Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

bài giảng chất thải rắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.45 KB, 9 trang )

2
CHẤT THẢI RẮN
Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT), Ngân hàng Thế giới và Dự án Kinh tế chất thải
do Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA) tài trợ cùng đóng góp xây dựng Báo cáo này. Một
nhóm chuyên gia tư vấn đã được thành lập nhằm tập hợp và thống nhất các thông tin, dữ liệu được
cập nhật đến năm 2003 từ rất nhiều nguồn khác nhau, bao gồm hệ thống các báo cáo đã công bố
chính thức của các cơ quan Chính phủ, các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân và
tài liệu của Ngân hàng Thế giới cũng như của các đối tác quốc tế khác.
Nhóm công tác của Ngân hàng Thế giới gồm các ông/bà Trần Thò Thanh Phương (Nhóm
trưởng), Catalina Marulanda, John Morton, Priya Mathur. Nhóm công tác của Bộ TN&MT, đại diện là
Cục Bảo vệ Môi trường gồm các ông/bà Trần Hồng Hà, Phùng Văn Vui, Dương Thò Tơ, Lê Bích
Thắng, Nguyễn Hòa Bình, Tô Kim Oanh, Nguyễn Văn Thùy và Trần Huyền Trang. Các chuyên gia
tư vấn trong nhóm công tác cung cấp dữ liệu và thông tin về môi trường cho Báo cáo gồm: các ông/
bà Virginia White Maclaren, Nguyễn Danh Sơn, Tăng Thế Cường, Phạm Ngọc Châu, Lê Minh Đức,
Đặng Kim Chi, Nguyễn Kim Thái, Đào Châu Thu, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Doãn Đức Hạnh, Nguyễn
Văn Lâm, Nguyễn Ngọc Sinh và Mai Kỳ Vinh. Báo cáo đã được các ông David Hanrahan và Daniel
Hoornweg thẩm đònh kỹ lưỡng. Lê Thanh Hương Giang hỗ trợ các công việc hậu cần. Jeffrey Lecksell
chòu trách nhiệm thiết kế các bản đồ.
Chúng tôi xin cảm ơn những ý kiến đóng góp và tư vấn của các Bộ Công nghiệp, Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Y tế, Xây dựng, Ngoại giao, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư và nhiều chuyên
gia, nhà khoa học Việt Nam, các ông/bà Magda Lovei, Phillip Brylski, Dan Biller, Bekir Omusal, Alan
Coulthart, Bill Kingdom, Lê Duy Hưng, Đặng Đức Cường, Rob Swinkels, Soren Davidsen, Philip Gray
và Keiko Sato là cán bộ của Ngân hàng Thế giới, Chris Furedy từ Công ty Tư vấn và Nghiên cứu
Furedy.
Chúng tôi đánh giá cao sự ủng hộ và khích lệ của ông Mai Ái Trực, Bộ trưởng Bộ TN&MT và
ông Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng Bộ TN&MT, ông Klaus Rohland, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng
Thế giới tại Việt Nam, Bà Teresa Serra, Giám đốc Ban Phát triển Môi trường và Xã hội Khu vực
Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới.
Các quan điểm được thể hiện trong báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam hoàn toàn là những quan điểm của các tác giả và không được
trích dẫn nếu không có sự xin phép trước. Các quan điểm này không nhất thiết phản ánh các quan điểm của Ngân hàng Thế giới, các Giám
đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới hoặc của nước mà họ đại diện. Thông tin trong báo cáo được thu thập từ nhiều nguồn đáng tin cậy,


