Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bải giảng DH y thái nguyên vệ sinh bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.4 KB, 16 trang )

Bài : Vệ sinh bệnh viện (4 tiết)
Đại học Y Dược Thái Nguyên
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được các yếu tố nguy cơ của môi trường bệnh viện.
2. Trình bày được ảnh hưởng của môi trường bệnh viện đến vấn đề sức khỏe
3. Trình bày được các biện pháp dự phòng nhằm giảm thiểu yếu tố nguy cơ
trong môi trường bệnh viện
NỘI DUNG:
1. Các yếu tố nguy cơ của môi trường bệnh viện
1.1. Nhiễm trùng bệnh viện
- Nhiễm trùng ngoài bệnh viện là lý do làm bệnh nhân vào viện, loại nhiễm
trùng này là do các mầm bệnh từ ngoài bệnh viện.
- Nhiễm trùng trong bệnh viện, mắc phải khi bệnh nhân nằm viện mà lý do
nhập viện không phải do nhiễm trùng ấy.
* Nguyên nhân
- Con người:
+ Bệnh nhân lây nhiễm cho bệnh nhân, do di chuyển bệnh nhân nhiều.
+ Nhân viên lây nhiễm cho bệnh nhân và ngược lại.
+ Khách thăm lây nhiễm cho bệnh nhân và ngược lại.
- Vật liệu, dụng cụ sử dụng trong thăm khám chữa trị, đồ dùng của bệnh nhân.
- Môi trường:
+ Không khí trong bệnh phòng bị nhiễm bẩn.
+ Đất, bụi trong bệnh phòng bị nhiễm bẩn bởi vi sinh vật.
+ Nước sinh hoạt và nước thải.
* Các hình thức lây truyền
- Do căn nguyên nội sinh: bình thường có một lượng lớn vi khuẩn sống ở
niêm mạc ông tiêu hoá gồm vi khuẩn ái khí, kỵ khí. Do ảnh hưởng của Stress,
ngoại khoa, shock vv làm rối loạn và phát sinh các điều kiện để vi khuẩn từ ruột
1
Môi trường
vào máu trực tiếp qua thành ruột rồi đến cư trú ở một cơ quan thích hợp nào đó.


Hoặc trong thao tác phẫu thuật người thầy thuốc đưa vi khuẩn từ ống tiêu hoá vào
các tổ chức khác hay vào vết mổ gây nhiễm trùng
- Do căn nguyên ngoại sinh (hệ vi khuẩn ngoại lai với bệnh nhân): đó là do
các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào gây nhiễm trùng cho bệnh nhân. Các thức
lây truyền có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Truyền theo đường không khí: các vi sinh vật được vận chuyển bằng các
vật liệu, dụng cụ, bụi các loại và các giọt nước bọt.
+ Truyền do tiếp xúc với vật liệu, dụng cụ: quần áo nhân viên, đồ dùng sinh
hoạt và vệ sinh, đồ dùng trong phòng tắm, nhà vệ sinh.
+ Truyền qua đường bàn tay: chiếm 40% đến 70% các nhiễm trùng trong
bệnh viện.
* Những tác nhân gây nhiễm trùng các cơ sở điều trị
Các vi sinh vật gây ra bệnh nhiễm trùng chủ yếu là:
- Tụ cầu vàng: nhọt, áp xe chúng có trong không khí, chất lỏng, trên mặt
đất.
- Liên cầu khuẩn:
2
Người thămBệnh nhânBệnh nhânThầy thuốc
Dụng cụ y tế
+ Liên cầu khuẩn Agalactae B: nhiễm trùng sau đẻ, đặc hiệu với phụ nữ,
15% đến 30% mang vi khuẩn không có triệu chứng. Truyền bệnh do: bàn tay, đồ
vật - dụng cụ.
+ Liên cầu khuẩn ở phân (S.faecalis): nhiễm trùng đường niệu, phẫu thuật
bụng. Truyền bệnh: tại chỗ, bàn tay, bề mặt, đất.
+ Liên phế cầu (S.Pneumoniae): viêm phổi 50% người mang vi khuẩn
không có triệu chứng. Truyền bệnh theo đường không khí.
- Vi khuẩn đường ruột: hiện nay, đây là những mầm bệnh thường hay gặp
nhất, nhiễm trùng nặng trong viêm Klebsiella: nhiễm trùng đường tiết niệu và hô
hấp. Escherichia Coli: Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp.
Seriatia: nhiễm trùng đường tiết niệu, các tạng.

