Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bài giảng DH y tây nguyên vệ sinh ở nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.57 KB, 23 trang )

Bài : Những vấn đề sức khỏe của môi trường xã hội hiện đại
YHP- Khoa YTCC- Dương Thị Hương
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được xu hướng phát triển kinh tế xã hội.
2. Trình bày được các yếu tố nguy cơ phát sinh từ các mô hình phát triển hiện đại
ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe
3. Trình bày được các vấn đề sức khỏe liên quan đến phát triển hiện đại
4. Trình bày được các biện pháp dự phòng
NỘI DUNG:
1. Tổng quan xu hướng phát triển kinh tế xã hội
Công nghiệp hóa: chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang xây dựng phát triển
khu công nghiệp các sản phẩm công nghiệp hóa, sử dụng nhiều nhiên liệu hóa
thạch, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước, cạn kiệt nguồn
tài nguyên
Lao động công nghiệp với kĩ thuật cao, cơ giới hóa và tự động hóa dẫn đến thời
gian làm việc ít, áp lực công việc nhanh, nhiều, hạn chế vận động thể lực
Thu hẹp đất sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp. Sản xuất nông
nghiệp sử dụng nhiều hóa chất, chất kích thích và công nghệ sinh học để cho sản
phẩm nhanh nhiều
Đô thị hóa, tăng lao động di dân đô thị, mất cân bằng cơ sở hạ tầng và nhu cầu nhà
ở của con người
Nhu cầu gia tăng, các dịch vụ đáp ứng cho số lượng nhiều, nhanh, rẻ, thuận tiện.
Thực phẩm ăn nhanh, nhiều chất béo, mặn dễ lựa chọn cho nhiều đối tượng làm
giảm dần thói quen ăn uống truyền thống,
Xã hội phát triển, điều kiện sống tăng đồng thời với việc gia tăng sử dụng rượu,
thuốc lá, chất gây nghiện trong cộng đồng và bắt đầu khi tuổi trẻ, tuổi vị thành
niên.
Lối sống dần thay đổi trong nhóm thanh thiếu niên, thay vì chơi ngoài trời và vận
động thì trẻ sử dụng thời gian chơi trong nhà, chơi game điện tử, ngồi xem tivi
hàng giờ
Sự không đồng nhất ở mức độ về điều kiện sống một cách tuyệt đối hay tương đối


thu nhập, giáo dục, việc làm, nhà ở và phương tiện vận tải chênh lệch giữa các
nước. Thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của
người dân cũng như thông qua các yếu tố tâm lý xã hội
Tăng trưởng kinh tế là một quyết định chủ yếu đến hình thái sức khỏe chung ở các
nước nghèo và đang phát triển nơi tình trạng suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, là
nguyên nhân chính của tỷ lệ tử vong cao bà mẹ thời kì sinh đẻ, nhũ nhi và trẻ em.
Tại các nước nghèo, tăng trưởng nhẹ sản phẩm quốc nội (GNP) tương đương với
gia tăng nhiều tuổi thọ, nhưng GNP tăng, mối quan hệ giữa các mức độ mất đi. Tại
các nước giàu thu nhập tuyết đối không ảnh hưởng có ý nghĩa đối với tuổi thọ
nhưng có kết hợp giữa thu nhập tương đối với tình trạng kinh tế xã hội và sức
khỏe [1].
Kinh tế xã hội không bình đẳng với hình thái sức khỏe tồn tại ở tất cả các nước.
Thậm chí tại các nước giàu, những người giàu, tuổi thọ kéo dài hơn, tình trạng sức
khỏe tốt hơn người nghèo. Điều kiện xã hội trong đó con người sống và làm việc
ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe, tuổi thọ và khoảng cách rộng giữa các nhóm
kinh tế xã hội. Liên quan giữa sức khỏe và hình thái kinh tế xã hội có thể từ hai
phía hoặc sức khỏe ảnh hưởng tới vị trí kinh tế xã hội (sự lựa chọn) và khung cảnh
xã hội ảnh hưởng đến bệnh tật (nguyên nhân) [1]
2. Các yếu tố nguy cơ phát sinh từ mô hình phát triển kinh tế hiện đại
ảnh hưởng đến sức khỏe
- Giảm hoạt động thể lực, tăng sử dụng thức ăn nhanh
Lối sống hiện đại đã làm khó khăn trong lựa chọn sức khỏe. Trong khi kinh tế phát
triển là mong muốn bao trùm, một vài ảnh hưởng của nó không có lợi cho sức
khỏe. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa là không thể đảo ngược. Kết quả là
nhịp độ cuộc sống nhanh hơn và nhu cầu ứng dụng công nghệ cho các nhiệm vụ
khác nhau để đạt được mọi thứ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Tiến bộ đàm thoại qua
phương tiện truyền thông, phương tiện vận chuyển làm giảm các nhu cầu hoạt
động thể lực. Cũng thật mỉa mai khi công nghệ hóa làm giảm thời gian để thực
hiện công việc, cơ giới đồng bộ tăng nhận thức thiếu thời gian, thiếu thời gian
kiểm soát cho các hoạt động có lợi cho sức khỏe. Vì vậy sẽ dễ dàng cho lựa chọn

