1,7%
 Băng chìm và băng tồn tại vĩnh cửu chiếm 0,022%
 Các hồ (nước ngọt, nước mặn) chiếm 0,013%
 Độ ẩm trong đất chiếm 0,001%
 Hơi nước trong khí quyển chiếm 0,001%
 Nước đầm lầy chiếm 0,0008%
2
 Sông chiếm 0,0002%
 Nước sinh học chiếm 0,0001%


1.1.1 Nước biển và đại dương
Chiếm một thể tích 1,338 tỉ km
3
(khoảng 96,5% tổng lượng nước trên trái đất) với
hàm lượng muối trung bình 3,5 g/lít. Biển và đại dương cung cấp khoảng 90%
lượng nước bốc hơi vào trong vòng tuần hoàn nước. Con người chưa đủ sức và khả
năng sử dụng dễ dàng nguồn nước này để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của mình.
1.1.2 Nước ngầm
Nước ngầm tồn tại và di chuyển trong lòng đất, có trữ lượng khá lớn (chiếm
1,7% lượng nước trên trái đất). Tuy nhiên, nguồn nước ngầm tại các khu vực
có thể khai thác được chiếm khoảng 4 triệu km3 và con người cũng không dễ
dàng khai thác và sử dụng. Nước ngầm nông ở cách mặt đất từ 5 – 10 m, chất
lượng nước tốt nhưng cũng thay đổi, có liên quan mật thiết với nước mặt và
các nguồn ô nhiễm trên mặt đất. Lưu lượng còn phụ thuộc theo mùa. Nước
ngầm đóng góp lớn cho dòng chảy sông ngòi của nhiều con sông. Nước ngầm
sâu có chất lượng ổn định nhưng ở độ sâu từ 20 – 150 m so với mặt đất nên
việc khai thác gặp khó khăn. Nước ngầm ở một số vùng tại Việt Nam có hàm
lượng sắt cao từ 1 – 20 mg/l. Ở Việt Nam, do lượng nước ngầm phân bố không
đồng đều, khai thác tùy tiện và không được quản lý chặt chẽ, thêm vào đó là ý
thức bảo vệ tài nguyên môi trường còn thấp nên nhiều nơi hiện đang phải đối
mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước ngầm cùng với các nguy cơ
sụt lấn mặt đất.
1.1.3 Nước sông hồ (nước mặt)
Đây là loại nước mà con người có thể sử dụng và khai thác dễ dàng thuận lợi
để phục vụ cho mọi hoạt động hàng ngày, nhưng lại chiếm tỷ lệ khá nhỏ
0,0132 %, với trữ lượng chừng 178.520 km3 nước phân phối đều khắp mọi
nơi (Gleick 1996). Việt Nam có một hệ thống sông ngòi dày đặc, ước tính cả
nước có khoảng 2372 con sông với chiều dài trên 10km. Trong số này có 13
3
con sông lớn với trữ lượng từ 10.000 km2 trở lên và lưu vực của 13 hệ thống

sông này chiếm hơn 80% diện tích lãnh thổ Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi
trường 2006). 10 trong số 13 hệ thống sông này là sông liên quốc gia, chảy
qua lãnh thổ các nước như Trung Quốc (sông Kỳ Cùng-Bằng Giang) Lào,
Campuchia (sông Sê San) trước khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam. Theo Cục
Quản lý Tài nguyên nước (2006) thì tổng lượng dòng chảy năm của 9 hệ
thống sông chính ở Việt Nam (sông Hồng, Thải Bình, Bằng Giang-Kỳ
Cùng, Mã, Cả-La, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai, Cửu Long) là 847,4 tỷ m3, trong
đó 507,4 tỉ m3 là được hình thành ngoài nước.
Theo Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên nước đến 2020 của Hội đồng Quốc
gia về tài nguyên nước (2006) thì tỉ lệ nước mặt trung bình đầu người tính theo
lượngnước sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam là xấp xỉ 3.840 m3/người/năm.
Nếu tính cả dòng chảy từ ngoài lãnh thổ thì khối lượng này đạt khoảng
10.240 m3/người/năm. Tuy nhiên, với mức độ tăng dân số như hiện nay thì
ước tình đến năm 2025 tỉ lệ này tương ứng sẽ là 2.830 và 7.660
m3/người/năm. Theo tiêu chuẩn của Hội đồng Tài nguyên nước Quốc tế
thì những quốc gia có tỉ lệ nước bình quân đầu người dưới 4.000
m3/người/năm sẽ được xếp vào nhóm những quốc gia thiếu nước (Hội đồng
Quốc gia về tài nguyên nước Việt Nam 2006). Như vậy, mặc dù hiện nay Việt
Nam có lượng nước dồi dào nhưng trong tương lai gần thì nước ta đứng trước
nguy cơ trở thành một trong các quốc gia thiếu nước. Ngoài ra, trong quá trình
sống, sinh hoạt, lao động, vui chơi giải trí v.v. con người đã thải các chất bẩn
làm ô nhiễm nguồn nước mặt gây nên tình trạng thiếu nước sạch ở nhiều nơi
khắp cả nước.
1.1.4 Nước mưa
Bản chất của nước mưa là rất sạch. Nhưng nước mưa có nhược điểm là không
đủ số lượng cung cấp nước dùng trong cả năm, cho những tập thể
đông người, số lượng nước mưa phụ thuộc theo mùa trong năm, hàm lượng
4
muối khoáng thấp. Việt Nam có lượng mưa trung bình năm (tính trong nhiều
năm) trên toàn lãnh thổ khoảng 1.940 mm. Do ảnh hưởng của địa hình đồi núi

