Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bài giảng vệ sinh nhà ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.79 KB, 21 trang )

Vệ sinh nhà ở (4/0)
Khoa YTCC - ĐHYHP
MỤC TIÊU
1. Trình bày được các đặc điểm vệ sinh vi khí hậu nhà ở
2. Trình bày được yêu cầu vệ sinh trong thiết kế, xây dựng nhà ở
3. Trình bày được khái niệm, triệu chứng và nguyên nhân của hội chứng nhà
kín SBS
4. Trình bày được các biện pháp dự phòng giảm thiểu ảnh hưởng của yếu tố
nguy cơ nhà ở không hợp vệ sinh đến sức khỏe.
NỘI DUNG
Từ lâu con người đã biết mối liên quan chặt chẽ giữa nhà ở và tình
trạng bệnh tật. Con người dành khoảng 1/3-2/3 thời gian trong 1 ngày để sinh
hoạt, nghỉ ngơi ở trong nhà ở. Nhà ở chính là áo giáp chắc chắn do con người
tạo nên để che chở cho cơ thể khỏi bị tác động có hại của môi trường thiên
nhiên xung quanh: mưa, nắng, bão, gió, nóng, lạnh và dã thú…Trong nhà ở,
con người tự tạo cho mình những điều kiện sống phù hợp nhất với sinh lý và
sức khoẻ. Tuy nhiên, nhà ở không phải là cái hộp kín tách rời khỏi thiên nhiên
mà là một bộ phận của tự nhiên được chọn lọc và hoàn chỉnh bởi bàn tay con
người. Nhà ở phải hoà hợp hữu cơ với môi trường tự nhiên xunh quanh.
Nhà ở sáng sủa, rộng mát thoáng, hợp vệ sinh sẽ làm cho con người
chóng hồi phục sức khoẻ sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt nhọc, tạo cho
con người cảm giác sảng khoái, dễ chịu, hạn chế lây lan các bệnh truyền
nhiễm… Nhà ở chật hẹp, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, lưu thông không khí kém là
một trong những nguyên nhân làm cho con người có cảm giác mệt mỏi, nhức
đầu, khó ngủ, rối loạn điều hoà thân nhiệt, giảm chức năng tim mạch, hô hấp,
đau xương khớp… Nhà ở kém vệ sinh còn là điều kiện thuận lợi cho việc lây
lan và phát triển các bệnh truyền nhiễm như lao, bạch hầu, cúm, giun sán, viêm
họng…
Tổ chức Y tế Thế giới (1985) đưa ra 9 yêu cầu về nhà ở để đảm bảo
sức khoẻ cho dân cư:
1


a. Có cấu trúc an toàn nhằm bảo vệ cư dân với mưa, gió, thời tiết,
nóng lạnh, tiếng ồn, bụi, và sự xâm nhập của các côn trùng, các loại gặm nhấm
và động vật hoang dại.
b. Được cung cấp đủ nguồn nước có chất lượng tốt.
c. Được thu gom tốt rác và các chất thải ở dạng đặc và lỏng.
d. Được xây dựng trên địa hình chắc chắn (quan trọng nhất là vấn đề
thoát nước)
e. Tránh ở quá đông người hạn chế việc lây lan các bệnh đường hô
hấp, viêm phổi và lao
f. Tránh bị ô nhiễm bởi các nhiên liệu dùng để nấu bếp và sưởi ấm.
g. Phải có biện pháp bảo quản an toàn thực phẩm tránh bị hư hại và
nhiễm khuẩn.
h. Không được có các vật chủ và các véctơ truyền bệnh ở trong và
xunh quanh nhà.
i. Nếu nhà ở được dùng là nơi làm việc, thì phải tuân thủ các yêu cầu
về vệ sinh lao động, nhất là việc lưu giữ và sử dụng các chất động hại tới sức
khoẻ và sự an toàn của dân cư.
1. Đặc điểm vệ sinh vi khí hậu nhà ở
1.1. Nhiệt độ không khí
Tuỳ theo điều kiện thời tiết, mùa đông hay mùa hè mà có những quy
định khác nhau.
Nhiệt độ thích hợp trong nhà ở về mùa đông là: 17 - 20
0
C đối với vùng
khí hậu ôn hòa, 20 - 22
0
C ở vùng khí hậu nóng. Sự khác biệt đó là do trong
điều kiện mùa đông rét buốt. Ở vùng khí hậu lạnh, cơ thể người khi ở ngoài trời
một thời gian ngắn, phải chịu đựng tác động của nhiệt độ thấp phải có một sự
cân bằng nhiệt của cơ thể để thích ứng và phải có thời gian thích nghi.

Nhiệt độ thích hợp trong nhà ở về mùa hè là: 22 - 24
0
C.
1.2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí thích hợp trong nhà ở là 30 - 60%. Ở nước ta dưới
85% là tiêu chuẩn đề nghị.
2
Độ ẩm không khí quá cao hay quá thấp cùng với nhiệt độ không khí quá
cao hay thấp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trạng thái nhiệt và tình trạng sức khoẻ
của con người.
1.3. Chuyển động của không khí
Sự chuyển động không khí là rất cần thiết đối với con người trong nhà ở.
Không khí thông khí có ảnh hưởng không tốt đến sự trao đổi chất và
trạng thái nhiệt của cơ thể, gây cảm giác không thoải mái.
Khi không khí chuyển động, làm bay hơi mồ hôi, thải nhiệt trong cơ thể.
Tình trạng sức khỏe con người bị ảnh hưởng không tốt khi ở lâu trong
nhà không thoáng khí.
Gió thích hợp trong nhà ở là 0,3 m/s.
1.4. Bức xạ
Trong nhà ở, bức xạ chiếu sáng là chính, không nên có bức xạ nhiệt.
2. Yêu cầu vệ sinh khi thiết kế, xây dựng nhà ở
2.1. Nền nhà
Khu đất chọn làm nền nhà cần cao ráo, bằng phẳng, nền nhà làm trên đất
đồi sỏi, đất cát và đất pha cát thì sẽ khô ráo, tường sẽ không bị ẩm. Nếu nơi làm
nền nhà là đất sét, mạch nước ngầm ở nông (vùng đồng bằng) thì phải đắp nền
cao; cần đổ thêm cát, sỏi, gạch vỡ, đá… vào móng tường để chóng ẩm tường.
Độ cao tối thiểu của nền nhà cần bằng 30cm. Đất nền nhà cần nện kỹ. Nền
được láng bằng xi măng hoặc lát gạch thì càng tốt.
Tuỳ theo địa hình và khí hậu của khu vực, lúc làm nền nhà, cần chọn
hướng nhà thích hợp, đối với vùng đồng bằng nên chọn nhà hướng nam, đông