Proteus: nhiễm trùng đường tiết niệu (đặt sonde).
Pseudomonacaes: vi khuẩn chính: khuẩn gây mủ - những vi khuẩn có bào
tử: Tetani, Perfringen, vô trùng các đồ vật - dụng cụ bằng nồi hấp, hầu như đã xoá
bỏ nguồn gốc bệnh nhiễm trùng trong bệnh viện này.
Các virus: viêm gan, cúm, HIV, vv
1.2. Chất thải y tế: chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 loại như
sau:
1.2.1. Chất thải lâm sàng (gồm 5 nhóm)
a) Nhóm A: là chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm những vật liệu bị thấm máu,
thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh như: băng, gạc, bông, găng tay, bột bó,
đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng
dẫn lưu,…
b) Nhóm B: là các vật sắc nhọn, bao gồm: bơm kim tiêm, lưỡi và cán dao
mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra
các vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không
nhiễm khuẩn.
3
c) Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng
xét nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh
thiết/ xét nghiệm / nuôi cấy, túi đựng máu…
d) Nhóm D: là chất thải dược phẩm, bao gồm
* Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược
phẩm không còn nhu cầu sử dụng.
* Thuốc gây độc tế bào
e) Nhóm E: là các mô và các cơ quan người - động vật, bao gồm: tất cả các
mô của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm); các cơ quan, chân tay, rau
thai, bào thai, xác súc vật.
1.2.2. Chất thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ là chất thải có hoạt độ riêng giống như các chất phóng
xạ. Tại các cơ sở y tế chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, hóa

trị liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ bao gồm: chất thải rắn, lỏng và khí.
a) Chất thải phóng xạ rắn gồm: các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm,
chẩn đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc
sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ …
b) Chất thải phóng xạ lỏng gồm: dung dịch có chứa nhân phóng xạ phát
sinh trong quá trình chẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài
tiết, nước xúc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ…
c) Chất thải phóng xạ khí gồm: các chất khí dùng trong lâm sàng như :
133
Xe, các khí thoát ra từ các kho chứa phóng xạ…
1.2.3. Chất thải hóa học
Chất thải hóa học bao gồm các chất thải rắn, lỏng và khí. Chất thải hóa học
trong các cơ sở y tế được phân thành 2 loại là Chất thải hóa học không gây nguy
hại như đường, acid béo, một số muối vô cơ và hữu cơ. Loại thứ hai là Chất thải
hóa học nguy hại bao gồm:
a) Formaldehyd: được sử dụng trong khoa giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp xác
và dùng để bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa khác.
4
b) Các hóa chất quan hóa học: có trong các dung dịch dùng cố định và tráng phim.
c) Các dung môi: Các dung môi dùng trong cơ sở y tế bao gồm các hợp
chất halogen như methylen chlorid, choloform, freons, trichloro ethylen, các thuốc
mê bốc hơi như halothan; các hợp chất không có halogen như xylen, aceton,
isopropanol, toluen, ethy acetat và acetonitril.
d) Oxit ethylen - Oxit ethylen được sử dụng để tiệt khuẩn các thiết bị y tế,
phòng phẫu thuật nên được đóng thành bình và gắn với thiết bị tiệt khuẩn. Loại
khí này có thể gây ra nhiều độc tính và có thể gây ra ung thư ở người.
e) Các chất hóa học hỗn hợp: bao gồm các dung dịch làm sạch và khử
khuẩn như phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh…
1.2.4. Các bình chứa khí có áp suất cao
Các cơ sở y tế thường có các loại bình chứa khí có áp suất như bình đựng