nên lượng mưa phân bố không đều trên cả nước và biến đổi theo thời gian. Ví
dụ theo Báo cáo môi trường quốc gia (2006), nhiều nơi lượng mưa có thể đạt
4.000-5.000 mm/năm, thậm chí có nơi lượng mưa lên tới 8.000mm/năm (ví dụ
ở Bạch Mã). Tuy nhiên, nhiều nơi lượng mưa chỉ đạt 600- 800mm/năm (Nha
Hố, Ninh Thuận). Lượng mưa cũng biến đổi rõ rệt theo mùa trong năm. Lượng
mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 75 – 85% tổng lượng mưa trong năm và
mùa mưa thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10. Riêng các tỉnh ven biển
miền Trung thì mùa mưa kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12. Nước mưa bị nhiễm
bẩn bởi không khí bị ô nhiễm, cách thu hứng chứa đựng không đảm bảo vệ
sinh. Tuy vậy, ở những vùng khan hiếm nước cần tận dụng nước mưa để ăn
uống.
1.2 Vai trò của nước sạch
1.2.1 Nước là thực phẩm thiết yếu của sự sống
Trong cơ thể con người, chất lỏng chiếm tỷ trọng nhiều nhất, khoảng 60-70%
thể trọng. Nước tham gia vào việc hình thành các dịch tiêu hóa, giúp con người
hấp thụ chất dinh dưỡng, cũng như tạo thành các chất lỏng trong cơ thể, thúc
đẩy quá trình trao đổi chất. Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học
và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi,
nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển
vào máu dưới dạng dung dịch nước. Nước còn giúp cho các phế nang luôn ẩm
ướt, có lợi cho việc hô hấp. Nước còn được gọi là dầu bôi trơn của toàn bộ
khớp xương trong cơ thể, là một chất hoãn xung của hệ thống thần kinh. Vì
vậy, uống nước không chỉ đơn thuần là giải khát. Đối với cơ thể, nước còn
quan trọng hơn cả chất đạm, chất béo, chất đường, vitamin và muối khoáng.
Nếu một người không ăn gì cả, chỉ uống nước thôi, sẽ có thể sống được 2
tháng, nhưng nếu không uống nước, chỉ sống được không quá một tuần.
5
Trung bình con người mỗi ngày cần 1.500 đến 2.500 ml nước. Các nghiên cứu
chứng minh rằng, bình thường nếu người ta không uống đủ nước sẽ có thể làm
cho mỡ trong người tích tụ lại, cơ bắp thoái hóa, thiếu đàn hồi, chức năng tiêu

hóa và hô hấp bị suy giảm, các chất thải độc hại ứ đọng nhiều trong cơ thể, gây
trở ngại cho quá trình trao đổi chất. Bệnh khớp và bệnh viêm cơ cũng có liên
quan đến việc thiếu nước.
Ngoài ra, nước còn cung cấp các chất, nguyên tố cần thiết (Iôt, Flo, Mn, Zn,
Fe, vitamin, acid amin, ) cho cơ thể để duy trỡ sự sống
2. Các hình thức cung cấp nước cho các vùng đô thị và nông thôn
2.1 Vấn đề cung cấp nước
Từ nửa thế kỷ qua, tổ chức y tế thế giới (WHO) không ngừng vận động cho
vấn đề cấp nước sinh hoạt vì những ảnh hưởng to lớn của nước tới sức khoẻ
con người. Một trong những mục tiêu chính của WHO là “Tất cả mọi người,
không phân biệt già, trẻ, điều kiện kinh tế-xã hội đều có quyền có đủ nước an
toàn cho sinh hoạt.” Theo WHO, vào đầu năm 2000, khoảng 1/6 dân số
thế giới (1,1 tỉ người) đã không được cung cấp nước sạch mà chủ yếu là ở
các nước châu Á và châu Phi. Tỷ lệ người dân nông thôn được cung cấp nước
sạch vẫn ít hơn rất nhiều so với ở thành phố. WHO dự đoán rằng trong vòng 25
năm tới, dân số đô thị ở châu Á sẽ tăng lên gấp đôi và sẽ đứng trước một thách
thức lớn cho việc đáp ứng nhu cầu về nước sinh hoạt cho người nhân.
Mục tiêu của Hội đồng Quốc tế về Cung cấp nước sạch và Công trình Vệ sinh
(WSSCC) đến năm 2025 là tất cả người dân trên thế giới sẽ được cung cấp
nước sạch, nghĩa là sẽ có thêm khoảng 3 tỉ người sẽ có nước sạch để sinh hoạt
hay trung bình có thêm 330.000 người được cung cấp nước sạch mỗi ngày
trong vòng 25 năm tới. Theo thống kê năm 2000 của WHO và Quỹ nhi đồng
Liên hợp quốc (UNICEF) thì trên thế giới đã có 23 quốc gia đạt mức 100% dân
số được sử dụng nước sạch hoặc nguồn nước có bảo vệ.
6
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường
Nông thôn (2005) thì ở nước ta 62% dân số nông thôn được cấp nước sạch.
Trong đó khu vực miền Đông Nam Bộ có tỉ lệ số dân sử dụng nước sạch cao
nhất (68%) nhưng Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ số dân sử dụng nước sạch thấp
nhất (52%). Do đó vấn đề bảo đảm và cung cấp nước sạch ở nước ta còn là một

