Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

SÁNG KIẾN TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.47 KB, 16 trang )


SÁNG KIẾN TÍCH HỢP GIÁO
DỤC PHÁP LUẬT TRẬT TỰ AN
TOÀN GIAO THÔNG TRONG
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở
TRƯỜNG THCS
HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN THỊ THOA
TRƯỜNG : THCS ĐỊNH CƯ

Cấu trúc sáng kiến gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề.
Phần thứ hai:Nội dung gồm:
1.Cơ sở khoa học (lí luận) để đề xuất.
2.Nội dung cụ thể.
3.Hiệu quả của sáng kiến.
Phần thứ ba: Kết luận chung và đề xuất.

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, vấn đề an toàn giao thông
là vấn đề nóng bỏng của xã hội. Theo báo cáo của Uỷ
ban an toàn giao thông quốc gia, trung bình mỗi ngày
có 25 người chết vì tai nạn giao thông.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
nhưng nguyên nhân phổ biến quan trọng nhất là do
người tham gia giao thông chưa tự giác chấp hành
trật tự an toàn giao thông.Để nhằm hạn chế tình trạng
vi phạm an toàn giao thông và tai nạn giao thông, việc
giáo dục tuyên truyền cho học sinh là yêu cầu cấp
thiết. Trong môn giáo dục công dân chúng ta có thể
tích hợp những nội dung giáo dục cần thiết cho học
sinh trong đó, tích hợp giáo dục an toàn giao thông


giữ vị trí rất quan trọng đối với học sinh trước thực
trạng vấn đề giao thông hiện nay ở nước ta.


PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
1.Cơ sở khoa học ( lí luận ) để đề xuất:Môn giáo dục công dân không những
trang bị cho học sinh những kiến thức đạo đức, pháp luật lối sống mà
còn hình thành và phát triển nhân cách ở các em. Tâm lí học hiện đại
đã chứng minh rằng: Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển
thông qua hoạt động và giao tiếp. Chính vì vậy quá trình dạy học môn
giáo dục công dân cho học sinh THCS phải là quá trình tổ chức cho các
em các hoạt động tương tác với thầy, với bạn. Các hoạt động dạy học
môn giáo dục công dân ở THCS rất phong phú, đa dạng như: thảo luận
lớp, thảo luận nhóm, đóng vai, quan sát, chơi các trò chơi học tập, phân
tích các tranh ảnh, băng hình.
Môn giáo dục công dân ở THCS còn đảm nhận trách nhiệm tích hợp
nhiều nội dung giáo dục xã hội cần thiết cho học sinh .Trong khi đó
chương trình bậc THCS quy định môn giáo dục công dân ở mỗi lớp chỉ
có 1 tiết / tuần. Vì vậy tích hợp các nội dung làm sao cho có hiệu quả là
rất cần thiết, đặc biệt là vấn đề tích hợp giáo dục trật tự an toàn giao
thông cho học sinh.

2.Nội dung cụ thể:
2.1.Các địa chỉ tích hợp giáo dục an toàn giao thông trong môn giáo dục
công dân ở THCS.
*Lớp 6 :
- Bài 13: Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Bài các vấn đề địa phương.
*Lớp 7:

- Bài 3: Tự trọng.
- Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá.
- Bài 10: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở.
- Bài các vấn đề địa phương
*Lớp 8 :
- Bài 5: Pháp luật và kỉ luật.
- Bài 21: Pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Bài các vấn đề địa phương.
*Lớp 9:
- Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.
- Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Bài các vấn đề địa phương.