O
2
, CO
2
, bình ga, bình khí dung và các loại bình đựng khí dùng 1 lần. Các bình
này dễ gây cháy, nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom riêng.
1.2.5. Chất thải sinh hoạt trong bệnh viện
a) Chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại: phát sinh từ các buồng
bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt, nhà
ăn… bao gồm: giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng cát tông, túi nilong, túi
đựng phim, vật liệu gói thực phẩm, thức ăn dư thừa của người bệnh, hoa và rác
quét dọn từ các sàn nhà.
b) Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
2. Ảnh hưởng của môi trường bệnh viện đến vấn đề sức khỏe
* Các loại nhiễm trùng tại các cơ sở điều trị:
- Nhiễm trùng sau mổ: chiếm 17% các nhiễm trùng trong bệnh viện, vết mổ
tạo ra một đường cho nhiễm trùng. Các vết mổ được xếp loại theo nguy cơ lây
nhiễm - phải đặt ra những nội qui về quản lý các băng gạc và đánh giá đều đặn.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: chiếm 50% lây nhiễm trong bệnh viện, nó
kháng với nhiều kháng sinh và có thể là điểm xuất phát của nhiễm trùng máu. Đội
ngũ điều trị phải luôn luôn quan tâm đến loại nhiễm trùng này.
5
- Nhiễm trùng phổi: hay nhiễm trùng đường hô hấp dưới 18%. Nguồn này
mới có gần đây, chủ yếu do kỹ thuật: hỗ trợ hô hấp và máy điều hoà vi khí hậu.
- Nhiễm trùng máu (15%): Người ta phân làm hai loại nhiễm trùng máu:
Nhiễm trùng máu thứ phát, nhiễm trùng máu tiên phát.
3. Các biện pháp dự phòng nhằm giảm thiểu yếu tố nguy cơ trong môi
trường bệnh viện
3.1. Thu gom chất thải y tế
3.1.1. Nguyên tắc thu gom chất thải

Phân loại phải được thực hiện ngay tại thời điểm chất thải phát sinh và phải
đựng chất thải trong các túi hoặc thùng theo đúng quy định.
Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải sinh hoạt.
Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải sinh hoạt thì hỗn hợp chất
thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại.
3.1.2. Tiêu chuẩn các túi, hộp và thùng đựng chất thải
* Quy định về màu sắc của túi, hộp và thùng đựng chất thải
- Màu vàng: đựng Chất thải lâm sàng, bên ngoài phải có biểu tượng về
nguy hại sinh học.
Biểu tượng nguy hại sinh học
- Màu xanh: đựng chất thải sinh hoạt.
- Màu đen: đựng chất thải hóa học, chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế
bào.
- Các túi, hộp và thùng đựng có các màu trên chỉ được sử dụng để đựng
chất thải và không dùng vào mục đích khác.
* Tiêu chuẩn túi đựng chất thải
6
(
)
ொொொொ
- Túi đựng chất thải để đem đi đốt phải là túi nhựa PE hoặc PP, không dùng
túi nhựa PVC vì khi đốt sẽ tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm.
- Thành túi dày, kích thước túi phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể
tích tối đa của túi là 0,1 m
3
- Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức 2/3 túi và có dòng chữ
"Không được đựng quá vạch này".
* Tiêu chuẩn của các hộp đựng các vật sắc nhọn
- Làm bằng các vật liệu cứng, không bị xuyên thủng, không bị rò rỉ và có
thể thiêu đốt được.