phương tiện giao thông hơn đi bộ, dễ dàng lựa chọn thức ăn nhanh hơn là việc
chuẩn bị món ăn salat.
- Phồn thịnh, chế độ thừa năng lượng, không khỏe và ít vận động thể lực
Không chỉ khó khăn cho việc cải thiện lối sống khỏe, mà vấn đề phức tạp bởi sự
thay đổi của xã hội và phát triển kinh tế. Liên kết giữa tiểu đường và sự phồn thịnh
là hình ảnh rõ nét. Ghi nhận tỷ lệ tiểu đường ở Trung Quốc ngoại trừ thủ đô là từ
1,4% tại khu vực nông thôn nghèo và 4,6% khu vực thủ phủ các tỉnh
Chế độ ăn không khỏe (thừa năng lượng, dư đạm, mỡ, đường, muối, ít rau củ quả,
không cân đối thành phần dinh dưỡng, thiếu các vitamin và yếu vi lượng) và
không vận động thể lực và các phức hợp này không giới hạn ảnh hưởng mọi tầng
lớp dân chúng. Kinh tế của thực phẩm là chất béo, tinh chế, thực phẩm mặn nhiều
hơn trên thị trường so với thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Kinh tế bán lẻ gia tăng
chuyển dân nghèo khỏi sản phẩm tự cung của họ sang sử dụng thực phẩm thuận
tiện, rẻ, nhưng không có lợi cho sức khỏe. Thực phẩm truyền thống cũng kết hợp
với hoạt động thể lực (làm vườn, làm trang trại, câu cá) vì thế thay đổi thực phẩm
cũng có nghĩa là sự nghèo cũng trở nên ít hoạt động hơn.
Các nguy cơ mà con người phải đổi mặt có xu hướng chuyển từ nguy cơ các bệnh
truyền nhiễm (truyền thống) sang các bệnh mạn tính (hiện đại).
Ngày nay 65% dân số thế giới sống trong một nước nơi mà thừa cân và béo phì
gây tử vong nhiều hơn là thiếu cân (bao gồm cả những nước thu nhập cao và và
phần lớn các nước thu nhập trung bình). 6 yếu tố nguy cơ gây ra 19% chết toàn
cầu và 7% DALYs toàn cầu, những yếu tố nguy cơ này ảnh hưởng lớn nhất các
bệnh tim mạch, 57% chết vì bệnh tim mạch có liên quan đến ít nhất 1 yếu tố nguy
cơ. Chính cao huyết áp gây nên bởi thừa cân và ít vận động thể lực là yếu tố nguy
cơ dẫn đầu của nhóm này.
Mất DALYs/10.000 dân dẫn đầu bởi cholesterol máu cao, BMI, huyết áp cao và
kết hợp cả sáu yếu tố nguy cơ cả ở các nước thu nhập cao và nước thu nhập thấp
2.1. Yếu tố nguy cơ liên quan tới chế độ ăn và ít vận động
Hình 1: Chuỗi nguyên nhân – nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu cơ tim [2]
Mũi tên chỉ một vài đường dẫn nhiều nguyên nhân tương tác

2.1.1. Huyết áp cao
Tăng áp lực máu làm thay đổi cấu trúc động mạch. Hậu quả là đột quị, bệnh tim,
suy thận và tăng các bệnh khác không chỉ ở những người có huyết áp cao mà còn
ở những người có mức huyết áp trung bình thậm trí thấp hơn trung bình.
Chế độ ăn, đặc biệt quá nhiều muối, rượu và không tập thể dục, béo phì là tất cả
những nguyên nhân dẫn tới tăng huyết áp và những ảnh hưởng tích tụ với tuổi.
Hoạt động
thể lực
Tiều
đường
Ăn chất
béo
Thừa cân
Rượu
Hút
thuốc
Huyết áp
Nhồi máu cơ
tìm
Thu nhập
Giáo dục
Tuổi
Tại các nước đang phát triển và phát triển phần lớn huyết áp người trưởng thành
cao hơn chỉ số huyết áp lí tưởng. Chỉ số huyết áp trung bình cao ở các nước thu
nhập trung bình của châu Âu và các nước châu Phi
Toàn cầu, 51% chết đột quị (bệnh mạch máu não) và 45% chết thiếu máu cơ tim là
do tăng huyết áp tâm trương. ở mọi lứa tuổi, nguy cơ chết do huyết áp cao, ở các
nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình hai lần cao hơn các nước thu nhập cao.
Tại các nước thu nhập cao chỉ 7% chết do huyết áp cao dưới 60 tuổi, tỷ lệ này ở
châu Phi là 25%.

2.1.2. Cholesterol cao
Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, không tập thể dục và di truyền có thể làm tăng
cholesterol máu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy mức lipoprotein tỷ trọng thấp
và lipoprotein tỷ trọng cao quan trọng hơn cholesterol toàn phần. Tuy nhiên chúng
ta tính nguy cơ của tăng tổng cholesterol máu vì có nhiều thông tin sẵn về trung
bình tổng cholesterol máu trong quần thể trên toàn cầu hơn là trung bình mức
lipoprotein tỷ trọng cao và mức lipoprotein tỷ trọng thấp. cholesterol tăng nguy cơ
bệnh tim, đột quị và các bệnh mạch khác. Toàn cầu 1/3 của thiếu máu cơ tim là
cholesterol máu cao. Cholesterol máu cao tăng nguy cơ bệnh tim cao hơn tại các
nước thu nhập trung bình ở châu Âu và ít hơn tại các nước thu nhập trung bình và
thấp của châu Á.
2.1.3. Glucose máu cao
Thay đổi chế độ ăn và giảm hoạt động thể lực làm tăng kháng insulin, khi đó sẽ
quay lại và làm tăng glucose máu. Yếu tố gen đóng một vai trò quan trọng liệu cá
thể nào trong số những cá thể với cùng chế độ ăn và mức độ hoạt động thể lực sẽ
trở lên kháng insulin. Những cá thể có mức kháng insulin cao được phân loại có
đái tháo đường, nhưng những cá thể có đường máu tăng, không đái tháo đường
cũng đối mặt với nguy cơ cáo các bệnh tim mạch.
Toàn cầu, 6% chết gây ra do tăng đường máu, 83% trong số đó ở tại các nước có
thu nhập thấp và trung bình. Tuổi có nguy cơ chết đặc biệt do đường máu cao là
thấp nhất tại các nước thu nhập cao và khu vực WHO Tây Thái bình dương. Tăng
glucose máu gây tất cả chết tiểu đường, 22% thiếu máu cơ tìm và 16% chết đột
quỵ
2.1.4. Thừa cân và béo phì (BMI cao).
WHO ước tính, đến năm 2005, hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới là thừa cân
(BMI≥25) và hơn 300 triệu người béo phì (BMI≥30). Nghĩa là BMI, thừa cân, béo
phì đang tăng lên trên toàn thế giới vì thay đổi chế độ ăn và không hoạt động thể
lực. Tỷ lệ thừa cân và béo phì xu hướng tăng lên ở hầu hết các nước, với 1,5 tỷ
người thừa cân vào năm 2015. Trung bình BMI cao nhất tại Mỹ, châu Âu và Vùng
địa trung hải

