Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bài giảng DH y thái nguyên vệ sinh không khí và ô nhiễm không khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.25 KB, 23 trang )

Bài : Vệ sinh không khí và ô nhiễm không khí (12 tiết)
Đại học Y Dược Thái Nguyên
MỤC TIÊU:
1. Định nghĩa môi trường không khí, mô tả được vai trò của không khí đối
với sự sống con người và sinh vật.
2. Liệt kê được các chỉ số đánh giá vệ sinh trong môi trường không khí, tiêu
chuẩn chất lượng môi trường không khí cho phép ngưỡng tối đa của
một số chất khí.
3. Định nghĩa được thế nào là ô nhiễm không khí, nêu khái quát về lịch sử
của sự ô nhiễm không khí.
4. Nêu được các nguồn gây ô nhiễm, các tác nhân gây ô nhiễm, và quá trình
gây ô nhiễm, các tác hại của ô nhiễm không khí.
5. Đề xuất được các biện pháp bảo vệ và khống chế sự ô nhiễm môi trường
không khí.
NỘI DUNG:
1. Định nghĩa môi trường không khí, mô tả được vai trò của không khí
đối với sự sống con người và sinh vật.
1.1. Định nghĩa môi trường không khí
Thành phần của không khí khí quyển bao gồm hỗn hợp phức tạp của nhiều
loại khí: Dưỡng khí, đạm khí, thán khí và một số khí hiếm như argon, Neon, Heli
và ngoài ra còn có hơi nước, bụi, vi sinh vật … song có các chất chủ yếu sau:
Đạm khí (N) chiếm tỷ lệ 78,97 %.
Dưỡng khí (O
2
) chiếm tỷ lệ 20,7 - 20,9 %.
Thán khí (CO
2
) chiếm tỷ lệ 0,03 - 0,04%.
Ngoài ra còn có một số khí trơ: Như argon, Heli, Critoni, Neon chiếm tỷ lệ còn lại.
1.2. Vai trò của không khí đối với sự sống của con người và sinh vật
* Oxy (O


2
): O
2
cần thiết cho sinh vật trong quá trình hô hấp, tham gia vào quá
trình oxy hoá hoá học và oxy hoá sinh học. Khí quyển rất giàu O
2
, chiếm gần 21%
thể tích. Đối với khí quyển, O
2
ít trở thành yếu tố giới hạn, nhưng trong môi
trường nước, ở nhiều trường hợp lại trở thành rất thiếu (yếu tố giới hạn), đe doạ
đến cuộc sống nhiều loài, nhất là trong các thuỷ vực nông hoặc trong các thuỷ
vực phú dưỡng (Eutrophication). Hàm lượng O
2
trong nước rất biến động do
hô hấp của sinh vật, do sự phân huỷ hiếu khí các chất hữu cơ bởi vi sinh vật và do
các quá trình oxy hoá hay yếu tố vật lý khác như khi nhiệt độ nước và hàm lượng
muối tăng thì hàm lượng O
2
giảm, nhiều trường hợp bằng 0, nhất là khi mặt nước
bị phủ váng dầu, trong khối nước chứa nhiều hợp chất hữu cơ đang bị phân huỷ
* Khí dioxit cacbon (CO
2
): khí CO
2
chiếm một lượng nhỏ trong khí quyển,
khoảng 0,03% về thể tích, hàm lượng này thay đổi ở các môi trường khác
nhau. Mặc dù hàm lượng CO
2
trong khí quyển thấp, song CO

2
hoà tan cao trong
nước, ngoài ra trong nước còn được bổ sung CO
2
từ hoạt động hô hấp của sinh vật
và từ sự phân huỷ các chất hữu cơ từ nền đáy do vậy mà giới hạn cuối cùng
của CO
2
không có giá trị gì so với O
2
. Hơn nữa CO
2
trong nước đã tạo nên 1
hệ đệm, duy trì sự ổn định của giá trị pH ở mức trung bình, thuận lợi cho đời sống
của sinh vật thuỷ sinh. Nguồn dự trữ CO
2
quan trọng trong nước hay trong khí
quyển nói chung rất lớn, tồn tại dưới các dạng CaCO
3
và các hợp chất hữu
cơ có chứa C (các nhiên liệu hoá thạch (than đá), dầu mỏ và khí đốt).
* Khí Nitơ (N
2
): khí N
2
là một khí trơ, không có hoạt tính sinh học đối với
phần lớn các loài sinh vật. Khí này chiếm tỷ lệ lớn trong khí quyển, tham gia vào
thành phần cấu tạo của protein qua sự hấp thụ NO
3
-

và NH
4
+
của thực vật. Qua
các nghiên cứu cho biết rằng do sự cố định sinh học, hằng năm trong khí quyển
hình thành 92 triệu tấn N
2
liên kết.
2. Các chỉ số đánh giá vệ sinh trong môi trường không khí, tiêu chuẩn chất
lượng môi trường không khí cho phép ngưỡng tối đa của một số chất khí.
2.1. Các chỉ số về lí học
2.1.1. Nhiệt độ không khí
Mặt trời là nguồn nhiệt chính trên trái đất, những tia mặt trời không làm nóng
không khí bao nhiêu mà không khí nóng chủ yếu là do tiếp xúc với mặt đất lớp
không khí tiếp xúc với đất nóng lên bị giảm trọng lượng sẽ bốc lên cao nhường
chỗ cho lớp không khí xa mặt đất: Cứ như vậy tạo ra dòng đối lưu không khí tiếp
xúc với đất ở xích đạo ngày dài bằng đêm cho nên nhiệt độ không khí thay đổi rất
đột ngột. Nhưng ở hai cực trái đất thì nhiệt độ không khí biến đổi rất ít. Trong năm
nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vĩ độ của từng nơi. Ở xích đạo bức xạ mặt
trời và nhiệt độ gần như không thay đổi trong suốt năm. Ở hai cực mặt trời không
lặn trong 6 tháng và không mọc trong 6 tháng cho nên nhiệt độ trong năm dao
động nhiều.
- Ý nghĩa vệ sinh:
+ Sự chênh lệch càng nhỏ thì khí hậu càng ôn hoà, ở miền Nam khí hậu ôn
hoà hơn miền Bắc.
+ Nhiệt độ không khí có liên quan tới quá trình điều nhiệt của cơ thể - chủ
yếu là quá trình toả nhiệt. Ở điều kiện bình thường nhiệt độ mất do dẫn truyền đối
lưu chiếm 31 %, do bức xạ chiếm 44 %, do bay hơi chiếm 21 % tổng số nhiệt
lượng cơ thể bị mất. Khi nhiệt độ không khí tăng cao, mất nhiệt do dẫn truyền, bức
xạ giảm xuống, mất nhiệt do bay hơi dần dần tăng lên. Sự biến động của nhiệt độ