- Dung tích hộp: cần có hộp đựng với kích thước khác nhau (2,5 lít, 6 lít, 12
lít và 20 lít) phù hợp với lượng các vật sắc nhọn phát sinh.
- Các hộp đựng vật sắc nhọn phải thiết kế sao cho thuận lợi cho việc thu
gom cả bơm và kim tiêm, khi di chuyển chất thải bên trong không bị đổ ra ngoài,
có quai và có nắp để dán kín lại khi hộp đã đầy 2/3. Hộp có màu vàng, có nhãn đề
"Chỉ đựng vật sắc nhọn"
* Tiêu chuẩn thùng đựng chất thải
- Phải làm bằng nhựa Poly Etylen có tỷ trọng cao, thành dày và cứng, có
nắp đậy. Những thùng thu gom có dung tích lớn cần có bánh xe đẩy.
- Thùng màu vàng để thu gom các túi nilon màu vàng đựng chất thải lâm
sàng.
- Thùng màu xanh để thu gom các túi nilon màu xanh đựng chất thải sinh
hoạt.
- Thùng màu đen để thu gom các túi nilon màu đen đựng chất thải hóa học
và chất thải phóng xạ.
- Dung tích thùng tùy vào khối lượng chất thải phát sinh, có thể từ 10 đến
25 lít.
- Bên ngoài thùng phải có vạch báo hiệu ở mức 2/3 thùng và ghi dòng chữ
"Không được đựng quá vạch này".
3.1.3. Nơi đặt các túi và thùng đựng chất thải
7
- Nơi đặt thùng đựng chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt phải
được định rõ tại mỗi khoa/ phòng. Mỗi khoa cần có nơi lưu giữ các túi và thùng
đựng chất thải theo từng loại.
- Các túi và thùng đựng chất thải phải đặt ở nơi gần với nguồn phát sinh
chất thải như trước buồng thủ thuật, buồng thay băng, buồng tiêm, buồng đỡ đẻ,
buồng bệnh, buồng xét nghiệm, hành lang. Trên các xe tiêm và làm thủ tục cần có
hộp đựng các vật sắc nhọn để thuận tiện cho việc phân loại.
- Các túi đựng chất thải phải tuân theo hệ thống màu quy định, không được
thay thế các túi màu vàng, màu đen dựng chất thải nguy hại bằng các túi màu

xanh.
3.1.4. Thu gom chất thải tại nơi phát sinh
- Hộ lý hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và
chất thải sinh hoạt từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa.
- Chất thải lâm sàng khi đưa ra khỏi khoa/ phòng phải được để trong túi
nilon màu vàng, chất thải hóa học và chất thải phóng xạ phải đựng trong túi nilon
màu đen và phải có nhãn ghi nơi phát sinh chất thải.
- Các hộp màu vàng đựng vật sắc nhọn và chất thải sau khi xử lý ban đầu
phải cho vào túi nilon màu vàng và buộc kín miệng.
- Chất thải phát sinh tại các khoa phải được vận chuyển về nơi lưu giữ chất
thải chung của cơ sở y tế ít nhất 1 lần 1 ngày và khi cần.
- Buộc các túi nilon chứa chất thải khi các túi chứa đã đạt tới thể tích quy
định (2/3 túi). Không được dùng ghim dập để làm kín miệng túi.
3.1.5. Vận chuyển chất thải trong cơ sở y tế
- Cơ sở y tế phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh
vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác.
- Mỗi cơ sở y tế phải có phương tiện để vận chuyển chất thải từ nơi tập
trung của các khoa / phòng đến nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế. Các phương
tiện này chỉ sử dụng để vận chuyển chất thải và phải cọ rưả, tẩy uế ngay sau khi
8
vận chuyển chất thải. Phương tiện vận chuyển chất thải phải được thiết kế sao cho
dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô.
3.1.6. Lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế
Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ điều kiện sau:
- Cách xa nơi chuẩn bị đồ ăn, nhà kho, lối đi.
- Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến.
- Phải lưu giữ chất thải y tế nguy hại riêng biệt với chất thải sinh hoạt.
- Có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa. Không để súc vật, các
loài gậm nhấm, côn trùng xâm nhập tự do.
- Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh cuả cơ sở y tế.

- Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ,
hóa chất làm vệ sinh.
- Có hệ thống cống thoát nước, nền không thấm và thông khí tốt.
3.1.7. Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế
- Đối với các bệnh viện: về nguyên tắc chất thải phải được chuyển đi tiêu hủy
hàng ngày. Thời gian lưu giữ tối đa chất thải y tế nguy hại trong bệnh viện là 48 giờ.
- Đối với các cơ sở y tế nhỏ như trung tâm y tế dự phòng, phòng khám đa
khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế có phát sinh một lượng nhỏ chất thải y tế nguy hại thì
phải đựng chất thải trong các túi nilon thích hợp và buộc kín miệng. Chất thải lâm
sàng nhóm A, B, C, D không được lưu giữ tại cơ sở y tế quá một tuần.
3.1.8. Xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại
Mục tiêu xử lý và tiêu hủy chất thải y tế là làm hạn chế những ảnh hưởng
nguy hại của chúng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường bằng cách:
- Biến các chất thải thành những dạng không nguy hại.
- Cô lập chất thải để con người tránh phơi nhiễm với chúng.
- Cô lập chất thải tránh để chúng phân tán vào môi trường.
- Các phương pháp xử lý
+ Thiêu đốt + Khử khuẩn bằng hóa chất
+ Nồi hấp + Đóng gói kín
9
+ Vi sóng
- Các phương pháp tiêu hủy cuối cùng
+ Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh
+ Chôn lấp trong khu đất bệnh viện
+ Thải vào hệ thống cống xử lý chất thải lỏng (đối với chất thải
lỏng)
3.2. Bảo vệ nhân viên y tế và báo cáo khi có tai nạn - sự cố
3.2.1. Các yêu cầu bảo vệ cá nhân
Các bệnh viện, cơ sở y tế cần đảm bảo rằng các phương tiện bảo hộ cá nhân
được cung cấp đầy đủ, được nhân viên sử dụng và bảo dưỡng thường xuyên. Nhân

viên phải nhận thức được tầm quan trọng trong việc sử dụng các phương tiện bảo
hộ.
a) Quần áo bảo hộ, găng tay phải được cung cấp đầy đủ cho tất cả mọi nhân
viên làm công việc xử lý, buộc các túi đựng chất thải, vận chuyển, đưa chất thải
vào lò và tiêu hủy chất thải y tế.
b) Do nguy cơ dễ bị nhiễm khuẩn da của nhân viên y tế khi làm sạch các
dịch cơ thể, cần phải mặc áo choàng và đeo găng tay dùng 1 lần rồi bỏ đi. Trong
một vài trường hợp che mặt để đề phòng nguy cơ bắn tóe dịch vào mặt.
c) Đi giầy có đế và thành dày để đề phòng thùng hoặc túi đựng chất thải vô
tình rơi vào chân. Những nơi lưu giữ chất thải, nhân viên cần đi giầy để tránh dẫm
phải các vật sắc nhọn rơi trên mặt đất hoặc bị ngã ở những nơi sàn nhà trơn.
d) Tránh để các túi đựng chất thải tiếp xúc với cơ thể. Trong trường hợp xét
thấy có thể bị cọ xát vào cơ thể phải dùng dụng cụ bảo vệ ở chân hoặc cơ thể.
e) Khi đưa chất thải vào lò đốt bằng tay, cần mang kính che mặt và đội mũ
bảo vệ.
f) Nhân viên lò đốt cần đeo khẩu trang che bụi trong các trường hợp lấy
bụi, tro ra sau khi đốt.
g) Vệ sinh cá nhân là yếu tố quan trọng nhằm giảm các nguy cơ khi tiếp
xúc với chất thải y tế. Cần có sẵn các thiết bị tắm rửa thuận tiện cho nhân viên tiếp
10
xúc bằng tay với chất thải. Các thiết bị này đặc biệt quan trọng ở nơi lưu giữ, nơi
đốt chất thải.
3.2.2. Báo cáo khi có tai nạn và sự cố
a) Cơ sở y tế cần báo cáo ngay bằng quy trình báo cáo chính thức và phải
lưu giữ hồ sơ báo cáo về tai nạn và sự cố. Nội dung báo cáo gồm: tính chất của tai
nạn hay sự cố, ở đâu, khi nào và những nhân viên liên quan trực tiếp.
b) Những sự cố và nơi xảy ra như thùng chứa chất thải bị thủng, vỡ hoặc
phân loại không thích hợp cần báo ngay cho người phụ trách đến để điều tra và
cũng cần báo cáo cho cán bộ phụ trách chống nhiễm khuẩn.
c) Việc điều tra cần xác định nguyên nhân và có biện pháp thích hợp để đề