Nguy cơ bệnh động mạch vành tim, thiếu máu cơ tim đột quị và tiểu đường typ 2
tăng với sự tăng lên của chỉ số khối cơ thể, là nguy cơ của ung thư vú, đại tràng,
tuyến tiền liệt, và các tổ chức khác. Thừa cân mạn tính dẫn tới viêm xương khớp,
nguyên nhân chủ yếu của mất khả năng. Toàn cầu 44% gánh nặng tiểu đường,
23% bệnh thiếu máu cơ tim và 7-41% của một vài gánh nặng ung thư qui thuộc do
thừa cân và béo phì. ở cả hai vùng Đông nam Á và châu Phi 41% chết gây ra do
BMI cao ở người dưới 60 tuổi, so với 18% ở các nước có thu nhập cao.
2.1.5. Ăn ít rau và quả
Tiêu thụ rau quả là một thành phần của chế độ ăn. Rau và quả ăn vào khác nhau ở
mỗi nước: phản ánh tình trạng kinh tế, văn hóa và môi trường nông nghiệp. ăn
không đủ rau và quả ước tính khoảng 14% chết do ung thư dạ dày ruột, khoảng
11% chết thiếu máu cơ tim, khoảng 9% chết đột quị trên toàn thế giới.
Lợi thế lớn nhất của tiêu thụ rau, quả là giảm bệnh tim mạch nhưng rau và quả
cũng dự phòng ung thư. Tỷ lệ chết và DALYs qui thuộc cho ăn rau và quả thấp là
cao nhất ở các nước châu Âu thu nhập trung bình và Đông nam Á.
2.1.6. Không hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực giảm nguy cơ đối với bệnh tim mạch, một vài ung thư và tiểu
đường typ 2. Nó có thể cải thiện sức khỏe hệ cơ xương, kiểm soát trọng lượng cơ
thể và giảm các triệu chứng trầm cảm. Hoạt động thể lực diễn qua ở các lĩnh vực
khác nhau bao gồm công việc, giao thông đi lại, công việc nhà và các hoạt động
giải trí. Tại các nước thu nhập cao phần lớn các hoạt động xảy ra trong thời gian
thư giãn, nghỉ ngơi trong khi tại các nước thu nhập thấp, hoạt động chủ yếu trong
công việc, thu dọn việc nhà, vận chuyển đi lại. Không hoạt động thể lực ước tính
gây ra khoảng 21-25% gánh nặng ung thư vú, đại trạng, 27% đái đường và 31%
của gánh nặng bệnh thiếu máu tim.
DALYs/1000 dân trên 30 tuổi
High income: thu nhập cao,
high body mass index (BMI),
all six risks: cả 6 yếu tố nguy cơ
high cholesterol: cholesterol cao

high blood pressure: huyết áp cao
Hình 2: Tỷ lệ DALYs qui thuộc cho các yếu tố nguy cơ liên quan tới chế độ ăn và
cả 6 yếu tố, và các mức thu nhập của WHO, 2004 [2]
2.2. Tình dục và sức khỏe sinh sản
Tình dục không an toàn dẫn đầu các nguy cơ tử vong của phụ nữ châu Phi: 1 triệu
phụ nữ châu Phi bị tử vong mỗi năm do HIV, HPV và các lây nhiễm qua đường
tình dục khác
2.2.1. Tình dục không an toàn
Hành vi tình dục của con người khác nhau rất lớn giữa các nước và các vùng. Năm
2004, tình dục không an toàn ước tính qui thuộc chính cho hơn 99% nhiễm HIV
ở châu Phi – nơi duy nhất phụ nữ mắc HIV hoặc AIDS cao hơn so với nam giới.
Những nơi khác, tỷ lệ chết do HIV/AIDS do tình dục không an toàn trong khoảng
50% ở các nước thu nhập thấp và trung bình ở khu vực WHO Tây Thái bình
dương tới 90% ở các thu nhập thấp và trung bình ở châu Mỹ. Thực tế tất cả các
vùng ngoài khu vực châu Phi, lây truyền HIV mắc phải khi quan hệ tình dục
không an toàn chiếm ưu thế trong nhóm bán dâm và tình dục đồng tính nam.
HIV/AIDS đứng vị trí thứ 6 nguyên nhân gây chết lớn nhất và nguyên nhân chết
của 2,0 triệu người năm 2004. Số chết do HIV/AIDS ổn định và bắt đầu giảm
trong vài năm trở lại đây, một phần do tăng cơ hội tiếp cận điều trị HIV và một
phần do thay đổi yếu tố hành vi tình dục ảnh hưởng nặng nề tại các nước châu Phi
Hiện nay, 22 triệu người (67%) trong số 33 triệu người có HIV tại châu Phi, và
HIV/AIDS tiếp tục ản hưởng nặng nề: tuổi thọ tại vùng châu Phi là 49 năm vào
năm 2004 (không có AIDS, tuổi thọ phải là 53 năm).
Tất cả trường hợp ung thư cổ tử cung là qui cho lây truyền HPV qua đường tình
dục. Ung thư cổ tử cung khoảng 11% chết toàn cầu do tình dục không an toàn và
dẫn đầu nguyên nhân tử vong tại châu Phi. Gần ¾ gánh nặng tình dục không an
toàn trên toàn cầu mắc ở Nam Sahara Châu Phi, và nơi khác 15% ở Ấn độ và các
nước vùng đông nam Á. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác là giang
mai, lậu, chlamydia là hoàn toàn qui cho tình dục không an toàn.
2.2.2. Thiếu biện pháp phòng tránh thai

Không sử dụng hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai không hiệu quả tăng nguy
cơ mang thai ngoài ý muốn và hậu quả bao gồm cả nạo thai không an toàn. Tỷ lệ
phụ nữ tuổi 15-44 sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại (thuốc tránh thai,
phương pháp ngăn có thai, ngăn không đậu thai trong buồng tử cung…) từ 14% tại
các nước vùng WHO châu Phi tới 64% tại các nước thu nhập cao. Nếu tất cả phụ
nữ muốn giãn khoảng cách hoặc giới hạn mang thai trong tương lai sử dụng các
biện pháp tránh thai, số sử dụng dao động trong khoảng từ 46% tại các nước châu
Phi tới 83% tại các nước thu nhập thấp và trung bình ở châu Mỹ.
Mang thai ngoài ý muốn ước tính gây ra 30% gánh nặng bệnh tật kết hợp với các
bệnh thời kì sinh và khoảng 90% nạo thai không an toàn trên toàn cầu.
Toàn cầu thiếu phương pháp tránh thai gây chết khoảng 0,3% và 0,8% DALYs.
Các nước châu Phi, Đông nam Á và các nước thu nhập thấp và trung bình vùng
Địa trung hải có gánh nặng bệnh tật cao nhất do thiếu biện pháp tránh thai, chiếm
0,5% số chết và gánh nặng bệnh tật từ 1% - 1,2% trong khu vực này.
2.3. Chất gây nghiện
Năm 2004, 70% chết do thuốc lá tại các nước thu nhập thấp và trung bình.
2.3.1. Hút thuốc và dùng thuốc lá đường miệng
Thực tế hút thuốc lá làm tăng nguy cơ chết do ung thư phổi và ung thư khác, bệnh
tim, đột quỵ, bệnh hô hấp mạn tính và các bệnh khác. Môi trường hút thuốc và
khói thuốc khi mang thai cũng gây hại. Hút thuốc lá gia tăng tại các nước thu nhập
thấp và trung bình, trong khi có xu hướng giảm chậm tại nhiều nước thu nhập cao.
Toàn cầu, hút thuốc gây khoảng 71% ung thư phổi và 42% bệnh phổi mạn tính và
gần 10% bệnh tim mạch. Nó dẫn tới 12% chết ở nam và 6% chết ở nữ trên thế
giới. Hút thuốc ước tính gây 5,1 triệu người chết trên toàn cầu năm 2004. Và cứ
một trong tám trường hợp người lớn chết ở tuổi từ 30 trở lên. Tại ấn độ, 11% nam
giới chết ở tuổi 30-59 do hút thuốc.
Tỷ lệ chết do bệnh gây ra bởi thuốc lá thấp hơn ở các nước thu nhập thấp so với
các nước thu nhập trung bình và cao phản ánh hút thuốc thấp hơn trong quá khứ
tại các nước thu nhập thấp và hút thuốc cao hơn trong quá khứ ở các nước thu
nhập cao. Bởi vì thời gian phát triển ung thư và bệnh phổi mạn tính dài kết hợp