tuy vậy vẫn chưa hắn là đầy đủ và có thể còn chưa chắc chắn.
Untitled-1 4/19/01, 1:16 PM2
3
CHẤT THẢI RẮN
Các chữ và cụm từ viết tắt
Lời nói đầu
Trích yếu
PHÁT SINH CHẤT THẢI
Chất thải sinh hoạt
Chất thải công nghiệp
Chất thải nguy hại
Phát sinh chất thải trong tương lai ở Việt Nam
XỬ LÝ CHẤT THẢI
THU GOM, XỬ LÝ VÀ TIÊU HUỶ
Thu gom chất thải
Xử lý và tiêu huỷ chất thải:
Chất thải sinh hoạt
Chất thải nguy hại
TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ VÀ TẬN THU
Tái sử dụng và tái chế
Chế biến phân hữu cơ (compost) và tận thu
TRỌNG TÂM CHÍNH: Nghèo đói và chất thải
QUẢN LÝ
Chính sách và quy hoạch
Khung thể chế
Năng lực thể chế
Vai trò của xã hội dân sự
Ngân sách và tài chính
THÁCH THỨC VÀ ƯU TIÊN
Các phương thức điển hình và kinh nghiệm tốt về quản lý chất thải rắn

Phương pháp luận
Các thuật ngữ
Phụ lục 1. Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách liên quan
Phụ lục 2. Danh mục các dự án ODA có liên quan
Việt Nam  Thông tin chung
Mục lục
MỤC LỤC
Untitled-1 4/19/01, 1:16 PM3
4
CHẤT THẢI RẮN
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
AusAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc
Bộ CN Bộ Công nghiệp
Bộ KH&CN Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ XD Bộ Xây dựng
BOD Nhu cầu oxy sinh hoá
CEETIA Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thò và Khu công nghiệp
(TTKTMTĐT&KCN)
CENTEMA Trung tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường
CIDA Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada
CITENCO Công ty Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
CP Chính phủ
Cục BVMT Cục Bảo vệ Môi trường
Cục MT Cục Môi trường
Danida Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch
IAEA Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
INEST Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (Viện KH&CNMT)

JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Kg Kilogram
KfW Chương trình Hỗ trợ Tài chính của Đức
µg Microgram
MTĐT Môi trường đô thò
NORAD Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy
SDC Cơ quan Phát triển Th Sỹ
Sida Cơ quan Hợp tác Phát triển Th Điển
TCTK Tổng cục Thống kê
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TW Trung ương
UBND Uỷ ban Nhân dân
UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc
USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
VNCC Công ty Tư vấn Xây dựng Dân dụng Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
Các chữ và cụm từ viết tắt
CÁC CHỮ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Untitled-1 4/19/01, 1:16 PM4
5
CHẤT THẢI RẮN
Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam tập trung mô tả các xu thế, các thách thức và ưu
tiên trong lónh vực môi trường nhằm cung cấp thông tin và nêu lên một số lưu ý cho các nhà
hoạch đònh chính sách và các bên liên quan. Đây là cuốn báo cáo lần thứ ba trong loạt Báo cáo
Diễn biến Môi trường được khởi xướng từ năm 2002. Báo cáo Diễn biến Môi trường lần đầu tiên
mô tả các xu thế môi trường chung ở Việt Nam. Báo cáo Diễn biến Môi trường lần thứ hai tập
trung chính vào các vấn đề về quản lý tài nguyên nước. Báo cáo Diễn biến Môi trường năm 2004
tập trung vào các vấn đề về quản lý chất thải rắn.
Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường luôn là ba nội dung không thể