phòng tái xuất hiện.
3.3. Biện pháp phòng chống các bệnh nhiễm trùng tại bệnh viện
3.3.1. Các quy định chung
- Nguyên tắc chung về vệ sinh bao gồm toàn bộ những kỹ thuật và hành vi
mà mục đích nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện và lan truyền của các vi sinh vật gây
bệnh trong một khoa, phòng hay một cơ sở bệnh viện.
- Bệnh viện phải có hàng rào che kín, có cổng ra vào, có bảo vệ thường trực,
có cổng sau và đường đi riêng dành cho trường hợp tử vong.
- Trước cổng ra vào bệnh viện phải giữ sạch sẽ, trật tự, không để hàng quán
gần cổng ít nhất 25 m.
- Phòng khám thuộc bệnh viện phải ngăn cách với các khoa.
- Khoa truyền nhiễm phải xa khu điều trị bệnh nhân thường, nhà bếp, nhà
xác.
- Nước thải của bệnh viện phải có hệ thống cống rãnh ngầm dẫn đến nơi khử
khuẩn trước khi thải ra ngoài bệnh viện.
- Bệnh viện phải có đủ hỗ xí tự hoại.
- Bệnh viện có dủ nước sạch dùng cho chuyên môn và sinh hoạt của nhân
viên và người bệnh.
- Bệnh viện phải có lò đốt bông bẩn và các bộ phận cắt bỏ.
11
- Các khoa phòng phải có đủ hố xí, nhà tắm riêng cho nhân viên, chỗ thay
quần áo và chỗ để quần áo, đồ dùng cá nhân riêng cho nhân viên.
3.3.2. Các quy định cụ thể
3.3.2.1. Vệ sinh thân thể của nhân viên y tế
- Tắm: Là một yếu tố quan trọng cho phép loại bỏ tạm thời hệ vi khuẩn tích
tụ trong quá trình hoạt động.
- Móng tay (chân) và tóc: các móng tay phải cắt ngắn, và không đánh móng
tay. Phải gội đầu thường xuyên và luôn chải tóc, nếu tóc dài cần phải cặp (buộc) lại .
- Giầy, dép: phải thường xuyên bảo quản giầy dép (không được để bẩn)
không bao giờ được cất giầy dép vào tủ áo.