đòi hỏi rất lớn.
2.2 Các hình thức cung cấp nước vùng đô thị
2.2.1 Nước máy:
Điển hình cung cấp nước cho dân cư ở thành phố - đô thị được lấy từ trạm
cấp nước của thành phố. Trạm cấp nước có thể chọn nguồn nước tốt nhất về
địa điểm cũng như về chất lượng. Nước được phân phối trong đường ống có sự
kiểm soát của chuyên môn về tiêu chuẩn nước ăn uống và sinh hoạt. Hệ thống
cung cấp nước máy cho nhân dân thành phố gồm: Nơi bơm nước từ sông,
giếng, nơi lọc nước, nơi tiệt khuẩn nước và đường ống dẫn nước tới
tận nơi dùng. Sơ đồ một hệ thống cung cấp nước lấy từ sông hay hồ như sau: ở
chỗ sạch nhất của sông/hồ đặt bơm hút nước và dẫn nước về nhà máy. Nếu
nước đủ tiêu chuẩn vệ sinh, nước sẽ chảy vào bể chứa nước sạch, rồi lại bơm
vào các ống dẫn ngầm để tới các vòi nước. Ở một vài nhà máy nước, nếu nước
đủ tiêu chuẩn vệ sinh, người ta bơm nước sông lên đài chứa nước cao hơn các
nhà ơ trong thành phố, để nước theo trọng lực tự chảy xuống ống dẫn để đến
các vòi nước và không cần đến bơm. Thường nước bơm lên không đúng tiêu
chuẩn vệ sinh và cần phải chế hoá (lọc và tiệt khuẩn) trước khi vào bể chứa và
ống dẫn. Hệ thống cung cấp nước sẽ gồm thêm các bể lọc sạch (như bể lắng,
bể lọc). Tuỳ theo nguồn nước cung cấp cho trạm cấp nước (nước ngầm hay
nước mặt) mà trạm cấp nước có những công đoạn sản xuất nước như mô
tả ở hình sau:
7
Bơm nước sông (hay hồ) lên bể lắng rồi nước chảy sang bể lọc. Nước lọc
sạch chảy vào một ống chính để nhận liều clo cần thiết để tiệt khuẩn, rồi tới
bể chứa và bơm vào ống dẫn. Phải giữ gìn ống dẫn nước cho tốt để ngăn
ngừa nước bẩn ở trên mặt đất không thể ngấm vào. Máy bơm nước bao giờ
cũng phải có đủ sức đề đẩy nước từ ống dẫn lên các tầng gác cao. Nếu dùng
nước ngầm để cung cấp nước uống cho thành phố thì cách xây cất nhà máy
nước có hơi khác. Giếng khoan là phương pháp chính để lấy nước ngầm.
Giếng đứng thẳng, hình trụ và xuống tới tầng nước sâu.

2.2.2 Nước ngầm sâu:
GiÕng
khoan vµ
tr¹m b¬m
cÊp I
Dµn
ma
BÓ l¾ng
®øng
tiÕp xóc
BÓ läc
nhanh
§êng dÉn
Cl
2

chøa
s¹ch
Tr¹m
b¬m cÊp
II
8
2.2.3 Nc mt: Sụng, h
2.2.4 Nc mt: ging o
2.2.5 Nc mt: khai thỏc nc bng h thng t chy
2.3 Cỏc hỡnh thc cp nc cho nụng thụn
Trạm
bơm cấp
I
Bể lọc

chậm
Bể chứa
trung
gian
Bể
nơi sử
dụng
Trạm
bơm cấp
II
Sông
ngòi,
ao hồ
Hố
thu
nớc
Trạm
bơm cấp
I
Bể lọc
chậm
Bể chứa
trung
gian
Bể
nơi sử
dụng
Trạm
bơm cấp
II

Sông
ngòi,
ao hồ
Hố
thu
nớc
Trạm
bơm cấp
I
Bể lọc
chậm
Bể chứa
trung
gian
Bể
chứa,
nơi sử
dụng
Trạm
bơm cấp
II
Giếng
đào
thu
nớc
Trạm
bơm cấp
I
Bể lọc
chậm