với hút thuốc và bệnh gây nên do hút thuốc với tỷ lệ mắc thấp đối với các nước
thu nhập thấp và trung bình và đối với phụ nữ ở nhiều vùng - sẽ tiếp tục tăng ít
nhất hai thập kỉ thập chí ngay cả khi những cố gắng giảm hút thuốc thành công
tương đối.
2.3.2. Rượu
Rượu góp phần tới trên 60 loại bệnh và thương tích, mặc dù nó có thể cũng giảm
nguy cơ bệnh mạch vành tim, đột quị và tiểu đường. Có sự khác biệt rất lớn về tiêu
thụ rượu giữa các vùng. Mức độ tiêu thụ rượu ở một vài nước vùng Đông Âu
khoảng 2,5 lần cao hơn trung bình toàn cầu là 6,2 lít rượu nguyên chất một năm.
Ngoại trừ một vài nước mức độ tiêu thụ rượu thấp nhất ở Châu Phi, Đông địa
trung hải.
Ảnh hưởng rõ nét của rượu đối với các bệnh tim mạch ở người cao tuổi có thể là
yếu tố bảo vệ trong những vùng rượu được dùng thường xuyên với lượng nhỏ tới
trung bình không uống say sưa. Chết đột quị thiếu máu cơ tim, có thể 11% cao
hơn ở các nước thu nhập cao nếu không phải là nghiện ngập. Tuy nhiên, ngay cả
các nước thu nhập cao, ảnh hưởng thực của rượu đối với các bệnh tim mạch là có
lợi, ảnh hưởng nói chung của rượu đối với gánh nặng bệnh tật là gây hại.
Những vùng có tỷ lệ chết cao qui cho rượu là Đông Âu, (hơn 1 trong số 10 trường
hợp chết) và MyxLatin (1 trong số 12 chết). Toàn cầu, rượu gây hại đối với nam
(6,0% chết và 7,4%DALYs) cao hơn đối với nữ (1,1% chết và 1,4% DALYs) phản
ành thói quen khác nhau về uống rượu cả về số lượng và cách sử dụng. Bên cạnh
việc mất sức khỏe trực tiếp do nghiện rượu, rượu cũng gây gần 20% chết do tai
nạn xe máy, 30% chết do ung thư thực quản, gan, động kinh và vô gia cư, 50%
chết do xơ gan.
2.3.3. Nghiện các chất trái phép (matuy)
Sử dụng matuy tăng hơn suốt giai đoạn 2000-2004, một phần do tăng các sản
phẩm ở Afghanistan chiếm 87% heroin trái phép trên toàn thế giới, Người nghiện
thuốc phiện ước tính tăng lên khoảng 16 triệu (11 triệu sử dụng heroin) chủ yếu do
tăng số người sử dụng ở châu Á (chiếm ½ số người sử dụng thuốc phiện trái phép
trên toàn Thế giới). ước tính không chắc chắn khoảng 245.000 người chết qui do

sử dụng thuốc phiện trái phép. Toàn cầu ước tính có khoảng 0,4% chết và 0,95
DALYs do sử dụng thuốc phiện trái phép năm 2004. Gánh nặng đứng hàng đầu
của chất gây nghiện trái phép là tại các nước thu nhập thấp và trung bình tại châu
Mỹ và Đông Địa trung hải.
2.4. Yếu tố nguy cơ thuộc về môi trường
Môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người theo nhiều cách – thông qua phơi
nhiễm với các yếu tố nguy cơ vật lý, hóa học và sinh học khác nhau. 5 phơi nhiễm
môi trường được tính đến trong phần này cùng phối hợp gây khoảng 10% chết và
gánh nặng bệnh tật toàn cầu và khoảng ¼ chết và gánh nặng bệnh tật ở trẻ em dưới
5 tuổi.
2.4.1. Thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh, cải thiện môi trường vệ sinh
Năm 2004 có khoảng 83% dân số có cải thiện hình thức cung cấp nước, trong khi
59% (3,8 tỷ người) phải tiếp cận với điều kiện môi trường vệ sinh ở mức cơ bản.
Điều kiện nhà vệ sinh, môi trường vệ sinh, nguồn nước không phù hợp tăng tỷ lệ
mắc các bệnh tiêu chảy. Tỷ lệ mắc và chết cao nhất xảy ra tại các nước với tỷ lệ
mắc cao là châu Phi, một phần các nước Đông Nam Á. Phần lớn chết do tiêu chảy
trên thế giới (88%) gây ra do nước uống không an toàn, công trình vệ sinh và môi
trường vệ sinh. Nhìn chung hơn 99% chết này tại các nước đang phát triển và 84%
mắc ở trẻ em.
2.4.2. Ô nhiễm không khí môi trường đô thị
Công nghiệp, xe ô tô và xe vận tải phát tán phức hợp ô nhiễm không khí, nhiều
chất trong đó gây hại đối với sức khỏe. Phần lớn các hạt vật chất nhỏ gây ô nhiễm
từ đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, từ cả hai nguồn di động như xe và từ nguồn cố
định như nhà máy điện. Các hạt bụi mịn (PM) kết hợp phổ rộng các bệnh cấp và
mạn như ung thư phổi, bệnh tim phế mạn. Ước tính trên toàn cầu nó gây ra 8%
chết ung thư phổi, 5% chết bệnh tim phổi và khoảng 3% chết bệnh phổi nhiễm
trùng. Ô nhiễm PM là một vấn đề môi trường ảnh hưởng tới con người trên toàn
cầu, nhưng tỷ lệ không cân xứng của gánh nặng bệnh tật này tại các nước thu nhập
trung bình
2.4.3. Khói trong nhà do các nhiên liệu hóa thạch rắn