- Vệ sinh quần áo: quần áo đồng phục (bộ choàng trắng) cần phải thay khi
có vết ố. Đồng phục phải làm bằng loại vải dễ khử trùng, tốt nhất nên may cả bộ
áo choàng và quần dài. Các túi áo (quần) không được đựng linh tinh. Không được
mặc đồng phục đi ăn cơm.
- Khẩu trang: khẩu trang phải làm bằng chất tổng hợp có hiệu lực ngăn cản
các vi sinh vật trong nhiều giờ, phải che được toàn bộ mũi và miệng. Phải rửa tay
sau khi đeo khẩu trang, sau khi sờ vào khẩu trang, sau khi tháo khẩu trang.
- Mũ: nhất thiết phải đội mũ trong bếp, nhà giặt, phòng mổ, khoa điều trị
tăng cường và khoa ghép. Mũ phải trùm lên toàn bộ tóc.
- Rửa tay: rửa tay việc ưu tiên hàng đầu, là biện pháp quan trọng nhất để
phòng ngừa truyền bệnh nhiễm trùng. Rửa tay khi:
+ Tay bẩn. + Lúc bắt đầu và sau khi làm việc.
+ Trước khi ăn. + Trước và sau khi vào nhà vệ sinh.
+ Sau khi hỉ mũi. + Sau khi đeo, sờ tay vào khẩu trang.
+ Sau khi thao tác với đồ vật - dụng cụ bẩn.
+ Khi rời tiếp xúc từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác.
+ Khi vào và ra khỏi khu bệnh nhân cách ly.
Việc rửa tay cần phải phân biệt tuỳ theo tính chất công việc sẽ làm.
3.3.2.2. Đối với người bệnh
12
- Có giường chiếu, chăn màn, chăn gối sạch cho người bệnh mới vào.
- Tất cả người bệnh phải được mặc quần áo của bệnh nhân.
- Khi vào viện người bệnh phải được tắm rửa, thay quần áo.
3.3.2.3. Các biện pháp vệ sinh
* Nguyên tắc
- Bắt đầu từ phòng sạch nhất đến phòng bẩn nhất, vệ sinh từ trong cùng ra cửa.
- Chia làm ba khu vực:
+ Khu sạch: không trực tiếp liên quan tới việc chăm sóc người bệnh (phòng
hành chính, văn phòng, nhà kho, phòng nhân viên)
+ Khu kém sạch: có liên quan đến hoạt động chăm sóc người bệnh (phòng

bệnh nhân, phòng khám, phòng chuẩn bị, phòng thay băng )
+ Khu nhiễm bẩn nặng: nhà vệ sinh, phòng để rác, phòng thụt rửa
- Khi làm vệ sinh không được làm thủ thuật.
* Các quy định làm vệ sinh
- Vệ sinh khẩn cấp: các vệt máu, chất nôn, nước tiểu, dịch tiết (phải làm vệ
sinh ngay)
- Vệ sinh hàng ngày: tiến hành ở mọi khoa phòng
- Tổng vệ sinh: toàn bộ trang thiết bị, vật dụng, tường nhà, sàn nhà, giường
tủ
- Tẩy uế: được thực hiện trước khi khử khuẩn.
* Phương pháp khử khuẩn
- Khử khuẩn bằng hoá chất
+ Cồn 70 - 90
o
: dùng khử khuẩn bề mặt dụng cụ và da (không dùng cho vết
mổ)
Phạm vi: Diệt khuẩn Gram (+) và (-), không có tác dụng với virus, nấm, nha
bào.
Thời gian tác dụng 30 giây.
+ Cloramin 5%: Dùng để tẩy uế bề mặt
Tác dụng: Diệt vi khuẩn Gram (-), (+), nha bào
13
+ Viên nén Presep:
Pha nồng độ 0,014 % dùng để ngâm dụng cụ bằng thép không gỉ, dồ cao su,
sứ, thuỷ tinh, nhựa… trong thời gian một giờ
Nồng độ 1 %: dùng để lau, khử khuẩn vết máu
Nồng độ 0,25 % dùng để ngâm ống hút, bình, lọ xét nghiệm.
+ Iốt: dùng nồng độ 1 % khử khuẩn da trước khi phẫu thuật hoặc làm thủ
thuật.
Tác dụng: chống nấm, vi khuẩn, virus và một số ít nha bào.