Bể chứa
trung
gian
Bể
chứa,
nơi sử
dụng
Trạm
bơm cấp
II
Giếng
đào
thu
nớc
Bể lọc
Đờng ống dẫn
Bể chứa,
nơi sử
dụng
Đập đầu
nguồn
Bể lọc
Đờng ống dẫn
Bể chứa,
nơi sử
dụng
Đập đầu
nguồn
9
Theo những cuộc điều tra trong năm gần đây thì tỉ lệ người dân nông thôn sử

dụng nước máy vẫn còn thấp. Nguồn nước chủ yếu vẫn là nước giếng khoan và
nước giếng khơi, bể chứa nước mưa, giếng hào lọc, bể chứa nước khe núi cao,
giếng chân đồi, chân núi; nước máng lần. Tuỳ theo tình hình cụ thể về nguồn
nước và chất lượng nước của từng địa phương mà lựa chọn hình thức cung cấp
nước ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp.
2.3.1 Bể, lu chứa nước mưa
Đây là hình thức cung cấp nước phổ biến ở nông thôn nước ta. Nước ta nằm
trong khu vực mưa tương đối nhiều 1900 – 2000 mm/năm. Tính trung bình
lượng mưa 1600 mm/năm. Tổng lượng nước ước tính là 600 tỷ m3. Bể chứa
nước mưa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các trường hợp các vùng đào
giếng bị nước mặn (vùng ven biển, hải đảo, đồng bằng nam bộ ) và các vùng
đào sâu không gặp nước ngầm. Để đảm bảo vệ sinh, bể và lu chứa nước mưa
phải có nắp đậy, có lắp vòi hoặc dùng gầu sạch để lấy nước. Gầu phải có chỗ
treo cao, sạch. Nuôi cá vàng, cá cờ trong bể chứa nước để diệt bọ gậy, đặc biệt
là bọ gậy muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết dengue. Trước mùa mưa phải vệ
sinh sạch sẽ mái hứng, máng dẫn và bể chứa. Loại bỏ nước mưa 10-15 phút
đầu của các trận mưa.
1.3.2 Giếng khơi
Là hình thức cung cấp nước phổ biến ở nước ta hiện nay, có một số loại hình
phổ biến:
Giếng khơi xây khẩu:
Được áp dụng cho vùng có nguồn nước ngầm cách mặt đất từ 5 – 10 m. Giếng
xây bằng khẩu gạch hay bằng cống bê tông.
Giếng đào cách xa nguồn ô nhiễm ít nhất 10 mét, thành giếng xây cao khoảng
0,8 mét. Trong lòng giếng có thể xây gạch, đá hộc, đá ong, bê tông. Sân giếng
lát gạch/xi măng dốc về phía rãnh thoát nước. Rãnh thoát nước có độ dốc vừa
10
phải và dẫn ra xa hoặc đổ vào các hố thấm nước thải. Có thể lắp bơm tay để lấy
nước. Miệng giếng có nắp đậy; có cọc để treo gầu.
Hình 1: Minh hoạ sơ đồ giếng khơi xây khẩu

Giếng hào lọc:
Áp dụng cho những vùng đào sâu không có nước ngầm, phải dùng nước ao, hồ,
nước suối, nước giếng đất . . . Nước được chảy vào giếng qua một hào lọc cát ở
dưới đáy giếng. Đối với vùng ven biển thì hào lọc cần được bịt kín để đỡ
nhiễm mặn.
Hình 2: Minh hoạ sơ đồ giếng hào lọc
Giếng chân đồi, chân núi:
11
Áp dụng cho vùng có núi, gò đồi . . . địa điểm đào giếng cần chọn nơi có nhiều
cây cỏ mọc quanh năm, hoặc nơi có mạch nước nhỏ chảy ra. Đào giếng chân
đồi, xung quanh đắp bờ xây thành giéng ngăn nước bẩn chảy vào giếng.
Phía trên không có nguồn nhiễm bẩn.
Hình 3: Minh hoạ sơ đồ giếng chân đồi, núi
Giếng bên sông, bên suối, bên hồ
Nước ta có hàng nghìn con sông lớn nhỏ, có 4000 – 5000 hồ chứa nước tự
nhiên và nhân tạo, có trữ lượng nước rất lớn đủ cung cấp nướccho công
nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của con người. Tại những địa
phương này có thể áp dụng giếng hào lọc, lấy nước từ suối, sông, hồ
Bể chứa nước, đập chứa nước khe núi
Ở nhiều vùng có nguồn nước chảy quanh năm không cạn, có thể xây bể
chứa hoặc đập ngăn nước rồi dẫn nước về khu vực dân cư bằng đường ống.
Nước có thể tự chảy nhờ sự chênh lệch về độ cao từ 30 – 60 m. Để thu nước,
đập ngăn nước cần có
mái che, xung quanh có hàng rào bảo vệ cho hệ thống thu nước.
Giếng khoan đặt máy bơm tay
Dựa vào đặc điểm của nước ngầm sâu là ổn định tương đối về trữ lượng và
chất lượng nước, người ta đã khoan sâu để lấy nước ngầm phục vụ cho nông
12
thôn. Giếng khoan được đặt máy bơm tay, giảm sức lao động, chất lượng nước
ổn định và vệ sinh.