Hơn một nửa dân số trên thế giới vẫn đun nấu bằng củi, phân, than hoặc, phế thải
nông nghiệp trong các lò đốt đơn giản hoặc mở. Đặc biệt trong điều kiện thông khí
kém, dùng nhiên liệu hóa thạch rắn dẫn tới phơi nhiễm cao với các khói trong nhà
và kết hợp rộng nguy cơ sức khỏe, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em. Khói trong
nhà từ nhiên liệu hóa thạch rắn chứa nhiều chất nguy hại tiềm ẩn, từ tác nhân ung
thư tới bụi kích thích nhỏ, tất cả nguy cơ này gây phá hủy phổi. Khói trong nhà từ
nhiên liệu gây khoảng 21% chết nhiễm khuẩn hô hấp dưới trên toàn cầu, 35%
chết bệnh phổi tắc nghẹn mạn, và khoảng 3% chết ung thư phổi. Trong số chết do
nguyên nhân này , khoảng 64% tại các nước thu nhập thấp đặc biệt vùng Đông
nam Á và châu Phi, khoảng 28% xảy ra tại Trung quốc.
2.4.4. Phơi nhiễm chì
Bởi vì được sử dụng dụng rất nhiều, chì có trong không khí, bụi, đất và nước. Ô
nhiễm chì khi mang thai và trẻ nhỏ dẫn đến giảm chỉ số thông minh (IQ), tăng
huyết áp đối với người lớn. Thực tế thì mức chì máu giảm dần tại các nước công
nghiệp khi loại nhiên liệu hóa thạch.Tuy nhiên xăng pha chì vẫn sử dụng, chì vẫn
còn đe dọa đặc biệt sức khỏe trẻ em
2.4.5. Biến đổi khí hậu
Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng từ 1,1 -6,4
O
C trong vòng 1990 – 2100. Các yếu
tố vật lý, sinh thái và xã hội sẽ có một ảnh hưởng phức hợp về thay đổi khí hậu,
Nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe bao gồm chết do nhiệt độ quá cao, thảm họa
thời tiết, vecto truyền bệnh và tỷ lệ mắc cao hơn các nhiễm trùng liên quan tới
thực phẩm và bệnh do nước ô nhiễm, ô nhiễm quang hóa không khí, chiến tranh
giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
trong xã hội có khoảng cách về nguồn lực, kỹ thuật thấp và cơ sở hạ tầng yếu kém.
Biến đổi khí hậu ước tính gây đến 3% chết tiêu chảy, 3% chết sốt rét, 3,8% chết
sốt dengue trên toàn cầu năm 2004. Qui thuộc toàn bộ tỷ lệ khoảng 0,2% tổng số
chết năm 2004.
2.5. Bệnh nghề nghiệp và các nguy cơ khác

2.5.1. Thương tích nghề nghiệp
Nhìn chung khoảng hơn 350.000 nghìn công nhân chết mỗi năm do thương tích
nghề nghiệp không chủ đích mỗi năm. Hơn 90% gánh nặng thương tích này ở nam
và hơn nửa gánh nặng trên toàn cầu trong số lao động nam ở khu vực WHO Đông
nam Á và Tây Thái bình dương. Nam độ tuổi từ 15-59. 8% trong tổng số gánh
nặng thương tật không cố ý qui cho thương tích liên quan đến nghề nghiệp tại các
nước thu nhập cao và 18% tại các nước thu nhập thấp và trung bình.
2.5.2. Tác nhân ung thư nghề nghiệp
Ít nhất có 150 tác nhân hóa học và sinh học được biết hoặc có khả năng gây ung
thư. Nhiều chất trong số này có ở nơi làm việc, thậm chí ngay cả dự phòng ung
thư nghề nghiệp một cách toàn diện như giảm phơi nhiễm, thay thế các nguyên
liệu an toàn, qui trình khép kín, thông gió. Toàn cầu ước tính phơi nhiễm nghề
nghiệp chiếm 8% ung thư phổi, dạng ung thư nghề nghiệp thường gặp nhất.
2.5.3. Bệnh nghề nghiệp do ô nhiễm không khí
Nơi làm việc có thể phơi nhiễm với bụi hô hấp gây ung thư phổi, bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, bệnh phổi do khoảng chất, bụi phổi silicose, bụi phổi abestose.
Phơi nhiễm nghề nghiệp do ô nhiễm không khí ước tính dẫn tới 12% chết do bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính. Thêm vào đó ước tính 29000 chết do silicose, asbetose.
Bệnh phổi bụi khoáng chất do phơi nhiễm với bụi silic, asbetos và bụi than.
2.5.4. Gánh nặng và áp lực về Ergonomie
Đau lưng vùng thấp có thể mắc khi nâng hoặc mang vác vật nặng, công việc đòi
hỏi thể lực, thường xuyên cúi, vặn hoặc tư thế cột sống không thoải mái. Đau hiếm
khi đe dọa tính mạng nhưng hạn chế lao động và các hoạt động xã hội. Ước tính
37% đau lưng là do yếu tố nguy cơ nghề nghiệp. Mặc dù đau lưng không gây tử
vong sớm nhưng là nguyên nhân nghỉ việc và mất hiệu quả kinh tế
2.5.5. Điếc nghề nghiệp
ồn quá mức là một trong những tác hại nghề nghiệp phổ biến đặc biệt lao động
mỏ, nhà máy cơ khí, công nhân xây dựng tại các nước đang phát triển. Khoảng
16% người lớn mất nghe trên toàn cầu qui thuộc do phơi nhiễm ồn nghề nghiệp.
tương đương với mất ngưỡng nghe theo định nghĩa của WHO, nó cũng gây tương