* Phương pháp tiệt khuẩn:
- Tiệt khuẩn bằng nhiệt độ ướt:
+ Nhiệt độ 121
o
C: trong 15 phút kể từ khi nồi hấp đạt 121
o
C
+ Nhiệt độ 126
o
C trong 10 phút.
- Tiệt khuẩn bằng nhiệt độ khô: 160
o
C trong 120 phút.
- Bảo quản vật dụng đã tiệt khuẩn:
+ Không để chung vật dụng vô khuẩn với vật dụng không vô khuẩn.
+ Phải để vật dụng trong tủ riêng hoặc trong kho sạch, không có bụi, không
ẩm ướt, nhiệt độ ổn định.
+ Hàng tuần vệ sinh tủ, giá để dụng cụ vô khuẩn.
+ Hàng ngày kiểm tra hạn dùng dụng cụ tiệt khuẩn.
+ Hộp dụng cụ vô khuẩn phải được khử khuẩn lại khi bị hoặc nghi nhiễm bẩn.
* Đồ vật - dụng cụ:
Một quy tắc căn bản: chỉ có thể khử trùng những thứ sạch. Bất cứ đồ vật,
dụng cụ nào cũng phải coi là nguồn có tiềm năng nhiễm trùng. Để giảm đến mức
tối thiểu nguy cơ lây nhiễm do đồ vật, dụng cụ vừa được sử dụng, cần rửa chúng
qua nhiều giai đoạn:
- Ngâm: phải ngâm càng sớm càng tốt, để tránh những mảnh chất hữu cơ
còn sót lại không bị khô, để thực hiện một bước lau rửa trước và khử nhiễm trùng.
- Lau rửa: mọi lau rửa đều kết hợp một tác nhân hoá học là chất tẩy rửa với
một tác nhân vật lý là "chất dầu hỗ trợ".
14

- Làm khô: giai đoạn làm khô là một yếu tố cốt yếu, nhất là đối với dụng cụ
nội soi.
- Đóng gói: nhằm hai mục đích là bảo vệ đồ vật, dụng cụ tránh bị tái nhiễm
và chuẩn bị đồ vật, dụng cụ để vô trùng.
* Vô trùng: vô trùng là sự phá huỷ mọi hình thái, giai đoạn sinh trưởng của
vi sinh vật gây bệnh.
- Những đồ vật cần phải được vô trùng:
+ Mọi đồ vật xâm nhập vào cơ thể qua kẽ hở.
+ Mọi đồ vật xâm nhập vào những khoang (hốc) không vô trùng (như núm
vú sữa những bình sữa ở bệnh viện).
+ Mọi đồ vật xâm nhập vào những khoang vô trùng.
- Các cách vô trùng:
+ Bằng phương pháp vật lý: vô trùng bằng tia X, sấy khô, hấp hơi nước dưới
áp lực.
+ Bằng phương pháp hoá học: lò hấp bằng Oxy êtylen, lò hấp bằng foocmal
đehyt, lò hấp bằng pladma.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Tử An (2000), Môi trường và độc chất môi trường, Đại học dược Hà
Nội.
2. Bộ môn Môi trường Độc chất (2010), Giáo trình khoa học môi trường
sinh thái. Tài liệu bác sỹ y học dự phòng, Đại học Y Dược Thái Nguyên.
3. Lê Văn Mai (2001), Vi khí hậu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Đào Ngọc Phong (2000), "Bệnh học khí tượng", Bách khoa thư bệnh
học, 3 tr. 31
5. Griffin - R J; Dunwoody - S (2000). The relation of communication to
risk judgment and preventive behaviour related to lead in tap water. College of
15
communication, Marquette University, Milwankee, WI 53233, USA. Medline
(R) on CD 2000/11 – 2000/12.
6. Ravishankara, A. R. John S. Daniel, Robert W. Portmann(2009),

Nitrous Oxide (N2O): The Dominant Ozone-Depleting Substance Emitted in
the 21st Century, IACETH.
16

×