nam. Đối với vùng đồi núi và một số địa phương khác, khi chọn hướng nhà
phải căn cứ vào đặc điểm cụ thể và hướng gió trong năm và kinh nghiệm của
nhân dân địa phương. Cần lưu ý phải chọn chỗ làm nền thật đảm bảo an toàn,
để không bị lũ lụt bất thình lình làm cuốn trôi hư hại.
2.2. Vật liệu làm nhà
Tuỳ vào khả năng và điều kiện cụ thể của đơn vị, nhà ở có thể làm bằng
gạch ngói, tranh tre, hoặc các loại vật liệu khác. Nếu làm loại nhà cố định, có
tác dụng sử dụng lâu dài để tránh chi phí tốn kém do phải sửa chữa, các vật liệu
3
làm nhà phải đảm bảo các tiêu chuẩn về kĩ thuật và độ bền. Trước khi làm nhà,
tre và gỗ cần được ngâm chống mối mọt. Gạch ngói để làm nhà kiên cố, nhiều
tầng phải là loại gạch tốt, không bị vụn vỡ. Vật liệu làm nhà cần có độ cách
nhiệt tốt (tường xây bằng gạch rỗng, trát vữa, trấu hoặc rơm rạ), đảm bảo mùa
đông giữ được ấm, mùa hè không bị nóng, không bị thấm nước, ít bị bắt lửa,
không bị giãn nở khi khí hậu thay đổi, không bị mối mọt.
Ở vùng nông thôn, trong điều kiện hiện nay của nước ta, loại nhà lợp lá
tường vách ngăn bằng tre đan có trát vôi vữa tương đối có nhiều ưu điểm vì
nguyên vật liệu dễ kiếm, nhà thoáng mát trong mùa hè, ấm áp trong mùa đông,
nhìn sạch đẹp như nhà gạch, tuy nhiên độ bền chắc thì không bằng. Ở một số
nơi, có thể làm tường nhà bằng đá ong, gạch than xỉ…. nhưng tốt nhất vẫn là
loại nhà xây gạch, lợp ngói hoặc nhà lắp ghép bằng các tấm bê tông đúc sẵn.
2.3. Diện tích ở
Diện tích mỗi phòng ở phụ thuộc vào số lượng không khí cần thiết cho
một người ở trong phòng trong một giờ và một số lượng người sống ở trong
phòng. Căn cứ vào lượng khí CO
2
do một người thải ra trong một giờ để tính
thể tích không khí trao đổi cần thiết. Trong điều kiện nghỉ ngơi, một người lớn
mỗi giờ thải ra khoảng 20,6 lít CO
2

. Hàm lượng CO
2
trong không khí khí quyển
bình thường từ 0,3-0,4lít/m
3
không khí. Lượng không khí cần thiết đối với nhà
ở có thể tính theo công thức sau: L= (m
3
/giờ)
L: lượng không khí cần thiết (m
3
/giờ)
K: lượng CO
2
thải ra của một người (lít/giờ)
N: số người trong nhà
P2: lượng CO
2
cho phép (lít/m
3
)
P1: lượng CO
2
trong không khí (lít/m
3
)
Đối với nhà ở, giới hạn CO
2
cho phép là 0,7 lít/m
3

, bình thường trong
một giờ không khí ở trong phòng trao đổi với bên ngoài từ 2-3 lần qua các khe
hở của tường, mái, cửa sổ, cửa ra vào…. Do đó, thể tích không gian lý thuyết
cần thiết cho một người lớn ở trong phòng sẽ không phải là 75m
3
, mà là từ 25-
30 m
3
(đối với trẻ em cần 12-16m
3
). Nếu chiều cao từ sàn đến trần nhà là 3-
3,5m thì diện tích trong phòng cần thiết cho một người sống ở trong phòng sẽ
4
là 8-10m
3
. Diện tích này đảm bảo cho một người ở trong phòng luôn luôn được
thở không khí sạch (hàm lượng CO
2
ở mức như trong không khí ngoài trời), đi
lại thoải mái trong nhà và có thể xếp đồ đạc cần thiết. Thực tế, nếu chỉ yêu cầu
có đủ không khí sạch thì diện tích ở cho một người theo tiêu chuẩn 8-10m
2
còn
có thể rút bớt đi nhiều nhưng với điều kiện là phòng phải có nhiều cửa sổ và
thoáng khí tốt. Đối với các phòng ngủ tập thể, diện tích ở từ 4-6m
2
cho một
người là vừa phải.
2.4. Thông gió, thoáng khí trong nhà ở
Vấn đề thông gió thoáng khí trong nhà ở có vai trò đặc biệt quan trọng

đối với việc tạo ra những điều kiện vi khí hậu dễ chịu, phù hợp với sức khoẻ
của con người ở trong nhà. Nếu không có biện pháp thông thoáng gió tốt,
phòng ở càng nhiều người, không khí ở trong phòng càng bị ô nhiễm nặng, cụ
thể là:
a. Nồng độ khí CO
2
trong không khí ngừng tăng lên
Mỗi giờ mỗi người thải ra 20,6lít CO
2
. Đun nấu, thắp đèn, nến…. còn
làm cho CO
2
trong phòng tăng thêm nữa. Dựa vào số lượng CO
2
thải ra trong
phòng mỗi giờ để tìm hệ số thoáng khí cần thiết, tức là số lần toàn bộ thể tích
không khí có ở trong phòng cần phải trao đổi với bên ngoài.
b. Lượng hơi nước trong không khí ở trong phòng sẽ càng nhiều, không khí
thở ra có độ ẩm là 100%. Con người thải hơi nước ra ngoài qua không khí thở,
mồ hôi bay hơi, áo quần ẩm ướt… nhiệt độ không khí càng cao thì lượng mồ
hôi do con người thải ra trong phòng càng nhiều, ngày trong trạng thái hoàn
toàn dễ chịu về nhiệt mỗi người một phút đều mất một lượng hơi nước 1,2-
4gam hay từ 71-240gam/giờ tuỳ tính chất lao động nặng, nhẹ
(G.KH.Sakhbazan, F.M.Slesiman,1977). Lượng hơi nước trong không khí cao
làm cản trở sự thải nhiệt bằng mồ hôi, làm tăng mất nhiệt cơ thể trong mùa rét,
làm các vi khuẩn và nấm mốc trong không khí dễ tồn tại và phát triền.
c. Tăng số lượng bụi và vi khuẩn trong không khí - theo dõi số lượng vi
khuẩn trong không khí tăng dần theo thời gian ngồi học của học sinh. Cụ thể là,
trước giờ vào học, số lượng vi khuẩn trong không khí của lớp là 2.000VK/ml,
trong giờ học 15.000VK/ml. Trước giờ tan học là 35.000VK/ml.