đương 4,5 triệu DALYs cho mất nghe từ mức trung bình trở lên.
2.5.6. Nhiễm trùng do chăm sóc y tế không an toàn
Ước tính cho thấy, tại các nước đang phát triển, cứ 1 trong 10 bệnh nhân bị tổn hại
trong khi nhận chăm sóc y tế tại bệnh viện. Yếu tố nguy cơ của chăm sóc sức khỏe
kết hợp với nhiễm trùng tại một số nước đang phát triển tới 20 lần cao hơn tại các
nước phát triển. Tỷ lệ mắc kết hợp với các phẫu thuật chủ yếu là không thể chấp
nhận tại các nước đang phát triển. Tình trạng này tại các nước đang phát triển có
thể xấu đi bởi thuốc dưới tiêu chuẩn và thuốc giả. Trang bị và cơ sở hạ tầng nghèo
nàn, không phù hợp.
Số trường hợp tiêm không an toàn ước tính 30% chết do nhiễm virut viêm gan B,
24% viêm gan virut C, 27% ung thư gan và 24% chết do xơ gan, 1% chết do HIV
trên toàn cầu. ước tính 417.000 người chết do các bệnh lây truyền qua tiêm không
an toàn năm 2004
2.5.7. Trẻ em bị lạm dụng tình dục
Trẻ em bị lạm dụng tình dục tăng nguy cơ rối loạn tâm thần ở tuổi trưởng thành,
bao gồm trầm cảm, lo âu, lạm dụng rượu và thuốc phiện, tự tử. Tỷ lệ người lớn đã
từng bị lạm dụng tình dục thời nhỏ trong khoảng từ 4% ở nam tại các nước thu
nhập cao tới hơn 40% ở phụ nữ tại nhiều khu vực châu Phi và châu Á. Khoảng 1/3
bị tổn thương sang chấn stress ở nữ và 1/5 ở nam qui thuộc do lạm dụng tình dục
trẻ em
2.5.8. Các yếu tố nguy cơ khác
- Bệnh truyền nhiễm như lao và sốt rét (4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu)
- Yếu tố nguy cơ môi trường gia đình đối với rối loạn tinh thần
- Yếu tố nguy cơ thương tích, tai nạn giao thông, chiến tranh…
- Phức hợp hàng loạt nguy cơ chế độ ăn
3. Các vấn đề sức khỏe liên quan với yếu tố nguy cơ
3.1. Mô hình bệnh tật hiện nay
Tại các nước đang phát triển tỷ lệ mắc các bệnh lây nhiễm, bệnh do nước sinh hoạt
không an toàn, điều kiện vệ sinh vẫn cao, đồng thời xu hướng gia tăng các bệnh
phổ biến tại các nước phát triển. Đó là các bệnh không truyền nhiễm như tiểu

đường, tim mạch, ung thư là vấn đề thực hành y tế công cộng chủ yếu ở tất cả các
nước trên toàn thế giới. 6/10 trường hợp chết do các bệnh không truyền nhiễm.
Béo phì đã đạt đến tỷ lệ mắc dịch. Các yếu tố nguy cơ chính cho bệnh không
nhiễm trùng, béo phì là chế độ ăn không khỏe, không hoạt động thể lực và hút
thuốc.
- Khoảng 30 triệu người trưởng thành ở khu vực tây Thái Bình Dương mắc
tiểu đường và mô hình này xu hướng tăng lên 56 triệu vào năm 2025. Ước
tính 1/5 trường hợp mắc tiểu đường trên thế giới thuộc về khu vực Tây
Thái bình dương. Một vài ghi nhận Tỷ lệ mắc tiểu đường cao nhất thế giới
là tại các nước đảo Thái bình dương. Tiểu đường liên kết chặt với béo phì.
- Bệnh tim mạch dẫn đầu nguyên nhân của tỷ lệ tử vong trên hầu hết các
nước. Tỷ lệ người lớn mắc cao huyết áp là nguy cơ qui thuộc chủ yếu đối
với bệnh mạch não, bệnh mạch vành tim, bệnh tăng áp lực tim và suy thận,
vượt trên 10% trong 19 nước vùng Tây Thái bình dương. Tại một vài nước
đảo Thái bình dương, tỷ lệ hiện mắc là trên 20%. Tại Trung quốc, cao huyết
áp ảnh hưởng tới 100 triệu người
- Trong 23 nước khu vực Tây Thái bình dương, ung thư là nằm trong số 3
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. 8 nước trong đó, ung thư là nguyên
nhân chết hàng đầu. Trong số nam, ung thư phổi là một trong 3 loại ung thư
và dẫn tới tử vong tại 28 nước. Đối với nữ, ung thư vú là một trong 3 loại
ung thư và dẫn tới tử vong tại 20 nước. Các ung thư gan, đại tràng, trực
tràng, dạ dày, miệng, cổ tử cung thường được báo cáo ở hầu hết các nước.
3.2. Bằng chứng về các yếu tố nguy cơ và bệnh
Nhiều bằng chứng mạnh về chế độ ăn không khỏe, hoạt động thể lực không đủ là
những nguyên nhân chủ yếu của bệnh động mạch vành, đột quị do tai biến mạch
não, một vài dạng ung thư, tiểu đường typ 2, cao huyết áp, béo phì, loãng xương,
bệnh răng lợi và các bệnh khác
Thiếu hoạt động thể lực là nguyên nhân ẩn chủ yếu của chết, bệnh tật và mất khả
năng. Phác thảo kết quả nghiên cứu của WHO về các yếu nguy cơ cho rằng một
lối sống ít vận động là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu của chết và mất khả

năng và béo phì và thực chất tăng nguy cơ của ung thư đại tràng, cao huyết áp,
loãng xương, trầm cảm và lo lắng.
Mặt khác, chế độ ăn khỏe, hoạt động thể lực giảm nguy cơ chết thông qua ảnh
hưởng tới lipid máu, áp lực mạch máu, nghẽn mạch, trọng lượng cơ thể, dung nạp
đường huyết và kháng insulin.
Tăng sử dụng rau và quả, giảm lượng muối ăn vào và giảm, tăng cường chất lượng
sử dụng chất béo là phương pháp ăn uống quan trọng nhất cho dự phòng cả hai
bệnh tim mạch và ung thư. Duy trì trọng lượng cơ thể và tăng cường hoạt động
thể lực suốt thời gian sống là cách hiệu quả nhất của dự phòng tiểu đường và các
bệnh mạn tính khác
- Giảm lượng chất béo bão hòa ăn vào 1-3% có thể làm giảm tỷ lệ mới mắc
bệnh mạch vành tim 25%, tiết kiệm 4,1 – 12,7 tỷ usd chi phí y tế và mất sản
phẩm trong 10 năm.
- Chi phí 1usd cho chương trình dinh dưỡng cho phụ nữ nghèo cho thấy tiết
kiệm 2,91 chi phí y tế cho giảm số trẻ sinh thiếu cân
- Nếu thêm 10% dân Autralia có lối sống hoạt động thể lực tích cực, nguy cơ
bệnh mạch não có thể giảm 5%, chi phí tiết kiệm ước tính là 103,75 triệu
A$
Giới hạn và duy trì cân nặng giảm nguy cơ ung thư vú sau mạn kinh, ung thư đại
tràng, tử cung và thận, ưng thư biểu mô tuyến thực quản. Hoạt động thể lực
thường xuyên giảm nguy cơ ung thư vú, đại tràng và có thể ung thư tử nội mạc tử
cung và tuyến tiền liệt. Tới 1/3 ung thư đại trạng, vú và thận qui cho thừa cân và
hoạt động thể lực không đủ, ví dụ, hội đồng chung châu Âu ước tính 21000 trường
hợp ung thư đại tràng và 13000 trường hợp ung thư vú mỗi năm có thể tránh được
bằng duy trì cân nặng bình thường
3.3. Mô hình bệnh tật trong tương lai
Ước tính đến năm 2020, bệnh không lây sẽ tăng kịp và vượt bệnh truyền
nhiễm, nguyên nhân chủ yếu tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết
Chi phí chăm sóc y tế sẽ tăng nhảy vọt khi dân số cao tuổi cần điều trị với
các bệnh mạn tính và bệnh không lây.