2.2.Phương pháp tích hợp giáo dục an toàn giao thông trong môn giáo dục
công dân ở THCS.
2.1.1.Phương pháp kích thích tư duy ( còn gọi là phương pháp động não )
*Quy trình thực hiện:
- Giáo viên nêu vấn đề cần được tìm hiểu qua một số câu hỏi gợi mở để
học sinh suy nghĩ.
- Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến.
- Liệt kê tất cả các ý kiến lên bảng hoặc giấy to, không loại trừ một ý
kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.
- Phân loại các ý kiến.
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng.
- Tổng hợp các ý kiến của học sinh và rút ra kết luận.
*Ví dụ minh hoạ:
- Khi dạy bài 14 Thực hiện trật tự an toàn giao thông ở lớp 6, giáo viên
có thể nêu câu hỏi: Theo các em, đâu là những nguyên nhân phổ biến gây ra
tai nạn giao thông hiện nay ở nước ta?
- Học sinh có thể trả lời các nguyên nhân khác nhau.Giáo viên ghi tất cả

các ý kiến lên bảng, trừ những ý kiến trùng lặp.Giáo viên phân loại ý kiến và
kết luận về các nguyên nhân đúng

2.2.2.Phương pháp thảo luận nhóm:
*Quy trình thực hiện:
- Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận.
- Nêu các câu hỏi có liên quan đến chủ đề.
- Chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ để
các nhóm tiến hành thảo luận.
- Nhóm trưởng hoặc thư kí ghi chép các ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước
lớp.
- Các nhóm khác quan sát, lắng nghe,nhận xét và
bổ sung ý kiến.
- Giáo viên tổng kết và nhận xét.

*Ví dụ minh hoạ:
Khi dạy bài 15 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của
công dân ở lớp 9, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận tình
huống: Vì muốn về nhà nhanh sau buổi học nên Hưng, Hải và
Hoàng ( 16 tuổi) phóng xe đạp đi ngược đường một chiều. Đến
cuối đường, một chú công an xuất hiện, yêu cầu dừng xe và
lập biên bản xử phạt. Ba bạn học sinh cho rằng mình không
đáng bị phạt vì đường vắng người, hơn nữa vì học sinh còn là
trẻ em nên không bị phạt.
Câu hỏi thảo luận:
1.Theo em, ý kiến của các bạn Hưng, Hải, Hoàng trong trường
hợp này là đúng hay sai?
2.Trong trường hợp này, chú cảnh sát giao thông có quyền sử
phạt không, xử phạt như thế nào?

3. Nếu xử phạt trong trường hợp này ba bạn sẽ phải chịu trách
nhiệm pháp lí gì?

2.2.3.Phương pháp đóng vai:
* Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu tình huống và giao yêu cầu đóng vai cho từng
nhóm.
- Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản và phân công sắm vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp nhận xét, đánh giá các vai diễn.
- Giáo viên kết luận.
*Ví dụ minh hoạ: Khi dạy bài 18 Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
ở lớp 9, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đóng vai :
Sau giờ tan học, trên đường đi xe đạp về nhà, Hùng rủ Tuấn:
- Đoạn đường này vắng người qua lại, chúng mình phóng xe trên vỉa
hè đi.
Tuấn đang chần chừ thì Hùng tiếp:
- Cậu nhát gan thế, bọn con trai lớp mình đứa nào chẳng đi như thế
một vài lần.
Hãy đóng vai thể hiện cách ứng xử của Tuấn trong trường hợp này.

2.2.4. Phương pháp giải quyết vấn đề ( còn gọi là phương pháp xử lí tình huống ):
*Quy trình thực hiện:
- Giáo viên nêu tình huống đi đường với các biểu hiện hành vi khác nhau để
học sinh phân tích xử lí.
- Học sinh xác định, nhận dạng vấn đề tình huống.
- Học sinh phát hiện vấn đề, liệt kê các cách giải quyết.
- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất.
- Giáo viên kết luận, đưa ra cách giải quyết đúng phù hợp với nội dung bài
học.

*Ví dụ minh hoạ:
Khi dạy tích hợp giáo dục an toàn giao thông bài 21: Pháp luật nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở lớp 8, giáo viên nêu tình huống sau:
Hoàn, Công và Mạnh đi xe đạp dàn hàng ba, vừa đi vừa nói chuyện, cười đùa
rôm rả.Gần đến ngã tư, chưa tới vạch dừng thì đèn vàng bật sáng . Hoàn vừa
đạp xe nhanh, vừa giục các bạn.Công cũng vội vàng đạp xe theo Hoàn, còn
Mạnh dừng xe lại.
Câu hỏi:
1.Hành vi của ai trong trường hợp này là đúng pháp luật giao thông?
2.Nếu thấy các bạn trong lớp mình cũng làm như trường hợp này, em sẽ xử sự
như thế nào?