5
d. Hệ số thoáng khí (HSTK) là một chỉ tiêu vệ sinh để tính số lần không khí
cần thay đổi ở trong một phòng trong một giờ, được xác định theo công thức:
HSTK =
20,6: lượng CO
2
do một người thải ra trong một giờ (lít) trong lúc nghỉ ngơi.
n: số người trong phòng.
p: hàm lượng CO
2
đo được trong không khí (lít/m
3
)
V:thể tích phòng ở (m
3
).
HSTK tối thiểu đối với mỗi phòng ở phải từ 2-3 lần mỗi giờ thoáng khí
làm loãng khí CO
2
do người thải ra cũng là cách để đưa các hơi nước, bụi, vi
khuẩn, nhiệt thừa…ở trong phòng ra không khí ở bên ngoài đảm bảo cho
không khí trong phòng ở trong sạch và dễ chịu. Phòng ở càng chật chội và
đông người thì càng cần có HSTK cao, mùa hè HSTK cần cao hơn mùa đông.
Để thông gió thoáng khí trong nhà ở, có thể dùng hình thức thoáng khí
nhân tạo, thoáng khí tự nhiên, hoặc vừa thoáng khí tự nhiên vừa thoáng khí
nhân tạo.
Thoáng khí nhân tạo là dùng quạt hoặc máy điều hoà không khí chống không
khí nóng. Quạt máy là phương tiện thông dụng nhất, có tác dụng chủ yếu là tạo
ra các luồng gió mát ở trong phòng. Nhược điểm của quạt máy là tác dụng
chống nóng bị hạn chế khi nhiệt độ không khí ngoài trời và trong phòng đều

cao. Ngoài ra, tốc độ gió của quạt quá mạnh có thể gây cảm giác lạnh. Các máy
điều hoà không khí khi lắp đặt cho một căn phòng kín có khả năng chủ động
điều hoà các điều kiện vi khí hậu ở phòng theo ý muốn nhờ điều chỉnh được
các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí. Đây là
phương thức điều hoà không khí trong nhà ở hiện đại. Nhược điểm cơ bản của
nó là đắt tiền, yêu cầu phòng ở phải bằng gạch và có cửa sổ được đóng kín
hoàn toàn; nơi không có điện và nhà tranh thì không thể áp dụng được.
Thoáng khí tự nhiên là hình thức dùng các lực của không khí tự nhiên (lực gió
và lực nhiệt) để làm thay đổi không khí trong phòng. Không khí bên trong và
bên ngoài phòng sẽ trao đổi với nhau qua các cửa sổ, cửa ra vào, mái, kẽ
liếp…. đây là hình thức thoáng khí gắn liền với con người với không khí tự
nhiên. Điều kiện cơ bản để thoáng khí tự nhiên tốt là hướng nhà phải đúng, tức
6
là mặt nhà phải vuông góc với hướng gió chủ đạo hay ít nhất tạo với hướng gió
chủ đạo một góc 45
0
tránh đựơc gió nóng trong mùa hè, gió lạnh trong mùa
đông. Phòng có cửa sổ rộng vừa thông thoáng khí tốt vừa lấy được nhiều ánh
sáng tự nhiên vào trong phòng. Nhược điểm của thoáng khí tự nhiên là không
điều chỉnh được các yếu tố vi khí hậu ở trong phòng theo ý muốn. Thoáng khí
tự nhiên nếu biết tổ chức tốt có thể đạt được HSTK tới 10-20 lần, mỗi giờ một
trị số mà thoáng khí nhân tạo thường không mấy khi đạt tới được vì quá tốn
kém. Thoáng khí tự nhiên có thể tố chức còn được áp dụng phổ biến ở các phân
xưởng sản xuất.
Kết hợp cả hai hình thức thông thoáng khí tự nhiên và nhân tạo sẽ đem lại hiệu
quả thoáng khí cao nhất.
2.5. Chiếu sáng ở trong nhà
Ánh sáng trong nhà có ý nghĩa to lớn về phương tiện sinh lý và vệ sinh.
80-85% khối lượng thông tin về thế giới xung quanh được con người thu qua
thị giác. Ánh sáng trong nhà đầy đủ sẽ gây cho con người cảm giác sảng khoái,

dễ chịu và phấn chấn về tinh thần, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể cũng
được xúc tiến mạnh. Đây là một trong những điều kiện tốt giúp con người làm
việc có năng suất cao. Ánh sáng tự nhiên còn là nguồn tia tử ngoại phong phú
giúp cho cơ thể chống lại bệnh còi xương, tiêu diệt các vi khuẩn, siêu vi khuẩn
có trong không khí hạn chế sự lây lan các bệnh theo đường hô hấp. Ánh sáng
còn là một nhân tố thẩm mỹ trong nhà ở, một nhu cầu không thể thiếu được đối
với con người trong xã hội hiện đại.
2.5.1. Yêu cầu vệ sinh đối với chiếu sáng trong nhà ở
o Độ chiếu sáng ở trong nhà phải đầy đủ và đồng đều, mức chiếu sáng
phải được đảm bảo cho con người nghỉ ngơi, sinh hoạt và làm việc cả những
khi tối trời nhất lúc ban ngày cũng như ban đêm.
o Nguồn ánh sáng không gây chói loá, gây mệt mỏi thị giác. Khi chiếu
ánh sáng tự nhiên, không được để ánh sáng trực tiếp chiếu vào các bề mặt và
các vật cần quan sát trong nhà.
7
o Màu sắc ở trong nhà phải thuận tiện cho sự khúc xạ và phản xạ ánh
sáng, hạn chế dùng các màu tối, xám, nên dùng các loại màu dịu như màu
trắng, màu vàng nhạt, màu xanh da trời.
o Kết hợp được chiếu sáng tự nhiên với ánh sáng nhân tạo, chiếu sáng
chung và chiếu sáng cục bộ.
o Đo độ chiếu sáng bằng đơn vị lux, dụng cụ là máy đo độ chiếu sáng (lux
metre). Đối với các phòng ở, độ chiếu sáng cần thiết ít nhất là 100 lux, các
đường hành lang là 50 lux, các buồng bệnh nhân và các phòng làm việc ở bệnh
viện từ 100-150 lux, các phòng phẫu thuật 3000 lux. Nhu cầu về mức chiếu
sáng tuỳ thuộc vào yêu cầu mức độ chính xác của các vật cần quan sát, sự
tương phản giữa vật được quan sát và nền dễ nhìn, loại đèn dùng để chiếu sáng.
Nói chung, vật nhìn càng tinh vi độ chiếu sáng càng cần phải cao, chiếu sáng
bằng đèn huỳnh quang đòi hỏi độ chiếu sáng lớn hơn khi chiếu sáng bằng đèn
dây tóc nóng đỏ, nhìn vật tối trên nền tối cần độ chiếu sáng cao, nhìn vật sáng
trên nền sáng cần độ chiếu sáng thấp.