tách rời trong mọi hoạt động nhằm bảo đảm phát triển bền vững. Theo dự báo, Việt Nam sẽ là
một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trên thế giới với tốc độ tăng
trưởng được dự báo là 7% trong thập kỷ tới. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này đã giúp hơn 20 triệu
người dân Việt Nam thoát được cảnh nghèo đói trong vòng chưa đầy 1 thập kỷ qua. Tuy nhiên,
tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng và mạnh mẽ cũng đồng thời sẽ tạo nên những thách
thức không lường trước được về mặt môi trường, như gây ra các tác động nghiêm trọng đối với sức
khoẻ và môi trường, đặc biệt là ở các vùng công nghiệp và đô thò mới.
Chất thải rắn là vấn đề đang nổi cộm ở Việt Nam. Mỗi năm, khoảng hơn 15 triệu tấn chất
thải phát sinh trong cả nước và theo dự báo thì tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong nước vẫn
tiếp tục tăng lên nhanh chóng trong thập kỷ tới đây. Các vùng đô thò, với dân số chiếm khoảng
24% dân số cả nước, phát sinh mỗi năm hơn 6 triệu tấn chất thải (hay xấp xỉ 50% tổng lượng chất
thải sinh hoạt của cả nước). Theo ước tính, đến năm 2010, tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh
sẽ tăng lên 60%. Hơn nữa, quá trình mở rộng các khu đô thò cùng với phát triển công nghiệp
mạnh mẽ và hiện đại hoá các cơ sở y tế, khám chữa bệnh sẽ làm tăng đáng kể lượng chất thải
nguy hại phát sinh mà nếu không được xử lý một cách phù hợp sẽ có khả năng gây ra những
ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
Việt Nam cũng đã có những biện pháp đáp ứng với một khung pháp lý tốt, kế hoạch đầu tư
năng động với sự hỗ trợ của nhiều nhà tài trợ và tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng của các
dòch vụ ở cấp đòa phương, đặc biệt là ở các thành phố chính. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu
quốc gia về quản lý và tiêu huỷ chất thải rắn theo phương thức có tính chi phí - hiệu quả cao và an
toàn thì đòi hỏi phải huy động, gắn kết và tập hợp được nỗ lực của mọi thành phần: các cơ quan
Chính phủ, các cơ sở công nghiệp, các bệnh viện, các cơ sở kinh doanh, sản xuất và xử lý chất thải rắn
và người dân.
Để góp phần giải quyết vấn đề mới nảy sinh này, Báo cáo Diễn biến Môi trường 2004 được xây
dựng nhằm: (a) Nghiên cứu hiện trạng, các xu thế về tổng lượng, loại và nguồn phát sinh chất
thải rắn; (b) Nêu bật những vấn đề chính trong công tác quản lý chất thải rắn như xử lý, vai trò
và năng lực thể chế, khung pháp lý và các vấn đề tài chính; và (c) Xác đònh rõ những thách thức
đối với việc nâng cao chất lượng công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam.
Lời nói đầu
LỜI NÓI ĐẦU

Untitled-1 4/19/01, 1:16 PM5
6
CHẤT THẢI RẮN
Phạm Khôi Nguyên
Thứ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Việt Nam
Klaus Rohland
Giám đốc Quốc gia
Ngân hàng Thế giới tại
Việt Nam
Teresa Sera
Giám đốc
Ban Phát triển Môi trường và Xã hội
Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương
Ngân hàng Thế giới
Dean Frank
Giám đốc Chương trình
Việt Nam
Cơ quan Phát triển Quốc tế
Cana
Báo cáo là kết quả đồng thực hiện giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Thế giới
và Cơ quan Phát triển Quốc tế Cana (CIDA) thông qua Dự án Kinh tế chất thải. Các bản đồ
đưa vào báo cáo này chỉ là thể hiện những đòa điểm có thể thu thập được thông tin để đưa vào
báo cáo. Các đường, ranh giới, màu sắc, đòa danh và bất kỳ thông tin nào khác trình bày trên các
bản đồ này không bao hàm bất kỳ sự phán quyết nào đối với hiện trạng pháp lý của bất kỳ vùng
lãnh thổ nào, hoặc bất kỳ sự chấp thuận hay chấp nhận nào đối với các đường ranh giới đó.
LỜI NÓI ĐẦU
Untitled-1 4/19/01, 1:16 PM6
7