trong phạm vi nhất định, có tác dụng tốt đối với cơ thể, nhưng chức năng điều
chỉnh của cơ thể có giới hạn nhất định, khi vượt quá giới hạn đó, cơ thể có thể xuất
hiện những biến đổi bệnh lý do sự thăng bằng nhiệt bị phá huỷ.
+ Nhiệt độ không khí có liên quan mật thiết tới quá trình phát sinh và phát
triển đối với một số côn trùng, vi trùng gây bệnh. Mỗi loại côn trùng, vi trùng có
thể phát triển được ở một khoảng nhiệt độ nhất định, từ đó nó quyết định đến tỷ lệ
mắc bệnh trong cộng đồng và có ảnh hưởng đến vần đề lưu hành một số bệnh
truyền nhiễm.
+ Nhiệt độ không khí nó liên quan đến một số bệnh ở người như bệnh đường
tiêu hoá do vi trùng, ký sinh trùng.
2.1.2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm của không khí là lượng hơi nước không nhìn thấy hoà tan trong không
khí biểu thị bằng sức trương hơi nước (m.m Hg hoặc g/m
3
không khí).
Có 3 khái niệm chỉ độ ẩm:
- Độ ẩm tuyệt đối: Là lượng hơi nước thực tế được tính bằng gam trong 1m
3
không khí hoặc tính bằng mm Hg ở nhiệt độ không khí thực tế nơi đó, được ký hiệu là
Ha.
- Độ ẩm tối đa: Là lượng hơi nước bão hoà trong không khí được tính bằng g
mà 1m
3
không khí có thể giữ được ở một nhiệt độ nhất định hay là sức trương của
hơi nước bão hoà tính bằng mm Hg ở một nhiệt độ nhất định, nó tăng theo tỷ lệ
thuận với nhiệt độ không khí. (được ký hiệu là Hm).
- Độ ẩm tương đối: Là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa kí
hiệu:
Ha
Hr = x 100

Hm
Sự chênh lệch giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa gọi là sự thiếu hụt bão
hoà hơi nước. Nó cho ta biết lượng hơi nước mà không khí ở đó còn có khả năng
hấp thụ được ở nhiệt độ nhất định.
Ý nghĩa vệ sinh:
- Một số cặp nhiệt ẩm ảnh hưởng tới sức khoẻ:
+ Nhiệt độ cao + Độ ẩm cao (nóng ẩm) gây cản trở quá trình thải nhiệt, nên
cơ thể tích nhiệt dẫn đến say nóng.
+ Nhiệt độ cao + Độ ẩm thấp (nóng khô) gây mất nước nhiều, dẫn đến hiện
tượng suy kiệt, nhất là ở trẻ em người già (hội chứng Moriquan).
+ Nhiệt độ thấp + Độ ẩm cao (lạnh ẩm) gây mất nhiệt dẫn đến cảm lạnh.
+ Nhiệt độ thấp + Độ ẩm thấp (lạnh khô) gây da khô, nứt nẻ, chảy máu.
- Độ ẩm không khí cũng góp phần cùng với nhiệt độ không khí quyết định
khả năng tồn tại các loại vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, đặc biệt là các loại
nấm thường thích nghi ở nơi có độ ẩm cao. Ở Việt Nam độ ẩm cao do vậy các bệnh
nấm phát triển nhanh mạnh.
Bảng tiêu chuẩn nhiệt- ẩm được đề nghị
T
0
không khí Độ ẩm tương đối
22 - 23
0
C 80 - 75 %
24 - 25
0
C 70 - 65 %
26 - 27
0
C 60 - 55 %
2.1.3. Sự chuyển động của không khí

Không khí luôn chuyển động, vì mặt trời hun nóng địa cầu không đều, sự
khác nhau giữa nhiệt độ và áp lực các nơi trên trái đất gây ra các luồng gió lên hay
gió xuống. Mỗi nơi tuỳ theo mùa, có những luồng gió thổi theo chiều nhất định.
Ở miền Bắc nước ta có hai mùa gió:
+ Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu thổi từ tháng mười năm trước cho tới tháng tư
năm sau. Chúng thổi thành từng đợt, khi có gió thổi thì nhiệt độ không khí ở đó hạ
thấp xuống từ 10
0
C - 12
0
C so với những ngày trước đó, tại một số nơi nhiệt độ có
thể xuống tới 0
0
C. Tính chất của gió này là khô, hanh, và lạnh.
+ Gió mùa Đông Nam: Thổi từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, loại gió này
thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước, kèm theo mưa, không khí trở nên mát
mẻ.
Ngoài ra còn có gió Tây Nam (gió Lào): Chúng có nguồn gốc từ gió tây nam
nhưng khi vượt qua dẫy núi Trường Sơn, hơi nước bị giữ lại do đó mà tính chất
của nó thay đổi trở nên khô hanh và nóng.
- Ý nghĩa vệ sinh:
+ Gió làm đảo lộn các lớp không khí, vận chuyển vi sinh vật gây bệnh, nấm,
xạ khuẩn từ nơi có bệnh đến nơi không bệnh.
+ Gió làm tăng sự bốc hơi nước, làm cho độ ẩm của không khí tăng lên.
+ Gió giúp cho cơ thể bay hơi mồ hôi làm giảm nhiệt cho cơ thể, đặc biệt là
qúa trình toả nhiệt của cơ thể. Khi nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ mặt da thì
luồng không khí bên ngoài có thể đột phá lớp không khí trực tiếp xung quanh cơ
thể, làm cho lớp không khí lạnh hơn luồn vào da, làm tăng sự toả nhiệt.
+ Trong nhà ở nên tránh gió lùa, gió thổi thẳng vào góc da.
+ Tiêu chuẩn của chuyển động không khí trong nhà là 0,3 – 0,5 m/ s với điều

kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường.
2.1.4. Bức xạ nhiệt
Mặt trời là nguồn sáng và là nguồn nhiệt lớn nhất trên trái đất. Năng lượng
bức xạ mặt trời tới mặt đất bằng những tia khuếch tán hay tia trực tiếp.
- Năng lượng mặt trời là những dao động điện từ có bước sóng khác nhau,
phổ bức xạ điện từ và ý nghĩa sinh học của từng thành phần của phổ đó cũng khác
nhau. Trong những ngày nhiều mây thì phổ ánh sáng chính là khuếch tán. Trong
ánh sáng mặt trời có các phổ bức xạ sau: tia hồng ngoại, tử ngoại, tia thấy, tia cực
tím.
Trong đó bức xạ hồng ngoại 59% - 86%, ánh sáng nhìn thấy 15 - 40%, bức
xạ tử ngoại 1%.
- Ý nghĩa vệ sinh:
+ Kích thích quá trình chuyển hoá trong cơ thể đặc biệt là chuyển hoá muối
nước, tăng tính miễn dịch và tăng sức đề kháng đối với một số bệnh như lao
xương, còi xương. Một số bệnh có thể điều trị bằng các tia bức xạ mặt trời.
+ Bức xạ hồng ngoại có tác dụng sinh nhiệt lớn do những cảm thụ nhiệt ở da
tiếp nhận, bức xạ hồng ngoại từ 0,76 - 1,5 micron có khả năng đâm xuyên lớn
nhất, bức xạ hồng ngoại có bước sóng dài hơn như bị hấp thụ ở lớp da ngoài.
+ Tia tử ngoại có tác dụng:
++ Trên một số quá trình sinh vật học loại tia dài từ 390 đến 320
milimicron là loại có khả năng gây xạm da, có khả năng gây các vết sạn da mà
không làm nổi mẩn. Loại tia tử ngoại có bước sóng trung bình từ 320 - 290
milimicron dễ làm nổi mẩn da nếu chiếu loại này vào da 5 - 6 giờ. Loại tia tử
ngoại có bước sóng ngắn 280 milimicron gọi là loại tia diệt trùng vì nó có khả năng
diệt các vi sinh vật.
++ Có thể tham gia vào quá trình tổng hợp Vitamin D trong cơ thể - khi
chiếu tia tử ngoại vào da thì 7 hydro cholesteron sẽ chuyển thành Vitamin D
3
.
++ Khi chiếu tia tử ngoại trên cơ thể trần nó có tác dụng tốt cho quá trình

chuyển hoá can xi và phốt pho trong máu.
++ Có thể gây tai biến về mắt khi không đeo kính sau khi chiếu từ 6 - 15
giờ bệnh nhân có những rối loạn về thị giác, giảm thị lực và cảm thấy có dị vật ở
trong mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
+ Khi bị tia bức xạ mặt trời chiếu lâu có thể gây hiện tượng say nắng. Các tia
bức xạ đâm xuyên qua hộp sọ vào đến màng não, não gây xung huyết nhất là vùng
hành tuỷ gây rối loạn trung tâm điều hoà hô hấp, tim mạch. Trong trường hợp này
thân nhiệt không tăng, nhưng có rối loạn mạnh về hô hấp và tim mạch.
2.1.5. Ion hoá
Ảnh hưởng của tia vũ trụ và bức xạ ion hoá, các phân tử hay nguyên tử có
thể nhận được năng lượng đủ để tách 1 hay nhiều điện tử ra khỏi cấu trúc của nó,
phân tử hay nguyên tử còn lại sẽ là ion dương mang điện tích dương, tương đương
với các điện tích âm tách ra, những điện tử tự do này lại gắn vào các phân tử hay
nguyên tử trung hoà để tạo ra các ion âm, ở xung quanh các ion mới được tạo ra sẽ
được gắn một cách nhanh chóng khoảng 10 - 15 phân tử khí, như vậy chúng sẽ có
các cấu từ bền hơn, mang điện tích gọi là các ion nhẹ, các ion nhẹ gắn vào các hạt
bụi và các hạt nước lơ lửng trong không khí và tạo ra các ion trung bình, các ion
có điện tích trái dấu khi va trạm vào nhau sẽ trung hoà.
2.2. Các chỉ số về hoá học:
2.2.1. Dioxitcacbon (CO
2
): tiêu chuẩn cho phép là < 0,03 - 0,04 %. Điôxít
cacbon hay cacbon điôxít (các tên gọi khác thán khí, anhiđrít cacbonic, khí
cacbonic) là một hợp chất ở điều kiện bình thường có dạng khí trong khí quyển,
bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử oxi. Là một hợp chất hóa học
được biết đến rộng rãi, nó thường xuyên được gọi theo công thức hóa học là CO
2
.
Trong dạng rắn nó được gọi là băng khô. Điôxít cacbon thu được từ nhiều nguồn
khác nhau, bao gồm cả khí thoát ra từ các núi lửa, sản phẩm cháy của các hợp

chất hữu cơ và hoạt động hô hấp của các sinh vật sống hiếu khí. Nó cũng được
một số vi sinh vật sản xuất từ sự lên men và sự hô hấp tế bào. Các loài thực vật
hấp thụ điôxít cacbon trong quá trình quang hợp và sử dụng cả cacbon và ôxy để
tạo ra các cacbonhydrat. Ngoài ra, thực vật cũng giải phóng ôxy trở lại khí quyển,
ôxy này sẽ được các sinh vật dị dưỡng sử dụng trong quá trình hô hấp, tạo thành
một chu trình. Nó có mặt trong khí quyển với nồng độ thấp và tác động như một
khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó là thành phần chính trong chu trình cacbon.
2.1.2. SO
2
: Tiêu chuẩn cho phép là < 0,002 mg/ l
2.1.3. NH
3
: Tiêu chuẩn cho phép là < 0,02 mg/l.
2.3. Các chỉ số về vi sinh vật học
Loại không khí
Số lượng vi sinh vật trong một m
3
không khí
Mùa hè Mùa đông Nấm
mốc
T/số VSV Cầu khuẩn T/SVSV Cầu khuẩn
Sạch < 1500 < 16 < 4500 < 36 0,2
3. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là khi trong không khí có mặt một chất lạ hoặc có sự biến
đổi quan trọng trong thành phần không khí gây nên những tác động có hại hoặc
gây ra một sự khó chịu cho con người.
Chất ô nhiễm là một chất có trong khí quyển ở nồng độ cao hơn nồng độ
bình thường của nó hoặc chất đó thường không có trong không khí. Việc phân
loại, xác định tính năng của hoạt động dẫn đến nhiễm bẩn không khí dựa vào
nhiều quan điểm, người ta cho rằng nhiễm bẩn không khí là kết quả hoạt động của