Hình 4: Minh hoạ giếng khoan bơm tay
3. Chất lượng nước, vệ sinh nước và sức khoẻ cộng đồng
Tuỳ theo yêu cầu của việc sử dụng nước vào các mục đích khác nhau như nông
nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, văn hoá, thể dục thể thao, phục vụ ăn uống
và sinh hoạt mà quy định những tiêu chuẩn của ngành. Đối với nước ăn uống
và sinh hoạt có tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia và
tiêu chuẩn địa phương.
Tiêu chuẩn Quốc tế về nước sinh hoạt là tiêu chuẩn của tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), ban hành năm 1958, và bổ sung sửa đổi năm 1963, 1971 và 1984.
Tiêu chuẩn bao gồm 3 nhóm chỉ tiêu: vật lý, hoá học (chất vô cơ tan, chất hữu
cơ) và sinh học.
Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch theo Quyết định số 09/2005/BYT –QĐ ngày
11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tiêu chuẩn này chỉ quy định 22 chỉ tiêu cơ
bản về cảm quan, thành phần vô cơ và vi sinh vật. Tiêu chuẩn này áp dụng đối
với các hình thức cấp nước sạch hộ gia đình, các trạm cấp nước tập trung phục
vụ tối đa 500 người và các hình thức cấp nước sạch khác. Nước sạch quy định
13
trong tiêu chuẩn này chỉ là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và
gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp. Nếu dùng trực tiếp cho ăn
uống phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo
Quyết định số 1329/QĐ -BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3.1 Tiêu chuẩn về số lượng
Là yêu cầu lượng nước sạch có chất lượng tốt phục vụ cho các hoạt động của
con người, xã hội theo số lít/24h bao gồm:
 ăn uống, vệ sinh cá nhân
 vệ sinh công cộng, sản xuất
Số lượng nước tuỳ thuộc:
 khả năng cung cấp
 hoàn cảnh kinh tế - xã hội
 mức sống của người dân.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam:
 100 l/ người/24h : thành thị
 40 l/ người/24h : thị trấn
 20 l/người/24h : nông thôn.
Trong vòng 10 năm qua, VN đã đầu tư khoảng 1 tỉ USD để phát triển hệ thống
cấp nước đô thị với khoảng 200 dự án. Hiện tất cả 64 tỉnh, thành phố đều có
các dự án cấp nước đô thị và trên toàn quốc có khoảng 240 nhà máy nước.
Theo thống kê, các đô thị Việt Nam có trên 300 nhà máy nước với tổng công
suất thiết kế đạt 4,2 triệu m3/ngày đêm, công suất khai thác đạt 3,4 triệu
m3/ngày đêm. Mục tiêu phấn đấu là đưa dịch vụ cấp nước đô thị đạt tỷ lệ bao
phủ 85% với tiêu chuẩn 150 lít/người/ngày và công suất đạt 6,3 triệu m3/ngày.
14
Mặc dù vậy, thực trạng thiếu nước sinh hoạt ở các đô thị lớn thường xuyên xẩy
ra.
3.2 Tiêu chuẩn về chất lượng
Yêu cầu chất lượng nước sử dụng là phải sạch:
 không nhiễm bẩn
 không nhiễm khuẩn
 Không độc: về tính chất vật lý, hoá học, vi sinh vật
Đánh giá chất lượng nước, căn cứ vào:
 điều tra nguồn nước về vệ sinh hoàn cảnh, về lưu lượng
 lẫy mẫu đúng quy cách để hoàn thành các xét nghiệm cần thiết
3.2.1 Tính chất vật lý:
 Nhiệt độ
- Nhiệt độ nước ổn định: 20-250C
- Nhiệt độ nguồn nước cao, cần xem xét khả năng níc nguån bị xả
nước thải
- Tính chất oxy hoá, cường độ quá trỡnh làm sạch nguồn nước phụ
thuộc vào nhiệt độ của nước.
 Màu

- Nước sạch phải không có màu
- Nước ao hồ thường có màu vì lẫn chất mùn, rêu tảo
- Nước ngầm có màu vàng của hợp chất sắt III
- Nước bị nhiễm nước thải có màu sắc khác nhau: nâu, đen,
 Độ trong
15
- Nước uống phải trong, độ trong giảm do nước bị đục: do có các
tạp chất vô cơ, hữu cơ hoà tan các chất keo.
- Nước bề mặt đục do có các chất bùn, acid silic, hydroxit Fe,
hydroxit Al, các chất hữu cơ lơ lửng, vi sinh vật, chất phù du
thực vật.
- Nước ngầm đục do có sự tồn tại của các chất khoáng không hoà
tan; các chất hữu cơ từ nước thải xâm nhập vào đất.
- Độ trong được đo bằng:
 Dụng cụ Sneller với tiêu chuẩn > 20 cm
 Dụng cụ Dienert với tiêu chuẩn > 65 cm
- Độ đục được đo bằng quang kế:
 Theo đơn vị NTU (Nephelolometric Turbidity Unit) với
chất đục chuẩn là Formafin
 Theo đơn vị JTU (Jackson Turbidity Unit) với chất đục
chuẩn là Kaolin
 Mùi vị
- Nước uống được phải không có mùi vị lạ
- Nước có mùi vị lạ, có thể do:
- Hoà tan các muối khoáng, sắt, phèn
- Khí hoà tan: Cl
2
thừa, H
2
S