CHẤT THẢI RẮN
TRÍCH YẾU
Trích yếu
Giới thiệu
Theo dự báo, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh chưa từng thấy ở Việt Nam,
lượng phát sinh chất thải từ các hộ gia đình, các cơ sở công nghiệp và thương mại, các bệnh viện sẽ tăng
lên nhanh chóng trong thập kỷ tới đây. Quản lý lượng chất thải này là một thách thức to lớn và là một
trong những dòch vụ môi trường đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam không chỉ vì chi phí cho hoạt
động này rất lớn mà còn vì những lợi ích to lớn và tiềm tàng đối với sức khoẻ cộng đồng và đời sống
của người dân. Điều này cũng rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng sống cho phần lớn dân
nghèo ở Việt Nam, là những người dễ phải chòu những ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ do công
tác quản lý chất thải chưa phù hợp và là những người mà nguồn sinh kế của họ phải phụ thuộc rất
nhiều vào các hoạt động thu gom và tái chế chất thải thuộc khu vực phi chính thức. Nhận thức rõ được
những tác động về kinh tế và xã hội do công tác quản lý chất thải yếu kém, Chính phủ Việt Nam đang
cố gắng tập trung mọi nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề liên quan bằng cách phối hợp các biện pháp
chính sách, tài chính và các hoạt động nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của người dân.
Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam 2004 đã góp phần vào những nỗ lực kể trên bằng cách
trình bày tổng quan về lónh vực quản lý chất thải rắn, bao gồm: phát sinh chất thải; xử lý chất thải
bao gồm thu gom, tiêu huỷ, xử lý và tái chế; và các vấn đề về quản lý như chính sách, thể chế, tài
chính và ngân sách. Phần kết luận là tóm lược về các thách thức mà Việt Nam phải thực hiện nhằm
quản lý chất thải rắn có tính chi phí - hiệu quả cao để có thể đạt được các mục tiêu xoá đói nghèo,
cải thiện sức khoẻ người dân và nâng cao chất lượng môi trường. Do chưa có nhiều kết quả điều tra,
khảo sát được tiến hành ở quy mô toàn quốc nên nhiều số liệu được trình bày trong báo cáo là do
nhóm chuyên gia tư vấn và cán bộ của Ngân hàng Thế giới ước tính. Căn cứ để tiến hành các phép
ước tính này được trình bày rõ trong phần Phương pháp luận ở cuối Báo cáo.
Thuật ngữ Chất thải rắn được đề cập trong báo cáo này bao gồm chất thải sinh hoạt, chất
thải công nghiệp và chất thải y tế, không bao gồm bùn cống, phế thải nông nghiệp, chất thải xây
dựng và phế thải từ hoạt động khai thác mỏ.
Phát sinh chất thải rắn
Mỗi năm, có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau ở Việt Nam.

Khoảng hơn 80% số này (tương đương 12,8 triệu tấn/năm) là chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các
nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh. Tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi
năm khoảng 2,6 triệu tấn (chiếm 17%), do vậy công nghiệp có thể coi là nguồn phát sinh chất thải lớn
thứ hai. Khoảng 160.000 tấn/năm (chiếm 1%) trong tổng lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt Nam
được coi là chất thải nguy hại, trong đó bao gồm cả chất thải y tế nguy hại, các chất dễ cháy và chất
độc hại phát sinh từ các quá trình sản xuất công nghiệp, và các loại thuốc trừ sâu, thùng chứa thuốc
trừ sâu phục vụ các hoạt động nông nghiệp. Mặc dù là phát sinh với lượng ít hơn rất nhiều, song nếu
không được quản lý tốt thì với các tính chất độc hại, khả năng gây ung thư, tính nguy hại đối với sức
khoẻ và các tính chất nguy hại khác, chất thải nguy hại đang là mối hiểm hoạ lớn đối với sức khoẻ
người dân và môi trường.
Chất thải chủ yếu tập trung ở các vùng đô thò. Các khu đô thò tuy có dân số chỉ chiếm 24%
dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50%
tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả nước) do có lối sống khá giả hơn, có nhiều các hoạt động thương
Untitled-1 4/19/01, 1:16 PM7
8
CHẤT THẢI RẮN
mại hơn và đô thò hoá cũng diễn ra ở cường độ
cao hơn. Chất thải ở các vùng đô thò thường có
tỷ lệ các thành phần nguy hại lớn hơn như
các loại pin, các loại dung môi sử dụng trong
gia đình và các loại chất thải không phân huỷ
như nhựa, kim loại và thuỷ tinh. Ngược lại,
lượng phát sinh chất thải sinh hoạt của người
dân ở các vùng nông thôn chỉ cỡ bằng một
nửa mức phát sinh của dân đô thò (0,3 kg/người/
ngày so với 0,7 kg/người/ngày) và phần lớn chất
thải đều là chất thải hữu cơ dễ phân huỷ (tỷ lệ
các thành phần dễ phân huỷ chiếm 99% trong
phế thải nông nghiệp và 65% trong chất thải
sinh hoạt gia đình ở nông thôn, trong khi chỉ