con người. Ở các nước Tây Âu từ sau thế kỷ 14, có tình trạng nhiễm bẩn không
khí là do hoạt động của con người gây nên như sử dụng than đá làm nguồn năng
lượng, khói của các nhà máy.
Chất ô nhiễm không khí có thể có nguồn gốc thiên nhiên như SO
2
, buị sinh ra
từ các núi lửa, các khí oxyt cacbon (CO, CO
2
), oxyt ni tơ (NO
x
) hoặc nhân tạo do
phát triển của một số ngành công nghiệp, giao thông, hoạt động sinh hoạt của con
người gây nên.
4. Các nguồn gây ô nhiễm, các tác nhân gây ô nhiễm, và quá trình gây ô
nhiễm, các tác hại của ô nhiễm không khí
4.1. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí
4.1.1. Ô nhiễm không khí do tác nhân lí học
- Ô nhiễm không khí do bụi: Bụi là những hạt nhỏ bé nó được phân tán trong
không khí, bụi trong không khí có nguồn gốc là hoạt động công nghiệp như bụi
than, bụi các loại quặng kim loại, bụi do giao thông thì phân bố dọc các tuyến
đường quốc lộ và xung quanh các ngã tư, ngã năm hàm lượng bụi tăng cao làm ô
nhiễm không khí cục bộ từng vùng, từng nơi và từng lúc. Đặc biệt là bụi giao
thông là bụi có chứa SiO
2
tự do có khả năng gây sơ hoá phổi. Nồng độ bụi trong
không khí được dùng làm chỉ điểm đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí, tiêu
chuẩn bụi lắng là dưới 96 tấn/Km
2
/năm.
- Ô nhiễm không khí do các tia phóng xạ và đồng vị phóng xạ: Những chất

phóng xạ là những chất có khả năng phát ra những tia α, β, γ trong điện tử và các
lượng tử khác có năng lượng lớn. Những đồng vị phóng xạ nguy hiểm nhất ở dạng
khí và khí dung là I
131
, F
32
, CO
60
, C
14
, S
35
, Ca
45
, Au
198
, ngoài ra chúng còn dưới
dạng hợp chất.
Các chất phóng xạ và đồng vị phóng xạ có nguồn gốc:
+ Khai thác quặng phóng xạ.
+ Các khí dung phóng xạ rơi xuống từ khí quyển.
+ Do sử dụng các đồng vị phóng xạ vào mục đích điều trị và mục đích
nghiên cứu khoa học.
+ Sử dụng phóng xạ làm nguyên tử đánh dấu trong công nghiệp và trong nông
nghiệp.
+ Lò phản ứng công nghiệp, nhà máy điện nguyên tử, lò phản ứng hạt nhân,
nhiệt hạch, khoa học vũ trụ.
+ Máy gia tốc thực nghiệm.
Khả năng phát sinh những tổn thương phóng xạ và thời gian xuất hiện triệu
chứng thường khác nhau phụ thuộc vào số lượng, chất tiếp xúc, bản chất lý hoá

học của chúng và thời gian bán phân huỷ. Do tính chất nguy hiểm của phóng xạ
nếu phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên.
4.1.2. Ô nhiễm không khí do tác nhân hoá học
4.1.2.1. Ô nhiễm không khí do các hợp chất có chứa cácbon:
- CO là một chất khí không gây kích thích và không gây tổn thương niêm
mạc vì CO là một chất khí, không màu, không mùi, không vị do đó con người không
phát hiện ra. CO được tạo thành do đốt cháy hợp chất các bon không hoàn toàn,
CO có ái tính rất mạnh với hemoglobin gấp từ 250 - 300 lần so với O
2
.

Khi hít thở
phải khí CO thì CO + Hb ––> HbCO (cacboxyl hemoglobin).
- CO
2
Dioxit cacbon là do quá trình hô hấp của sinh vật, nhất là khi thở ra
của người, các sinh vật thở ra hoặc là khi đốt cháy C và các hợp chất chứa cácbon
sẽ sinh ra khí CO
2
, các trạm điện, nhà máy, xe hơi, sự hoạt động và đốt cháy than
đá dầu và khí đốt tự nhiên đã sinh ra một lượng khí CO
2
khổng lồ:
- CFC: Được sử dụng rộng rãi trong các nghành công nghiệp đặc biệt là công
nghiệp làm lạnh, bao gồm CFC 11 hoặc CFCCl
3
, CFCCl
2
, CHC
1

F
2
.
- CH
4
(Mê tan): Theo Khalil và Rasmussen cho thấy hàng năm tổng lượng phát
thải khí mê tan vào khí quyển là 550 tấn, nguồn sinh ra chính là từ các quá trình sinh
học.
4.1.2.2. Ô nhiễm không khí do những hợp chất có chứa S
Do quá trình đốt cháy các hợp chất có lưu huỳnh, đặc biệt là các loại than đá
chất lượng xấu và các loại dầu mỏ sinh ra SO
2
. ở Mỹ (NewYorK) do đốt 30 triệu
tấn than đá trong 1 năm do đó mà lượng SO
2
thải vào trong không khí là 1,5 triệu
tấn. SO
2
có trong lượng phân tử là 64 nặng gấp đôi S. SO
2
bị oxy hoá tạo
thành SO
3
.
- Khi hít thở phải SO
2
mặc dù ở nồng độ thấp cũng gây co thắt các cơ phế
quản, ở nồng độ cao hơn thì gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp, làm
cho niêm mạc dầy lên gây khản cổ và ho.
- SO