2.5.2. Loại chiếu sáng
2.5.2.1. Chiếu sáng tự nhiên
Đối với Việt Nam, chiếu sáng tự nhiên là nguồn chiếu sáng chủ yếu vào
lúc ban ngày. Trị số chiếu sáng tự nhiên thường dao động trong phạm vi khá
lớn tùy thuộc vào mặt trời, độ trong suốt của khí quyển, trạng thái thời tiết và
các vị trí được chiếu sáng ở trong nhà (gần hay không gần cửa sổ). Ở ngoài trời
nắng, độ chiếu sáng có thể đạt tới 100.000lux, trong bóng râm có thể tới
10.000-20.000 lux hoặc vẫn cao tới 500 lux. Nguồn chiếu sáng tự nhiên trong
nhà ở không phải là tia nắng mặt trời mà là ánh sáng tự nhiên được khuếch tán
từ bầu trời.
Biện pháp có hiệu quả để tăng độ chiếu sáng tự nhiên trong nhà ở:
 Tăng số lượng các cửa sổ và diện tích các cửa sổ. Tỉ lệ diện tích cửa
sổ trên diện tích phòng () được gọi là hệ số ánh sáng (HSAS). Các
phòng ở S phòng cần bằng 1:6- 1:8; lớp học, phòng khám bệnh, phòng
bệnh nhân 1:4- 1:8; phòng mổ 1:3.
8
 Mở rộng góc ánh sáng và góc mảnh trời của các cửa sổ bằng cách:
hạn chế các vật che khuất cửa sổ, nâng cao mép trên của cửa sổ, mép
dưới cửa sổ cách nền nhà 75cm. Khoảng cách giữa các nhà theo chiều
dọc phải bằng 1,5-2,0 chiều cao của nhà cao nhất khoảng cách giữa hai
đầu hồi của nhà bằng chiều cao của nhà. Góc ánh sáng của cửa sổ ít
nhất phải bằng 270, góc mảnh trời ít nhất phải bằng 50. Điểm để tính
các góc trên là vị trí sâu nhất ở trong phòng tính tới cửa sổ gần nhất.
 Tăng cường mức phản chiếu ánh sáng của tường, trần và các vật
dụng ở trong nhà bằng cách dùng các màu sắc thích hợp. Hệ số phản
chiếu ánh sáng H.S.P.C.A.S. là tỷ lệ % giữa dòng ánh sáng phản xạ với
dòng ánh sáng chiếu tới. H.S.P.C.A.S. của màu trắng là 80%, màu vàng
là 40%, màu xanh là 25% màu đen là 3%, của tôn trắng là 65-70%,
kính mờ 30-45%, tường gạch và bêtông 32%, gỗ tấm màu sáng 35-
40%.

 Thường xuyên lau chùi bụi ở cửa kính cửa sổ. Cửa kính bám nhiều
bụi cản 50% lượng ánh sáng vào phòng, cửa mành làm giảm 40% ánh
sáng.
Chỉ số đánh giá chất lượng vệ sinh của chiếu sang tự nhiên trong
nhà ở: Để đánh giá chất lượng vệ sinh của chiếu sáng tự nhiên bên trong
nhà ở người ta thường dùng các chỉ số: hệ số chiếu sáng tự nhiên
(HSCSTN) và hệ số chiếu sáng không đồng đều (HSCSKĐĐ).
 H.S.C.S.T.N là tỷ lệ phần trăm giữa độ chiếu sáng của một
điểm ở trong nhà với một điểm ở ngoài trời cũng nằm trên
một mặt phẳng.
o HSCSTN= x 100%
o Có thể tìm được độ chiếu sáng tự nhiên ở một điểm bất
kỳ ở trong nhà: E trong nhà = (E ngoài trời x
HSCSTN)/100. HSCSTN tính theo %
o E trong nhà; độ chiếu sáng trong nhà tính bằng lux,
thường lấy độ chiếu sáng thấp nhất ở trong nhà;
9
o E ngoài trời: độ chiếu sáng ở ngoài trời đo được ở
trong bóng râm, tính bằng lux, có thể dao động trong
phạm vi khá lớn tuỳ theo độ cao của mặt trời, độ trong
suốt của khí quyển, vĩ độ địa lý.
o HSCSTN ở các phòng ở, nhà ăn cần = 0,5% độ chiếu
sáng ngoài trời; phòng đọc sách, lớp học 1,5% buồng
làm việc ở bệnh viện, phòng bệnh nhân 1%; phòng mổ
2,5%. Độ chiếu sáng ngoài trời tối thiểu để tính
HSCSTN ở nước ta là 5000lux.
 HSCSKĐĐ là tỉ lệ giữa độ chiếu sáng nơi tối nhất (E tối
thiểu) với nơi sáng nhất (E tối cao) ở trong phòng.
o K=
o HSCSKĐĐ không được thấp hơn 0,03, tốt nhất là lớn

hơn 0,06 ưu điểm của chiếu sáng tự nhiên là ánh sáng
phù hợp với sinh lý thị giác, hiệu quả chiếu sáng cao,
không tốn kém.
Nhược điểm của chiếu sáng tự nhiên là vào ngày trời mưa, trời mù
sương độ chiếu sáng ở trong nhà thường thấp. Ngoài ra, độ chiếu sáng tự nhiên
còn bị biến động mạnh, theo thời gian hàng ngày, chiều tà và sáng sớm có thể
không đủ, nhất là mùa đông.
2.5.2.2. Chiếu sáng nhân tạo
Để bổ sung cho chiếu sáng tự nhiên, trong nhà ở phải có chiếu sáng nhân
tạo. Nguồn chiếu sáng nhân tạo có thể là đèn dầu, đèn điện, đèn măng song,
đèn đất, nến. Các loại đèn đất, đèn dầu hoả, măng sông, nến không tốt bằng
điện vì khả năng toả sáng thấp hơn, dễ bị tắt khi gió mạnh, toả nhiệt nhiều và
có thoát ra các khí độc như CO
2
axetylen, hơi nước, muội đèn. Khi thắp trong
các nhà đóng kín, trong địa đạo, hang, hầm kém thoáng khí, các nguồn sáng
này có thể gây độc bầu không khí và làm giảm hàm lượng oxy để thở.
Ở những nơi có điện, loại đèn điện có dây tóc nóng đỏ hiện đang được
sử dụng rộng rãi. Loại đèn này có thể chiếu sáng trong mọi điều kiện thời tiết,
hiệu suất ánh sáng từ 7%-12%, tuổi thọ trung bình của đèn 1000 giờ (người ta
10
lấy mức phát sáng của đèn bị giảm từ 30% trở lên so với mức phát sáng ban
đầu để quy định tuổi thọ của đèn điện). Đèn điện loại dây tóc nóng đỏ có nhược
điểm là dễ gây chói mắt, hiệu suất phát quang không cao, ánh sáng phát ra có
nhiều tia đỏ không giống như ánh sáng tự nhiên ban ngày, khi cháy lâu toả ra
nhiều nhiệt. Xu hướng chung hiện nay là thay thế các đèn dây tóc nóng đó bằng
đèn huỳnh quang có chứa khí trơ, thuỷ ngân.
Các đèn huỳnh quang phát ra tia sáng trắng gần giống như ánh sáng ban
ngày, năng suất phát sáng cao (gấp 2,5-3 lần đèn dây tóc nóng đỏ, tức là từ 30-
90 lumen cho mỗi oát năng lượng điện) tuổi thọ của đèn huỳnh quang lâu tới