- Nhiễm nước thải, do thực vật thối rữa
3.2.2 Tính chất hoá học:
 Độ pH
- Được xác định ngay tại chỗ lấy mẫu
16
- Tiêu chuẩn độ pH của nước sạch: 6,5 - 8,5
- Độ pH phần lớn nguồn nước thiên nhiên nằm trong khoảng này.
- Nước vùng đầm lầy có pH < 6,5
- pH nước ao, hồ có thể = 9 do quá trình quang hợp diễn ra mạnh.
 Chất hữu cơ (Độ oxy hoá)
- Tiêu chuẩn nước sinh hoạt: độ oxy hoá < 3 mg/l
- Sự có mặt của chất hữu cơ là mẫu nước bị nhiễm bẩn.
- Các chất hữu cơ: sản phẩm của qúa trình thối rữa, phân huỷ các
tổ chức của động vật, thực vật và các chất thải bỏ.
- Sự có mặt các chất hữu cơ là môi trường cho các vi sinh vật gây
bệnh tồn tại và phát triển.
- Độ oxy hoá: Các chất hữu cơ có trong nước có thể bị oxy hoá bởi
KMnO
4
hoặc K2Cr
2
O
7
. Độ oxy hoá được dùng như một chỉ tiêu
cơ bản để đánh giá chất lượng nước.
 Dẫn xuất Nitơ (NH
3
, NO
2
-, NO

3
-)
- Là các sản phẩm của quá trình vô cơ hoá các chất hữu cơ
- Tuỳ theo nồng độ cao thấp của NH
3
, NO
2
-, NO
3
- giai đoạn đầu,
cuối của quá trình vô cơ hoá đó; xác định được tình trạng nhiễm
bẩn của mẫu nước.
- Do hoạt động của VK trong nước, chất hữu cơ trong nước bị khử
thành NH
4
+, NO
2
, và NO
3
-
- Amoniac và muối amon (NH
4
+)
 Nước tự nhiên có nồng độ NH
4
+ thấp (<0,2 mg/l)
17
 Trong trồng trọt, sử dụng nhiều phân đạm nitơ làm nồng
độ NH
4

+ trong nước mặt tăng cao.
 Sự có mặt NH
4
+ : nước nhiểm bẩn giai đoạn đầu
 TCCP : 0-3mg/l
- Nitơrit (NO2-)
 Oxy hoá chất đạm hữu cơ: NH
3
NO
2
-
 Nước có NH3, NO
2
- : nước bị nhiễm bẩn
 Nước mưa: NO
2
- cao do hiện tượng phóng điện trong cơn
dông
 NO
2
- cao : đang bị nhiễm bẩn phế thải sinh hoạt người,
động vật; nhiễm nước thải nhà máy hoá chất
 TCCP: NO
2
- 0,05 mg/l
- Nitơrat (NO
3
-): NO
2
- bị oxy hoá NO

3
-
 Nước chỉ có NO
3
- : nước đã bị nhiễm bẩn, đã được vô cơ
hoá
 Nước có NO
3
-, NH
3
, NO
2
- : tồn tại chất hữu cơ trong nước
 NO
3
- >10 mg/l : bệnh trẻ xanh ở trẻ sơ sinh
 TCCP: NO
3
- 5 mg/l
 Muối NaCl
- Nước có nhiều NaCl : nhiễm bẩn do dịch thể động vật, nước tiểu,
phân
- Nước vùng ven biển : NaCl > vùng khác (ảnh hưởng nước thuỷ
triều)
- NaCl tăng + NH
3
, NO
2
- : Nước nhiễm bẩn, nguy hiểm
18

- TCCP : 60-70 mg/l
450-500 mg/l (vùng biển)
 Sắt (Fe)
- Fe
 hoà tan [Fe(HCO
3
)
2
]
 không hoà tan (Fe
3
+)
- Fe(HCO
3
)
2
oxy hoá Fe
2
O
3
: lắng, vàng, đục nước
- Fe cản trở sinh hoạt, sản xuất:
 Nước có vị tanh kim loại
 Quần áo gỉ vàng
 Mất vị chè khi pha, Cơm có màu xám
- TCCP : 0,03 mg/l
 Nồng độ oxy hoà tan (DO-dissolved oxygen)
- Xác định nồng độ oxy hoà tan trong nước có ý nghĩa lớn trong
việc đánh giá vệ sinh của nguồn nước.
- DO giảm: biểu hiện sự thay đổi mạnh mẽ các quá trình sinh học,

quá trình tự làm sạch, nguồn nước nhiễm bẩn.
- Chỉ tiêu DO được sử dụng đánh giá chất lượng nước mặt, một số
loại nước thải bằng phưong pháp sinh học.
- Yêu cầu DO trong mẫu nước lấy vào 12 giờ trưa:
 4 mg/l: nước sinh hoạt, ăn uống
 6 mg/l: nước nuôi cá
 Độ cứng
19
- Nước cứng: muối Ca, Mg cao
- Canxi : Không ảnh hưởng đến sức khoẻ
 Ca thấp tỷ lệ sâu răng cao
- Cản trở sinh hoạt, sản xuất
 Đun nấu thức ăn lâu chín mất nhiều sinh tố
 Giặt quần áo tốn xà phòng
 Cáu cặn lò hơi, đường ống; tốn nhiên liệu khi đun nấu
- Canxi ngăn chặn tuyến giáp sử dụng iốt Vùng có bướu cổ: nước
có độ cứng thấp
- Tiêu chuẩn :
 4
o
- 8
o
độ cứng (độ Đức) : Nước tốt
 8
o
- 12
o
: Nước cứng vừa
 > 18
o