2
khi bị Oxy hoá tạo thành SO
3
, dưới dạng sương mù nó tác động rất
mạnh và mạnh hơn cả SO
2
.
- Cả hai loại SO
2
và SO
3
khi gặp hơi nước sẽ tạo thành H
2
SO
3
và H
2
SO
4
tạo
thành mưa acide, ảnh hưởng rất lớn tới sinh vật và các công trình kiến trúc.
Thế giới cũng như ở Việt Nam dùng SO
2
làm tiêu chuẩn để đánh giá mức độ
ô nhiễm tại các nhà máy và các khu dân cư trong thành phố. Tiêu chuẩn cho phép
là dưới 0,002 mg/lít.
4.1.2.3. Ô nhiễm không khí do hợp chất có chứa Nitơ (N):
- Nguồn phát sinh chủ yếu do phát triển công nghiệp chế biến và sản xuất
phân đạm, quá trình sản xuất dầu khí, hoặc trong cơn mưa có sét NO
2

sẽ được giải
phóng ra.
- Bao gồm các ôxit nitơ như: NO, N
2
O
5
, NO
2
, các hợp chất có chứa Nitơ
thường không bền vững, riêng NO
2
có mùi hắc đặc biệt, màu vàng nâu.
- Khi hít thở không khí có chứa NO
2
ở nồng độ cao gây phù phổi cấp, ở nồng độ
thấp gây Met Hb ngăn cản quá trình vận chuyển O
2
của Hemoglobin dẫn tới thiếu O
2
ở các tổ chức.
4.1.2.4. Ô nhiễm không khí do các hợp chất trừ sâu:
- Nguồn gốc: Các nhà máy sản xuất các loại hoá chất trừ sâu nhóm Clo và
các loại thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp và trong y tế để phòng chống các
bệnh do côn trùng.
- Điều kiện khí tượng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố nồng độ thuốc trừ
sâu trong không khí, cự li vùng sử dụng cũng như thời gian vùng sử dụng.
Không khí đóng vai trò quan trọng vận chuyển DDT giữa các vùng ở nông
thôn.
- Ngoài ra còn thấy nhóm Photpho hữu cơ như DDVP, Parathion, TEDD,
Malathion chúng từ không khí qua da, niêm mạc vào cơ thể và gây độc cho cơ

thể, chúng được tích luỹ trong các mô mỡ, tuỷ xương, gan.
4.1.3. Tác nhân sinh học:
- Trong không khí vi sinh vật gây bệnh liên tục chịu tác động huỷ diệt của
nhiều yếu tố môi trường gồm các yếu tố khí tượng, sự luân chuyển không khí làm
giảm nồng độ vi sinh vật và làm sạch không khí nhanh chóng.
+ Trực khuẩn dịch hạch sống trong môi trường không khí khô hanh được 5
ngày.
+ Trực khuẩn bạch hầu 30 ngày.
+ Trực khuẩn lao sống được 70 ngày trong không khí và 10 tháng trong
những giọt nước bọt đã khô.
+ Nha bào trực khuẩn than 10 năm trở lên.
+ Liên cầu khuẩn tan máu cộng với bụi tồn tại 10 tuần trong không khí.
Trong 1 gram bụi người ta đã tìm thấy 200.000 liên cầu khuẩn tan máu còn
sống, còn phế cầu sống từ 55 - 140 ngày trong đờm khô, 19 - 55 ngày trong đờm
khô rây trên quần áo, 12 giờ trên quần áo phơi nắng.
Cho đến gần đây virus cúm vẫn được coi là ít có khả năng tồn tại lâu ở môi
trường bên ngoài song qua thực nghiệm trong dịch mũi họng nổi lên mặt kính
chúng sống được 5 ngày bảo quản ở nhiệt độ không khí trong bóng râm.
- Vi khuẩn có nhiều nhất trong không khí vào mùa hè và mùa thu, vào tháng
8 thì lượng vi khuẩn cao gấp 10 lần so với tháng mùa đông, ngày trời quang có số
lượng vi khuẩn nhiều hơn ngày mưa.
4. 2. Nguồn gây ô nhiễm không khí:
Có hai nguồn chính gây ô nhiễm không khí đó là ô nhiễm không khí do thiên
nhiên và ô nhiễm không khí do nhân tạo
4.2.1. Nguồn ô nhiễm do thiên nhiên:
Nguồn ô nhiễm do thiên nhiên là do các hiện tượng trong thiên nhiên gây ra
như đất, cát, sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn thổi tung thành bụi, các núi lửa
phun ra bụi nham thạch cùng với nhiều hơi khí từ lòng đất thoát ra.
Nuớc biển bốc hơi cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối biển lan
truyền vào không khí. Các quá trình thối rữa của xác động vật và thực vật chết ở

tự nhiên cũng thải ra các chất khí gây ô nhiễm không khí.
Tổng lượng tác nhân ô nhiễm không khí có nguồn gốc tự nhiên thường rất
lớn nhưng do đặc điểm phân bố tương đối đồng đều trên khắp trái đất, ít khi tập
trung thành một vùng và trên thựctế con người và sinh vật cũng đã quen thích nghi
với các tác nhân đó.
 Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu
sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa
vì nó được phun lên rất cao.
 Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra
do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này
thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
 Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và
gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung
bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
 Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải
nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành
các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây ô
nhiễm không khí.
4.2.2. Nguồn ô nhiễm do nhân tạo:
Nguồn ô nhiễm do nhân tạo rất đa dạng, chủ yếu do hoạt động công nghiệp,
quá trình đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch, hoạt động của các phương tiện giao
thông vận tải, do hoạt động sinh hoạt của con người gây nên. Bao gồm các nguồn
sau:
4.2.2.1. Ô nhiễm không khí do sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
 Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của
các nhà máy vào không khí.
 Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được
hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
 Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt

điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực
phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ;
Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
Hình 1. Các nguồn nhân tạo ô nhiễm không khí
- Sản xuất công nghiệp bao gồm các sở công nghiệp cũ và các sở công
nghiệp mới, gây ô nhiễm môi trường không khí .
- Tro bụi, hơi nước và hoá chất độc hại có trong môi trường không khí là do:
+ Hiện tượng đốt cháy nhiên liệu ở điều kiện nhiệt độ cao làm gia tăng sự
lưu chuyển không khí nên các nguyên liệu sẽ bị đốt cháy không hoàn toàn tạo ra
các sản phẩm độc hại CO, CO
2
, SO
2
, bụi
Ví dụ: Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, Cao Ngạn, khu công nghiệp Gang
thép Thái Nguyên đã đưa vào môi trường không khí một hàm lượng lớn bụi và các
chất độc hại CO, CO
2
, SO
2
, bụi
+ Các nguyên liệu hoá chất độc hại bốc hơi, rò rỉ thất thoát trên dây truyền
sản xuất, các đường ống dẫn tải như: Clo, sulfua
- Một số các cơ sở sản xuất thực phẩm không những đưa vào không khí một
số hoá chất độc hại (hữu cơ, vô cơ) mà còn đưa vào không khí một lượng đáng kể
các sản phẩm sinh học như vi sinh vật gây bệnh.
Ví dụ: ở xung quanh các xí nghiệp rượu, bia, sản xuất bánh kẹo hàm lượng
các chất có nguồn gốc hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí thường rất cao
như indol mercapton nấm, các vi sinh vật tan huyết.
- Các nhà máy hoá chất thường đưa vào không khí các chất độc hại mang tính