chiếm cỡ 50% trong chất thải sinh hoạt ở các
khu đô thò).
Chất thải công nghiệp chủ yếu tập trung
ở các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp,
đô thò phát triển. Khoảng 80% trong số 2,6 triệu
tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi năm
là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam. Cỡ 50% lượng chất thải công
nghiệp của Việt Nam phát sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận và 30% phát sinh
ở các vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Thêm vào đó, gần 1.500 làng nghề mà chủ yếu
là tập trung ở các vùng nông thôn miền Bắc mỗi năm phát sinh cỡ 774.000 tấn chất thải công
nghiệp không nguy hại.
Chất thải nguy hại là mối hiểm họa ngày càng lớn. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn
nhất là các cơ sở công nghiệp (với 130.000 tấn/năm) và các bệnh viện (21.000 tấn/năm). Ngoài ra, nông
nghiệp cũng là nguồn phát sinh chất thải nguy hại, mỗi năm phát sinh khoảng 8.600 tấn các loại
thuốc trừ sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu và khoảng 37.000 tấn tồn lưu các loại hoá chất nông
nghiệp bò thu giữ và thuốc trừ sâu quá hạn sử dụng. Lượng chất thải nguy hại phát sinh ở các vùng
khác nhau khác biệt rõ rệt, đặc biệt là đối với chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động công nghiệp.
Lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm tới 75%
tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại của cả nước. 27% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát
sinh từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hoá trong khi đó chất thải nguy hại từ nông
nghiệp chủ yếu phát sinh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo ước tính lượng phát sinh chất thải sẽ tăng lên đáng kể. Theo dự báo đến năm 2010 sẽ có
thêm khoảng 10 triệu cư dân sinh sống ở các vùng đô thò; tiêu dùng sẽ tăng lên và sản xuất cũng
sẽ tăng mạnh với việc phát triển thêm nhiều ngành công nghiệp có tiềm năng phát sinh nhiều
chất thải nguy hại; và các cơ sở y tế sẽ tiếp tục được hiện đại hoá. Những biến động này sẽ làm
lượng phát sinh chất thải sinh hoạt tăng thêm 60%; lượng phát sinh chất thải công nghiệp sẽ tăng
cỡ 50% và lượng phát sinh chất thải nguy hại sẽ tăng hơn 3 lần, mà chủ yếu là từ các nguồn công
nghiệp. Nếu tính đến chi phí cao cho các hoạt động thu gom và tiêu huỷ chất thải một cách an
toàn thì việc triển khai các sáng kiến nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải như các chương trình
TRÍCH YẾU

Untitled-1 4/19/01, 1:16 PM8
9
CHẤT THẢI RẮN
nâng cao nhận thức cộng đồng, sản xuất sạch hơn và áp dụng các biện pháp khuyến khích về
kinh tế dựa trên nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền, chúng ta sẽ tiết kiệm đáng kể
nguồn kinh phí. Ví dụ như, ước tính mỗi năm sẽ tiết kiệm được 200 tỷ đồng chi cho hoạt động xử
lý chất thải sinh hoạt và 130 tỷ đồng chi cho xử lý chất thải y tế nguy hại nếu thực hiện giảm
thiểu được 10% lượng chất thải phát sinh.
Xử lý chất thải
Xử lý chất thải, bao gồm các hoạt động tái sử dụng, tái chế, thu gom, xử lý và tiêu huỷ, là
khâu rất quan trọng có tính quyết đònh đối với việc tạo lập được một hệ thống quản lý chất thải
mang tính chi phí - hiệu quả để có thể giảm thiểu các rủi ro đối với môi trường và sức khoẻ người
dân. Phần lớn chất thải sinh hoạt ở Việt Nam không được tiêu huỷ một cách an toàn, tuy nhiên,
hoạt động của các công ty môi trường đô thò (URENCO), là cơ quan được giao trách nhiệm thực
hiện thu gom và tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, đã có những cải tổ đáng kể. Xử lý một cách hợp lý
chất thải nguy hại được quy đònh là trách nhiệm của các cơ sở y tế và công nghiệp phát thải, tuy
nhiên việc triển khai thực hiện vẫn còn hạn chế. Tái chế và tái sử dụng chất thải là một ngành
công nghiệp năng động ở Việt Nam, với động lực thúc đẩy là một mạng lưới những người nhặt rác
ở các bãi chôn lấp, các cơ sở thu gom và thu mua chất thải thuộc khu vực phi chính thức.
Chất thải sinh hoạt
Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các thành phố lớn hơn. Hoạt động thu gom chất thải rắn
ở các thành phố đang được cải thiện nhưng ở các vùng nông thôn vẫn còn rất hạn chế. Tỷ lệ thu
gom chất thải ở các vùng đô thò trung bình đạt khoảng 71% và kể từ năm 2000, tỷ lệ thu gom đang
tăng dần. Nhìn chung, các thành phố lớn có tỷ lệ thu gom chất thải đạt ở mức cao hơn (76%) so
với các thành phố nhỏ (70%) trong khi ở các vùng nông thôn tỷ lệ thu gom nhìn chung thấp hơn
20%. Một tỷ lệ lớn người nghèo (9 trong số 10 hộ dân nghèo nhất) không được hưởng các dòch vụ
thu gom chất thải rắn. Hiện đang có nhiều sáng kiến mới nhằm cải thiện tình trạng thiếu các
dòch vụ thu gom chất thải đô thò. Ví dụ như, các chương trình thu gom chất thải dựa vào cộng
đồng hoặc do khu vực tư nhân đảm nhiệm đang được triển khai ở các khu vực đô thò chưa có dòch
vụ thu gom chất thải hoặc ở các vùng nông thôn.