: Nước cứng và rất cứng
3.2.3 Tính chất vi sinh vật:
 Nước dùng hàng ngày có thể bị nhiễm khuẩn. Thời gian nhiễm khuẩn
tuỳ thuộc :
o Vào sức sống của từng loại vi khuẩn trong nước
o Sự ngăn cản VK phát triển, diệt VK trong nước tuỳ thuộc:
 nhiệt độ
 sự thoáng khí
 sự oxy hoá, sự chiếu, độ bẩn, độ đục, lưu lượng, tốc độ
lắng
 khả năng đối kháng của các loại sinh vật trong nước
20
 Nước ứ đọng, lạnh, VK sống dễ hơn trong nước chảy, nóng.
 Những VK làm chỉ số cho sự nhiễm phân của nước:
o Vi khuẩn Escherichia coli
o Vi khuẩn yếm khí có nha bào Clostridium perfingens
o Thực khuẩn thể
 Ý nghĩa chỉ tiêu vệ sinh E. Coli
o E. coli có nhiều trong ruột già (10 triệu -1 tỷ/ 1g phân người)
o Nước có E.Coli: nước mới bị nhiễm phân
o Số E. Coli trong nước:
o Coli titre: Thể tích nước nhỏ nhất chứa 1 E.Coli
o hỉ số Coli: số lượng E.Coli/ 1l nước
 Ý nghĩa chỉ tiêu vệ sinh Cl.Welchi (Cl. perfringen)
o Cl. perfringen là vi khuẩn kỵ khí.
o Nước có Cl. perfringen: nhiễm phân từ lâu
o Tiêu chuẩn: nước không có Cl. perfringen
 Thực khuẩn thể
o Virus được nuôi bởi vi khuẩn đặc hiệu
Coli

Di ®éng Kh«ng di ®éng
VK phã th¬ng hµn B
VK phã th¬ng hµn A
VK th¬ng hµn
VK lþ
Coli
Di ®éng Kh«ng di ®éng
VK phã th¬ng hµn B
VK phã th¬ng hµn A
VK th¬ng hµn
VK lþ
21
o Nếu nước có thực khuẩn thể: nước có vi khuẩn, hoặc đã có vi
khuẩn nhưng đã bị tiêu diệt bởi virus
 Tiêu chuẩn với nước đã được xử lý (nước máy):
Sè VK E.Coli/1l
Sè VK kþ khÝ/10ml
KÕt luËn
<20
0
Níc s¹ch
20-100
1-2
NhiÔm bÈn nhÑ
1.000
3-5
NhiÔm bÈn
10.000
6-10
NhiÔm bÈn nhiÒu

 Tiêu chuẩn với nước chưa được xử lý (nước giếng, suối ):
Sè VK E.Coli/1l
Sè VK kþ khÝ/10ml
KÕt luËn
20-100
1-3
NhiÔm bÈn Ýt
1.000
4-6
NhiÔm bÈn
10.000
7-10
NhiÔm bÈn nhiÒu
100.000
>10
RÊt bÈn
3.2.4 Vi yếu tố và chất độc trong nước:
o Tình trạng thừa thiếu Iod, Fluor
o Chất độc trong nước:
o Chì ( < 0,1mg/L)
o Đồng (<1 mg/L)
o Thạch tín (<0,05 mg/L)
3.3 Vai trò của nước trong sức khoẻ cộng đồng
Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã kết luận rằng chất lượng nước và dung
lượng nước sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người. Nhiều vụ
dịch bệnh liên quan đến nước bị ô nhiễm như bệnh tả, thương hàn, lị, ỉa chảy,
22
viêm gan A…đã và đang xẩy ra ở cả những nước phát triển và đang phát triển.
Thiếu nước cũng gây ảnh hưởng trầm trọng, đặc biệt là sự phát sinh và lây
nhiễm các bệnh về da, mắt và các bệnh truyền qua đường phân miệng. Ước

tính trên thế giới có khoảng 6 triệu người bị mù do bệnh đau mắt hột và khoảng
500 triệu người có nguy cơ bị mắc bệnh này. Theo thống kê sức khoẻ toàn cầu
của trường Đại học Harvard, của Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới
thì hàng năm có khoảng 4 tỉ trường hợp bị ỉa chảy, làm 2,2 triệu người chết mà
chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi (tương đương cứ 15 giây thì có một trẻ em bị
chết). Con số này chiếm khoảng 15% số trẻ em chết vì tất cả các nguyên nhân
ở những nước đang phát triển. Nâng cao chất lượng nước sinh hoạt và cung cấp
các công trình vệ sinh phù hợp sẽ giảm 1/4 đế 1/3 số ca bị ỉa chảy hàng năm.
4. Các phương pháp xử lý nước
4.1. Làm trong và khử màu
- Làm trong: quá trình tách các tạp chất lơ lửng
- Khử mầu: loại trừ các tạp chất làm cho nước có mầu (các hợp chất keo)
Xử lý không phèn
Dùng khi công suất nhỏ, nguồn nước có độ đục, độ mầu trung bình.
Xử lý có dùng phèn
- Nguyên tắc: Các hạt cặn lơ lửng, hạt keo trong nước có kích thước khá
nhỏ, lắng rất chậm. tăng hiệu quả lắng, giảm kích thước bể lắng, cho phèn vào
nước để keo tụ.
- Phèn nhôm Al2(SO4)3
- Phèn chua Al2(SO4)3, K2SO4; phèn sắt FeCl3
Phèn này vào nước tác dụng với các muối kiềm của Ca, Mg tạo hydroxyt
kém tan dễ kết tủa:
Al2 (SO4)3 + 3 Ca (HCO3) 3 CaSO4 + 2 Al (OH)3 + 6 CO2
23
Bông kết tủa của phèn hấp thụ các hạt keo tự nhiên, hoặc bị hấp thụ lên bề
mặt các hạt cặn lơ lửng
4.2. Khử sắt
Khử sắt bằng làm thoáng
- Nước được hút từ mạch ngầm bằng máy bơm phun thành các hạt nhỏ,
tăng diện tích tiếp xúc trong không khí. Nước hấp thụ O2 có trong không khí