đặc thù:
Ví dụ: Nhà máy thuốc trừ sâu, hoá chất Việt Trì gây ô nhiễm môi trường
không khí ở một khu vực rộng lớn lượng 666. Nhà máy phân lân Văn Điển, phân
đạm Hà Bắc cũng đưa vào môi trường không khí một lượng chất độc hại lớn:
Kiềm urê Sản xuất nông nghiệp làm tăng hơi thuốc trừ sâu vào môi trường không
khí.
Ngoài ra, các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu
do quá trình đốt nhiên liệu là than và dầu các loại, đồng thời cũng là nguồn phát
thải khí SO2, gây tác động xấu đến chất lượng không khí đô thị.
Cũng theo báo cáo, trong số các ngành sản xuất, ngành luyện kim tạo ra lượng khí
CO2 rất lớn.
Còn các nhà máy nhiệt điện đóng góp không nhỏ vào việc "sản xuất" khí thải
NO2 và SO2. Ở một số địa phương như Thái Nguyên, Quảng Ninh, hoạt động
khai thác khoáng sản đang diễn ra mạnh mẽ.
Bụi phát sinh từ những hoạt động này đã gây ô nhiễm nghiêm trọng tới
không khí đối với khu vực đô thị xung quanh và các tuyến đường vận chuyển.
Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng trong đô thị cũng là nguồn phát sinh bụi lơ
lửng. Tại TP HCM, tổng lượng bụi lơ lửng từ các hoạt động này xấp xỉ 13.000
tấn/năm. Theo ước tính, 70% nguồn thải bụi lơ lửng ở Hà Nội cũng là do hoạt
động xây dựng gây ra.
Hà Nội có 14 khu công nghiệp, 318 xí nghiệp, nhà máy quốc doanh, 5 000
cơ sở sản xuất cụm công nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó có 150 nhà máy tập
trung ở khu công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm với lương khí CO
2
, SO
2
, CO
thải vào không khí quá cao, điển hình là khu công nghiệp Thượng Đình có lượng
khí thải lớn nhất. Hiện nay, chưa có con số thống kê đầy đủ về lượng nhiên liệu do
các cơ sở công nghiệp tiêu thụ thải vào không khí nhưng ước tính mỗi năm, các

nhà máy của Hà Nội thải ra khoảng hơn 80 000 tấn khói bụi, 10 000 tấn khí SO
2
,
46 000 tấn khí CO.
4.2.2.2. Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải:
- Hoạt động giao thông vận tải không những tự nó sinh ra các chất độc hại do
đốt cháy nhiên liệu mà còn làm khuyếch tán bụi và các chất ô nhiễm từ môi trường
đất sang môi trường không khí.
Ví dụ: Các khu vực đường xá giao thông có chất lượng xấu mật độ xe qua lại
nhiều, hàm lượng bụi trong không khí thường rất cao.
- Với hoạt động này các vi sinh vật gây bệnh như nấm, lao, bạch hầu là
những loại có khả năng tồn tại lâu ở môi trường ngoại cảnh sẽ có điều kiện gây ô
nhiễm không khí và gây tác hại đến sức khoẻ con người.
- Trong quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông, sự đốt cháy và
đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu khác nhau cũng đưa vào môi trường
không khí các sản phẩn độc hại tương ứng.
Ví dụ: Các xe có sử dụng xăng, dầu khi đốt cháy sẽ đưa vào không khí một
hàm lượng lớn các chất như Oxít cácbon (CO) Dioxít cácbon (CO
2
) cacbuahydro,
chì
Một số động cơ sử dụng than mỡ sẽ đưa vào môi trường không khí lượng SO
2
đáng kể. Hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng
là những nguồn gây ô nhiễm chính ở các khu đô thị. Tuy nhiên, theo đánh giá của
các chuyên gia, ô nhiễm do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.
Tuy so với phương tiện giao thông chạy dầu diezel, phương tiện chạy xăng phát
thải nhiều các khí ô nhiễm như CO, Pb. HmCn hơn, nhưng các phương tiện chạy
dầu diezel lại là nguồn phát thải chủ yếu ra môi trường lượng bụi hạt mịn.
Đối với các thành phố có cảng biển, các hoạt động giao thông vận tải của các cảng

cũng thải ra một lượng không khí ô nhiễm đáng kể.
Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Bởi vậy, lưu lượng xe
qua lại lớn, phổ biến hơn cả là ô tô, xe máy. Theo số liệu thống kê mới đây của Sở
giao thông vận tải Hà Nội, hiện nay toàn thành phố có khoảng 200.000 ô tô và 1,9
triệu xe máy. Đây là nguồn chủ yếu sinh ra ôxitnitơ, khí CnHn, SO
2
và bụi, gây ô
nhiễm trầm trọng.
Hà Nội có khoảng 40 điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, chẳng hạn là nút
giao thông Giải Phóng – Đại La.
4.2.2.3. Ô nhiễm không khí do hoạt động sinh hoạt của con người:
- Con người sử dụng các phương tiện đun nấu ngay trong nhà ở như: Bếp
lò, lò sưởi, bếp than bếp củi, bếp ga, bếp dầu Các phương tiện đun nấu này sẽ
sinh ra các chất độc hại như CO, CO
2
, SO
2
, cacbuahyđro, bụi gây ô nhiễm không khí
nội thất. Việc sử dụng than trong đun nấu cùng nhều thói quen xấu của người dân,
chẳng hạn như : hút thuốc…cũng đẩy mạnh thêm tình trạng ô nhiễm cho môi
trường sống của con người. Nếu nhìn từ nguồn khí thải do hoat động sinh hoạt của
các gia đình thì vùng môi trường trung tâm ở các khu phố cũ, phố cổ có mật độ
phát ra chất thải cao nhất so với các vùng dân cư khác của thành phố.
- Các đồ dùng trong gia đình như: Tủ lạnh, máy điều hoà trong khi hoạt
động cũng sinh ra một lượng clorofluoro cácbon (CFC) gây lỗ thủng tầng ô zôn.
- Dân số tăng làm tăng lượng chất thải sinh hoạt (rác thải, thức ăn thừa, chất
thải bỏ của người ) việc quản lý và xử lý không tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm
không khí một cách đáng kể. Theo số liệu thống kê được thì mỗi ngày, Hà Nội thải
vào môi trường từ 1300-1500 tấn rác thải mỗi ngày, lượng chất thải tăng 5% mỗi
năm, trong đó 38% là chất thải nguy hại. Nếu bạn dạo qua một lượt khắp các