Tiểu đường typ 2, phần lớn bệnh do chế độ ăn không khỏe, không hoạt
động thể lực, tổng số bệnh nhân trên toàn cầu sẽ tăng từ 220 triệu trong năm 2010
lên 300 triệu năm 2025.
Các nghiên cứu đưa ra 5%-10% chi phí chăm sóc sức khỏe tại các nước
phát triển qui thuộc chăm sóc tiểu đường và biến chứng của nó. Tình trạng này
cũng tương tự như tại các nước đang phát triển. Ví dụ một tỷ lệ lớn chi phí sức
khỏe tại một số nước ở lục địa biển Thái bình dương dùng cho chuyển đi nước
ngoài điều trị bệnh liên quan tới tiểu đường. Tỷ lệ tăng hiện nay của bệnh đái tháo
đường có nghĩa nó có thể vượt trên khả năng chi trả của nhà nước cho các dịch vụ
này.
Chế độ ăn không khỏe, không hoạt động thể lực và biến chứng của chúng là
không giới hạn đến ảnh hưởng ở các tầng lớp dân. Kinh tế trong lĩnh vực thực
phẩm nghĩa là chất béo, thức ăn tinh chế, thức ăn mặn có nhiều và sẵn hơn trên thị
thường hơn là thực phẩm khỏe thay thế. Nền kinh tế thị trường gia tăng chuyển
dịch dân số nghèo từ thực phẩm tự cung chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm thuận
tiện, rẻ nhưng không phải là thay thế thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Các sản
phẩm thực phẩm truyền thống cũng kết hợp với hoạt động thể lực, sự chuyển đổi
này cũng đồng nghĩa những người nghèo cũng trở lên ít hoạt động hơn
3.4. Gánh nặng bệnh tật
- Tỷ lệ tử vong
Nguy cơ toàn cầu dẫn tới tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới là cao huyết áp (chiếm
13%tỷ lệ chết toàn cầu), thuốc lá (9%), glucose máu cao (6%), không hoạt động
thể lực (6%), thừa cân béo phì (5%). Những yếu tố nguy cơ này làm tăng nguy cơ
các bệnh mạn tính như bệnh tim, đái đường, ung thư. Gánh nặng bệnh tật này ảnh
hưởng tới tất cả các nước,mọi tầng lớp từ thu nhập cao đến thu nhập thấp .
- Mất năm sống điều chỉnh (DALYs)
Những nguy cơ gánh nặng bệnh tật hàng đầu được đo lường với số năm sống điều
chỉnh do mất khả năng DALYs (Disability-Adjusted Life Year) là thừa cân (6%
của DALYs toàn cầu), tình dục không an toàn (5%), lạm dụng rượu (5%), nước
không an toàn và tình trạng vệ sinh (5%). Những yếu tố nguy cơ này ảnh hưởng

đặc biệt với dân cư tại các nước có thu nhập thấp như Đông Nam Á, Nam Sahara
châu Phi. Yếu tố nguy cơ thứ tư – lạm dụng rượu chỉ theo vùng địa lý và yếu tố
tình dục với gánh nặng cao nhất đối với nam giới tại châu Phi, tại các nước thu
nhập trung bình ở câu Mỹ và một vài nước thu nhập cao
5 yếu tố nguy cơ hàng đầu được (trẻ suy dinh dưỡng, tình dục không an toàn, lạm
dụng rượu, nước không an toàn và vệ sinh, cao huyết áp) chịu trách nhiệm cho ¼
trường hợp chết trên toàn thế giới và đứng hàng thứ 5 của tổng số DALYs. Nếu
giảm phơi nhiễm những yếu tố nguy cơ này sẽ tăng tuổi thọ toàn cầu gần 5 năm.
8 yếu tố nguy cơ (lạm dùng rượu, thuốc lá, cao huyết áp, chỉ số BMI cao, cao
cholesterol, glucose máu cao, ăn ít trái cây và rau xanh, không hoạt động thể lực)
đóng góp cho 61% chết bệnh tim mạch. Kết hợp, đồng thời các yếu tố nguy cơ này
dẫn đến ¾ bệnh thiếu máu cơ tim dẫn đến nguyên nhân chết toàn cầu. Mặc dù các
yếu tố nguy cơ chủ yếu này thường kết hợp ở các nước thu nhập cao, 84% tổng
gánh nặng bệnh tật xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Giảm phơi
nhiễm với 8 yếu tố nguy cơ này làm tăng tuổi thọ toàn cầu lên gần 5 năm.
Các yếu tố nguy cơ sức khỏe chuyển dịch: quần thể già đi có khả năng chống lại
các bệnh truyền nhiễm ; tại cùng thời điểm các loại không hoạt động thể lực, sử
dụng thức ăn, rượu, thuốc lá thay đổi. Tại các nước thu nhập thấp và trung bình
hiện nay đối mặt với cả hai gánh nặng gia tăng các bệnh mạn tính, bệnh không
truyền nhiễm cũng như các bệnh truyền nhiễm truyền thống ảnh hưởng của đói
nghèo
3.5. Theo mô hình bệnh theo khu vực địa lý
Thực tế mô hình bệnh tật khác nhau giữa các nước thu nhập cao, thấp và trung
bình. Đối với các nước thu nhập cao và trung bình yếu tố nguy cơ quan trọng nhất
kết hợp với các bệnh mạn tính như bệnh tim, ung thư. Hút thuốc lá một trong
những nguy cơ dẫn tới cả hai bệnh, tính đến cho 11% gánh nặng bệnh tật và 18%
chết tại các nước thu nhập cao; rượu, thừa cân và cao huyết áp cũng dẫn tới
nguyên nhân gây mất thời gian sống khỏe mạnh, mỗi nhóm chịu trách nhiệm cho
6-7% cho tổng số DALYs. Tại các nước thu nhập trung bình, nguy cơ bệnh mạn
tính cũng gây ra phần lớn nhất của chết và DALYs mặc dù các yếu tố nguy cơ như