và một phần CO2 hoà tan trong nước sẽ tách ra khỏi nước.
- Sau đó oxy hoá Fe++ thành Fe+++. Sắt hoá trị 3 thuỷ phân tạo thành
hydroxyt kết tủa Fe(OH)3.
4 Fe(HCO)
3
+ O
2
+ H
2
O = 4 Fe(OH)
3
+ 8 CO
2
pH = 7 - 7,5
- Cặn Fe(OH)
3
được tách ra khỏi nước bằng lắng và lọc.
Khử sắt bằng làm thoáng đơn giản, lọc
- Cho nước tràn qua miệng ống đặt cao hơn bể lọc chừng 0,5 m.
- Dần dần trên bề mặt các hạt cát sẽ tạo thành một lớp màng có cấu tạo từ
các hợp chất của sắt. Màng này có tác dụng xúc tác đối với các quá trình phản
ứng oxy hoá và thuỷ phân sắt xảy ra trong lớp cát lọc. Nước nguồn có độ kiềm,
pH thấp: thêm vôi vào để kiềm hoá nước.
4.3. Khử mùi
Nước có mùi do:
o cấu tạo địa chất
o có lẫn nước thải công nghiệp, sinh hoạt
o rong rêu tảo
Khử mùi:
24

o Làm thoáng nước, mùi nước có thể bay đi, giảm bớt
o Dùng than hoạt được xếp xen vào giữa lớp cuội và lớp cát
4.3. Giảm độ cứng
Giảm bằng hoá chất: dùng đá vôi
Ca(CO
3
H)
2
+ Ca(OH)
2
= 2CaCO
3
+ H
2
O
Dùng nhựa trao đổi ion
o Chất nhựa ionit (cationit- chất dạng hạt, không tan, có khả năng trao đổi
các cation của chúng với các cation của dung dịch nước)
o Natri cationit (Na
2
R), hydro cationit (H
2
R)
o Cho nước đi qua ống hấp thụ có cationit, Ca++ và Mg++ trong nước bị
thay thế bởi ion Na và H
2
. Sau khi qua cột, độ cứng còn lại không đáng
kể.
Ca(HCO3)
2

+ Na
2
R = CaR + 2NaHCO
3
Mg(HCO
3
)
2
+ Na
2
R = MgR + 2NaHCO
3
o Tái sinh lại các chất cationit = dung dịch NaCl 5 - 10% đi qua lớp
cationit:
CaR + 2NaCl = CaCl
2
+ Na
2
R
MgR + 2NaCl = MgCl
2
+ Na
2
R
4.4. Tiệt trùng nước
Phương pháp cơ học
- Nến lọc Chamberland, nến lọc Biên Hoà, Bát Tràng được chế tạo bằng sứ xốp
hoặc cao lanh có khả năng ngăn cản vi khuẩn không thấm qua lớp lọc.
- Chỉ có giá trị sử dụng trong phạm vi gia đình để lọc nước máy đã được tiệt trùng.
- Với các loại nước khác, chưa đảm bảo tiệt khuẩn triệt để.

25
Phương pháp vật lý
- Dùng nhiệt độ: Đun sôi nước: đảm bảo nhất
- Dùng tia tử ngoại: dùng đèn phát ra tia tử ngoại có khả năng diệt vi khuẩn tốt với
bề dày lớp nước 10 - 15 cm. Điều kiện: nước thật trong suốt vì các chất cặn ngăn
tia tử ngoại.
o Ưu: đơn giản, không làm thay đổi chất lượng nước
o Nhược: giá thành cao, hay hỏng, tốn điện (10-30kW/1000m3 nước)
Được áp dụng ở các xí nghiệp sản xuất nước khoáng, nước chai.
- Dùng sóng siêu âm: thiết bị phát ra sóng siêu âm với tần số 500KHZ
Phương pháp hoá học
o Dùng Clo, hợp chất của Clo
o Clorua vôi CaOCl
2
o Zaven (NaOCl)
o Chloramin B, T
o Nguyên tắc: Clo vào nước:
Cl
2
+ H
2
O HOCl + HCl
HOCl H+ + OCl-
o Ưu: hiệu quả nhất, thực hiện với khối lượng lớn, rẻ tiền
o Nhược: nước có mùi Clo; tạo chất hữu cơ clo CHCl
3
, Clorophenol
(độc)
o Tiệt trùng bằng ozôn
o Đưa ozôn vào nước tạo thành oxy nguyên tử có khả năng diệt trùng:

O
3
==> O
2
+ O

×