3000 giờ (Liên Xô quy định tới 10.000 giờ). Khi đèn huỳnh quang cháy sáng ít
làm nóng không khí hơn đèn cháy tóc -một nhược điểm của đèn huỳnh quang
là giá thành lắp đặt ban đầu thường cao hơn đèn dây tóc.
Hiện nay, có đèn cao áp thuỷ ngân. Loại đèn này vừa có hiệu suất toả
sáng cao, vừa bền và tiết kiệm điện; thường được dùng ở trong các phân xưởng
sản xuất có nhà cao, không khí có nhiều bụi, bồ hóng, hoặc dùng để chiếu sáng
đường phố và công viên. Nhược điểm của ánh sáng đèn thuỷ ngân cao áp là
khó quan sát và phân biệt các màu sắc.
Để tránh gây chói mắt, tất cả các loại đèn điện đều cần phải có chụp đèn
hoặc quét mờ ở vỏ đèn. Góc bảo vệ của chụp đèn ít nhất phải bằng 30
0
.
Ánh sáng tại chỗ làm việc ở trong nhà có thể vừa do chiếu sáng chung
(các loại đèn chiếu sáng chung). Vừa do chiếu sáng riêng trang bị thêm cho nơi
đó (các đèn chiếu sáng cục bộ). Độ chiếu sáng chung ít nhất gần bằng 20% độ
chiếu sáng phối hợp (khi chỉ có chiếu sáng bằng đèn điện) hoặc 10% độ chiếu
sáng phối hợp (khi có cả chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo) trong điều
kiện chiếu sáng này, các quá trình của phản ứng thị giác diễn ra thuận lợi.
3. Hội chứng nhà kín (SBS)
3.1. Khái niệm về hội chứng nhà kín (SBS)
Hội chứng nhà kín (SBS) “Sick Building Syndrome” là thuật ngữ thông
dụng hiện nay trong nghiên cứu về môi trường nhà ở, tại các nhà kín, cao tầng,
có nhiều phòng, không có hoặc ít cửa sổ và phải dùng điều hoà nhiệt độ. Không
khí trong nhà hoặc phòng làm việc bị ô nhiễm do tích chứa nhiều các chất gây
11
ô nhiễm như bụi, hơi khí, vi khuẩn, nấm mốc. Những người thường xuyên có
mặt trong những căn phòng này thường than phiền, có cảm giác khó chịu như
ngột ngạt khô. Có vấn đề về hội chứng nhà kín khi trên 20% số người sống
trong nhà đó than phiền về chất lượng không khí gây hại cho sức khỏe, nhất là
những người có cơ địa dị ứng, lao động quá sức, hoặc chịu nhiều stress.

3.2. Các triệu chứng của hội chứng SBS
Năm 1983 (WHO) đã xác định những triệu chứng của hội chứng SBS,
bao gồm: kích thích mắt, mũi, họng, da khô, niêm mạc khô, ban đỏ, mệt mỏi
tinh thần: nhức đầu, tăng các bệnh hô hấp. Hội chứng này thường xuất hiện vài
giờ sau khi ở trong phòng và cũng chóng hết sau khi rời khỏi phòng. Các dấu
hiệu cụ thể như sau:
Mắt: bị cay, bị ngứa. bị chảy nước, sưng nặng mi mắt
Mũi: mũi bị cay (Kích thích), chảy nước mũi, tắc mũi, chảy máu cam
Họng: bị ngứa, bị khô, đau.
Da: bị khô, ngứa ở mặt, ở tay, ban đỏ
Toàn thân: Nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, chóng mặt, mệt hoặc quá mệt
mỏi, hồi hộp (bồn chồn), khó tập trung (chú ý kém, khó nhớ), mất ngủ,
khó cử động hay đau ở cổ, ở lưng, ngực,
toàn thân.
3.3. Nguyên nhân
Sự ô nhiễm không khí nhà ở khác với sự ô nhiễm công nghiệp, chủ yếu
do sự hoạt động của con người, do thiết kế phòng, vật liệu xây dựng, đồ đạc nội
thất, không khí lưu thông. Ô nhiễm từ bên ngoài không phải là nguyên nhân
chính nhưng không khí môi trường chung có chứa nhiều chất độc hại có từ
khói bụi của khí thải xe máy, ô tô, công nghiệp cũng có thể lọt vào trong nhà ở.
Một số nơi khu nhà kín mức độ ô nhiễm cao gấp hàng trăm lần ngoài trời.
Ô nhiễm từ bên trong là chính và bao gồm:
- Các chất hóa học: đây chính là nguồn ô nhiễm chủ yếu, xuất phát tử các trang
thiết bị trong nhà như keo sơn tường, thảm trải nhà, máy pholocopy, fax, gỗ
chế biến, thuốc sát trùng, thuốc tẩy rửa, hóa chất xịt phòng, khói thuốc lá, khí
ga, lò sưởi, hơi khí thải của con người.
12
Các chất hóa học thường có là khí CO
2
, CO, O

2
, formaldehid, benzen, etylen.
- Các yếu tố sinh học: thường là phấn hoa, ví khuẩn, virus, nấm mốc, ký sinh
trùng. Tất cả đều phát triển mạnh trong các vũng nước đọng, thảm trải trong
nhà thiếu thông thoáng.
- Các yếu tố lý học: chủ yếu là các yếu tố vi khí hậu trong nhà không đảm bảo
tiêu chuẩn gây cảm giác khó chịu cho con người, như: nhiệt độ cao, không khí
không luân chuyển Ngoài ra, còn tác động bởi tiếng ồn trong phòng làm việc
hoặc phòng ở. Các yếu tố này cấu thành chỉ số IAQ (Indoor Air Quality), chất
lượng IAQ không đạt tiêu chuẩn môi trường lành mạnh, nghĩa là chưa đủ > 14
cm
3
không khí ngoài trời/ phút cho mỗi cư dân.
4. Giải pháp cải thiện vệ sinh nhà ở, phòng ngừa hội chứng SBS
4.1. Chống tiếng ồn cho nhà ở
Tiếng ồn là tập hợp của nhiều âm thanh (tạp âm) có tần số, biên độ chu
kỳ khác nhau. Các tiếng động có cường độ cao khi tác động kéo dài lên cơ
thể đều không có lợi cho sức khoẻ. Một trong những yêu cầu vệ sinh của nhà
ở là “yên tĩnh là mẹ của sức khoẻ”.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các tiếng động ngoài ý muốn với
cường độ từ 35 dbA trở lên đều có khả năng gây cảm giác khó chịu về thính
giác cho con người. Tiếng ồn từ 50-50dbA làm cho con người khó ngủ, ngủ
không yên giấc, nhức đầu mệt mỏi nếu cứ tác dụng liên tục hay lặp đi lặp lại
nhiều lần. Tiêu chuẩn vệ sinh quy định mức tiếng ồn cho phép ở các khu vực
nhà ở là 35 dbA vào ban ngày, 30 dbA vào ban đêm.
Dưới đây là các tiếng ồn thường gặp trong đời sống hàng ngày.
Tiếng rì rào của lá 10dbA Nói thầm 20dbA
Nói chuyện 60 Nói to 75
Trẻ em chơi đùa 78 - 95 Trẻ em khóc 80
Tiếng xe môtô 72 - 84 Xe ôtô con 66 - 86