Các phương thức tiêu huỷ chất thải sinh hoạt đang được cải tiến nhưng vẫn còn là mối hiểm
hoạ đối với sức khoẻ và môi trường. Hình thức tiêu huỷ chất thải phổ biến vẫn là đổ thải ở các bãi
rác lộ thiên và trong số này có 49 bãi rác bò xếp vào số các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất có
khả năng cao gây ra những rủi ro đối với môi trường và sức khoẻ con người. Trong số 91 điểm tiêu huỷ
chất thải trong cả nước, chỉ có 17 điểm là các bãi chôn lấp hợp vệ sinh mà phần lớn đều được xây dựng
bằng nguồn vốn ODA. Ở nhiều vùng, việc áp dụng các phương pháp tự tiêu huỷ chất thải như đốt,
hoặc chôn chất thải, đổ bỏ ra các con sông, kênh, rạch và các khu đất trống khá phổ biến. Các bãi
chôn lấp được vận hành không đúng kỹ thuật và các bãi rác lộ thiên gây ra nhiều vấn đề môi trường
cho dân cư quanh vùng như nước rác làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, các chất ô nhiễm
không khí, ô nhiễm mùi, ruồi, muỗi, chuột, bọ, ô nhiễm bụi và tiếng ồn và làm tăng tỷ lệ người bò mắc
các bệnh về da, tiêu hoá và hô hấp.
Chất thải nguy hại
Các hệ thống xử lý chất thải công nghiệp nguy hại còn chưa đầy đủ. Việc thiếu các cơ sở
xử lý tập trung và các cơ chế khuyến khích để thúc đẩy thực hiện các biện pháp tiêu huỷ an toàn
TRÍCH YẾU
Untitled-1 4/19/01, 1:16 PM9
10
CHẤT THẢI RẮN
sẽ dẫn đến tình trạng là các cơ sở công nghiệp hiện vẫn tiếp tục thực hiện các phương pháp xử
lý và tiêu huỷ không an toàn như là tiêu huỷ chung với các loại chất thải đô thò khác, lưu giữ
ngay tại cơ sở, bán cho các cơ sở tái chế hoặc thậm chí là đổ bỏ một cách tuỳ tiện. Ở một số cơ
sở công nghiệp quy mô lớn và các khu công nghiệp, hiện đã có một số nơi bắt đầu áp dụng các
phương thức cùng dùng chung hệ thống xử lý, tiêu huỷ chất thải như các loại lò đốt đơn giản, các
loại lò hơi công nghiệp hoặc là các cơ sở xử lý chất thải chuyên dụng ở gần cơ sở mình.
Năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại đang được tăng cường nhưng bò hạn chế do vận hành
không đúng kỹ thuật. Hiện tại, tổng mức đầu tư cho việc trang bò các lò đốt với công suất tổng
cộng đã đủ để đảm bảo thực hiện thiêu huỷ khoảng 50% tổng lượng chất thải y tế nguy hại. Tuy
nhiên, do thiếu kinh phí để vận hành và bảo dưỡng các lò đốt này nên dẫn tới tình trạng không
vận hành các lò đốt theo đúng quy trình kỹ thuật, do vậy mà làm tăng khả năng phát thải các
loại khí dioxin và furan độc hại hoặc thực hiện tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại giống như chất