đường phố Hà Nội, bạn sẽ dễ nhận thấy rằng hầu hết rác thải sinh hoạt đã được
quy hoạch xử lý. Song vấn đề còn bất cập là ở một số nơi người dân vẫn còn thiếu
sự nhận thức về vấn đề này. Họ vẫn vứt và đốt rác bừa bãi, làm ảnh hưởng đến sự
trong lành của không khí.
Rác thải y tế :Trên địa bàn Hà Nội có hơn 100 bệnh viện, trung tâm y tế. Vì
thế mà lượng rác thải ra mỗi ngày là rất nhiều. Riêng khu xử lý rác thải nguy hiểm
tại khu vực cầu Diễn – Hà Nội, trước đây, mỗi ngày tiếp nhận và tiêu hủy 2-3 tấn
rác thải y tế nguy hiểm.
Ví dụ: Từ trong các chất thải, do quá trình phân huỷ tự nhiên bởi tác động
của các vi sinh vật hoại sinh sẽ đưa vào môi trường không khí nhiều sản phẩm độc
hại như H
2
S, NO, NO
2,
CO
2
và các vi sinh vật gây bệnh, các côn trùng: ruồi,
muỗi từ đó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người.
4.3. Tác động ô nhiễm không khí tới sức khoẻ con người:
4.3.1. Bệnh do thời tiết, khí hậu.
Thông thường thì khí hậu thay đổi đột ngột có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con
người. Thống kê của các bệnh viện cho thấy về mùa lạnh hay gặp các bệnh tai biến
mạch máu não, viêm phổi, viêm phế quản các bệnh đường hô hấp trên, bệnh loét
dạ dày tá tràng. Lạnh còn tạo điều kiện cho bệnh viêm thận cấp phát triển, viêm
thần kinh, các bệnh mũi họng.
+ Về mùa hè thì thường thấy các bệnh đường tiêu hoá. Các thống kê cho thấy
số người lao động nghỉ việc mùa hè có tăng hơn, ảnh hưởng của nóng ẩm là một
yếu tố chi phối tới nhiều vấn đề về ăn mặc.
+ Về mùa đông từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau có phong trào
chống bệnh đường hô hấp và các biện pháp phòng chống rét cho trẻ em và người

già. Mùa rét có thể dễ thích ứng hơn và chống rét dễ hơn do có quần áo rét, nhà ở
ấm áp, chế độ ăn uống thích hợp.
4.3.2. Bệnh do ô nhiễm môi trường không khí
- Ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp:
+ Một số loại tác nhân có nguồn gốc hữu cơ: Bụi, phấn hoa, bông, đay, gai
có khả năng gây co thắt phế quản, gây hen v.v làm suy giảm chức năng hô hấp.
+ Các khí SO
2
, NO
2
cacbuahydro không những gây kích thích tế bào bề mặt
đường hô hấp làm tăng tiết, thủng phế nang mà nó còn gây phản ứng co thắt các
cơ trơn, gây Met Hb làm giảm khả năng vận chuyển các chất khí của hồng cầu,
thậm chí nhiều trường hợp gây tử vong.
+ CO là tác nhân gây suy hô hấp mạnh và nhanh nhất có thể gây tử vong vì
CO kết hợp Hb tạo thànhMethemoglobin vô hiệu hoá khả năng vận chuyển O
2
của
hồng cầu.
+ Viêm phế quản mạn tính: Những người tiếp xúc với bụi, tỉ lệ bị viêm phế
quản mãn nhiều khi lên tới 10 - 15%, còn đối với các hơi khí độc tỉ lệ bệnh
này là 15 - 35%.
+ Tỷ lệ bệnh ung thư vòm, ung thư phổi ở vùng ô nhiễm càng ngày càng tăng
cao.
- Ảnh hưởng tới cơ quan thần kinh:
Hệ thống thần kinh rất nhạy cảm với các chất độc có khả năng hoà tan trong
mỡ như: cacbuahydro, aldehyt, dầu mỏ Nhiều khi những chất này gây rối loạn
quá trình o xy hoá khử dẫn đến hiện tượng tổn thương các tế bào và gây nên các
bệnh thần kinh.
Ví dụ: + Benzen, cacbuahydro gây rối loạn quá trình oxy hoá khử ở tế bào

thần kinh gây nhiễm độc thần kinh cấp tính.
+ Một số loại bụi phấn hoa có khả năng gây bệnh tâm thần theo mùa.
+ Nhiễm độc chì hữu cơ - viêm não chì.
- Ảnh hưởng tới cơ quan tuần hoàn và máu:
+ Có nhiều chất độc có tác dụng gây co mạch ngoại vi ở các vùng có nhiều tế
bào non gây rối loạn chuyển hoá tế bào.
Ví dụ: Chì, Asen, gây nhiễm độc cấp và ảnh hưởng đến mạch máu vùng tiếp
xúc (dãn mạch, hoại tử mao mạch).
+ Một số chất độc: CO, NO
2
, S gây rối loạn chuyển hoá trao đổi chất của tế
bào máu, làm rối loạn quá trình trao đổi và vận chuyển chất khí, gián tiếp gây
thiểu dưỡng các tế bào của các tổ chức, trong đó có tế bào của hệ tuần hoàn.
- Ảnh hưởng tới cơ quan tiêu hoá:
Nhiều chất độc có trong môi trường không khí bị ô nhiễm có khả năng gây
độc trên hệ thống tiêu hoá (Nitrit, kim loại nặng ).
Ví dụ: Các bụi chì, thuốc trừ sâu, người và động vật ăn phải có thể gây rối
loạn tiêu hoá trầm trọng, tác động xấu, tác độc trực tiếp trên gan, tuỵ, lách và cơ trơn.
- Ảnh hưởng tới cơ quan tiết niệu:
Cơ quan tiết niệu là nơi đào thải các chất độc. Những người hít phải các chất
độc môi trường không khí bị ô nhiễm: Benzen, Asen, Chì sẽ được chuyển hoá để
đào thải qua thận. Nếu hàm lượng các chất độc có trong môi trường không khí cao
hơn ngưỡng cho phép thì sẽ gây viêm ống thận cấp.
- Ảnh hưởng tới các giác quan:
Đặc biệt là mũi, mắt dễ bị tác động của môi trường, nếu môi trường không
khí bị ô nhiễm thì sẽ dẫn đến tình trạng mắt, mũi bị viêm nhiễm cấp tính.
Ví dụ: Bụi, hơi thuốc trừ sâu gây viêm mũi, tổn thương giác mạc mắt.
- Nguồn gây ung thư: Amiăng, Asen, các chất có nguồn gốc phóng xạ gây
ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư da.
- Không khí bị ô nhiễm còn ảnh hưởng tới toàn thân được biểu hiện qua hội