Xe ôtô tải 5T 80 - 98 Xe ôtô buýt 64 - 90
Còi ôtô 80 - 100 Còi xe lửa 75 - 105
Tầu điện ngầm 85 - 90 Máy bay phản lực 100 - 140
13
Để chống tiếng động bên ngoài gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong nhà
ở, cần tiến hành các biện pháp sau đây:
o Tăng cường trồng cây xanh xung quanh nhà ở, cây bụi
nhỏ và lá cây đều có tác dụng tốt đối với việc làm yếu hoặc làm
phản xạ lại các sóng âm thanh.
o Vật liệu làm nhà cần có khả năng cách âm nhất định.
Tác dụng là giảm âm của các vật liệu xốp rỗng và xù xì như gạch
rỗng (2 lớp), đá ong, vôi vữa trộn rơm rạ, mùn cưa ép tương đối
tốt.
o Đóng kín cửa, che rèm, mành cũng có tác dụng làm
giảm tiếng ồn dội vào nhà.
o Quy hoạch các vùng dân cư ở xa các nhà máy và quy
định những giờ yên tĩnh bắt buộc trong các khu dân cư, nhất là ở các
chung cư.
4.2. Chống nóng
o Hướng nhà:
o Yêu cầu là tránh được sức nóng, hưởng được gió mát về mùa hè,
tránh được gió lạnh về mùa đông.
o Các cửa sổ phải được mở rộng để thông hơi, thoáng gió, hướng
gió mát, che nắng, che ánh sáng mặt trời khỏi bị chói vào những
giờ oi bức.
o Hướng nhà tốt nhất là hướng Đông Nam, sau là hướng Nam,
hướng Tây Nam nên tránh ở những vùng gió Lào, hướng Bắc là
xấu nhưng vẫn có thể sử dụng được vì mùa hè hướng này nhận ít
bức xạ, mùa đông có thể che kín được.
o Tường nhà nên sáng màu, hấp thụ nhiệt ít.

o Mái nhà lợp bằng chất có dự trữ nhiệt cao.
o Sàn nhà: nên nâng cao lên vì có tác dụng làm giảm tia mặt trời
phản chiếu.
14
o Tạo ra những bóng mát bàng cách trồng cây xanh gần nhà, hoặc
treo mành.
o Làm cửa sổ rộng, bờ trên cách trần nhà 0,8 m để không khí không
tụ được trong nhà.
4.2. Chống ẩm
Sự ẩm ướt trong nhà là do: ẩm ướt nguyên thủy hay do xây dựng do vậy
nên mở thoáng cho khô ráo rồi mới đến ở.
Nếu ẩm ướt do mao dẫn ta cần khắc phục bằng cách làm khô đất và
dùng các vật liệu ít thấm nước.
Ẩm ướt do ngưng kết là kết quả của sự tiếp xúc giữa không khí nóng ẩm
với một thành nhà lạnh tạo ra hiện tượng ngưng kết hơi nước, đây là độ ẩm
nguy hiểm nhất của mọi độ ẩm mà người ta chống lại khó khăn nhất. Chính là
độ ẩm bão hòa và làm ẩm ướt trần và tường nhà.
Biện pháp là sưởi ấm, phơi nắng và trước tiên là làm thoáng khí.
Độ ẩm xâm nhiễm sinh ra do tình trạng hư hỏng của trần nhà, tường nhà
kẽ nứt tường nhà.
Biện pháp là tu sửa lại nhà.
Muốn chống ẩm cho nhà phải có biện pháp thông gió tích cực. làm mái
che hợp lý, có hiên che, đặc biệt phải cách thủy tốt, thông gió ngay trong điều
kiện độ ẩm của không khí cao.
4.3. Biện pháp làm thoáng khí
Cần phải làm thoáng khí trong nhà ở vì không khí nhà ở bị ô nhiễm bởi:
- Do chính người ở trong nhà: hít thở nhiều oxy và thải ra CO2, hơi
nước. Người lớn tiêu thụ 24 lít oxy và đào thải ra 22,6 lít CO2, có nghĩa là
trong một giờ nâng lên 8 - 10 % lượng CO2 trong không khí của một phòng có
V = 45 m

3
và sự hơi nước thải vào không khí 20 - 22 g/giờ.
- Do da người đào thải lượng nước gấp 2 - 3 lần ở trên, sinh lý nhiều mồ
hôi
- Do hoạt động của đường tiêu hóa sinh ra H
2
S, indol, CO
2
.
- Do bụi nhà cửa đặc biệt là bụi mang vi khuẩn do chuyển động không
khí trong nhà.
15
- Biện pháp:
+ Làm thoáng khí gián đoạn: mở cửa ra vào, cửa sổ, không khí bên
ngoài và bên trong biểu hiện suốt năm với một khoảng cách nhiệt độ dáng kể.
Do tỷ trọng của chúng khác nhau nên có những luồng không khí được thiết lập
duy trì sự cân bằng. Bằng cách thông gió này có lúc làm đổi mới không khí
trong vài phút. Cách làm này rất cần ở khu nhà tập thể.
+ Thông hơi liên tục: Nhờ vào những khe cửa ra vào và khe cửa sổ, nhờ
vào ống dẫn hơi, khói, thông hơi nhân tạo: máy điều hòa, quạt gió.
+ Bố trí kiến trúc trong nhà cho hợp lý để cho không khí nóng tự động ra
ngoài ở phía trên giáp trần nhà và không khí mới vào trong nhà ở phía dưới.
- Tốc độ không khí vượt qua lỗ hở vào trong nhà không vượt qua 0,5
m/s.
Như vậy, cần cải thiện chất lượng không khí trong nhà (IAQ) bằng việc
tăng cường giáo dục và thông tin.
4.4. Cung cấp đấy đủ ánh sáng trong nhả
Nhà ở thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến thị giác, làm cho năng suất công
việc giảm. Để khắc phục tình trạng thiếu ánh sáng cho nhà ở cần phải biết sử
dụng triệt để ánh sáng thiên nhiên, đồng thời phải có ánh sáng nhân tạo bằng