thải đô thò. Cần phải xây dựng và áp dụng cách tiếp cận có tính gắn kết và nhất quán đối với
hoạt động quản lý chất thải rắn y tế.
Các hoá chất nông nghiệp tồn lưu đang được xử lý. Gần một nửa lượng chất thải là các hoá
chất dùng trong nông nghiệp tồn lưu ở các kho chứa đã được xử lý trong năm 2002 bằng cách thiêu
đốt hoặc là bằng các kỹ thuật hoá học. Tuy nhiên chi phí xử lý còn cao và các biện pháp xử lý này
cũng chưa thực sự thoả đáng do vẫn còn tạo ra các loại bùn, tro, khí thải có nhiều khả năng gây ra
các rủi ro về môi trường như các kim loại nặng, các chất dioxin và furan.
Tái sử dụng và tái chế chất thải.
Tái chế chất thải là phương thức xử lý khá phổ biến ở Việt Nam. Các hộ gia đình thường có
thói quen chọn các loại chất thải có khả năng tái chế được như kim loại và giấy để bán cho những
người thu mua đồng nát hoặc là bán thẳng cho các cơ sở thu mua trong vùng. Các loại chất thải có
khả năng tái sử dụng và tái chế còn được những người làm nghề thu nhặt rác phân loại và sau đó
đem bán cho các cơ sở tái chế. Thò trường tái chế ở Việt Nam khá sôi động mà phần lớn là do khu
vực phi chính thức kiểm soát. Ví dụ ở Hà Nội thò trường này cho phép thực hiện tái chế với khoảng
22% lượng chất thải phát sinh. Trong lónh vực công nghiệp, một số ngành công nghiệp có khả năng
thực hiện tái chế được đối với 80% lượng chất thải của ngành. Những người thợ thủ công mỹ nghệ
và công nhân làm việc trong các làng nghề đã rất thành công trong việc tái chế và tái sử dụng trên
90% chất thải rắn có khả năng tái chế được của cơ sở mình. Hàng năm, sẽ có khả năng tiết kiệm được
một khoản kinh phí rất lớn do không phải chi phí cho hoạt động tiêu huỷ lượng chất thải tái chế
được này. Ví dụ như mỗi năm sẽ tiết kiệm được khoảng 54 tỷ đồng nếu như mỗi cơ sở công nghiệp
thuộc 6 ngành công nghiệp chủ chốt tiến hành tái chế được khoảng 50% tổng lượng chất thải có khả
năng tái chế được của cơ sở mình, và tiết kiệm được 200 tỷ đồng nếu như giảm thiểu được 10% lượng
phát sinh chất thải sinh hoạt.
Thò trường các chất thải tái chế được rất có tiềm năng mở rộng. Ở Việt Nam, khoảng 32%
tổng lượng chất thải sinh hoạt đô thò (tương đương với 2,1 triệu tấn/năm) hiện đang được đem tiêu
huỷ ở các đòa điểm tiêu huỷ chất thải tại các khu đô thò, là các chất thải có khả năng tái chế được
như giấy, nhựa, kim loại và thuỷ tinh. Nếu tiến hành tái chế với lượng chất thải này thì sẽ có khả
năng giảm một cách đáng kể chi phí tiêu huỷ chất thải và tạo cơ hội giúp khu vực phi chính thức
và rất nhiều người nghèo có thêm nguồn thu từ việc bán các vật liệu tái chế. Chỉ riêng ở Thành
TRÍCH YẾU

Untitled-1 4/19/01, 1:16 PM10

×