chứng SBS (Sick Building Syndrome: Hội chứng ô nhiễm không khí nội thất).
Bao gồm các triệu chứng về mắt, mũi, họng, da, toàn thân.
5. Đề xuất được các biện pháp bảo vệ và khống chế sự ô nhiễm môi trường
không khí.
5.1. Đối với cấp tỉnh, trung ương:
- Quản lí và kiểm soát môi trường:
+ Thực hiện luật bảo vệ môi trường:
++ Có những biện pháp hành chính để ngăn cấm, xử lí nghiêm khắc những
người, đơn vị, nhà máy cố tình gây ô nhiễm môi trường.
++ Biện pháp kinh tế, đòn bẩy quyền lợi trong phòng chống ô nhiễm môi
trường: Đánh thuế cao đối với những hoạt động gây tăng chất thải độc hại, giảm
thuế cho các cơ sở có kế hoạch tốt trong xử lí chất thải bỏ.
++ Qui định nồng độ giới hạn cho phép của các chất gây ô nhiễm môi trường
để kiểm soát chúng.
++ Cần tổ chức hệ thống kiểm tra tự động về nồng độ các chất gây ô nhiễm
môi trường không khí trong phạm vi đô thị hay một khu công nghiệp, nhà máy.
- Quản lý và kiểm soát các loại xe cộ:
+ Để giảm bớt độ nhiễm bẩn bầu khí quyển bởi các khí xả của xe ô tô, cần sử
dụng rộng rãi điện năng trong giao thông vận tải, cung cấp cho xe chạy trong
thành phố loại xăng cao cấp hay sử dụng rộng rãi khí ép làm chất đốt.
+ Để giảm bớt chất độc thải qua khí xả, cần thực hiện luật an toàn giao thông
như tốc độ vận động liên tục, không dừng xe lâu ở các ngã ba, ngã tư. Do vậy nên
xây dựng đường ngầm dành riêng cho khách đi bộ khi qua lại ở các ngã ba, ngã tư.
+ Chuyển các xưởng sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới ra khỏi thành
phố.
- Quy hoạch xây dựng đô thị, khu công nghiệp:
+ Địa điểm xây dựng nhà máy, xí nghiệp: Cần được đặt cuối hướng gió chủ
đạo, cuối nguồn nước so với khu dân cư.
+ Các nguồn gây ô nhiễm môi trường như ống khói, các phân xưởng thải
chất độc hại, cần được xây dựng tập trung để dễ dàng xử lí.

+ Xây dựng vùng cách li vệ sinh công nghiệp: Để cách li giữa khu vực nhà
máy với khu dân cư cần có những khoảng đệm trồng cây xanh. Diện tích vùng
đệm phụ thuộc vào những nguy cơ mà nhà máy có thể gây ra.
+ Chiều rộng vùng cách li của khoảng cách bảo vệ vệ sinh như sau:
Mức độc hại I II III IV V
Chiều rộng vùng cách li
(m)
1000 m 500 m 300 m 100 m 50 m
Khoảng cách vùng cách li được xác định từ khoảng cách nguồn thải chất ô
nhiễm đến khu dân cư.
- Trồng cây xanh:
+ Cây xanh có tác dụng che nắng, hấp thụ bớt bức xạ mặt trời, hút bụi và giữ
bụi, lọc sạch không khí, giảm, che chắn tiếng ồn, hấp thụ Co
2
.
+ Chỉ số an toàn: Diện tích đất để trồng cây xanh phải gấp 4 lần diện tích đất
ở của con người.
+ Quy định nơi trồng cây trên đường phố, công viên, trồng rừng có quy
hoạch.
- Biện pháp công nghệ và làm sạch khí thải:
Đây là biện pháp cơ bản vì nó cho phép đạt hiệu quả cao nhất để hạ thấp và
đôi khi ngăn chặn chất thải độc hại ra môi trường.
+ Áp dụng công nghệ "Không có chất thải": Kín - Tự động hoá.
++ Thay thế chất độc hại dùng trong sản xuất bằng chất không độc hại hoặc ít độc
hại hơn.
++ Độ kín của thiết bị máy móc là điều cần thiết trong sản xuất hiện đại.
- Phương pháp làm sạch khí thải: Cần có hệ thống thông gió, thải độc, hút
bụi ở những cơ sở sản xuất.
5.2. Đối với cấp cơ sở:
- Thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường bằng cách giáo dục tuyên truyền để

người dân thực hiện.
Luật bảo vệ môi trường là văn bản có tính pháp lệnh đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ tư từ ngày 6 đến 30 tháng 12 năm 1993
phê chuẩn, bộ luật gồm 55 điều.
TÀI LIỆU THAM KHẢO (Times New Roman,13,chữ IN, BOLD)
1. />hong_khi-16-55349.html
2. Trần Tử An (2000), Môi trường và độc chất môi trường, Đại học dược Hà Nội.
3. Bộ môn Môi trường Độc chất (2010), Giáo trình khoa học môi trường sinh
thái. Tài liệu bác sỹ y học dự phòng, Đại học Y Dược Thái Nguyên.
4. Lê Văn Mai (2001), Vi khí hậu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Đào Ngọc Phong (2000), "Bệnh học khí tượng", Bách khoa thư bệnh học,
3 tr. 31
6. Griffin - R J; Dunwoody - S (2000). The relation of communication to
risk judgment and preventive behaviour related to lead in tap water. College of
communication, Marquette University, Milwankee, WI 53233, USA. Medline
(R) on CD 2000/11 – 2000/12.
7. Ravishankara, A. R. John S. Daniel, Robert W. Portmann(2009), Nitrous
Oxide (N2O): The Dominant Ozone-Depleting Substance Emitted in the 21st
Century, IACETH.

×