mọi cách thay thế hoặc bổ sung cho đủ.
5. Khu dân cư
Phần lớn dân số thế giới sống và làm việc trong các ‘khu dân cư’ ngoại
trừ số lượng nhỏ người sống ở những căn nhà lẻ loi hoặc sống du mục. Khái
niệm về khu dân cư không chỉ mang ý nghĩa là các cấu trúc của môi trường vật
chất, mà còn chỉ các hoạt động xã hội và văn hoá của con người sống ở trong
khu vực đó. Hình thức và nội dung của những hoạt động đó đều ảnh hưởng tới
sức khoẻ con người.
Việc quản lý môi trường rất cần thiết để tạo ra môi trường sống trong
sạch cho dân cư.
Chúng ta hãy lấy một ví dụ đơn giản nhất, khu dân cư là một làng chỉ
làm nông nghiệp. Đối với khu dân cư này chúng ta vẫn phải lo việc bảo vệ
nguồn nước, giảm đến mức thấp nhất khả năng ô nhiễm nguồn nước bởi phân
16
người và phân gia súc. Đường làng ngõ xóm không bị úng ngập trong mùa
mưa. Gió bão không gây thiệt hại tới đời sống của nhân dân. Đồng ruộng
không bị ô nhiễm bởi các thuốc trừ sâu diệt cỏ.
Vấn đề quản lý môi trường càng trở nên phức tạp hơn ở các thị trấn và
thành phố lớn, ở những nơi này sản xuất công nghiệp thường được phát triển
ngày một lớn hơn. Khi xây dựng, và mở rộng các đô thị, cần phải có quy hoạch
cho chỗ xây dựng các nhà máy công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi
trường tách xa với các khu dân cư. Khu dân cư phải có đủ chỗ để xây dựng các
công trình thể thao văn hoá, giải trí vui chơi cho nhân dân, nhất là các trẻ nhỏ.
Quá trình đô thị hoá càng nhanh làm việc bảo vệ môi trường càng trở
nên cấp thiết. Quá trình đô thị hoá thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế có thể rất có
lợi cho việc bảo vệ môi trường và sức khoẻ dân cư.
Đô thị hoá giúp cho hạ giá thành xây dựng các cấu trúc hạ tầng chia theo
mỗi hộ dân như các đường ống dẫn nước, các cơ sở y tế công việc vệ sinh môi
trường, thu dọn và xử lý rác thải sinh hoạt Nhưng nếu chính quyền địa
phương không quan tâm đến việc xây dựng các cấu trúc hạ tầng và các cơ quan

chống ô nhiễm môi trường, thì các vấn đề vệ sinh môi trường sẽ rất phức tạp do
lượng các chất thải công nghiệp, thương mại và sinh hoạt đều tăng rất lớn. Vấn
đề này thường xảy ra ở các nước đang phát triển do không đủ kinh phí, phương
tiện, kĩ thuật, thiếu cán bộ kỹ thuật cần thiết và nhất là chính quyền chưa xây
dựng các pháp luật, quy chế chặt chẽ về quản lý môi trường.
Ở hầu hết các nước, một số lượng lớn dân không có đủ điều kiện để có
nhà ở đàng hoàng và đủ cơ sở hạ tầng cần thiết trên thế giới hiện nay
(WHO,1985) có khoảng 600 triệu dân cư dân đô thị và hơn 1tỉ dân nông thôn
sinh sống trong những nhà nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ, phải sống
chật chội, chung nhà và thiếu các điều kiện về các sơ sở hạ tầng như nước sạch,
môi trường không khí trong lành và chăm sóc y tế.
Ở các nước đã phát triển: nhà ở được cải thiện do đã có những quy chế
và quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị.
17
Nói chung nhân dân được tiếp tế đầy đủ nước sạch, các biện pháp vệ
sinh môi trường được thực hiện tốt. Nguy cơ về tiêu chảy và các đường hô hấp
của trẻ nhỏ thấp hơn 100 lần ở các nước đang phát triển.
Ở các nước đang phát triển, mối lo lắng lại nằm ở việc sử dụng các vật
liệu xây dựng. Trong các vật liệu xây dựng dùng cho các nhà ở (các cơ sở
thương mại, các nhà máy), amiăng- dùng để cách âm, cách nhiệt và chì- dùng
để sơn vẽ và làm các đường ống là những chất có nguy cơ gây bệnh chính.
Ngoài ra, còn có các hợp chất hữu cơ nguy hiểm khác bao gồm: alđêhit
focmic, choroforme, perchlothylene- được sử dụng trong xây dựng, trong các
đồ gỗ, bảo quản gỗ ; các chất tẩy rửa, keo dán và các dung môi, cũng như
nguyên tố phóng xạ Radon ở dạng khí được phân rã từ đất và các vật liệu xây
dựng. Các chất trên càng ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ cư dân khi điều kiện
thông khí không tốt.
Ở những khu chung cư, và căn hộ thông khí không được tốt do dùng
điều hoà khí hậu, hoặc ở các vùng lạnh do tiết kiệm năng lượng sưởi ấm, người
dân thường bị một «hội chứng nhà kín» SBS với triệu chứng như mệt mỏi kinh

niên, nghẹt mũi, cảm giác khó chịu, ho liên tiếp, nhức đầu, khó chịu ở mắt, khó
thở và choáng váng . Để tránh hội chứng này, yêu cầu người dân phải mở
cửa để thay đổi không khí trong phòng nhiều lần trong ngày, nhất là phải tranh
thủ ra ngoài nhà để thở hít không khí trong lành.
Môi trường ở các thành phố và thị trấn ở nước ta hiện nay mang đặc
điểm của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá.
Các khu công nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều. Đường xá, nhà
cửa, kiến trúc hạ tầng ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh được cải tạo và xây dựng mới rất nhiều làm cho diện mạo của thành phố
biến đổi rất nhanh.
Thí dụ năm 1954 thủ đô Hà Nội còn là một thành phố mang tính chất
trung tâm hành chính và tiêu thụ, về sản xuất mới có 9 xí nghiệp, đến năm
1990 đã có 227 xí nghiệp công nghiệp, 240 xí nghiệp thương nghiệp, 300 xí
nghiệp dịch vụ sửa chữa, 450 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.
18
Các nhà máy ở khu công nghiệp Thượng Đình quận Đống Đa và ở quận
Hai Bà Trưng trước đây nằm trong nội thành hoặc ngoại thành, nay đã nằm gọn
trong các khu dân cư đông đúc gây ô nhiễm không khí trầm trọng đối với các
khu dân cư chung quanh nhà máy.
Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, do mật độ các xe cộ tham gia giao
thông quá tải so với diện tích mặt đường, ngoài nạn tắc nghẽn thường xuyên
xảy ra, còn gây ô nhiễm không khí bởi bụi khói và tiếng ồn.
Hệ thống cống rãnh kênh rạch để tiêu thoát nước đều quá tải, gây ngập
lụt trong một số đường phố nội thành sau những trận mưa lớn.
Ở những vùng kênh rạchở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có những
khu nhà ở ven kênh rạch, ở ven sông hoặc ở trên mặt nước là những khu nhà
hoàn toàn không đáp ứng 9 yêu cầu về nhà ở của Tổ chức Y tế Thế Giới mà
hiện nay chính quyền đang cố gắng xoá bỏ để đưa các dân cư vào những chung
cư mới xây dựng hợp vệ sinh hơn.
Chỗ ở chật chội thiếu không khí trong sạch tạo ra điều kiện cho các bệnh