tình dục không an toàn, thiếu nước sạch vệ sinh cũng gây ra phần lớn gánh nặng
bệnh tật hơn ở các nước thu nhập cao.
Tại các nước thu nhập thấp, một số nguy cơ tương đối chi phối cho tỷ lệ chết cao
và mất số năm sống khỏe. Nhìn chung các yếu tố nguy cơ này làm tăng tỷ lệ mắc
hoặc nặng của bệnh lây nhiễm. Dẫn đầu yếu tố nguy cơ tại các nước thu nhập thấp
là thiếu cân dẫn tới 10% gánh nặng bệnh tật. Sự kết hợp thiếu cân ở trẻ em, thiếu
các yếu tố vi lượng (sắt, vitamin A và zinc) bú sữa mẹ thấp dẫn tới 7% chết và
10% gánh nặng bệnh tật. Kết hợp gánh nặng của những nguy cơ dinh dưỡng này là
tương đương với toàn bộ gánh nặng bệnh và thương tích tại các nước thu nhập cao
3.6. Theo mô hình bệnh tât theo dân số
Mô hình nguy cơ thay đổi liên quan tới tuổi. Một vài yếu tố nguy cơ tác động
riêng đối với trẻ em: thiếu cân, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước sạch, khói trong nhà
do sử dụng dầu đốt, thay đổi khí hậu. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức
khỏe vị thành niên theo giới, mặc dù hành vi nguy cơ bắt đầu ở tuổi vị thành niên
nhưng ảnh hưởng tới sức khỏe ở tuổi lớn hơn. Đối với người lớn thì yếu tố nguy
cơ cũng thay đổi theo tuổi. Phần lớn gánh nặng bệnh tật từ chất gây nghiện, tình
dục không an toàn, thiếu biện pháp tránh thai, thiếu sắt, trẻ em bị lạm dụng tình
dục là ở ngưởi trẻ. Phần lớn gánh nặng sức khỏe từ các nguy cơ bệnh mạn tính xảy
ra ở người cao tuổi
Nam giới và nữ bị ảnh hưởng tương đương bởi các yếu tố dinh dưỡng, môi
trường, tình dục không an toàn. Nam giới chịu hơn 75% gánh nặng từ chất gây
nghiện và phần lớn gánh nặng bệnh nghề nghiệp. Phụ nữ chịu gánh nặng từ việc
thiếu phương tiện ngừa thai. 80% chết do thiếu hụt sắt, 2/3 gánh nặng từ lạm dụng
tình dục trẻ em [3].
4. Các biện pháp dự phòng
4.1. Gia tăng tiềm ẩn sức khỏe tốt từ việc giảm các yếu tố nguy cơ (WHO)
Giảm và loại trừ các yếu tố nguy cơ kể trên có thể giảm ¾ chết và DALYs dẫn đầu
như thiếu máu cơ tim, đái đường, tiêu chảy và HIV. Gần ½ (44%) chết toàn cầu
năm 2004 có thể qui thuộc cho 24 yếu tố nguy cơ được phân tích ở trên. Một phần
ba (33%) chết qui thuộc cho 10 nguy cơ dẫn đầu và hơn ¼(25%) chết qui thuộc

cho 5 nguy cơ dẫn đầu
4.2. Biện pháp dự phòng
4.2.1. Chiến lược về chế độ ăn khỏe và tăng các hoạt động hoạt động thể lực
Có sự tham gia ở cấp quốc gia và nhiều lĩnh vực
- Chính sách và pháp luật trong cung cấp dịch vụ thực phẩm và thức ăn an
toàn, kiểm soát chất lượng thực phẩm
- Chương trình nâng cao nhận thức về mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ
do chế độ ăn không cân đối và bệnh tật
- Chương trình dinh dưỡng quốc gia nâng cao nhận thức về an toàn thực
phẩm, hướng dẫn chế độ ăn và thực phẩm có lợi
- Kiểm soát thị trường thực phẩm, tạo môi trường lựa chọn thực phẩm an
toàn và có lợi cho sức khỏe với sự tham gia của tổ chức xã hội, các ngành
dịch vụ và chế biến thực phầm
- Vận động cá nhân chơi thể thao, tạo môi trường thuận tiện cho hoạt động
thể thao phù hợp cho mỗi cá nhân.
4.2.2. Môi trường sống an toàn, giảm thương tích, giảm thiểu ô nhiễm từ các
nguồn giao thông, công nghiệp, chất đốt
Môi trường sống an toàn:
- Loại trừ hoặc biệt lập các nguy cơ gây các tai nạn thương tích trong môi
trường sống như dễ trượt ngã, đuối nước, bỏng, điện giật…
- Kiểm soát chất lượng không khí, đất, nước, công trình vệ sinh trong khu
dân cư, đô thị
An toàn giao thông:
- Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông, mở rộng và riêng tuyến
đường cho xe cơ giới, tín hiệu an toàn rõ ràng
- Luật giao thông được phổ biến, mọi người tuân thủ luật
- Kiểm soát chất lượng xe tham gia giao thông, tuân thủ luật của người tham
gia giao thông
- Khống chế tốc độ, và không sử dụng rượu trong khi lái xe, kiểm soát nồng
độ cồn trong máu qua hơi thở

- Qui định đường đi bộ và giao thông an toàn cho khu vực xe đạp và người đi
bộ
Giảm thiểu các nguồn ô nhiễm môi trường sống trong và ngoài nhà
4.2.3. Cải thiện môi trường vệ sinh và cung cấp nước sạch
Kiểm soát và cải thiện chất lượng công trình vệ sinh trong các khu dân cư, đô thị,
nơi công cộng
Kiểm soát và cải thiện chất lượng cung cấp nước sạch
4.2.4. Cải thiện chất lượng dịch vụ y tế phát hiện và dự phòng bệnh cấp 1, cấp 2,
cấp 3
Cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng,
Cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân đều
được tiếp cận các dịch vụ y tế
Xây dựng cộng đồng dân cư an toàn, câu lạc bộ sức khỏe, và các sinh hoạt chung
trong cộng đồng tuyên truyền nâng cao nhận thức về cuộc sống khỏe mạnh
Câu hỏi lượng giá cuối bài
1. Trình bày các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe phát sinh
từ môi trường sống hiện đại
2. Xu thế mô hình bệnh tật hiện nay và mối liên quan giữa
yếu tố nguy cơ từ môi trường sống và lối sống không khỏe và bệnh tật
3. Trình bày được các bệnh không lây nhiễm và khả năng dự
phòng
4. Nêu các biện pháp dự phòng bệnh không lây nhiễm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Maldovski P. Allin S., Masseria C., et all,(2009) Health in European Union,
WHO, p: 1-123.
2. WHO, (2009), Global health risks: mortality and burden of disease
attributable to selected major risks, p: 2-30.
3. WHO, (2002), Diet, Physical Activities and health, WPR/RC53/12, p:5-18.

×