2.2.5.Phương pháp tổ chức trò chơi:
*Cách thực hiện:
- Giáo viên phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật
chơi cho học sinh.
- Học sinh tiến hành chơi.
- Đánh giá sau trò chơi.
- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
*Ví dụ minh hoạ:
Khi dạy bài 14 Thực hiện trật tự an toàn giao thông
ở lớp 6, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi
trò “đèn tín hiệu giao thông “.


2.2.6.Phương pháp đàm thoại:
Trong phương pháp này, giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh trả lời ,
cũng có khi học sinh hỏi, giáo viên trả lời hoặc giữa học sinh với
học sinh.
Ví dụ: Vì sao phải chấp hành luật giao thông? Ảnh hưởng của việc

không chấp hành pháp luật giao thông?
Việc sử dụng các câu hỏi này khuyến khích học sinh quan tâm
đến các vấn đề an toàn giao thông sẽ xảy ra trong cuộc sống.
2.2.7.Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan: tranh
ảnh, băng hình.
vd: Tranh ảnh về sự chấp hành nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao
thông, vi phạm trật tự an toàn giao thông, hình ảnh tai nạn giao
thông

2.2.8.Kĩ thuật khăn trải bàn
- Hs hoạt động theo nhóm ( 4 người / nhóm hoặc nhiều hơn )
-
Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh hoạ:

- Viết vào ô mang số hoặc tên của mình câu trả lời hoặc ý kiến của
mình về chủ đề.
-Các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất câu trả lời . Viết
những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn .( giấy
A0)
- Sau khi các nhóm hoàn tất công việc, giáo viên cho học sinh gắn
các mẫu giấy “khăn trải bàn “ lên bảng để cả lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.

3. Hiệu quả của Sáng kiến
Thực tế trong quá trình dạy học nhiều năm qua, tôi đã áp
dụng các phương pháp tích hợp trên và đã đạt những kết quả
đáng kể. Ví dụ năm học 2013-2014 tôi đựơc giao nhiệm vụ
giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 6 B, trường THCS Định
Cư, khi dạy bài 14 Thực hiện trật tự an toàn giao thông tôi đã
tổ chức cho học sinh nhiều hoạt động phong phú như:Cho hs

quan sát bảng số liệu, tranh mô tả các tình huống đi đường,sử
dụng phương pháp động não, đàm thoại, chơi trò chơi
Việc áp dụng các phương pháp tích hợp trên làm cho bài
giảng sinh động, hấp dẫn, các em hs rất hứng thú tham gia vào
các hoạt động học tập .Qua tiết học hs đã hiểu tính chất nguy
hiểm và nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông, hiểu
được những quy tắc đi đường, biết một số dấu hiệu chỉ dẫn
giao thông và biết xử lí những tình huống đi đường thường
gặp .

PHẦN THỨ BA : KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
Sáng kiến này đã bước đầu tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp
tích hợp giáo dục an toàn giao thông vào môn giáo dục công dân.
Khả năng áp dụng các phương pháp tích hợp này trong các tiết học
là hoàn toàn có thể và đem lại kết quả. Tuy nhiên việc giáo dục an
toàn giao thông qua môn học vẫn còn gặp một số khó khăn.Nhiều
phụ huynh, hs xem đây là môn phụ, không cần thiết. Để thực hiện
chương trình lồng ghép một cách nhẹ nhàng, thân thiện, đạt chất
lượng cần có đội ngũ nhà giáo yêu nghề, có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ. Nhà trường và các đoàn thể cũng cần phối hợp với bộ
phận chuyên môn thực hiện các chuyên đề, các hoạt động ngoại
khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp
Trên đây là sáng kiến tích hợp nội dung an toàn giao thông vào
môn giáo dục công dân của tôi.Tôi rất mong được sự góp ý của ban
giám khảo để sáng kiến này được đầy đủ và thiết thực hơn.Tôi xin
chân thành cảm ơn ban giám khảo và các thầy cô đã chú ý lắng
nghe.

×