như: lao, cúm, viêm màng não phát triển nhiều hơn.
Những căn nhà kém vệ sinh ở sát nhau tạo ra điều kiện thuận lợi cho các
vectơ sinh sống từ loài chân khớp như chấy rận, ghẻ, bọ chét, ruồi và muỗi
đến các động vật như chó mèo, chuột, chim các loại. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy
tăng cao ở cộng đồng và các cư dân đó.
Những đợt sốt xuất huyết và ổ dịch sốt rét lưu hành cũng thường thấy ở
khu dân cư này.
Chúng ta phải nói thêm đến ý thức của nhân dân các khu vực này quá
kém, các tập quán vệ sinh cá nhân không tốt làm gia tăng tình hình bệnh tật.
Các tổ chức y tế địa phương không thâm nhập được tới các hộ dân, phần nữa là
do giao thông không thuận tiện, lối vào các hẻm, các khu nhà quá chật hẹp gây
trở ngại cho việc cấp cứu bệnh nhân, và chữa cháy khi có hoả hoạn.
Các cư dân sống ở trong các điều kiện nhà ở như trên phần thì lo lắng
phải giải toả, phầnthi lo mưa bão cháy nhà, mức độ ô nhiễm bụi, tiếng ồn quá
cao, tình cảnh chung thiếu thốn tạo nên những stress trường diễn làm cho sức
khoẻ càng suy yếu hơn.
19
Hiện nay đất nước chúng ta đang quy hoạch các khu đô thị mới, trong đó
việc trồng các cây xanh trong thành phố có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta, từ 1/2 - 2/3 đất khu vực dân
cư cần được trồng cây xanh, vườn rau, luống hoa, thảm cỏ Ở vùng rừng núi
có sẵn bụi cây và các cây cao thì nên giữ lại ít nhất 1/3 diện tích cây xanh của
rừng tự nhiên, không nên chặt phá hết.
Ngoài những lợi ích về thẩm mỹ, kinh tế các thảm cây lá xanh còn có tác
dụng to lớn về mặt bảo vệ sức khoẻ và chống ô nhiễm môi trường xung quanh.
Bóng cây cao, thảm có, vườn hoa được bố trí một cách hài hoà khéo léo sẽ
tạo cho con người những cảm giác thoải mái dễ chịu trong lúc mệt mỏi. Nhiều
nghiên cứu đã xác nhận tác dụng tích cực của cây xanh: cải thiện điều kiện khí
tượng (giảm nhiệt độ không khí trong mùa hè, che nắng, cản gió mạnh )
chống cát bụi, hút hơi khí độc, giảm tiếng ồn, nhả oxy và kháng sinh thực vật

vào không khí.
Theo tài liệu của CN.Vuxtxki,AM.Ixdepxki, ở trong các công viên và
vườn cây của thành phố trung bình nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ ở các
nơi khác 1 độ C, tối đa có thể giảm tới 2,2 độ C, thậm chí tới 3,5 độ C. Theo
A.N.Marzeep bức xạ mặt trời trong các vườn cây chỉ bằng 16% tổng bức xạ ở
các khu vực trống trải. Các rừng cây dày có thể làm giảm bức xạ mặt trời 20-25
lần so với các cánh đồng. Tác dụng cản gió của cây có thể phát huy trên một
khoảng xa gấp 10-20 lần, thậm chí tới 40 lần độ cao hàng cây, Khi cây cao
20m, nó có thể che gió cho một vùng sâu từ 200 - 600m. Cây xanh là những bộ
lọc bụi tự nhiên rất tốt. Chỉ riêng trong mùa hè, mỗi hecta cây to (400 cây) có
thể giữ lại 300kg bụi. Các chức phận sinh lý cơ thể trong mùa hè được cải thiện
rất rõ rệt khi con người bước vào một vườn cây mát. Tần số mạch 4-8lần/ phút,
đôi khi tới 14- 18 lần/ phút, nhiệt độ da trung bình giảm 1
0
C, có khi giảm 2,2
0
C
(N.M.Anaxtaxiep,A.N.Izdepxki).
Tài liệu tham khảo
1. Trịnh Thị Thanh, 2007. Sức khỏe môi trường. NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
20
2. Trường Đại học Y khoa Thái nguyên, 2007. Sức khỏe nghề nghiệp. NXB Y
học.
3. Nguyễn Mạnh Liên, 2006. Y học môi trường và lao động. NXB Y học Chi
nhánh thành phố Hồ Chí MinhLê Văn Khoa và cs, 2002. Khoa học môi trường.
NXB Giáo dục. Tr 204-220.
4. Bộ Y tế, 2006. Sức khỏe môi trường dành cho cử nhân y tế công cộng.
NXB Y học.
5. Bộ môn Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hải Phòng, 2005. Tài liệu phát

tay môn Khoa học môi trường - Sức khỏe môi trường.
6. Bộ môn Vệ sinh-Môi trường- Dịch tễ, Đại học Y Hà Nội, 2001. Vệ sinh-
Môi trường-Dịch tễ tập 1. NXB Y học.
7. Nhà xuất bản Oxford, 2001. Sức khoẻ môi trường. Bản dịch trường đại học
Y tế công cộng 2010
8. Bộ môn Vệ sinh-Môi trường- Dịch tễ, Đại học Y Hà Nội, 1995. Vệ sinh
môi trường tập 1. NXB Y học
9. Phân loại môi trường – Nguồn />%C3%A2n-lo%E1%BA%A1i-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng
10.Oxford University Press, 2006. Oxford handbook of public health practice.
Second edition.
11.Dade W. Moeller, 2005. Environmental Health. Third Edition. Harvard
University Press, Cambridge, Massachusetts, London, England.
12. />P2ranking.pdf
21

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×